Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

GIÚP HỌC TỐT HƠN MÔN HƠN MÔN LỊCH SỬ 11 THÔNG QUA MỘT SỐ BÀI CỦA MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.09 KB, 9 trang )

GIÚP HỌC TỐT HƠN MÔN HƠN MÔN LỊCH SỬ 11 THÔNG QUA
MỘT SỐ BÀI CỦA MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lịch sử và Giáo dục công dân là hai môn học có vị trí quan trọng trong
chương trình giáo dục phổ thông. Hai bộ môn này không chỉ giúp cho người
học phát triển, hoàn thiện nhân cách mà nó còn góp phần quan trọng trong
việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học cũng như giáo dục,
khơi dậy lòng yêu nước.
Tuy có vị trí quan trọng như vậy nhưng việc học tập hai bộ môn này trong
nhà trường vì nhiều lí do mà người học chưa có ý thức xem trọng cũng như
chưa có các phương pháp học tập nghiên cứu hiệu quả.
Ở một khía cạnh khác, việc phối kết hợp giữa hai môn Sử - Giáo dục
công dân chưa được nhiều học sinh để ý. Với kinh nghiệm giảng dạy song
song cả hai môn Sử – GDCD của khối 11 trong suốt 3 năm liền, bản thân tôi
nhận thấy học sinh có thể hiểu, nắm chắc kiến thức của hai môn hơn khi có sự
phối kết hợp và liên hệ kiến thức lẫn nhau giữa hai bộ môn. Việc làm này
cũng góp phần làm cho tiết học sinh động, gây ra sự hứng thú cho người học.
Từ đó sẽ hạn chế tình trạng khô khan, tâm lí nhàm chán của các em trong khi
học tập tìm hiểu hai môn này.
Với những lí do trên tôi chọn đề tài “Giúp học sinh học tốt hơn môn Lịch
sử 11 thông qua một số bài của môn Giáo dục công dân”. Cụ thể, vận dụng
kiến thức bài 5 môn GDCD: Cung – Cầu Trong Sản Xuất Và Lưu Thông
Hàng Hóa để hiểu rõ hơn mục 2 bài 11:Tình Hình Các Nước Tư Bản Giữa Hai
Cuộc Chiến Tranh Thế Giới(1918-1939). Đây cũng là việc làm để góp phần
đổi mới, nâng cao kĩ năng, phương pháp giảng dạy theo tinh thần chỉ đạo của
Bộ giáo dục và đào tạo nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong chương trình DGCD lớp 11 có hai phần, phần thứ nhất Công dân
với kinh tế (13 tiết lí thuyết), phần thứ hai Công dân với các vấn đề chính trị –
xã hội (14 tiết lí thuyết). Trong đó, đối với phần thứ nhất, chương trình cung


cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về một số phạm trù, quy luật kinh tế
như: Hàng hóa – Tiền tệ – Thị trường, Quy luật giá trị, Cạnh tranh, Cung –
Cầu….
Đối với môn Lịch sử lớp 11, có ba phần, phần I, Lịch sử thế giới cận đại
(tiếp theo). Phần II, Lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945). Phần II, Lịch sử
Việt Nam (1858 - 1918). Trong đó phần II, bài 11, mục 2 Khủng hoảng kinh
tế thế giới 1929 – 1933 và hậu quả của nó là mục mà khi các em nắm vững,
hiểu được kiến thức của bài 5 môn GDCD thì các em sẽ dễ hiểu về nguyên
nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. Từ đó các em hiểu được
nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ chiến tranh thế giới thứ 2. Do đó ngay khi
dạy bài Cung – Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa tôi cố gắng giảng
giải, mỏ rộng liên hệ trước về bài 11 của môn Lich sử. Và đến khi dạy bài 11
1
môn Lịch sử tôi lại cho học sinh tái hiện kiến thức bài 5 môn DGCD để các
em tự tìm hiểu về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
Đây cũng là phần kiến thức quan trong khi dạy các bài 12, 13, 14 và bài 17
giúp các em hiểu về quy luật phát triển kinh tế của thế giới tư bản và giải
thích nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ chiến tranh thế giới thứ 2.
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Dù hai môn có nhiều phần kiến thức liên quan với nhau nhưng trên thức tế
cả người dạy và người học ít quan tâm đến vấn đề này, bản thân đã trực tiếp
giảng dạy cả hai môn Lịch sử và GDCD trong suốt 3 năm liền nên có điều
kiện tìm hiểu, liên hệ giữa hai bộ môn. Thứ hai, cả hai nội dung cần liên hệ
đều nằm trong chương trình khối 11 và đều thuộc phân phối chương trình
trong học kì I, đầu học kì hai nên dễ dàng gợi nhắc và tái hiện kiến thức cho
các em. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì khó khăn đặt ra cũng không
nhỏ. Trước hết, dù đây là hai môn có những phần kiến thức liên quan biện
chứng với nhau và đều nằm trong một năm học nhưng không phải học sinh
nào cũng biết cách khai thác mỗi liên hệ đó để hiểu bài dễ hơn. Thứ hai, hai
bài đều nằm trong chương trình học kì I nhưng không sát thời gian giảng dạy

nên xẩy ra tình trạng học sinh quên kiến thức cũ vì thế phải mất thời gian tái
hiện lại kiến thức đã học. Thứ ba, việc hướng dẫn học sinh hiểu được nguyên
nhân xẩy ra khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là tương đối khó nếu như các
em không hiểu đước quy luật Cung – Cầu. Và khi hiểu được nguyên nhân
cuộc khủng hoảng kinh tế thì mới giúp các em hiểu được nguyên nhân trực
tiếp của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để giúp các em vận dụng kiến thức bài: Cung – Cầu Trong Sản Xuất Và
Lưu Thông Hàng Hóa để hiểu về nguyên nhân xẩy ra cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới 1929 – 1933, thuộc mục 2 bài 11: Tình Hình Các Nước Tư Bản
Giữa Hai Cuộc Chiến Tranh Thế Giới (1918 – 1939) và hiểu thêm về các bài
12; Nước Đức Giữa Hai Cuộc Chiến Tranh Thế Giới, bài 13: Nước Mỹ Giữa
Hai Cuộc Chiến Tranh Thế Giới, bài 14: Nhật Bản Giữa Hai Cuộc Chiến
Tranh Thế Giới. Cũng như hiểu về nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ chiến
tranh thế giới thứ hai tôi đã áp dụng các biện pháp như sau:
Thứ nhất, yêu cầu học sinh nắm rõ các khái niệm Cung là gì, Cầu là gì, Mỗi
quan hệ cung – cầu. Trong mỗi quan hệ cung – cầu có vấn đề: Cung – cầu tác
động qua lại lẫn nhau, Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả của thị trường và Giá
cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu.
Đây là yêu cầu quan trọng bởi có thế các em mới hiểu được trong phát triển
kinh tế yếu tố cung – cầu có ảnh hưởng quan trọng như thế nào.
Thứ 2, phân tích rõ các mỗi quan hệ cung – cầu, trong đó quan trọng nhất là
chỉ cho các em hiểu được cung – cầu tác động lẫn nhau qua ba trường hợp và
dẫn đến các hệ quả: Khi cung bằng cầu, giá cả bằng với giá trị. Lúc đó thì
trường sẽ ổn định. Khi cung lớn hơn cầu, giá cả thấp hơn giá trị, nếu kéo dài
sẽ dẫn đến khủng hoảng thừa vì lượng hàng hóa không được tiêu thụ hết. Và
2
khi cung nhỏ hơn cầu, lúc này giá cả cao hơn giá trị của hàng hóa, trường hợp
này kéo dài sẽ gây ra khủng hoảng thiếu. Ở đây, trong trường hợp thứ hai khi
cung lớn hơn cầu dẫn đến khủng hoảng kinh tế (khủng hoảng thừa), điều này

hoàn toàn đúng với sự phát triển kinh tế của các nước tư bản trong giai đoạn
1924 – 1929. Ở giai đoạn này kinh tế các nước nước tư bản phát triển nhanh
chóng, hàng hóa được sản xuất ổ ạt, trong khi đời sống của người dân không
được cải thiện, sức mua không tăng. Từ đó làm cho lượng hàng hóa bị dư
thừa, ế ẩm và hệ quả tất yếu của nó là xẩy ra cuộc khủng hoảng ở mức đại quy
mô. Cuộc khủng hoảng nổ ra đâu tiên ở nước Mỹ vào tháng 10 – 1929 và
nhanh chóng lan rộng khắp thế giới tư bản. Cuộc khủng hoảng đã gây ra
những hậu quả nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị – xã hội
của các nước tư bản. Từ cuộc khủng hoảng này đã dẫn đến hệ quả là chủ
nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở Đức và Nhật Bản và trước đó nữa là ở
Italia. Chính các thế lực này là thủ phạm chính gây ra cuộc chiến tranh thế
giới thứ hai.
Như thế, trong biện pháp này trong khi giảng dạy bài 5 tôi cố gắng liên hệ
kiến thức lịch sử của bài 11, và đến lúc dạy bài 11, 12, 13, 14, 17 tôi chỉ việc
gợi lại kiến thức của bài 5 môn GDCD là học sinh có thể tự rút ra nguyên
nhân của cuộc khủng hoảng kính tế. Quan trọng hơn là các em có thể hiểu
một cách sâu sắc và tường tận của vấn đề. Từ đó các em cũng hiểu được quy
luật phát triển kinh tế của các nước tư bản cũng như mặt trái của nên kinh tế
thị trường khi sự phát triển đó chỉ chạy đua theo lợi nhuận, không quan tâm
đến việc cải thiện đời sống của người dân. Đó cũng là biện pháp thứ ba tôi
thực hiện khi vận dụng kiến thức ở biện pháp thứ hai để giúp học sinh kết hợp
hai môn học.
Thứ tư, liên hệ đến các bài 12, 13, 14 là các bài Đức, Mỹ, Nhật Bản giữa
hai cuộc chiến tranh, trong các bài này đều đề cập đến cuộc khủng hoảng kinh
tế xẩy ra ở mỗi nước. Do đó chỉ cần liên hệ kiến thức của bài 11 là các em
hiểu nhanh về nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế ở mỗi nước.
Thứ năm, chỉ rõ khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, nguyên nhân
trưc tiếp dẫn đến bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai. Khi khủng hoảng kinh
tế bùng nổ, đe dọa đến sự tồn vong của chủ nghĩa tư bản nên các nước tư bản
đều tìm mọi cách để vượt qua khủng hoảng. Với các nước Anh, Pháp, Mỹ dựa

vào hệ thống thuộc địa rộng lớn nên chủ trương giữ nguyên hệ bộ máy cầm
quyền như cũ, chỉ tiến hành những cải cách về kinh tế để vượt qua khủng
hoảng. Còn với các nước Đưc, Italia, Nhật Bản vốn có ít thuộc địa nên đã tìm
lối thoát khỏi khủng hoảng bằng cách phát xít hóa bộ máy chình quyền, đưa
những phần tử hiếu chiến, quân phiệt nhất lên cầm quyền. Âm mưu gây chiến
tranh để chia lại thị trường thế giới. Có thể nói việc hệ quả của khủng hoảng
kinh tế đưa đến chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền tại các nước Đức,
Italia, Nhật Bản chính là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ chiên tranh thế
giới thứ hai.
V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3
Trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng kinh nghiệm này cho toàn bộ học
sinh của 2 lớp khối 11 là 11/1, 11/4, đây là những lớp tôi phụ trách giảng dạy
cả hai môn GDCD và Lịch sử.
Kết quả, qua thống kế điểm tổng kết cuối học kì I của hai lớp 11/4 ( lớp áp
dụng phương pháp mới) và lớp 11/10 ( lớp chưa áp dụng phương pháp mới)
cho thấy sự khác biệt tương đối rõ dù rằng giữa hai lớp này tôi sử dụng cùng
một đề kiểm tra, đặc biệt là sự khác biệt đến từ kết quả kiểm tra 15 phút.Kết
quả so sánh giữa hai lớp như sau.
Phương pháp Lớp
Tổng số
HS
Điểm < 5
Điểm
57,9
Điểm
810
Phương pháp cũ 11/10 45
12 30 3
26,7% 66,7% 6,6%

Phương pháp mới 11/4 48
2 42 4
4,2% 87,5% 8,3%
VI. KẾT LUẬN
Việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này có ý nghĩa quan trọng trong việc
giảng dạy cho bản thân tôi vì nó vừa nâng cao hiệu quả và chất lượng giảng
dạy, đồng thời giúp học sinh có hứng thú hơn trong học tập, góp phần hạn chế
sự nhàm chán đơn điệu, khô khan khi học hai bộ môn này. Vì thế việc phối
kết hợp hai bộ môn là điều hoàn toàn nên làm và có thể mở rộng ra nhiều bài
khác.
Cuối cùng, do là năm đầu áp dụng kinh nghiệm nên kết quả đạt được chưa
cao. Bản thân còn phải cố gắng hoàn thiện về phương pháp nhiều nên rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các quý thầy cô đồng nghiệp. Xin
chân thành cảm ơn.
VII. KIẾN NGHỊ
Một trong trường hợp ở lớp có giáo viên giảng dạy riêng từng bộ môn Sử
và GDCD thì giữa các viên nên có trao đổi về chuyên môn để có thể giúp học
sinh tự liên hệ kiến thức các phần trên.
Hai nếu một giáo viên được phân công giảng dạy cả hai môn Lịch sử và
GDCD trong khối 11 thì nên phần công giáo viên đó dạy kiêm nhiệm hai môn
để tiện cho kết hợp giữa hai môn.
VIII. PHỤ LỤC
1. Đề kiểm tra 15 phút:
4
Em hãy cho biết nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933. Tại sao nói từ cuộc khủng hoảng này lại
dẫn đến nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới mới?
2. Phiếu đánh giá:
LỚP: 11/10 MÔN: LỊCH SỬ - HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2012-2013
Số

T
HỌ VÀ TÊN HỌC SINH HỆ SỐ 1 HỆ SỐ 2
M 15' TH
1
NGUYỄN THỊ BÉ
6 7 7.5 4.5 5.9
2
NGUYỄN THÀNH CÔNG
6 5 7 5 5.7
3
NGUYỄN TẤN CƯỜNG
7 7 7 8 7.4
4
LÊ TRUNG CƯỜNG
8 7 7 7.5 7.4
5
HUỲNH THỊ DIỄM
7 7 7.5 5.5 6.5
6
THÁI THỊ TRƯƠNG DIỄM
10 8 8.5 8 8.4
7
TRƯƠNG MINH DUY
9 6 6.5 4.5 5.9
8
NGUYỄN VĂN ĐẠT
9 6 7 7 7.1
9
VĂN THỊ HÀ
8 7 8 3 5.7

10
NGUYỄN THỊ HAI
10 7 8 8.5 8.4
11
LÊ VĂN HẢI
7 6 7 3 5.1
12
CAO THỊ HẰNG
8 7 7.5 0 4.3
13
PHẠM ĐỨC HẬU
7 6 6.5 3.5 5.2
14
TRƯƠNG THỊ HẬU
8 7 7.5 1.5 4.9
15
TRẦN VĂN HIẾN
6 6 7 0 3.7
16
NGUYỄN ĐẮC HOÀNG
7 7 7.5 6 6.7
17
PHẠM THỊ HỒNG
7 7 7 5.5 6.4
18
VÕ PHI HÙNG
7 6 7 2 4.7
19
TRẦN PHƯỚC HÙNG
6 6 7 5.5 6.1

20
TRẦN VĂN HUY
6 7 6.5 5.5 6.1
21
ĐỖ VĂN HƯNG
9 7 7.5 4.5 6.4
22
ĐINH THỊ TRÀ MY
8 7 7 0 4.1
23
NGUYỄN THỊ NA
7 7 7.5 2.5 5.2
24
NGUYỄN THỊ HỒNG NGA
7 5 7 1 4.1
25
NGUYỄN HỮU NGHĨA
9 6 6.5 4 5.7
26
NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT
8 7 7.5 8 7.7
27
VÕ THỊ NHUNG
7 7 7 2.5 5.1
28
LƯU NHẬT PHƯƠNG
7 6 6.5 1.5 4.4
29
VĂN CÔNG QUỐC
7 7 7 4.5 5.9

30
ĐẶNG MINH QUỐC
6 6 7 5 5.9
31
VÕ THỊ THÀNH TÂM
8 7 7 1 4.6
32
HUỲNH THỊ THA
8 7 8 6.5 7.2
33
NGUYỄN THỊ THANH
7 7 7 4.5 5.9
34
TRẦN THỊ THƯƠNG
7 5 7 6 6.3
35
PHẠM VĂN THƯƠNG
7 6 7 4 5.6
36
TRẦN VĂN TỈNH
8 7 7 7.5 7.4
37
ĐẶNG VĂN TRÍ
7 5 7 2 4.6
38
VÕ ĐÌNH TRUNG
10 8 8 9 8.7
39
NGÔ PHI TUẤN
8 7 7 5 6.3

5
40
TRẦN DƯƠNG CÔNG TƯỞNG
6 6 7 1 4.1
41
HÚA VĂN VINH
6 6 7 3.5 5.2
42
HUỲNH CÔNG VĨNH
7 5 7 2 4.6
43
NGUYỄN QUỐC VƯƠNG
7 7 7 2.5 5.1
44
HUỲNH TIẾN VƯƠNG
6 7 5.5 3.5 4.9
45
LƯƠNG TRIỆU VỸ
6 5 6.5 6.5 6.2
LỚP: 11/4 MÔN: LỊCH SỬ - HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2012-2013
Số
T
HỌ VÀ TÊN HỌC SINH HỆ SỐ 1 HỆ SỐ 2
M 15' TH
1
HUỲNH THỊ TƯỜNG AN
8 8 8 6.5 7.4
2
PHAN THỊ KIM ANH
9 9 8.5 9 8.9

3
ĐINH CÔNG BÌNH
7 7 7 7 7.0
4
NGUYỄN QUANG CÔNG
7 8 7.5 5 6.4
5
TRẦN QUANG ĐẲNG
6 6 5.5 5.5 5.6
6
LÊ THÀNH ĐẠT
6 6 6.5 5.5 5.9
7
HỒ THỊ DIỆU(A)
10 9 7 9 8.6
8
HỒ THỊ DIỆU(B)
9 9 8 6.5 7.6
9
TRẦN NGỌC ĐỨC
9 7 7 8.5 7.9
10
LÊ THỊ BÍCH DUNG
8 8 7.5 5.5 6.8
11
NGUYỄN TIẾN DUY
7 7 7 5 6.1
12
VÕ THỊ HỒNG DUYÊN
7 7 6.5 3.5 5.4

13
DƯƠNG THỊ PHÚC HẬU
9 9 7.5 9 8.6
14
PHẠM MINH HIẾU
7 8 6 6.5 6.6
15
LÊ TRUNG HOÀNG
7 7 7 5.5 6.4
16
NGUYỄN THỊ THANH HUỆ
7 7 7 5.5 6.4
17
NGUYỄN THANH HÙNG
8 7 7.5 6.5 7.1
18
HỒ THÁI DIỆU LINH
7 8 7 6 6.7
19
NGÔ THỊ THUỲ LINH
5 8 6.5 5 5.9
20
NGUYỄN ĐẮC LỰC
7 7 7 6 6.6
21
LÊ THỊ LƯU
7 8 7 3 5.4
22
TRẦN THỊ KHÁNH LY
7 8 6 7 6.9

23
NGÔ THỊ NGỌC NGÂN
8 9 7 3.5 5.9
24
TRƯƠNG THỊ THANH NGÂN
8 9 7 5 6.6
25
LÊ QUANG NGỘ
7 7 7.5 3.5 5.6
26
TRƯƠNG VĂN NGƯNG
7 7 7.5 4.5 6.1
27
NGUYỄN THỊ NGUYÊN
8 9 7.5 3 5.9
28
TRẦN THỊ QUỲNH NHƯ
7 8 6.5 4 5.7
29
HỒ TẤN NHÀN
8 8 7.5 5.5 6.8
30
LƯU THỊ MỸ NHUNG
7 7 8 4.5 6.2
31
LÊ THỊ THẢO NI
7 8 7 3.5 5.6
32
NGUYỄN VĂN NY
8 7 7.5 5.5 6.6

33
NGUYỄN VĂN PHONG
7 7 7.5 7.5 7.4
34
PHẠM THỊ MỸ PHƯƠNG
7 8 7 2.5 5.2
35
HUỲNH VĂN QUỐC
10 8 6.5 8 7.9
36
TRƯƠNG TRẦN LA SINH
5 6 6.5 2 4.3
37
NGUYỄN ĐỨC TÂM
6 5 7.5 5 5.9
38
TRẦN THỊ THANH THẢO
9 9 8.5 6.5 7.8
6
39
ĐỖ THỊ KIM THOA
8 9 7.5 5 6.7
40
TRẦN THỊ KIM THOA
8 9 7.5 4.5 6.5
41
NGUYỄN VĂN THƠM
8 8 7 5.5 6.6
42
TRƯƠNG THỊ THU

6 8 7.5 4 5.9
43
NGUYỄN THỊ THANH THƯƠNG
7 9 7 1 4.7
44
PHẠM THỊ THU THUỶ
7 9 7 6 6.9
45
NGUYỄN THỊ HỒNG TRANG
5 8 8 2.5 5.2
46
TRƯƠNG THỊ TRANG
8 9 7 8.5 8.1
47
NGUYỄN ANH VŨ
6 7 6 3.5 5.1
48
PHẠM ANH VŨ
7 8 7 5 6.3
7
IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa GDCD lớp 11, nhà xuất bản GD&ĐT, năm 2012.
2. Sách giáo viên GDCD lớp 11, nhà xuất bản GD&ĐT, năm 2012.
3. Sách giáo khoa Lịch sử lớp 11, nhà xuất bản GD&ĐT, năm 2012.
4. Sách giáo viên Lịch sử lớp 11, nhà xuất bản GD&ĐT, năm 2012.
8
X. MỤC LỤC
Trang
1. Tên đề tài ………………………………………………………………… 1
2. Đặt vấn đề…… ……………………………………………………… 1

3. Cơ sở lý luận… ……………………………………………….…… … 1
4. Cơ sở thực tiễn… ……………………………………………………… 2
5. Nội dung nghiên cứu ……………… ………………………………… 2
6. Kết quả nghiên cứu……………………………….……………………… 3
7. Kết luận…………………………………………………………………….3
8. Đề nghị…… …………………………………………………………… 5
9. Phụ lục…………………………………………………………………… 5
10. Tài liệu tham khảo ………… ……………………………………………8
11. Mục lục ……………………………………………………………….… 9
9

×