Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

De va dap an kiem tra HKII GDCD 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.91 KB, 2 trang )

SỞ GD - ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH MÔN GDCD LỚP 12 NĂM HỌC : 2010 – 2011
***
Đề: 2
Câu 1: Em hiểu thế nào là phát triển bền vững? Vai trò của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường? (2.0đ)
Câu 2: Thế nào là Điều ước quốc tế? Kể tên và lấy ví dụ các tên gọi khác của Điều ước quốc
tế? Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia? (3.0đ)
Câu 3: Sự đóng góp của pháp luật đối với quá trình xây dựng nền văn hóa được thể hiện như
thế nào? (2.0đ)
Câu 4: Nêu nhưng nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển văn hóa? (1.0đ)
Câu 5: Xử lý tình huống: (2.0đ)
Hùng nói với Tiến: - Sau khi tốt nghiệp THPT, tớ sẽ mở cửa hàng bán thuốc tân dược
(dược phẩm). Mở cửa hàng này hay lắm, thu nhập cao mà lại nhàn hạ.
Tiến ngạc nhiên: - Sao cậu có thể mở cửa hàng bán thuốc tân dược được? Hình như có
bằng cấp gì đấy thì mới mở được.
Hùng có vẻ khắng định: - Cậu không biết mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh
à? Tự do kinh doanh có nghĩa là ai muốn kinh doanh gì cũng được?
Tài do dư: - Hình như… không phải vậy.
Câu hỏi: Em có đồng ý với ý kiến của Hùng không? Em có thể giải thích như thế nào cho
Hùng hiểu?
…………………………………………………………………………………………………

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Câu 1: *Khái niệm Phát triển bền vững: (1.0đ)
Một đất nước phát triển bền vững là một đất nước có sự tăng trưởng liên tục và vững
chắc về kinh tế, có sự bảo đảm ổn định và phát triển về văn hoá, xã hội, có môi trường được
bảo vệ và cải thiện, có nền quốc phòng và an ninh vững chắc.
*Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:
- Các quy định của pháp luật có tác dụng ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu của con người
trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm bảo vệ có hiệu quả môi trường


và tài nguyên thiên nhiên. (0.25đ)
- Pháp luật xác định trách nhiệm bảo về môi trường của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và trong đời sống cộng đồng, (0.25đ)
- Pháp luật thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi
trường, khuyến khích người dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, (0.25đ)
- Pháp giáo dục công dân xử sự đúng pháp luật về bảo vệ môi trường; xử lý nghiêm các hành
vi VPPL về bảo vệ môi trường. (0.25đ)
Câu 2: *Khái niệm điều ước quốc tế:
- Điều ước quốc tế là văn bản pháp luật quốc tế do các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế thỏa
thuận kí kết, nhằm điều chỉnh quan hệ giữa họ với nhau trong các lĩnh vực của quan hệ quốc
tế. (0.5đ)
- Điều ước quốc tế là tên gọi chung, trong đó từng điều ước quốc tế có thể có những tên gọi
khác nhau như: (1.0đ)
+ Hiến chương: Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Asean…
+ Hiệp ước:
+ Hiệp định:
+ Công ước:
+ Nghị định thư:
*Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia:
- Kí kết hoặc tham gia điều ước quốc tế, các quốc gia trở thành thành viên bắt đầu thực hiện
quyền và nghĩa vụ trong điều ước.
- Điều ước quốc tế không phải là văn bản pháp luật quốc gia, nên cách thực hiện khác với thực
hiện pháp luật quốc gia. (0.5đ)
+ Ban hành văn bản pháp luật mới để cụ thể hóa nội dung của của điều ước quốc tế hoặc sửa
đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành cho phù hợp với nội dung của điều ước quốc tế
liên quan. (0.5đ)
+ Tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước liên quan để thực hiện các văn bản pháp luật trên, để điều
ước quốc tế thực hiện ở quốc gia mình. (0.5đ)
Câu 3: *Trong lĩnh vực văn hóa: Văn hóa là một bộ phận hữu cơ trong toàn bộ hoạt động
của xã hội. Pháp luật giữ vai trò chủ đạo, tác động tích cực vào sự nghiệp xây dựng nền văn

hóa Việt Nam: (0.5đ)
- Pháp luật về văn hóa góp phần phát huy giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân
loại, (0.5đ)
- Đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, (0.5đ)
- Xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của con người Việt Nam, góp phần vào việc phát triển
kinh tế- xã hội đất nước. (0.5đ)
Câu 4: *Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển văn hóa:
Pháp luật ban hành các quy định về:
- Xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, (0.25đ)
- Giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; khuyến khích tạo điều
kiện cho các tổ chức và cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền
dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể, (0.25đ)
- Pháp luật nghiêm cấm, loại trừ những hành vi truyền bá tư tưởng và văn hóa phản động, lối
sống đồi trụy, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục; nghiêm cấm các
hành vi xâm phạm đến các di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia, (0.25đ)
* Những nội dung trên đây được quy định trong Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí
tuệ, Luật Di sản văn hóa, Luật Xuất bản, Luật Báo chí,…(0.25đ)
Câu 5: (2.0đ)
Hùng không hiểu đúng về quyền tự do kinh doanh của công dân. Công dân có quyền tự
do kinh doanh nhưng có một số ngành nghề đòi hổi phải có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ
mới được kinh doanh, Ví dụ: mở phòng khám bệnh thì phải có bằng bác sĩ; mở văn phòng luật
thì phải có chứng chỉ luật sư; mở cửa hàng tân dược thì phải có bằng dược sĩ,…

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×