Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

phân tích kết quả kinh doanh sản phẩm bảo hiểm con người phi nhân thọ tại bic giai đoạn 2012 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH SẢN
PHẨM BẢO HIỂM CON NGƯỜI PHI NHÂN THỌ
TẠI BIC GIAI ĐOẠN 2012-2014
Tp.HCM, tháng 06 năm 2015
Tên cơ quan thực tập : Công ty Bảo hiểm BIDV – BIC Sài Gòn
Thời gian thực tập : Từ 16/03/2015 đến 27/06/2015
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Hồng Ngọc
Lớp : TC111
MSSV : 2000286
Người hướng dẫn : Anh Nguyễn Thái Nhân
Giảng viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Phương Quỳnh
Trường Đại học Hoa Sen Thực tập Tốt nghiệp
i

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP


















Họ tên người nhận xét
Ký tên
Trường Đại học Hoa Sen Thực tập Tốt nghiệp
ii

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

















Họ tên người nhận xét
Ký tên

Trường Đại học Hoa Sen Thực tập Tốt nghiệp
iii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban
Giám hiệu trường Đại học Hoa Sen cùng các anh chị trong Phòng Hỗ trợ Sinh viên vì đã tạo
điều kiện cho tôi được đến với một môi trường thực tập chuyên nghiệp, giúp tôi học hỏi và
trau dồi thêm nhiều kiến thức giúp ích cho nghề nghiệp trong tương lai. Đặc biệt, tôi xin gửi
lời tri ân đến Giảng viên Nguyễn Phương Quỳnh – người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong
quá trình thực hiện báo cáo.
Đồng thời, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc BIC Sài Gòn cùng tập
thể các anh chị cán bộ trong công ty đã tận tình hỗ trợ và giúp đỡ tôi cùng các bạn trong quá
trình thực tập tại Công ty cũng như tạo cơ hội cho chúng tôi được tiếp xúc với nhiều công
việc thực tế, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm quý báu. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn anh
Nguyễn Thái Nhân (Trưởng phòng Kinh doanh số 8), người đã giúp đỡ và tận tình chỉ bảo
cho tôi trong quá trình thực tập tại công ty và hoàn thành bài báo cáo này.
Với vốn kiến thức và kinh nghiệm còn hạn hẹp nên bài báo cáo này không thể tránh
khỏi những sai sót, nên tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô cũng
như các anh chị tại công ty để bài báo cáo của tôi có thể hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô cũng như các anh chị tại BIC Sài Gòn dồi
dào sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn.
Trân trọng.
Trường Đại học Hoa Sen Thực tập Tốt nghiệp
iv

TRÍCH YẾU
Những năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều dấu hiệu phục hồi sau cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu và từng bước cải thiện vị thế của mình trên trường quốc tế. Sự
phát triển của nền kinh tế cùng với những chính sách mở cửa để hội nhập với thế giới đã

mang lại những cơ hội phát triển cho hai ngành thiết yếu nhất hiện nay đó là ngân hàng và
bảo hiểm. Không những thế, cuộc sống của nhân loại ngày càng văn minh, hiện đại; khoa học
kỹ thuật công nghệ cũng phát triển với tốc độ vũ bão.
Cùng với sự phát triển đó thì các sản phẩm bảo hiểm ra đời như một sản phẩm tất yếu
khách quan nhằm đảm bảo khả năng tài chính và hỗ trợ con người cũng như tài sản vật chất
trong việc đối mặt với các rủi ro bất ngờ xảy ra trong đời sống hằng ngày. Đóng góp không
nhỏ vào sự phát triển chung của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, không thể không
kể đến sản phẩm bảo hiểm con người phi nhân thọ - một trong những sản phẩm bảo hiểm
giúp con người hạn chế tối đa về vật chất lẫn tinh thần khi gặp phải những bất trắc trong cuộc
sống.
Với mục đích tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về bảo hiểm nói chung và các sản phẩm
bảo hiểm con người phi nhân thọ nói riêng, cũng như phân tích kết quả kinh doanh của những
sản phẩm này trên thị trường bảo hiểm hiện nay, tôi đã thực hiện bài báo cáo với đề tài “PHÂN
TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH SẢN PHẨM BẢO HIỂM CON NGƯỜI PHI NHÂN THỌ
TẠI BIC GIAI ĐOẠN 2012-2014”.
Trường Đại học Hoa Sen Thực tập Tốt nghiệp
v

MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ii
LỜI CẢM ƠN iii
TRÍCH YẾU iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT x
DẪN NHẬP xi
PHẦN GIỚI THIỆU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi áp dụng 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Kết cấu đề tài 2
PHẦN NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1.1. Tổng quan về bảo hiểm 3
1.1.1 Định nghĩa về bảo hiểm 3
1.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm 4
1.1.3 Vai trò của bảo hiểm 4
1.2. Tổng quan về bảo hiểm phi nhân thọ 6
1.2.1 Bảo hiểm phi nhân thọ là gì? 6
1.2.2 Đặc trưng cơ bản của bảo hiểm phi nhân thọ 7
1.2.3 Các thuật ngữ thường được sử dụng 8
1.2.4 Phân loại bảo hiểm phi nhân thọ 12
1.2.5 Vai trò của bảo hiểm phi nhân thọ 13
Trường Đại học Hoa Sen Thực tập Tốt nghiệp
vi

1.3. Bảo hiểm con người phi nhân thọ 13
1.3.1 Định nghĩa bảo hiểm con người phi nhân thọ 13
1.3.2 Đặc điểm của bảo hiểm con người phi nhân thọ 14
1.3.3 Kênh phân phối bảo hiểm con người phi nhân thọ 15
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 16
2.1. Giới thiệu chung về công ty BIC Sài Gòn 16
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển 18
2.3. Lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm dịch vụ chính 20
2.4. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Tổng Công ty 20
2.4.1 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty 20
2.4.2 Mô hình quản lý tại các công ty thành viên 22
2.5. Chiến lược phát triển và đầu tư 23

2.6. Một số thành tựu của công ty 24
2.7. Phân tích SWOT 25
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH SẢN PHẨM BẢO HIỂM CON
NGƯỜI PHI NHÂN THỌ TẠI BIC GIAI ĐOẠN 2012-2014 28
3.1. Tổng quan về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại VN giai đoạn 2012-2014 28
3.1.1 Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam năm 2012 28
3.1.2 Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam năm 2013 30
3.1.3 Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam năm 2014 31
3.1.4 Nhận xét chung 32
3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIC giai đoạn 2012-2014 34
3.2.1 Hoạt động kinh doanh bảo hiểm 34
3.2.2 Hoạt động đầu tư tài chính 37
3.2.3 Hoạt động tại hải ngoại 40
3.2.4 Nhận xét chung 43
Trường Đại học Hoa Sen Thực tập Tốt nghiệp
vii

3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh sản phẩm bảo hiểm con người phi nhân thọ tại BIC giai
đoạn 2012-2014 44
3.3.1 Sản phẩm bảo hiểm con người phi nhân thọ tại BIC 44
3.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh qua các kênh phân phối 44
3.3.3 Tỷ trọng doanh thu bảo hiểm con người trong tổng doanh thu bảo hiểm gốc của
BIC giai đoạn 2012-2014 46
3.3.4 Tốc độ tăng trưởng doanh thu của sản phẩm bảo hiểm con người tại BIC giai đoạn
2012-2014 47
3.3.5 Chi phí kinh doanh sản phẩm bảo hiểm con người giai đoạn 2012-2014 48
3.3.6 Nhận xét chung 49
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
SẢN PHẨM BẢO HIỂM CON NGƯỜI PHI NHÂN THỌ TẠI BIC 52
4.1. Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của BIC 52

4.1.1 Thuận lợi 52
4.1.2 Khó khăn 53
4.2. Vị thế của BIC trong Ngành Bảo hiểm Việt Nam 53
4.2.1 Triển vọng phát triển của Ngành Bảo hiểm Việt Nam 53
4.2.2 Vị thế của BIC trong ngành 55
4.3. Định hướng của BIC đối với nghiệp vụ bảo hiểm con người PNT trong tương lai 56
4.4. Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh sản phẩm bảo hiểm con người phi
nhân thọ tại BIC 57
KẾT LUẬN xii
TÀI LIỆU THAM KHẢO xiii
PHỤ LỤC xiv


Trường Đại học Hoa Sen Thực tập Tốt nghiệp
viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH
Tên bảng Trang
Bảng 1: Doanh thu phí bảo hiểm thị trường phi nhân thọ giai đoạn 2009-2012 29
Bảng 2: Tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm giai đoạn 2008-2014 32
Bảng 3: Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm gốc của BIC giai đoạn 2012-2014 36
Bảng 4: Cơ cấu danh mục đầu tư của BIC giai đoạn 2012-2014 38
Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm con người PNT qua các kênh phân phối tại
BIC giai đoạn 2012-2014 44
Bảng 6: Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm gốc của BIC giai đoạn 2012-2014 46
Bảng 7: Chi phí kinh doanh sản phẩm bảo hiểm con người PNT 48
Bảng 8: Kết quả kinh doanh bảo hiểm con người PNT giai đoạn 2012-2014 49
Tên hình Trang
Hình 1: Logo chính thức của Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV 16
Hình 2: Cơ cấu tổ chức của BIC 21

Hình 3: Cơ cấu bộ máy quản lý của các Công ty thành viên 23
Hình 4: Thị phần doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ năm 2012 29
Hình 5: Thị phần doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ năm 2013 30
Hình 6: Doanh thu phí bảo hiểm gốc thị trường PNT năm 2013-2014 31
Hình 7: Thị phần doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ năm 2014 32
Hình 8: Tăng trưởng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ giai đoạn 2010-2014 33
Hình 9: Tăng trưởng giá trị danh mục đầu tư của BIC giai đoạn 2012-2014 40
Hình 10: Logo chính thức của LVI 40
Hình 11: Logo chính thức của CVI 41
Hình 12: Tốc độ tăng trưởng doanh thu sản phẩm bảo hiểm con người PNT tại BIC giai đoạn
2012-2014 47
Trường Đại học Hoa Sen Thực tập Tốt nghiệp
ix

Hình 13: Top doanh thu bảo hiểm gốc – Bảo hiểm phi nhân thọ năm 2014 50
Hình 14: Thị phần doanh thu bảo hiểm gốc – Bảo hiểm phi nhân thọ năm 2014 56
Hình 15: Doanh thu phí bảo hiểm gốc của BIC năm 2012-2013 xiv
Hình 16: Doanh thu phí bảo hiểm gốc của BIC năm 2013-2014 xiv
Hình 17: Chi phí quản lý doanh nghiệp của BIC năm 2014 xv

Trường Đại học Hoa Sen Thực tập Tốt nghiệp
x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn giải
BIC Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV
BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
CVI Công ty Bảo hiểm Campuchia – Việt Nam
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm

DTBHG Doanh thu bảo hiểm gốc
GGCK Giảm giá chứng khoán
HĐBH Hợp đồng bảo hiểm
HĐQT Hội đồng quản trị
LVI Công ty Liên doanh Bảo hiểm Lào – Việt
NHNN Ngân hàng Nhà nước
PNT Phi nhân thọ
RRTC Rủi ro tài chính
TNDS Trách nhiệm dân sự
VN Việt Nam

Trường Đại học Hoa Sen Thực tập Tốt nghiệp
xi

DẪN NHẬP
Với mục tiêu “Học đi đôi với hành”, trường Đại học Hoa Sen luôn luôn hoàn thành tốt
mục tiêu mang đến cho sinh viên môi trường học tập và giáo dục tốt nhất cũng như tạo điều
kiện cho sinh viên được thực tập trong môi trường chuyên nghiệp, cọ xát với thực tế; giúp họ
thu thập được những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích cho nghề nghiệp trong tương lai.
Được thực tập tại Tổng Công ty bảo hiểm BIDV là một điều vô cùng vinh hạnh và may
mắn đối với tôi. Vì thế, tôi đã tự đặt ra cho bản thân những mục tiêu sau khi tham gia vào quá
trình thực tập tại công ty:
Mục tiêu 1: Làm quen và hòa nhập vào môi trường công sở chuyên nghiệp.
Mục tiêu 2: Củng cố và vận dụng những kiến thức đã được học trên giảng đường vào
công việc thực tế.
Mục tiêu 3: Rèn luyện và trau dồi các kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp trong
môi trường công việc, tạo thêm nhiều mối quan hệ có ích cho công việc trong tương lai.
Mục tiêu 4: Học hỏi thêm nhiều kiến thức mới về lĩnh vực bảo hiểm.
Mục tiêu 5: Hoàn thành bài báo cáo đúng thời hạn theo chuẩn ISO 5966.


Trường Đại học Hoa Sen Thực tập Tốt nghiệp
1

PHẦN GIỚI THIỆU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, ý tưởng tìm cách chống đỡ thiên tai và thảm họa thiên nhiên đã xuất
hiện ngay từ thời kỳ cổ xưa của nền văn minh nhân loại. Việc dự trữ thức ăn có được từ săn
bắn và hái lượm thời nguyên thủy có thể coi là những hành động có ý thức đầu tiên của con
người nhằm bảo vệ mình trước những tai nạn hoặc rủi ro bất ngờ trong quá trình sinh tồn.
Ngày nay, trong cuộc sống sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh hằng
ngày, con người vẫn không lường trước được những rủi ro bất ngờ sẽ xảy ra với họ. Những
rủi ro này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng bất kể là do nguyên nhân gì, con
người luôn phải chịu nhiều thiệt hại và tổn thất về vật chất lẫn tinh thần, làm ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống và đời sống kinh tế xã hội nói chung.
Bắt nguồn từ thực tế chống chọi với nhiều loại rủi ro trong cuộc đấu tranh sinh tồn, ý
tưởng bù đắp những thiệt hại lớn mà một số thành viên của cộng đồng phải gánh chịu nhờ
vào sự đóng góp từ số đông các thành viên trong cộng đồng đã gieo mầm cho sự ra đời của
bảo hiểm và cũng chính những nhu cầu của con người đã khiến các loại hình bảo hiểm phát
triển rất mạnh và đang vươn đến đỉnh cao trong nền kinh tế thị trường hiện đại.
Và một trong số những sản phẩm bảo hiểm hướng đến mục tiêu đảm bảo an toàn về mặt
tài chính cho cuộc sống của mỗi người và xã hội chính là bảo hiểm con người phi nhân thọ.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của sản phẩm bảo hiểm con người phi nhân thọ
trong cuộc sống vốn dĩ nhiều rủi ro và thiên tai như hiện nay, tôi đã chọn đề tài “Phân tích
kết quả kinh doanh sản phẩm bảo hiểm con người phi nhân thọ tại Công ty bảo hiểm BIDV
giai đoạn 2012-2014” để làm đề tài cho bài báo cáo thực tập tốt nghiêp.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu về gói sản phẩm bảo hiểm con người phi nhân thọ, từ đó thấy được
vai trò và lợi ích của sản phẩm này trong đời sống sinh hoạt cũng như sự phát triển của nền
kinh tế - xã hội. Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài cũng góp phần giúp tôi củng cố lại những
kiến thức đã được học ở trường và bổ sung thêm nhiều kiến thức mới liên quan đến đề tài.

Ngoài ra, đề tài cũng phân tích về tình hình và kết quả kinh doanh của sản phẩm bảo hiểm
con người phi nhân thọ tại Tổng Công ty bảo hiểm BIDV, từ đó đưa ra các nhận xét và đề
xuất giải pháp cho sự phát triển của sản phẩm này tại công ty trong tương lai.
Trường Đại học Hoa Sen Thực tập Tốt nghiệp
2

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi áp dụng
Đề tài này nghiên cứu về sản phẩm bảo hiểm con người phi nhân thọ và kết quả kinh
doanh của sản phẩm này tại Tổng Công ty bảo hiểm BIDV trong giai đoạn từ năm 2012 đến
năm 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được nghiên cứu dựa vào các cơ sở lý luận về bảo hiểm kết hợp với việc thu
thập và phân tích các số liệu từ bản cáo bạch và báo cáo tài chính hằng năm tại BIC. Ngoài
ra, các nguồn tài liệu từ các văn bản, thông tư và bộ luật về kinh doanh bảo hiểm, các tài liệu
từ internet, sách báo liên quan đến chuyên ngành và đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình cùng
những ý kiến quý báu của quý thầy cô cùng các anh chị tại BIC Sài Gòn đã giúp đỡ tôi rất
nhiều trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
5. Kết cấu đề tài
Nội dung chính của đề tài bao gồm 4 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Giới thiệu tổng quát về đơn vị thực tập
Chương 3: Phân tích kết quả kinh doanh sản phẩm bảo hiểm con người phi nhân thọ
tại BIC giai đoạn 2012-2014
Chương 4: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh sản phẩm bảo hiểm
con người phi nhân thọ tại BIC


Trường Đại học Hoa Sen Thực tập Tốt nghiệp
3


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan về bảo hiểm
1.1.1 Định nghĩa về bảo hiểm
“Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm được xây dựng dựa trên từng góc độ
nghiên cứu xã hội, pháp lý, kinh tế, kĩ thuật, nghiệp vụ… Dưới đây là một vài định nghĩa về
bảo hiểm có thể tham khảo:
 Theo Dennis Kessler: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số
ít.
 Theo Monique Gaullier: Bảo hiểm là một nghiệp vụ, qua đó, một bên là người được
bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình
hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các
tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm
đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.
 Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ định nghĩa: Bảo hiểm là một cơ chế mà theo cơ chế
này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo
hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm
và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm.
 Luật Kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (2000): Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động
của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp
nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để
doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người hưởng thụ hoặc bồi thường cho người
được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Bản chất của bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả
những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Bảo hiểm hoạt động dựa trên quy luật số đông
(The Law of large number).”
1




1
Định nghĩa về Bảo hiểm, truy lục từ ngày 25/05/2015.
Trường Đại học Hoa Sen Thực tập Tốt nghiệp
4

1.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
Nguyên tắc chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn: chỉ bảo hiểm một rủi ro
xảy ra bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của con người chứ không bảo hiểm một cái chắc
chắn xảy ra.
Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: tất cả các giao dịch kinh doanh cần được thực hiện trên
cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực tuyệt đối. Cả người được bảo hiểm và người bảo hiểm đều
phải trung thực trong tất cả các vấn đề.
Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: quyền lợi có thể được bảo hiểm là lợi ích
hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền với, hay phụ thuộc vào sự an toàn hay không an toàn
của đối tượng bảo hiểm. Nguyên tắc này chỉ ra rằng người được bảo hiểm muốn mua bảo
hiểm phải có lợi ích bảo hiểm. Quyền lợi có thể được bảo hiểm có thể là quyền lợi đã có hoặc
sẽ có trong đối tượng bảo hiểm.
Nguyên tắc bồi thường: khi có tổn thất xảy ra, người bảo hiểm phải bồi thường như thế
nào đó để đảm bảo cho người được bảo hiểm có vị trí tài chính như trước khi có tổn thất xảy
ra, không hơn không kém. Các bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi.
Nguyên tắc thế quyền: người bảo hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có
quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba trách nhiệm bồi thường cho mình.
1.1.3 Vai trò của bảo hiểm
1.1.3.1. Đối với nền kinh tế
Bảo hiểm góp phần khắc phục thiệt hại và bù đắp tổn thất: đây cũng chính là tác dụng chủ
yếu của bảo hiểm và là nguyên nhân để bảo hiểm ra đời. Có thể nói, các doanh nghiệp bảo
hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các loại dịch vụ nhằm phục hồi khả năng
vật chất, tài chính như lúc ban đầu cho khách hàng mua bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra. Bên
cạnh đó, bảo hiểm góp phần hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất có thể xảy ra, nhờ đó
giảm thiểu được những tác động xấu ảnh hưởng đến nền kinh tế và cộng đồng.

Những khoản tiền nhàn rỗi được sử dụng một cách hiệu quả: mỗi người trong chúng ta
luôn ý thức việc chủ động phòng tránh những rủi ro bất ngờ trong cuộc sống như đau ốm,
bệnh tật, tai nạn ….bằng cách trích một khoản dự phòng. Đây được xem như là các khoản
tiền nhàn rỗi của xã hội và nền kinh tế. Nếu xét trên toàn xã hội thì đây sẽ là một khoản tiền
không nhỏ và có thể mang lại nguồn lợi lớn cho con người cũng như nền kinh tế nếu được sử
Trường Đại học Hoa Sen Thực tập Tốt nghiệp
5

dụng đầu tư có hiệu quả. Tham gia bảo hiểm thay vì lập quỹ dự phòng như thế sẽ giúp các cá
nhân, gia đình khắc phục khó khăn về tài chính, không rơi vào tình trạng kiệt quệ về vật chất
tinh thành trước những biến cố bất thường có thể xảy ra.
Các quỹ tiền tệ lớn được tạo ra để đầu tư vào các lĩnh vực khác, đáp ứng nhu cầu vốn cho
nền kinh tế hiện nay: một trong những đặc thù của việc kinh doanh bảo hiểm là thu phí bảo
hiểm trước, việc bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh khi người mua bảo hiểm gặp
phải những rủi ro. Những dòng tiền này góp phần tạo nên nguồn vốn nhàn rỗi cho nền kinh
tế và thông qua hoạt động bảo hiểm, lượng vốn phân tán và rải rác các nơi được tập trung về
một nơi và hình thành nên những quỹ tiền tệ lớn. Nhờ có các quỹ tiền tệ này, các doanh nghiệp
có thể đầu tư, đáp ưng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
Góp phần tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước: các khoản chi trả cho trợ cấp để bù đắp
những tổn thất do thiên tai, tai nạn bất ngờ hằng năm từ ngân sách Nhà nước sẽ được giảm
bớt phần nào nhờ có các hoạt động dịch vụ bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đóng
góp vào ngân sách Nhà nước các khoản như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh
nghiệp….góp phần tạo điều kiện để ngân sách nhà nước có thêm các khoản đầu tư vào phát
triển kinh tế.
Góp phần ổn định tài chính và đảm bảo cho các khoản đầu tư: trong nền kinh tế hiện nay,
tổng các quỹ dự phòng mà các nhà đầu tư sử dụng để đối phó các rủi ro bất ngờ như thiên tai,
tai nạn có thể xảy ra làm họ thua lỗ và tổn thất về tài sản là một khoản tiền không hề nhỏ và
có khả năng sinh lợi lớn nếu được sử dụng vào việc đầu tư. Bảo hiểm giúp nhà đầu tư yên
tâm hơn khi quyết định bỏ vốn ra. Thực tế cho thấy rằng hầu hết các dự án đầu tư từ quy mô
nhỏ đến lớn đều đòi hỏi phải có bảo hiểm. Việc bồi thường, chi trả bảo hiểm đã giúp các tổ

chức bảo toàn tài sản và tiền vốn của mình trước các rủi ro. Điều đó cho thấy rằng bảo hiểm
có vai trò đảm bảo và khuyến khích đầu tư.
Tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế, thúc đẩy hội nhập
kinh tế quốc tế: sự phát triển đa dạng về các sản phẩm bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong
việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, hoạt động bảo hiểm còn hỗ trợ các hoạt
động kinh doanh, thúc đẩy các hoạt động thương mại quốc tế.
1.1.3.2. Đối với xã hội
Tác động đến việc phòng tránh rủi ro, hạn chế tổn thất, đảm bảo an toàn xã hội: một trong
những vai trò quan trọng của nghề nghiệp bảo hiểm đó chính là việc nghiên cứu rủi ro, thống
Trường Đại học Hoa Sen Thực tập Tốt nghiệp
6

kê tai nạn, tổn thất, xác nhận nguyên nhân, đề ra và phối hợp các ngành, các đơn vị có liên
quan thực hiện việc kiểm soát và giảm thiểu tổn thất. Không những thế, các doanh nghiệp
bảo hiểm luôn chú ý đến việc tăng cường áp dụng các biện pháp phòng tránh cần thiết để bảo
vệ đối tượng bảo hiểm, góp phần đảm bảo an toàn tính mạng và của cải vật chất của xã hội.
Tạo nên lối sống tiết kiệm và mang đến trạng thái an toàn về tinh thần cho xã hội: các
sản phẩm bảo hiểm phong phú và đa dạng đã góp phần tạo ra một hình thức tiết kiệm linh
hoạt, tác động đến tư duy của con người trong việc dành ra một khoản tiền nhỏ để phòng ngừa
rủi ro trong tương lai. Ngoài ra, bảo hiểm mang đến trạng thái an toàn về tinh thần, giảm bớt
sự lo âu trước rủi ro cho những người được bảo hiểm.
Tạo thêm việc làm cho người lao động: sự phát triển không ngừng của ngành bảo hiểm
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong vấn đề giải quyết việc làm cho xã hội. Và đây được
xem là còn nhiều tiềm năng ở các quốc gia, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và một
số vấn đề liên quan.
Hiện nay, nhờ có những đóng góp của ngành bảo hiểm đối với nền kinh tế và xã hội, ở
bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, chính phủ luôn tìm nhiều biện pháp khác nhau để khuyến
khích và thúc đẩy các hoạt động bảo hiểm ngày càng được mở rộng và phát triển.
1.2. Tổng quan về bảo hiểm phi nhân thọ
1.2.1 Bảo hiểm phi nhân thọ là gì?

Bảo hiểm phi nhân thọ là một trong hai loại bảo hiểm thương mại. Bảo hiểm phi nhân
thọ là sự cam kết giữa những người tham gia bảo hiểm với công ty bảo hiểm mà trong đó,
người bảo hiểm sẽ trả cho người tham gia hoặc người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm một số
tiền nhất định khi có các sự kiện đã định trước xảy ra, còn người tham gia phải nộp phí bảo
hiểm đầy đủ, đúng hạn.
Có thể thấy được rằng trong cuộc sống sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất kinh
doanh hằng ngày, dù đã luôn luôn chú ý phòng ngừa nhưng con người vẫn có nguy cơ gặp
phải những rủi ro bất ngờ xảy ra. Nguyên nhân của những rủi ro ấy có thể bắt nguồn từ môi
trường thiên nhiên và xã hội hay sự tiến bộ và phát triển của khoa học kỹ thuật…
Khi gặp phải những rủi ro trong cuộc sống, bất kể do nguyên nhân gì, con người luôn
phải chịu nhiều khó khăn và tổn thất như thất nghiệp, giảm thu nhập, tài sản và sức khỏe bị
Trường Đại học Hoa Sen Thực tập Tốt nghiệp
7

phá hoại, làm ngưng trệ hoạt động sản xuất kinh doanh…làm ảnh hưởng đến đời sống kinh
tế-xã hội nói chung.
Nhằm đối phó và khắc phục những hậu quả khi gặp phải rủi ro, con người đã có nhiều
biện pháp khác nhau và một trong số những biện pháp ấy là bảo hiểm phi nhân thọ.
1.2.2 Đặc trưng cơ bản của bảo hiểm phi nhân thọ
Như chúng ta đã biết, bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm qua đó công ty bảo hiểm
qua đó công ty bảo hiểm cam kết sẽ trả một số tiền thỏa thuận khi có sự kiện quy định xảy ra
liên quan đến sinh mạng và sức khỏe con người. Trong khi đó, bảo hiểm phi nhân thọ là các
nghiệp vụ bảo hiểm thương mại khác không phải là bảo hiểm nhân thọ, là loại hình bảo hiểm
mà qua đó công ty bảo hiểm cam kết sẽ chi trả bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra liên
quan đến tổn thất về vật chất và tai nạn con người, trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm.
 Một số đặc trưng của bảo hiểm phi nhân thọ như sau:
 Sản phẩm của bảo hiểm là sản phẩm vô hình: gọi là sản phẩm vô hình vì sản phẩm
bảo hiểm về bản chất là một dịch vụ, một lời hứa, một lời cam kết mà công ty bảo hiểm đưa
ra với khách hàng. Khách hàng đóng phí để đổi lấy những cam kết bồi thường hoặc chi trả
trong tương lai.

 Khác với sản phẩm vật chất mà người mua có thể cảm nhận được qua các giác quan,
người mua sản phẩm bảo hiểm không thể chỉ ra màu sắc, hình dáng, kích thước hay mùi vị
của sản phẩm. Họ cũng không thể cảm nhận được bằng các giác quan như cầm nắm, sờ mó,
ngửi hoặc nếm thử…
 Tâm lý khách hàng không muốn mua dịch vụ này: người mua bảo hiểm không hề
mong muốn có sự kiện rủi ro xảy ra để được nhận quyền lợi bảo hiểm dù rằng quyền lợi đó
có thể nhiều hơn so với chi phí phải đóng.
 Bảo hiểm có chu trình kinh doanh ngược: theo chu trình sản xuất hàng hóa thông
thường thì giá cả được quyết định sau khi đã biết được chi phí sản xuất ra hàng hóa đó. Các
doanh nghiệp sản xuất hàng hóa hữu hình phải bỏ vốn ra trước, mua các máy móc, nguyên
vật liệu, thuê nhân công thì mới sản xuất ra sản phẩm và thực hiện quy trình đưa sản phẩm
đến người tiêu dùng, khi sản phẩm được tiêu thụ thì doanh nghiệp mới thu tiền về. Trong
khoản tiền này bao gồm cả vốn doanh nghiệp bỏ ra và lãi doanh nghiệp nhận được. Còn doanh
nghiệp bảo hiểm không phải bỏ vốn trước, họ nhận phí bảo hiểm trước của người tham gia
bảo hiểm đóng góp và thực hiện nghĩa vụ sau với bên được bảo hiểm khi xảy ra sự cố bảo
Trường Đại học Hoa Sen Thực tập Tốt nghiệp
8

hiểm. Vì thế, không thể tính được chính xác hiệu quả của một sản phẩm bảo hiểm vào thời
điểm bán sản phẩm.
 Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ là một hợp đồng có thời hạn bảo hiểm thường là
một năm hoặc ngắn hơn.
 Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ chỉ bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm khi có rủi
ro được bảo hiểm xảy ra trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực.
 Phí bảo hiểm phi nhân thọ được tính cho thời hạn bảo hiểm, thông thường phí tính
cho từng năm bảo hiểm hoặc từng chuyến. Phí bảo hiểm cho những năm tiếp theo sẽ có sự
thay đổi. Phí bảo hiểm phi nhân thọ còn phụ thuộc mức độ rủi ro.
 Trừ các nghiệp vụ bảo hiểm con người PNT, còn có các nghiệp vụ khác như tài sản,
trách nhiệm dân sự giữa Người bảo hiểm và Người thứ ba có liên quan tới rủi ro bảo hiểm
đều có mối quan hệ và quyền lợi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

1.2.3 Các thuật ngữ thường được sử dụng
 “Người được bảo hiểm: là người có yêu cầu bảo hiểm, được Công ty bảo hiểm chấp nhận
bảo hiểm và được ghi tên trong Giấy chứng nhận bảo hiểm/Hợp đồng bảo hiểm.
 Người mua bảo hiểm: là cá nhân hoặc tổ chức đứng ra yêu cầu bảo hiểm, ký kết hợp đồng
và đóng phí bảo hiểm.
 Người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm: là người được trả tiền bảo hiểm cho hợp đồng khi
xảy ra sự kiện bảo hiểm. Người thụ hưởng bảo hiểm có thể là ngưởi được bảo hiểm hoặc là
người được chỉ định bởi người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm, hoặc là người thừa
kế hợp pháp của người được bảo hiểm (trường hợp người được bảo hiểm bị chết).
 Số tiền bảo hiểm: là số tiền mà bên tham gia yêu cầu và được thỏa thuận trong hợp đồng
bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.
 Các chi phí y tế thực tế: là các chi phí y tế thực tế hợp lý và cần thiết phát sinh cho việc
điều trị thương tật, ốm đau, bệnh tật hoặc thai sản theo chỉ định của bác sỹ có bằng cấp chuyên
môn.
 Cơ sở y tế hợp pháp: là một cơ sở khám, chữa trị y tế hợp pháp được nhà nước công nhận;
có khả năng và phương tiện chẩn đoán bệnh, điều trị và/hoặc phẫu thuật; có điều kiện thuận
lợi cho việc điều trị nội trú, theo dõi sức khỏe hàng ngày cho mỗi bệnh nhân, và/hoặc điều trị
nội trú; không phải là trạm/trung tâm y tế xã, phường, y tế cơ quan (ngoại trừ trường hợp sinh
đẻ thông thường); không phải là nơi dùng để nghỉ ngơi hoặc điều dưỡng hay một cơ sở đặc
Trường Đại học Hoa Sen Thực tập Tốt nghiệp
9

biệt dành riêng cho người già, hoặc cai nghiện rượu, ma túy, chất kích thích khác hoặc để
điều trị các căn bệnh rối loạn tâm thần, bệnh phong.
 Nằm viện: là việc Cá nhân được bảo hiểm phải nhập viện để điểu trị thương tật, bệnh tật,
sinh đẻ hay điều trị thai sản từ ngày nhập viện đến khi xuất viện và được ghi trong Giấy xuất
viện.
 Phẫu thuật: là một phương pháp điều trị khoa học được bác sĩ phẫu thuật (còn gọi là phẫu
thuật viên) sử dụng trang thiết bị y tế và dụng cụ y tế chuyên dùng cho phẫu thuật để tác động
vào cơ thể cá nhân được bảo hiểm trong một ca phẫu thuật tại phòng mổ của cơ sở y tế hợp

pháp không bao gồm thủ thuật. Bác sĩ phẫu thuật hay phẫu thuật viên này phải có bằng cấp
phù hợp với yêu cầu chuyên môn trong phạm vi ca phẫu thuật mà mình thực hiện.
 Bệnh đặc biệt: là bệnh ung thư, u, bướu các loại, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch (không
bao gồm các ca cấp tính cần trợ cứu y tế khẩn cấp), viêm dạ dày mãn tính, viêm đa khớp….
 Bệnh có sẵn: là những bệnh tồn tại trước khi tham gia bảo hiểm và do bệnh này mà cá
nhân được bảo hiểm đã điều trị trong vòng 03 năm trước ngày bắt đầu được bảo hiểm; hoặc
cá nhân được bảo hiểm hay người bình thường trong tình huống tương tự đã nhận biết triệu
chứng hoặc sự tồn tại của căn bệnh này từ trước ngày bắt đầu bảo hiểm.
 Hợp đồng bảo hiểm: là thỏa thuận bảo hiểm giữa bên mua bảo hiểm và Công ty bảo hiểm
được lập thành văn bản.
 Đơn bảo hiểm: bao gồm Hợp đồng bảo hiểm, Quy tắc bảo hiểm này, Giấy yêu cầu bảo
hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm và các điều khoản sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm (nếu
có).
 Ngày bắt đầu bảo hiểm: là ngày ghi trong mục thời hạn bảo hiểm trên Hợp
đồng/Đơn/Giấy chứng nhận bảo hiểm được ký kết lần đầu tiên hay ngày tái tục liên tục, không
bị gián đoạn thời hạn bảo hiểm.
 Ngày tham gia bảo hiểm: là ngày bắt đầu bảo hiểm của một cá nhân nào đó được ghi
trong Giấy chứng nhận bảo hiểm/Hợp đồng bảo hiểm hoặc các sửa đổi bổ sung của hợp đồng
bảo hiểm.
 Ngày tái tục hợp đồng: là ngày HĐBH tiếp tục có hiệu lực ngay sau ngày HĐBH.
 Tai nạn: là các sự kiện xảy ra do một lực bất ngờ, ngoài ý muốn, tác động từ bên ngoài
lên thân thể Cá nhân được bảo hiểm và là nguyên nhân trực tiếp và duy nhất dẫn đến chết hay
thương tật cho Cá nhân được bảo hiểm.
Trường Đại học Hoa Sen Thực tập Tốt nghiệp
10

 Thương tật vĩnh viễn: là tổn thương thân thể mà Cá nhân được bảo hiểm phải gánh chịu,
xảy ra trong phạm vi địa lý được bảo hiểm, trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực do nguyên
nhân duy nhất là tai nạn gây ra làm cho Cá nhân được bảo hiểm bị cắt bỏ/bị mất/bị liệt/mất
hoàn toàn chức năng và không thể phục hồi được chức năng của một/các bộ phận trên cơ thể

 Tổn thương sức khỏe vĩnh viễn: là sự tổn thương thân thể mà Cá nhân được bảo hiểm
phải gánh chịu, xảy ra trong phạm vi địa lý được bảo hiểm, trong thời hạn hợp đồng có hiệu
lực mà nguyên nhân là do ốm đau, bệnh tật gây ra làm cho cá nhân đó bị cắt bỏ/bị mất/bị
liệt/mất hoàn toàn chức năng và không thể phục hồi được chức năng của một/các bộ phận
trên cơ thể.
 Sự mất tích: cá nhân được bảo hiểm được xem như đã chết do tai nạn nếu mất tích trong
vòng 12 tháng liền trở lên và có bằng chứng đầy đủ cho việc kết luận rằng sự mất tích đó là
do tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai. Thời hạn nêu trên được tính từ ngày tai nạn, thảm họa
hoặc thiên tai đó chấm dứt mà vẫn không có tin tức xác thực là cá nhân được bảo hiểm còn
sống. Tuy nhiên, nếu vào bất cứ thời điểm nào sau khi Công ty đã chi trả bảo hiểm cho cái
chết đó mà Cá nhân được bảo hiểm trở về sau thời gian mất tích hoặc có tin tức xác thực là
người đó vẫn còn sống thì số tiền này phải được hoàn lại cho công ty bảo hiểm.
 Số tiền bảo hiểm: là số tiền cộng gộp tối đa mà công ty bảo hiểm có thể sẽ phải trả cho
Cá nhân được bảo hiểm trong một thời hạn bảo hiểm.
 Khám, Xét nghiệm trước khi nhập viện: là việc khám, xét nghiệm thông qua việc sử
dụng các thiết bị y tế như X-quang, siêu âm, xét nghiệm,… theo yêu cầu của các bác sỹ được
thực hiện trong vòng 30 ngày trước khi nhập viện để điều trị bệnh hay sinh đẻ được bảo hiểm
theo đơn.
 Điều trị sau khi xuất viện: là những điều trị theo chỉ định của bác sỹ được thực hiện trong
vòng 45 ngày sau khi xuất viên. Những điều trị này phải là kết quả của một bệnh hay việc
sinh đẻ đã được điều trị nội trú tại một cơ sở y tế; bao gồm chi phí khám, thuốc, xét nghiệm
y khoa, siêu âm, X-quang…
 Ngày điều trị cuối cùng: đối với điều trị nội trú thì ngày điều trị cuối cùng là ngày xuất
viện thể hiện trên giấy xuất viện. Đối với điều trị ngoại trú thì ngày điều trị cuối cùng là ngày
bác sĩ đưa ra được chuẩn đoán bệnh, pháp đồ điều trị/đơn thuốc.
 Y tá chăm sóc tại nhà: là dịch vụ y tế do một y tá thực hiện tại nơi cư trú của Cá nhân
được bảo hiểm theo chỉ định của bác sỹ điều trị tại cơ sở y tế, được thực hiện ngay sau khi
xuất viện.
Trường Đại học Hoa Sen Thực tập Tốt nghiệp
11


 Bác sỹ: là người được cấp giấy phép hành nghề bác sỹ theo luật pháp của nước sở tại, và
là người thực hiện các việc điều trị, hành nghề trong phạm vi giấy phép hoạt động và chuyên
ngành được đào tạo nhưng loại trừ những người mà bản thân họ là Cá nhân được bảo hiểm
hoặc là vợ chồng hoặc có quan hệ họ hàng với Cá nhân được bảo hiểm. Một bác sỹ có thể
được coi như là một Bác sỹ tư vấn hay Bác sỹ chuyên khoa.
 Thuốc và/hoặc dược phẩm được kê đơn: những loại thuốc và/hoặc dược phẩm được sử
dụng phải được tuân thủ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sỹ ghi trong đơn thuốc, không bao gồm
thực phẩm chức năng, các loại vitamin và thuốc bổ trừ trường hợp các loại vitamin và thuốc
bổ có chỉ định của bác sỹ và chi phí cho các loại vitamin và thuốc bổ này không lớn hơn chi
phí thuốc điều trị.
 Chăm sóc thai sản: là việc sinh đẻ hay sẩy thai hay nạo, phá thai theo chỉ định của bác sỹ
hoặc bất cứ sự biến chứng nào trong quá trình mang thai của Cá nhân được bảo hiểm khi sinh
thường hay sinh khó.
 Dịch vụ cấp cứu: là dịch vụ vận chuyển trên xe cứu thương do bất kỳ một bệnh viện hay
khám hợp pháp cung cấp trong trường hợp cấp cứu y tế hay tai nạn nghiêm trọng để đưa Cá
nhân được bảo hiểm đến bệnh viện hay phòng khám hay từ bệnh viện hay phòng khám đến
một nơi khác.
 Cấy ghép bộ phận cơ thể: là việc phẫu thuật để cấy ghép tim, phổi, gan, tuyến tụy, thận
hoặc tủy xương cho Cá nhân được bảo hiểm được tiến hành tại phòng mổ của cơ sở y tế hợp
pháp do bác sĩ phẫu thuật (còn gọi là phẫu thuật viên) có trình độ chuyên môn thực hiện. Toàn
bộ các chi phí phát sinh cho người hiến bộ phận cơ thể không được bảo hiểm theo đơn này.
 Điều trị phục hồi chức năng: không phải là phương pháp điều trị y tế thông thường, là
phương pháp điều trị nhằm mục đích khôi phục lại tình trạng bình thường và/hay chức năng
sau tổn thương cấp tính hoặc do bệnh kể từ khi người bệnh được bác sỹ chỉ định chuyển sang
điều trị tại chuyên khoa phục hồi chức năng, giới hạn điều trị cho mục này là không quá 10%
số tiền bảo hiểm/người/năm.
 Các bộ phận/thiết bị y tế hỗ trợ điều trị: là tất cả các bộ phận hay các thiết bị được
đặt/cấy/trồng vào bất cứ một bộ phận nào của cơ thể để hỗ trợ cho chức năng hoạt động của
bộ phận đó, hay các dụng cụ y tế dùng để hỗ trợ cho việc điều trị hoặc phẫu thuật, bao gồm

nhưng không giới hạn ở đĩa đệm, nẹp, vis, trong phẫu thuật kết xương, máy hỗ trợ tim, dao
cắt trĩ theo phương pháp mổ Longo, sten trong phẫu thuật nong động mạch,…
 Lượt khám bác sỹ: là một lần tư vấn y tế/ đi khám bác sĩ, thực hiện các xét nghiệm/chẩn
đoán hình ảnh… theo chỉ định của bác sĩ cho tới khi bác sĩ đưa ra chẩn đoán/kết luận bệnh
Trường Đại học Hoa Sen Thực tập Tốt nghiệp
12

cuối cùng, không phụ thuộc vào số bệnh, số ngày khám hay số bác sỹ mà Người được bảo
hiểm khám và điều trị trong cùng lần đó.
 Phạm vi địa lý: đơn bảo hiểm này chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam trừ
khi có thỏa thuận khác ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm/ Hợp đồng bảo hiểm.
 Bệnh nghề nghiệp: là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác
động đối với người lao động.
 Nơi cư trú: là bất kỳ tỉnh, thành phố trong lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam, nơi Cá nhân được bảo hiểm kê khai trong Giấy yêu cầu bảo hiểm, hay được thỏa thuận
và ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm/Hợp đồng bảo hiểm.”
2

1.2.4 Phân loại bảo hiểm phi nhân thọ
Để không ngừng phục vụ nhu cầu phát triển ngày càng đa dạng và phong phú của con
người và nền kinh tế của đất nước, bảo hiểm phi nhân thọ luôn chú trọng việc phát triển các
nghiệp vụ nhằm đa dạng hóa sản phẩm Bảo hiểm. Nếu căn cứ vào đối tượng thì hiện nay, bảo
hiểm phi nhân thọ được chia làm 3 loại:
 Bảo hiểm tài sản: đây là loại bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là tài sản (cố định hay
lưu động) của người được bảo hiểm. Chẳng hạn như bảo hiểm cho hàng hóa của các chủ hàng
trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, hoặc cho thiệt hại vật chất xe cơ giới….
 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: ngoài các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản còn có các nghiệp
vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự như bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, chủ lao
động… Trách nhiệm dân sự của một chủ thể được hiểu là trách nhiệm phải bồi thường các
thiệt hại về tài sản, con người…gây ra cho người khác do lỗi của người chủ đó.

 Bảo hiểm con người phi nhân thọ: mặc dù cũng là loại hình bảo hiểm con người,
nhưng đối tượng của bảo hiểm con người phi nhân thọ là tai nạn, bệnh tật, ốm đau thai sản
liên quan đến thân thể và sức khỏe của con người, khác biệt so với bảo hiểm sinh kỳ và tử kỳ
trong bảo hiểm nhân thọ. Vì thế nên tính chất rủi ro được bộc lộ khá rõ còn tính chất tiết kiệm
không được thể hiện.


2
Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm con người (Ban hành theo công văn số: 2280/QĐ-PHH ngày 30/09/2013 của Tổng
Giám đốc Tổng Công ty bảo hiểm BIDV)
Trường Đại học Hoa Sen Thực tập Tốt nghiệp
13

1.2.5 Vai trò của bảo hiểm phi nhân thọ
Góp phần đảm bảo ổn định đời sống, ổn định tài chính, từ đó ổn định về tinh thần cho
người tham gia bảo hiểm và mang lại sự an toàn cho xã hội.
Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thường xuyên tiến hành các hoạt động đề phòng
hạn chế tổn thất giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người và an ninh trật tự cho xã
hội.
Thiết lập và quản lý quỹ tài chính đủ lớn, nhằm chủ động đối phó với rủi ro và góp phần
làm giảm tổng rủi ro của xã hội.
Cung cấp một số vốn không nhỏ để đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.
Bảo hiểm phi nhân thọ còn góp phần ổn định chi tiêu ngân sách Nhà nước và thúc đẩy
phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước thông qua hoạt động tái bảo hiểm.
Bên cạnh đó, bảo hiểm phi nhân thọ còn là chỗ dựa tinh thần cho mọi cá nhân, tổ chức xã
hội, giúp họ yên tâm trong cuộc sống sinh hoạt và sản xuất kinh doanh.
1.3. Bảo hiểm con người phi nhân thọ
1.3.1 Định nghĩa bảo hiểm con người phi nhân thọ
“Trong cuộc sống, con người luôn phải đối mặt trước các rủi ro có thể xảy ra như ốm đau,
bệnh tật, tai nạn,… có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về mặt tài

chính, ảnh hưởng đến cuộc sống của người gặp rủi ro và xã hội. Bảo hiểm con người phi nhân
thọ đã ra đời và phát triển nhằm đảm bảo an toàn về mặt tài chính cho cuộc sống của mỗi
người và xã hội.
Bảo hiểm con người phi nhân thọ là loại bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tính mạng,
sức khỏe và khả năng của lao động.
Về phương diện kỹ thuật, bảo hiểm con người phi nhân thọ là loại bảo hiểm có mục đích
thanh toán những khoản trợ cấp hoặc số tiền nhất định cho người được bảo hiểm hoặc người
thụ hưởng bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra những sự kiện tác động đến chính bản thân
người được bảo hiểm.
Về phương diện pháp lý, bảo hiểm con người phi nhân thọ là loại bảo hiểm theo đó đổi
lấy phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm, người bảo hiểm cam kết sẽ trả cho người được

×