Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Thực trạng công tác bố trí, sắp xếp nhân lực tại uỷ ban nhân dân huyện mang yang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.49 KB, 38 trang )

LỜI CẢM ƠN
Là sinh viên ngành Quản trị nhân lực hơn ai hết em phải nỗ lực học tập, trau dồi
vốn sống để chung tay góp sức vào sự nghiệp phát triển của đất nước. Qua học tập, tìm
hiểu và nghiên cứu, em đã lựa chọn chuyên đề báo cáo của mình là “Thực trạng cơng
tác bố trí, sắp xếp nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Mang Yang”.
Thông qua đợt kiến tập ngành nghề do Trường Đại học Nội vụ Hà Nội – Cơ sở
Miền trung tổ chức em đã có cơ hội được quan sát mơi trường làm việc và tích lũy
kinh nghiệm thực tế trên cơ sở vận dụng những kiến thức được học tại trường để kiến
tập tại cơ quan.
Qua đây em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học
Nội Vụ Hà Nội, các Thầy, Cô giáo trong Khoa Quản trị nhân lực, đặc biệt là thầy
Nguyễn Văn Tạo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em thực hiện báo cáo này.
Xin được gửi lời cảm ơn tới các cơ, chú, anh, chị trong phịng Nội vụ đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất và giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu, giới thiệu
về nghiệp vụ cũng như kỹ năng chun mơn để em có thể hoàn thành báo cáo.
Với khoảng thời gian kiến tập ngắn nên khơng tránh khỏi những thiếu sót và
hạn chế nhất định. Chính vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, nhận
xét từ q thầy, cơ trong Nhà trường, đặc biệt các thầy, cô trong Khoa Quản trị nhân
lực cùng sự đóng góp ý kiến của các cô, chú, anh, chị trong Cơ quan để bài báo cáo
của em hồn chỉnh hơn và có được những bài học thiết thực cùng những kinh nghiệm
quý báu cho quá trình cơng tác sau này./.
Em xin chân thành cảm ơn!
Mang Yang, ngày 3 tháng 6 năm 2014
Sinh viên


ĐỀ CƯƠNG KIẾN TẬP
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
2.Phạm vi nghiên cứu:
3. Vấn đề nghiên cứu:


4. Phương pháp nghiên cứu:
5. Kết cấu đề tài: Gồm 3 phần
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC
NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN Ở UBND HUYỆN MANG YANG
1.1. Khái quát về huyện Mang Yang và tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức
của UBND huyện Mang Yang
1.1.1. Vài nét khái quát về huyện Mang Yang – tỉnh Gia Lai
1.1.2. Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của UBND huyện Mang Yang
1.1.2.1. Chức năng của UBND huyện Mang Yang.
1.1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản của UBND huyện Mang Yang UBND huyện Mang
Yang trong phạm vi, quyền hạn do pháp luật quy định, ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành
những văn bản đó. UBND huyện Mang Yang có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo việc thi hành Hiến pháp,
Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND huyện.
1.2. Những vấn đề chung về cơ cấu tổ chức Phịng Nội vụ huyện Mang Yang
1.2.1. Vị trí và chức năng
1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1.2.3. Cơ cấu tổ chức
1.2.4. Trình độ đội ngũ cán bộ, cơng chức và điều kiện cơ sở vật chất
1.2.4.1. Về trình độ đội ngũ cán bộ, công chức
1.2.4.2. Về điều kiện làm việc và trang thiết bị vật chất
1.2.5. Về nội quy, quy chế:
1.2.5.1. Chế độ làm việc
1.2.5.2. Chế độ hội họp
1.2.5.3. Văn hóa cơng sở
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CƠNG TÁC BỐ TRÍ SẮP XẾP NHÂN LỰC TẠI UBND HUYỆN
MANG YANG
2.1. Cơ sở lý luận chung về cơng tác bố trí, sắp xếp nhân lực
2.1.1. Khái niệm bố trí, sắp xếp nhân lực và các khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm quản trị nhân lực

2.1.1.2. Khái niệm bố trí, sắp xếp nhân lực
2.1.1.3. Các hình thức bố trí, sắp xếp nhân lực
2.1.1.4. Vai trị của bố trí, sắp xếp nhân lực


2.1.2. Nguyên tắc, quan niệm của Đảng và Nhà nước về cơng tác bố trí, sắp xếp nhân lực
2.1.3. Quy trình bố trí, sắp xếp nhân lực
2.2. Thực trạng cơng tác bố trí, sắp xếp nhân lực ở UBND huyện Mang Yang
2.2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực ở UBND huyện Mang Yang
2.2.1.1. Số lượng
2.2.1.2. Chất lượng
2.2.2. Đánh giá đội ngũ nhân lực tại UBND huyện Mang Yang
2.2.3. Nội dung bố trí, sắp xếp nhân lực
2.2.4. Các hình thức bố trí, sắp xếp nhân lực tại UBND huyện Mang Yang
2.2.5. Đánh giá những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân
2.2.5.1. Những ưu điểm:
2.2.5.2. Hạn chế
2.2.5.3. Nguyên nhân
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC BỐ TRÍ, SẮP XẾP NHÂN LỰC Ở UBND HUYỆN MANG YANG
3.1. Một số giải pháp chung
3.2. Giải pháp cụ thể
3.3. Một số khuyến nghị
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ


UBND

Uỷ ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

HĐND & UBND

Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân

NLĐ

Người lao động

CBCC

Cán bộ, công chức

CBCCVC

Cán bộ, công chức


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay, con người phát triển, xã
hội phát triển kéo theo đó địi hỏi công tác quản lý của Đảng, Nhà nước phải có những

chính sách, phương pháp đổi mới sao cho hợp lý. Nguồn lực con người là yếu tố quan
trọng cho sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy, Nhà nước ta phải có các chính sách
tận dụng và phát huy sao cho thích hợp nhất.
Nguồn lực con người hay nói cách khác là cán bộ, cơng chức – những người cốt
cán đóng vai trị đặc biệt quan trọng. Vai trị to lớn đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh
nhấn mạnh “Cán bộ là gốc của mọi vấn đề, gốc có tốt thì ngọn mới tốt”. Nghị quyết
Ban chấp hành Trung ương lần thứ 3 khóa VIII cũng đã nêu “Cán bộ là nhân tố quyết
định sự thành bại của cách mạng”. Thực vậy, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy
Nhà nước nói chung, của hệ thống các tổ chức nói riêng suy cho cùng được quyết định
bởi năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ.
Quản trị nguồn nhân lực là một lĩnh vực nhạy cảm. Nó bao gồm nhiều vấn đề
như tâm lý, xã hội, triết học, đạo đức học và thậm chí cả dân tộc học. Nó là một khoa
học nhưng cũng là một nghệ thuật, là một khoa học bởi vì ai cũng có khả năng nắm
vững được, nhưng nó lại là một nghệ thuật, mà nghệ thuật thì thể hiện sự khéo léo,
linh hoạt.
Cơng tác quản lý nguồn nhân lực có rất nhiều nội dung, trong đó, nội dung bố
trí, sắp xếp giữ vai trị quan trọng. Việc bố trí, sắp xếp nhân lực trong mỗi cơ quan, tổ
chức là một mắt xích quan trọng trong hệ thống đó, nó tác động trực tiếp tới kết quả
công việc, sự tồn tại hay phát triển của mỗi cơ quan, tổ chức nếu việc bố trí, sắp xếp
nhân lực phù hợp và hiệu quả sẽ là đòn bẩy giúp cơ quan tổ chức phát triển làm việc
dễ dàng thuận tiện hơn.
Với thời kỳ hội nhập hiện nay địi hỏi cơng tác bố trí, sắp xếp nhân lực càng
phải được đánh giá cao hơn nữa. Với tầm quan trọng của cơng tác bố trí, sắp xếp nhân
lực trong cơ quan, tổ chức như vậy nên em đã chọn “Thực trạng cơng tác bố trí, sắp
xếp nhân lực tại UBND huyện Mang Yang” làm đề tài báo cáo kiến tập của mình.


2.Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: trong phạm vi UBND huyện Mang Yang – tỉnh Gia Lai.
- Về thời gian: 2009 – 2014.

3. Vấn đề nghiên cứu:
Nghiên cứu về thực trạng cơng tác bố trí, săp xếp nhân lực tại Uỷ ban nhân dân
huyện Mang Yang.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu thông qua các phương pháp sau:
- Phương pháp tổng hợp phân tích.
- Phương pháp thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, đánh giá vấn đề trên cơ sở đặc thù riêng của địa
phương.
5. Kết cấu đề tài: Gồm 3 phần
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phần nội dung của đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về bố trí, sắp xếp nhân lực.
Chương 2: Thực trạng công tác bố trí, sắp xếp nhân lực tại UBND huyện
Mang Yang.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bố trí, sắp xếp
nhân lực tại UBND huyện Mang yang.


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, CƠ CẤU TỔ CHỨC,
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN Ở UBND HUYỆN MANG YANG
1.1. Khái quát về huyện Mang Yang và tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
cơ cấu tổ chức của UBND huyện Mang Yang
1.1.1. Vài nét khái quát về huyện Mang Yang – tỉnh Gia Lai
Huyện Mang Yang được thành lập theo nghị định số: 37/2000/NĐ-CP ngày
21/8/2000 của chính phủ ; nằm ở phía đơng của tỉnh Gia Lai; phía bắc giáp huyện
Kbang, Đăk Đoa; phía nam giáp huyện IaPa- Chư sê; phía đơng giáp huyện Đăk Pơ –
Kơng Chro; phía tây giáp huyện Đăk Đoa. Tổng diện tích tự nhiên 112.668,74 ha.
Tồn huyện có 12 xã , 106 thơn, làng tổ dân phố trong đó, có 01 thị trấn và 01 xã

thuộc khu vực I với 22 thôn, làng, tổ dân phố; 05 xã khu vực II với 45 thôn, làng; 05
xã thuộc khu vực III với 39 thơn, làng. Đến tháng 8/2013 dân số tồn huyện có 60.661
khẩu, Bahnar: 34.868 khẩu, kinh: 23.503 khẩu, dân tộc khác: 2.290 khẩu. Trong đó
dân tộc thiểu số Bahnar chiếm hơn 50% (số liệu năm 2012) Đơn vị hành chính cấp xã,
thị trấn: 12 (1 thị trấn, 11 xã)
-

Thị trấn: Kon Dỡng

-

Các xã: Hra, Đăk jơta, Azun, Đăk Yă, Đăk Djrăng, Lơ Pang, Kon Thụp,

Đê Ar, Kon Chiêng, Đăk Trôi, Đăk TaLay.
Huyện Mang Yang nằm ở đông dãy trường sơn nên chịu ảnh hưởng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa cao ngun, có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Mùa mưa thường đến
muộn và bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng 80-90% lượng mưa cả năm.
Trong mùa khơ gió mùa thịnh hành theo hướng đơng bắc. Mùa khô kéo dài từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung vào
các tháng mùa mưa do đó gây ra hạn hán mùa khơ và lũ lụt mùa mưa.
Tính đến năm 2012, tỉ trọng nông nghiệp chiếm 51,97%; công nghiệp- xây
dựng 27,10% dịch vụ 20,93%. Tăng trưởng kinh tế với tốc độ bình quân đầu người
11,6 triệu đồng/người/năm. Đảm bảo diện tích gieo trồng, ổn định diện tích hiện có và
khai thác tối đa quỹ đất cịn lãng phí cho phát triển sản xuất, chủ động chuyển dịch
giống mới; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 17.046 tấn, bình quân lương thực đầu


người là 294kg/người/năm. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, nâng đàn bò lên
14.774con, tỉ lệ lai 35% đàn heo 20.000 con, tỉ lệ lai 39% phát triển hạ tầng kinh tế -xã
hội và dịch vụ phục vụ tốt cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn;

chương trỉnh nơng thơn mới được triển khai tích cực và bước đầu đat được một số kết
quả quan trọng. Thu ngân sách trên địa bàn 15,72 tỉ đồng
1.1.2. Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của UBND huyện
Mang Yang
1.1.2.1. Chức năng của UBND huyện Mang Yang.
UBND huyện Mang Yang do HĐND huyện bầu ra, là cơ quan chấp hành của
HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND
cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
UBND huyện Mang Yang chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn
bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm đảm bảo
thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc
phịng và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn huyện. UBND huyện Mang Yang
thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần đảm bảo sự chỉ đạo,
quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở.
1.1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản của UBND huyện Mang Yang UBND huyện
Mang Yang trong phạm vi, quyền hạn do pháp luật quy định, ra quyết
định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó. UBND huyện
Mang Yang có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo việc thi hành Hiến pháp,
Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của
HĐND huyện.
Chủ tịch UBND huyện lãnh đạo, điều hành hoạt động của UBND. Khi quyết
định những vấn đề quan trọng của địa phương, UBND huyện phải thảo luận tập thể và
quyết định theo đa số. Chủ tịch UBND có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ
những văn bản sai trái của các cơ quan thuộc UBND và các văn bản sai trái của
UBND các xã, thị trấn; đình chỉ việc thi hành Nghị quyết sai trái của HĐND các xã,
thị trấn, đồng thời đề nghị HĐND huyện bãi bỏ những Nghị quyết đó.


Nhiệm vụ, quyền hạn, cụ thể của UBND huyện Mang Yang trên 11 nhóm lĩnh
vực: Kinh tế; lĩnh vực nơng, lâm nghiệp, thủy lợi và đất đai; công nghiệp và tiểu thủ

công nghiệp; xây dựng, giao thông vận tải; lĩnh vực giáo dục , y tế, xã hội, văn hóa,
thơng tin, thể dục thể thao, khoa học công nghệ, tài ngun và mơi trường; lĩnh vực
quốc phịng, an ninh trật tự và an tồn xã hội; thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo;
thi hành pháp luật; xây dựng chính quyền, quản lý địa giới hành chính.
1.2. Những vấn đề chung về cơ cấu tổ chức Phòng Nội vụ huyện Mang Yang
1.2.1. Vị trí và chức năng
Ngày 04 tháng 02 năm 2008, Chính phủ đã ban hành nghị định số 14/2008/NĐCP quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh. Theo đó Phịng Nội vụ có vị trí và chức năng như sau:
- Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, tham mưu giúp
UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức bộ máy,
biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính
quyền cơ sở; địa giới hành chính; CB,CC,VC nhà nước; CBCC xã, phường, thị trấn;
hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua khen thưởng và
quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện.
Phịng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ
đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ
đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai.
1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn về cơng tác nội vụ trên địa bàn
huyện và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
2. Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị, quy hoạch, các kế hoạch
dài hạn, năm năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm
vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau
khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh
vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
4. Về tổ chức bộ máy:


SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA UBND HUYỆN MANG YANG

Chủ tịch UBND huyện

Phó Chủ tịch

Phó Chủ tịch

Phó Chủ tịch

Phịn
Văn
Phịn phịng
g Nội
vụ

HĐN
D và
UBN
D

Phị
ng

phá
p

Phị

Phịn

Phị


g Lao

ng

g

ng

động
Thươ
ng

Kin
h tế
- Hạ

Nơn
g
nghi

Phị

Phịn

ng

g Tài

Giáo Tài

dục


nguy

Phịn
Phị

chín ên và ng Y
tế
h – Mơi

binh

Tần

ệp và

Đào

Kế

và Xã

g

phát

tạo


hoạc

trườ
ng

Phị

Than

ng

h tra

Dân

huyệ

tộc

n

g

Văn
hóa

Thơn

g tin



a. Tham mưu giúp UBND huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện theo sự hướng dẫn của
UBND tỉnh.
b. Tham mưu cho UBND huyện trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập,
sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Mang Yang;
c. Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp thuộc
UBND huyện trình cấp có thẩm quyền quyết định.
d. Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện quyết định thành lập, giải thể, sáp
nhập các tổ chức phối hợp liên ngành ở huyện Mang Yang theo quy định của pháp
luật.
5. Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính sự nghiệp:
a. Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện phân bổ chỉ tiêu biên chế hành chính,
sự nghiệp thuộc UBND huyện Mang Yang hàng năm.
b. Giúp UBND huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế hành
chính thuộc UBND huyện.
c. Giúp UBND huyện tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế độ tự
chủ, chịu trách nhiệm với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp thuộc UBND
huyện và UBND các xã, thị trấn.
6. Về cơng tác xây dựng chính quyền:
a. Giúp UBND huyện và các cơ quan chun mơn có thẩm quyền tổ chức việc
bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND theo phân công của UBND huyện;
b. Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch UBND phê chuẩn các chức danh lãnh đạo
của UBND các xã, thị trấn; Giúp UBND huyện trình UBND tỉnh phê chuẩn các chức
danh bầu cử theo quy định của pháp luật.
c. Tham mưu giúp UBND huyện xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia,
điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để UBND huyện trình HĐND huyện thơng
qua trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
7. Giúp UBND huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp báo cáo việc
thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp

thuộc UBND huyện và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
8. Về cán bộ, công chức, viên chức:


a. Tham mưu giúp UBND huyện Mang Yang trong việc tuyển dụng, sử dụng,
điều động, bổ nhiệm lại, đào tạo, bồi dưỡng đối với CBCC.
b. Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý cơng chức xã, thị trấn; thực hiện chính
sách đối với CBCC; cán bộ không chuyên trách xã, thị trấn theo phân cấp.
9. Về cải cách hành chính:
a. Giúp UBND huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn
cùng cấp và UBND xã, thị trấn thực hiện cơng tác cải cách hành chính ở địa phương.
b. Tham mưu giúp UBND huyện về chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cải cách
hành chính trên địa bàn huyện Mang Yang.
c. Tổng hợp cơng tác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo UBND huyện
Mang Yang và Tỉnh Gia Lai.
10. Giúp UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của
các hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn huyện.
11. Về cơng tác văn thư, lưu trữ:
a. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trên địa bàn cấp huyện chấp hành chế độ,
quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ.
b. Hướng dẫn kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo quản sử dụng
các tài liệu đối với cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện.
12. Về công tác tôn giáo:
a. Giúp UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các
chủ trương của Đảng chính sách, pháp luật của nhà nước về tơn giáo và cơng tác tơn
giáo.
b. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp thực hiện việc quản
lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện theo phân cấp của UBND tỉnh.
13. Về công tác thi đua – khen thưởng:
a. Tham mưu, đề xuất với UBND huyện tổ chức các phong trào thi đua và triển

khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện.
b. Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua, khen
thưởng trên địa bàn huyện Mang Yang; xây dựng, quản lý và sử dụng quỹ thi đua khen
thưởng theo quy định của pháp luật.
14. Về công tác thanh niên:


Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thanh niên và công tác
thanh niên được giao. Tổ chức triển khai việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật về thanh niên và công tác thanh niên được phê duyệt.
15. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết những khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm
về công tác nội vụ theo thẩm quyền.
16. Thực hiện công tác thống kê, thông tin báo cáo Chủ tịch UBND huyện,
Giám đốc sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ ở địa bàn huyện.
17. Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, xây dựng hệ
thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác nội vụ trên địa
bàn huyện.
18. Quản lý tổ chức biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỉ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với
CBCCVC thuộc phạm vi quản lý của phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật, theo
phân cấp của UBND huyện Mang Yang.
19. Quản lý tài chính, tài sản của phịng Nội vụ huyện Mang Yang theo quy
định của pháp luật và theo phân cấp của UBND huyện Mang Yang.
20. Giúp UBND huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
UBND xã, thị trấn về công tác nội vụ, các lĩnh vực công tác khác được giao trên cơ sở
quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của sở Nội vụ tỉnh Gia Lai.
21.Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND huyện Mang
Yang.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức
- Phòng Nội vụ huyện Mang Yang gồm: Trưởng phòng, và 2 Phó Trưởng

phịng và một số cơng chức viên chức chun mơn nghiệp vụ, bố trí theo vị trí việc
làm để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Trưởng phịng phụ trách chung mọi lĩnh vực cơng tác của phòng. Điều hành
mọi hoạt động khác của phòng, chịu trách nhiệm trước UBND huyện và chịu sự quản
lí của nghành chuyên môn cấp trên là Sở Nội vụ của tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ
của phòng; các nhiệm vụ khác khi cấp trên phân cơng.
- Phó Trưởng phịng 1 giúp trưởng phịng: phụ trách và tổ chức thực hiện quản
lí nhà nước về công tác tôn giáo trên địa bàn huyện; theo dõi, nắm bắt tình hình, xây
dựng kế hoạch và tổng hợp kịp thời tình hình hoạt động của các tơn giáo trên địa bàn
để quản lí, giải quyết và đề xuất biện pháp giải quyết. Triển khai các chủ trương chính


sách của đảng và pháp luật của nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo trên địa bàn huyện;
các nhiệm vụ khác khi cấp trên phân công. Chịu trách nhiệm trước trưởng phịng
- Phó trưởng phịng 2 giúp trưởng phịng: phụ trách và tổ chức thực hiện công
tác tổ chức bộ máy, cải cách hành chính, văn thư lưu trữ, thi đua – khen thưởng: tham
mưu giúp việc về tổ chức bộ máy, cán bộ tại đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc
UBND huyện quản lí. Tổ chức thực hiện, theo dõi và báo cáo công tác thi đua – khen
thưởng, cải cách hành chính, văn thư lưu trữ; các nhiệm phụ khác khi cấp trên phân
công. Chịu trách nhiệm trước trưởng phịng.
- Ngồi ra Phịng Nội vụ cịn có 05 chuyên viên và 02 cán sự phụ trách từng
lĩnh vực theo sự phân cơng của Trưởng phịng.


SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN MANG YANG

Trưởng phịng

Phó Trưởng phịng


Phó Trưởng phịng

Chun

Chun

Chun

Chun

Chun

Chun

Chun

viên

viên

viên

viên

viên

viên

viên


Chú thích:

Phân cơng phối hợp
Phối hợp

Phân công

Cán sự

Cán sự


1.2.4. Trình độ đội ngũ cán bộ, cơng chức và điều kiện cơ sở vật chất
1.2.4.1. Về trình độ đội ngũ cán bộ, cơng chức
Hiện nay, Phịng Nội vụ UBND huyện Mang Yang gồm 08 cơng chức. Trong
đó: có 08 ( biên chế)
*Về trình độ chun mơn: 07 người tốt nghiệp đại học, 01 tốt nghiệp cao đẳng
*Về trình độ Quản lý Nhà nước: có 01 Chun viên chính và 01 Chun viên.
*Về trình độ Lý luận chính trị: 03 người cao cấp lý luận chính trị.
*Về độ tuổi: dưới 30 tuổi có 02 người, từ 30 đến 50 tuổi có 05 người, trên 50
tuổi có 01 người.
1.2.4.2. Về điều kiện làm việc và trang thiết bị vật chất
Phòng làm việc của phòng Nội vụ huyện Mang Yang bao gồm:
- Phòng Nội vụ: rộng khoảng 15 m 2, trang thiết bị làm việc có: 05 máy tính và
03 máy in; 01 máy quạt; 04 tủ đựng tài liệu; 05 bàn làm việc cho CBCC.
- Phòng làm việc của Trưởng phòng: rộng khoảng 12 m 2, trang thiết bị làm việc
hiện có: 01 máy photocopy; 02 máy tính và 02 máy in; 01 máy quạt; 03 tủ đựng tài
liệu; 03 bàn làm việc cho CBCC. Cả hai phòng làm việc đều được bố trí cạnh nhau và
thuộc tầng 2, dãy nhà phía bên phải của trụ sở UBND huyện.
Phịng được bố trí ngăn nắp, gọn gàng theo hình chữ L, với một bên là lối đi.

Hàng ngày cơ quan đều phân cơng người trực nhật, vệ sinh vì vậy phịng làm việc ln
sạch sẽ, thống mát, tạo tâm lý làm việc thoải mái cho CBCC.
1.2.5. Về nội quy, quy chế:
1.2.5.1. Chế độ làm việc
Phòng Nội vụ huyện Mang Yang làm việc theo chế độ thủ trưởng. Thực hiện
cơ chế một cửa, một dấu.
CBCC của phịng Nội vụ huyện Mang Yang có chức danh, nhiệm vụ cụ thể, có
bảng tên đặt tại bàn làm việc theo quy định.


CBCC phải có thái độ, phong cách làm việc lịch sự, tận tụy, khiêm tốn, tôn
trọng và lắng nghe ý kiến của lãnh đạo phòng, của đồng nghiệp cũng như của khách
đến lên hệ công tác.
Thời gian làm việc: Thực hiện theo quy định của nhà nước, làm việc theo giờ
hành chính (8h/ngày) từ thứ hai đến thứ 6 hàng tuần. Sáng bắt đầu làm việc từ 7h đến
11h; chiều làm việc từ 13h đến 17h. Nghỉ làm việc vào thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ
theo quy định chung của nhà nước. So với quy định của cơ quan, việc thực hiện thời
gian làm việc của phòng Nội vụ đã diễn ra nghiêm túc.
1.2.5.2. Chế độ hội họp
Hàng tuần, lãnh đạo phòng họp giao ban một lần để đánh giá việc thực hiện
nhiệm vụ và phổ biến kế hoạch công tác cho tuần sau.
Hàng tháng họp cơ quan một lần để kiểm điểm tình hình thực hiện cơng tác
trong tháng qua và đề ra công tác cho tháng tiếp theo đồng thời phổ biến các chủ
trương, chính sách, chế độ mới của Nhà nước và nhiệm vụ mới phải thực hiện.
Hàng quý, 6 tháng và cuối năm phòng Nội vụ báo cáo sơ kết, tổng kết công tác
theo quy định. Phịng có thể tổ chức họp đột xuất để triển khai công việc cần thiết và
cấp bách theo yêu cầu của UBND huyện hoặc lãnh đạo sở Nội vụ.
1.2.5.3. Văn hóa cơng sở
*Về giao tiếp:
CBCC trong phịng Nội vụ huyện Mang Yang trên mọi vị trí cơng tác, đối với

mọi công việc được giao, đối tượng phục vụ đều thể hiện sự chuẩn mực trong giao
tiếp.
Giao tiếp với tổ chức, cá nhân đến liên hệ làm việc: chào hỏi lịch sự, lời nói nhã
nhặn, hướng dẫn tận tình khơng có thái độ cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, vô trách
nhiệm khi tiếp thu, giải quyết công việc cho nhân dân, đơn vị khác.
Giao tiếp với đồng nghiệp: tuy công việc khá nhiều, chủ yếu là các văn bản,
giấy tờ nhưng các cơng chức của phịng đều thể hiện sự vui vẻ, thái độ chân tình, hịa
nhã, có tinh thần đồn kết, phối hợp cơng việc trên cở sở quan hệ đồng nghiệp. Với
riêng tôi tuy là sinh viên đến thực tập tại cơ quan song lại nhận được sự quan tâm, chỉ
bảo tận tình của các cơ chú, anh chị trong phòng.


Giao tiếp với thủ trưởng, lãnh đạo: chào hỏi xưng hô với cấp trên đều thể hiện
sự tôn trọng đúng mực.
*Về trang phục:
CBCC của phòng Nội vụ Huyện Mang Yang đều tuân thủ nghiêm chỉnh về
trang phục công sở theo quy định, cụ thể:
- Đối với nam: áo sơ mi, quần âu (quần tây), áo bỏ trong quần thắt lưng lịch sự.
Đi giày hoặc dép có quai hậu. Đầu tóc cắt ngắn gọn gàng.
- Đối với nữ: áo sơ mi, quần âu (quần tây). Đi giày hoặc dép có quai hậu.
Đối với trang phục khi tổ chức hội nghị hay các buổi lễ, cuộc họp trọng thể
của CBCC nam là: áo sơ mi dài tay, quần tây, thắt cravat hoặc quần áo comple đi giày
da; Đối với nữ: Quần, áo dài truyền thống, vest hay bộ váy áo dài đi giày hoặc dép có
quai hậu.
Với các số liệu và thơng tin đã nêu trên có thể nhận định trình độ chun mơn
của cơng chức phịng Nội vụ huyện Mang Yang là khá cao, trang thiết bị làm việc
tương đối đầy đủ. Tuy nhiên trong thời gian tới cơ quan cần có kế hoạch, chương trình
đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao hơn nữa trình độ của CBCC cũng như đầu tư mới các
trang thiết bị làm việc để nâng cao hiệu quả cơng tác, hồn thành xuất sắc chức năng,
nhiệm vụ được giao.



CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CƠNG TÁC BỐ TRÍ SẮP XẾP NHÂN LỰC TẠI
UBND HUYỆN MANG YANG
2.1. Cơ sở lý luận chung về cơng tác bố trí, sắp xếp nhân lực
2.1.1. Khái niệm bố trí, sắp xếp nhân lực và các khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm quản trị nhân lực
Có rất nhiều cách hiểu hay định nghĩa về QTNL
QTNL là một hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động, chức năng về thu
hút đào tạo, phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối
ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên.
QTNL cịn được hiểu là cơng tác quản lý con người, trong tổ chức có rất nhiều
đối tượng khác nhau như quản trị kinh doanh, quản trị sản xuất, quản trị tổ chức,…
nhưng QTNL là công tác quan trọng nhất và phức tạp nhất cũng là khó khăn nhất vì ta
quản lý con người mà con người thì vơ cùng phức tạp, theo như triết học nói thì con
người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội.
QTNL là cả một quá trình từ khâu hoạch định, tuyển mộ, tuyển chọn, hướng
dẫn, đào tạo, huấn luyện và phát triển nhân viên.
Vậy ta cũng thấy tầm quan trọng của QTNL đối với mỗi tổ chức là như thế nào,
để từ đó có những định hướng và biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của nguồn
nhân lực trong mội tổ chức của mình.
2.1.1.2. Khái niệm bố trí, sắp xếp nhân lực
Bố trí, sắp xếp nhân lực bao gồm các hoạt động định hướng (hay cịn gọi là hịa
nhập) đói với NLĐ khi bố trí họ vào một vị trí làm việc mới, bố trí lại lao động thơng
qua thun chuyển, đề bạt và xuống chức hay còn gọi là quá trình biên chế nội bộ
doanh nghiệp. Tổ chức sẽ động viên được sự đóng góp của NLĐ ở mức cao nhất, nếu
q trình bố trí nhân lực được thực hiện có chủ định và hợp lý. Mặt khác, các dạng của
thôi việc như giãn thợ, sa thải, tự thôi việc cũng thường gây ra những tổn thất, khó
khăn nhất định cho cả hai phía và do đó cũng địi hỏi phải thực hiện một cách chủ
động và có hiệu quả tới mức có thể nhất.

2.1.1.3. Các hình thức bố trí, sắp xếp nhân lực
Cơng tác bố trí, sắp xếp nhân lực nhằm đưa đúng người vào đúng việc, đáp ứng
yêu cầu sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Đối với Nhà nước nâng cao hiệu quả


cơng việc, cũng như thái độ, tinh thần và lịng nhiệt huyết đối với lĩnh vực mình đảm
nhận, bố trí, sắp xếp nhân lực rất đa dạng với nhiều hình thức khác nhau.
* Hịa nhập
Là chương trình được thiết kế nhằm giúp NLĐ mới được tuyển dụng, làm quen
với tổ chức và hịa nhập vào cơng việc, vị trí mới một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Nếu một chương trình định hướng được thiết kế và thực hiện tốt sẽ tạo điều
kiện giúp NLĐ mới rút ngắn thời gian làm quen với cơng việc nhanh chóng đạt năng
suất lao động sẽ giúp NLĐ mới rút ngắn thời gian hào nhập vào cuộc sống lao động tại
doanh nghiệp tổ chức, nhanh chóng làm quen với mơi trường lao động mới, có ảnh
hưởng tích cực tới đạo đức và hành vi của NLĐ, góp phần lơi cuốn họ thực hiện mục
tiêu của doanh nghiệp, tạo ra sự đồng lòng, tự nguyện giữa NLĐ và doanh nghiệp tổ
chức. Với một chương trình định hướng có hiệu quả, số NLĐ di chuyển khỏi tổ chức
và doanh nghiệp sẽ giảm như vậy sẽ đảm bảo được số lao động ổn định và sẽ giảm
được chi phí liên quan.
Một chương trình hịa nhập bao gồm nhiều nội dung như sau:
+ Nội dung, quy định của tổ chức (chế độ làm việc bình thường hằng ngày, giờ
làm việc. giờ nghỉ, ăn trưa,...)
+ Các công việc hằng ngày phải làm và cách thức thực hiện cơng việc đó.
+ Tiền công, tiền thưởng, các chế độ phúc lợi, dịch và phương thức trả công.
+ Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
+ Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, sản xuất kinh doanh, các sản phẩm và dịch vụ
của doanh nghiệp, quá trình sản xuất các sản phẩm và dịch vụ đó.
+ Lịch sử truyền thống, các thành tích tiêu biểu của doanh nghiệp.
+ Các giá trị cơ bảm của doanh nghiệp.
Các thơng tin đó có thể được cung cấp cho NLĐ mới một cách liên tục trong

vài giờ hoặc kéo dài trong vài tuần đầu tiên với sự sử dụng kết hợp nhiều phương pháp
khác nhau như: phỏng vấn, gặp gỡ và thảo luận theo nhóm, sử dụng sổ tay nhân
viên,...khi thiết kế và thực hiện chương trình, cần lưu ý các điểm sau:
Các nội dung định hướng, thời gian và phương pháp thực hiện cần được thiết kế
và lập trình chương trình, in thành văn bản và gửi tới từng NLĐ và những người có
liên quan (người lãnh đạo trực tiếp, bộ phận quản lý NNL...) để thực hiện.
Những ấn tượng và kỳ vọng cần đạt được trong chương trình phải được thiết kế
một cách cẩn thận.
Lượng thơng tin được cung cấp trong chương trình định hướng khơng nên quá
nhiều, cũng không nên quá sơ sài.
Mỗi NLĐ mới cần được giúp đỡ bởi người đỡ đầu.
Vai trò quan trọng của người lãnh đạo trực tiếp phải được thực hiện thơng qua
sự ủng hộ chương trình định hướng của cơng ty.


Cần kết hợp sử dụng các thông tin bằng miệng và các thông tin bằng văn bản.
Ngày nay các thông tin bằng văn bản thường có xu hướng được thể hiện dưới
dạng sổ tay nhân viên.
* Thuyên chuyển
Thuyên chuyển là việc chuyển NLĐ từ công việc này sang công việc khác hoặc
từ bộ phận này sang bộ phận khác. Thuyên chuyển có hai loại: Thuyên chuyển tự
nguyện và thuyên chuyển khơng tự nguyện. Thun chuyển có thể được thực hiện do
những lý do sau:
+ Để điều hòa nhân lực giữa các bộ phận công việc kinh doanh đang suy giảm.
+ Để lấp các vị trí việc làm cịn trống lý do như mở rộng sản xuất, chuyển đi, về
hưu, chấm dứt hợp đồng.
+ Để sửa chữa những sai sót trong bố trí lao động.
Từ đó có các dạng thun chuyển như sau:
- Thuyên chuyển sản xuất: để điều hòa lao động, để tránh phải giãn nợ.
- Thuyên chuyển thay thế: để lấp vị trí việc làm cịn trống.

Xét về mặt thời gian, có hai dạng thuyên chuyển:
- Thuyên chuyển tạm thời: thuyên chuyển trong một thời gian ngắn để điều hòa
lao động tận dụng lao động tạm thời...
- Thuyên chuyển lâu dài: thuyên chuyển trong một thời gian dài đáp ứng nhu
cầu của sản xuất, sửa chữa sai sót trong bố trí lao động, tận dụng năng lực của cán bộ.
Xét về mặt thời hạn thun chuyển cịn có các dạng:
- Thun chuyển có kỳ hạn.
- Thun chuyển khơng có kỳ hạn.
Qua đó ta thấy có nhiều loại thuyên chuyển nên để quản lý có hiệu quả các q
trình thun chuyển, tổ chức cần đề ra các chính sách và các quy định cụ thể về thuyên
chuyển, trong đó cần lưu ý đến các vấn đề sau:
- Cần quy định rõ về người có quyền đè xuất việc thuyên chuyển và người có
quyền và chịu trách nhiệm về việc ra quyết định thuyên chuyển.
- Khi thuyên chuyển, cần đảm bảo sự phù hợp giữa trình độ của NLĐ và vị trí
việc làm mới, thực hiện các hoạt động đào tạo và phát triển để cung cấp các kiến thức
kỹ năng cần thiết cho NLĐ.
- Khi thuyên chuyển, cần lưu ý mối quan hệ giữa mức tiền công hiện tại của
NLĐ với mức tiền cơng ở vị trí việc làm mới.
* Luân chuyển
Là việc chuyển dổi định kỳ hoặc đột xuất vị trí cơng tác của cán bộ sang một vị
trí tương đương hoặc thấp hơn theo yêu cầu của tổ chức, nhằm thực hiện các mực tiêu
đặt ra của tổ chức (thường gắn với các tổ chức công quyền, tổ chức hành chính) với
mục tiêu là đào tạo rèn luyện cán bộ, đào tạo đội ngũ cán bộ nguồn phòng chống tham
nhũng, tăng cường cán bộ có nhân lực để thúc đẩy sự phát triển của tổ chức.
Có các dạng luân chuyển sau:


- Theo tổ chức của luân chuyển có hai dạng là:
+ Luân chuyển theo định kỳ: là dạng luân chuyển đã có kế hoạch từ trước.
+ Luân chuyển đột xuất: là ln chuyển khơng có kế hoạch

- Xét về mặt địa vị xã hội có các dạng sau:
+ Luân chuyển cán bộ, lãnh đạo quản lý.
+ Nghị quyết 25/NQ-TW 2002 có:
 Luân chuyển từ TW đến địa phương, nhằm củng cố nhân lực cho ịa phương
còn thiếu và nhằm đào tạo cán bộ nguồn.
 Từ địa phương đến TW nhằm tăng cường lực lượng cho cán bộ TW.
 Giữa các cơ quan TW với nhau.
 Giữa nội bộ trong địa phương.
 Luân chuyển cán bộ không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý.


* Đề bạt
Đề bạt (thăng tiến) là việc đưa NLĐ vào một vị trí việc làm có tiền lương cao
hơn, có uy tín và trách nhiệm lớn hơn, có các điều kiện làm việc tốt hơn và cơ hội phát
triển nhiều hơn.
Mục đích của đề bạt thăng tiến là biên chế NLĐ vào một vị trí việc làm cịn
trống mà vị trí đó được doanh nghiệp đánh giá là có giá trị cao hơn vị trí cũ của họ,
nhằm đáp ứng nhu cầu biên chế cán bộ phát triển của doanh nghiệp, đồng thời để đáp
ứng nhu cầu phát triển cầu cá nhân NLĐ.
Đề bạt có hai dạng:
+ Đề bạt ngang: chuyển NLĐ từ một vị trí việc làm ở một bộ phận này đến một
vị trí làm việc có cấp bậc cao hơn hoặc tương đương ở bộ phận khác.
+ Đề bạt thẳng : chuyển NLĐ từ một vị trí việc làm hiện tại tới một vị trí cao
hơn trong cùng một bộ phận.
Các hoạt động đề bạt nếu được tổ chức và quản lý tốt sẽ đem lại nhiều tác dụng
tích cực đới với cả NLĐ và doanh nghiệp.
- Khuyến khích được NLĐ phục vụ tốt nhất theo khả năng của mình và phấn
đấu nâng cao trình độ chuyên nghiệp.
- Giúp cho doanh nghiệp có thể giữ được lao động giỏi, có tài năng và thu hút
những NLĐ giỏi đến doanh nghiệp.

* Xuống chức
Xuống chức là việc đưa NLĐ đến một vị trí việc làm có cương vị và tiền lương
thấp hơn, có các trách nhiệm và cơ hội ít hơn.
Xuống chức là kết quả của việc giảm biên chế (kỷ luật) hoặc là để sữa chữa
việc bố trí lao động khơng đúng trước đó (do trình độ của cán bộ không đáp ứng; do
sức khỏe không đáp ứng yêu cầu của công việc) xuống chức phải được thực hiện trên
cơ sở theo dõi, đánh giá chặt chẽ, cơng khai tình hình thực hiện cơng việc của NLĐ.
* Thôi việc
Thôi việc là một quyết định chấm dứt quan hệ lao động giữa cá nhân NLĐ và tổ
chức. Quyết định đó có thể có nguyên nhân về kỷ luật, về kinh tế hay sản xuất kinh
doanh hoặc nguyên nhân do cá nhân. Dù cho quyết định đó xảy ra vì ngun nhân gì
thì vai trị của phịng nhân sự là tìm ra những biện pháp thỏa đáng để sự chia tay giữa
NLĐ và doanh nghiệp được diễn ra một cách ít tổn hại nhất cho cả hai phía.
* Giãn thợ
Giãn thợ là sự chấm dứt quan hệ lao động giũa NLĐ và doanh nghiệp do lý do
sản xuất kinh doanh, chẳng hạn giảm quy mô sản xuất, thừa biên chế do sát nhập, tổ
chức lại sản xuất hoặc do tính chất sản xuất. Tổ chức cần đưa ra quyết định hợp lý: ai
được ở lại, ai sẽ ra đi, quyết định đó có thể được lựa chọn trên cơ sở thâm niên làm


việc hoặc những người có hồn cảnh khó khăn. Tổ chức cũng cần có các biện pháp hỗ
trỡ theo luật định và theo khả năng kinh tế của doanh nghiệp hoặc tổ chức để giảm bớt
những khó khăn cho NLĐ như bồi thường, trợ cấp thôi việc, đào tạo học nghề mới,
giới thiệu việc làm mới ở tổ chức hoặc doanh nghiệp khác...Đồng thời, cần phải thông
báo cho NLĐ trong khoảng thời gian hợp lý.
* Sa thải
Áp dụng khi NLĐ vi phạm kỷ luật ở mức độ bị sa thải. Đây là hình thức cao
nhất của kỷ luật lao động. Trong trường hợp này, người lãnh đạo trực tiếp của NLĐ
cần phải thực hiện đầy đủ các bước của quá trình kỷ luật.
NLĐ cũng có thể bị sa thải do lý do sức khỏe mà pháp luật không cho phép làm

việc tiếp. Sau khi khỏi bệnh, họ sẽ được trở lại làm việc.
* Tự thôi việc
Tự thôi việc là dạng thơi việc do ngun nhân về phía NLĐ. Dạng này đơn giản
nhất, ít gây ra các vấn đề phức tạp cho doanh nghiệp nhưng lại tạo ra các vị trí trống,
các vị trí đó cần người thay thế. Tuy nhiên, tổ chức có thể xóa bỏ vị trí đó, đồng thời
cần phỏng vấn để tìm ra ngun nhân thơi việc.
2.1.1.4. Vai trị của bố trí, sắp xếp nhân lực
Bố trí, sắp xếp nhân lực là một vấn đề rất quan trọng của mỗi cơ quan, tổ chức.
Đối với cơ quan Nhà nước hiện nay thì nó là một trong những vấn đề của tinh giảm
biên chế, bởi việc bố trí sắp xếp nhân lực không chỉ là việc mà mỗi tổ chức, cơ quan
làm khi mới thành lập mà nó vẫn được tiến hành thay đổi sắp xếp lại nếu thấy chưa
hợp lý.
Bố trí sắp xếp nhân lực đóng vai trị rất quan trọng, vì nếu q trình bố trí, sắp
xếp nhân lực phù hợp và hiệu quả, đúng người đúng việc sẽ tiết kiệm được rất nhiều
cho hoạt động của tổ chức, với một công việc nếu không sắp xếp đúng người thì cơng
việc làm sẽ khơng đạt được hiệu quả như mong muốn, cũng có thể dẫn đến hỏng việc
như vậy sẽ rất tốn thời gian mà hiệu quả lại khơng đạt u cầu.
Bố trí, sắp xếp nhân lực hợp lý sẽ giúp cơ quan tổ chức ổn định được cơ cấu tổ
chức của mình nhằm dễ dàng thuận tiện trong việc quản lý điều hành. Qua đó cán bộ
có điều kiện quan tâm chú ý tới nhân viên của mình hơn và nhân viên sẽ thấy được
tầm quan trọng của mình mà làm việc hăng say cống hiến cho tổ chức nhiều hơn.
Bố trí, sắp xếp nhân lực hợp lý sẽ giúp bộ máy tổ chức được tinh giảm và gọn
nhẹ hơn, điều hòa nhân lực được phù hợp đó là điều kiện tốt nhất để cơ quan tổ chức
tồn tại duy trì phát triển được lâu bền hơn.


2.1.2. Nguyên tắc, quan niệm của Đảng và Nhà nước về cơng tác bố trí, sắp xếp
nhân lực
Đi đơi với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, phải định lại chức danh và tiêu chuẩn
chuyên môn, nghiệp vụ của từng CBCCVC trước hết là những người có chức vụ; đưa

vào tổ chức đã được xác định vào chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ đó mà định lại biên
chế của cơ quan, đơn vị bố trí lại cán bộ cho phù hợp theo yêu cầu đảm bảo chất
lượng, hiệu quả công việc, phát huy năng lực, hiệu xuất của từng người; kiên quyết
khơng thể kéo dài tình trạng có người mà khơng có việc, trùng lặp nhau hoặc có việc
lại khơng có người.
2.1.3. Quy trình bố trí, sắp xếp nhân lực
Q trình bố trí, sắp xếp nhân lực được thực hiện theo nhiều hình thức khác
nhau, mỗi hình thức bố trí có các bước và quy trình riêng biệt như:
Bổ nhiệm: Theo quyết định bổ nhiệm đối tượng được bổ nhiệm sẽ có giấy ra
quyết định bổ nhiệm và phịng ban kia phải tiếp nhận, bố trí nơi làm việc theo quy
định đã ban hành.
Quy trình tuyển dụng: thơng báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ trước 30 ngày
tổ chức tuyển dụng, HĐTD thông báo công khai việc xét tuyển về điều kiện tiêu
chuẩn, chức danh, thời hạn, địa điểm nộp hồ sơ.
Hình thức xét tuyển: Hội đồng xét tuyển căn cứ vào chính sách ưu tiên trong
tuyển dụng và kết quả học tập ở trường Đại học, đồng thời tổ chức phỏng vấn để đánh
giá về khả năng giao tiếp.
Kết quả xét tuyển: Hội đồng xét tuyển sẽ họp toàn thể để tổ chức xét tuyển. Hội
đồng sẽ nghe thư ký báo cáo lại nội dung chi tiết của từng hồ sơ. Sau đó các thành viên
sẽ thảo luận và thực hiện việc xét tuyển một cách công bằng dân chủ, làm việc theo tập
thể, quyết định theo đa số.
- Đối với hình thức thi tuyển cũng giống như hình thức xét tuyển chỉ khác
nhau là HĐTD được thành lập thêm các ban chuyên môn theo quy chế thi tuyển.
Những người tham dự thi tuyển đều phải thông qua hai hình thức bắt buộc là thi viết
và thi vấn đáp (hoặc trắc nghiệm hoặc thực hành). Nội dung thi là chuyên môn nghiệp
vụ của ngạch dự thi. Người trúng tuyển các hình thức thi tuyển là người thi đủ các
mơn thi, có số điểm mỗi phần đạt từ 50 điểm trở lên và tính từ người có tổng số điểm
cao nhất cho đến hết chỉ tiêu tuyển dụng.



Cơng bố kết quả: Dù tổ chức bằng hình thức nào thì HĐTD vẫn có trách nhiệm
thơng báo kết quả của q trình tuyển dụng và thơng báo cho người dự tuyển.
2.2. Thực trạng cơng tác bố trí, sắp xếp nhân lực ở UBND huyện Mang Yang
2.2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực ở UBND huyện Mang Yang
Trong những năm qua, UBND huyện Mang yang đã có nhiều cố gắng nâng cao
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của huyện không ngừng trưởng thành cả về số
lượng và chất lượng.
Đặc điểm NNL được hình thành trên ba yếu tố là số lượng, chất lượng, tâm lý
lao động của đội ngũ nhân sự trong tổ chức. Ba yếu tố này đóng vai trị quan trọng,
quyết định sự hình thành NNL của UBND huyện Mang Yang.
2.2.1.1. Số lượng
Huyện có 88 cán bộ, cơng chức hoạt động nội chính.
Trong đó:

- Văn phịng UBND và HĐND:

16 người.

- Phòng Tư pháp: 05 người.
- Thanh tra huyện:

06 người.

- Phòng Nội vụ:

08 người.

- Phòng Lao động – TBXH:

08 người.


- Phịng Tài ngun – Mơi trường: 08 người.
- Phịng Tài chính – Kế hoạch:

05 người.

- Phịng Giáo dục và Đào tạo:

09 người.

- Phịng Văn hóa thơng tin:

03 người.

- Phòng Y tế:

02 người.

- Phòng Kinh tế - Hạ tầng:

08 người.

- Phịng Nơng nghiệp và PTNT: 06 người.
- Phịng Dân Tộc:

04 người


×