Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

thực trạng công tác bố trí, sắp xếp nhân lực tại công ty TNHH Sumidenso Việt Nam (bài tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.48 KB, 10 trang )

Tóm tắt:
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, doanh
nghiệp muốn tồn tại phát triển cần phải tự mình thay đổi để thích ứng với sự
thay đổi của môi trường kinh doanh. Đối với bất kì một doanh nghiệp, tổ chức
nào thì việc tuyển dụng và sắp xếp bố trí nhân lực là một công việc rất quan
trọng.
Hiện nay, thị trường lao động rất phong phú và đa dạng, vì vậy mà việc
bố trí, sắp xếp nhân lực trong doanh nghiệp, tổ chức là không đơn giản, tại
Công ty TNHH SumiDenso Việt Nam cũng vậy. Tình trạng thừa lao động không
có chuyên môn và thiếu lao động có chuyên môn vẫn thường xảy ra thường
xuyên. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần bố trí, sắp xếp nhân lực hợp lý để đạt
được hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh.
1. Đặt vấn đề
Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện
đại hóa. Cùng với đó là sự phát triển như vũ bão của khoa học, kỹ thuật, công
nghệ tiên tiến đã đem lại cho các doanh nghiệp những thuận lợi, thời cơ mới và
cũng ẩn chứa không ít những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải. Một
trong những khó khăn đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau cả
trong và ngoài nước.
Để đáp ứng cho sự thay đổi này, tất yếu các doanh nghiệp cần phải
chuyên môn hóa đội ngũ lao động, tạo ra sự ăn khớp trong guồng máy hoạt động
chung của doanh nghiệp. Lao động luôn là nguồn lực không thể thiếu của bất kỳ
một tổ chức, doanh nghiệp nào. Dù doanh nghiệp nhỏ hay lớn thì nhu cầu về
nhân lực là hàng đầu và việc bố trí, sắp xếp nhân lực như thế nào cho hợp lý sẽ
quyết định đến sự thành công trong doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi lao động trong
doanh nghiệp cũng giống như những linh kiện trong cùng một bộ máy cần được
sắp xếp, bố trí hợp lý, đúng nhiệm vụ, chức năng thì bộ máy đó mới có thể vận
hành trơn tru.
Công ty TNHH SumiDenso Việt Nam là một công ty chuyên về mạng dây
điện và điện tử sử dụng trong ngành điện tử và ô tô xuất khẩu. Đã và đang sử
dụng đội ngũ cán bộ - công nhân viên phần lớn là người nước ngoài. Do vậy,


còn nhiều bất cập trong tương đồng văn hóa giữa người Việt Nam và người
nước ngoài. Điều đó thể hiện ngay trong việc bố trí và sắp xếp nhân lực. Công ty
cần bố trí và sắp xếp nhân lực đúng người, đúng việc, nhằm nâng cao năng suất
lao động, phát huy được năng lực sở trường của mỗi cá nhân lao động, tạo động
1


lực và niềm say mê với công việc. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác bố trí,
sắp xếp nhân lực đối với công ty, chúng tôi đã chọn đề tài “Thực trạng công
tác bố trí, sắp xếp nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn SumiDenso
Việt Nam”.
2. Nội dung chính
2.1. Những vấn đề chung về công tác bố trí, sắp xếp nhân lực
2.1.1 Khái quát chung về Công ty TNHH SumiDenso Việt Nam
Là một công ty 100% vốn đầu tư của Nhật Bản, là công ty thành viên của
Tập đoàn Sumitomo Wiring Systems Ltd.
Kinh doanh: Mạng dây điện và điện tử sử dụng trong ngành công nghiệp
điện tử và ô tô xuất khẩu. Bên cạnh những sản phẩm dây cáp điện thông
thường, Công ty đã đầu tư xây dựng dây chuyền, máy móc, trang thiết bị hiện
đại với công nghệ và kỹ thuật cao để sản xuất thêm một số loại dây cáp (dây
chống nhiễu radio…). Các sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang thị trường
nước ngoài như: Nhật Bản, Mỹ…
Công ty TNHH SumiDenso Việt Nam được thành lập vào ngày
13/10/2004.Trong 10 năm qua, công ty TNHH SumiDenso Việt Nam đã đầu tư
4 nhà máy tại Hải Dương với tổng đầu từ là 86,6 triệu USD, chuyên sản xuất bộ
dây dẫn điện ô – tô.

2.1.2. Các khái niệm
a) Nhân lực
Nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con

người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triể cùng với sự phát triển của cơ
thể con người, và đến một mức nào đó, con người đủ điểu kiện tham gia vào quá
trình lao động - con người có sức lao đông.
b) Quản trị nhân lực
Quản trị nhân lực là tổng hợp các hoạt động quản trị liên quan đến việc
tạo ra, duy trì, phát triển và sử dụng có hiệu quả yếu tố con người trong doanh
nghiệp nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.
c) Bố trí sắp xếp nhân lực, các công tác biên chế nội bộ
Bố trí, sắp xếp nhân lực: Bao gồm các hoạt động định hướng đối với
người lao động khi bố trí họ vào vị trí làm việc mới, bố trí lại lao động thông
qua thuyên chuyển, đề bạt, xuống chức hay còn gọi là quá trình biên chế nội bộ.
2


Các quá trình biên chế nội bộ:
Thuyên chuyển: Là việc chuyển người lao động từ công việc này sang
công việc khác hoặc từ địa dư này sang địa dư khác.
Luân chuyển: Là việc chuyển đổi định kỳ hoặc đột xuất vị trí công tác của
cán bộ sang một vị trí tương đương hoặc thấp hơn theo yêu cầu của tổ chức
nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra cho tổ chức. Một số dạng luân chuyển cơ bản
như: luân chuyển theo định kỳ; luân chuyển đột xuất; luân chuyển giữa các cơ
quan trung ương với nhau; luân chuyển từ trung ương tới địa phương và ngược
lại…
Đề bạt (thăng tiến): Là việc đưa người lao động vào một vị trí việc làm có
tiền lương cao hơn, có uy tín và trách nhiệm lớn hơn, có các điều kiện làm việc
và cơ hội phát triển nhiều hơn. Đề bạt có hai dạng: đề bạt ngang và đề bạt thẳng.
Xuống chức: Là việc đưa người lao động đến một vị trí việc làm có cương
vị và tiền lương thấp hơn, có trách nhiệm và cơ hội ít hơn. Thường là kết quả
của việc tinh giản biên chế hoặc kỷ luật…
Thôi việc: Là một quyết định chấm dứt quan hệ lao động giữa cá nhân

người lao động và tổ chức. Có ba dạng của thôi việc: giãn thợ; sa thải và tự thôi
việc.
Hưu trí: Không phải là thôi việc mà sự chia tay của người lao động cao
tuổi với tổ chức theo quy định về tuổi về hưu của pháp luật
2.1.3. Vai trò của bố trí, sắp xếp nhân lực
Tạo lập sức mạnh thống nhất cho tổ chức và các nhóm làm việc, phát huy
được sở trường làm việc của mỗi người, từ đó thúc đẩy nâng cao hiệu suất làm
việc và qua đó hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp. Bố trí, sắp xếp
nhân lực đảm bảo đúng số lượng, chất lượng; đúng người, đúng việc góp phần
làm gia tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong thu hút nhân lực, gia tăng
năng suất lao động và động lực làm việc của nhân viên.
2.2. Thực trạng công tác bố trí, sắp xếp nhân lực tại Công ty trách
nhiệm hữu hạn SumiDenso Việt Nam
2.2.1. Thực trạng nhân lực của Công ty TNHH SumiDenso Việt Nam
Những năm gần đây, Công ty chú trọng tới vấn đề bố trí và sắp xếp nhân
lực trong quá hoạt động và phát triển của Công ty.
Hiện nay đội ngũ nhân lực của Công ty gồm 9.295 công nhân viên.
Cơ cấu nhân lực của Công ty SumiDenso Việt Nam
 Theo trình độ đào tạo:
3


Đại học trở lên: 1.250 người, chiếm13,44% .
Cao đẳng: 2.986 người, chiếm 32,12%.
Trung cấp nghề: 3.592 người, chiếm 38,64%.
Lao động phổ thông: 1.467 người, chiếm 15,8%.
 Theo cơ cấu theo độ tuổi:
Từ 18 - 30: 6.795 người, chiếm 73,11%.
Từ 31- Dưới 40: 1.875 người, chiếm: 20,17%.
Dưới 50 tuổi: 625 người, chiếm 6,72%.

 Cơ cấu theo giới tính:
Nam: 4.125 người, chiếm: 44,37%.
Nữ: 5.170 người, chiếm: 55,62%.
Như vậy, ta có thể thấy rằng, hiện nay công ty TNHH SumiDenso Việt
Nam có số lượng cán bộ – công nhân viên trình độ Đại học trở lên chiếm 13,44
%, trình độ cao đẳng chiếm 32,12%, trình độ trung cấp chiếm 38,64%, còn lại là
lao động phổ thông. Bên cạnh đó, công ty có đội ngũ lao động trẻ với độ tuổi từ
18 - 30 tuổi chiếm tới 73,11%. Với cơ cấu lao động như vậy, có thể thấy công ty
có một lực lượng lao động với chất lượng tương đối cao, có sự chuyên môn hóa
theo ngành nghề, tạo ra ưu thế cạnh tranh lớn.
Tuy nhiên, công ty chưa thực sự phát huy được tối đa lợi thế này, do
phương pháp quản lý của công ty còn mang tính cứng nhắc đã làm giảm tính
năng động của các bộ phận cũng như cán bộ - công nhân viên của công ty.
Nhìn chung công ty có một lực lượng lao động đáp ứng đủ cả về số lượng
và chất lượng, số cán bộ - công nhân viên có trình độ đại học và trên đại học
luôn giữ các vị trí quan trọng trong công ty. Số cán bộ - công nhân viên có trình
độ Đại học và trên Đại học trong giai đoạn 2012 – 2014 tăng từ 935 người lên
1.250 người.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ lao động nữ luôn lớn hơn tỷ lệ lao động
nam. Năm 2012 tổng số lao động nữ là 4.289 lao động chiếm 60%, năm 2013 là
4.900 chiếm 64,7%, năm 2014 là 5.170 lao động chiếm 55,62%. Do đặc thù
công việc nên lao động nữ có xu hướng giảm vào năm 2014 nhưng vẫn chiếm tỷ
lệ cao hơn so với nam.
2.2.2 Công tác bố trí, sắp xếp nhân lực tại Công ty TNHH SumiDenso
Việt Nam
Công tác bố trí, sắp xếp nhân lực là một vấn đề rất quan trọng của mỗi cơ
4


quan, tổ chức. Nó quyết định sự thành bại, duy trì và phát triển của tổ chức và

khai thác tốt tiềm năng của nguồn nhân lực.
Bố trí, sắp xếp nhân lực hợp lý là yếu tố hàng đầu quyết định tới thái độ
làm việc của công nhân, kích thích làm việc hiệu quả, đem lại năng suất lao
động cao. Giúp đơn vị ổn định được cơ cấu tổ chức, tạo điều kiện dễ dàng cho
người quản lý quan tâm chú ý đến người lao động từ đó đưa ra các biện pháp
khích lệ, quản lý điều hành hiệu quả, bộ máy tổ chức được tinh giảm và gọn nhẹ
hơn, điều hòa nhân lực được phù hợp.
a. Công tác biên chế nội bộ
Các cán bộ - công nhân viên phòng, ban được bố trí đúng chuyên môn,
trình độ phù hợp với năng lực sở trường và chuyên môn nên đã phát huy được
có hiệu quả công việc được giao.
b. Công tác luân chuyển
Hàng năm, công ty luôn chủ động xây dựng kế hoạch và phương án điều
động luân chuyển nhằm đáp ứng yêu cầu của công ty, đạt được kết quả sau:
Năm 2012 đã điều động luân chuyển 212 lượt nhân lực trong đó:
- Luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ của Công ty: 112 lượt nhân lực,
trong đó:
+ Cán bộ: 15 lượt;
+ Công nhân: 97 lượt.
- Luân chuyển để phù hợp với hoàn cảnh gia đình: 55 lượt nhân lực, trong
đó:
+ Cán bộ: 03 lượt;
+ Công nhân: 52 lượt.
- Luân chuyển để phòng ngừa sai phạm: 45 lượt nhân lực, trong đó:
+ Cán bộ: 06 lượt;
+ Công nhân: 39 lượt.
Năm 2013 công ty thực hiện điều động luân chuyển 185 lượt nhân lực
trong đó:
- Luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ của Công ty: 105 lượt nhân lực,
trong đó:

+ Cán bộ: 18 lượt;
+ Công nhân: 87 lượt.
- Luân chuyển để phù hợp với hoàn cảnh gia đình: 32 lượt nhân lực, trong
đó:
5


+ Cán bộ: 03 lượt;
+ Công nhân: 29 lượt.
- Luân chuyển để phòng ngừa sai phạm: 48 lượt nhân lực, trong đó:
+ Cán bộ:09 lượt;
+ Công nhân: 39 lượt.
Năm 2014 thực hiện điều động luân chuyển 123 lượt nhân lực trong đó:
- Luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ của công ty: 79 lượt nhân lực, trong
đó:
+ Cán bộ: 03 lượt;
+ Công nhân: 76 lượt.
- Luân chuyển để phù hợp với hoàn cảnh gia đình: 25 lượt nhân lực, trong
đó:
+ Cán bộ: 06 lượt;
+ Công nhân: 19 lượt.
- Luân chuyển để phòng ngừa sai phạm: 19 lượt nhân lực, trong đó:
+ Cán bộ: 02 lượt;
+ Công nhân: 17 lượt.
c. Công tác thuyên chuyển
- Năm 2012: 25 lượt nhân lực, trong đó:
+ Cán bộ: 02 lượt
+ Công nhân: 23 lượt
- Năm 2013: 18 lượt nhân lực, trong đó:
+ Cán bộ: 04 lượt;

+ Công nhân: 14 lượt.
- Năm 2014: 21 lượt nhân lực, trong đó:
+ Cán bộ: 01 lượt;
+ Công nhân: 20 lượt.
d. Hưu trí
Đặc thù công việc của công ty là sản xuất mạng dây điện và các thiết bị
điện tử sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử và ô – tô xuất khẩu nên từ khi
thành lập, công ty không sử dụng lao động trên 50 tuổi và không có chế độ hưu
trí cho cán bộ - công nhân viên.
e. Thôi việc
- Năm 2012: 120 nhân lực, trong đó:
+ Sa thải: 10 nhân lực;
6


+ Tự thôi việc: 110 nhân lực;
- Năm 2013: 103 nhân lực, trong đó:
+ Sa thải: 05 nhân lực;
+ Tự thôi việc: 98 nhân lực.
- Năm 2014: 99 nhân lực, trong đó:
+ Sa thải: 02 nhân lực;
+Tự thôi việc: 97 nhân lực.
2.2.3. Đánh giá kết quả bố trí, sắp xếp nhân lực tại công ty TNHH
SumiDenso Việt Nam
2.2.3.1. Ưu điểm
Trong những năm qua, công tác bố trí, sắp xếp nhân lực tại công ty
TNHH SumiDenso Việt Nam đã đạt được những hiệu quả đáng kể.Công tác bố
trí, sắp xếp nhân lực đã được cán bộ - công nhân viên nghiêm túc thực hiện, với
tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, phát huy tinh thần chủ động sáng tạo.
Được sự quan tâm của cơ quan địa phương cùng với sự quyết tâm của cán

bộ - công nhân viên công ty TNHH SumiDenso Việt Nam trong việc thực hiện
nhiệm vụ của những năm qua đạt được kết quả đáng khích lệ. Đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng được củng cố về chuyên môn, ý thức trách nhiệm, kỷ
luật.

2.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế đó là chưa nhận được sự đồng tình cao
của người lao động, công tác luân chuyển, thuyên chuyển chưa đem lại hiệu quả
cao.Tình trạng tự thôi việc vẫn xảy ra.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do:
- Người quản lý còn thiên về tình cảm cá nhân và còn bị các mối quan hệ
khác chi phối.
- Bố trí, sắp xếp nhân lực của công ty chưa căn cứ vào năng lực sở trường
của từng cán bộ - công nhân viên.
- Ý thức tự phấn đấu của cán bộ - công nhân viên chưa cao.
2.3 Một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bố trí,
sắp xếp nhân lực tại Công ty SumiDenso Việt Nam
2.3.1 Một số giải pháp
Thứ nhất, người quản lý cần cân đối giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập
7


thể, tránh đưa tình cảm cá nhân vào công việc.
Thứ hai, công ty cần bố trí, sắp xếp nhân lực theo đúng chuyên môn và
năng lực sở trường của từng cán bộ - công nhân viên.
Thứ ba, công ty cần có những chính sách đãi ngộ, chế độ khen thưởng
hợp lý để tạo động lực phấn đấu làm việc cho cán bộ - công nhân viên.
2.3.2 Một số khuyến nghị
a. Khuyến nghị đối với Nhà nước
Cần có những chính sách ưu đãi nhằm động viên, khích lệ Doanh nghiệp
phát triển như:

- Giảm thuế, miễn thuế nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
- Tạo môi trường pháp luật đảm bảo để doanh nghiệp tự do kinh doanh và
phát triển.
b. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần quán triệt bố trí, sắp xếp nhân lực gắn kết chặt chẽ với
chức vụ.
Cách dùng người phải căn cứ vào năng lực của họ để cho họ một chức
danh. Phải biết căn cứ vào tài năng cao, thấp của nhân viên để cất nhắc họ vào
những chức vụ thích hợp, căn cứ vào đạo đức phẩm chất của họ để xác định vị
trí của họ. Vật dụng không thể chỉ nhìn bề ngoài để đánh giá tác dụng, nhưng
với mỗi con người cần có một chức danh phù hợp để tạo động lực, khuyến khích
họ trong công việc.
c. Khuyến nghị đối với người lao động
Cần nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lành nghề và tác phong làm
việc của người lao động được thể hiện ra khi họ sử dụng các công cụ sản xuất
thành thạo, đáp ứng những yêu cầu về chất lượng sản phẩm, cùng những sản
phẩm hàng hóa có tính chuyên nghiệp hóa. Người lao động có trình độ nghề
nghiệp không những cần có kỹ năng lao động mà còn phải có sáng tạo trong quá
trình sản xuất. Thực tế cho thấy chỉ khi nào người lao động, người quản lý có
kiến thức và trình độ nghề nghiệp thì mới tiếp cận, nhanh chóng tiếp thu, vận
dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, có ý thức và tinh thần sáng
tạo.

3 Kết luận
Công tác bố trí và sắp xếp nhân lực hiệu quả luôn là vấn đề phức tạp và
8


khó khắn đối với các nhà quản trị. Đây là một khâu rất quan trọng trong các cơ
quan, doanh nghiệp. Việc bố trí, sắp xếp hợp lý sẽ tạo sự đi lên cần cho cơ quan,

tổ chức làm ổn định cuộc sống người lao động, góp phần lớn trong quá trình
công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Từ thực tiễn phát triển một cách kỳ
diệu của quốc gia khan hiếm nguồn tài nguyên như Nhật Bản đã cho thấy, yếu tố
quan trọng nhất đó chính là “Con Người”. Với dân số hơn 80 triệu dân, Việt
Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng về nguồn nhân lực. Tuy nhiên, để vận
dụng tối đa nguồn nhân lực dồi dào đó thì cần phải có những phương pháp hợp
lý. Với báo cáo khoa học trên, tuy kiến thức còn nhiều hạn chế nhưng chúng tôi
mong sẽ góp được phần nào trong việc cải thiện công tác bố trí, sắp xếp nhân
lực tại công ty TNHH SumiDenso Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. PGS.TS Trần Kim Dung, Quản trị Nguồn nhân lực, Nxb Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh, năm 2010.
[2]. ThS. Nguyễn Văn Điềm, Giáo trình Quản trị nhân lực, Nxb Đại học Kinh tế
quốc dân, Hà Nội, năm 2012.
[3]. TS. Nguyễn Hữu Thân, Quản trị nhân sự, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
[4]. Nhóm 8, Bố trí nguồn nhân lực, Khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học
Công nghiệp TP Hồ Chí Minh, năm 2014.
[5]. Lê Thị Như, Nâng cao hiệu quả công tác bố trí và sử dụng nhân lực hợp lý
tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I, lớp Kinh tế lao động 47, Khoa
Kinh tế và Quản trị nguồn nhân lực, năm 2010.
[6]. Lê Thị Vân Anh, Hoàn thiện việc bố trí, sắp xếp lao động tại Công ty cổ
phần thiết bị Y tế MEDINSCO – Hà Nội, Khoa Kinh tế lao động và dân số Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2013.
[7]. Báo cáo tổng kết và các tài liệu liên quan của Công ty TNHH SumiDenso
Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014.

9


10




×