Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

: Sưu tầm một số bài đồng dao và thiết kế trò chơi tương ứng nhằm phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ 56 tuổi.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.29 KB, 45 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠMKON TUM
KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON

------

BÀI TẬP LỚN
Tên đề tài: Sưu tầm một số bài đồng dao và thiết kế trò chơi tương ứng
nhằm phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi.

Sinh viên thực hiện: HUỲNH THỊ NGỌC HƯƠNG
TRƯƠNG NGUYỄN THU HIỀN

Giáo viên hướng dẫn : NGUYỄN THỊ CÚC
Lớp

: K21 GDMN
- Kon Tum, 04/03/2017 -


LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa giáo dục mầm
non Trường CĐSP Kon Tum. Đặc biệt vô cùng biết ơn cô Nguyễn Thị Cúc đã tận tình
hướng dẫn giúp đỡ chúng em hoàn thành bài tập và qua bài tập này cô đã cho em biết
nhiều kinh nghiệm, kĩ năng cũng như có những hành trang vững chắc để bước tiếp trên
con đường sự nghiệp “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”
Xin chúc các thầy cô giáo sức khỏe, kính chúc cô Nguyễn Thị Cúc tiếp tục đạt được
nhiều thành công lớn trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Kon Tum 2017
Sinh viên
Huỳnh Thị Ngọc Hương
Trương Nguyễn Thu Hiền




LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng
em và được sự hướng dẫn khoa học của cô Nguyễn Thị Cúc. Các nội dung nghiên cứu,
kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước
đây.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào chúng em xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm về nội dung bài tập lớn của mình.


MỤC LỤC
1.Lời cam đoan……………………………………………………………………….i
2.Lời cảm ơn………………………………………………………………………… ii
3. Mục lục………………………………………………………………………….....iii

A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài...............................................................................................trang
2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………
3. Đối tượng xây dựng khách thể……………………………………………….
4. Giả thuyết khoa học…………………………………………………………..
5. Các nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………….
6. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………….
7. Đóng góp mới của đề tài………………………………………………………

B.NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Một số cơ sở lí luận của đề tài……………………………………………………
1.1.1 Khái niệm, phân loại đồng dao………………………………………..
1.1.2 Mối quan hệ giữa đồng dao và các loại trò chơi được tổ chức trong trường

mầm non……………………………………………………………………………
1.1.3 Đồng dao và trò chơi có sử dụng đồng dao ảnh hưởng đến sự phát triển khả
năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi………………………………………….
1.2
1.2.1 Vai trò của giao tiếp đối với trẻ 5-6 tuổi…………………………………..
1.2.2 Đặc điểm, khả năng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi…………………………
CHƯƠNG 2. SƯU TẦM
2.1 Sưu tầm một số bài đồng dao
2.1.1 Đồng dao trẻ em hát…………………………………………………….
2.1.2 Đồng dao trẻ em hát – chơi…………………………………………….
2.1.3 Đồng dao hát ru………………………………………………………….
2.1.4 Đồng dao đố vui………………………………………………………..
2.1.5 Ca dao……………………………………………………………..
2.2 Thiết kế một số trò chơi có sử dụng các bài đồng dao.
2.2.1 Trò chơi 1…………………………………………………………….
2.2.2 Trò chơi 2………………………………………………………………….
2.2.3 Trò chơi 3…………………………………………………………….

C .KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
1.Kết luận……………………………………………………………………….
2.Kiến nghị…………………………………………………………………………….

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO


A.MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Do ngôn ngữ đặc thù, đồng dao đã góp phần trong việc bồi dưỡng rèn luyện
tiếng nói cho trẻ thơ.Sinh hoạt đồng dao có tác dụng luyện trí nhớ cho trẻ em. Trẻ
không thuộc bài hát thụ động mà thuộc với tất cả sự hứng thú của nó.

Tham gia sinh hoạt đồng dao là đứa trẻ đã bắt đầu bước vào sinh hoạt văn hóa tập thể
một cách tự nguyện. Tuỳ theo lứa tuổi, trẻ có thể chơi các trò khác nhau. Lúc còn nhỏ,
chúng có thể chơi các trò: Chi chi chành chành, thi chân đẹp, kéo cưa lừa xẻ, dung
dăng dung dẻ… Khi lớn hơn ở lứa tuổi mẫu giáo , trẻ có thể chơi những trò chơi khó
như kết hợp các động tác và hơi thở trong lúc hát, lúc diễn: trốn tìm, thả đỉa ba ba,
rồng rắn, nhảy ra nhảy vô, bịt mắt bắt dê, chuyền thẻ...Đồng dao cũng là một cuốn từ
điển sống, chứa đựng một kho từ vựng phong phú.Qua sinh hoạt đồng dao trẻ em được
tiếp xúc, tập phát âm, khám phá và rèn luyện với ngôn ngữ tiếng Việt một cách có ý
thức.
Đối với các em nhỏ, thì trong một bài đồng dao số lượng từ còn ít như ở trò Chi
vi chít vít: Chi vi/ Chít vít/ Bán mít/ chợ Đông/ Bán hồng/ chợ Tây/ Bán mây/ chợ
huyện/ Bán miến/ chợ Đào/… (có các từ: mít, hồng, mây, miến, chợ, bán…).Thông
qua kho tàng từ ngữ giàu có, đồng dao giáo dục các em nhận thức được tự nhiên và xã
hội. Trong đồng dao, ngôn ngữ có tính thơ ca, có vần, có nhịp ngữ nghĩa không phải là
yếu tố được quan tâm duy nhất, mà trẻ chú ý nhiều đến ngữ âm, nhịp vần. Đó là một
thứ lời nói vần, một bước trung gian từ ngôn ngữ giao tiếp đến thơ dân gian. Nhiều trò
chơi có yêu cầu thao tác, các thao tác phải đều đặn và đồng loạt.
Khi biết nói ở lứa tuổi lên 3, thì bé bắt đầu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, đồng
thời với khả năng bộc lộ cảm xúc thông qua giao tiếp phi ngôn ngữ qua ánh mắt với
những nét mặt và các dấu hiệu của cơ thể, nếu được đáp ứng đầy đủ sẽ giúp cho bé
hình thành sự tự tin vào bản thân cũng như xây dựng những mối tương giao với mọi
người xung quanh.
Vì thế kỹ năng giao tiếp được xem là một năng lực cần thiết cho trẻ mở rộng
quan hệ từ trong gia đình cho đến ngoài nhà trường và xã hội. Đây là một kỹ năng
phức tạp bao gồm nhiều yếu tố và khác nhau, vì thế ngoài những yếu tố của năng lực
nội tại có sẵn nơi trẻ, thì các bậc phụ huynh, giáo viên mầm non cũng cần quan tâm áp
dụng những biện pháp để giúp trẻ phát triển về kỹ năng giao tiếp thông qua việc tổ
chức trò chơi tác động bằng cách kích thích nhiều giác quan, mà chủ yếu là nghe –
nhìn. Điển hình và các câu đồng dao, đều được thiết kế ngắn gọn và từ ngữ rất bắt tai.
Từ đấy trẻ sẽ dễ dàng ghi nhớ các câu đồng dao và đọc theo. Trẻ sẽ được nghe các bài

đồng dao từ thầy cô, bạn bè, cha mẹ thông qua các trò chơi có liên quan, nhìn các bạn
và đọc theo. Góp phần phát triển kĩ năng giao tiếp của trẻ, từ đây ta có thể khẳng định
các bài đồng dao góp phần to lớn đối với sự phát triển kĩ năng giao tiếp của trẻ.
Ở các trường mầm non đa số đã đưa các bài đồng dao vào các nhóm trẻ có độ
tuổi từ 2 tuổi trở lên và được thiết kế dưới dạng trò chơi là phổ biến nhất. Điều ấy sẽ


tạo hứng thú cho trẻ và giúp trẻ dễ dàng tiếp thu được bài học thông qua các bài đồng
dao.
2. Mục đích nghiên cứu
- Dựa trên những lời đồng dao và thiết kế các trò chơi phù hợp với chủ đề đồng dao
- Cho trẻ làm quen với các bài đồng dao và chơi các trò chơi tương ứng với các bài
đồng dao đó.
- Giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về: ngôn ngữ, thể chất, nhận thức, thẩm mỹ và
tình cảm quan hệ xã hội, hướng trẻ đến với truyền thống văn hóa dân tộc.
- Với những bài đồng dao mới này còn có thể sử dụng phù hợp cho một số chủ đề của
năm học như: thực vật, động vật, dinh dưỡng, nghề nghiệp, quê hương, giao thông…
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng( tên đề tài)
Sưu tầm một số bài đồng dao và thiết kế trò chơi tương ứng nhằm phát triển khả
năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi.
3.2 Khách thể tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Với các bài đồng dao sáng tác được, tôi áp dụng trong công tác giáo dục trẻ tại
trường mầm non hoa trạng nguyên như sau:
- Tôi tổ chức cho trẻ làm quen với các bài đồng dao ở mọi lúc mọi nơi: trong giờ làm
quen với văn học, giờ hoạt động ngoài trời, giờ hoạt động góc, các hoạt động chuyển
tiếp, giờ sinh hoạt chiều và tích hợp trong các môn học khác , trong tất cả các chủ đề
của năm học…
- Tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với các bài đồng dao tùy theo từng
chủ đề, tùy theo nội dung giáo dục mà giáo viên có thể lựa chọn những bài đồng dao

khác nhau và phù hợp.
- Giúp trẻ hiểu được nội dung ngôn ngữ riêng của từng bài đồng dao làm phong phú
vốn từ cho trẻ.

4. Giả thuyết khoa học
a) Đối với trẻ đến trường là vừa học, vừa chơi, học thông qua lúc chơi. Nếu các trò
chơi trong quá rình học của trẻ được thiết kế hấp dẫn phù hợp với đặc điểm tâm sinh
lý của trẻ thì trò chơi sẽ góp phần tích cực trong việc giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi giúp trẻ
học tập thoải mái hơn, hiệu quả hơn.


b) Chúng em cho rằng việc sưu tầm và thiết kế các trò chơi đồng dao sẽ giúp ích cho
công tác giáo dục chăm sóc trẻ 5-6 tuổi.
5. Các nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu lí luận về đề tài nghiên cứu
- Sưu tầm một số bài đồng dao.
- Thiết kế trò chơi nhắm phát khả năng giao tiếp cho trẻ.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp đọc sách và tài liệu.
7. Đóng góp mới của đề tài.
Đề tài: Sưu tầm một số bài đồng dao và thiết kế trò chơi tương ứng
nhằm phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi.
Thứ nhất đề tài này nhằm mang đến cho người đọc những hiểu biết về sự phong phú của
thể loại đồng dao Việt Nam ta có từ xưa đến nay.
Thứ hai đề tài đem đến cho người đọc một số trò chơi được thiết kế từ các bài đồng dao
để dạy cho trẻ nhằm phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi.
B.NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.Một số cơ sở lí luận của đề tài

1.1 Khái niệm, phân loại đồng dao
Đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam. Đồng dao
bao gồm nhiều loại: các bài hát, câu hát trẻ em, lời hát trong các trò chơi, bài hát ru em...
Thường gặp nhất là các bài đồng dao gắn liền với các trò chơi trẻ em. Nói chung, đồng
dao trong các trò chơi trẻ em ở các vùng miền đều khá giống nhau ở nội dung, chỉ khác
một vài tiếng địa phương.
Ngày nay, cùng với các trò chơi dân gian, đồng dao không còn phổ biến như xưa.
Có thể xác định hệ thống đồng dao Việt Nam gồm năm bộ phận:
Đồng dao trẻ em hát
Đồng dao trẻ em hát-trẻ em chơi
Đồng dao hát ru
Đồng dao trẻ em đố vui
Ca dao cho trẻ em
Ranh giới giữa các thể loại trên chỉ là tương đối.
1.2 Mối quan hệ giữa đồng dao và các loại trò chơi được tổ chức trong trường mầm non.
Nhiều loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian khác đã được sưu tầm, biên
soạn, điều tra, nghiên cứu và phát huy, thì trò chơi - đồng dao vốn mang những giá trị
quý báu trong việc giáo dục và phát triển tâm lý, tính cách cho trẻ em.
Môi trường vui chơi, thực hành của trẻ trong những trò chơi - đồng dao
cũng chính là một môi trường trao truyền cho các em giá trị văn hóa của cộng đồng


phong phú, đa dạng và linh hoạt. Với sự thay đổi của thời gian và không gian văn hóa,
trò chơi - đồng dao ngày nay cần có những thể loại và 'sắc thái' mới, đa dạng, phù hợp
với các đặc điểm tâm, sinh lý, môi trường sinh hoạt và học tập, đồng thời cũng là trường
học của cuộc sống thì mới thực sự đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và hoạt động
của trẻ. Nội dung, yêu cầu và hình thức của các trò chơi phải phong phú, thỏa mãn nhu
cầu phát triển nhiều mặt cho các em. Mỗi trò chơi phải như mở ra trước mắt trẻ những
không gian vui chơi mới lạ, hấp dẫn, những sự trải nghiệm đa dạng, độc đáo để thu hút
trẻ tích cực và hào hứng khi tham gia vào các hoạt động vui chơi, đồng thời cũng kích

thích sự chủ động, phát huy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ.
Trò chơi nói chung và trò chơi - đồng dao nói riêng có ý nghĩa và vai trò
quan trọng trong việc giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ. Thông qua hoạt động vui
chơi, trẻ em sẽ được tập làm quen với các tình huống và kỹ năng trong cuộc sống sau
này. Những cảm xúc đa dạng, những mối quan hệ, quy tắc trong ứng xử, giao tiếp hay
các trải nghiệm phong phú, đa dạng của cuộc sống thông qua các trò chơi, đặc biệt là các
trò chơi - đồng dao không chỉ hằng ngày, hằng giờ bồi đắp đời sống tinh thần và hoàn
thiện các chức năng tâm, sinh lý cho các em mà còn tạo nên khả năng tự điều chỉnh, sự
thích ứng nhanh và những ứng xử văn hóa trong môi trường tập thể, cộng đồng và xã
hội. Chính vì nhận thức được vai trò và giá trị độc đáo của những khúc đồng dao xưa mà
trong nhiều thập niên gần đây đã xuất hiện những sáng tác, biên soạn, tuy không nhiều,
của một số tác giả dựa trên chất liệu của những khúc đồng dao. Những sáng tác này đã
và đang được đông đảo trẻ em hào hứng đón nhận.
Thông qua các trò chơi - đồng dao, đặc biệt là các trò chơi phát triển khả
năng thực hành nghệ thuật, trẻ cũng sẽ thể hiện lòng yêu thích cái đẹp và năng khiếu làm
ra cái đẹp, từ đó trẻ sẽ có được các định hướng về giá trị thẩm mỹ trong cuộc sống. Tạo
điều kiện cho trẻ chơi là mở những con đường để trẻ có thể phát triển một cách tự nhiên
nhất.
1.3 Đồng dao và loại trò chơi có sử dụng đồng dao ảnh hưởng đến sự phát triển khả năng
giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Trò chơi dân gian là một hoạt động có tác động mạnh mẽ đến trẻ em, nó
là phương tiện giáo dục nhân cách toàn diện cho trẻ mầm non. Trò chơi dân gian cung
cấp cho các em những kiến thức xã hội cần thiết cho cuộc sống của trẻ: tập mua bán, tập
lao động, làm quen với các nghề nghiệp trong xã hội…
Trò chơi dân gian là phương tiện giáo dục trẻ em có thái độ đúng đắn trong các mối quan
hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Nhất là trẻ có độ tuổi
từ 5 đến 6 tuổi đang trong ngưỡng sắp bước vào lớp một cần phải chú trọng việc phát
triển nhân cách cho trẻ một cách đúng đắn nhưng vẫn không gây áp lực cho trẻ thì các trò
chơi liên kết với các bài đồng dao là một ví dụ điển hình cho giải pháp tốt mà vẫn có
hiệu quả cao.

Ở độ tuổi 5 đến 6 tháng tuổi, trẻ vẫn còn bỡ ngỡ với mọi sự vật, hiện tượng.Trò chơi dân
gian giúp cho trẻ phát triển trí tưởng tượng, cũng là phương tiện phát triển ngôn ngữ có
hiệu quả. Khi tham gia chơi, trẻ được ca hát, nhảy múa, đối đáp… Qua đó, vốn từ của trẻ
được phong phú, ngôn ngữ mạch lạc.


Trò chơi dân gian là phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ một cách có hiệu quả. Khi
tham gia vào các trò chơi vận động dân gian, các vận động cơ bản của trẻ được rèn
luyện, nhờ đó mà trẻ trở nên nhanh nhẹn, kéo léo, hoạt bát trong hoạt động.
Trò chơi dân gian còn có ý nghĩa trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. còn góp
phần hình thành nhân cách văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt Nam.
2.
2.1 Vai trò của giao tiếp đối với trẻ 5-6 tuổi.
* Giao tiếp giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh
- Thông qua giao tiếp và các câu nói của ngườu lớn, trẻ em làm quen với các sự vật, hiện
tượng có trong môi trường xung quanh, hiểu được những đặc tính, tính chất, công dụng
của các từ tươnmg ứng với nó.
- Giao tiếp giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh.
- Thông qua giao tiếp và các câu nói của người lớn, trẻ em làm quen với các sự vật, hiện
tượng có trong môi trường xung quanh, hiểu được những đặc tính, tính chất, công dụng
của các từ tương ứng với nó.
- Giao tiếp là phương tiện giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy.
- Giao tiếp là phương tiện giúp trẻ vui chơi và nhận thức thế giới xung quanh. Giúp trẻ
trao đổi những ý đồ chơi, giao lưu tình cảm lúc chơi, phát triển tư duy và trí tưởng tượng
của trẻ.
- Giao tiếp không những là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh mà còn là
phương tiện để trẻ biểu hiện nhận thức bên ngoài.
* Giao tiếp là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ
- Giao tiếp là phương tiện để giao lưu cảm xúc và phát triển tình cảm.
- Khi giao tiếp với người lớn, trẻ nhận được những sắc thái tình cảm khác nhau. Qua nét

mặt, giọng nói, ngữ điệu, ngữ nghĩa chứa đựng trong các từ, các câu nói, dần dần trẻ
củng biết thể hiện những cảm xúc khác nhau của mình.
- Trong quá trình giao tiếp, người lớn luôn hướng dẫn, uốn nắn hành vi của trẻ bằng lời
nói, nét mặt, nụ cười khiến trẻ có thể nhận ra hành vi của mình là đúng hay sai. Bằng con
đường đó, trẻ dần dần hình thành được những thói quen tốt và học được những cách ứng
xử đúng đắn.
* Giao tiếp là công cụ giúp trẻ hòa nhạp với cộng đồng và trở thành thành viên của cộng
đồng
- Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn, trẻ dần hiểu được những quy định chung của
cộng đồng mà mọi thành viên trong cộng đồng phải thực hiện.
- Mặt khác, trẻ cũng có thể sử dụng giao tiếp của mình để bày tỏ những nhu cầu mong
muốn của mình đối với các thành viên trong cộng đồng
- Nhờ có giao tiếp, thông qua các câu chuyện, trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực
đạo đức của xã hội và hòa nhập xã hội tốt hơn.
2.2 Đặc điểm khả năng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi.
- Trẻ từ 5-6 tuổi có thể sử dụng thông thạo tiếng mẹ đẻ để giao tiếp. Khả năng ngôn ngữ
của trẻ liên quan chặt chẽ đến sự phát triển trí tuệ và những kinh nghiệm của trẻ. Trẻ có
thể dùng ngôn ngữ để thể hiện các mối quan hệ qua lại nhiều mặt của các sự vật, hiện


tượng trong cuộc sống mà trẻ nhận thức được, bước đầu có sự khái quát và đưa ra kết
luận như: " Chanh thì chua còn đường thì ngọt" ; " Bố là đàn ông còn mẹ là đàn bà".
- Vốn từ của trẻ ở lứa tuổi này đã phong phú, trẻ đã hiểu được một số từ đại khái, biết sử
dụng một số từ ghép đơn giản và có ý nghĩa đối lập: bé xíu, to đùng, chua chua, ngọt
ngọt,... lời nói của trẻ đã có sự biểu cảm , biết sử dụng ngữ điệu, cách nói so sánh để diễn
đạt, thu hút sự chú ý của mọi người.
- Trẻ ở lứa tuổi này rất thích sử dụng các từ trẻ mới biết hoặc từ trẻ tự nghĩ ra. Trẻ đưa
chúng vào các họat động ngôn ngữ sáng tạo ,như khi kể chuyện, đóng kịch, các trò chơi
đóng vai,..
- Tuy nhiên khả năng ngôn ngữ của từng cá nhân trẻ ở lứa tuổi này vẫn có sự khác biệt

lớn về mức độ phong phú về vốn từ, về cách diễn đạt mạch lạc và nói đúng ngữ pháp và
cách thể hiện lời nói sáng tạo. Do đó cô cần chú ý trong quá trình giáo dục phát triển
ngôn ngữ cho trẻ đẻ rút ngắn sự khác biệt trên và phát huy vốn tích cực của trẻ, khuyến
khích trẻ sử dụng chung khi trẻ tự kể và trao đổi với những người xung quanh.
CHƯƠNG 2: SƯU TẦM
2.1 Sưu tầm một số bài đồng dao
2.1.1 Đồng dao trẻ em hát
A-Ă-Â
1. Ăn một quả na
Bằng ba quả quýt
Tôi ngồi nói thiệt
Quả quít thì chua
Bắt vua phải trả
Quả vả thì chát
Tôi tát mặt quan
Quan chạy la làng
Quăng đi quả quít
Quăng đi quả vả
Trả về quả na.
2. Ăn một bát cơm
Nhớ người cày ruộng
Ăn một đĩa muống
Nhớ người đào ao
Ăn một quả đào
Nhớ người vun gốc
Ăn một con ốc
Nhớ người đi mò
Sang đò
Nhớ người chèo chống
Nằm võng

Nhớ người mắc dây
Đứng mát gốc cây
Nhớ người trồng trọt.


B
3. Ba bà đi bán lợn con
Bán đi chẳng được lon xon chạy về.
Ba bà đi bán lợn sề
Bán đi chẳng được chạy về lon xon.
4. Ba bà đi chợ mua bốn quả dưa
Chia đi chia lại đã trưa mất rồi
May sao lại gặp một người
Ba bà ba quả phần tôi quả này.
5. Bà già dung dẻ đi chơi
Trẻ em lọm khọm lo người đấm lưng.
6. Ban đêm oi bức mặt trời
Ban ngày mát mẻ trăng cười trên cao
Ban đêm nắng đỏ hồng hào
Ban ngày nhấp nháy ông sao đầy trời.
7. Bàn tay trắng
Bàn tay đen
Đĩa đậu đen
Đĩa đậu đỏ
Bỏ vô nồi
Nước sôi.
8. Bao giờ cho đến tháng ba
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng
Hùm nằm cho lợn liếm lông
Quả hồng mòng nuốt bà già tám mươi1

Nắm xôi nuốt trẻ lên mười
Chân giò, chai rượu nuốt người lao đao.
Lúa mạ nhảy lên ăn bò
Cỏ năn, cỏ lác rình mò bắt trâu2
Gà con đuổi bắt diều hâu
Chim ri đánh đuổi vỡ đầu bồ nông.
9. Bao giờ cho đến tháng năm
Thổi nồi cơm nếp vừa nằm vừa ăn.


10. Bao giờ cho chuối có cành
Cho sung có nụ, cho hành có hoa
Bao giờ cho khỉ đeo hoa
Cho voi đánh sáp, cho gà nhuộm răng.
11. Bắc kim thang cà lan bí rợ
Cột bên kèo là kèo bên cột
Chú bán dầu qua cầu mà té
Chú bán ếch ở lại làm chi
Con le le đánh trống thổi kèn
Con bìm bịp thổi tò tí le tò le.
12. Bắc thang lên đến cung mây
Hỏi sao chú Cuội phải ấp cây cả đời
Cuội nghe thấy nói, Cuội cười
Bởi hay nói dối phải ngồi ấp cây.
13. Băm bầu, băm bí
Băm chị thằng Ngô
Băm cô thuốc lào
Bán thuốc cho tao
Ba đồng một điếu.
14. Bắt lươn, lươn bò xuống cỏ

Bắt cò, cò bỏ cò bay
Ôi thôi hỏng cả đôi tay
Lươn bò xuống cỏ, cò bay lên trời.
15. Bê là bê vàng
Bê đứng rềnh ràng
Bê đi với mẹ
Bê đừng chạy xuống bể
Bê đừng chạy lên ngàn
Mà cọp mang
Mà sấu nuốt
Đi tìm nơi cỏ tốt
Bê gặm cho ngon
Bê là bê con
Bê là bê vàng...
16. Bí ngô (đỏ) là cô đậu nành
Đậu nành là anh dưa chuột


Dưa chuột là ruột dưa gang
Dưa gang là nàng dưa hấu
Dưa hấu là cậu bí ngô
Bí ngô là cô đậu nành...
17. Bò đen húc lẫn bò vàng
Bò trắng mất vía nhảy quàng xuống ao.
18. Bong bóng thì chùm
Gỗ lim, thì nổi
Đào ao bằng chổi
Quét nhà bằng mai
Hòn đá dẻo dai
Hòn xôi rắn chắc

Gan lợn thì đắng
Bồ hòn thì bùi
Hương hoa thì hôi
Nhất thơm thì cú
Hay sủa thì trâu
Hay cày thì chó.
19. Bồ các là bác chim ri
Chim ri là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các
Bồ các là bác chim ri...
20. Bố mày đi tát, mẹ mày đi hôi
Ở nhà tao xách cỗ xôi lên trời.
21. Bông chi
Bông bác
Bác chi
Bác hùm
Hùm chi
Hùm beo
Beo chi
Beo lùm
Lùm chi
Lùm tài
Tài chi
Tài thụt.


22. Bồng bồng cõng rồng đi chơi
Gặp khi tối trời

Rồng rơi cái bịch
Các quan lích kích
Cõng rồng lên ngai
Rồng vươn vai
Rồng tái mặt
Quan vuốt mắt
Rồng nằm im
Ba hồi trống chiêng
Hạ rồng xuống lỗ.
23. Buổi mai ngủ dậy
Ra tắm bể Đông
Đạp cây xương rồng
Kéo lên chín khúc
Gặp mệ bán cá úc
Đổ máu đầy cầu
Gặp mệ bán dầu
Dầu trơn lầy lẫy
Gặp mệ bán giấy
Giấy mỏng tanh tanh
Chanh chua như dấm
Gặp mệ bán nấm
Nấm lại một tai
Gặp mệ bán khoai
Khoai loi một cổ
Gặp mệ bán rổ
Rổ sưa rếc rếc
Gặp mệ bán ếch
Ếch nhảy lom xom
Gặp mệ bán nhom
Nhom đỏ loi lói

Gặp mệ bán mói
Mói mặn như tương
Gặp mệ bán đường
Đường đen thui thủi
Gặp mệ bán chui
Chui nhọn veo vẻo
Gặp mệ bán kéo
Kéo sổ ngạt ra
Gặp mệ bán ca


Ca kêu chít chít
Gặp mệ bán mít
Mít mủ cả tay
Xay kêu lộn ộn
Gặp mệ côi động
Mệ ơi là mệ.
24. Buổi mai ngủ dậy
Xuống tắm biển Đông
Gặp một con rồng
Nổi lên chín khúc
Gặp bà bán cá úc
Máu chảy đầy cầu
Gặp bà bán dầu
Dầu thơm hoa lý
Gặp bà bán bí
Bí chẻ hai cheng
Cheng chua như dấm
Gặp bà bán nấm
Nấm mất một tai

Gặp bà bán khoai
Khoai mất một cổ (củ)
Gặp bà bán rổ
Rổ sưa rế rế
Gặp bà bán ếch
Ếch nhảy lom xom
Gặp bà bán nhom
Nhom đỏ loi lói
Gặp bà bán mói (muối)
Mói mặn như tương
Gặp bà bán hương
Hương thơm phưng phức
25. Buổi mai ăn cơm cho no
Đi ra chợ Gio
Mua chín cái tréc
Đắp chín cái lò
Cái nấu canh ngò
Cái kho củ cải
Cái nấu chuối xanh
Cái nấu cá kình
Cái rim thịt vịt
Cái hầm thịt gà


Cái nấu om cà
Cái kho đu đủ
Cái nấu củ khoai tây
Nghe tin anh học trường này
Bồn chồn trong dạ bỏ chín cái tréc này không coi.
26. Buổi mai ngủ dậy

Ăn một bụng cơm no
Chạy ra chợ nọ
Mua chín cái trách
Đặt quách lên lò
Một cái kho ngò
Hai cái kho cải
Ba cái kho nải chuối xanh
Bốn cái nấu canh rau má
Năm cái kho cá chim chim
Sáu cái kho rim thịt vịt
Bảy cái làm thịt con gà
Tám cái kho cà đu đủ
Chín cái kho củ môn tây.
B
1. Ba bà đi bán lợn con
Bán đi chẳng được lon xon chạy về.
Ba bà đi bán lợn sề
Bán đi chẳng được chạy về lon xon.
2. Ba bà đi chợ mua bốn quả dưa
Chia đi chia lại đã trưa mất rồi
May sao lại gặp một người
Ba bà ba quả phần tôi quả này.
3. Bà già dung dẻ đi chơi
Trẻ em lọm khọm lo người đấm lưng.
4.Ban đêm oi bức mặt trời
Ban ngày mát mẻ trăng cười trên cao
Ban đêm nắng đỏ hồng hào
Ban ngày nhấp nháy ông sao đầy trời.
5. Bàn tay trắng
Bàn tay đen

Đĩa đậu đen


Đĩa đậu đỏ
Bỏ vô nồi
Nước sôi.
6. Bí ngô (đỏ) là cô đậu nành
Đậu nành là anh dưa chuột
Dưa chuột là ruột dưa gang
Dưa gang là nàng dưa hấu
Dưa hấu là cậu bí ngô
Bí ngô là cô đậu nành...
7. Bồ các là bác chim ri
Chim ri là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các
Bồ các là bác chim ri...

C
1. Cà cưỡng bay cao
Chào mào bay thấp
Cu bay về ấp
Quạ bay về trời
Nghe tiếng chủ mời
Ra ăn thịt chuột
Thịt gà đang luộc
Thịt chuột đang hâm
Dọn thầy một mâm
Thầy ăn kẻo tối.

2. Cà cưỡng bay cao
Chào mào bay thấp
Cu bay về ấp
Trở mỏ về trời
Nghe thấy thầy mời
Về ăn thịt chuột
Mâm dưới nhẵn ruột
Mâm trên nhẵn đầu
Chín chả ngàn lâu
Con trâu ních hết.1
3. Cá biển, cá đồng
Cá sông, cá ruộng


Dân yêu dân chuộng
Là cá tràu ổ
Ăn nói hàm hồ
Là con cá sứ
Đưa đẩy chốn xa
Là con cá đày
Hay gặp mặt nhau
Là con cá ngộ
Trong nhà nghèo khổ
Là con cá cầy
Chẳng dám múc đầy
Là con cá thiểu
Mỗi người mỗi thiếu
Là con cá phèn
Ăn nói vô duyên
Là con cá lạc

Trong nhà rầy rạc
Là con cá kình
Trai gái rập rình
Là cá trích ve
Dỗ mãi không nghe
Là con cá ngạnh
Đi đàng phải tránh
Là con cá mương
Mập béo không xương
Là con cá nục
Được nhiều diễm phúc
Là con cá hanh
Phản hại cha anh
Là con cá giếc
Suốt ngày ăn miết
Là con cá cơm
Chẳng kịp dọn đơm
Là con cá hấp
Rủ nhau lên dốc
Là con cá leo
Hay thở phì phèo
Là con cá đuối
Vừa đi vừa cúi
Là con cá còm
Hay nói tầm xàm
Là con cá gáy
Vừa trốn vừa chạy


Là con cá chuồn

Cứ viết lách luôn
Là con cá chép.
4. Cá biển cá bầy
Ăn ngày hai bữa
Là con cá cơm
Ăn chẳng kịp đơm,
Là con cá hấp
Rủ nhau lên dốc
Là con cá leo
Miệng thở lèo phèo
Là con cá đuối
Nhọn mồm nhọn mũi
Là con chào rao
Nhận hũ nhận vò
Là con cá nhét
Nấu ra đỏ chẹt
Là con cá khoai
Đi ăn trộm hoài
Là con cá nhám
Khệnh khệnh khạng khạng
Là con cá căn
Già rụng hết răng
Là con cá móm
Bò đi lọm khọm
Là con cá bò
Ăn chẳng biết no
Là con cá hốc.
5. Cái bống là cái bống bang
Con đi tìm sàng cho mẹ đổ khoai
Con ăn một mẹ ăn hai

Con đi bốc muối thì khoai chẳng còn
Con ngồi con khóc nỉ non
Mẹ đi lấy vọt con bon đầu hè
Có đánh thì đánh vọt tre
Chớ đánh vọt nứa mà què chân con.
6. Cái bống đi chợ Cầu Nôm
Sao mày chẳng rủ cái tôm đi cùng
Cái bống đi chợ Cầu Cần
Thấy hai ông bụt ngồi vần nồi cơm


Ông thì xới xới đơm đơm
Ông thì giữ mãi nồi cơm chẳng vần.
7. Cái con chim chích
Nó rích cành chanh
Tôi lấy mảnh sành
Tôi vành cò chết
Gặp ba ngày Tết
Làm ba mâm đầy
Ông thầy ăn một
Bà cốt ăn hai
Cái thủ cái tai
Đem lên biếu chú
Chú hỏi thịt gì
Thịt con chim chích
Nó rích cành chanh...

D
1. Dao cùn rựa cụt
Đẵn cây chuối hột

Đút vào vườn quỳnh
Băm bầu băm bí
Băm chị thằng ngô
Băm cô thằng bầu.
2. Dì sẻ bé con
Ở nhà coi sóc
Chú cò chú cốc
Sắm sửa ra quân
Đêm hôm đi tuần
Đã có chú vạc.
3. Diều hâu mà liệng cho tròn
Đến mai tao gả gà con cho mày.

Đ
1. Đầu trọc lông lốc
Là cái bình vôi
Cái miệng loe môi
Là cái thìa ốc
Đôi chân xám mốc
Là con diệc trời


Ngủ đứng ngủ ngồi
Là con cò trắng
Hay bay hay tắm
Là con le le
To như cái bè
Là con ông lão
Bữa nay nắng ráo
Ra chợ mà mua

Chị mua gì?
- Tôi mua cái bình vôi
Chị mua gì?
- Con diệc trời
Chị mua gì?
- Con cò trắng
Chị mua gì?
- Con le le hay tắm
Chị mua gì?
- Mua con ông lão.
Vừa mua vừa dạo
Đầy thúng mang về
Ăn một bữa no nê
Đi ra đồng đội nắng.
2.Đầu quạ quá giang
Sang sông, về đò
Cò nhảy, gãy cây
Mây leo, bèo trôi
Ổi xanh, hành bóc
Róc vỏ, đỏ lòng
Tôm con đít vịt
Sang cành nẻ
Bẻ cành xanh
Vét bàn thiên hạ...1
3. Đi đâu cho kịp mà về
Thấy hoa đừng bẻ
Gặp trẻ đừng chơi
Cầu quán đừng ngồi
Đi đến nơi về đến chốn.
4. Đom đóm bay qua

Thầy tưởng là ma
Thầy ù thầy chạy


Năm thằng năm gậy
Đi bắt thầy về
Bắt con lợn sề
Cho thầy chọc tiết
Bắt con cá giếc
Cho thầy bẻ mang
Mua rổ lạc rang
Cho thầy bóc vỏ
Mua tấm lụa đỏ
Cho thầy thắt lưng
Mua cặp bánh chưng
Cho thầy bỏ túi!
Ê
Ếch ở dưới ao
Vừa ngớt mưa rào
Nhảy ra bì bõm
Ếch kêu “ộp ộp”
Ếch kêu “ặp ặp”
Thấy bác đi đâu
Rủ nhau trốn mau
Ếch kêu “ộp ộp”
Ếch kêu “ặp ặp”.
G
Gánh gánh gồng gồng
Gánh núi gánh sông
Gánh củi gánh cành

Ta chạy cho nhanh
Về xây nhà bếp
Nầy nồi cơm nếp
Chia ra năm phần
Một phần cho mẹ
Một phần cho cha
Một phần cho bà
Một phần cho chị
Một phần cho anh.

H
Hay chạy lon ton
Là gà mới nở
Cái mặt hay đỏ
Là con gà mào


Hay bươi dưới ao
Mẹ con nhà vịt
Hay la hay hát
Là con bồ chao
Hay bay bổ nhào
Là con bói cá
Hay đi thong thả
Là bác cò nhang
Hay đi rồng ràng

L
Là ông cụ diệc
Hay ăn thịt chết

Là thằng quạ đen
Tinh mắt hay ghen
Là con chim gáy
Vừa đi vừa nhảy
Là con sáo xinh
Hay nói linh tinh
Là con liếu điếu
Hay nghịch hay tếu
Là chú chìa vôi
Hay chap đớp mồi
Là con chèo bẻo
Tính hay mách lẻo
Bác khách trước nhà
Hay nhặt lân la
Là bà chim sẻ
Có tình có nghĩa
Là mẹ chim câu
Hay đi nhặt sâu
Là cô chiền chiện
Hay nấp bên đàng
Là chị chim vàng
La cà béo ú
Là thằng cú mèo
Mồm hay nói theo
Là anh chàng vẹt
Hay đan hay dệt
Là bác thợ may
Tính hay ngủ ngày
Mẹ con nhà vạc
Người gầy rộc rạc

Là bác cò ma.


Lưng đằng trước
Bụng đằng sau
Đi bằng đầu
Đội bằng gót
Dấm thì ngọt
Mật thì chua
Nhanh như rùa
Chậm như thỏ
Quan khốn khổ
Dân giàu sang
Vua bần hàn
Dân sung túc
Cứng bánh đúc
Mềm gỗ lim
To như kim
Bé như cột
Lợn nhảy nhót
Chim ù lì
Trắng như chì
Đen như bạc
Chó cục tác
Gà gâu gâu.

M
1. Mít vàng, cam đỏ
Hồng chín, quít xanh
Bốn anh đều lành

Thích ăn quả gì?
Quít bé con con
Cam tròn ung ủng
Mít bằng cái thúng
Hồng đỏ hồng ngâm
Thích ăn quả gì?
2. Mỏ gà thời tròn
Mỏ vịt thời dẹt
Vịt kêu cạc cạc
Gà gáy te te
Ai thức thời nghe
Ai ngủ thời chớ.


N
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè các rau
Thứ ở hỗn hào
Là rau ngành ngạnh
Trong lòng, không tránh
Vốn thiệt tâm lang
Đất rộng bò ngang
Là rau muống biển
Quan đòi thầy kiện
Bình bát nấu canh
Ăn hơi tanh tanh
Là rau diếp cá
Không ba có má
Rau má mọc bờ
Thò tay sợ dơ

Nó là rau nhớt
Ăn cay như ớt
Vốn thiệt rau răm
Sống trước ngàn năm
Là rau vạn thọ
Tay hay sợ vỡ
Vốn thiệt rau co
Làng bắt chẳng cho
Thiệt là rau húng
Lên chùa mà cúng
Vốn thiệt hành hương
Giục giã buông cương
Là rau mã đề.

Ô
Ông giẳng ông giăng
Xuống chơi với tôi
Có bầu có bạn
Có ván cơm xôi
Có nồi cơm nếp
Có nẹp bánh chưng
Có lưng hũ ruợu
Có khướu đánh đu
Thằng cu vỗ chài
Bắt trai bỏ giỏ
Cái đỏ ẵm em


×