Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ PHẦN MỀM POWERPOINT ĐỂ GIẢNG DẠY ĐỊA LÝ 11BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM ÁTIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 23 trang )

SỞ GD & ĐT THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC
*******************

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tªn ®Ò tµi:
“SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
VÀ PHẦN MỀM POWERPOINT ĐỂ GIẢNG DẠY ĐỊA LÝ 11
BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI.
Họ và tên: Lê Thị Thu
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Vĩnh Lộc
SKKN: Thuộc môn Địa Lý

VĨNH LỘC THÁNG 05 NĂM 2011
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. LỜI MỞ ĐẦU.
II. THỰC TRẠNG CỦAVẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1. Thực trạng.
2. Kết quả nghiên cứu.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi thực hiện.
2. Xác định mục tiêu bài dạy.
3. Lựa chọn kiến thức cơ bản của bài dạy.
4. Xác định và lựa chọn phương tiện dạy học.
5. Xác định các hình thức tổ chức dạy học.
6. Xác định phương pháp dạy học.
7. Thiết kế các hoạt động dạy học.


II. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Thiết kế bài dạy và chuẩn bị phương tiện dạy học.
2. Tổ chức thực hiện.
3. Kết quả kiểm tra.
C. KẾT LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu.
2. Kiến nghị và đề xuất.
2
Sáng kiến kinh nghiệm:
SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
VÀ PHẦN MỀM POWERPOINT ĐỂ GIẢNG DẠY ĐỊA LÝ 11
BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI.

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình dạy học địa lý, đặc biệt là địa lý thế giới để đạt kết quả
cao cần có các phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, máy
chiếu, tranh ảnh, đoạn phim, bản đồ Bởi các phương tiện, thiết bị dạy học
đó có thể giúp giáo viên thực hiện các thao tác mô phỏng một sự vật, hiện
tượng địa lý cụ thể và các biểu tượng cũng được hình thành rõ nét hơn. Từ đó,
học sinh thu nhận thông tin về các sự vật, hiện tượng địa lý một cách dễ dàng,
trực quan, sinh động. Song trong quá trình dạy học địa lý ở các trường trung
học phổ thông hiện nay việc sử dụng các phương tiện và thiết bị dạy học hiện
đại còn nhiều hạn chế như nhiều giáo viên ngại không muốn lấy bản đồ, giáo
viên có tuổi thì trình độ tin học hạn chế, trường không có phòng để thiết bị
dạy học riêng cho từng bộ môn, nhiều phương tiện dạy học đặc biệt là bản đồ
còn thiếu và chưa đồng bộ, cập nhật, tình trạng mất điện luân phiên Điều đó
đã làm cho hiệu quả dạy học chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi
mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Do đó, nếu chỉ sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống, chỉ sử
dụng các kênh hình có ở sách giáo khoa để giảng dạy địa lý 11 nhất là bài 11-
Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á thì kết quả chưa cao,
chưa lôi cuốn và phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh,
trái lại còn làm cho các em dễ nhàm chán và ngại học địa lý.
Từ thực tế trên trong năm học 2010-2011 tôi đã mạnh dạn sử dụng
phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại vào một số bài của chương trình địa lý
Trung học phổ thông đặc biệt là bài 11: Khu vực Đông Nam Á. Tiết 1: Tự
nhiên, dân cư và xã hội.
So với một số lớp sử dụng phương pháp dạy học truyền thống thì kết
quả khả quan hơn. Bởi các em không quá phụ thuộc vào sách giáo khoa mà
chỉ cần dựa vào các bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, sơ đồ để phát hiện và hiểu
rõ bản chất của sự vật, hiện tượng. Có nghĩa là đã phát huy được tính tích cực,
chủ động và hứng thú học tập địa lý ở học sinh.
Vì vậy trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học địa lý nói chung, địa lý 11 nói
riêng cần phải có các phương tiện và thiết bị hiện đại, giúp các em lĩnh hội
kiến thức một cách chủ động, cập nhật, có liên hệ với thực tế địa phương và
đây cũng là vốn kiến thức quý giá phục vụ cuộc sống hiện tại và tương lai.
3
Với những lý do trên, trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tôi đã chọn
đề tài: “Sử dụng phương tiện dạy học và phần mềm Powerpoint để giảng
dạy địa lý 11- Bài 11: Khu vực Đông Nam Á-Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã
hội” để làm sáng kiến kinh nghiệm năm học 2010-2011.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1. Thực trạng.
Trong chương trình địa lý 11 có nhiều nội dung mới và khó, đặc biệt là
địa lý các nước và khu vực trên thế giới.
Để học sinh có cái nhìn tổng quát về các đặc điểm tự nhiên, đặc điểm
kinh tế-xã hội của một quốc gia và một khu vực nào đó đòi hỏi giáo viên phải

đầu tư, chuẩn bị cho bài giảng bằng việc sử dụng phương tiện và thiết bị dạy
học hiện đại trong dạy học địa lý để khai thác kiến thức cho trực quan, sinh
động. Và chỉ có sử dụng các phương tiện dạy học như bản đồ, lược đồ, tranh
ảnh, sơ đồ thì học sinh mới tiếp nhận được kiến thức một cách dễ dàng,
chính xác. Nếu không sẽ dễ nhầm lẫn giữa khu vực này với khu vực khác,
quốc gia này với quốc gia khác. Nhưng trên thực tế, bản thân tôi chưa áp dụng
được nhiều do các nguyên nhân sau:
- Nhà trường chưa có phòng máy chiếu riêng, gây khó khăn cho việc
soạn giáo án và dạy trên lớp bằng phần mềm Powerpoint.
- Thời gian nghỉ các tiết rất ngắn(5 phút) nên việc chuẩn bị máy chiếu
và chuyển lớp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tiết dạy.
- Hệ thống máy chiếu không đảm bảo chất lượng giờ dạy, các hình ảnh
khi chiếu bị nhoè, kênh chữ khó nhìn.
- Hầu hết các lớp tôi dạy là lớp cơ bản và nâng cao A, B nên học sinh
không đầu tư nhiều cho môn học, việc tiếp thu bài hạn chế.
- Việc đầu tư, chuẩn bị cho một bài giảng Powerpoint đòi hỏi rất nhiều
thời gian và phải có sự chuẩn bị công phu nên không áp dụng được nhiều.
- Thực tế cho thấy, việc soạn giảng Powerpoint không áp dụng thường
xuyên, liên tục mà chỉ có đợt thao giảng, thi giáo viên giỏi cấp trường hoặc
những bài không có bản đồ, tranh ảnh ở thì tôi mới sử dụng.
2. Kết quả:
Địa lý các nước và khu vực trên thế giới là nội dung tương đối khó đối
với học sinh vì nó rất trừu tượng nếu như không có đầy đủ bản đồ, lược đồ,
hình ảnh minh hoạ cụ thể. Vì vậy, khi dạy hai lớp là 11A
1
, 11A
3
không có bản
đồ, không sử dụng máy chiếu mà chỉ sử dụng lược đồ, tranh ảnh trong sách
giáo khoa thì học sinh không nắm vững được kiến thức cơ bản mà giáo viên

truyền tải theo chuẩn kiến thức-kỹ năng. Kết quả là phần lớn học sinh không
hiểu bài, không có hứng thú học tập Địa Lý.
Từ thực trạng trên, để đạt hiệu quả cao hơn trong dạy học tôi đã mạnh
dạn thiết kế lại bài dạy, đổi mới phương pháp bằng việc “ Sử dụng phương
tiện dạy học và phần mềm Powerpoint để dạy bài 11: Khu vực Đông Nam
Á- Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội” Địa lý lớp 11- Chương trình chuẩn.
4
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
1. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi thực hiện.
Để tiến hành bài dạy theo thiết kế của mình tôi chọn các lớp đang trực
tiếp giảng dạy để thực nghiệm đó là các lớp 11A
2
và 11A
4
.
Nghiên cứu nội dung bài 11- Tiết 1 Chương trình Địa Lý 11 cơ bản,
tìm hiểu các phương tiện dạy học cần thiết, các kênh thông tin, tinh thần, thái
độ học tập của học sinh các lớp 11.
Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến việc sử dụng thiết bị kỹ thuật dạy
học hiện đại, máy vi tính, máy chiếu trong dạy học Địa Lý ở trường THPT.
2. Xác định mục tiêu bài dạy.
Mục tiêu của bài học là cái đích của bài học cần đạt tới một cách cụ thể,
mục tiêu phải xác định được rõ ràng các công việc và mức độ hoàn thành của
học sinh về kiến thức, kỹ năng, thái độ.
Để xác định được mục tiêu của bài cần phải đọc kỹ nội dung bài trong
sách giáo khoa kết hợp với các tài liệu tham khảo để xác định chuẩn kiến
thức- kỹ năng của bài và trong mỗi mục.
Mục tiêu cụ thể của bài 11- Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực
Đông Nam Á Địa Lý 11 chương trình chuẩn như sau:

Sau bài học, học sinh cần:
a. Kiến thức:
- Biết được vị trí đại lý, phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích
được những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế.
- Phân tích được đặc điểm dân cư-xã hội và ảnh hưởng của dân cư tới
kinh tế.
- Ghi nhớ một số địa danh: Tên của 11 quốc gia ở Đông Nam Á.
b. Kỹ năng:
- Sử dụng bản đồ tự nhiên Châu Á, bản đồ tự nhiên Đông Nam Á, bản
đồ các nước Đông Nam Á để nhận biết và trình bày được vị trí, đặc điểm
chung về địa hình, khoáng sản ở Đông Nam Á.
- Nhận xét tư liệu, tranh ảnh liên quan đến tự nhiên, dân cư Đông Nam
Á.
- Thiết lập các sơ đồ lôgic kiến thức.
c. Thái độ:
Học sinh có nhận thức đúng đắn về những thuận lợi, khó khăn do điều
kiện tự nhiên, dân cư Đông Nam Á gây ra từ đó có biện pháp khắc phục, ứng
phó trong cuộc sống hàng ngày cả hiện tại cũng như tương lai.
3. Lựa chọn kiến thức cơ bản của bài học.
Đây là việc làm cần thiết đối với tất cả giáo viên khi thiết kế bài dạy.
Việc lựa chọn kiến thức cơ bản cần phải đảm bảo tính khoa học và phải vừa
sức đối với học sinh đảm bảo cho học sinh lĩnh hội kiến thức vững chắc và
toàn diện.
5
Kiến thức cơ bản mà học sinh cần nắm được trong bài 11- Tiết 1
Chương trình Địa Lý 11 là:
* Đặc điểm vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ, tự nhiên, dân cư và ảnh
hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế ở khu vực Đông Nam Á.
- Vị trí: nằm ở Đông Nam châu Á. Có lãnh thổ, lãnh hải rộng lớn gồm

11 quốc gia với 2 bộ phận là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo.
- Đặc điểm tự nhiên:
+ Đông nam Á lục địa: Khí hậu nhiệt đới ẩm, đồng bằng phù sa sông
màu mỡ, thực vật rừng nhiệt đới gió mùa, tài nguyên khoáng sản đa dạng.
+ Đông Nam Á biển đảo: Khí hậu nhiệt đới gió mùa và xích đạo, thực
vật nhiệt đới và xích đạo, giàu khoáng sản đặc biệt là dầu mỏ, khí tự nhiên.
+ Thuận lợi đối với phát triển kinh tế; lợi thế về biển, rừng, đất trồng,
khoáng sản.
+ Khó khăn đối với phát triển kinh tế: Nhiều thiên tai như núi lửa, động
đất, sóng thần, bão nhiệt đới
* Đặc điểm dân cư:
- Dân số đông, gia tăng tương đối nhanh, dân số trẻ, mật độ dân số cao,
phân bố rất không đều.
- Ảnh hưởng của dân cư tới kinh tế:
+ Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn tạo điều kiện phát
triển kinh tế.
+ Chất lượng lao động còn hạn chế, xã hội chưa thật ổn định gây khó
khăn cho tạo việc làm, phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực.
4.Xác định và lựa chọn phương tiện dạy học.
Trên cơ sỏ nội dung kiến thức, giáo viên lựa chọn phương tiện thích hợp
để đạt hiệu quả cao trong dạy học. Phương tiện dạy học được coi là “điểm
tựa” cho hoạt động trí tuệ của học sinh, góp phần nâng cao năng lực tư duy
của các em đồng thời là cơ hội để hình thành biểu tượng về sự vật, hiện tượng
địa lý được rõ nét hơn, nắm kiến thức dễ dàng hơn.
Khi dạy bài 11 cần có các phương tiện dạy học sau:
- Bản đồ tự nhiên Châu Á.
- Bản đồ tự nhiên Đông Nam Á.
- Bản đồ các nước Đông Nam Á.
- Lược đồ địa hình và khoáng sản Đông Nam Á.
- Tư liệu, sơ đồ có liên quan đến tự nhiên, xã hội Đông Nam Á.

- Tranh ảnh về tự nhiên, xã hội Đông Nam Á.
- Máy tính, máy chiếu.
- Phiếu học tập.
5. Xác định các hình thức tổ chức dạy học.
Tùy thuộc vào nội dung bài học, phương pháp giảng dạy, phương tiện
và đối tượng học sinh mà lựa chọn hình thức tổ chức dạy học thích hợp. Đối
với bài 11-Tiết1: Tự nhiên, dân cư và xã hội Đông Nam Á tôi chọn hình thức
dạy học trong lớp tại phòng máy chiếu của trường.
6
6. Xác định phương pháp dạy học.
- Phương pháp dạy học có vị trí quan trọng trong thiết kế bài dạy. Vì nó
quyết định đến việc thực hiện mục tiêu và chất lượng dạy học. Việc xác định
phương pháp dạy học cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài dạy, nhận thức
của học sinh, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học. Đối với bài 11-Tiết 1 các
phương pháp dạy học chủ yếu là:
+ Phương pháp thảo luận nhóm.
+ Phương pháp đàm thoại, gợi mở.
+ Phương pháp nêu vấn đề.
+ Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ, lược
đồ, tranh ảnh.
+ Phương pháp động não.
7. Thiết kế các hoạt động dạy học.
Đây là công việc có vai trò quan trong đòi hỏi người giáo viên phải xác
định được với nội dung, phương pháp, phương tiện đã chuẩn bị cần có những
hoạt động dạy học nào. Nếu không thiết kế được các hoạt động dạy học phù
hợp với nội dung thì khi lên lớp giáo viên dạy theo kiểu “thầy thuyết trình
giảng giải, trò nghe và ghi chép”. Do vậy, để thiết kế các hoạt động dạy học
đạt hiệu quả cao thì giáo viên cần:
- Xác định mục tiêu, nội dung hoạt động.
- Dự tính phân chia thời gian cho mỗi hoạt động.

- Chuấn bị các phiếu học tập, phiếu giao việc cho học sinh (nhóm, cá
nhân).
Đối với bài 11-Tiết 1 các hoạt động dạy học chủ yếu là hoạt động cả
lớp, hoạt động nhóm, cặp đôi và hoạt động cá nhân.
II. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Thiết kế bài dạy và chuẩn bị các phương tiện, thiết bị dạy học.
- Dựa trên cơ sở các mục tiêu, nội dung đã xác định, các phương pháp
đã lựa chọn giáo viên thiết kế bài dạy và chuẩn bị các phương tiện cần thiết
theo kế hoạch. Trong khuôn khổ đề tài, tôi không giới thiệu toàn bộ phần thiết
kế bài giảng mà chỉ giới thiệu về việc sử dụng các phương tiện dạy học cần
thiết mà tôi đã chuẩn bị và các biện pháp cụ thể trong việc tổ chức thực hiện
một số hoạt động, nhằm giúp học sinh nắm được nội dung chủ yếu về tự
nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam
* Các phương tiện thiết bị dạy học bài 11-Tiết 1 gồm:
- Bản đồ tự nhiên Châu Á.
- Bản đồ tự nhiên Đông Nam Á.
- Bản đồ các nước Đông Nam Á.
- Lược đồ địa hình và khoáng sản Đông Nam Á.
- Tư liệu, sơ đồ có liên quan đến tự nhiên, xã hội Đông Nam Á.
- Tranh ảnh về tự nhiên, xã hội Đông Nam Á.
- Máy tính, máy chiếu.
- Phiếu học tập.
7
2. Các biện pháp để tổ chức thực hiện.
Bài 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Tiết 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lý và lãnh thổ khu vực Đông Nam Á.
- Hình thức: cả lớp
+ Bước1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bản đồ tự nhiên Châu Á,
bản đồ tự nhiên Đông Nam Á( Slide1) để trả lời các câu hỏi sau:

Xác định vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?
Xác định ranh giới tiếp giáp?
Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của khu
vực?
Bản đồ tự nhiên châu Á
Bản đồ tự nhiên Đông Nam Á
8
+ Bước 2: Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức :
I. TỰ NHIÊN.
1. Vị trí địa lí và lãnh thổ.
a. Vị trí địa lí
- Đông Nam châu Á, giáp Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, nhiều
biển….
- 28,5
0
B - 10
0
N: Vùng nội chí tuyến.
- Trong vành đai lửa, sinh khoáng Thái Bình Dương.
- Trong vùng kinh tế phát triển năng động.
- Nơi giao thoa các nền văn minh lớn: Trung Quốc, Ấn Độ…
+ Bước 3: Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh về hoạt động kinh tế
biển của khu vực (Slide 2) để học sinh theo dõi và cho biết ý nghĩa của các
hình ảnh đó, ý nghĩa của vị trí địa lí?
Đánh bắt thuỷ sản Khai thác dầu khí ở Việt Nam

Hoạt động hàng hải Vịnh Hạ Long
9
Một số hoạt động kinh tế biển.
+Bước 4: Học sinh trả lời, Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận:

* Ý nghĩa của vị trí địa lí:
- Cầu nối Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương; Châu Á-Châu Đại Dương
- Có vùng biển rộng lớn: Giao lưu với các nước và phát triển tổng hợp
kinh tế biển.
- Giàu khoáng sản, nhiều thiên tai…
- Nền văn hoá đa dạng.
Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng, nơi các cường quốc
thường cạnh tranh ảnh hưởng.
b. Lãnh thổ:
- Hình thức: Cá nhân.
Bước1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bản đồ tự nhiên châu Á
(Slide1), bản đồ các nước Đông Nam Á (Slide3) để:
+ Xác định phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á?
+ Khu vực Đông Nam Á gồm những quốc gia nào?
+ Kể tên các nước Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo?
Bản đồ các nước Đông Nam Á
Bước 2: Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, bổ sung kiến thức và rút ra
kết luận sau:
b. Lãnh thổ:
Lãnh thổ rộng 4,5 triệu km
2
gồm 11 quốc gia chia làm 2 bộ phận là
Đông Nam Á lục địa và Đông nam Á biển đảo.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á.
Hình thức: Nhóm.
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ:
10
Nhóm 1: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên Đông Nam Á lục địa?
Nhóm 2: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên Đông Nam Á biển đảo?
Bước 2: Giáo viên chiếu lên màn hình bản đồ tự nhiên Đông Nam Á

(Slide1), lược đồ địa hình và khoáng sản các nước Đông Nam Á( Slide 4) kết
hợp với việc yêu cầu học sinh nghiên cứu mục 2 sách giáo khoa để thảo luận
và hoàn thành phiếu học tập theo mẫu sau:
Đặc điểm tự nhiên Đông Nam Á lục địa Đông Nam Á biển đảo
Địa hình
Khí hậu
Đất đai
Sông ngòi
Rừng
Khoáng sản
Lược đồ địa hình và khoáng sản Đông Nam Á.
Bước 3: Sau 5 phút các nhóm cử đại diện lên dán kết quả và trình bày
nội dung thảo luận của nhóm mình kết hợp với bản đồ, lược đồ trên màn
hình.
Các học sinh khác lắng nghe và nêu nhận xét, giáo viên bổ sung , chuẩn
kiến thức: (Slide 5)
11
Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á.
Đặc điểm tự nhiên Đông Nam Á lục địa Đông Nam Á biển đảo
Địa hình
Chia cắt mạnh, núi
hướng
Tây Bắc- Đông Nam;
Bắc- Nam, nhiều đồng
bằng lớn.
Nhiều đồi núi, núi lửa, ít
đồng bằng lớn.
Khí hậu
Chủ yếu nhiệt đới gió
mùa. Bắc Việt Nam,

Mianma có mùa đông
lạnh.
Chủ yếu là khí hậu nhiệt
đới, xích đạo.
Đất đai Màu mỡ, nhiều loại (phù
sa, Feralit…).
Màu mỡ (đỏ badan, phù
sa…).
Sông ngòi Nhiều sông lớn
(S.Hồng, Mê Nam, Mê
Kông…)
Ngắn, dốc, ít sông lớn…
Rừng Nhiệt đới gió mùa và
cận xích đạo.
Cận xích đạo và xích
đạo.
Khoáng sản Than đá, sắt, thiếc, dầu
khí… trữ lượng lớn.
Dầu mỏ, khí tự nhiên
than đá, đồng, sắt…
Giáo viên đặt thêm câu hỏi: Điều kiện tự nhiên ở Đông nam Á lục địa
và Đông Nam Á biển đảo có những đặc điểm gì chung?
Học sinh trả lời, Giáo viên chuẩn kiến thức và chuyển ý sang phần 3.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về những thuận lợi và khó khăn của điều kiện
tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ở khu vực Đông Nam Á.
Hình thức: Cặp đôi.
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu hình ảnh 11.2;11.3;
11.4 sách giáo khoa kết hợp với việc nhìn lên màn hình để khai thác kiến thức
từ bản đồ, tranh ảnh liên quan đến mục 3:
Thứ nhất: Sử dụng bản đồ tự nhiên Đông Nam Á ( Slide 1 )

Thứ 2: Sử dụng các hình ảnh về sản xuất lúa ở Thái Lan.(Slide 6)
Thứ 3: Sử dụng hình ảnh về khai thác thuỷ sản ở Việt Nam (Slide 7)

12
Thứ 4: Sử dụng hình ảnh về rừng nhiệt đới ở Inđônêxia. (Slide 8)
Thứ 5: Sử dụng hình ảnh về khai thác dầu khí ở Việt Nam.(Slide 9)
Thứ 6: Sử dụng lược đồ địa hình và khoáng sản các nước Đông Nam Á
(Slide 4).
Từ đó giúp lần lượt tìm ra những thuận lợi của điều kiện tự nhiên đối
với sự phát triển kinh tế- xã hội ở khu vực Đông Nam Á.
Đối với phần này, giáo viên chiếu lên màn hình các bản đồ, lược đồ,
hình ảnh trong từng slide , yêu cầu học sinh quan sát và tìm ra các thuận lợi
của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế- xã hội ở khu vực Đông
Nam Á.
Học sinh theo dõi, suy nghĩ và trả lời.
Bước 2: Học sinh trình bày lần lượt những thuận lợi theo các bản đồ,
lược đồ, hình ảnh minh họa. Các học sinh khác bổ sung, Giáo viên chuẩn kiến
thức.
3. Đánh giá điều kiện tự nhiên ở Đông Nam Á.
a. Thuận lợi:
- Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm…Phát triển nông nghiệp ( lúa gạo,
cây công nghiệp…)
- Giàu khoáng sản: Phát triển công nghiệp.
- Diện tích rừng lớn để khai thác gỗ và lâm sản.
- Vùng biển rộng lớn, giàu tài nguyên để phát triển tổng hợp kinh tế
biển (trừ Lào): giao thông, thuỷ sản, du lịch, khoáng sản…
13
Bước 3: Giáo viên tiếp tục chiếu lên màn hình các hình ảnh về:
Nạn cháy rừng ở Việt Nam( Slide 10)
Hình ảnh về lũ lụt ở Miền Trung Việt Nam( Slide 11)

Hình ảnh về động đất, núi lửa ở Inđônêxia (Slide 12).
14
Từ đó giúp học sinh tìm ra các khó khăn về tự nhiên của khu vực Đông
Nam Á.
Bước 4: Học sinh suy nghĩ và trả lời từng khó khăn theo các hình ảnh
giáo viên trình chiếu. Các học sinh khác bổ sung, Giáo viên nhận xét và đưa
ra kết luận sau:
b. Khó khăn:
- Nhiều thiên tai: động đất, núi lửa, sóng thần, bão, lũ lụt, hạn hán….
- Nạn cháy rừng do khô hạn kéo dài, … suy giảm rừng.
- Giao thông vận tải (hướng Đông-Tây) hạn chế do các dãy núi hướng
Bắc-Nam hoặc Tây Bắc-Đông Nam.
* Lưu ý: Từ những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên ở khu vực
Đông Nam Á giáo viên yêu cầu học sinh nêu biện pháp khắc phục và liên hệ
với thực tế địa phương .
Khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, phòng chống, khắc
phục thiên tai kết hợp với việc bảo vệ môi trường để đảm bảo sự phát triển
bền vững.
* Hoạt động 4; Tìm hiểu về dân cư-xã hội của khu vực Đông Nam Á.
Hình thức: Cá nhân/ cả lớp
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, kết hợp với
hiểu biết của bản thân để hoàn thiện sơ đồ sau ( Slide 13).
Đặc điểm
dân cư và xã hội
Dân cư Dân tộc
Tôn giáo
văn hoá
15
Bước 2: Học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, giáo viên đưa ra
kiến thức chuẩn (Slide 14):

Đặc điểm
dân cư và xã hội
Dân cư Dân tộc Tôn giáo
văn hoá
Đông,
mật
độ
cao
Cơ cấu
dân số
trẻ
Phân bố
không
đều
Đa dân
tộc
Một số
dân tộc
phân bố
rộng
Đa tôn
giáo
Văn hoá
đa dạng,
nhiều
nét
tương
đồng
Bước 3: Giáo viên đặt câu hỏi: Những đặc điểm dân cư-xã hội ở Đông
Nam Á có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế- xã hội của khu vực?

Bước 4: Học sinh trả lời và lấy ví dụ cụ thể, Giáo viên tổng kết:
* Thuận lợi:
- Lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
- Có khả năng tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Nền văn hoá đa dạng.
- Phong tục, tập quán nhiều nét tương đồng là cơ sở thuận lợi để các
quốc gia hợp tác cùng phát triển.
Bước 5: Giáo viên tiếp tục trình chiếu một số hình ảnh liên quan đến
dân cư-xã hội Đông Nam Á:
16
Xung đột sắc tộc ở Inđônêxia(Slide 15)
Vùng nông thôn ở Cămpuchia (Slide 16).
17
Học sinh theo dõi các hình ảnh để trả lời, giáo viên chuẩn kiến thức:
* Khó khăn:
- Trình độ lao động thấp.
- Thiếu việc làm, chất lượng cuộc sống chưa cao.
- Không khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
- Khó quản lí.
- Tình trạng bất ổn định chính trị - xã hội ở 1 số nước: Inđônêxia, Thái
Lan
PHẦN TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ.
* Giáo viên yêu cầu một học sinh nhắc lại các kiến thức cơ bản của bài
sau đó nhấn mạnh phần trọng tâm (Slide 17):
- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.
- Đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á.
- Đánh giá điều kiện tự nhiên Đông Nam Á.
- Đặc điểm dân cư-xã hội và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế-
xã hội ở Đông Nam Á.
* Giáo viên đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm ( Slide 18 ) để kiểm tra

khả năng tiếp thu bài của học sinh trong thời gian 5 phút. Câu hỏi như sau:
Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:
Khu vực Đông Nam Á gồm mấy quốc gia?
a. 9 b. 10 c. 11 d. 12
Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:
Đông Nam Á có vị trí địa lí là:
A. Nơi tiếp giáp của hai đại lục và ba châu lục.
B. ở Đông Nam lục địa Á-Âu, có vị trí cầu nối giữa lục địa Á-Âu và lục
địa Ôxtrâylia, nơi tiếp giáp giữa hai đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ
Dương.
C. Tiếp giáp với Trung Quốc và biển Nhật Bản.
D. Tiếp giáp với Tây Nam Á và Ấn Độ Dương.
Câu 3: Điền chữ Đông Nam Á(ĐNA), Đông Nam Á lục địa(LĐ),
Đông Nam Á biển đảo(BĐ) vào chỗ chấm … trong đoạn văn sau:
a. (1) …… có khí hậu nội chí tuyến nóng ẩm, (2)…… thiên về khí
hậu nhiệt đới gió mùa, một phần nhỏ lãnh thổ phía Bắc có mùa đông lạnh. (3)
…… có khí hậu thiên về khí hậu xích đạo.
b. (1)…… chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai như bão, lụt, hạn hán;
(2)…… lại thường chịu những rủi ro từ núi lửa, động đất, sóng thần. Quần
đảo Philippin thuộc (3)……. thường là nơi khởi nguồn của các cơn bão, áp
thấp nhiệt đới.
c. (1)…… có nhiều loại khoáng sản, nhưng phần lớn có trữ lượng
không cao. (2)…… có nhiều than, sắt, thiếc,đồng, chì, kẽm; (3)…… khả
năng có trữ lượng dầu mỏ lớn nhưng sản lượng khai thác hiện nay vẫn còn
nhiều hạn chế.
18
Đáp án.
Câu Đáp án Biểu điểm
1 c 2,0đ
2 b 2,0đ

3 a. (1) ĐNA; (2)LĐ; (3) BĐ 2,0đ
b. (1) LĐ; (2) BĐ; (3) BĐ 2,0đ
c. (1) ĐNA; (2) LĐ; (3) BĐ 2,0đ
Tổng điểm 10đ
Đối với 2 lớp dạy đối chứng 11A
1
; 11A
3
do không có bản đồ, tranh ảnh
và không sử dụng phần mềm Powerpoint nên tôi ra câu hỏi kiểm tra theo hình
thức tự luận như sau:
Câu 1: Nêu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên đối với
sự phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á?
Đáp án:
* Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên đối với sự phát
triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á:
- Thuận lợi: (6đ)
+ Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm…Phát triển nông nghiệp ( lúa gạo,
cây công nghiệp…) (2,0đ)
+ Giàu khoáng sản: Phát triển công nghiệp.(1,0đ)
+ Diện tích rừng lớn để khai thác gỗ và lâm sản.(1,0đ)
+ Vùng biển rộng lớn, giàu tài nguyên để phát triển tổng hợp kinh tế
biển (trừ Lào): giao thông, thuỷ sản, du lịch, khoáng sản…(2,0đ)
- Khó khăn: (4đ)
+ Giao thông vận tải (hướng Đông - Tây) hạn chế do các dãy núi hướng
Bắc-Nam hoặc Tây Bắc-Đông Nam (1,5đ)
+ Nhiều thiên tai: động đất, núi lửa, sóng thần, bão, lũ lụt, hạn hán….
(1,5đ)
+ Nạn cháy rừng do khô hạn kéo dài… suy giảm rừng.(1,0đ)
3. Kết quả kiểm tra.

Từ thực tế giảng dạy ở các lớp kết quả kiểm tra cụ thể như sau:
Bảng tổng hợp điểm kiểm tra của học sinh các lớp.
So sánh
Lớp Tổng
số
Điểm
Giỏi Khá Trung
bình
Yếu
SL Tỷ lệ
%
SL Tỷ lệ
%
SL Tỷ
lệ %
SL Tỷ lệ
%
Lớp đối
chứng
11A
1
43 0 0 13 30,2 23 53,4 7 16,4
11A
3
42 0 0 14 33,4 20 47,6 8 20
Lớp thực
nghiệm
11A
2
39 15 38,6 16 41,0 7 17,9 1 3,5

11A
4
41 16 39,0 14 34,1 11 26,9 0 0
19
Bảng kết quả trên cho thấy:
- Lớp đối chứng: Tỷ lệ học sinh có điểm yếu khá cao( 18,2% ), tỷ lệ học
sinh đạt điểm trung bình (50%), nhưng điểm khá giỏi rất thấp đặc biệt không
có học sinh đạt điểm giỏi.
- Lớp thực nghiệm: Tỷ lệ học sinh có điểm khá giỏi rất cao còn điểm
yếu lại rất thấp đặc biệt lớp 11A
4
không có học sinh nào bị điểm yếu. Tỷ lệ
điểm giỏi là 38,8 %, điểm khá là 38 %, điểm trung bình là 22 %, điểm yếu là
1,7%.
Như vậy, kết quả so sánh trên chứng tỏ rằng việc sử dụng phương tiện
dạy học và phần mềm Poverpoint đã đem lại hiệu quả rất cao trong dạy học
địa lí biểu hiện ở số lượng và tỷ lệ học sinh có điểm khá giỏi cao.
Có thể nói, việc đổi mới phương pháp, sử dụng phương tiện dạy học
trên là đúng hướng, phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng được yêu cầu của
thời đại là nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn địa lý ở trường phổ
thông.
Với cách làm này, chúng ta có thể vận dụng để giảng dạy các bài khác ở
tất cả các khối lớp đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn.
20
C. KẾT LUẬN.
1. Kết quả nghiên cứu.
Căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ đề ra và kết quả cụ thể của
quá trình thực hiện, việc sử dụng phương tiện dạy học và phần mềm
Poverpoint trong dạy học địa lý lớp 11 THPT đặc biệt là bài 11- Tiết 1: Tự
nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á mà tôi chọn làm sáng kiến

kinh nghiệm của mình năm học 2010-2011 đã đạt được những kết quả cụ thể
như sau:
- Đề tài đã vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực đồng thời sử
dụng các phương tiện hiện đại và phần mềm Poverpoint trong bài dạy phù
hợp với nội dung, yêu cầu của bài và đạt hiệu quả cao trong dạy học địa lý lớp
11 THPT.
- Từ kết quả đạt được trong quá trình giảng dạy đã chứng minh tính khả
thi của việc sử dụng phương tiện dạy học và phần mềm Poverpoint để dạy bài
11- Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á trong chương
trình địa lý 11-THPT tại trường THPT Vĩnh Lộc. Với cách làm này đã tạo
hứng thú, phát huy được tính tích cực, chủ động , sáng tạo của học sinh để
phát hiện và giải quyết các vấn đề về tự nhiên, dân cư- xã hội khu vực Đông
Nam Á cũng như ở Việt Nam đồng thời liên hệ với địa phương- nơi các em
đang sinh sống và học tập.
- Thông qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu đề tài, bản thân giáo
viên đã nắm vững hơn lí luận dạy học và vận dụng linh hoạt các phương pháp
dạy học tích cực kết hợp với việc sử dụng các phương tiện hiện đại và ứng
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy địa lý đạt hiệu quả cao.
2. Kiến nghị và đề xuất.
Thông qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu đề tài bản thân tôi có một
số kiến nghị sau:
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lý là rất cần
thiết vì nó đem lại hiệu quả cao hơn nhiều so với phương pháp dạy học truyền
thống. Vì vậy, giáo viên địa lý cần phải luôn tự học để nâng cao trình độ tin
học, sử dụng thành thạo máy vi tính và khai thác thông tin trên mạng Internet
nhằm phục vụ hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao .
- Giáo viên địa lý cần phải được bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cần biết sử dụng các phương tiện hiện đại
kết hợp với việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực phù
hợp với nội dung cụ thể của từng bài, từng lớp và từng đơn vị công tác.

- Cần tham gia đầy đủ, nghiêm túc các đợt tập huấn về chuyên môn đặc
biệt về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Địa lý do sở giáo
dục và đào tạo Thanh Hoá tổ chức. Vì thông qua các đợt tập huấn sẽ nâng cao
trình độ công nghệ thông tin cho giáo viên và áp dụng có hiệu quả khi thiết kế
bài giảng bằng giáo án điện tử.
21
- Tuy nhiên, giáo viên địa lý cũng không nên quá lạm dụng công nghệ
thông tin trong quá trình giảng dạy mà quên đi chuẩn kiến thức- kỹ năng của
bài dạy. Do vậy, phải căn cứ vào nội dung của từng bài học, trình độ của học
sinh từng khối lớp mà sử dụng phương tiện hiện đại và phần mềm Poverpoint
cho thích hợp mới đạt hiệu quả cao.
- Đối với nhà trường, cần có phòng máy chiếu riêng và máy chiếu phải
đảm bảo chất lượng sắc nét kênh hình và kênh chữ . Mặt khác, cần phải đảm
bảo các thiết bị dạy học cần thiết như bản đồ, tranh ảnh, băng hình để giáo
viên soạn giảng giáo án điện tử thuận tiện và đạt hiệu quả cao trong các tiết
dạy có ứng dụng công nghệ thông tin.
Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì
vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp và các thầy
cô giáo để đề tài được hoàn hiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vĩnh Lộc, ngày 09 tháng 5 năm 2011.
Người thực hiện đề tài:
Lê Thị Thu
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG:











Thay mặt HĐKH nhà trường:
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Địa lí 11- Theo chương trình chuẩn do Lê Thông tổng
chủ biên.Nhà xuất bản giáo dục năm 2009.
2. Sách giáo viên Địa lí 11- Chương trình chuẩn. Lê Thông tổng chủ
biên. Nhà xuất bản giáo dục năm 2007.
3.Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Địa Lí lớp 11.
Phạm Thị Sen chủ biên. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam năm 2009.
4. Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn
kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Địa Lí cấp
THPT. Hà Nội tháng 7/2010.
5. Giới thiệu giáo án Địa Lí 11. Nguyễn Hải Châu, Phạm Thị Sen chủ
biên. Nhà xuất bản Hà Nội năm 2007.
6. Đổi mới phương pháp dạy học Địa Lí theo hướng” Tích cực hoá hoạt
động học tập của người học”. Đặng Văn Đức chủ biên. Hà Nội - 2001.
7. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật trong dạy học Địa Lí. Nguyễn Trọng
Phúc chủ biên. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội năm 2001.
8. Đổi mới phương pháp dạy học Địa Lí Trung học phổ thông. Phạm
Thị Sen chủ biên. Nhà xuất bản giáo dục 2004.
9.Thiết kế bài giảng Địa Lí ở trường phổ thông. Nguyễn Trọng Phúc.
Nhà xuất bản Đại học sư phạm năm 2003.
10. Các phương tiện thông tin đại chúng như mạng Internet, vô tuyến
truyền hình
23

×