1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
- Khái quát về lý luận:
Bên cạnh việc cung cấp kiến thức cơ bản trong chương trình cho học sinh
phổ thơng thì việc trang bị cho các em những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và các kĩ
năng trong cuộc sống là rất cần thiết. Nghị quyết tại Hội nghị lần thứ tám Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nhấn mạnh "Đổi mới
theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kĩ năng của người học vào thực tiễn. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ
chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội , ngoại khóa,… Chú
trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công
dân. Nhằm phát triển hài hịa đức, trí, thể, mĩ".
Như vậy, bên cạnh việc cung cấp kiến thức cho học sinh thì việc trang bị các
kĩ năng sống là rất cần thiết và luôn song hành nhằm giúp học sinh tăng cường khả
năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng vào thực tế cuộc sống. Để có được các
kĩ năng sống cơ bản thì việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ học cho học sinh
cũng đóng một vai trò rất quan trọng, bởi vì thông qua các hoạt động ngoài giờ học
sẽ giúp học sinh tích lũy được những hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội có tác động đến thái độ, nhu cầu, nguyện vọng, quyền và nghĩa vụ của
học sinh. Qua đó, có được những kĩ năng giao tiếp, ứng xử cơ bản trong cuộc sống.
Hình thành được thái độ, xu hướng tích cực của học sinh trong các hoạt động tập
thể, trong cuộc sống và trong xã hội.
Hoạt động ngoài giờ học là các hoạt động phù hợp với nhu cầu của con
người như: vui chơi giải trí, văn hố văn nghệ, TDTT, học tập các kĩ năng sống,…
nhất là các em học sinh trong độ tuổi vị thành niên, thích hoạt động, thích giao lưu
học hỏi, luôn hướng tới cái mới. Trong khi đó, cách thức tở chức các hoạt động
giáo dục ngồi giờ học rất đa dạng và phong phú, khơng có hướng dẫn cũng như
một quy định cụ thể nào. Hiện nay, hoạt động giáo dục ngoài giờ học là một hoạt
2
động rất được coi trọng, được triển khai và thực hiện trong tất cả các trường phổ
thơng trong tồn quốc. Nhưng vì những lý do khác nhau, ở không ít đơn vị trường
học hoạt động này vẫn chưa được tổ chức theo đúng ý nghĩa và mục đích của nó.
Vì vậy để tổ chức tốt hoạt động này đòi hỏi người quản lý phải năng động,
sáng tạo, chủ động trong công việc và đặc biệt là luôn nắm bắt được đặc điểm tâm
sinh lí, tâm tư, nguyện vọng của học sinh để từ đó có được cách thức tổ chức phù
hợp nhất, nhằm tạo ra một môi trường giáo dục toàn diện và thân thiện, đào tạo ra
những nhân tài cho đất nước trong tương lai.
- Về mặt thực tiễn:
Trường PTDT Nội trú Than Uyên cũng như bao trường PTDT Nội trú khác
trên cả nước. Ngoài nhiệm vụ dạy học trường có điểm đặc thù với 100% học sinh
là con em các dân tộc ít người sống trên địa bàn huyện, học sinh ăn ở sinh hoạt nội
trú tập trung do nhà trường quản lý. Vì vậy mục tiêu đặt ra cho nhà trường không
những giáo dục các em trở thành người có kiến thức mà còn phải giáo dục cho các
em các kĩ năng sống, rèn luyện các em trở thành những con người năng đợng, tích
cực, chủ động trong học tập và rèn luyện, phát triển năng lực tự khẳng định, tự
hoàn thiện bản thân.
Thực tế trong những năm qua làm công tác quản lý ở trường PT DTNT
chúng tơi nhận thấy phần lớn các em rất thích được tham gia vào các hoạt động
ngoại khoá, giao lưu văn hố…, qua đó có dịp học hỏi các kỹ năng giao tiếp, ứng
xử có văn hố, những thói quen tốt trong học tập cũng như trong đời sống. Tuy
nhiên, với đặc thù của nhà trường là một tập thể bao gồm nhiều dân tộc, đến từ
nhiều vùng có tiếng nói, phong tục, tập quán sinh hoạt khác nhau. Đồng thời các
mặt trái của xã hội cũng có tác động khơng nhỏ đến các em. Vì vậy trong q trình
tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ học cho học sinh nhiều lúc chúng tôi rất
bế tắc trong việc xây dựng kế hoạch, định hình các nội dung hoạt động ngồi giờ
học sao cho có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và phát triển của học
sinh.
Để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, làm tốt cơng tác giáo dục đạo đức
cho học sinh thì HĐGDNGLL là một trong những hoạt động thiết yếu. Mặt khác,
3
trong thời gian qua, trường PTDT Nội trú những HĐGDNGLL còn mơ hồ, chưa
thực sự trở thành một hoạt động bổ ích cho học sinh. Chính vì những ngun nhân
đã nêu ở trên, nên rất cần thiết phải có những cơ sở khoa học, những biện pháp cụ
thể để có thể tổ chức các hoạt động ngoài giờ học cho học sinh các trường PTDT
Nợi trú sao cho có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu và đặc điểm tâm lí của học sinh.
Với những kinh nghiệm thu được từ thực tế, là những người cán bộ quản lý
chúng tơi có nhiều băn khoăn, trăn trở là làm thế nào để các hoạt động giáo dục
ngoài giờ học được tổ chức thực hiện đúng mục đích, ý nghĩa và đạt hiệu quả giáo
dục cao nhất. Chính vì vậy, nên chúng tơi mạnh dạn chọn đề tài: "Kinh nghiệm tổ
chức quản lý các hoạt động ngoài giờ học của học sinh trường PTDTNT Than
Uyên". Thông qua đề tài này, chúng tôi mong tìm ra được cơ sở lý luận để áp dụng
vào thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường.
2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:
- Phạm vi: Các hình thức và biện pháp tổ chức có hiệu quả hoạt động ngoài
giờ học cho học sinh tại các trường phổ thông có học sinh nội trú (PTDT Nội trú,
PTDT Bán trú).
- Đối tượng: Cách thức tổ chức, quản lý các hoạt động ngoài giờ học của học
sinh trường PTDTNT.
3. Mục đích:
Nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản
lý, tổ chức các hoạt động ngoài giờ học cho học sinh các trường PTDT Nội trú.
Từ kinh nghiệm thực tế đề xuất xây dựng những hoạt động cần thiết để giúp
cho các trường PTDT Nội trú quản lý và tổ chức các hoạt động ngoài giờ học cho
học sinh đạt hiệu quả cao và góp phần hồn thiện mục tiêu đào tạo của nhà trường.
4. Điểm mới của sáng kiến:
Từ trước đến nay, chưa có hướng dẫn cụ thể về phương pháp tổ chức thực
hiện, mới chỉ có các văn bản mang tính định hướng. Các đơn vị tổ chức mang tính
tự phát, không thống nhất về mục đích, cách thức thực hiện.
SKKN này đề xuất các hình thức và biện pháp tổ chức các hoạt động ngoài
giờ học, nhằm giúp cho các đơn vị trường học có học sinh ở nội trú (PTDT Nội trú,
4
PTDT Bán trú) tổ chức công tác giáo dục học sinh có hiệu quả và mang tính toàn
diện hơn.
PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương 1
Cơ sở lí luận của công tác tổ chức quản lý
các hoạt động ngoài giờ học của học sinh trường PTDTNT
1.1. Cơ sở lý luận
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là những hoạt động giáo
dục được thực hiện ngoài giờ học tập, nhằm thu hút đông đảo học sinh tham gia để
mở rộng hiểu biết, tạo khơng khí vui tươi lành mạnh, tạo cơ hội để học sinh rèn
luyện thói quen sống trong cộng đồng và phát huy tối đa năng lực, sở thích của
từng cá nhân.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục được thực
hiện, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực thi quá trình đào tạo học sinh
đáp ứng nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội.
Hoạt động này do nhà trường quản lý, tiến hành ngồi giờ học trên lớp. Nó
được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà
trường hoặc trong đời sống xã hội được diễn ra trong suốt năm học và trong cả thời
gian nghỉ hè để khép kín q trình giáo dục, làm cho q trình đó có thể thực hiện
được ở mọi nơi, mọi lúc.
1.2. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện vấn đề sáng kiến
Kế hoạch 307/KH-BGDĐT, ngày 22/07/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc triển khai phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực" trong các trường phổ thơng.
Quyết định số 49/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 25/8/2008 của Bộ GD&ĐT về
việc Quyết định ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDT Nội trú.
Hướng dẫn số 1240/SGDĐT-GDTrH, ngày 30/12/2010 của sở GD&ĐT Lai
Châu về việc hướng dẫn công tác tổ chức, quản lý nội trú ở các trường phổ thông.
Chương 2
Thực trạng công tác tổ chức quản lý
5
các hoạt động ngoài giờ học của học sinh trường PTDTNT Than Uyên
2.1 Vài nét về địa bàn:
Than Uyên là huyện nằm phía nam của tỉnh Lai Châu với diện tích tự nhiên
792,52km2 gồm 10 dân tộc anh em. Trong đó dân tộc Thái chiếm 71,23%, dân tộc
kinh chiếm 13,62%, dân tộc HMông chiếm 9,95%, dân tộc Dao chiếm 0,60%, dân
tộc KhơMú chiếm 1,96%, dân tộc Tày chiếm 0,30%, còn lại là các dân tộc khác.
Huyện có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm một thị trấn và 11 xã.
Trường PTDT Nội trú Than Uyên nằm trên địa bàn khu 3, thị trấn huyện.
Đây là trung tâm kinh tế, chính trị của huyện, điều này cũng phần nào tác động đến
công tác giáo dục của nhà trường.
Trường PTDT nội trú huyện Than Uyên được thành lập từ năm 1983. Đến
nay nhà trường có 8 lớp với 250 học sinh liên cấp 2,3. Có 6 thành phần dân tộc:
Thái, HMông, Dao, KMú, Tày, Thổ. 100% học sinh của nhà trường đều ở nội trú.
Năm học 2013 - 2014 nhà trường có 40 cán bợ, giáo viên, nhân viên (trong
đó CBQL: 03; Giáo viên 21; nhân viên 16). Đa số là giáo viên trẻ có tâm huyết
nghề nghiệp, nhiệt tình với cơng việc. Có đủ giáo viên ở các chun ban chính,
trình độ đạt chuẩn 100%.
2.2 Thực trạng của vấn đề
a) Thuận lợi:
- Cơ sở vật chất: Đủ điều kiện cho dạy và học 02 buổi/ngày. Có các khu vực
tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, khu vực trồng rau, chăn nuôi. Được nhà
nước đầu tư một nguồn kinh phí nhất định cho hoạt động ngoài giờ học chiếm 5%
kinh phí chi hàng năm của nhà trường.
- Đặc điểm xã hội: Than Uyên là huyện có kinh tế - xã hội cũng như mặt
bằng dân trí tương đối phát triển, đa số phụ huynh học sinh hiểu và nắm được ý
nghĩa của công tác giáo dục, nên hội cha mẹ phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ các
hoạt động phong trào của nhà trường.
- Công tác chỉ đạo: Là trường chuyên biệt nên được sự quan tâm, chỉ đạo sát
sao của sở GĐ&ĐT, chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể xã hội.
6
- Đa sớ học sinh có đạo đức tốt, tinh thần tự giác cao, biết yêu thương bạn
bè, ham thích tham gia các hoạt động tập thể.
b) Khó khăn:
- Học sinh:
+ Thứ nhất; Thành phần học sinh của trường đa dạng về dân tộc, về vùng
miền, nên có sự khác biệt về ngôn ngữ, về tập quán sinh hoạt, bất đồng quan điểm
về tư tưởng cũng như nề nếp sinh hoạt.
+ Thứ hai; Bối cảnh xã hội mà đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của công
nghệ thông tin hiện nay, thì có rất nhiều cám dỗ rất hấp dẫn và thu hút đối với học
sinh các trường nội trú, những học sinh đang ở độ tuổi tò mò và ham thích cái mới
của lứa tuổi vị thành niên nhưng lại sống xa rời sự quản lý của gia đình.
- Đội ngũ: Đa số GV trẻ thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý nội trú,
nắm bắt tâm tư tình cảm của học sinh chưa kịp thời.
- Cơ sở vật chất:
+ Thiếu các phịng chức năng, diện tích sân chơi bãi tập quá nhỏ, hẹp rất khó
khăn cho việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ học cho học sinh.
+ Phịng ở nợi trú xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 1994 (19 phịng) có
diện tích chật hẹp, khơng thuận tiện cho việc bố trí, sắp xếp trong quá trình sử
dụng.
2.3. Nguyên nhân
- Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh (vị thành niên) biến đổi thất
thường, ham thích cái mới, luôn muốn khẳng định mình nhưng chưa ý thức và
kiểm soát được mọi hành vi của mình.
- Nhà trường đang trong giai đoạn chuyển đổi mô hình giáo dục từ bậc trung
học cơ sở lên bậc trung học phổ thông, nên đội ngũ cán bộ, giáo viên chưa hoàn
toàn thích ứng với tâm lí lứa tuổi học sinh, dẫn tới công tác quản lý, tổ chức các
hoạt động ngoài giờ học chưa phù hợp với đối tượng, hiệu quả chưa cao.
- Một bộ phận giáo viên chưa hiểu mục đích và ý nghĩa nên cịn coi nhẹ việc
tổ chức hoạt động ngồi giờ học đối với học sinh.
7
- Diện tích nhà trường nhỏ hẹp (8.100 m 2), quy hoạch không khoa học, xây
dựng dàn trải, thiếu diện tích sân chơi bãi tập cho học sinh (250 HS/900 m2 với tỷ
lệ 01 HS/3,6 m2 sân chơi).
- Phòng ở nội trú, phòng ăn tập thể được xây dựng theo mơ hình trường tiểu
học, khơng còn phù hợp với học sinh bậc THPT.
Chương 3
Mục tiêu, biện pháp quản lý các hoạt động ngoài giờ học
của học sinh trường PTDTNT Than Uyên
3.1. Biện pháp thực hiện:
Để quản lý và tổ chức các hoạt động ngoài giờ học cho học sinh trường
PTDT Nội trú có hiệu quả chúng ta cần thực hiện theo quy trình sau:
3.1.1. Công tác tổ chức nhân sự:
Như chúng ta đã biết để tổ chức và quản lý có hiệu quả các hoạt động ngoài
giờ học cho học sinh trường PTDT Nội trú cần phải có sự phối kết hợp của rất
nhiều các cá nhân và đoàn thể trong nhà trường cũng như ngoài xã hội, vì vậy để
tránh tình trạng chồng chéo, "Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" thì việc phân công
nhiệm vụ và giao trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, từng đoàn thể đóng vai trò
quan trọng, quyết định chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý, tổ chức các
hoạt động ngoài giờ học. Những công việc cụ thể:
* Thành lập Ban quản lý nội trú:
STT
Thành phần
Nhiệm vụ
01
Phó hiệu trưởng phụ trách nội trú
Trưởng ban
02
Bí thư đoàn trường
Phó ban thường trực
03
Tổng phụ trách đội
Ủy viên
04
Giáo vụ nội trú
Ủy viên
05
Giáo viên chủ nhiệm
Ủy viên
06
Y tế nhà trường
Ủy viên
8
07
Bộ phận bảo vệ
Ủy viên
08
Đại diện học sinh các lớp
Ủy viên
09
Đại diện hội cha mẹ học sinh
Ủy viên
* Mô hình quản lý:
BAN GIÁM HIỆU
(Trưởng ban nợi trú)
ĐOÀN - ĐỢI
GV CHỦ NHIỆM
GV BỘ MÔN
ĐỘI TỰ QUẢN
ĐD CHA MẸ HS
NHÂN VIÊN
* Phân công nhiệm vụ:
a) Trưởng ban nội trú:
- Tổ chức cho các thành viên trong Ban nội trú thảo luận, thống nhất các nội dung:
+ Xác định rõ, cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của công tác tổ
chức hoạt động ngoài giờ học.
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ học theo từng thời điểm, theo
năm học.
+ Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động và quản lý nội trú.
+ Xây dựng quy chế đánh giá, xếp loại các mặt hoạt động nội trú.
- Chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện, quản lý giám sát và đôn đốc
việc thực hiện của các bộ phận, cá nhân trong quá trình thực hiện kế hoạch.
9
- Tiếp nhận ý kiến phản hồi của các bộ phận, cá nhân trong quá trình thực hiện, từ
đó đưa ra các quyết định điều chỉnh về kế hoạch phù hợp với thực tiễn.
- Tham mưu với Hiệu trưởng trong việc sử dụng kinh phí (mua sắm, sửa chữa, thay
thế, tổ chức các hoạt động tập thể), cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động ngoài
giờ học của học sinh.
- Chịu trách nhiệm đánh giá, xếp loại hoạt động nội trú của các bộ phận, cá nhân
theo từng tháng.
b) Đoàn THCS HCM, Đội TNTP HCM:
- Chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch:
+ Hoạt động của tổ chức Đoàn TNCS và Đội TNTP trong năm học.
+ Thi đua chào mừng các ngày lễ lớn trong năm học.
+ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm cung cấp kiến thức kĩ năng sống
cho học sinh.
+ Tổ chức các văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn trong năm học.
+ Tổ chức, điều hành các hoạt động thể dục thể thao hàng ngày cho học
sinh.
+ Tổ chức các hoạt động giao lưu học hỏi với các đơn vị bạn, các ban ngành
ngoài xã hội.
- Chịu trách nhiệm chính trong triển khai, tổ chức thực hiện các kế hoạch trên.
Tham gia vào quá trình đánh giá, xếp loại hoạt động nội trú của các bộ phận, cá
nhân theo từng tuần, từng tháng.
- Quản lý, đôn đốc các nề nếp học tập, hoạt động Đội, Đoàn, vệ sinh, xây dựng và
giữ gìn cảnh quan môi trường.
c) Giáo viên:
- Giáo viên chủ nhiệm
+ Căn cứ kế hoạch hoạt động của Ban nội trú, của Đoàn TNCS, Đội TNTP
xây dựng kế hoạch hoạt động nội trú phù hợp với đối tượng học sinh của lớp nhằm
đạt được chỉ tiêu được giao.
10
+ Chịu trách nhiệm quản lý, đôn đốc việc thực hiện các hoạt động nội trú
của lớp chủ nhiệm. Đánh giá, rút kinh nghiệm theo từng tuần.
+ Là cầu nối giữa Nhà trường và học sinh các lớp: Chịu trách nhiệm triển
khai các chủ trương, kế hoạch hoạt động, thực hiện chế độ chính sách của Nhà
trường tới học sinh, đồng thời tiếp nhận ý kiến phản hồi từ học sinh tới BGH.
+ Chịu trách nhiệm liên hệ với phụ huynh học sinh trong việc phối hợp giáo
dục giữa gia đình và nhà trường.
- Giáo viên bộ môn:
+ Hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm quản lý việc thực hiện nề nếp của học sinh;
hướng dẫn học sinh trong các cuộc thi văn hóa, văn nghệ.
+ Cùng tham gia và hướng dẫn các nhóm học sinh tập luyện thể dục thể thao
vào buổi chiều hàng ngày.
+ Trực nội trú hàng ngày theo phân công của trưởng Ban nội trú: Quản lý,
đôn đốc học sinh thực hiện nghiêm túc các nề nếp nội trú và xử lý các trường hợp
vi phạm trong ca trực của mình.
d) Nhân viên:
* Nhân viên y tế:
- Phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm trong việc theo dõi, chăm sóc sức khỏe và
hướng dẫn học sinh cách vệ sinh, phòng bệnh.
- Chịu trách nhiệm quản lý, giám sát công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong
cung cấp, chế biến thực phẩm và vệ sinh bếp ăn, nhà ăn.
* Nhân viên tổ văn phòng:
- Chịu trách nhiệm quản lý, giám sát việc sử dụng phòng máy tính của nhà trường
vào học tập, vui chơi ngoài giờ học.
* Nhân viên bảo vệ:
- Chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường, phối hợp với giáo vụ
nội trú trong việc đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nề nếp, nội quy nội trú của học
sinh.
11
- Quản lý việc sử dụng CSVC, trang thiết bị phục vụ học tập và đời sống của học
sinh.
- Tham mưu kịp thời với Trưởng ban nội trú về việc sửa chữa, thay thế đồng thời
với việc nhắc nhở, chấn chỉnh ý thức tiết kiệm khi sử dụng CSVC, trang thiết bị và
điện nước.
e) Đội tự quản của học sinh:
- Đội tự quản được Ban nội trú thành lập căn cứ vào sự tham mưu của BCH Đoàn
trường, có nhiệm vụ chính như sau:
+ Giúp Ban nội trú trong việc đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện các nề nếp,
nội quy nội trú của học sinh.
+ Đề xuất các biện pháp quản lý, các hình thức tổ chức các hoạt động tập thể
phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh. Tiếp nhận và phản hồi các ý kiến đóng
góp của học sinh với Ban nội trú.
f) Ban đại diện cha mẹ học sinh:
- Phối hợp với Ban nội trú trong việc tổ chức các hoạt động tập thể, các hoạt động
ngoài giờ học cho học sinh:
+ Huy động cha mẹ học sinh góp công trong việc tổ chức tết dân tộc cho học
sinh.
+ Huy động vốn, xây dựng chuồng trại, mua con giống tổ chức cho học sinh
chăn nuôi theo hình thức: Cha mẹ học sinh góp vốn, nhà trường góp công, học sinh
hưởng lợi nhuận.
+ Huy động sự đóng góp của cha mẹ học sinh trong việc hỗ trợ thêm các
trang thiết bị thể dục thể thao phục vụ cho các hoạt động ngoài giờ học của học
sinh.
3.1.2. Các hoạt động chính trong quá trình tổ chức, quản lý các hoạt động
ngoài giờ học:
Căn cứ vào mục tiêu và cách thức tổ chức ta có thể chia các hoạt động ngoài
giờ học của học sinh trường PTDT Nội trú ra làm 4 nhóm hoạt động cơ bản sau:
a) Rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật:
12
Do những đặc thù đa dạng về vùng miền, về dân tộc, về độ tuổi (đặc biệt là
đa số học sinh của trường đều thuộc lứa tuổi vị thành niên) đang có sự thay đổi lớn
về tâm sinh lí, thích tiếp nhận những cái mới của xã hội, xa rời sự quản lý của gia
đình, sống tập trung với các bạn đồng lứa, tại khu vực có nền kinh tế xã hội phát
triển nên rất dễ tiếp thu và mắc phải các thói hư tật xấu đang phổ biến ngoài xã hội.
Đặc biệt với những học sinh năm đầu nhập trường, do đang quen với nếp sống tự
do ở địa phương thì việc phải gò bó trong một khuôn phép cố định là một việc thực
sự khó khăn.
Từ những đặc điểm trên ta thấy rằng việc rèn luyện ý thức chấp hành tổ chức
kỉ luật cho học sinh nhà trường có ý nghĩa rất quan trọng, để làm được việc này ta
cần thực hiện lần lượt theo các bước sau:
Bước 1; Xây dựng nội quy, quy chế:
Căn cứ vào "Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và
trường phổ thơng có nhiều cấp học"; vào đặc điểm tâm sinh lí của học sinh; vào
phong tục tập quán của các dân tộc, vùng miền; vào nội dung thống nhất giữa nhà
trường và Hội cha mẹ học sinh, Ban nội trú tổ chức xây dựng "Nội quy nội trú" và
"Quy chế hoạt động ngoài giờ học" chi tiết, cụ thể đảm bảo phù hợp tâm sinh lí lứa
tuổi và nâng cao ý thức tổ chức kỉ luật của học sinh với các nội dung cụ thể sau:
a1) Thời gian biểu các hoạt động trong ngày:
Thời gian
05h30'
05h 45'
06 h 00'
06 h30'
06 h50'
07h 00'
07h15'
11h30'
11h35'
12 h 00'
Nội dung
Trống báo thức
Tập thể dục buổi sáng
Vệ sinh khu vực,
vệ sinh cá nhân
Ăn sáng
Sắp xếp phòng ở
Chỉnh đốn trang phục
Vào lớp truy bài
Vào tiết 1
Hết giờ học buổi sáng
Ăn trưa
Ngủ trưa
Thời gian Nội dung
Trống báo thức
13h 45'
h
Vào lớp tiết 1 buổi chiều
14 00'
16 h 00'
16 h 05'
Hết giờ học buổi chiều
Tăng gia, chăn nuôi, đi chợ
Tham gia các HĐ tập thể
17h30'
Ăn tối
18h 00'
19 h 45'
22 h15'
22 h 20'
22 h30'
Xem ti vi
Lên lớp buổi tối
Hết giờ học buổi tối
Vệ sinh cá nhân
Giờ ngủ tối.
13
a2) Một số quy định cần nhấn mạnh trong nội quy nội trú:
1. Không được sử dụng điện thoại di động.
2. Không được có hành vi quan hệ nam - nữ không trong sáng.
3. Không được gây sự đánh, chửi nhau gây mất đoàn kết trong nhà trường và khu dân cư.
4. Không được có các hành vi trộm cắp tài sản cá nhân, tập thể.
5. Không được làm mất, hư hỏng CSVC nhà trường.
6. Khơng được có hành vi phân biệt dân tộc; vùng, miền.
7. Không được tự ý ra khỏi trường khi chưa được sự cho phép của GVCN.
a3) Thống nhất về công tác phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường:
- Cha mẹ học sinh chịu trách nhiệm cùng phối hợp với GVCN trong việc đôn đốc,
nhắc nhở học sinh thực hiện các nội quy, quy chế của nhà trường.
- Phụ huynh học sinh cung cấp số điện thoại di động cho giáo viên chủ nhiệm (nếu thay
đổi phải thông báo).
- Giữ mối liên hệ thường xuyên với GVCN; trao đổi với giáo viên chủ nhiệm ít nhất 01
lần/tháng để nắm bắt kịp thời tình hình học tập và tu dưỡng của con, em mình.
- Sắp xếp công việc và thời gian để phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục học sinh
khi được yêu cầu.
- Mọi thắc mắc liên hệ trực tiếp tới các số điện thoại của Hiệu trưởng và các Phó Hiệu
trưởng.
* Lưu ý:
- Không trao đổi với những người không có trách nhiệm để tránh nhận được thơng tin
khơng chính xác.
- Những quy định đối với việc thăm học sinh của gia đình và bạn bè:
+ Không cho con, em tiền mặt có giá trị quá 200.000 đ; Nếu cần mua sắm các vật
dụng sinh hoạt cá nhân: Gia đình trực tiếp đưa đi mua.
+ Tránh không thăm học sinh vào giờ học, giờ ngủ, nghỉ của học sinh.
+ Không tự ý đi vào khu vực nội trú, khu vực học đường: Phải thông qua bảo vệ
nhà trường.
+ Không đi xe vào khu vực nội trú, khu vực học đường (trừ trường hợp đặc biệt,
được phép của bộ phận bảo vệ).
+ Phụ huynh có thể ủy quyền cho GVCN để quản lý giúp các khoản tiền lớn của
học sinh: Quỹ lớp; tiền mặt cá nhân (phải có giấy ủy quyền của phụ huynh học sinh).
14
Bước 2; Triển khai thực hiện:
- Tổ chức cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường
cùng cha mẹ học sinh học tập nội quy, quy chế, nhấn mạnh những điểm cần lưu ý
khi thực hiện.
- Triển khai thực hiện, kết quả đánh giá công tác nội trú kết hợp với kết quả
học tập được dùng xếp loại hoạt động của lớp hàng tuần, học kì, năm học.
Bước 3; Phân công quản lý, giám sát:
- Trưởng ban nội trú: Quản lý chung, kiểm tra, đánh giá, xử lý kỉ luật, đề xuất khen
thưởng.
- Đoàn, đội: Chịu trách nhiệm chung trong việc quản lý giám sát và đánh giá, xếp
loại các hoạt động ngoài giờ học của học sinh các lớp.
- Đội cờ đỏ: Giám sát, đôn đốc các hoạt động sinh hoạt, ý thức thực hiện nội quy,
quy định nội trú; kiến nghị, đề xuất với Ban nội trú những vấn đề phát sinh cần xử
lý, điều chỉnh trong quá trình thực hiện.
- Giáo vụ nội trú: Quản lý, đôn đốc việc thực hiện nề nếp nội trú vào thời điểm
buổi trưa, buổi tối.
- Giáo viên chủ nhiệm: Quản lý, đôn đốc việc thực hiện các hoạt động nề nếp nội
trú và hoạt động ngoài giờ học của học sinh lớp chủ nhiệm.
- Nhân viên y tế: Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá công tác vệ sinh và giữ gìn sức
khỏe cho học sinh.
- Bộ phận bảo vệ: Theo dõi, quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất, điện, nước và
công tác an ninh trật tự trong nhà trường.
Bước 4; Đánh giá, xếp loại:
Trưởng ban nội trú tổng hợp kết quả hoạt động của các bộ phận, các cá nhân,
đưa ra đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm vào cuối mỗi tuần. Lấy kết quả hoạt
động đưa vào xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên hàng tháng.
b) Tổ chức xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp:
* Mục tiêu:
- Nâng cao nhận thức của học sinh về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo vệ môi
trường.
15
- Rèn luyện cho học sinh ý thức và kĩ năng bảo vệ môi trường không những trong
học tập, sinh hoạt tại trường mà mỗi học sinh sẽ trở thành một tuyên truyền viên về
bảo vệ môi trường tại gia đình, tại địa phương.
* Nội dung: Tổ chức các hoạt động giáo dục và rèn kĩ năng bảo vệ môi trường.
Xây dựng cho học sinh nếp sống ngăn nắp, gọn gàng, sạch đẹp.
* Cách tổ chức thực hiện:
- Trách nhiệm của nhà trường:
+ Đầu năm học trước khi đón học sinh nhập trường phải đầu tư xây dựng,
sửa chữa, nâng cấp CSVC đảm bảo thuận lợi cho công tác giữ gìn vệ sinh, trực
quan trong việc giáo dục và rèn kĩ năng bảo vệ môi trường cho học sinh.
+ Tổ chức tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giữ gìn môi
trường sống đối với sức khỏe con người, hướng dẫn các kĩ năng và đề ra các quy
định về bảo vệ môi trường.
- Ban nội trú căn cứ vào thực trạng mỗi lớp (độ tuổi, tỷ lệ nam-nữ) phân chia:
Phòng ở, khu vực tăng gia, khu vực quản lý vệ sinh (nhà tắm, nhà vệ sinh, khu vực
hoạt động chung), chăm sóc bồn hoa, cây cảnh, phân công trực tuần, chăn nuôi.
- Giáo viên chủ nhiệm các lớp chịu trách nhiệm quản lý, đôn đốc hàng ngày, với
những công việc cụ thể sau:
+ Công tác vệ sinh: Hàng ngày học sinh các lớp phải chịu trách nhiệm giữ
gìn vệ sinh phịng ở, nhà vệ sinh, nhà tắm, khu vực vệ sinh chung được giao.
+ Công tác chăm sóc bồn hoa, cây cảnh: Các lớp chăm bón hàng ngày, cắt
tỉa, trồng lại sau từng mùa, từng thời điểm, đảm bảo yêu cầu xanh, sạch, đẹp.
+ Công tác tăng gia: Phân cơng học sinh trồng, chăm sóc rau hàng ngày;
đảm bảo yêu cầu: Không để đất trống, không để cỏ mọc, đảm bảo kĩ thuật, có hiệu
quả kinh tế (bán sản phẩm cho bếp ăn tập thể lấy tiền để tái sản xuất và gây quỹ
hoạt động của lớp).
+ Công tác chăn nuôi: Các lớp thực hiện luân phiên theo tuần, yêu cầu đúng
kĩ thuật, đảm bảo vệ sinh, không để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường.
16
- Đoàn thanh niên mà cụ thể là đội cờ đỏ chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá hàng
ngày, tổng hợp lấy điểm làm căn cứ xếp loại về hoạt động nội trú hàng tuần, hàng
tháng.
- Ban nội trú lấy kết quả hoạt động của lớp chủ nhiệm làm một tiêu chí để đánh
giá, xếp loại GVCN hàng tháng, cuối học kì, cuối năm học.
c) Tở chức các hoạt đợng tập thể:
* Mục tiêu:
- Tạo sân chơi vui, khỏe, lành mạnh, thân thiện cho học sinh đồng thời rèn kĩ
năng chủ động, tự giác, củng cố các mối quan hệ cộng đồng cho học sinh.
- Giúp học sinh có được tâm lý vui tươi, thoải mái sau những giờ học tập,
rèn luyện căng thẳng.
* Nội dung: Tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao hàng ngày và tổ chức các
hoạt động văn hóa, văn nghệ kỉ niệm các ngày lễ, ngày tết trong năm học.
* Biện pháp thực hiện:
Nhà trường kết hợp với Hội cha mẹ học sinh chuẩn bị tốt các điều kiện về
CSVC, trang thiết bị, về kinh phí tổ chức, cụ thể:
- Nhà trường chịu trách nhiệm:
+ Sửa chữa, nâng cấp CSVC (sân chơi, bãi tập), mua sắm trang thiết bị
(bóng chuyền, bóng đá, lưới cầu lông, bóng chuyền).
+ Giao cho Đoàn trường căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học,
xây dựng kế hoạch, lập dự trù kinh phí tổ chức các hoạt động tập thể trong năm.
- Hội cha mẹ học sinh: Căn cứ tình hình thực tế CSVC, trang thiết bị của nhà
trường và nhu cầu thực tế của học sinh, mua sắm thêm các trang thiết bị phục vụ
các hoạt động TDTT hàng ngày cho con em mình (tạ cá nhân, xà đơn, xà kép,...).
Ban chấp hành Đồn trường đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, quản lý
các hoạt động tập thể của nhà trường:
- Đối với hoạt động TDTT hàng ngày:
+ Do điều kiện CSVC thiếu (nhà đa năng, sân chơi, bãi tập), diện tích chật
hẹp (1200 m2), nên cơng tác quy hoạch, bố trí mơn và sân chơi TDTT phải phù hợp
17
và huy đợng tối đa diện tích có thể sử dụng để đạt được hiệu quả cao nhất (có sơ
đồ kèm theo).
+ Phân chia số lượng sân chơi đối với các mơn bóng đá, bóng chuyền thành
2 khu vực riêng biệt dành cho nam và nữ, phân xếp lịch hoạt động theo ngày cho
từng khối lớp.
+ Các mơn cịn lại như: Đá cầu, bóng bàn, tập tạ, tập xà, nhảy cao, nhảy xa
yêu cầu các nhóm học sinh thực hiện tập quay vịng.
+ Tập trung đợng viên, khún khích nhóm học sinh người H'Mông tham
gia vào các hoạt động tập thể.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao, trò chơi dân gian chào
mừng các ngày lễ lớn trong năm (tết dân tộc, 02/9, 22/12, 20/11, 26/3, 30/4, 19/5).
- Tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao do Huyện đoàn,
UBND huyện, sở GD&ĐT tổ chức.
- Tổ chức các chương trình giao lưu với các đơn vị bạn trong huyện.
d) Rèn luyện kĩ năng sống:
* Mục tiêu:
- Học sinh có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, không phân biệt
đối xử dân tộc, vùng miền.
- Học sinh được rèn luyện các kĩ năng cơ bản trong cuộc sống như:
+ Ăn sạch, ở sạch, có thói quen gọn gàng, ngăn nắp, sinh hoạt có nề nếp.
+ Giữ gìn sức khỏe, phòng chớng dịch bệnh.
+ Ứng xử có văn hóa trong cuộc sống, sinh hoạt tại nhà trường và cộng
đồng.
+ Ý thức tiết kiệm khi sử dụng các tài nguyên (điện, nước), các trang thiết bị
phục vụ học tập, sinh hoạt hàng ngày và các phương pháp bảo vệ môi trường.
+ Lao động sản xuất đạt hiệu quả và chất lượng cao.
+ Phòng, chống tai nạn, thương tích; phòng chống tệ nạn xã hội.
+ Tuyên truyền vận động, hướng dẫn những người xung quanh mình cùng
thực hiện những kĩ năng đó.
18
* Nội dung: Tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức và rèn luyện các kĩ năng sống
cho học sinh.
* Biện pháp thực hiện:
- Nhà trường đầu tư xây dựng, sửa chữa về CSVC, thống nhất với Ban nội trú về
mục đích, kế hoạch hoạt động, các chỉ tiêu cần đạt.
- Ban nội trú xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức hoạt động, trong đó:
+ Phân công cụ thể, chi tiết nhiệm vụ cho từng bộ phận, cá nhân, giao chỉ
tiêu.
+ Phân chia cụ thể về CSVC (khu vực tăng gia, khu vực vệ sinh riêng và
chung), phân công cụ thể về nhiệm vụ (trực tuần, chăn nuôi), yêu cầu cần đạt về
kết quả (số lượng, chất lượng, môi trường).
+ Chịu trách nhiệm thu mua sản phẩm lao động của học sinh cho bếp ăn tập
thể (rau xanh, thịt lợn), công bố công khai số lượng, chất lượng sản phẩm, có đánh
giá nhận xét cụ thể, có so sánh kết quả của các lớp.
+ Tổ chức kiểm tra hàng ngày về tình hình thực hiện các nhiệm vụ được
giao của các bộ phận, cá nhân (thông qua hoạt động của đội cờ đỏ) có nhận xét,
đánh giá, rút kinh nghiệm cuối mỗi tuần.
- Giáo viên chủ nhiệm:
+ Căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh của học sinh (Dân tộc, nơi cư trú, sở
thích cá nhân) để phân chia phòng ở, nhóm học tập, nhóm hoạt động ngoài giờ học
(tăng gia, chăn nuôi, TDTT) tạo điều kiện thuận lợi cho các em thực hiện các
nhiệm vụ được giao.
+ Chịu trách nhiệm hướng dẫn, quản lý các hoạt động của học sinh; có đánh
giá, nhận xét, rút kinh nghiệm và uốn nắn học sinh trong quá trình hoạt động.
- Đoàn thanh niên:
+ Tổ chức các buổi tuyên truyền, giáo dục về các kĩ năng: Ứng xử, giao tiếp
xã hội; phòng chống tai nạn, thương tích, đuối nước.
+ Kết hợp cùng nhân viên y tế tổ chức hướng dẫn học sinh các kĩ năng chăm
sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh.
19
+ Phối hợp với ban ngành, đoàn thể ngoài xã hội tổ chức các buổi tuyên
truyền: Giáo dục SKSS vị thành niên (Trung tâm BVSK bà mẹ và trẻ em huyện);
phòng chống cháy nổ (phòng cảnh sát PCCC tỉnh Lai Châu); phòng chống nạn
buôn bán người (Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh lai châu); luật giao thông đường
bộ (phòng cảnh sát giao thông huyện), ....
3.2. Hiệu quả sáng kiến:
Sau khi áp dụng SKKN vào thực tế chúng tôi nhận thấy chất lượng và hiệu
quả của công tác quản lý, tổ chức các hoạt động ngoài giờ học cho học sinh tại đơn
vị được nâng cao rõ rệt, thể hiện cụ thể qua các lĩnh vực sau:
Thứ nhất; Ý thức tổ chức kỉ luật của học sinh được nâng lên, số lượng học
sinh vi phạm nội quy nội trú phải xử lí kỉ luật giảm đáng kể.
Thứ hai; Xây dựng được môi trường học tập và sinh hoạt đảm bảo tiêu chí
an toàn, lành mạnh và thân thiện. Không để xảy ra tình trạng mất đoàn kết trong
nội bộ học sinh của trường, giữa học sinh nhà trường với khu dân cư.
Thứ ba; Xây dựng được phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao với
sự tham gia đa số học sinh, xây dựng được các đội tuyển TDTT của trường; Tham
gia các hội thi văn hóa, văn nghệ, hội thao thể dục thể thao do các cấp tổ chức và
đều đạt giải, cụ thể:
Văn
Nghệ
Thể thao
Nội dung
- Giai điệu tuổi hồng
- Giai điệu tuổi hồng
- Nét đẹp đội viên
- Giải việt dã
- Giải việt dã
- Hội thao cấp huyện
Cấp tổ chức
Cấp huyện(2012-2013)
Cấp tỉnh(2013-2014)
Cấp huyện(2013-2014)
Cấp huyện(2012-2013)
Cấp huyện(2013-2014)
Cấp huyện(2013-3014)
Đạt giải
Giải nhất
Giải khuyến khích
Giải nhất
Giải ba
Giải nhì
Giai ba
Thứ tư; Xây dựng được ý thức tự quản trong các hoạt động hàng ngày và rèn
luyện được cho học sinh các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống, cụ thể:
- Phòng chống các tệ nạn xã hội: Không có học sinh nào vi phạm các tệ nạn
xã hội.
20
- Ý thức tuân thủ nghiêm túc luật giao tông đường bộ: Không có học sinh vi
phạm luật giao thông đường bộ, không có học sinh bị tai nạn giao thông.
- Phòng chống tai nạn, đuối nước: Không có học sinh bị tai nạn lao động,
đuối nước.
- Yêu thích lao động, nắm được phương pháp lao động sản xuất đạt hiệu quả
cao, kết quả đạt được:
Năm học
2011 - 2012
2012 - 2013
Rau xanh
04 tấn
07 tấn
Chăn nuôi lợn
18.500.000 đồng
27.500.000 đồng
3.3 Ứng dụng thực tiễn:
3.3.1. Bài học kinh nghiệm:
Từ kinh nghiệm thực tế trong quá trình quản lý, tổ chức các hoạt động ngoài
giờ cho học sinh của đơn vị chúng tôi đúc rút ra được một số bài học kinh nghiệm
sau:
- Phải có sự tham gia đồng bộ của mọi cá nhân, đoàn thể trong và ngoài nhà
trường; đòi hỏi ý thức trách nhiệm rất cao từ các cá nhân, đoàn thể trong quá trình
tổ chức thực hiện.
- Phải có sự phân công nhiệm vụ, giao trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ cụ
thể, rõ ràng đối với từng cá nhân, từng bộ phận trong nhà trường.
- Các hoạt động được tổ chức phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi, với điều kiện
CSVC của nhà trường.
- Đòi hỏi sự tâm huyết, nhiệt tình, tinh thần thương yêu học sinh của mỗi cán
bộ, giáo viên, nhân viên. Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên phải đóng một lúc nhiều
vai trò: Vừa là cha mẹ, vừa là thầy cô, vừa là anh chị, vừa là bạn bè luôn luôn lắng
nghe và thấu hiểu mọi tâm tư, nguyện vọng của học sinh.
3.3.2. Ý nghĩa:
Công tác tổ chức, quản lý các hoạt động ngoài giờ học cho học sinh (đặc biệt
là học sinh trường PTDT Nội trú) đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục
học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện, đáp ứng được yêu cầu của
xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa và hội nhập Quốc tế hiện nay.
21
3.3.3. Tính khả thi và khả năng áp dụng triển khai của sáng kiến:
Sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng cho tất cả các đơn vị có học sinh
nội trú (PTDT Nội trú, PTDT bán trú) nhằm nâng cao chất lượng và tính hiệu quả
trong quá trình quản lý và tổ chức các hoạt động ngoài giờ học cho học sinh.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận:
Những giải pháp mà chúng tôi đưa ra trong sáng kiến không tham vọng sẽ
giải quyết triệt để những hạn chế trong công tác giáo dục hoạt động ngoài giờ lên
lớp, nhưng hy vọng phần nào sẽ là cơ sở để tạo ra những bước đột phá trong việc
tở chức các hoạt động ngồi giờ học của đơn vị và cũng mong muốn nó trở thành
một tài liệu tham khảo cho các đơn vị bạn. Nhất là các đơn vị cùng hệ thống các
trường nội trú trong tỉnh.
2. Kiến nghị:
Sở Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch đầu tư xây dựng quy hoạch lại nhà
trường đảm bảo đủ về CSVC, diện tích, trang thiết bị, giúp cho đơn vị có đủ điều
kiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục của nhà trường.
Than Uyên, ngày 20 tháng 4 năm 2014
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
TÁC GIẢ SKKN
Nguyễn Trung Kiên
Vũ Trọng Thỏa
22
23
24