Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài tập đọc hiểu ngữ văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.37 KB, 6 trang )

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Bài 1:
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi.
Hỡi đồng bào cả nước,
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền
không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự
do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra,
câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào
cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng
nói:
"Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do
và bình đẳng về quyền lợi".
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Nêu những ý chính của văn bản.
2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Việc dùng từ “Suy rộng ra” có ý
nghĩa như thế nào?
3. Nêu ý nghĩa của đoạn trích văn bản trên.
Bài 2:
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi.
… “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ
không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã
nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa…”
Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Nêu những ý chính của văn bản.
2. Xác định biện pháp tu từ và ý nghĩa biện pháp tu từ đó trong văn bản trên.
3. Các từ ngữ: nổi dậy giành chính quyền lập nên nước, lấy lại nước có hiệu quả


nghệ thuật như thế nào?
BÀI 2:“NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA
DÂN TỘC” PHẠM VĂN ĐỒNG
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi.
Trong phần mở đầu bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân
tộc”, ông Phạm Văn Đồng có viết : “…Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác
1
thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn
thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy…”
Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Xác định biện pháp tu từ và ý nghĩa biện pháp tu từ đó trong văn bản trên.
3. Các từ ngữ: ánh sáng khác thường, chăm chú nhìn, càng nhìn càng thấy sáng
có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
4. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu tuy bị mù khi còn trẻ nhưng ông đã làm tròn ba thiên
chức: nhà giáo, thầy thuốc và nhà thơ. Em hãy bày tỏ suy nghĩ về bài học về ý chí, nghị
lực rút ra vẻ đẹp từ cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu bằng một đoạn văn ngắn.
BÀI 3 : TÂY TIẾN – QUANG DŨNG
Đề 1:
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi.
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời !
Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi…”
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
2. Nêu ý nghĩa tu từ của từ láy chơi vơi trong đoạn thơ.
3. Câu thơ: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi được phối thanh như thế nào? Nêu hiệu
quả nghệ thuật của việc phối thanh đó.
4. Cụm từ bỏ quên đời thể hiện vẻ đẹp bi hùng của người lính Tây Tiến như thế nào?
Đề 2:
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi.
“ Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
2
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa ”.
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
2. Các từ “xiêm áo”, “khèn”,“man điệu”, “e ấp” có vai trò gì trong việc thể hiện
những hình ảnh vẻ đẹp văn hoá miền núi và tâm trạng người lính Tây Tiến?
3. Câu thơ Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa được sử dụng nghệ thuật gì? Nêu hiệu
quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
Đề 3:
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi.
“ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành ”
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả? Tại sao tác giả không dùng từ
“đoàn quân” mà dùng từ “đoàn binh?”,
2. Các từ “không mọc tóc”, “xanh màu lá” có vai trò gì trong việc thể hiện chân
dung người lính lính Tây Tiến?
3. Vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến được thể hiện như thế nào qua
từ “mộng”, “mơ”trong đoạn thơ?
4. Nêu ý nghĩa tu từ của từ “về đất” trong đoạn thơ .
5. Từ đoạn thơ, viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm bảo vệ Tổ
quốc của tuổi trẻ ngày nay.
BÀI 4: VIỆT BẮC
Đề 1:
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi.
“- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
3
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ”
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của mình và ta? Mười lăm năm ấy là khoảng

thời gian nào? Tại sao gợi nhớ Mười lăm năm ấy ?,
2. Nêu ý nghĩa tu từ của các từ láy trong đoạn thơ?
3. Hình ảnh áo chàm sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện
pháp đó?
4. Cách ngắt nhịp của câu thơ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay có gì lạ? Nêu hiệu
quả nghệ thuật của cách ngắt nhịp đó.
Đề 2:
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi.
“Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, có nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa ”
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Đoạn thơ trên là lời của ai? Thiên nhiên Việt Bắc được thể hiện qua những từ ngữ
nào?
2. Nêu ý nghĩa phép điệp cấu trúc (Hai từ đầu câu lục) trong đoạn thơ?
3. Nêu ý nghĩa từ “mình ” trong câu thơ “Mình đi, mình có nhớ mình ”?
Đề 3:
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi.
“ Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi
Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
4
Nhớ sao tiếng mỏ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa ”.
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm tư tình cảm gì của tác giả?
2. Nêu ý nghĩa nghệ thuật các từ “chia ” “sẻ ” “cùng ” trong đoạn thơ? Hình ảnh bà
mẹ Việt Bắc hiện ra như thế nào?
3. Phép điệp cấu trúc “ Nhớ sao ” đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào ?
Đề 4:
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi.
“ Ta về mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung ”
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Tại sao gọi đoạn thơ trên là “bức tranh tứ bình ” ?
2. Nêu ý nghĩa nghệ thuật các từ “chuốt ” “hái” trong đoạn thơ? Hình người lao

động Việt Bắc hiện ra như thế nào?
3. Nêu mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong đoạn thơ?
Đề 5:
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi.
“ Nhớ khi giặc đánh giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng.
Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao – Lạng, nhớ sang Nhị Hà ”
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
5
1. Nêu những ý chính của đoạn thơ.
2. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ? Nêu hiệu quả nghệ thuật
biện pháp tu từ đó.
3. Cụm từ Đất trời ta cả nói lên điều gì?

Đề 6:
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi.
“ Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Anh sao đầu súng bạn cùng mũ nan .
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay .
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên .
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng ”
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nêu những ý chính của đoạn thơ.
2. Nêu ý nghĩa nghệ thuật các từ láy“Đêm đêm rầm rập ”, “điệp điệp trùng trùng”
trong đoạn thơ? Hình ảnh quân ta trong chiến dịch Điện Biên hiện ra như thế nào?
3. Nêu hiệu quả nghệ thuật khoa trương trong đoạn thơ ?
Nếu bạn muốn có đáp án thì liên hệ qua Email
6

×