Trường THPT Hà Huy Giáp
Văn
Tổ
PHẦN MỞ ĐẦU
Năm học 2013- 2014 là năm học có nhiều thay đổi về cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn
chương trình THPT. Đề thi đổi mới theo tiêu chí phát huy năng lực học sinh. Tuy nhiên, việc thay
đổi đột ngột của Bộ giáo dục và đào tạo gây không ít khó khăn cho HS và cả GV trong việc dạy
học. Đặc biệt, phần đọc hiểu trong đề thi Ngữ văn không còn là phần kiểm tra kiến tra kiến thức
HS theo kiểu ghi nhớ, tái hiện nữa mà là kiểm tra sự nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp. Thêm
nữa trong phần đọc hiểu, đề thi không giới hạn ngữ liệu. Chính những yếu tố đó là cho GV dạy
Văn lẫn HS rất lúng túng trong việc ôn tập chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp nhiều áp lực. Để giúp
GV và HS phần nào định hướng được việc ôn tập ngữ văn phần đọc hiểu, người viết thực hiện
chuyên đề “MỘT SỐ BÀI TẬP ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN THPT”.
Chuyên đề “MỘt SỐ BÀI TẬP ĐỌC HIỂU NV THPT”
1
Bùi Thị Huỳnh Như
Trường THPT Hà Huy Giáp
Văn
Tổ
PHẦN NỘI DUNG
I. CHÍNH TẢ, TỪ NGỮ, CÚ PHÁP, CHẤM CÂU, CẤU TRÚC, THỂ LOẠI VĂN BẢN
1. Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
“Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông dòng sông vừa trôi chảy vừa phải tiếp nhận dọc đường
đi của mình những dòng nước khác dòng ngôn ngữ cũng vậy một mặt nó phải giữ cái cố hữu của
dân tộc nhưng nó không được phép gạt bỏ từ chối những gì mà thời đại đem lại.”
Tìm và phân tích lỗi sai trong văn bản. Hãy chữa lại cho chính xác và hợp lí.
* Đáp án:
- Đoạn văn trên đã mắc lỗi sai về mặt ngữ pháp: không có dấu chấm câu- câu không rõ ràng…
- Chữa lại cho chính xác và hợp lí
“Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận dọc đường đi
của mình những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy, một mặt nó phải giữ cái cố hữu của
dân tộc, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đại đem lại.”
2. Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
“Lưu Quang Vũ là một kịch tác gia vĩ đại. Vỡ kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” xứng
đáng là một kiệt tác trong kho tàng văn học nước nhà. Nhà văn đã nêu lên một vấn đề có ý nghĩa
sâu sắt: sự tranh trấp giữa linh hồn và thể xát trong quá trình con người sống và hoàn thiện.
Thực ra, người ta ai mà chẳng phải sống bằng cả linh hồn và thể xát….”
Đoạn văn trên đã mắc lỗi về chính tả, dùng từ. Hãy chữa lại cho chính xác và hợp lí
* Đáp án:
- Lỗi diễn đạt dùng từ ngữ: từ ngữ sáo rỗng, không phù hợp đối tượng: kịch tác gia vĩ đại, kiệt
tác; dùng từ không phù hợp với đặc điểm của phong cách văn bản nghị luận: viết như nói, quá
nhiều từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: người ta ai mà chẳng…
-> Chữa lại: kịch tác gia vĩ đại-> nhà soạn kịch tài năng; kiệt tác-> vở kịch đặc sắc; người ta ai
mà chẳng-> ai cũng phải…
- Lỗi sai chính tả: Vỡ-vở; sắt- sắc; trấp- chấp; xát- xác; xát-xác
3. Bài tập 3: Phát hiện và sửa các lỗi về ngữ pháp, chính tả, dùng từ, logic…(nếu có) trong
đoạn văn sau:
“Thăm quê ngoại có biết bao nhiêu thứ đổi mới. Con đường không còn quằng quèo, hai bên là
mấy chị chuối xjnh đẹp, ẻo lả nữa mà là một con đường bằng bê tông cốt thép cứng cáp như
chàng thanh niên dũng mãnh tuổi 18. Nhà cửa được xây lại khan trang hơn. Chợ, phố xá. Chỉ
mỗi vườn cây ăn quả của cả làng không hề nhúc nhích dù thời tiết có ôi nồng hay lạnh buốt thấu
xương”.
*Đáp án:
Lỗi sai: thứ, nhúc nhích (dùng từ)-> , quằng quèo, xjnh đẹp, 18, khan trang, ôi nồng (chính tả),
Chợ, phố xá (sai ngữ pháp)
4. Bài tập 4: Phát hiện và sửa các lỗi về ngữ pháp, chính tả, dùng từ, logic…(nếu có) trong
đoạn văn sau:
Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dủng nhắc đến nhiều địa danh đặc sắc. Chẳng hạn như: Sài
Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu, Châu Mộc… Những địa danh này thật lạ
quá đi, ta chưa từng biết tới. Nó cũng gợi lên nét hoang sơ của núi rừng Tây Bắt.
* Đáp án:
- Lỗi chính tả: Quang Dủng, Tây Bắt.
Chuyên đề “MỘt SỐ BÀI TẬP ĐỌC HIỂU NV THPT”
2
Bùi Thị Huỳnh Như
Trường THPT Hà Huy Giáp
Văn
Tổ
- Lỗi dùng từ: đặc sắc, thật lạ quá đi.
5. Bài tập 5: Phát hiện các lỗi về ngữ pháp, chính tả, dùng từ, logic…trong đoạn văn sau
(nếu có)
Ở khổ thơ thứ một của bài Đây thôn vĩ dạ, tác giả khắc họa vẽ đẹp thôn vĩ. Thôn vĩ đẹp từ
cảnh vật đến con người. Hình ảnh hàng cao lung linh trong nắng ấm của buổi sớm mai. Những
khu vườn mướt xanh ngời sức sống. Cảnh thực mà như cảnh ảo.
* Đáp án:
- Lỗi viết hoa: vĩ dạ, thôn vĩ, Thôn vĩ.
- Lỗi chính tả: hàng cao, vẽ đẹp.
- Lỗi dùng từ: khổ thơ thứ một.
- Lỗi logic nội dung: câu chủ đoạn giới thiệu thôn Vĩ đẹp từ cảnh vật đến con người nhưng các
câu nêu luận cứ chỉ chỉ ra vẻ đẹp cảnh vật.
6. Bài tâp 6: Phát hiện các lỗi về ngữ pháp, chính tả, dùng từ, logic…trong đoạn văn sau:
Qua tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân cho chúng ta thấy tình cảnh thê thảm của con người
trong nạn đói. Người chết như ngã rạ. Bóng người đói đi lại dật dờ như những bóng ma. Không
khí ẩm mùi rây của xác thối. Người vợ nhặt đánh đổi cả bản thân mình chỉ mông có chốn nương
thân để chống lại cái đói.
* Đáp án:
- Lỗi ngữ pháp: Qua tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân cho chúng ta thấy tình cảnh thê thảm của
con người trong nạn đói (không xác định được thành phần câu).
- Lỗi chính tả: ngã rạ, mùi rây, mông
7. Bài tập 7 : Phát hiện các lỗi về ngữ pháp, chính tả, dùng từ, logic…trong đoạn văn sau
(nếu có):
Công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta ghi nhận rất nhiều vị anh hùng qua các
thời kì. Mọi người đều biết những tên tuổi lớn như: Ngô Quyền, Nguyễn Trãi, Trần Quốc Tuấn,
Quang Trung, Lê lợi, Hồ Xuân Hương, Quang Trung, đặc biệt là Hồ Chí Minh… Tất cả họ trở
thành niềm tự hào của dân tộc.
* Đáp án:
- Lỗi trình bày luận điểm: luận điểm sắp xếp theo trật tự chưa hợp lí (Ngô Quyền, Nguyễn Trãi,
Trần Quốc Tuấn, Quang Trung, Lê lợi, Hồ Xuân Hương, Quang Trung, đặc biệt là Hồ Chí
Minh…).
- Lỗi dùng từ: họ, trở thành.
- Luận cứ chưa chính xác: Hồ Xuân Hương không phải là vị anh hùng.
8. Bài tập 8: Đây là đoạn văn của học sinh lớp 10 trong đó còn sai một số lỗi về chính tả,
dùng từ lôgic…Anh chị hãy chỉ ra những sai sót đó (nếu có).
Bằng rất nhiều thanh bằng, nhịp điệu của câu thơ như trầm hẳn xuống: Đầy vườn cỏ mọc lau
thưa. Ở đây có sự đối lập giữa cái nhìn thấy và kí ức trong lòng KT, đó là giữa n kí ức về khu
vườn diễm lệ được chăm sóc cẩn thận nay được thay thế bằng những loài cây hoang dại, không
có bàn tay con người. Cảnh vật như o có sự sống, cũng là thiên nhiên ấy nhưng là thiên nhiên
hoang dã buồn tẻ...
* Đáp án:
* Đoạn văn sai về lỗi chính tả:
- Lỗi viết tắt bằng kí hiệu phụ âm đầu của mỗi từ: KT (Kim Trọng), n (những);
- Lỗi viết tắt bằng kí hiệu chữ số thay cho chữ viết: 0 (không)
Chuyên đề “MỘt SỐ BÀI TẬP ĐỌC HIỂU NV THPT”
3
Bùi Thị Huỳnh Như
Trường THPT Hà Huy Giáp
Văn
Tổ
* Lỗi lặp từ, thừa từ:
- Lặp từ: Bằng rất nhiều thanh bằng (lặp âm bằng)
- Thừa từ: Xét mối liên kết ngữ nghĩa của các âm trong đoạn có thể thấy thừa các từ sau: ở đây,
đó là giữa
* Lỗi hình thức: không để trong dấu “ ” khi trích lại “Đầy vườn cỏ mọc lau thưa”
9. Bài tập 9: Đoạn văn sau có một số lỗi về chính tả, dùng từ lôgic…Anh chị hãy chỉ ra
những sai sót đó.
Qua tác phẩm “Vợ Nhặt” của Kim Lân đã cho ta thấy được bức tranh năm đói khốc liệc, tố cáo
tội ác của thực dân Nhật và thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Nhưng tác giả còn ca ngợi những
phẩm chất tốt đẹp của người lao động trong nạn đói: khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tình
yêu thương, đùm bọt lẫn nhau.
* Đáp án:
- Lỗi chính tả: Khốc liệc, đùm bọt -> Khốc liệt, đùm bọc.
- Lỗi dùng từ: thực dân Nhật -> Phát xít Nhật
- Lỗi ngữ pháp: câu thiếu chủ ngữ do nhầm trạng ngữ là chủ ngữ : “Qua tác phẩm “Vợ Nhặt”
của Kim Lân đã cho ta thấy…”. -> Bỏ từ qua hoặc viết lại : Qua tác phẩm “Vợ Nhặt”, nhà văn
Kim Lân đã cho ta thấy…
- Lỗi logic: sai trình tự thời gian (Nhật, Pháp); từ “nhưng” sử dụng chưa đúng nếu sử dụng từ
nhưng thì ý câu sau phải tương phản với câu trước mới hợp logic. Sửa lại:
+ Thực dân Pháp và phát xít Nhật.
+ Đồng thời, tác giả còn ca ngợi….
10. Bài tập 10: Đoạn văn sau có một số lỗi về chính tả, dùng từ lôgic…Anh chị hãy chỉ ra
những sai sót đó.
Nguyễn Tuân, nhà văn xuất xắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông để lại cho đời nhiều
tác phẩm hay, có giá trị. Đặc điểm nổi bật trong những trang văn của Nguyễn Tuân là vẻ đẹp kì
vĩ, khác lạ của các đối tượng được miêu tả. Con người trong thơ ông phải là những con người tài
hoa, nghệ sĩ. Thiên nhiên trong thơ ông cũng phải thật đặc biệt. Hình tượng con sông Đà trong
đoạn trích “ Người lái đò sông đà “ là một ví dụ tiêu biểu nhất.
* Đáp án:
- Lỗi chính tả : Xuất xắc, sông đà .
- Lỗi ngữ pháp : “ Nguyễn Tuân, nhà văn xuất xắc của nền văn học Việt Nam hiện đại”
- Lỗi logich : nhà văn thơ ông
11. Bài tập 11: Đoạn văn sau có một số lỗi về chính tả, dùng từ lôgic…Anh chị hãy chỉ ra
những sai sót đó.
Một người hiền tài có vai trò quan trọng với tương lai của bản thân và của đất nước. Theo em
nghỉ, bản thân em một học sinh phổ thông sắp rời ghế nhà trường để bước vào tương lai, mổi một
người đang đi học, mổi người đang sống cần không ngừng rèn luyện bản thân mình; học tập tốt,
lao động thật tốt, làm mổi ngày một việc tốt giúp đở mọi người xung quanh rồi dần dần “tích tiểu
thành đại” thì cả xả hội sẽ văn minh và phát triển.
* Đáp án:
- Lỗi chính tả:nghỉ, mổi, giúp đở, xả hội
- Lỗi logic trong cấu trúc diễn đạt:Câu (2) chủ ngữ và vị ngữ không gắn kết với nhau, các ý câu
(2) không làm sáng tỏ được chủ đề thể hiện trong câu (1)
12. Bài tập 12: Hãy chỉ ra lỗi chính tả, dùng từ, logic… trong đoạn văn sau:
Chuyên đề “MỘt SỐ BÀI TẬP ĐỌC HIỂU NV THPT”
4
Bùi Thị Huỳnh Như
Trường THPT Hà Huy Giáp
Văn
Tổ
Nhà văn nguyễn minh châu đã vượt qua được cái nhìn đơn dản, dễ dãi để đem đến cho ta một
chuyện ngắn có chiều sâu nhận thức và có giá trị phát hiện bằng những nghịch lí của đời thường.
Chiếc thuyền ngoài xa chỉ đẹp khi nó ở ngoài xa, trong sương mù huyền ảo, nhưng khi nó đến
gần thì bộc lộ những vẻ đẹp của cuộc sống đời thường nghèo khó, chất phác của gia đình sống
bằng nghề chài lưới….
* Đáp án:
- Lỗi chính tả: nguyễn minh châu -> Nguyễn Minh Châu; đơn dản-> đơn giản, chuyện ngắn->
truyện ngắn.
- Logic: ý giữa câu 1 và câu 2, trong câu 2 : chưa thống nhất về dùng từ, logic.
Sửa lại : Chiếc thuyền ngoài xa chỉ đẹp khi nó ở ngoài xa, trong sương mù huyền ảo, nhưng khi
nó đến gần thì bộc lộ những góc khuất, những gam màu tối của đời sống: đó là sự bất hạnh, khốn
khổ của người đàn bà….
13. Bài tập 13: Hãy phát hiện những lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ trong đoạn văn sau :
Khuynh hướng chữ tình chính trị với sự nhạy cảm trước các vấn đề thời sự tuy dễ nhận ra như
một nét ổn định của thơ Tố Hữu, nhưng đã không còn là mạch cảm hứng duy nhất hay nổi trội.
Đã qua những thăng giáng, chải nghiệm trước cuộc đời, như một lẽ thường tình, nên nhà thơ
muốn triêm nghiệm về cuộc sống, về lẽ đời, hướng tới những quy luật phổ thông và tìm kiếm
những giá trị bền dững, giọng thơ vì thế thường trầm ngâm, thấm đượm chất xuy tư.
* Đáp án:
Đoạn văn sai về :
- Chính tả: chữ, chải, triêm, dửng, xuy -> trữ, trãi, chiêm, vững, suy
- Dùng từ: thăng giáng, phổ thông, trầm ngâm -> thăng trầm, phổ quát, trầm lắng
- Ngữ pháp: Câu một và hai thiếu chủ ngữ .
14. Bài tập 14: Hãy phát hiện lỗi chính tả, dùng từ trong đoạn văn sau:
Theo cái mode của những người nổi tiếng, cô lập ra một kế hoạch để trở thành một supperstar.
Tiếng hát của cô từ sóng MTV bổ xuống, theo đường cáp tỏa đi chằn chịt các nẻo, hấp dụ mạnh
mẽ tầng lớp thanh niên cấp tiếng biết thế nào là tự do sau những cách nói “How are you?” và
“overnight”.
* Đáp án:
Đoạn văn sai về:
- Chính tả: chằn, tiếng-> chằng, tiến
- Dùng từ: hấp dụ-> hấp thu
- Lỗi lạm dụng tiếng nước ngoài (tiếng Anh) khi không cần thiết: mode, supperstar, How are
you, overnight (mốt, người nổi tiếng, bạn có khỏe không?, qua đêm).
15. Bài tập 15: Hãy chỉ ra những sai sót về ngữ pháp, chính tả, dùng từ…trong đoạn văn
sau:
Lưu Quang Vũ là một kịch tác gia nổi tiếng của văn học nước nhà những năm 90 của thế kỷ
XX. Trong đó, vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” thật linh động đã để lại ấn tượng sâu đậm
với nhiều thế hệ khán giả. Qua vở kịch đã nêu lên vấn đề có ý nghĩa sâu sắc: sự chanh chấp giữa
linh hồn và thể xác trong quá trình con người sống và hướng tới sự hoàng thiện.
* Đáp án:
- Lỗi dùng từ sáo rỗng : kịch tác gia, linh động
- Lỗi chính tả: chanh chấp –> tranh chấp, hoàng thiện –> hoàn thiện.
- Lỗi cấu trúc câu: Qua vở kịch đã nêu lên vấn đề có ý nghĩa sâu sắc: sự chanh chấp giữa linh
hồn và thể xác trong quá trình con người sống và hướng tới sự hoàng thiện. (câu thiếu chủ ngữ).
Chuyên đề “MỘt SỐ BÀI TẬP ĐỌC HIỂU NV THPT”
5
Bùi Thị Huỳnh Như
Trường THPT Hà Huy Giáp
Văn
Tổ
16. Bài tập 16: Chỉ rõ từ ngữ dùng không phù hợp trong đoạn văn sau:
Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Tập thơ gồm
những bài được Bác làm trong lúc ở nhà lao cực khổ của bọn Tưởng Giới Thạch. Bác vốn chẳng
thích làm thơ : “Ngâm thơ ta vốn không ham…” Nhưng trong hoàn cảnh nhà lao cực khổ, tăm
tối, tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh vẫn mang một vẻ đẹp lung linh. Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong các
bài thơ Chiều tối, Giải đi sớm; Mới ra tù tập leo núi.
* Đáp án:
- Các từ chưa phù hợp : nhàn rỗi, chẳng thích làm thơ, vẻ đẹp lung linh,…
17. Bài tập 17: Phát hiện lỗi chính tả, lỗi dùng từ, logic, lỗi ngữ pháp trong đoạn văn sau:
Trong ca dao việt nam, những bài ca dao nói về tình yêu nam nữ là nhiều nhất, nhưng số bài ca
dao thể hiện những tình cảm khác cũng không phải là ít. Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng
nhau sinh sống, yêu nơi chôn gau cắt gốn họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng
đến công việc trong sóm ngoài làng. Nó nồng nhiệt, đằm thắm và xâu xắc.
* Đáp án:
- Lỗi chính tả: việt nam Việt Nam
chôn gau cắt gốn chôn nhau cắt rốn
trong sóm trong xóm
xâu xắc sâu sắc
- Lỗi diễn đạt:
+ Từ “ca dao” trong câu 1 (lặp lại 3 lần không cần thiết) -> Cách sửa: bỏ từ “ca dao” thứ 2 và 3
+ Quan hệ thay thế của đại từ “họ” ở câu 2 không rõ nghĩa-> Cách sửa: thay đại từ “họ” bằng
cụm từ “những con người trong ca dao”
+ Câu 2, vế 3, 4 từ “người”: lặp từ, không rõ nghĩa, không phù hợp với vế sau.-> Cách sửa:vế 2
bỏ từ “người” ; vế 3 thay bằng từ “yêu”
+ Từ “nó” ở đầu câu 4: thay thế không rõ nghĩa-> Cách sửa: thay từ “nó” bằng cụm từ “tình yêu
đó”
- Lỗi ngữ pháp: Câu thiếu dấu:
+ Dấu (.) ở câu thứ hai
+ Dấu (,) trong ngăn tách hai vế “trong xóm, ngoài làng”
Đoạn văn hoàn chỉnh:
Trong ca dao Việt Nam, những bài nói về tình yêu nam nữ là nhiều nhất, nhưng số bài thể hiện
những tình cảm khác cũng không phải là ít. Những con người trong ca dao yêu gia đình, yêu cái
tổ ấm cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn rau cắt rốn (.) Họ yêu làng, yêu nước, yêu từ cảnh
ruộng đồng đến công việc trong xóm(,) ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu
sắc.
18. Bài tập 18: Phát hiện lỗi chính tả, lỗi dùng từ, logic, lỗi ngữ pháp trong đoạn văn sau:
Từ lâu nhiều người đã kể “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng vào hàng những tác phẩm suất sắc của
thể loại truyện ngắn trào phúng. “Số đỏ” như chính là hiện thân của ngệ thuật trào phúng trong
làng thơ Việt Nam. “Số đỏ”, người đọc được cười từ đầu hết cuối, một cách hả hê, thoải mái. Với
“Số đỏ” họ phải phẫn uất mà kêu lên: Trời, cái xã hội gì, cái lũ người gì mà dả giối, bịp bợm đến
thế, bất nhân bạc ác đến thế.
* Đáp án:
- Lỗi chính tả: suất sắc -> xuất sắc, ngệ thuật -> nghệ thuật, dả giối -> giả dối
- Lỗi diễn đạt, dùng từ, logic:
+ Truyện ngắn: sai tên thể loại-> Cách sửa: thay “truyện ngắn” bằng “tiểu thuyết”
Chuyên đề “MỘt SỐ BÀI TẬP ĐỌC HIỂU NV THPT”
6
Bùi Thị Huỳnh Như
Trường THPT Hà Huy Giáp
Văn
Tổ
+ Làng thơ: dùng từ chưa chính xác-> Cách sửa: thay “làng thơ” bằng “văn xuôi”
+ Lỗi logic: đầu câu 3 thiếu từ liên kết với câu 2-> Cách sửa: thêm từ “với” ở đầu câu 3
+ Từ “hết” trong vế 2, câu 3 không chính xác, không phù hợp với cấu trúc “từ … đến”-> Cách
sửa: thay từ “hết” bằng từ “đến”
+ Câu 3, vế thứ 3 thiếu từ-> cách sửa: thêm từ “cười” vào trước vế 3, câu 3
+ Đầu câu 4 thiếu từ, câu không liên kết với câu trước->Cách sửa: thêm từ “nhưng cũng” ở đầu
câu 4
+ Từ “họ” trong câu 4 thay thế không rõ nghĩa->Cách sửa: thay từ “họ” bằng từ “người đọc”
Đoạn văn hoàn chỉnh:
Từ lâu nhiều người đã kể Số đỏ của VũTrọng Phụng vào hàng những tác phẩm xuất sắc của thể
loại tiểu thuyết trào phúng. Số đỏ như chính là hiện thân của nghệ thuật trào phúng trong văn
xuôi Việt Nam. Với Số đỏ, người đọc được cười từ đầu đến cuối, cười một cách hả hê, thoải mái.
Nhưng cũng với Số đỏ người đọc phải phẫn uất mà kêu lên: Trời, cái xã hội gì, cái lũ người gì
mà giả dối, bịp bợm đến thế, bất nhân bạc ác đến thế.
19. Bài tập 19: Phát hiện lỗi chính tả, lỗi dùng từ, logic, lỗi ngữ pháp trong đoạn văn sau:
Ở đây, chúng ta không thấy một Nguyễn Khuyến tiêu cực chán đời như Nguyễn Khuyến đã
khiêm tốn vẽ qua văn của mình. Là hình ảnh của một người thiết tha yêu đời, yêu nước. Giữa một
xã hội mà vua quan như hề chèo, nhân cách của ông thật rựt rỡ biết bao. Và điều quí hơn cả là sự
thành thực của nhà thơ: ông không tự vẽ mình như một mẫu mực phải theo, như một cụ già cố dữ
dìn phẩm chất, luôn gắn sức vươn lên để sống thanh cao. Cái cười của Nguyễn Khuyến là cái
cười phản phất nỗi buồn, cái cười đạo đức của một người đầy tâm huyết, tài năng trước hiện tình
đất nước thời bấy giờ, thật đáng cho chúng ta khen ngợi.
* Đáp án:
- Lỗi chính tả: rựt rỡ -> rực rỡ, dữ dìn -> giữ gìn, gắn sức -> gắng sức, phản phất -> phảng phất
- Lỗi dùng từ, logic:
+ Từ “Nguyễn Khuyến” trong câu 1 lặp từ, ở đây nên dùng từ thay thế để tránh lặp từ.-> Cách
sửa: thay từ “Nguyễn Khuyến” bằng từ “ông”
+ Từ “văn” trong câu 1: dùng từ sai, nhắc đến Nguyễn Khuyến là thơ chứ không phải văn-> Cách
sửa: thay từ “văn” bằng từ “thơ ca”
+ Thiếu từ liên kết ở đầu câu 2-> Cách sửa: thêm từ “ngược lại” ở đầu câu 2
+ Trong câu 3, vế 2 thiếu từ-> Cách sửa: thêm từ “thì” ở đầu vế 2 câu 3 để câu rõ nghĩa hơn.
+ Câu 4, vế thứ 3 thiếu từ-> Cách sửa: thêm từ “nhưng” ở đầu vế 3, câu 4.
+ Câu 5, vế 2 thiếu từ liên kết-> Cách sửa: thêm từ “vì đó là” ở đầu vế 2, câu 5
+ Từ “khen ngợi” cuối đoạn trích dùng chưa đúng nghĩa-> Cách sửa: thay từ “khen ngợi” bằng từ
“khâm phục”
Đoạn văn hoàn chỉnh:
Ở đây, chúng ta không thấy một Nguyễn Khuyến tiêu cực (,) chán đời như ông đã khiêm tốn vẽ
qua thơ ca của mình. Ngược lại, là hình ảnh của một người thiết tha yêu đời, yêu nước. Giữa một
xã hội mà vua quan như hề chèo, thì nhân cách của ông thật rực rỡ biết bao. Và điều quí hơn cả
là sự thành thực của nhà thơ: ông không tự vẽ mình như một mẫu mực phải theo, nhưng như một
cụ già cố giữ gìn phẩm chất, luôn gắng sức vươn lên để sống thanh cao. Cái cười của Nguyễn
Khuyến là cái cười phảng phất nỗi buồn, vì đó là cái cười đạo đức của một người đầy tâm huyết,
tài năng trước hiện tình đất nước thời bấy giờ, thật đáng cho chúng ta khâm phục.
20. Bài tập 20: Phát hiện lỗi chính tả, lỗi dùng từ, logic, lỗi ngữ pháp trong đoạn văn sau:
Truyện mở đầu bằng một tình huống ái ăm, có nét vui của sự ngộ nhận, vừa tạo được hiệu quả
châm biếm xâu cai mà vẫn dữ tính khách quang khi kể chuyện. Tình huống nhầm nhẫn của đôi
Chuyên đề “MỘt SỐ BÀI TẬP ĐỌC HIỂU NV THPT”
7
Bùi Thị Huỳnh Như
Trường THPT Hà Huy Giáp
Văn
Tổ
trai gái người pháp trong chiến tàu điện ngầm. Chúng nó cho rằng nhân vật Tôi trong chuyện
chính là vua Khải Định và cũng không hề biết tiếng Pháp nên tự nhiên trò chuyện tranh luận, chê
bai ông vua này
* Đáp án:
- Lỗi chính tả: ái ăm -> oái oăm, xâu cai -> sâu cay, dữ tính -> giữ tính, khách quang -> khách
quan, nhầm nhẫn -> lầm lẫn (nhầm lẫn), người pháp -> người Pháp, chiến tàu -> chuyến tàu,
trong chuyện -> trong truyện
- Lỗi dùng từ, logic:
+ Câu 1, vế 2 thiếu từ “vừa …vừa”-> Cách sửa: thêm từ “vừa” vào đầu vế 2, câu 1
+ Đầu câu 2 thiếu từ liên kết với vế trước-> Cách sửa: thêm từ “đó là” ở đầu câu 2
+ Từ “chúng nó” ở đầu câu 3 dùng chưa chính xác-> Cách sửa: thay từ “chúng nó” bằng từ “họ”
- Lỗi ngữ pháp: câu thiếu dấu
+ Dấu (,) trong câu cuối để ngăn tách vế câu
+ Dấu (.) ở cuối đoạn.
Đoạn văn hoàn chỉnh:
Truyện mở đầu bằng một tình huống oái oăm, vừa có nét vui của sự ngộ nhận, vừa tạo được
hiệu quả châm biếm sâu cay mà vẫn giữ tính khách quan khi kể chuyện. Đó là tình huống lầm
lẫn của đôi trai gái người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm. Họ cho rằng nhân vật Tôi trong
truyện chính là vua Khải Định và cũng không hề biết tiếng Pháp nên tự nhiên trò chuyện(,)tranh
luận, chê bai ông vua này.
21. Bài tập 21:
a. Trong kì thi Tốt nghiệp phổ thông 2011, đề thi về bài “Tây Tiến” của Quang Dũng, có
học sinh viết như sau:
Tây Tiến là một địa danh nổi tiếng ở miền tây, Quang Dũng đi bộ đội vào miền Nam, sau đó ra
miền bắc rồi về miền tây nam bộ rồi lại ra miền tây. Quang Dũng kêu gọi các học sinh sinh viên
Hà Nội lênh đường đánh giặc và bản thân ông làm tướng công công đồn dũng sĩ giết sạch bọn
giặc giả mang tàn nhẫn, quét sạch luôn bọn phong kiến ác ôn”.
b. Trong kì thi tốt nghiệp phổ thông năm 2009, đề thi về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, có
học sinh viết:
Mỵ đi ngay ra gốc cây ở ngoài rừng, ngồi phịch xuống cái gốc cây mà khóc, A Phủ trông thấy
liền gọi Mỵ dậy và tặng cho Mỵ một con dao để Mỵ cắt dây trói.
Hãy chỉ ra những chỗ sai và chữa lại một số lỗi trong đoạn a,b
* Đáp án:
a. Sai kiến thức trầm trọng, diễn đạt rối rắm lung tung, suy diễn tùy tiện, không nắm được văn
bản, sai nhiều ngữ pháp, lối viết ngớ ngẩn tư duy mơ hồ, phạm nhiều lỗi chính tả
+ Lỗi chính tả: lênh đường = lên đường, giả mang = dã man, giết sách = giết sạch…
+ Sai quá nhiều về kiến thức: tướng công công, địa danh nổi tiếng ở miền tây….
Có thể chữa lại:
Tây Tiến là tên một đơn vị bộ đội được thành lập năm 1947, địa bàn hoạt động của Tây Tiến
khá rộng bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình. ..Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh
niên học sinh Hà Nội, họ sống chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ, ngày đó Quang Dũng là đại
đội trưởng…
b. Sai lạc hoàn toàn về kiến thức, tự bịa đặt ra chi tiết, không đọc kĩ tác phẩm nên dẫn đến những
cái sai buồn cười.
Có thể chữa lại:
Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây, gỡ hết dây trói cho A Phủ, Mị chỉ thì thào hai
chữ “Đi ngay…”
Chuyên đề “MỘt SỐ BÀI TẬP ĐỌC HIỂU NV THPT”
8
Bùi Thị Huỳnh Như
Trường THPT Hà Huy Giáp
Văn
Tổ
22. Bài tập 22: Cảm nhận về đoạn thơ:
“Ta chào Việt Bắc, ta xuôi,
Quê hương cách mạng muôn đời suy tôn
Mẹ nghèo vẫn cố nuôi con:
Lúc bùi măng nứa, khi ngon củ mài,
Sẻ từng hạt muối cắn đôi,
Nhà sàn chung ở, chăn sui đắp cùng.
Khi lên: non nớt, ngại ngùng,
Khi về: thép ở trong lòng đã tôi
Xưa nay ly biệt ngậm ngùi,
Giờ đây đưa tiễn là vui lên đường.
Rời quê hương, đến quê hương,
Thủ đô năm cánh sao vàng chờ ta.
Tám năm Hà Nội cách xa,
Tấm lòng Việt Bắc cùng ta trở về”.
("Ta chào Việt Bắc, về xuôi"- Xuân Diệu)
Một học sinh đã viết như sau: "Qua những giòng thơ viết về Việt Bắc đã cho người đọc thấy
được tình cảm tha thiết, sâu nặng của thi nhân đối với mảnh đất này". Viết như vậy, bạn HS đã
mắc những lỗi nào? Hãy sửa lại cho đúng.
* Đáp án:
- Sai chính tả: giòng thơ dòng thơ
- Ngữ pháp: Câu không rõ Sửa: "Qua những dòng thơ viết về Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu ( tác
giả) đã cho người đọc thấy được tình cảm tha thiết, sâu nặng của mình đối với mảnh đất này"
23. Bài tập 23: Sửa lỗi chính tả trong các câu sau:
a. Giải bóng đá thế giới được tổ chức ở Nam Mỹ. Theo tiền lệ chưa có một đội bóng Châu Âu
nào chiếm được ngôi vị số một.
b. Muốn tiêu diệt nạn đói thì phải nâng cao năng suất cả trong nông nghiệp, trong ngành vận tải
và trong công nghiệp nữa.
* Đáp án:
a. Cụm từ (theo tiền lệ) dùng sai, ta thay vào nó cụm từ “trong (thực tế) lịch sử”. Trong lịch sử
chưa có một đội bóng Châu Âu nào chiếm được ngôi vị số một
b. Câu trên sai ngữ pháp: vị trí từ “cả” và từ “nữa” đặt không đúng chỗ đã làm câu sai. Ta có hai
cách chữa:
+ Đổi vị trí từ “cả”
Muốn tiêu diệt nạn đói, thì phải nâng cao năng suất trong nông nghiệp, trong ngành vận tải và
cả trong công nghiệp nữa.
+ Bỏ từ “nữa”
Muốn tiêu diệt nạn đói, thì phải nâng cao năng suất cả trong nông nghiệp, trong ngành vận tải
và trong công nghiệp.
24. Bài tập 24: Đoạn văn sau có một số lỗi về ngữ pháp, chính tả, dùng từ, logic, … Anh
(chị) hãy chỉ ra những sai sót đó
Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn băn khoăn như tỉnh dậy sau một cơn sai rất dài. Cũng như
những người sai tỉnh dậy hắn thấy miệng mình đắn, lòng mơ hồ buồn, người thì bủng rủng, chân
tay không buồn nhất.
* Đáp án:
Chuyên đề “MỘt SỐ BÀI TẬP ĐỌC HIỂU NV THPT”
9
Bùi Thị Huỳnh Như
Trường THPT Hà Huy Giáp
Văn
Tổ
- Dùng sai từ: băn khoăn.
- Lỗi ngữ pháp: thiếu dấu phẩy sau “Cũng như những người sai tỉnh dậy”
- Sai chính tả: sai, đắn, bủng rủng, nhất
25. Bài tập 25. Đoạn văn sau đây mắc một số lỗi về ngữ pháp, chính tả dùng từ, lôgic,…
Anh/ chị hãy chỉ ra những lỗi sai và sửa lại cho đúng
….nhân vật Liên, Thạch Lam mún lên tiếng tố cáo xã hội thực dân nữa phong kiến đang dần bóp
ngẹt những ước mơ, sự phát triển tâm hồn của trẻ thơ bằng cuộc sống tù túng, quẩn quanh hằng
ngày. đồng thời, nhà văn cũng bày tỏ sự chia sẽ, cảm thông và thấu hiểu của mình đối với những
số phận tuổi thơ khi phải sống, lớn lên trong không gian tù túng, chật hẹp, tẻ nhạt….”
* Đáp án:
Lỗi:
- Dùng ngôn ngữ nói: “mún” -> sửa lại: muốn
- Chính tả: nữa -> sửa lại: nửa, ngẹt -> sửa lại: nghẹt, sẽ -> sửa lại: sẻ
- Đầu câu không viết hoa: đồng thời->sửa lại: Đồng thời
- Viết câu (ngữ pháp): Diễn đạt không rõ ràng, không mạch lạc: Thêm quan hệ từ “Qua” -> sửa
lại: Qua nhân vật Liên….
26. Bài tập 26: Tìm các lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp, lỗi logic… trong đoạn văn
sau:
Qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài đã cho ta thấy được bức tranh cuộc sống nghèo đói
của nguời dân miền núi dưới chế độ chúa đất. Nhà thơ tái hiện lại nét đẹp về những hũ tục của
dân tộc Mèo. Nhưng tác giả còn ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người lao động trong cuộc
sống áp bứt, bốt lộ, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tình yêu thương, đùm bọt lẩn nhau.
* Đáp án:
- Lỗi chính tả: áp bứt, đùm bọt, bốt lộ, lẩn nhau, hũ tục
- Lỗi dùng từ: nhà thơ, nét đẹp về những hủ tục
- Lỗi ngữ pháp: câu thiếu chủ ngữ: "Qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài đã cho ta thấy
được bức tranh cuộc sống nghèo đói của nguời dân miền núi dưới chế độ chúa đất"
- Lỗi logic: từ “nhưng” sử dụng chưa đúng vì ý hai câu không tương phản với nhau.
II. XÁC ĐỊNH NỘI DUNG CHÍNH VÀ CÁC THÔNG TIN CỦA VĂN BẢN
1. Bài tập 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Những phát hiện của các nhà khảo cổ nước ta chứng tỏ Việt Nam xưa kia đã từng là nơi sinh
sống của người vượn. Năm 1960 đã tìm thấy ở núi Đọ (Thiệu Hóa,Thanh Hóa) nhiều hạch
đá,mảnh tước, rìu tay có khoảng 40 vạn năm. Cùng năm đó phát hiện ở núi Voi, cách núi Đọ 3
km, một di chỉ xưởng (vừa là nơi cư trú, vừa là nơi chế tạo công cụ) của người vượn, diện tích 16
vạn m2 . Ở Xuân Lộc (Đồng Nai) cũng đã tìm thấy công cụ đá của người vượn.”
(Sinh học 12)
Văn bản trên thuộc phong cách nào? Nội dung chính của văn bản là gì? Đặt tên cho văn bản?
* Đáp án:
- Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học
- Những phát hiện của các nhà khảo cổ nước ta chứng tỏ Việt Nam xưa kia từng là nơi sinh sống
của người vượn….
- Nơi sinh sống của người vượn xưa…
2. Bài tập 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Chuyên đề “MỘt SỐ BÀI TẬP ĐỌC HIỂU NV THPT”
10
Bùi Thị Huỳnh Như
Trường THPT Hà Huy Giáp
Văn
Tổ
Lịch sử Việt Nam xưa nay là lịch sử của một dân tộc và một đất nước thống nhất. Nếu có sự
chia rẽ thì chỉ là thoáng qua, rồi sau đó thống nhất lại ngay. Ngay cả cuộc tranh giành giữa Trịnh
và Nguyễn dù có kéo dài một trăm năm mươi năm, chỉ là sự tranh giành của hai chính quyền giữa
hai tập đoàn Trịnh, Nguyễn. Nhân danh đất nước thống nhất, nhân danh quyền lực duy nhất của
vua Lê, cả hai đều chấp nhận niên hiệu, quan chức, thể chế và chỉ có một nước, một vua chung.
Do đó, đặc điểm khu biệt của lịch sử Việt Nam là: Từ khi Ngô Quyền dựng nước năm 938 trở đi,
đã là một nước thống nhất và mãi mãi thống nhất.
(Trích “ Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học”- Phan Ngọc, NXB Trẻ TP Hồ Chí Minh,
2000)
Văn bản trên thuộc phong cách nào? Nội dung chính của văn bản là gì? Đặt tên cho văn
bản?
* Đáp án:
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học
- Việt Nam xưa nay là một dân tộc và một đất nước thống nhất…..
- Việt Nam thống nhất
3. Bài tập 3:
Ông (Trần Quốc Tuấn – NBS) lại khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước, như Dã Tượng, Yết
Kiêu là gia thần của ông có dự công dẹp Ô Mã Nhi, Toa Đô. Bọn Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến,
Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách
của ông, đều nổi tiếng thời đó về văn chương và chính sự…
(Theo Ngô Sĩ Liên, NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 1985)
Văn bản trên thuộc phong cách nào? Nội dung chính của văn bản là gì? Đặt tên cho văn
bản?
* Đáp án:
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học
- Ông (Trần Quốc Tuấn – NBS) lại khéo tiến cử người tài
4. Bài tập 4: Đoạn văn sau nói về vấn đề gì? Hãy đặt tên cho đoạn văn.
Chúng ta luôn nằm trong lòng chiếc nôi xanh của cây cối, đó là cái máy điều hòa khí hậu của
chúng ta.
* Đáp án:
- Những lợi ích của cây cối với môi trường sống của con người.
- Chiếc nôi xanh
5. Bài tập 5: Văn bản sau thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Văn bản nói về vấn đề gì? Hãy
đặt tên cho văn bản:
Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng
triệu con người ở Nga. Một kỉ nguyên mới đã mở ra trong lịch sử nước Nga: giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ
đất nước và vận mệnh của mình.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi cục diện thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và để
lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động
và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
(Lịch sử - lớp 11, NXB Giáo dục - 2013)
* Đáp án:
- Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học
Chuyên đề “MỘt SỐ BÀI TẬP ĐỌC HIỂU NV THPT”
11
Bùi Thị Huỳnh Như
Trường THPT Hà Huy Giáp
Văn
Tổ
- Tên văn bản: Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga
- Nội dung văn bản: Cách mạng tháng Mười Nga mở ra một kỉ nguyên mới đối với dân tộc Nga
và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
6. Bài tập 6: Đoạn văn sau đây nói về vấn đề gì ? Hãy đặt tên cho đoạn văn.
Sau cuộc khảo sát, nghiên cứu trên 2000 trẻ em trong độ tuổi 3 – 18, nhóm các nhà nghiên
cứu Hà Lan và Úc nhận thấy mức độ tổn hại ở trẻ sẽ cao nếu cả cha mẹ đều hút thuốc lá. Siêu âm
cho thấy sự thay đổi độ dày thành động mạch chính dẫn máu lên cổ và đến não bộ của trẻ sống
trong gia đình có cha mẹ hút thuốc lá, từ đó gia tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ trong cuộc sống
sau này của trẻ em.
Các chuyên gia cảnh báo không có “mức độ an toàn” trong việc hút thuốc lá thụ động. Họ
khuyến cáo gia đình tránh hút thuốc lá trong một không gian nhỏ với sự hiện diện của trẻ và tốt
nhất là không nên hút thuốc lá dù có trẻ ở cùng hay không.
( Báo Tuổi Trẻ, ngày 17/4/2014 )
* Đáp án:
- Nội dung chính của đoạn văn: Cha mẹ không nên hút thuốc lá vì sẽ khiến cho trẻ bị dày thành
động mạch dẫn đến nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ sau này.
- Tên đoạn văn : Hút thuốc lá thụ động và tổn hại động mạch ở trẻ.
7. Bài tập 7: Đoạn trích sau đây nói về vấn đề gì ? Hãy đặt tên cho đoạn trích. Đoạn trích
mang phong cách ngôn ngữ nào?
Thảm họa lở đất xảy ra sáng 2/5 khi một quả đồi bị sụt lở đổ ập xuống, chôn vùi ngôi làng Hobo
Barik thuộc tỉnh Badakshan, Đông Bắc Afghanistan. Khoảng 300 ngôi nhà đã bị xóa sổ và hơn
2.100 người thuộc 300 gia đình đã chết.
* Đáp án:
- Nội dung: thảm họa lở đất ở Đông Bắc Afghanistan
- Nhan đề: 2100 người chết kinh hoàng, ….
- Đoạn văn cung cấp cho bạn đọc thông tin về thảm họa thiên nhiên. Văn bản thuộc phong cách
ngôn ngữ báo chí.
8. Bài tập 8: Đoạn trích sau đây nói về vấn đề gì ? Hãy đặt tên cho đoạn trích. Đoạn trích
mang đặc điểm của văn bản nào?
Chợ nổi trên sông là một nét đẹp độc đáo của đồng bằng Sông Cửu Long, nổi tiếng ở đây là
chợ Cái Răng, Phong Điền, Phụng Hiệp. Chợ nổi thường họp ở những đoạn sông thuận tiện cho
việc gặp gỡ của xuồng, ghe. Ở các chợ nổi, ngay từ sáng sớm việc mua bán đã diễn ra tấp nập.
Mọi thứ rau củ, quả, thịt cá đều có thể mua bán trên xuồng ghe.
Gợi ý
- Nội dung: Giới thiệu chợ nổi- nét đặc biệt, độc đáo về vùng ĐBSCL
- Nhan đề: Chợ nổi của ĐBSCL,….
- Văn bản mang đặc điểm của văn bản thuyết minh
9. Bài tập 9: Đọc văn bản sau và cho biết vấn đề được nêu ở văn bản, thử đặt tên cho văn
bản.
Bệnh chân tay miệng là căn bệnh thường gặp ở trẻ em và rất nguy hiểm nếu không biết cách
phát hiện, phòng tránh và điều trị kịp thời. Nguy hiểm hơn là bệnh có thể để lại biến chứng gây
nên viêm màng não, viêm cơ tim… có thể gây tử vong. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi và rất
ít thấy ở trẻ trên 5 tuổi. Một điểm cần lưu ý là trong một đợt dịch bệnh, trẻ có thể bị mắc bệnh tái
đi tái lại nhiều lần cho đến khi được 5 tuổi mới có miễn dịch hoàn toàn với bệnh.Vi-rút gây bệnh
Chuyên đề “MỘt SỐ BÀI TẬP ĐỌC HIỂU NV THPT”
12
Bùi Thị Huỳnh Như
Trường THPT Hà Huy Giáp
Văn
Tổ
có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng. Trong những đợt dịch, bệnh có thể lây rất nhanh
từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước của trẻ bệnh. Trẻ lành
tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh, bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh được văng ra
trong lúc ho, hắt hơi. Do trẻ lành cầm nắm đồ chơi, sờ chạm vào sàn nhà bị dây dính nước bọt,
chất tiết mũi họng của trẻ bệnh. Ngoài ra bệnh còn lây cho trẻ qua bàn tay chăm sóc của các cô
bảo mẫu.
* Đáp án:
- Qua đoạn văn trên ta thấy: Vấn đề được nêu: căn bệnh tay chân miệng và sự lây truyền của
bệnh.
- Có thể đặt tên cho đoạn văn bản đó là: Bệnh tay chân miệng ở trẻ em.
10. Bài tập 10: Đọc văn bản sau và cho biết vấn đề được nêu trong văn bản, thử đặt tên cho
văn bản:
Mang trên mình 837 viên kim cương, chiếc nhẫn có tên“Vũ điệu thần tiên” đã được sách kỉ lục
Ucraina công nhận là: chiếc nhẫn đính nhiều hạt kim cương nhất”. Việc có tên trong sách kỉ lục
Guiness chỉ là vấn đề trong nay mai.“Vũ điệu thần tiên” được sáng tạo từ 5,57 cara kim cương và
có giá trị tới 50000 USD do chính giám đốc nghệ thuật Irina Karpova của hãng thời trang danh
tiếng Lobortos và Karpova thiết kế, hoàn thiện”
* Đáp án
- Vấn đề được nêu trong văn bản: cấu tạo và giá trị của viên kim cương mang tên“Vũ điệu thần
tiên”.
- Đặt tên cho văn bản: Chiếc nhẫn đính nhiều kim cương nhất.
11. Bài tập 11: Đoạn văn sau nói về vấn đề gì? Đặt tên cho văn bản.
Ở nước ta, các loài thú phong phú. Thú là đối tượng cung cấp nguồn dược liệu quý như: sừng
nhung (sừng non) của hươu nai, xương (hổ, gấu, hươu, nai, …), mật gấu; những nguyên liệu để
làm những đồ mĩ nghệ có giá trị: da, lông (hổ, báo…), ngà voi, sừng (tê giác, trâu bò…), xạ
hương (tuyến xạ, hươu xạ, cầy dông, cầy hương), vật liệu thí nghiệm (chuột nhắt, chuột lang,
khỉ…). Tất cả các loài gia súc (trâu, bò, lợn…) đều là nguồn thực phẩm và một số loài có vai trò
sức kéo quan trọng. Nhiều loài thú ăn thịt như chồn, cầy, mèo rừng…có ích vì đã tiêu diệt gậm
nhấm có hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp.
* Đáp án
- Đoạn văn nêu lên vai trò của các loài thú đối với cuộc sống của con người.
- Tên đoạn văn : vai trò của lớp thú
12. Bài tập 12: Câu chuyện sau nói về vấn đề gì, ý nghĩa, hãy đặt tên cho câu chuyện .
Einstein đến Đại học Princeton nhận việc. Giáo sư chủ nhiệm dẫn ông đến văn phòng làm
việc dành riêng cho ông .
Giáo sư chủ nhiệm hỏi ông cần những giáo cụ gì và Einstein nói :
- Tôi thấy chỉ cần một cái bàn đọc sách, một cái bục giảng, một cái ghế và một số giấy , bút chì là
được rồi. À , đúng rồi, ,còn thiếu một cái thùng rác to.
- Tại sao phải cần đến cái thùng rác to?
- Bởi vì tôi phải ném bỏ rất nhiều sai lầm của mình.
* Đáp án
- Đoạn văn nói về những phương tiện cần thiết trong phòng làm việc của Einstein .
Chuyên đề “MỘt SỐ BÀI TẬP ĐỌC HIỂU NV THPT”
13
Bùi Thị Huỳnh Như
Trường THPT Hà Huy Giáp
Văn
Tổ
- Ý nghĩa : làm việc nhiều tất dễ có sai sót, quan trọng là nhận ra sai sót và ném bỏ nó
- Tên câu chuyện: Ném sai lầm .
13. Bài tập 13: Văn bản sau nói về vấn đề gì? Đặt tên cho văn bản.
Hưởng ứng phong trào “Vì một môi trường xanh, sạch, đẹp” do tỉnh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
phát động, ngày 15 – 11 – 2006, Đoàn trường THPT A đã tổ chức ngày môi trường xanh, sạch,
đẹp và đạt được kết quả tốt. Toàn thể đoàn viên, thanh niên trong trường đã tham gia “ngày môi
trường” thật hào hứng và phấn khởi. Trong khuôn viên trường, các lớp học, sân chơi, …đều được
dọn vệ sinh sạch sẽ, trang hoàng lại đẹp đẽ. Xung quanh trường, cống rãnh được khơi thông, rác
rưởi được dọn sạch, vun lại thành đống và đốt thành tro. Hai con đường dẫn đến trường được
tổng vệ sinh sạch sẽ, cổng trường được quét lại một lớp vôi mới khiến bộ mặt ngôi trường như
sang sủa hẳn lên. Đặc biệt, các bạn nam sinh đã trồng mới một “vành đai xanh” xung quanh
trường gồm 600 cây xanh đủ các loại thông, xà cừ, bạch đàn … Trong sân trường trồng thêm 4
hàng phượng 60 cây. Các bạn nữ tạo dựng hai vườn hoa mới xinh đẹp với nhiều loại hoa quý:
một vườn hoa mang tên “Vườn hoa ngày môi trường”, còn một vườn mang tên “Vườn hoa 20 –
11” để chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam sắp đến.
* Đáp án
- Nội dung: Những công việc thiết thực mà đoàn trường THPT A đã làm được để hưởng ứng
phong trào “Vì một môi trường xanh, sạch, đẹp” do tỉnh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động.
- Nhan đề: Ngày môi trường xanh, sạch, đẹp của trường THPT A
14. Bài tập 14: Văn bản sau nói về vấn đề gì? Đặt tên cho văn bản.
Chim ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm làm hại nông, lâm nghiệp và gây bênh dịch cho con
người. Chim được chăn nuôi (gia cầm) cung cấp thực phẩm, làm cảnh. Chim cho lông (vịt, ngan,
ngỗng) làm chăn, đệm hoặc làm đồ trang trí (lông đà điểu). Chim được huấn luyện để săn mồi
(cốc đế, chim ưng, đại bàng), chim phục vụ du lịch, săn bắt (vịt trời, ngỗng trời, gà gô, …). Chim
có vai trò trong tự nhiên (vẹt ăn quả rụng phát tán cây trong rừng hoặc chim hút mật hoa giúp cho
sự thụ phấn cây …). Tuy nhiên có một số loại chim có hại cho kinh tế nông nghiệp như chim ăn
quả, chim ăn hạt, chim ăn cá, …
* Đáp án:
- Nội dung: Vai trò của các loại chim đối với cuộc sống của con người: ăn các loại sâu bọ, làm
thực phẩm, làm cảnh, săn mồi, …
- Nhan đề: Vai trò của chim
15. Bài tập15: Đoạn văn sau nói về vấn đề gì? Đặt tên cho văn bản.
Tục truyền rằng, năm 255 trước Công Nguyên, An Dương Vương xây một tòa thành hình xoáy
trôn ốc nên gọi là Loa Thành. Thành xưa có 9 vòng, nay còn lưu lại vết tích của 3 vòng trên một
diện tích 567 héc-ta: Vòng ngoài có chu vi gần 9 km, còn chu vi của vòng trong cùng khoảng
1,650 km. Hiện ở Cổ Loa còn đền thờ An Dương Vương Thục Phán, trong đền có tượng An
Dương Vương nặng 155 kg. Cổ Loa còn nổi tiếng với am Bà Chúa thờ công chúa Mị Châu (xây
dựng năm 1678); ở đó, pho tượng một người con gái không đầu trùm vải đỏ - tượng nàng Mị
Châu lầm lỡ - sẽ còn nhắc nhở người đời sau biết bao điều đau xót, sâu xa …
* Đáp án
- Nội dung: Thành Cổ Loa xưa với những hiện vật còn sót lại: 3 vòng tòa thành, đền thờ và tượng
An Dương Vương; am và tượng công chúa Mị Châu.
- Nhan đề: Cổ Loa xưa và hôm nay
16. Bài tập 16: Văn bản sau nói về vấn đề gì? Đặt tên cho văn bản.
Chuyên đề “MỘt SỐ BÀI TẬP ĐỌC HIỂU NV THPT”
14
Bùi Thị Huỳnh Như
Trường THPT Hà Huy Giáp
Văn
Tổ
Qua nghiên cứu và phân tích, các nhà khoa học cho rằng Sahara trải qua một quá trình lâu dài
thoái hóa từ thảo nguyên chuyển sang sa mạc. Đầu tiên khí hậu ở Sahara có sự biến đổi đột ngột,
dẫn đến lượng mưa bị giảm mạnh. Lượng mưa ít ỏi này chảy vào lòng đất, có thể do lượng mưa
quá ít nên đã đọng lại tại chỗ. Dòng nước mang theo đất cát đã tích tụ lại. Sau khi bồn địa được
nâng cao, chỗ nước này bắt đầu tràn ra xung quanh, dần dần hình thành đầm lầy. Trải qua một
thời gian dài, nước trong đầm lầy bắt đầu khô cạn dưới ánh nắng mặt trời, các cồn cát bắt đầu
xuất hiện ở Sahara. Lúc đó khí hậu Sahara bắt đầu biến chuyển xấu đi và ngày càng nghiêm
trọng, gió cát ngày càng mạnh, Sahara dần dần biến thành sa mạc.
* Đáp án
- Nội dung: Quá trình chuyển hóa từ thảo nguyên để hình thành sa mạc Sahara: sự biến đổi khí
hậu đột ngột, lượng mưa giảm mạnh.
- Nhan đề: Sự hình thành sa mạc Sahara
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN VÀ TÁC DỤNG CỦA
CHÚNG
1. Bài tập 1: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của chúng trong đoạn thơ
sau
“Lũ chúng con ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn”
* Đáp án:
- Biện pháp nghệ thuật hoán dụ: “Tà áo đẹp chỉ người con gái và tình yêu ”; “Mái nhà yên”: gợi
chỉ gia đình nhỏ hạnh phúc lứa đôi.
- Hai hoán dụ trong đoạn thơ làm tăng giá trị thẩm mĩ, tác giả chỉ một số ít người trong cuộc sống
chỉ biết lo toan cuộc sống của bản thân hạnh phúc riêng của mình mà quên đi cái chung.
2. Bài tập 2: Chỉ ra các biện pháp tu từ và tác dụng của chúng trong đoạn văn sau:
Tiếp theo lái xuồng là một bầy sấu, con này buộc nối đuôi con kia, đen ngòm như khúc cây khô
dài. Mỗi con sấu, hai chân sau thúc ké trên lưng, hai chân trước tự do, quạt nước cầm chừng như
tiếp sức với Tư Hoạch để đẩy chiếc bè quái dị kia đi nhẹ nhàng. Thực tế hay là chiêm bao?
Người thì đứng há miệng sửng sốt rồi toan chạy vào nhà trốn. Người khác khấn vái lâm râm, e
nay mai xóm này bị trừng phạt của quỷ thần. Vài người dạn hơn, bơi xuồng ra giữa sông, nhìn
bầy sấu nọ cho tỏ rõ rồi rước Tư Hoạch vào bờ hỏi han rối rít.
* Đáp án:
- So sánh: “Sấu… đen ngòm như khúc cây khô dài”: nhằm miêu tả sinh động hình ảnh sấu rừng
U Minh.
- Liệt kê: Người thì…, người khác…., vài người: nhằm miêu tả những thái độ khác nhau của mọi
người, nhấn mạnh tính li kì của câu chuyện.
3. Bài tập 3: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của chúng trong đoạn thơ
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
* Đáp án:
- Nghệ thuật: nhân hóa, so sánh
Chuyên đề “MỘt SỐ BÀI TẬP ĐỌC HIỂU NV THPT”
15
Bùi Thị Huỳnh Như
Trường THPT Hà Huy Giáp
Văn
Tổ
-Tác dụng: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ, huy hoàng của thiên nhiên trong buổi hoàng hôn, qua đó thể
hiện tình yêu cuộc sống say đắm, thiết tha của nhà thơ Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám .
4. Bài tập4: Chỉ ra biện pháp tu từ nghệ thuật và tác dụng của nó trong đoạn thơ sau
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
* Đáp án:
- Điệp từ "Con sóng", lặp cấu trúc và đối lập "Con sóng dưới lòng sâu/ Con sóng trên mặt
nước": nhấn mạnh trạng thái phong phú của con sóng biển. Sóng là em, em là sóng. Cũng như
sóng kia, tâm hồn em cũng vô vàn những phức tạp khó hiểu. Lúc lặng lẽ, êm đềm khi nồng nàn
dữ dội, nhưng thế nào đi nữa, em vẫn mãi là em, vẫn mãi ôm trong lòng một nỗi nhớ thương
không dứt.
- Từ cảm thán "Ôi" và nhân hoá" Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được": bộc lộ tha
thiết nỗi nhớ nhung triền miên trong lòng người phụ nữ.
- Sử dụng từ ngữ sáng tạo, độc đáo "lòng em nhớ": phơi bày trực tiếp nỗi nhớ không chỉ có mặt
trong thời gian được ý thức mà còn gắn với tiềm thức - thời gian trong mơ. Vị ngọt ngào mê đắm
của tình yêu lan tỏa trong cách nói nghịch lý “cả trong mơ còn thức”.
5. Bài tập 5: Đọc văn bản sau
Nhớ bản sương giăng , nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
Trả lời các câu hỏi
a. Thể loại của văn bản trên? Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
b. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng? Tác dụng?
c. Hãy nêu nội dung khái quát của văn bản.
* Đáp án:
a. Văn bản trên là một khổ thơ (thể loại trữ tình); thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
b. Điệp từ, cụm từ ngữ , cấu trúc, câu cảm thán, câu hỏi tu từ; chất trữ tình kết hợp tính triết luận;
cảm xúc nồng nàn của người viết; giọng thơ say mê sôi nổi… qua đó, người đọc nhận ra tình cảm
gắn bó sâu nặng thân thiết của nhà thơ đối với miền Tây Bắc của Tổ quốc.
c. Tình yêu đối với miền đất xa xôi (Tây Bắc) đã biến mảnh đất thành thân thiết, hóa thành máu
thịt trong tâm hồn ta.
6. Bài tập 6: Đọc bài thơ “Tấm ảnh” – Tố Hữu và thực hiện hiện yêu cầu bên dưới
O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế to gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu
a. Bài thơ trên nói về nội dung gì?
b. Chỉ ra biểu hiện của nhân vật sử thi trong bài thơ
c. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và phân tích tác dụng của chúng
Chuyên đề “MỘt SỐ BÀI TẬP ĐỌC HIỂU NV THPT”
16
Bùi Thị Huỳnh Như
Trường THPT Hà Huy Giáp
Văn
Tổ
* Đáp án:
a. O du kích áp giải tên phi công Mỹ bị bắt sống.
b. Bài thơ đã miêu tả hình ảnh một nữ dân quân có vóc dáng nhỏ bé đang cầm súng áp giải một
viên phi công Mỹ to lớn hơn rất nhiều. Bức chân dung đã kết tinh tư thế hiên ngang, khí phách
anh dũng kiên cường của nhân vật khi đối mặt với kẻ thù
- Cô du kích là biểu tượng đẹp cho lí tưởng và sức mạnh của cả dân tộc trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ.
c. Biện pháp nghệ thuật và tác dụng của chúng:
- Nghệ thuật tương phản: O du kích nhỏ >< Thằng Mỹ lênh khênh
Giương cao súng >< Bước cúi đầu
=> Nghệ thuật tương phản đã làm bật nổi tư thế hiên ngang của o du kích áp giải tên giặc lái
- So sánh : Ra thế to gan hơn béo bụng => Chủ nghĩa anh hùng được kết tinh từ tinh thần yêu
nước, sự anh dũng bất khuất “bé nhỏ chống lại khổng lồ” của nhân dân ta trong chiến tranh chống
quân xâm lược Mỹ.
- Từ láy tượng hình: lênh khênh → vừa tạo hình cao lớn của tên phi công vừa thể hiện thái độ
xem thường của tác giả.
- Hoán dụ: to gan – chỉ tinh thần ngoan cường của cô gái
Béo bụng – mỉa mai sự thất bại, thua trận của kẻ thù
- Câu hỏi tu từ “Anh hùng đâu cứ phải mày râu” → khẳng định phẩm chất anh hùng của cô du
kích nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung.
7. Bài tập 7: Đọc văn bản sau
Lòng mẹ hiền không lời nào tả hết.
Tình yêu con như vũ trụ bao la.
Vòng tay mẹ hơn vạn, vạn lời ca.
Chỉ ở bên mẹ mới là mùa xuân
a. Tìm những biệp pháp nghệ thuật và phân tích tác dụng của chúng
b.
Đặt tên cho văn bản.
* Đáp án:
a. Hoán dụ “ Lòng mẹ hiền”, “vòng tay mẹ” → tình cảm mẹ dành cho con.
So sánh “như” cụ thể hóa mức độ tình cảm mẹ dành cho con.
Ẩn dụ: “mùa xuân”: niềm vui, sự ấm áp, sức sống mẹ ban cho.
b. Tên của văn bản: Lòng mẹ ( Tình mẹ, Mẹ yêu con…)
8. Bài tập 8: Tìm các từ Hán Việt trong hai đoạn trích dưới đây:
a. Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc
nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng,
vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá,
lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp
mọi người phỉ nhổ.
b. Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Kiền khôn bĩ mà lại thái
Nhật nguyệt hối mà lại minh
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu.
Chuyên đề “MỘt SỐ BÀI TẬP ĐỌC HIỂU NV THPT”
17
Bùi Thị Huỳnh Như
Trường THPT Hà Huy Giáp
Văn
Tổ
Đáp án:
a. bạc mệnh, duyên phận, đoan trang …
b. giang sơn, nhật nguyệt, thái bình, xã tắc, ngàn thu.
9. Bài tập 9: Đọc đoạn thơ
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa rằng Việt Bắc không nguôi nhớ người
Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng Người.
( Trích “ Việt Bắc” – Tố Hữu)
Trả lời các câu hỏi sau:
a. Đoạn thơ trên có những từ ngữ nói đến các nhân vật trữ tình. Căn cứ vào hoàn cảnh sáng tác
bài “Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu để xác định đó là những nhân vật trữ tình nào?
b. Phân tích những biện pháp tu từ sử dụng trong được đoạn thơ trên và cho biết tác dụng của nó!
* Đáp án:
a. Trong đoạn thơ trên nói đến những nhân vật trữ tình là:
- Mình: người cán bộ về xuôi
- Bác, Người: chỉ Bác Hồ
- Việt Bắc: đồng bào Việt Bắc.
b. Những biện pháp tu tử được sử dụng và tác dụng của chúng là:
- Điệp từ: Nhớ, Người nhấn mạnh nỗi nhớ và đối tượng của nỗi nhớ → niềm kính yêu tha thiết
dành cho Lãnh tụ, khẳng định sự thủy chung với Cách mạng.
- Liệt kê các chi tiết đặc tả nét riêng của hình ảnh Bác Hồ
- Từ láy tượng hình: Ung dung → phong thái của Bác
- Hoán dụ và nhân hóa: “ rừng núi trông theo” → nhấn mạnh một nỗi nhớ mênh mông trải ra
trong không gian rộng lớn.
- Thể thơ lục bát ngọt ngào, nhịp nhàng, uyển chuyển, nhịp linh hoạt lúc chẵn lúc lẻ → cảm xúc
dâng trào của nhà thơ đồng điệu với người đọc.
10. Bài tập 10: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của chúng trong đoạn
thơ sau
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nỗi mình
Sóng tìm ra tận bể
( Trích “Sóng” – Xuân Quỳnh )
* Đáp án:
- Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ:
+ Tính từ đối lập: dữ dội đối với dịu êm; ồn ào đối với lặng lẽ
+ Hình ảnh ẩn dụ : sóng
+ Điệp cấu trúc: Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
- Tác dụng:
+ Thể hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tình yêu thông qua hình tượng sóng .
Chuyên đề “MỘt SỐ BÀI TẬP ĐỌC HIỂU NV THPT”
18
Bùi Thị Huỳnh Như
Trường THPT Hà Huy Giáp
Văn
Tổ
+ Sự táo bạo của Xuân Quỳnh trong tình yêu ( không chấp nhận không gian chật hẹp)
11. Bài tập 11 Tìm các biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng.
Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao – Lạng, nhớ sang Nhị Hà…
* Đáp án:
Những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên là:
- Nhân hóa: núi giăng thành lũy, rừng che bộ đội -> nhấn mạnh thiên nhiên và con người cũng
đoàn kết chống giặc.
- Câu hỏi tu từ: Ai về ai có nhớ không?, Điệp từ: Nhớ-> điệp từ nhằm nhấn mạnh, hỏi để khắc sâu
nỗi nhớ về những năm tháng hào hùng của quân và dân ta trong kháng chiến.
- Liệt kê: Phủ Thông, đèo Giàng, sông Lô, phố Ràng, Cao- Lạng, Nhị Hà.-> nhấn mạnh niềm
vui, niềm tự hào của tác giả về những dịa danh, nơi đã từng diễn ra những trận đánh lớn của quân
và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
12. Bài tập 12: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự
do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt
khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng của người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông
Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một
vùng văn hóa xứ sở…
Đoạn văn trên tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật gì?
Cho biết tác dụng của thủ pháp nghệ thuật đó?
* Đáp án:
- Những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn trên là: So sánh, nhân hóa.
- Tác dụng: Khắc họa vẻ đẹp mạnh mẽ, trẻ trung đầy cá tính của dòng sông, gợi lên ở người đọc
những liên tưởng kì thú, gợi cảm đầy sức hấp dẫn.
13. Bài tập 13: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi
Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn
hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ lại)
cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết ra được. Nó là
nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống thở than của một cảnh ngộ tri âm...Nó
là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân
sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuối
thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành....Nó là cái
oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím"
( Trích « Chùa đàn » - Nguyễn Tuân)
Chuyên đề “MỘt SỐ BÀI TẬP ĐỌC HIỂU NV THPT”
19
Bùi Thị Huỳnh Như
Trường THPT Hà Huy Giáp
Văn
Tổ
1. Trong đoạn văn có rất nhiều câu bắt đầu bằng từ "Nó" được lặp lại nhiều lần. Biện
pháp tu từ được sử dụng là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
2. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu văn: "Tiếng đàn hậm hực, chừng như
không thoát hết được vào không gian" ? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
* Đáp án:
1. Biện pháp tu từ: Lặp cấu trúc ( Điệp cấu trúc)
- Phép liên kết thế: Đại từ "nó" ở câu 3 thế "tiếng đàn" ở 2 câu trước nó
2. Biện pháp tu từ: nhân hóa
- Tác dụng: nhằm thể hiện âm thanh tiếng đàn như tiếng lòng của một cá thể có tâm trạng,
nỗi niềm đau khổ...
14. Bài tập 14: Hãy chỉ ra và phân tích phép tu từ được sử dụng để tạo tính hình tượng của
ngôn ngữ nghệ thuật trong câu ca dao sau:
- Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
- Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
* Đáp án:
- Nói quá, so sánh: mồ hôi thánh thót như mưa -> công việc nặng nhọc, phải mất nhiều công sức
-> sự vất vả của người nông dân khi làm ra hạt gạo cho cuộc đời.
- Hoán dụ: áo chàm -> dùng màu áo để chỉ người dân Việt Bắc
15. Bài tập 15 : Đọc văn bản sau, Tìm và phân tích tác dụng các biện pháp nghệ thuật
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ,người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
* Đáp án:
- So sánh:
+ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”->Tác dụng: khắc họa âm thanh tiếng suối du dương trầm
bổng (thi trung hữu nhạc)
+ “cảnh khuya như vẽ”->Tác dụng: làm nổi bật cảnh thiên thơ mộng như một bức tranh.(thi trung
hữu họa)
- Điệp từ “lồng”->Tác dụng: sự hòa quyện của thiên nhiên tạo nên một bức tranh thơ mộng.
- Điệp ngữ liên hoàn “chưa ngủ” lặp lại ở dòng thơ 3,4->Tác dụng: nhấn mạnh tâm trạng trăn trở
lo âu của Bác trước tình hình đất nước trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp
16. Bài tập 16 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa..
Tìm và phân tích tác dụng các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản
* Đáp án:
- Điệp cú pháp câu 1,2->Tác dụng: khẳng định lòng tự hào làm chủ của đất nước
- Điệp cú pháp,điệp từ “những”,liệt kê câu 3,4,5 ->Tác dụng: ca ngợi sự giàu đẹp và mênh mông
rộng lớn của quê hương đất nước…
Chuyên đề “MỘt SỐ BÀI TẬP ĐỌC HIỂU NV THPT”
20
Bùi Thị Huỳnh Như
Trường THPT Hà Huy Giáp
Văn
Tổ
17. Bài tập 17: Đọc văn bản dưới đây và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác
dụng của chúng trong đoạn thơ sau
Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.
*Đáp án:
- Sử dụng từ tượng hình cho thấy khi bóng hoàng hôn lờ mờ đã lan tỏa trên bầu trời chiều.
- Phép liệt kê và sử dụng từ tượng thanh: tiếng tù và và tiếng trống thu không của cùa làng xã,
xen lẫn tiếng trống của đồn lũy từ xa vẳng lại
- Hình ảnh đặc tả, phép đảo ngữ trong hai câu thơ “Gác mái, ngư ông về viễn phố - Gõ sừng mục
tử lại cô thôn” cho thấy trên sông, người đánh cá thanh thản gác mái chèo để con thuyền trôi theo
dòng nước chảy trở về nơi bến xa. Còn những chú bé ngồi trên mình trâu đang gõ vào sừng trâu
làm nhịp nghêu ngao hát, trở lại thôn lẻ loi, vắng vẻ của mình
KẾT LUẬN
Với chuyên đề này, chúng tôi chỉ đưa ra bài tập mà không kèm theo lí thuyết. GV sẽ tự ôn tập lí
thuyết để giúp HS nắm kiến thức cơ bản để vận dụng làm bài tập tốt hơn. Chuyên đề này cũng
không tránh khỏi sơ suất, kính mong quý thầy cô góp ý để chúng tôi chỉnh sửa, hoàn thiện nó.
Chuyên đề “MỘt SỐ BÀI TẬP ĐỌC HIỂU NV THPT”
21
Bùi Thị Huỳnh Như
Trường THPT Hà Huy Giáp
Văn
Tổ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Bảo, Vũ Dương Quỹ (2004), Tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông, những
con đường khám phá (tập 2), NXB Giáo dục
2. Trương Thị Bích (2004), Tăng cường đánh giá năng lực tiếp nhận tác phẩm văn học của HS
THCS, Tạp chí Giáo dục số 01
3. Trương Thị Bích (2004), Rèn luyện năng lực tiếp nhận thể loại tác phẩm văn học cho HS
THCS, Tạp chí Giáo dục số 09
4. Hoàng Hữu Bội, Nguyễn Huy Quát (2001), Một số vấn đề về phương pháp dạy học văn trong
nhà trường, NXB Giáo dục
5. Lưu Văn Bổng (2004), Những bình diện chủ yếu của văn học so sánh, NXB KHXH, Hà Nội
6. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp
7. Nguyễn Viết Chữ (2005), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể, ĐHSP
Chuyên đề “MỘt SỐ BÀI TẬP ĐỌC HIỂU NV THPT”
22
Bùi Thị Huỳnh Như