1.Tên tình huống.
“Vận dụng kiến thức liên môn để trồng cây lúa có năng suất cao”.
2.Mục tiêu giải quyết.
Đưa ra biện pháp nâng cao năng suất cho cây lúa, giúp cho nông dân có vụ
mùa bội thu, thu được lợi nhuận cao từ cây lúa giúp đời sống nhân dân tốt hơn.
3.Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống.
Về toán học: Đo khoảng cách của các cây lúa. Xác định khoảng cách hàng
sông, một hàng sông cách hàng 15cm, một hàng sông hàng cách hàng 30cm. Đối
với hàng còn tùy theo giống, trình độ thâm canh, chân đất tốt hay xấu mà bố trí
hàng cho hợp lí. Như vậy, hàng sông phải cố định còn hàng con biến động sao cho
phù hợp từng giống. Còn các khâu làm đất, tưới tiêu, chăm sóc cho từng giống thì
không có gì thay đổi. Về chiều cao của phương pháp cấy cũ cao hơn phương pháp
cấy mới 7-10cm lá đứng và thế cây khỏe hơn.
Phương pháp cấy mới có số rãnh hữu hiệu cao hơn phương pháp cấy cũ từ
10-15% vì phương pháp cấy mới đẻ nhánh sớm hơn và đạt số rãnh trên khóm sớm
hơn phương pháp cấy cũ. Một ruộng lúa có năng suất cao phải có số nhánh thành
bông nhiều nhất, các bông to và đều, số hoa tạo thành quả với tỉ lệ cao nhất. Cần
phải tính toán kĩ sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây lúa để có
biện pháp chăm sóc thích hợp.
1
Cần thiết kế để thuận lợi cho cải tạo đất phèn. Việc đánh rãnh trên đồng
ruộng lúa xả phèn và kết hợp bón lót là biện pháp rất đúng và rất hiệu quả.
Để có thể xả phèn tốt thì hệ thống kênh mương cần được thiết kế như sau :
một mương xả phèn với độ sâu khoảng 1-1,2 m, rộng 1,5-2m và nối với kênh
nguồn. Mương này còn có tác dụng giúp cho việc vận chuyển phân, giống và thu
hoạch rất thuận lợi. Trong mỗi ruộng để xả phèn, bề rộng và sâu chỉ cần khoảng
50-70m. Đối với ruộng lớn nên xả thêm các mương xương cá trên ruộng nối với
các mương giáp vòng để xả phèn tốt hơn.
Về địa lí: Chọn thời điểm gieo cấy để cây lúa trổ vào thời kì thích hợp nhất.
Ở mỗi vụ sản xuất (Đông Xuân, Hè Thu, Lấp Vụ) đều có các thời điểm và điều
kiện khí hậu, thời tiết thuận lợi cho cây lúa trổ bông, thường điều khiển thời vụ
bằng cách gieo sạ đúng lịch nhằm cho cây lúa trổ vào giai đoạn không bị mưa
nhiều, thời gian nắng trong ngày nhiều. Miền Nam ở vụ Đông Xuân nên xuống lúa
sớm (trong tháng 11&12 dương lịch). Lúa Đông Xuân xuống vào lúc này rất thích
2
hợp cho cây lúa phát triển, ít sâu bệnh và khi thu hoạch không bị gặp mưa. Vụ hè
thu nên xuống vào tháng 4-5 khi đã có mưa tránh được thời tiết nắng nóng. Vụ 3
(lấp vụ) cần tính toán thời gian sinh trưởng của giống và biện pháp canh tác để thu
hoạch trước khi lũ về.
Thời tiết đầu vụ rất thuận lợi cho trồng cây vụ đông sản xuất nông nghiệp
tháng đầu tiên trong năm hiện đang tập trung chủ yếu vào gieo cấy, chăm sóc lúa
đông xuân và gieo trồng cây vụ đông trên cả nước.
Tiến trình gieo cấy lúa đông xuân năm nay tại các địa phương, phía bắc
nhanh hơn các năm trước chủ yếu do thời tiết thuận lợi. Tại các địa phương, phía
Nam do ảnh hưởng của lũ nên tiến độ gieo cấy chậm hơn năm trước. Hiện nay,
phần lớn các trà lúa xuân sớm đang trong giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng, các địa
phương tích cực thực hiện các biện pháp sinh học, tạo điều kiện để lúa sinh trưởng
và phát triển tốt.
Về sinh học: Cây lúa có ba thời kì sinh trưởng chủ yếu: Thời kì sinh trưởng
dinh dưỡng, thời kì sinh trưởng sinh thực và thời kì chín. Mỗi thời kì, cây lúa đều
có đặc tính sinh trưởng và phát triển riêng, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây lúa.
Vì vậy, cách gieo sạ đúng lịch nhằm cho cây lúa phát triển, trổ bông cho phù
hợp để đạt năng suất chất lượng cao. Năng suất lúa được hình thành từ các yếu tố
sau: Số bông/m
2
, số hạt trắc/bông và trọng lượng hạt. Trong các thời kì sinh trưởng
của lúa, chúng ta cần phải nắm bắt rõ từng thời kì để có biện pháp thích hợp.
3
Trong thời kì sinh trưởng dinh dưỡng tức là giai đoạn từ khi sạ đến 40 ngày
sau khi cấy hoặc sạ. Lúc này lúa đang hình thành lá và một phần thân, cần có sự
cân đối về sinh trưởng nhánh và sinh trưởng lá sao cho số nhánh sinh ra đều to,
khỏe là tiền đề cho những bông tốt sau này. Các nhánh đẻ muộn, số lá thường ít bị
cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng sẽ không có khả năng chuyển tiếp sang thời kì
sinh trưởng sinh thực và trở thành nhánh vô hiệu. Trong giai đoạn này, số nhánh
hình thành sớm sẽ quyết định số bông lúa hữu hiệu sau này. Vì thế trong giai đoạn
đẻ nhánh cần chú ý các biện pháp sau:
• Chăm sóc tốt, làm sạch cỏ, không cho cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng
với lúa.
• Bón phân tập trung, kịp thời khi nhánh lúa bắt đầu đẻ, thường đối với lúa có
thời gian sinh trưởng từ 95-100 ngày thì nên bón thúc lần 1 là 10-12 ngày sau khi
4
sạ hoặc cấy để kích thích đẻ nhánh, lượng phân bón cần định lượng và định tính
cho phù hợp.
• Phòng trừ sâu đục thân gây hại bụi lúa đảm bảo mật độ hợp lí để cây lúa đẻ
nhánh.
• Điều chỉnh nước trong giai đoạn này có tác dụng thúc lúa đẻ nhánh vô hiệu
bằng cách giữ mực nước vừa phải chỉ để ngập gốc lúa, nước có tác dụng hòa tan
phân bón (phân bón thúc) cho cây hấp thụ tốt vừa có tác dụng tạo độ ẩm cho cây
lúa đẻ nhánh tối đa đến khoảng 30-35 ngày sau sạ cho nước ngập lúa 5-7cm.
Không cho lúa đẻ nhánh vô hiệu. Trước khi bón đòng (50-55 ngày) rút nước phơi
ruộng vài ngày để cây lúa cứng cáp hơn chuẩn bị sang giai đoạn tiếp theo .
• Điều khiển để ruộng lúa cho bông lúa đạt được là tối đa. Kết thúc thời kì sinh
trưởng dinh dưỡng,cây bắt đầu bước vào thời kì sinh trưởng sinh thực. Giai đoạn
đầu của thời kì này là giai đoạn vươn lóng, các biện pháp chú ý để điều khiển cho
số bông là tối ưu.
5
Phòng trừ các loại bệnh hại ngay từ khi lúa bắt đầu trổ vì trong giai đoạn này
xuất hiện các loại bệnh hại như: cháy lá, cháy bìa lá.
Tác động cho ruộng lúa có số bông hữu hiệu cao, ít lép. Sau khi hình thành
đòng, lúa trổ bông, để có được những bông lúa to, khỏe tỉ lệ hạt chắc cao cần chú ý
phòng ngừa bệnh kịp thời, giữ mực nước trong ruộng đủ ẩm, chỉ nên rút khô ruộng
khi lúa đã vào giai đoạn chín. Ngoài ra việc thu hoạch đúng lúc thì cũng mang lại
hiệu quả.
Về Hóa học:
Để trồng lúa có năng suất cao cũng cần có cách bón phân và chọn lựa những
loại phân bón phù hợp.
Phân hóa học hay phân vô cơ: là những hóa chất chứa chất dinh dưỡng thiết
yếu cho cây được bón vào cây nhằm tăng năng suất. Có các loại phân bón hóa học
chính là: phân đạm, phân lân, phân kali, phân phức hợp, phân hỗn hợp, phân vi
lượng. Theo nhiều thông tin cho biết nếu bón phân đạm đơn độc đã làm cho đất
cạn kiệt những nguyên tố dinh dưỡng khác khiến mức năng suất không duy trì lâu
dài được. Đến nay hàng loạt thí nghiệm trên đồng ruộng của nông dân và các cơ
quan nghiên cứu cho thấy năng suất lúa luôn đạt cao hơn ở những ruộng bón đầy
đủ ba nguyên tố N, P, K so với những ruộng chỉ bón được N hay chỉ N+P.
Thâm canh lúa với việc bón N đơn độc chỉ cho hiệu quả rất ngắn.Việc bón
phân thiếu một nguyên tố dinh dưỡng nào đó có thể là đa lượng hoặc vi lượng dần
dần sẽ dẫn tới thiếu hụt nguyên tố đó do nó bị cây lúa hút hàng năm.
Ở những đất ban đầu rất giàu P, K hay S sẽ dần trở nên dần thiếu hụt những
nguyên tố này nếu cứ bón đạm đơn độc hay bón phân không có chứa S.
6
Những mức phân bón hôm nay có thể được coi là tối thích thì sau đó vẫn có
thể không đủ do cây lúa đã lấy đi nhiều dinh dưỡng trong đất.
Các nghiên cứu sự thiếu hụt của tất cả các nguyên tố dinh dưỡng đã đi đến
kết luận rằng: năng suất 10 tấn/ha đạt được trên cơ sở quản lí dinh dưỡng theo
vùng cần sử dụng tới 250-150-150-40-5 kg N-P
2
O
5
- K
2
O- S- Zn/ha. Trong khi đó
năng suất đạt trên cơ sở bón phân theo mức khuyến cáo của các quốc gia( N: P
2
O
5
:
K
2
O= 120: 60: 60) chỉ đạt 6,87 tấn/ha.
Việc sử dụng chung hiện tại của P và K là rất thấp và thấp hơn ngưỡng mà
tại đó nhu cầu sử dụng P và K của cây lúa làm tăng nhu cầu về phân bón. Để đạt
được mục tiêu về sản xuất lúa, việc sử dụng đầy đủ và cân bằng phân lân cộng kali
cũng như N, S và Zn là rất cần thiết.
Với nhóm phân hữu cơ: dùng để bón lót, chỉ bón phân đã được ủ hoai mục,
không bón phân tươi. Ngoài cung cấp dinh dưỡng phân hữu cơ còn có tác dụng cải
thiện thành phần cơ giới của đất làm tơi xốp, thoáng khí, hấp thụ và giữ nước, phân
tốt. Tuy nhiên do tỉ lệ và hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng trong phân hữu cơ
thấp nên phải bón hỗn hợp cả hữu cơ và vô cơ.
Với nhóm phân vô cơ:
Urê, kali và những phân tan nhanh dễ gây cháy lá, héo rễ non và lông hút
của cây nếu để phân tiếp xúc trực tiếp, dễ bay hơi, rửa trôi, tồn tại lâu trong nước
gây độc tố nên khi bón cần cẩn thận và bón nhiều lần.
Phân lân thường lâu tan có thể tồn tại trong đất thời gian dài nên bón lót hết
định lượng theo quy trình kĩ thuật. Phân lân nung chảy có hàm lượng MgO rất
thích hợp cho đất chua và nghèo Mg. Không bón phân đạm Sunfat (NH
4
)
2
SO
4
trên
đất chua vì gốc SO
2-
4
sẽ kết hợp với ion H
+
có nhiều trong đất tạo ra H
2
SO
4
làm
7
tăng thêm độ chua của đất. Nên bón vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, không bón
lúc trời mưa hoặc dự báo sắp có mưa.
Về công nghệ:
Vận dụng từng bước kĩ thuật vào thâm canh lúa. Áp dụng các thông tin đã
biết từ các thông tin truyền thông hay các thông tin đã biết để gia tăng năng xuất
cây trồng.
Kĩ thuật bón phân cho lúa ngắn ngày:
Bón phân cho lúa là một trong những biện pháp để gia tăng năng xuất cây
trồng, chất lượng kinh tế hiệu quả.
Để sản xuất lúa đạt yêu cầu, cần áp dụng quy trình thâm canh tổng hợp. Từ
việc bố trí lịch thời vụ , làm đất, chọn loại giống hợp thời vụ, chất lượng giống đảm
bảo, gieo mạ thưa hay dày, hoặc cấy phòng chống sâu bệnh, điều khiển mực nước,
thu hoạch đúng độ chín để tránh tình trạng lúa chín quá bị rụng và kết hợp với sấy
đúng kĩ thuật để đạt chất lượng tối đa.
8
Bón phân là một phương pháp rất quan trọng, nó nhằm cung cấp chất dinh
dưỡng đế đạt năng suất cao, duy trì độ phì của đất, cải tạo đất. Bón phân phải dựa
vào dinh dưỡng của cây, đặc điểm của đất, khí hậu. Cần bón phân cân đối giữa hữu
cơ và vô cơ, đa lượng, vi lượng phân bón gốc và phân bón lá và với từng loại đất.
Việc sử dụng chung hiện tại của P và K là rất thấp và thấp hơn ngưỡng mà
tại đó nhu cầu sử dụng P và K của cây lúa làm tăng nhu cầu về phân bón. Để đạt
được mục tiêu về sản xuất lúa, việc sử dụng đầy đủ và cân bằng phân lân cộng kali
cũng như N, S và Zn là rất cần thiết.
Kết luận: việc quản lí dinh dưỡng hiệu quả cho các giống năng suất cao và
giống lai đã làm tăng năng suất lúa một cách đáng kể.
4.Giải pháp giải quyết tình huống :
Đưa ra hàng loạt những biện pháp để nâng cao năng suất của cây lúa. Từ
công đoạn làm đất, có đầy đủ nước vào ruộng rồi cày đất tơi xốp không còn vón
cục, mặt ruộng phẳng vừa tầm khi gieo trồng, không có nơi thấp hay cao.
Đến giai đoạn chọn giống cây, chọn những giống cây tốt, phải là loại
giống được lai tạo qua những bước được lọc kĩ càng và được xem là loại giống mà
người nông dân ưa dùng và chuyên chọn nhiều nhất, phải là giống lúa mà các nhà
tiêu dùng lựa chọn, loại bỏ những hạt lúa lép hay hạt lúa hỏng,khi ngâm vào nước
những hạt lúa hỏng sẽ nổi lên trên mặt nước ta sẽ lọc bỏ đi những hạt lúa đó và
chọn lấy những hạt giống tốt để làm giống cho vụ mùa bội thu hơn. Tiếp theo là
công đoạn gieo hạt và chăm sóc cây lúa, gieo hạt đúng với phương pháp từng bước
theo quy định của các chuyên gia đã hướng dẫn trên báo chí hay các phương tiện
truyền thông,nếu có thể thì tìm hiểu thông tin nhiều hơn qua những trang mạng xã
9
hội hay tìm hiểu những người xung quanh đã quen thuộc với việc trồng, thâm canh
lúa.
Làm tuần tự từng bước, từng công đoạn. Cuối cùng là thu hoạch sản phẩm.
Qua những bước tìm hiểu và chăm sóc cây lúa đến khi trưởng thành ta phải chăm
sóc thật tốt để khi đạt đến sản phẩm có nhiều số bông to và đều mang lại hiệu quả
kinh tế tốt hơn.
Để trồng cây lúa tạo năng suất cao ta cần chăm sóc đầy đủ dinh dưỡng cho
cây lúa từ khi bắt đầu ngâm ủ mạ, chăm sóc cho cây mạ, tưới tiêu đầy đủ các chất
dinh dưỡng cần thiết như bón phân, tưới nước, diệt các loại cỏ dại hay các loại sâu
bệnh nguy hại làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây lúa. Nếu gặp
phải khó khăn trong quá trình sinh trưởng của cây thì cần có giải pháp để giải
quyết kịp thời, hay tìm hiểu các thông tin qua các của hàng buôn bán phân bón hay
các loại thuốc về vấn đề đó. Khi diệt sâu phải biết làm đúng cách, đúng quy trình,
đúng liều lượng theo chỉ dẫn ghi trên vỏ hoặc bao bì.
Khi đã hoàn tất về công việc diệt trừ sâu bệnh hại cần phải có biện pháp để
tiêu hủy các loại vỏ bọc, các loại hóa chất để không làm ảnh hưởng đến việc ô
nhiễm môi trường hay ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước có thể làm cho cây cối thực
vật xung quanh nguy hại, còn có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người.
Nếu không có biện pháp tiêu hủy đúng quy cách thì hậu quả không chỉ là năng suất
thu được không đạt được như dự tính mà còn gây mất mùa ảnh hưởng đến kinh tế
gia đình và làm cho nền nông nghiệp nước ta đạt hiệu quả kém dần đi. Vì vậy, mỗi
giai đoạn trong quá trình chăm sóc cây lúa đều quan trọng và cần thiết.
10
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống.
Làm đất: Làm đất cần phải giữ được độ phì nhiêu của đất, khiến đất tươi
xốp, không vón cục, giúp rễ cây dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng, lượng nước trong
ruộng cần phải đủ cho cây phát triển tốt và đẻ nhánh. Mặt ruộng phẳng, không nên
để chỗ cao chỗ thấp vì nếu như vậy cây sẽ phát triển không đồng đều, kém năng
suất. Vì vậy khâu làm đất là một tiến trình rất quan trọng không thể thiếu trong
nông nghiệp. Đây là bước đầu quyết định năng suất cây trồng.
Chọn giống: Theo cha ông truyền lại và đúc kết thành kinh nghiệm “ Nhất
nước, nhì phân, tam cần, tứ giống “. Nhưng với thời đại tiên tiến thì nước luôn có
đầy đủ để phục vụ cho nông nghiệp.
Vì vậy, giống cây trồng mới là vấn đề mà chúng ta cần phải chú trọng.
Chúng ta cần chọn giống tốt, hạt nhiều, lúa có năng suất cao,chống chịu tốt các loại
sâu bệnh đặc biệt là vụ năm. Các giống lúa thường có các loại trứng của sâu bệnh
nên chúng ta phải biết lựa chọn những giống lúa có uy tín, có chất lượng. Phải đảm
bảo giống không có hạt lép, các hạt phải đều nhau và phải được thông qua khâu xử
lí mầm bệnh tại các nhà máy xử lí giống lúa. Đặc biệt, là phải đảm bảo 100% hạt
nảy mầm, và mầm phải lên đều, cây cứng cáp. Cho nên đây là bước khởi đầu đáng
để bà con nông dân lưu ý để lựa chọn cho gia đình mình những giống lúa tốt, giống
lúa phù hợp với gia đình và phù hợp với thời vụ.
Ngâm và ủ giống:
Sau khi chọn được giống lúa phù hợp với gia đình thì ta tiến hành khâu
ngâm giống. Tùy từng loại giống và tùy từng thời vụ để ngâm và ủ giống trong
11
điều kiện và thời gian khác nhau. Đối với giống ngắn ngày, thì thời gian ngâm ít
nhất khoảng 12 – 18 giờ đồng hồ. Nhiệt độ ủ khoảng 40
o
C. Trong khi ủ thì hạt
giống thì phải phun nước bốn lần vào một ngày ủ chỉ vừa đủ. Như vậy, sẽ giúp cho
hạt giống nảy mầm đồng đều và không bị chết.
Quá trình gieo cấy.
Hạt giống đem đi gieo có độ dài vừa đủ, tránh để mầm dài quá hay ngắn quá.
Mầm lúa dài khoảng 0,2 – 0,5 cm.
Về quá trình gieo mạ thì gieo mạ cần phải đều tay vì như thế sẽ giúp mạ mọc
đều, khoảng cách giữa các cây mạ vừa đủ, không dày quá hoặc xưa quá để giúp
cho cây mạ mọc đều nhau, phát triển tốt, hấp thụ được các chất dinh dưỡng.
Nếu là gieo sạ thì gieo dày hơn cấy, khoảng cách giữa các hạt lúa là 6 – 9
cm, còn khoảng cách cấy là 7 - 10 cm. Sau khi gieo sạ thì lượng nước cần lấy vào
ruộng phải vừa đủ, không được nhiều nước và phải có rãnh thoát nước. Còn đối với
cấy thì ruộng phải có nước để giúp cho cây bén rễ nhanh.
Xong những tiến trình nêu trên thì cần được chăm sóc một cách chu đáo và
kĩ càng hơn. Đối với từng thời vụ mà bà con nông dân phải chú ý đến lượng nước
và chế độ dinh dưỡng cho cây trồng một cách hợp lí.
Phân bón: Bón phân theo từng thời kì của cây trồng từ khi gieo sạ, cây đẻ
nhánh đến khi cây trổ bông. Kết hợp đến bón phân hợp lí, thì sẽ giúp tăng năng
suất cây trồng và tăng độ dinh dưỡng cho đất. Theo từng tháng tuổi của cây để bón
phân cho phù hợp giúp cây phát triển tốt hơn.
Những loại phân cần thiết để đáp ứng đủ chất dinh dưỡng cho cây: phân
chuồng, phân lân, phân kali, NPK, đạm… ngoài bón phân cần sử dụng các chất hóa
học để diệt trừ những sâu bệnh, cỏ dại gây hại đến cây. Kết hợp với những giai
12
đoạn trên thì sẽ giúp cho cây trồng phát triển tốt, đạt năng suất cao, chống chịu sâu
bệnh tốt giúp cho bà con nông dân đạt được vụ mùa bội thu.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Qua các biện pháp trên,việc nâng cao năng suất cây trồng sẽ được thực hiện
dễ dàng hơn, hiệu quả về chất lượng cây lúa, góp thêm độ dinh dưỡng vào đất, diệt
trừ những loại sâu bệnh gây hại để cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Vận dụng
các kiến thức liên môn đã được biết ở trên và sau đó áp dụng vào thực tiễn,phải cần
chú ý và chăm sóc đến từng giai đoạn của cây lúa, chú ý đến từng chi tiết trong quá
trình sinh trưởng của cây để có thể dễ phát hiện ra các loại bệnh và kịp thời chữa trị
và không làm ảnh hưởng đến năng suất cây lúa.
Trồng cây lúa tạo năng suất cao là cả những quá trình nói trên được kết hợp
các kiến thức đã học như về môn Toán thì một ruộng lúa mà đạt năng suất và số
nhánh thành bông, tính toán kĩ sao cho phù hợp; về môn Sinh học: cần quan sát
từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa: về môn Hóa học: sử dụng các
tính chất hóa học vào sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu…; Về môn Công nghệ: quan
tâm đến việc chọn giống lúa; Về môn Địa lí: khí hậu thích hợp để trồng lúa, nhiệt
độ tốt nhất để cây lúa phát triển mạnh. Vận dụng đầy đủ các kiến thức đã học và
kết hợp lại với nhau để có thể tạo được các năng suất cây lúa một cách tốt hơn. Có
được đầy đủ các kiến thức từ các môn học có thể thu được năng suất tốt và đây
cũng là ý nghĩa nâng cao năng suất cây trồng.
Ở nước ta, cây lúa là cây lương thực chính, chiếm ưu thế hơn nhất, có tác
dụng nuôi sống con người và gia súc. Sản xuất lúa là ngành chủ yếu của sản xuất
13
nông nghiệp, điều quan trọng nhất đảm bảo về mặt hình thức và mặt kinh tế của đất
nước. Các nhà kinh tế đều có ý kiến thống nhất rằng điều kiện trên quyết định cho
sự phát triển là phải tăng cung lương thực cho nền kinh tế quốc dân, bằng việc phát
triển sản xuất xuất khẩu lương thực, điều đó phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của
mỗi quốc gia. Vì vậy, muốn đẩy mạnh sản xuất lương thực cũng chính là tăng
cường tiến độ sản xuất cây lúa.
Thỏa mãn nhu cầu về năng lượng cho cơ thể con người với giá rẻ, là loại sản
phẩm thiết yếu của đời sống con người và không thể thay thế được.
Giải quyết vấn đề lương thực có tác dụng to lớn đối với sự nghiệp công
nghiệp hóa đất nước. Cung cấp lương thực phi nông nghiệp và nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến. Có ý nghĩa to lớn đối với việc củng cố và tăng cường
khả năng quốc phòng, tăng cường dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai.Từ đó
góp phần cải thiện nền nông nghiệp của nước ta,đưa nền kinh tế nước ta đi lên và
đặc biệt là biết cách vận dụng các kiến thức liên môn để trồng cây lúa giúp bà con
nông dân có được những vụ mùa bội thu.
Yên Định, ngày 15 tháng 01 năm
2014
NHÓM TÁC GIẢ
14