Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Rèn luyện kỹ năng sử dụng dụng cụ vẽ hình cho học sinh yếu kém lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.27 KB, 16 trang )

A.PHẦN MỞ ĐẦU .
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
- Học toán mà đặc biệt là môn hình học, mỗi học sinh đều cảm thấy có những khó
khăn riêng của mình:Sau đây là một vài nguyên nhân khó khăn đối với học sinh
lớp 7
1. Nhiều học sinh chưa nắm vững các khái niệm cơ bản, các định lí, tính chất
của các hình đã học. Một số chỉ “ Học vẹt ” mà không biết cách vận dụng như thế
nào vào việc giải bài tập.
2. Đối với bộ môn hình học thì ngoài các bài toán chứng minh hình học còn
các bài toán dựng hình (đối với học sinh lớp 7 là bài toán vẽ hình) là dạng toán khó
vì các em không nắm rõ bước cơ bản để vẽ hình và không biết sử dụng dụng cụ
nào để vẽ hình cho thích hợp, mà thời gian để học dạng toán này thì quá ít và lại
rải rác trong từng chương. Học sinh yếu kém ít được tự luyện tập ở lớp một cách
có hệ thống cũng như ở nhà nên khi gặp các bài tập dạng này thường các em rất
lúng túng nảy sinh tâm lý né tránh.
- Để khắc phục những nguyên nhân đã nêu và giúp học sinh có cơ sở học và giải
tốt các bài toán vẽ hình (dựng hình ), có kĩ năng sử dụng thành thạo các dụng cụ vẽ
hình bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau : “ Rèn kỹ năng sử dụng dụng
cụ vẽ hình cho học sinh yếu kém trong môn toán (Hình học ) của học sinh lớp 7”
nhằm giúp các em hiểu thấu đáo về vẽ hình ( các bài toán dựng hình cơ bản), có kỹ
năng sử dụng dụng cụ vẽ hình, hướng dẫn các em vận dụng các kiến thức cơ bản
và có phương pháp tốt nhất để vẽ đúng hình, tiền đề để giải tốt các bài tập. Từ đó
nâng cao kiến thức và kỹ năng lập luận, sử dụng thành thạo các ngôn ngữ toán
học, vẽ hình chính xác, lý luận chặt chẽ là yếu tố không được thiếu của bài toán
hình học mà giáo viên toán nào cũng mong muốn học sinh mình đạt được .
-Tuy bản thân giáo viên đã hết sức cố gắng và suy nghĩ cẩn thận tập hợp kinh
nghiệm cùng nhiều dạng bài tập trong nhiều năm giảng dạy, nhưng chắc chắn
không tránh khỏi những chỗ sai sót do năng lực còn hạn chế. Bản thân giáo viên
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý đồng nghiệp.
Trang 1
II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KỸ NĂNG SỬ


DỤNG DỤNG CỤ VẼ HÌNH CHO HỌC SINH YẾU KÉM LỚP 7
1. Thuận lợi :
Giáo viên có bộ dụng cụ vẽ hình được cấp phát đầy đủ như: thước thẳng có chia
khoảng, êke, compa, thước đo độ,…mỗi học sinh dễ dàng trang bị cho mình một
bộ dụng cụ đầy đủ vì thị trường hiện có rất phong phú sản phẩm này.Đa số học
sinh ngoan, lắng nghe giáo viên hướng dẫn thao tác, tích cực học tập, yêu thích bộ
môn toán thấy được sự quan trọng của môn toán đối với các môn học khác.Giáo
viên phối hợp các phương pháp trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng theo
quan điểm giáo dục “Học đi đôi với hành” “ Lý luận gắn với thực tế” thì toán
“Dựng hình” (bài toán vẽ hình ở lớp 7) là phương tiện tốt nhất để rèn luyện cho
học sinh sử dụng thành thạo dụng cụ vẽ hình và giáo dục năng lực của học sinh
trong cuộc sống.
2. Khó khăn :
- Số học sinh trong một lớp đông (trên 30 học sinh) nên việc quan tâm tỉ mỉ đến
từng đối tượng chưa cao.
- Học sinh bước đầu làm quen với bài toán “Dựng hình” vẽ hình ở lớp 6 nên lên
lớp 7 mới có nhiều dạng như vẽ tia phân giác của một góc, đường trung trực của
đoạn thẳng, tam giác… song dàn trãi nhiều bài trong nhiều chương dẫn đến học
sinh khó hệ thống vì các em mau nhớ nhưng không ôn lại sẽ mau quên. Bởi những
khó khăn trên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến kết quả hình thành kỹ năng sử dụng
dụng cụ vẽ hình để vẽ đúng hình trong bài toán.
- Song người giáo viên tốt phải biết khắc phục những khó khăn đó tìm phương
pháp phù hợp giúp các em thấy được môn hình học trở nên thân thuộc và biết vẽ
hình và sử dụng thành thạo các dụng cụ vẽ hình là điều tất yếu phải có như một trò
chơi, đam mê như môn họa đối với họa sĩ….
Trang 2
B.PHẦN NỘI DUNG
I.THỰC TRẠNG HỌC SINH YẾU - KÉM SỬ DỤNG DỤNG CỤ VẼ HÌNH TRONG
MÔN HÌNH HỌC 7
- Học sinh yếu kém là dạng học sinh ít chịu khó học bài và làm bài tập ở nhà vì đa

số các em ít được sự quan tâm của cha mẹ, tự học là chính nên gặp bài khó, không
làm được các em bỏ qua không làm. Phần lớn dạng học sinh này không có đầy đủ
dụng cụ vẽ hình và không biết dùng dụng cụ nào để vẽ cho đúng hình và bắt đầu
vẽ từ đâu trước. Mặt khác các em không nắm rõ khái niệm, tính chất của hình cần
vẽ và thao tác vẽ các bài toán hình cơ bản. Sự thụ động và ngại làm dần đẩy các
em tụt hậu kiến thức.
- Trong tiết học hình có gần 20% học sinh không mang đầy đủ dụng cụ, bài tập về
nhà có bài toán hình có tới 70% học sinh không làm hoặc làm nhưng không vẽ
chính xác mà qua loa đại khái cho có hình vẽ.
- Qua nhiều năm giảng dạy môn toán , tôi nhận thấy học sinh yếu - kém còn yếu ở
kĩ năng vẽ hình, cụ thể là vẽ hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song
song, vẽ tam giác biết ba cạnh, vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa, vẽ tam
giác biết một cạnh và hai góc kề, vẽ tia phân giác của một góc, vẽ hình qua bài
toán tổng hợp. Đó là nguyên nhân học sinh không vẽ đúng hình dẫn đến không
chứng minh được bài toán hình học.
- Trong hình học nếu không vẽ đúng hình và không chính xác thì không thể
chứng minh được. Bởi lý do đó nên tôi đặc biệt đòi hỏi mọi học sinh trong giờ hình
học phải có đầy đủ dụng cụ vẽ hình ,thao tác đúng trong học tập, hoặc cả khi lên
bảng, nắm vững các bài toán dựng hình cơ bản đã trình bày trong sách giáo khoa.
Duy trì thường xuyên tạo cho các em một kỹ năng sử dụng thành thạo dụng cụ vẽ
hình, phát triển tri thức hình học, biết vẽ hình, kiến thức hình để vận dụng vào đời
sống.
- Ta vốn biết trong hình học vẽ được hình chính xác và biết dùng dụng cụ để vẽ
đúng với từng dạng hình là điều rất quan trọng, đó là tiền đề giúp các em nắm được
nội dung bài toán cho gì, chứng minh gì để góp phần chứng minh bài toán được tốt
hơn. Từ thực trạng trên ta nhận thấy rõ những nguyên nhân vẽ hình không đạt.
Trang 3
dưới đây là một số biện pháp rèn luyện cho học sinh có kĩ năng vẽ hình, sử dụng
dụng cụ vẽ hình chính xác.
II. GIẢI PHÁP: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DỤNG CỤ VẼ HÌNH CHO HỌC

SINH YẾU - KÉM TRONG MÔN TOÁN HÌNH LỚP 7.
1. Kỹ năng :
Là những hoạt động được hình thành do bắt chước hoặc trên cơ sở tri thức mà
có, kĩ năng đòi hỏi sự tham gia thường xuyên của tri thức, sự tập trung, chú ý và
tiêu tốn nhiều năng lượng. Hành động khái quát hóa, động tác chính xác đòi hỏi
phải tập trung nhiều lần và được lĩnh hội trong quá trình học tập.
2. Tại sao phải đặt vấn đề vẽ hình (dựng hình) và kỹ năng sử dụng dụng cụ
vẽ hình cho học sinh yếu kém trong toán hình học 7:
- Dựng hình (Vẽ hình đối với học sinh lớp 7) chính là chứng minh trực quan sự
tồn tại của một khái niệm hình học mà ta nghiên cứu, ví dụ vẽ tia phân giác của
một góc, hay đường trung trực của đoạn thẳng… Mặt khác, dựng hình cũng là một
phương pháp quy nạp toán học và có nhiều vận dụng trong thực tế rất bổ ích.
Thông qua bài toán dựng hình (vẽ hình ở lớp) mà phát triển tư duy lôgíc góp phần
củng cố và phát triển tri thức hình học, phát triển trí tưởng tượng không gian cho
học sinh. Các bài toán dựng hình (vẽ hình ) cũng nhằm củng cố và phát triển kỹ
năng sử dụng thành thạo các dụng cụ vẽ hình, biết vẽ hình, kiến thiết hình để vận
dụng vào đời sống.
3. Các dụng cụ để vẽ hình:
Học sinh lớp 7 cần có các dụng cụ vẽ hình như: thước thẳng, êke, compa, thước
đo góc. Thước thẳng êke dùng để vẽ hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực
của đoạn thẳng. Thước thẳng, compa dùng vẽ đường trung trực của đoạn thẳng, vẽ
tam giác biết độ dài ba cạnh. Thước thẳng, compa, êke dùng vẽ hai đường thẳng
song song, vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa… Tuy nhiên ngoài việc biết
tác dụng của từng dụng cụ song học sinh phải biết sử dụng chúng cho thật đúng.
4. Rèn kỹ năng sử dụng dụng cụ vẽ hình cho học sinh lớp 7 qua những bài
toán vẽ hình cơ bản:
a. Vẽ hai đường thẳng vuông góc :
Trang 4
- Khi dạy chương I : Đường thẳng vuông góc. Đường thẳng song song thì một
trong những mục tiêu của chương là rèn cho học sinh kĩ năng về đo đạc, vẽ hình

đặc biệt là biết vẽ thành thạo hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song
song bằng êke và thước thẳng. Để đạt được mục tiêu trên đối với tất cả 3 đối tượng
học sinh đặc biệt là học sinh yếu kém đòi hỏi ở bản thân giáo viên và học sinh phải
chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vẽ hình, giáo viên chuẩn bị đầy đủ hình minh hoạ. Cụ thể
giáo viên chuẩn bị hình 5, hình 6 sách giáo khoa và thao tác thật chuẩn yêu cầu ?4
(SGK trang 84) cho một điểm O và một đường thẳng a hãy vẽ đường thẳng a’ đi
qua O và vuông góc với đường thẳng a (§2: Hai đường thẳng vuông góc ) giáo
viên hướng dẫn học sinh vẽ từng trường hợp với dụng cụ cần là thước thẳng, êke.
Trường hợp điểm O cho trước nằm trên đường thẳng a.
+ Cách vẽ : Vẽ đường thẳng a (dụng cụ : thước thẳng). Lấy điểm O nằm
trên đường thẳng a. Dùng êke đặt sao cho đỉnh góc vuông của êke trùng với đường
thẳng a, vẽ đường thẳng a’ đi qua cạnh góc vuông còn lại của êke. Ở nửa mặt
phẳng còn lại bờ là đường thẳng a đặt êke tương tự như trên ta có phần đường
thẳng a’ đi qua cạnh góc vuông còn lại của êke. Sau đó đưa ra hình minh hoạ
( hình 5) và kết luận đường thẳng a’ và đường thẳng a là hai đường thẳng vuông
góc.
Trường hợp điểm O cho trước nằm ngoài đường thẳng a.
+ Cách vẽ : Vẽ đường thẳng a lấy điểm O nằm ngoài đường thẳng a. Dùng êke
đặt sao cho đỉnh góc vuông của êke nằm trên đường thẳng a, một cạnh góc vuông
của êke trùng với đường thẳng a, cạnh góc vuông còn lại của êke đi qua điểm O.
Vẽ đường thẳng a’ đi qua cạnh góc vuông của êke đi qua điểm O. Dùng thước
thẳng đặt sao cho một cạnh thước trùng với đường thẳng a’, kéo dài phần đường
Trang 5
thẳng a’về nửa mặt phẳng còn lại bờ là đường thẳng a.Đưa hình minh hoạ (hình 6 )
và cũng kết luận đường thẳng a và a’ là hai đường thẳng vuông góc.
- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ cẩn thận hợp lý và minh hoạ cách vẽ chỉ dùng
êke ở hình 5, dùng êke và thước thẳng ở hình 6, giáo viên không áp đặt học sinh về
dụng cụ và trình tự vẽ hình .
- Từ hình ảnh trực quan tự tay mình vẽ, giúp học sinh nắm rõ định nghĩa hai
đường thẳng vuông góc, thừa nhận dễ dàng tính chất “ Có một và chỉ một đường

thẳng a’ đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a cho trước”. Từ đấy giáo
viên dễ dàng hướng dẫn học sinh vẽ đường trung trực của đoạn thẳng bằng thước
thẳng và ê ke hay thước thẳng và compa.
+Cách 1: Dùng êke và thước thẳng để vẽ đường trung trực của đoạn thẳng.
Trình tự vẽ : x
- Vẽ đoạn thẳng AB.
- Xác định trung điểm I. A B
- Dùng êke vẽ đường thẳng qua I
I và vuông góc với đoạn thẳng AB như
Hình 5 SGK trang 85 y
- Đường thẳng xy là đường trung trực của đoạn thẳng AB.
+ Cách 2: Dùng thước thẳng và compa để vẽ đường trung trực của đoạn thẳng
AB.
Trình tự vẽ :
- Vẽ đoạn thẳng AB
- Vẽ cung tròn (A, R) và (B, R) ,
bán kính R >
2
AB
.
-Hai cung tròn sẽ giao nhau tại hai điểm C, D
Trang 6
- Vẽ đường thẳng đi qua CD ta được đường
trung trực của đoạn thẳng AB
- Qua cách vẽ hình dễ dàng nhấn mạnh định nghĩa đường trung trực của đoạn
thẳng là đường thẳng qua trung điểm của đoạn thẳng và vuông góc với đoạn thẳng
ấy hoặc đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc với đoạn
thẳng tại trung điểm của nó .
b. Vẽ hai đường thẳng song song.


- Từ hình ảnh minh hoạ vui nhộn bên giáo viên nhẹ nhàng vào nội dung Mục 3.
Vẽ hai đường thẳng song ở bài § 4. Hai đường thẳng song song với câu Hỏi :
Chúng ta sẽ vẽ hai đường thẳng song song bằng dụng cụ gì?
- Học sinh sẽ nắm chắc là bằng thước thẳng và êke.
- Giáo viên thao tác các bước vẽ chậm theo yêu cầu ?2 cho đường thẳng a và
điểm A nằm ngoài đường thẳng a. Hãy vẽ đường thẳng b đi qua A và song song
với a.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng góc nhọn 60
0
của êke để vẽ hai góc so le
trong bằng nhau dẫn đến a // b.
Bước 1: Vẽ đường thẳng a và điểm A nằm ngoài đường thẳng a .
Bước 2: Dùng góc nhọn 60
0
của êke đặt sao cho đỉnh góc nhọn 60
0
trùng với điểm
B một cạnh của góc nhọn 60
0
trùng với đường thẳng a, cạnh còn lại đi qua điểm A.
Vẽ đoạn thẳng BA theo cạnh góc nhọn 60
0
của êke
Trang 7
Bước 3: Tiếp tục lấy êke đó đặt góc nhọn 60
0
sao cho đỉnh góc nhọn 60
0
trùng với
điểm A, một cạnh góc nhọn trùng với đoạn thẳng AB. Vẽ đường thẳng từ điểm A

theo cạnh góc nhọn 60
0
còn lại .
Bước 4: Dùng thước thẳng đặt sao cho một cạnh trùng đường thẳng qua A vừa vẽ,
kéo dài phần đường thẳng đó ta được đường thẳng b thoả b // a
Sau đó đưa hình minh hoạ 18 SGK trang 91

- Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng góc 60
0
của êke để vẽ hai góc đồng vị bằng
nhau dẫn đến a // b.
+ Giáo viên hướng dẫn bước 1, bước 2 tương tự như dùng góc nhọn 60
0
để vẽ hai
góc so le trong bằng nhau
+ Bước 3: Đặt góc nhọn 60
0
của êke sao cho đỉnh góc nhọn trùng với điểm A,
một cạnh góc nhọn 60
0
của êke trùng với đường thẳng a. Vẽ đường thẳng từ điểm
A theo cạnh góc nhọn 60
0
còn lại .
+ Bước 4: Đặt thước thẳng vẽ kéo dài phần đường thẳng qua điểm A vừa vẽ ở
bước 3 ta được đường thẳng b thỏa b // a
Sau đó đưa hình minh hoạ hình 19
Trang 8
- Học sinh tự tay vẽ vào tập và giáo viên cũng nên gọi một học sinh lên bảng thao
tác lại cho quen với dụng cụ vẽ hình lên bảng. Cần lưu lý học sinh cách đặt thước

thật chính xác từng trường hợp a // b dựa vào 2 góc so le trong bằng nhau hoặc
dựa vào 2 góc đồng vị bằng nhau.
- Khi học sinh đã vẽ xong hình minh hoạ đường thẳng b qua điểm A và song song
với đường thẳng a cho trước giáo viên đặt câu hỏi: Ta vẽ được mấy đường thẳng b
qua điểm A và song song với đường thẳng a cho trước? Chắc chắn học sinh sẽ trả
lời là : Chỉ một. Đây là cơ sở để giới thiệu tiên đề Ơclit § 5. Vậy qua vẽ hình hai
đường thẳng song song học sinh đã đạt được ba mục tiêu: một là có kỹ năng vẽ hai
đường thẳng song song, hai là nắm chắc định nghĩa hai đường thẳng song song,
dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song, ba là nắm được trực quan hình ảnh
tiên đề Ơclit và đã tự tay mình kiểm tra.
c. Vẽ tam giác biết ba cạnh:
- Một trong những bài toán dựng hình cơ bản là dựng tam giác biết độ dài ba cạnh
của nó. Xét trình độ học sinh lớp 7 ta chỉ đưa ra bước dựng hình cho học sinh nắm
vững, rèn luyện cho thành thạo để sau này giải các bài toán dựng hình khi học bài
3: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - cạnh - cạnh (c – c – c )
trong chương II : Tam giác ở mục 1 vẽ tam giác biết ba cạnh để làm bài toán: vẽ
tam giác ABC, biết AB = 2cm; BC = 4cm; AC = 3cm giáo viên phải giới thiệu
dụng cụ vẽ hình thước thẳng có chia khoảng và compa. Đặc biệt phải nhấn mạnh
không phải tam giác với ba cạnh tuỳ ý nào cũng vẽ được mà phải thoả mãn tổng
hai cạnh bất kì phải lớn hơn cạnh thứ ba hoặc hiệu hai cạnh bất kì nhỏ hơn cạnh
thứ ba thì tam giác đó mới vẽ được (ví dụ : không vẽ được tam giác có độ dài ba
cạnh là 1cm, 2cm, 3cm)giáo viên cần thực hiện trình tự thao tác vẽ chậm, chính
xác.
- Giáo viên vẽ sẵn ba đoạn thẳng AB = 2cm, BC= 4cm, AC= 3cm sau đó trình
bày trình tự vẽ .
- Vẽ đoạn thẳng BC = 4cm 2cm
- Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ BC 3cm
vẽ cung tròn (B,2cm) và cung tròn (C,3cm) 4cm
Trang 9
- Hai cung tròn cắt nhau tại A.

- Vẽ các đoạn thẳng AB, AC, A
ta được tam giác ABC 2 3
B 4 C
- Giáo viên cho học sinh thực hiện lại qua ?1 sách giáo trang 113, bài tập 15
sách giáo khoa trang 114 để uốn nắn điểm sai khi thực hiện trên bảng. Từ đây có
hình ảnh trực quan để thấy hai tam giác bằng nhau nếu có ba cạnh của tam giác
này bằng ba cạnh của tam giác kia (cạnh - cạnh - cạnh)
d. Vẽ tia phân giác của một góc .
- Đây là điểm nổi bật để củng cố kiến thức vẽ hình đối với học sinh lớp 7,
người ta đưa ra dạng bài tập buộc học sinh phải vẽ tia phân giác của một góc sau
đó yêu cầu chứng minh tia đã vẽ là tia phân giác, nó yêu cầu thực hiện hai trong
bốn yêu cầu của bài toán dựng hình là dựng hình và chứng minh (phân tích, dựng
hình, chứng minh, biện luận ). Để giải bài toán này giáo viên yêu cầu học sinh đọc
kĩ đề, thao tác từng bước vẽ.
Bài tập 20 (Sách giáo khoa trang 115): Cho góc xOy, (1) vẽ cung tròn tâm O,
cung này cắt Ox, Oy theo thứ tự ở A, B, (2), (3) vẽ các cung tròn tâm A và tâm B
có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau ở C nằm trong góc xOy, (4) nối O với C.
chứng minh OC là tia phân giác của góc xOy.
- Yêu cầu học sinh vẽ hai trường hợp
·
xOy
nhọn,
·
xOy
tù, là dạng đặc biệt
dùng thước và compa để dựng hình, trình tự vẽ đã nêu trong đề bài
x
A
x z
A C O C z

B
O B y y
- Giáo viên cần uốn nắn cho học sinh cách cầm compa. Sau khi vẽ xong hình
cần đặt câu hỏi củng cố: Tia phân giác của một góc là tia như thế nào ?
Gv: Để chứng minh tia OC là tia phân giác
·
xOy
ta chứng minh điều gì ?
Trang 10
Gv: Phân tích hướng chứng minh cho học sinh
OC là tia phân giác
·
xOy


·
·
yOC
xOC
=
hay
·
·
AOC BOC=

AOC = BOC (c - c - c)

Xét AOC và BOC OA = OB (= bán kính )
OC cạnh chung
AC = BC (= bán kính )

- Lưu ý học sinh phân tích theo chiều mũi tên đi xuống còn chứng minh theo
chiều ngược lại mũi tên hướng lên. Dựa vào bài phân tích, học sinh chỉ cần trình
bày lại là đã hoàn thành xong một bài chứng minh, cơ sở chủ yếu chứng minh là ở
cách dựng. Qua các bài toán dựng hình cơ bản đã nêu trên khi thực hiện bản thân
học sinh tự tay mình khám phá từng bước vẽ gây được cho học sinh niềm tin vào
khả năng của mình về toán học, dẫn đến các em cảm thấy hứng thú trong tiết học,
về nhà gây sự tích cực cho hoạt động tự học, khả năng độc lập suy nghĩ rèn luyện
kỹ năng vẽ hình, nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập sáng tạo
khi được chứng minh bài toán hình học qua những hình được vẽ chính xác. Quan
trọng hơn là các em đã dần quen với bài toán dựng hình một cách rất tự nhiên
không gò ép, thao tác dựng hình của các em ngày một chuẩn hơn, sử dụng dụng cụ
vẽ hình thành thạo hơn.
5. Rèn kỹ năng sử dụng dụng cụ vẽ hình qua bài toán chứng minh tổng hợp.
- Trong bài toán hình học, để có bài chứng minh đúng thì yếu tố ban đầu vô cùng
quan trọng là vẽ đúng hình , muốn vẽ đúng hình thì học sinh phải xác định được nó
là bài toán vẽ hình dạng nào đã học, dùng dụng cụ gì để vẽ. Xác định tốt vấn đề
này giúp học sinh vẽ hình đúng và chính xác.
Ví dụ : khi học tiết luyện tập về ba trường hợp bằng nhau của tam giác bài tập 44
(sách giáo khoa trang 125) Cho ABC có
µ
µ
B C
=
tia phân giác  cắt BC tại D .
Chứng minh rằng : a/ ADB = ADC. b/AB = AC
Trang 11
Gv: Phải gợi ý cho học sinh là vẽ ABC thuộc dạng vẽ tam giác cơ bản nào đã
học và dùng dụng cụ gì?
Hs: Dạng vẽ tam giác biết một cạnh và hai góc kề và dụng cụ là thước thẳng, thước
đo độ .

Gv: Vẽ tia phân giác dùng dụng cụ gì? Là thước thẳng và compa.
Giáo viên gọi học sinh lên bảng vẽ hình nêu giả thiết kết luận cần uốn nắn cách sử
dụng dụng cụ cho đúng.
A
Gt ABC,
µ
µ
B C
=
, AD phân giác Â, D ∈BC
1 2
Kl a) ADB =  ADC
b) AB = AC
1 2
B D C
Hướng dẫn học sinh chứng minh : Do vẽ AD là phân giác góc  nên
· ·
BAD CAD
=
. Xét yếu tố giả thiết và theo định lí tổng ba góc của tam giác ta
chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp góc - cạnh – góc .
Chứng minh : a) ADB và  ADCcó
µ
µ
B C=
, Â
1
= Â
2
nên



1 2
D D=
ADB =  ADC (g – c– g )
b) ADB =  ADC (câu a) => AB = AC .
- Hầu hết các bài toán chứng minh hình học là dựa vào cách vẽ hình, vẽ thêm
hình và kết hợp với nội dung giáo viên phân tích đi đến chứng minh.
- Học sinh sử dụng thành thạo dụng cụ vẽ hình, kiến thiết hình tốt dẫn đến phát
triển trí tưởng tượng không gian, phát triển tư duy sáng tạo. Học sinh vận dụng tốt
kiến thức trong học đường vào trong thực tiễn đời sống. Nhìn chung giáo viên tác
động có hiệu quả đến đối tượng học sinh yếu kém, tạo cho các em sự tự tin trong
học tập, tự mình bắt tay vào làm bài, tự vẽ hình, biết sử dụng thành thạo dụng cụ
học tập thì hiệu quả học tập của bản thân các em và cả lớp sẽ được nâng cao, các
em có niềm tin vào bản thân mình, yêu thích môn học hơn.
Trang 12
III. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC SAU KHI RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DỤNG CỤ VẼ HÌNH
CHO HỌC SINH YẾU KÉM TRONG MÔN TOÁN(HÌNH HỌC ) CỦA LỚP 7.
1. Đối với giáo viên :
- Bản thân giáo viên không những trên trang giáo án mà còn cả lúc cầm tay các
em học sinh yếu kém, uốn nắn từng nét vẽ hình, chỉnh sửa cách cầm compa, êke,
đặt lại cho đúng vị trí … Tình yêu thương, sự quan tâm đó luôn được các em cảm
nhận và có nổ lực xứng đáng với các kết quả học tập, biết sử dụng dụng cụ vẽ đúng
hình, tiết dạy của giáo viên sôi nổi, thoải mái sinh động bản thân giáo viên cũng tự
rèn cho mình kĩ năng sử dụng ĐDDH, đạt được kết quả tốt khi dạy dạng toán dựng
hình cơ bản.
2. Đối với học sinh:
- Có được kĩ năng vẽ hình, sử dụng tốt dụng cụ vẽ hình là êke, compa, thước
thẳng, thước đo góc để vẽ hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song,
tam giác, tia phân giác của một góc, các bài toán chứng minh tổng hợp, hiểu rõ hơn

về khái niệm hình đã học và kiến thức cơ bản để chứng minh hình học.Học sinh
yêu thích bộ môn toán hơn, hứng thú học tập, nâng cao năng lực tư duy, năng lực
sáng tạo, phát triển trí tưởng tượng về không gian, vận dụng vào đời sống thực tế.
- Tuy rằng vẽ đúng hình cũng chưa chắc làm tốt bài toán hình song từ những kỹ
năng vẽ hình, vẽ đúng hình là tiền đề quan trọng cùng kết hợp với phần nắm rõ giả
thiết, kết luận và các yếu tố chứng minh hình học giúp học tốt môn hình học có kỹ
năng chứng minh hình học => nâng cao chất lượng môn toán .
Trang 13
C.KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN :
-Quá trình dạy học không phải chỉ là sự truyền giảng, thầy nói trò nghe, thầy trò
cùng thảo luận mà bản thân giáo viên tâm đắc hơn là sự “bắt tay chỉ việc”, “ học đi
đôi với hành”. Qua việc hướng dẫn học sinh vẽ hình ( những bài toán dựng hình cơ
bản ) vừa rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng thành thạo dụng cụ vẽ hình vừa
giúp các em tiếp nhận bài toán dựng hình dưới một hình thức nhẹ nhàng, dễ hiểu,
dễ tiếp nhận. Từ đó giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động trong học tập,
phát triển kĩ năng quan sát, thực hành, nâng cao năng lực, ham thích học môn hình
học hơn.
-Trong chứng minh hình học thì yếu tố vẽ đúng hình, chính xác là yếu tố tiền đề
Đã vẽ đúng hình thì đã giúp học sinh nắm vững khái niệm và tính chất về hình đã
học, đó là những yếu tố cần thiết khi chứng minh. Đặc biệt là đối với học sinh yếu
kém thực hiện tốt những điều nêu trên đã là một thành công đối với giáo viên vì
tùy năng lực mỗi đối tượng mà đặt ra mức yêu cầu cần đạt được và ngày một nâng
dần. Kinh nghiệm dạy học sinh yếu kém của giáo viên là tạo niềm tin vào bản thân
học sinh qua những công việc nhỏ như tự tay vẽ hình, biết sử dụng dụng cụ vẽ
hình, tự tay ghi giả thiết kết luận  tự tay chứng minh những bài toán dễ… từ đó
dần cảm thấy yêu thích bộ môn toán hơn, có một vốn kiến thức về bộ môn.
II. KIẾN NGHỊ :
- Hằng năm, bản thân giáo viên và đồng nghiệp dạy môn toán rất mong bộ phận
thiết bị của phòng giáo dục, sở giáo dục & đào tạo kịp thời bổ sung những đồ dùng

dạy học mới thay thế đồ dùng dạy học bị hư hỏng, độ chính xác không cao .
- Trên đây là nhũng kinh nghiệm mà bản thân rút ra được trong nhiều năm
giảng dạy.Kính mong được sự góp ý của quý đồng nghiêp, quý thầy cô và các cấp
quản lý. Xin chân thành cảm ơn !
Tân Phong, ngày 09 tháng 03 năm 2012
Duyệt Của HĐKH Trường Người thực hiện
Phạm Văn Lợi
Trang 14
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU :
I. Lý do chon đề tài …………………………………………………….Trang 1
II. Thuận lợi, khó khăn trong quá trình hình thành kỹ năng sử dụng
dụng cụ vẽ hình cho học sinh yếu kém cho học sinh lớp 7… …… Trang 2
PHẦN NỘI DUNG :
I. Thực trạng học sinh yếu kém sử dụng dụng cụ vẽ hình trong môn
hình học lớp 7……………………………………… ……………….Trang 3
II. Giải pháp : rèn luyện kỹ năng sử dụng dụng cụ vẽ hình cho học
sinh yếu kém trong môn toán hình lớp 7 …………………….…… Trang 4
1. Kỹ năng…………………………………………………… ……Trang 4
2. Tại sao phải đặt vấn đề dựng hình (vẽ hình) và kỹ năng sử dụng
dụng cụ vẽ hình cho học sinh yếu kém trong toán hình học 7 …… Trang 4
3. Các dụng cụ vẽ hình………………………………………….……Trang 4
4. Rèn kỹ năng sử dụng dụng cụ vẽ hình cho học sinh lớp 7 qua bài
toán vẽ hình cơ bản…………… ……… …………………… … Trang 4-10
5. Rèn kỹ năng sử dụng dụng cụ vẽ hình qua bài toán chứng minh
tổng hợp………………………………………….……………… Trang 11;12
III. Kết quả: ………………………………………………… …………Trang 13
1. Đối với giáo viên: …………………………………….………….Trang13
2. Đối với học sinh : …………………………………………….….Trang13
PHẦN KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ:

I. Kết luận …………………………………………………………… Trang 14
II. Kiến nghị :………………………………………………………… Trang 14
Trang 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Toán 7 – Tập 1 ( Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2003)
2. Toán 6 – Tập 2 ( Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2003)
3. Bài tập Toán 7 – Tập 1 ( Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2002)
4. Bài tập Toán 6 – Tập 2 ( Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2002)
5. Luyện tập Toán 6 – Nguyễn Bá Hòa ( Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2002)
6.Hướng dẫn học Hình học lớp 7 – Hoàng Công Chức ( Nhà xuất bản Tổng hợp
TP.HCM)
7.Toán nâng cao và phát triển lớp 7 – Võ Đại Mau
8.Bài tập trắc nghiệm Toán 7- Lê Nguyên Phúc ( Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
TP.HCM)
Trang 16

×