Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ (PHẦN DI TRUYỀN HỌC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.6 KB, 81 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH



SINH HỌC

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ
(PHẦN DI TRUYỀN HỌC)

Nhóm tác giả biên soạn:
1. Ông Nguyễn Hữu Danh - Chuyên viên Phòng GDTrH
2. Ông Trần Đề - Trường THCS Đậu Liêu - TX Hồng Lĩnh
3. Ông Trần Thái Toàn - Trường THPT Thành Sen
4. Ông Trần Lam Sơn - Trường THCS Thạch Bằng - H. Lộc Hà

HÀ TĨNH, THÁNG 2/2013


1
LỜI NÓI ĐẦU

Thực hiện thông tư số 26/TT- BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của
Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên
Mầm non, Phổ thông và Giáo dục thường xuyên. Để giúp các giáo viên dạy Sinh
học cấp THCS trong tỉnh có thêm tài liệu tham khảo, phần nào giảm bớt khó khăn
và tự tin hơn trong giảng dạy, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh biên soạn Tài liệu Bồi dưỡng
thường xuyên địa phương với chuyên đề: "Định hướng khai thác kiến thức và
rèn luyện kỹ năng phần Di truyền học bậc THCS".
Tài liệu gồm các phần sau:
- Phần I. Các thí nghiệm của Men đen;


- Phần II. Nhiễm sắc thể, ADN, gen và Biến dị
Trong mỗi phần có: Các kiến thức cơ bản và nâng cao; một số bài giảng,
định hướng phương pháp khai thác kiến thức, rèn luyện kĩ năng cho HS.
Chúng tôi hi vọng Tài liệu sẽ góp phần cải thiện được chất lượng dạy - học
Sinh học cấp THCS trong thời gian tới. Mặc dù nhóm tác giả đã hết sức cố gắng
trong quá trình biên soạn, song chắc chắn vẫn còn có nhiều hạn chế và thiếu sót.
Chúng tôi mong nhận được các ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp, các bạn
đọc để tài liệu được hoàn thiện và có tác dụng thiết thực hơn.

NHÓM TÁC GIẢ






2

PHẦN I
CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN

A. MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO
Như chúng ta đã biết: Kiến thức trọng tâm của chương I: Các thí nghiệm của
Menđen, trong sách giáo khoa Sinh học lớp 9 – THCS tập trung ở các bài: Lai một
cặp tính trạng và Lai hai cặp tính trạng. Mặt khác, do tính chất kiến thức nặng về
thực nghiệm, đặc trưng cho từng bài, vì vậy chúng tôi không hệ thống kiến thức cơ
bản và nâng cao của chương mà chỉ tập trung ở hai bài trọng tâm sau đây:
I. Một số nội dung kiến thức cơ bản và nâng cao về các bài: Lai một cặp
tính trạng.
1. Nội dung thí nghiệm về “Lai một cặp tính trạng” của Menđen.

Menđen đã tiến hành giao phấn giữa các giống đậu Hà Lan khác nhau về một
cặp tính trạng thuần chủng tương phản; F
1
được tạo thành tiếp tục tự thụ phấn để
cho ra F
2
. Dùng toán thống kê và giả thuyết về nhân tố di truyền để phân tích, giải
thích kết quả thu được ở F
1
và F
2.
2. Các bước tiến hành thí nghiệm về “Lai một cặp tính trạng” của Menđen.
B1: Cắt bỏ nhị từ khi chưa chín ở hoa của cây chọn làm mẹ (để ngăn ngừa sự
tự thụ phấn).
B2: Lấy hạt phấn của các hoa trên cây được chọn làm bố (khi nhị đã chín)
rắc vào đầu nhuỵ của các hoa đã được cắt bỏ nhị ở trên cây được chọn làm mẹ.
B3: Cho cây F
1
thu được tự thụ phấn để cho ra cây F
2
.
B4: Thu lượm kết quả ở cây F
2
để phân tích kết quả. (Kết quả một số thí
nghiệm của Men đen được trình bày ở bảng 2 SGK).
3. Kết quả của các thí nghiệm về “Lai một cặp tính trạng” của Menđen
Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản
thì F
1
đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F

2
có sự phân ly tính trạng theo
tỷ lệ xấp xỉ 3 trội : 1 lặn.
4. Các điều kiện cần thiết để trong phép lai một cặp tính trạng, F
2
có tỉ lệ
phân li kiểu hình xấp xỉ 3 trội : 1 lặn.
3
- Thế hệ P đem lai phải thuần chủng về tính trạng được xét;
- Số lượng cá thể con lai phải đủ lớn;
- Có hiện tượng trội – lặn hoàn toàn;
- Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống như nhau.
- Lưu ý: Về điều kiện có hiện tượng trội – lặn hoàn toàn phải được chú ý
cũng cố trong tiết thứ hai của bài.
5. Các khái niệm:
- Khái niệm kiểu hình: Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.
VD: Các tính trạng của cơ thể như hoa đỏ, hoa trắng, thân cao, thân lùn, quả
lục, quả vàng… được gọi là kiểu hình.
- Khái niệm kiểu gen: Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ
thể (mỗi cơ thể có một kiểu gen khác nhau, ngoại trừ các cơ thể sinh đôi cùng
trứng). Khi nói đến kiểu gen thì có thể:
+ Nói đến kiểu gen của cơ thể: Như đã phân tích ở trên.
+ Nói đến một vài cặp gen liên quan đến các tính trạng đang được quan tâm
(đang được nghiên cứu) trong thí nghiệm, trong học tập…
Ví dụ: Kiểu gen AA quy định hoa đỏ; kiểu gen aa quy định hoa trắng…
- Khái niệm thể đồng hợp: Kiểu gen chứa cặp gen gồm hai gen tương ứng
giống nhau gọi là thể đồng hợp.
Ví dụ: AA – thể đồng hợp trội; aa – thể đồng hợp lặn
- Khái niệm thể dị hợp: Kiểu gen chứa cặp gen gồm hai gen tương ứng khác
nhau gọi là thể dị hợp.

Ví du: Aa; Bb; Cc là các thể dị hợp.
6. Giải thích kết quả thí nghiệm về “Lai một cặp tính trạng” theo quan niệm
của Menđen:
Do có sự phân ly của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và
sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh, đó là cơ chế di truyền các tính trạng.
Bằng việc phân tích sự phân ly của cặp nhân tố di truyền Aa ở F
1
đã tạo ra 2
loại giao tử với tỷ lệ ngang nhau là 1A : 1a. Sự tổ hợp của các loại giao tử này
4
trong thụ tinh đã tạo ra tỷ lệ ở F
2
là 1AA : 2Aa : 1aa, với tỷ lệ kiểu hình là 3 hoa
đỏ : 1 hoa trắng (do AA và Aa đều biểu hiện kiểu hình trội hoa đỏ).
7. Nội dung, bản chất của quy luật phân li theo quan niệm của di truyền học
hiện đại, điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li;
- Nội dung quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di
truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất
như ở cơ thể thuần chủng của P.
- Bản chất của quy luật phân li là: Sự phân li của các nhân tố di truyền trong
cặp nhân tố di truyền ở quá trình phát sinh giao tử (quá trình giảm phân )
- Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân ly: Quá trình phát sinh giao tử
(quá trình giảm phân) xảy ra bình thường.
Ghi chú: Quy luật phân li của Menđen có thể được diễn đạt bằng các thuật
ngữ di truyền học hiện đại như sau: Mỗi tính trạng đều do một cặp alen quy
định, một alen có nguồn gốc từ bố, một alen có nguồn gốc từ mẹ và các alen tồn
tại trong các tế bào của cơ thể một cách riêng rẽ, không pha trộn vào nhau. Khi
giảm phân, các alen cùng cặp phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử
chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia.
8. Nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích;

- Nội dung của phép lai phân tích là: Phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội
(chưa biết kiểu gen) với cá thể có tính trạng lặn (có kiểu gen đồng hợp lặn).
- Mục đích của phép lai phân tích là xác định kiểu gen của cá thể mang tính
trạng trội.
- Ứng dụng của phép lai phân tích: Phép lai phân tích được sử dụng trong
nghiên cứu di truyền như: Kiểm tra giống có thuần chủng hay không, phát hiện sự
di truyền liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn, xác lập bản đồ di truyền thông
qua việc xác định tần số hoán vị gen.
9. Ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất.
Quy luật phân li là cơ sở cho việc xác định tương quan trội – lặn của các tính
trạng ở vật nuôi, cây trồng (là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật) thông qua
phương pháp phân tích các thế hệ lai. Từ đó xác định được tính trạng trội (thường
là tính trạng tốt, có lợi). Trong sản xuất (chọn giống) cần phát hiện các tính trạng
trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa
kinh tế.
10. Kiến thức nâng cao dành cho giáo viên tham khảo:
5
- Nếu các nhân tố di truyền của cùng một cặp nhân tố di truyền ( cặp gen )
không có quan hệ trội – lặn hoàn toàn mà là đồng trội ( mỗi nhân tố di truyền biểu
hiện kiểu hình của riêng mình ) thì quy luật phân li vẫn đúng. Vì quy luật phân li
của Menđen chỉ sự phân li của các nhân tố di truyền mà không nói về sự phân li
tính trạng, mặc dù qua sự phân li tính trạng, Menđen phát hiện ra quy luật phân li
của các nhân tố di truyền. Điều này nhằm cũng cố thêm cho chúng ta về bản chất
của quy luật phân li.
- Phương pháp xác định chính xác kiểu gen của một cá thể có kiểu hình trội
là: Thực hiện phép lai phân tích.
- Phương pháp xác đinh chính xác tính trạng trội thuần chủng hay không
thuần chủng:
+ Sử dụng phép lai phân tích;
+ Tự thụ phấn.

- Thông qua việc hiểu và phân biệt được sự di truyền trội không hoàn toàn
( di truyền trung gian ) với di truyền trội hoàn toàn, công nhận có sự tồn tại hiện
tượng trội không hoàn toàn ( hiện tượng di truyền ít phổ biến). Bổ sung được điều
kiện cần để có kết quả ở F
2
: xấp xỉ 3 trội : 1 lặn trong thí nghiệm về “Lai một cặp
tính trạng” trên đậu Hà Lan của Menđen.
II. Một số nội dung kiến thức cơ bản và nâng cao về các bài: Lai hai cặp
tính trạng.
1. Nội dung và cách thức tiến hành thí nghiệm về “Lai hai cặp tính trạng”
của Menđen.
Menđen lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng
tương phản: hạt màu vàng, vỏ trơn và hạt màu xanh, vỏ nhăn được F
1
đều có hạt
màu vàng vỏ trơn. Sau đó ông cho 15 cây F
1
tự thụ phấn thu được ở F
2
gồm 556
hạt thuộc 4 loại kiểu hình như sau:
315 hạt vàng, trơn : 108 hạt xanh, trơn : 101 hạt vàng, nhăn : 32 hạt xanh,
nhăn
2. Kết quả của các thí nghiệm về “Lai hai cặp tính trạng” của Menđen.
Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di
truyền độc lập với nhau thì F
2
có tỷ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỷ lệ của các
tính trạng hợp thành nó.
Cụ thể: F

2
có tỉ lệ xấp xỉ tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1( 9 hạt vàng, trơn : 3 hạt xanh, trơn :
3 hạt vàng, nhăn : 1 hạt xanh, nhăn )
6
3. Các điều kiện cần thiết để phép lai hai cặp tính trạng cho F
2
có tỉ lệ xấp xỉ
9 : 3 : 3 : 1
- Cặp bố mẹ phải thuần chủng về các cặp tính trạng đang xét;
- Có hiện tượng trội – lặn hoàn toàn;
- Số lượng cá thể con lai phải đủ lớn;
- Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống ngang nhau.
4. Các điều kiện cần thiết để phép lai hai cặp tính trạng cho đời sau có tỉ lệ
xấp xỉ 9 : 3 : 3 : 1
- Cặp bố mẹ phải dị hợp tử về hai cặp gen;
- Có hiện tượng trội – lặn hoàn toàn;
- Số lượng cá thể con lai phải đủ lớn;
- Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống ngang nhau.
5. Kiến thức nâng cao giáo viên cần tham khảo
- Dựa vào kết quả lai phân tích hoặc ở đời F
2
ta có thể biết được hai gen nằm
trên hai NST nếu tỉ lệ kiểu hình ở phép lai phân tích là 1 : 1 : 1 : 1 hoặc ở F
2
là 9 :
3 : 3 : 1.
- Dùng phép lai phân tích ta có thể xác định được hai gen nào đó là phân li
độc lập hay liên kết với nhau. Nếu kết quả lai phân tích cho tỉ lệ phân li kiểu hình
1 : 1 : 1 : 1 thì hai gen quy định hai tính trạng nằm trên hai NST khác nhau, còn
nếu tỉ lệ phân li kiểu hình 1 : 1 thì hai gen liên kết hoàn toàn với nhau. Trường hợp

kết quả lai phân tích cho ra 4 kiểu hình với tỉ lệ không bằng nhau, trong đó 2 loại
kiểu hình chiếm đa số ( trên 50% ) thì 2 gen cùng nằm trên một NST và đã có
hoán vị gen xảy ra.
- Không thể tìm được hai người có kiểu gen y hệt nhau ngoại trừ sinh đôi
cùng trứng , vì số biến dị tổ hợp mà một cặp bố mẹ có thể tạo ra là cực kì lớn
( 2
23
x 2
23
= 2
46
kiểu hợp tử khác nhau ).
6. Khái niệm biến dị tổ hợp, ý nghĩa của biến dị tổ hợp trong sản xuất.
- Khái niệm biến dị tổ hợp: Chính nhờ sự phân ly độc lập của các cặp tính
trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P, làm xuất hiện kiểu hình khác P.
Những kiểu hình khác P này được gọi là biến dị tổ hợp.
7
- Ý nghĩa của biến dị tổ hợp: Biến dị tổ hợp là nguyên nhân làm cho sinh vật
sinh sản hữu tính ngày càng phong phú và đa dạng, đồng thời là nguồn nguyên
liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa.
7. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm về lai hai cặp tính trạng.
Thông qua việc phân tích kết quả của thí nghiệm, Menđen đã xác định được
tỉ lệ phân li của từng cặp tính trạng đều là 3 : 1 ( 3 hạt vàng : 1 hạt xanh; 3 hạt trơn
: 1 hạt nhăn ). Từ đó, Menđen cho rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di
truyền quy định. Ông dùng các chữ cái để kí hiệu cho các cặp nhân tố di truyền
như sau:
- A quy định hạt vàng; B quy định vỏ trơn -> cây hạt vàng, vỏ trơn thuần
chủng có kiểu gen là: AABB;
- a quy định hạt xanh; b quy định vỏ nhăn -> cây hạt xanh, vỏ nhăn thuần
chủng có kiểu gen là: aabb;

Cơ thể thuần chủng AABB cho ra 1 loại giao tử AB, tượng tự aabb cho ra 1
loại giao tử ab. Sự kết hợp của 2 loại giao tử này trong thụ tinh tạo ra cơ thể lai F
1
có kiểu gen là AaBb. Còn F1 tự thụ phấn, do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do
của các cặp gen tương ứng ( khả năng tổ hợp tự do giữa A và a với B và b là như
nhau ) nên F
1
cho ra 4 loại giao tử AB, Ab, aB, ab với tỷ lệ ngang nhau. Sự kết
hợp ngẫu nhiên của 4 loại giao tử đực với 4 loại giao tử cái đó tạo ra 16 hợp tử ở
F
2
. Trong đó có:
- Tỉ lệ phân li kiểu gen là: 1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4AaBb : 1AAbb :
2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb;
- Tỉ lệ phân li kiểu hình là 9 A-B- ( 9 hạt vàng, trơn ) : 3 A-bb ( 3 hạt vàng,
nhăn ) : 3 aaB- ( 3 hạt xanh, trơn ) : 1aabb ( 1 hạt xanh, nhăn )
8. Nội dung, bản chất, điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập.
- Nội dung của quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền (cặp
gen) đã phân ly độc lập trong quá trình phát sinh giao tử;
- Bản chất của quy luật phân li độc lập là: Sự phân li độc lập của cặp nhân
tố di truyền ở các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử
( trong quá trình giảm phân ).
- Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập là:
+ Các cặp nhân tố di truyền đang xét nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương
đồng khác nhau.
+ Quá trình phát sinh giao tử (quá trình giảm phân) xảy ra bình thường.
8
Ghi chú: Quy luật phân li độc lập của Menđen có thể được biểu đạt bằng các
thuật ngữ di truyền học hiện đại như sau: Khi các cặp alen quy định các tính trạng
khác nhau nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau thì chúng sẽ

phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử.
9. Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập.
Sự di truyền độc lập là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự đa dạng về kiểu gen
và phong phú về kiểu hình, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp ở những loài sinh
sản hữu tính (giao phối) làm nguồn nguyên liệu quan trọng cho chọn giống và tiến
hoá.


B. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ CÁC BÀI GIẢNG

Bài 2: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG – SGK – SINH HỌC 9 - THCS
I. Mục tiêu bài học:
Học xong bài này học sinh phải đạt được:
1. Kiến thức:
- Hiểu được nội dung, cách thức tiến hành và phân tích được kết quả thí
nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen;
- Hiểu được các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp. Tự
lấy được các vị dụ ngoài sách giáo khoa để minh hoạ;
- Hiểu được nội dung, bản chất và điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân
li;
- Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan niệm của Menđen, tìm được
một số điều kiện để cho đúng kết quả đó.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện được kĩ năng phân tích số liệu, phân tích kênh hình; Kĩ năng hoạt
động nhóm.
3. Thái độ:
9
Giáo dục thái độ yêu thích nghiên cứu khoa học, tìm hiểu nghiên cứu thực
tiễn để tìm ra chân lý “Thực tiễn là chân lý”.
II. Phương tiện và thiết bị dạy học:

1. Tranh phóng to hình 2.1 và 2.3 SGK.
2. Phiếu học tập theo mẫu các bài tập phần lệnh trong SGK.
3. Máy vi tính, máy chiếu ( nếu dạy bằng giáo án điện tử ).
III. Gợi ý tiến trình chi tiết bài học
1. Thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen.
Trên cơ sở yêu cầu giáo dục phối hợp giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ cho
học sinh, nhất là đối với phần thí nghiệm cần chú ý giáo dục tinh thần, kỹ năng
nghiên cứu khoa học. Vì vậy, theo chúng tôi, giáo viên nên cho học sinh cả lớp tự
đọc và tìm hiểu toàn bộ phần thông tin về kênh chữ và kênh hình ở mục (I) của bài
trong SGK, sau đó lần lượt tổ chức các hoạt động dạy học theo dàn ý sau:
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung và cách thức tiến hành thí nghiệm của
Menđen.
Ở phần này giáo viên cần xây dựng được hệ thống câu hỏi như sau:
1. Nội dung thí nghiệm của Menđen?
2. Các bước tiến hành thí nghiệm của Menđen?
3.Vì sao Menđen chọn cây đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu chính trên
thí nghiệm của mình?
4. Kiểu hình là gì ? Cho ví dụ?
Trên cơ sở hệ thống câu hỏi đó, giáo viên điều khiển hoạt động học tập của
học sinh, nhận thức được các nội dung kiến thức cơ bản như ở phần thông tin phản
hồi cho hoạt động 1 sau.
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1:
1. Nội dung thí nghiệm của Men đen:
( Xem phần thông tin ở mục I )
2. Các bước tiến hành thí nghiệm của Menđen:
10
( Xem phần thông tin ở mục I )
3. Men đen chọn cây đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu chính vì:
Đậu Hà Lan có đặc điểm là tự thụ phấn khá nghiêm ngặt nên tránh được
hiện tượng giao phấn làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu của thí nghiệm.

4. Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.
Ví dụ: Các tính trạng của cơ thể như hoa đỏ, hoa trắng, thân cao, thân lùn,
quả lục, quả vàng… được gọi là kiểu hình.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm hoàn thành các bài tập phần lệnh ở mục I
Giáo viên đặt vấn đề: Dựa vào các thông tin đã cho và những kiến thức vừa
học, hãy hoàn thành bài tập phần lệnh trong SGK mục I. Yêu cầu của bài tập như
sau:
Xem bảng 2 và điền tỷ lệ các loại kiểu hình ở F
2
vào ô trống:
P F
1
F
2
Tỉ lệ kiểu hình F
2
Hoa đỏ x Hoa trắng Hoa đỏ 705 hoa đỏ : 224 hoa trắng

Thân caoxThân lùn Thân cao 787 thân cao: 277 thân lùn

Qủa lụcxQuả vàng Qủa lục 428 qủa lục: 152 quả vàng

Thông tin phản hồi cho hoạt động 2:
P F
1
F
2
Tỉ lệ kiểu hình F
2
Hoa đỏ x Hoa trắng Hoa đỏ 705 hoa đỏ : 224 hoa trắng ≈ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng

Thân caox Thân lùn Thân cao 787 thân cao: 277 thân lùn ≈ 3 thân cao: 1 thân lùn
Qủa lụcxQuả vàng Qủa lục 428 qủa lục: 152 quả vàng ≈ 3 qủa lục: 1 quả vàng
- Sau kết quả ở bảng 2 giáo viên có thể trao đổi nhanh với học sinh một số
nội dung sau:
+ Dù thay đổi các giống làm cây bố và cây mẹ như giống hoa đỏ làm bố và
giống hoa trắng làm mẹ, hay ngược lại, kết quả thu được của 2 phép lai đều như
nhau.
11
+ Men đen gọi tính trạng biểu hiện ngay ở F
1
là tính trạng trội (hoa đỏ, thân
cao, quả lục) còn tính trạng đều F
2
mới được biểu hiện là tính trạng lặn (hoa trắng,
thân lùn, quả vàng).
- Tiếp theo giáo viên cho các nhóm học sinh thảo luận hoàn thành bài tập
dạng lệnh cuối mục I- SGK vào phiếu học tập theo mẫu sau:
Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản
thì F
1
………………… về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F
2
có sự phân ly tính
trạng theo tỷ lệ trung bình …………………………….;
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, phần này các nhóm học sinh nhanh chóng
đưa ra được kết quả chính xác với đáp án như sau:
Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương
phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F
2
có sự phân ly tính

trạng theo tỷ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.
Đến đây giáo viên cần nhấn mạnh: Đây là kết quả của các thí nghiệm “Lai
một cặp tính trạng” của Menđen. Kết quả này là một phát hiện hết sức quan trọng
trong quá trình nghiên cứu của Menđen, là cơ sở chủ yếu để phát hiện ra quy luật
phân ly nói riêng và các quy luật di truyền nói chung.
2. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm
Phần này khá trừu tượng đối với học sinh. Vì vậy, theo chúng tôi giáo viên
cần tiến hành cách khai thác kiến thức và phương pháp dạy học như sau:
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin sách giáo khoa và
trao đổi nhanh một số kiến thức:
- F1 đều mang tính trạng trội, còn tính trạng lặn xuất hiện lại ở F
2
giúp
Menđen nhận thấy các tính trạng không trộn lẫn vào nhau như quan niệm đương
thời.
- Mỗi tính trạng trên cơ thể do một cặp nhân tố di truyền (sau này gọi là cặp
gen) quy định và tồn tại thành từng cặp trên cặp NST tương đồng trong tế bào sinh
dưỡng.
- Men đen dùng các chữ cái để ký hiệu các nhân tố di truyền. Trong đó: Chữ
cái in hoa (A, B, C…) là nhân tố di truyền (gen) trội quy định tính trạng trội. Còn
chữ cái in thường (a, b, c…) là nhân tố di truyền (gen) lặn quy định tính trạng lặn.
Cho học sinh quan sát sơ đồ hình 2.3 SGK.
Hoạt động 4: Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập phần lệnh như sau:
Quan sát hình 2.3 và cho biết:
12
- Tỉ lệ giao tử ở F
1
và tỉ lệ các loại hợp tử ở F
2.


- Tại sao F
2
lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng.
Thông tin phản hồi từ hoạt động 4.
- Giáo viên phân tích sơ đồ hình 2 -3 sách giáo khoa.
Để đảm bảo tính lôgic về mặt kiến thức và tính khoa học thực nghiệm,
không gây sự hoài nghi của học sinh trong việc quy định áp đặt các tính trạng với
các ký hiệu của Menđen, trong quá trình phân tích sơ đồ chúng ta cần lưu ý:
Trong phép lai hoa đỏ và hoa trắng thì F
1
toàn hoa đỏ, chứng tỏ hoa đỏ là
tính trạng trội so với hoa trắng. Do đó cặp nhân tố di truyền ( cặp gen ) quy định
tính trạng hoa đỏ thuần chủng phải được ký hiệu bởi cặp nhân tố di truyền mang
tính trạng trội ( AA ), tương tự hoa trắng mang tính trạng lặn ( aa ).
Cây thuần chủng thì mỗi cặp nhân tố di truyền ( cặp gen ) chỉ cho ra một loại
giao tử ( cây thuần chủng hoa đỏ cho ra một loại giao tử A, cây thuần chủng hoa
trắng cho ra một loại giao tử a ).
Lưu ý: Giáo viên cần cắt nghĩa: Một loại giao tử có nghĩa là các giao tử
giống nhau, chứ không phải là một giao tử.
Cây biểu hiện kiểu hình trội không thuần chủng ( cây lai – cây F
1
trong thí
nghiệm ) thì mỗi cặp nhân tố di truyền cho ra 2 loại giao tử với tỷ lệ ngang nhau
(50% A : 50% a). Giáo viên hình thành 1 sơ đồ lai gọn hơn lên bảng, sơ đồ đó có
thể như sau:
P: AA ( Hoa đỏ ) X aa ( Hoa trắng )
Gp: A a
F
1:
Aa ( Hoa đỏ )

GF
1
: A, a


A a
A AA ( Hoa đỏ ) Aa ( Hoa đỏ )
a Aa ( Hoa đỏ ) aa ( Hoa trắng )
F
2
:
13
Từ đó hướng học sinh đi vào cách giải thích thí nghiệm của Menđen như sau:
- Do có sự phân ly của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao
tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh, đó là cơ chế di truyền các tính trạng.
- Bằng việc phân tích sự phân ly của cặp nhân tố di truyền Aa ở F
1
đã tạo ra
2 loại giao tử với tỷ lệ ngang nhau là 1A : 1a. Sự tổ hợp của các loại giao tử này
trong thụ tinh đã tạo ra tỷ lệ ở F
2
là 1AA : 2Aa : 1aa, với tỷ lệ kiểu hình là 3 hoa
đỏ : 1 hoa trắng (do AA và Aa đều biểu hiện kiểu hình trội hoa đỏ).
Chính nhờ sự phân tích như vậy kết hợp với việc đưa ra giả thuyết về nhân
tố di truyền, Menđen đã phát hiện ra quy luật phân li với nội dung: Trong quá
trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân
li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
Như vậy: Bản chất của quy luật phân li là: Sự phân li của các nhân tố di
truyền trong cặp nhân tố di truyền ở quá trình phát sinh giao tử (quá trình giảm
phân ).

Do vậy “quy luật phân li” của Menđen có thể được diễn đạt bằng các thuật
ngữ di truyền học hiện đại như sau: ( Phần này giáo viên tham khảo thông tin ở
mục 7 của mục I ở phần đầu tài liệu này, không yêu cầu trình bày cho học sinh ).
Cho nên, sau khi hướng học sinh đến quy luật phân li như trên, giáo viên có
thể đặt câu hỏi (dành cho học sinh khá giỏi) với nội dung câu hỏi: Hãy nêu Điều
kiện nghiệm đúng của quy luật phân li?
Đáp án: ( Tham khảo thông tin ở mục 7 của mục I ở phần đầu tài liệu này )
Lưu ý: Quá trình phát sinh giao tử ( quá trình giảm phân ) diễn ra như thế
nào là bình thường và như thế nào là không bình thường thì các em sẽ được học ở
các chương sau:
Hoạt động 5: Cũng cố và tóm tắt bài
Hệ thống lại những nội dung chính của tiết học, khắc sâu những kiến thức
trọng tâm mà học sinh cần ghi nhớ. Những nội dung cần hệ thống lại và khắc sâu
có thể như sau:
+ Nội dung thí nghiệm về “Lai một cặp tính trạng” của Menđen.
+ Các bước tiến hành thí nghiệm về “Lai một cặp tính trạng” của Menđen.
+ Kết quả của các thí nghiệm về “Lai một cặp tính trạng” của Menđen,
các điều kiện cần thiết để có được kết quả đó.
+ Khái niệm kiểu hình và lấy được ví dụ minh hoạ.
14
+ Nội dung quy luật phân li, bản chất của quy luật phân li theo quan niệm
của di truyền học hiện đại, từ đó rút ra được điều kiện nghiệm đúng của quy luật
phân li.
+ Giải thích kết quả thí nghiệm về “Lai một cặp tính trạng” theo quan niệm
của Menđen.
Hoạt động 6: Kiểm tra, đánh giá:
Phần này giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi dạng tự luận để kiểm tra các
mức độ nhận thức qua tiết học của học sinh. Từ đó có hướng điều chỉnh nội dung,
phương pháp dạy học phù hợp. Sau đây chúng tôi đưa ra một số câu hỏi kiểm tra
đánh giá trong tiết học này để các bạn đông nghiệp tham khảo.

Câu 1: Nêu nội dung, các bước tiến hành thí nghiệm: Lai một cặp tính trạng
của Menđen?
Câu 2: Em hãy cho biết kết quả các thí nghiệm về lai một cặp tính trạng của
Menđen. Các điều kiện để cho đúng kết quả đó?
Câu 3: Kiểu hình là gì? Cho ví dụ. Nói kiểu hình của cơ thể bạn Nam là mắt
đen đã chính xác chưa? Giải thích.
Câu 4: Menđen giải thích kết quả về phép lai một cặp tính trạng của mình
như thế nào?
Câu 5: Nêu nội dung, bản chất và điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân
li?


Bài 3: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG ( tiếp theo )

I. Mục tiêu bài học:
Học xong bài này học sinh phải đạt được:
1. Kiến thức:
- Hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân
tích;
15
- Hiểu và giải thích được vì sao quyb luật phân li chỉ nghiệm đúng trong
những điều kiện nhất định;
- Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất;
- Hiểu và phân biệt được sự di truyền trội không hoàn toàn (di truyền trung
gian) với di truyền trội hoàn toàn.
2. Kỹ năng:
Phát triển kĩ năng tư duy lí luận như phân tích, so sánh; Kĩ năng hoạt động
nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục thái độ yêu thích nghiên cứu khoa học, tìm hiểu nghiên cứu thực

tiễn để tìm ra chân lý “Thực tiễn là chân lý”.
- Ứng dụng các thành tựu của khoa học vào đời sống sản xuất.
II. Phương tiện và thiết bị dạy học:
1. Tranh phóng to hình 3 SGK; tự chẩn bị tranh vẽ về phép lai phân tích.
2. Phiếu học tập theo mẫu các bài tập phần lệnh trong SGK.
3. Máy vi tính, máy chiếu ( nếu dạy bằng giáo án điện tử ).
III. Gợi ý tiến trình chi tiết bài học
Phần phép lai phân tích nội dung không khó và không thấy gì vướng
mắc nên chúng tôi không đề cập trong chương trình này.
Tuy nhiên chúng tôi có bàn luận về một số nội dung sau để giáo viên tham
khảo như sau:
- Hình thành khái niệm kiểu gen cho học sinh:
+ Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể ( mỗi cơ thể có
một kiểu gen khác nhau ), nhất là ở động vật và người, cho nên trên thế giới,
chúng ta không tìm được hai người có kiểu gen giống hết nhau – trừ trường hợp
sinh đôi cùng trứng. Giải thích điều này có liên quan đến sự xuất hiện biến dị tổ
hợp.
+ Khi nói đến kiểu gen thì có thể:
., Nói đến kiểu gen của cơ thể: như đã phân tích ở trên;
16
., Nói đến một vài cặp gen liên quan đến các tính trạng đang được quan tâm
(đang được nghiên cứu ) trong thí nghiệm, trong học tập…
Ví dụ: Kiểu gen AA quy định hoa đỏ; kiểu gen aa quy định hoa trắng…
- Hình thành khái niện thể đồng hợp, thể dị hợp:
+ Khái niệm thể đồng hợp: Kiểu gen chứa cặp gen gồm hai gen tương ứng
giống nhau gọi là thể đồng hợp;
Ví dụ: AA – thể đồng hợp trội; aa – thể đồng hợp lặn.
+ Khái niệm thể dị hợp: Kiểu gen chứa cặp gen gồm hai gen tương ứng khác
nhau gọi là thể dị hợp.
Ví du: Aa; Bb; Cc là các thể dị hợp.




Bài 4. LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG

I. Mục tiêu bài học:
Học xong bài này học sinh phải đạt được:
1. Kiến thức:
- Hiểu và mô tả được nội dung thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen.
- Phân tích được kết quả và điều kiện nghiệm cần thiết để cho đúng kết quả
đó.
- Giải thích được khái niệm biến dị tổ hợp, sự tồn tại và phát triển của biến dị
tổ hợp trong giới sinh vật.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện được kĩ năng quan sát, phân tích kết quả thí nghiệm; Kĩ năng hoạt
động nhóm
3. Thái độ:
17
- Giáo dục thái độ yêu thích nghiên cứu khoa học, tìm hiểu nghiên cứu thực
tiễn để tìm ra chân lý.
- Hình thành nềm tin và ý tưởng trong nghiên cứu khoa học.
II. Phương tiện và thiết bị dạy học:
1. Tranh phóng to hình 4 SGK.
2. Phiếu học tập theo mẫu các bài tập phần lệnh trong SGK.
3. Máy vi tính, máy chiếu ( nếu dạy bằng giáo án điện tử ).
III. Gợi ý tiến trình chi tiết bài học
1. Thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen
Ở thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen đã được trình bày trong sách
giáo khoa không đi sâu vào các kỷ thuật tiến hành thí nghiệm như cắt bỏ nhị ở cây
chọn làm mẹ, lấy phấn ở nhị ở cây chọn làm bố khi nhị đã chín …, vì vậy ở phần

này chúng tôi thiết nghĩ giáo viên tập trung tổ chức các hoạt động dạy – học như
sau:
Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen
- Giáo viên dành thời gian khoảng 3 phút cho cả lớp tự đọc, tìm hiểu thông
tin ở cả kênh chữ và kênh hình của mục (I) – SGK; Sau đó cho học sinh phát biểu
mô tả thí nghiệm của Menđen. Giáo viên nhận xét, bổ sung và tóm tắt thí nghiện
một cách ngắn gọn theo SGK.
- Đặt câu hỏi để cũng cố cho học sinh về việc xác định tính trạng trội, tính
trạng lặn, nội dung câu hỏi có thể như sau:
Trong các cặp tính trạng thuần chủng: vàng – xanh và Trơn - nhăn đem lai,
cặp tính trạng nào là tính trạng trội? vì sao em biết?
Nội dung trả lời có thể là: Cặp tính trạng thuần chủng: Vàng, trơn là cặp tính
trạng trội so với cặp tính trạng thuần chủng xanh, nhăn vì: Cặp tính trạng vàng,
trơn được biểu hiện ở F
1
, còn cặp tính trạng xanh, nhăn sang F
2
mới được biểu
hiện.
Lưu ý: khi nói đến tính trạng hay cặp tính trạng trội thì nên so với tính trạng
hay cặp tính trạng lặn đang xét, vì tính trạng hay cặp tính trạng có thể trội so với
tính trạng hay cặp tính trạng này nhưng chưa hẳn trội so với tính trạng hay cặp
tính trạng khác.
18
Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập
phần lệnh vào phiếu học tập do giáo viên chuẩn bị với nội dung:
Quan sát hình 4 điền nội dung phù hợp vào bảng 4. Mẫu phiếu học tập như
sau:
Phân tích kết quả thí nghiệm của Menđen
Kiểu hình F

2
Số hạt Tỉ lệ kiểu hình F
2
Tỉ lệ từng cặp tính trạng ở F
2
Vàng, trơn
Vàng, nhăn
Xanh, trơn
Xanh, nhăn

Vàng
Xanh
Trơn
Nhăn
Sau khi đại diện các nhóm học sinh báo cáo kết quả, giáo viên nhận xét
thống nhất kết quả ở bảng 4 như sau :
Kiểu hình F
2
Số hạt Tỉ lệ kiểu hình F
2
Tỉ lệ từng cặp tính trạng ở F
2
Vàng, trơn
Vàng, nhăn
Xanh, trơn
Xanh, nhăn
315
101
108
32

9 hạt vàng, trơn
3 hạt vàng, nhăn
3 hạt xanh, trơn
1 hạt xanh, nhăn
Vàng 3
Xanh 1
Trơn 3
Nhăn 1
Sau khi học thống nhất kết quả ở bảng 4 giáo viên có thể đặt câu hỏi:
Từ kết quả về tỷ lệ kiểu hình của từng cặp tính trạng ở F
2
em có nhận xét gì
về sự di truyền của từng cặp tính trạng?
Giáo viên điều khiển học sinh phát biểu xây dựng bài và đi đến kết luận: Tỷ
lệ phân ly từng cặp tính trạng đều theo tỉ lệ 3 : 1. Kết quả này cho thấy sự di
truyền của từng cặp tính trạng đều tuân theo quy luật phân li, nghĩa là bị chi phối
bởi một cặp nhân tố di truyền (cặp gen, trong đó gen trội át hoàn toàn gen lặn).
Tiếp theo giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu kết quả tỷ lệ các kiểu hình ở
F2 theo sách giáo khoa.
Lưu ý: Trong thực tế dạy học, chúng tôi thấy học sinh rất lúng túng về kết
quả tỷ lệ mỗi loại kiểu hình ở F
2
chính bằng tích các tỷ lệ của các tính trạng hợp
thành nó. Vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên có thể dành thêm thời gian để
19
phân tích rõ về kết quả trên thông qua việc phân tích kết quả của mỗi loại kiểu
hình ở F
2
với tích tỷ lệ của các tính trạng hợp thành nó.VD: (3 :1).(3 : 1)= 9 : 3 :
3 : 1

Tiếp theo giáo viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh phát biểu xây dựng bài.
Nội dung câu hỏi có thể như sau:
a. Tỉ lệ kiểu hình ở F2 với tỉ lệ từng cặp tính trạng ở F
2
có mối tương quan
với nhau không?
b. Từ mối tương quan trên Menđen đã phát hiện ra điều gì?
Từ các kết quả trả lời của học sinh, giáo viên đi đến kết luận: Các tính trạng
màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau (không phụ thuộc vào nhau).
Điều này cũng được hiểu với nghĩa là: Nếu F
2
có tỉ lệ phân li kiểu hình bằng tích
tỉ lệ phân li của các cặp tính trạng thì các tính trạng di truyền độc lập với
nhau( đây cũng là một trong những dấu hiệu để phân biệt di truyền độc lập của
Menđen với di truyền liên kết của Moocgan sau này ).
Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm hoàn thành bài tập
phần lệnh trong sách giáo khoa vào phiếu học tập theo mẫu sau:
Hãy điền cụm từ thích hợp lí vào chổ trống trong câu sau đây
Khi lai hai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thần chủng tương
phản di truyền độc lập với nhau, thì F
2
có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng
……………………của các tính trạng hợp thành nó.
Đáp án: Xem phần thông tin ở mục 2 - II của tài liệu này.
Đối với học sinh khá giỏi có thể nêu thêm câu hỏi như sau: Nêu các điều
kiện cần có để khi lai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng sẽ thu được F
2

tỷ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 9 : 3 : 3 : 1?
Đáp án: Xem phần thông tin ở mục 3 - II của tài liệu này.

Lưu ý: Đối với điều kiện 4, 5 có thể học sinh không nêu được, nên giáo
viên cung cấp cho học sinh và nói rằng các em sẽ được hiểu đầy đủ hơn trong các
bài học của các chương sau.
2. Biến dị tổ hợp
Ở phần này, theo chúng tôi giáo viên chỉ sử dụng phương pháp nêu vấn đề
để hướng dẫn học sinh hình thành khái niệm biến dị tổ hợp, nhận biết các biến dị
tổ hợp, sự xuất hiện của biến dị tổ hợp trong hình thức sinh sản nào? Ý nghĩa của
biến dị tổ hợp. Do vậy giáo viên có thể thực hiện theo dàn ý sau:
20
Hoạt động 4: Tìm hiểu về biến dị tổ hợp.
Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh dựa vào những thông tin SGK để trả lời.
1. Qua thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Men đen. Em thấy ở F
2

những kiểu hình nào khác P?
2. Nguyên nhân làm xuất hiện những những kiểu hình khác P?
3. Biến dị tổ hợp là gì? được xuất hiện trong hình thức sinh sản nào?
4. Ý nghĩa của biến dị tổ hợp?
Sau phần trả lời của học sinh, giáo viên nhận xét và đi đến kết luận: Chính
nhờ sự phân ly độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính
trạng của P, làm xuất hiện kiểu hình khác P. Những kiểu hình khác P này được gọi
là biến dị tổ hợp.
Ý nghĩa của biến dị tổ hợp: Biến dị tổ hợp là nguyên nhân làm cho sinh vật
sinh sản hữu tính ngày càng phong phú và đa dạng, đồng thời là nguồn nguyên
liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa.
Hoạt động 5: Cũng cố và tóm tắt bài
Hệ thống lại những nội dung chính của tiết học, khắc sâu những kiến thức
trọng tâm mà học sinh cần ghi nhớ. Những nội dung cần hệ thống lại và khắc sâu
có thể như sau:
+ Nội dung thí nghiệm về “Lai hai cặp tính trạng” của Menđen.

+ Kết quả của các thí nghiệm về “Lai hai cặp tính trạng” của Menđen, các
điều kiện cần thiết để có được kết quả đó.
+ Khái niệm sự di truyền độc lập, giải thích.
+ Khái niện biến dị tổ hợp, ý nghĩa của biến dị tổ hợp.
Hoạt động 6: Kiểm tra, đánh giá:
Phần này giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi dạng tự luận để kiểm tra các
mức độ nhận thức qua tiết học của học sinh. Từ đó có hướng điều chỉnh nội dung,
phương pháp dạy học phù hợp. Sau đây chúng tôi đưa ra một số câu hỏi kiểm tra
đánh giá trong tiết học này để các bạn đông nghiệp tham khảo.
Câu 1: Mô tả tóm tắt thí nghiệm về lai hai cặp tính trạng của Menđen.
21
Câu 2: Em hãy cho biết kết quả thí nghiệm về lai hai cặp tính trạng của
Menđen? Điều kiện cần thiết để phép lai hai cặp tính trạng của Menđen cho kết
quả đúng tỉ lệ 9 : 3 : 3 :1?
Câu 3: Di truyền độc lập là gì? Vì sao có hiện tượng đó?
Câu 4: Biến dị tổ hợp là gì? Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? Ý
nghĩa của biến dị tổ hợp trong chọn giống và tiến hoá?



Bài 5: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG (tiếp theo)

I. Mục tiêu bài học:
Học xong bài này học sinh phải đạt được:
1. Kiến thức:
- Hiểu và giải thích được kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng theo quan
niệm của Menđen.
- Hiểu được nội dung, bản chất và điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân
li phân li độc lập.
- Phân tích được ý nghĩa của quy luật phân li độc lập đối với chọn giống và

tiến hoá.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện được kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình, giải thích kết quả thí
nghiệm; Kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Giáo dục thái độ yêu thích nghiên cứu khoa học, tìm hiểu nghiên cứu thực
tiễn để tìm ra chân lý “Thực tiễn là chân lý”.
- Hình thành nềm tin và ý tưởng trong nghiên cứu khoa học.
II. Phương tiện và thiết bị dạy học:
22
1. Tranh phóng to hình 5 SGK.
2. Phiếu học tập theo mẫu các bài tập phần lệnh trong SGK.
3. Máy vi tính, máy chiếu ( nếu dạy bằng hỗ trợ trình chiếu ).
III. Gợi ý tiến trình chi tiết bài học
3. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm
Ở phần này SGK trình bày rất ngắn gọn, dễ hiểu, tuy nhiên phần sơ đồ lai
khá trừu tượng đối với học sinh. Mặt khác, ở phần này cần rèn luyện kỷ năng tìm
và viết giao tử, hợp tử, sơ đồ lai Do vậy chúng tôi đề xuất phương án khai thác
kiến thức và phương pháp dạy học như sau:
Hoạt động 1: Xác định nguyên nhân hình thành 16 hợp tử ở F
2.

- Giáo viên cho học sinh nhắc lại tỷ lệ từng cặp tính trạng ở F2 trong thí
nghiệm lai cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản:
Hạt màu vàng, vỏ trơn và hạt màu xanh, vỏ nhăn của Menđen.
- Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nói chính việc phân tích và tìm ra kết
quả đó Menđen đã cho rằng, mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy
định.
Từ đó giáo viên tiến hành giảng dạy phối hợp giữa kênh hình và kênh
chữ như SGK và hình thành một sơ đồ lai lên bảng như sau:

P: AABB (hạt vàng, vỏ trơn) x aabb (hạt xanh, vỏ nhăn)
GP: AB ab
F
1
: AaBb ( hạt vàng, vỏ trơn )

GF
1
: AB, Ab, aB, ab

F2:


AB Ab aB ab
AB AABB (VT) AABb (VT) AaBB (VT) AaBb (VT)
23
Ab AABb (VT) AAbb (VN) AaBb (VT) Aabb (VN)
aB AaBB (VT) AaBb (VT) aaBB (XT) aaBb (XT)
ab AaBb (VT) Aabb (VN) aaBb (XT) aabb (XN)

- Tổ chức cho học sinh thảo luận chung cả lớp để trả lời câu hỏi sau:
Giải thích tại sao ở F
2
lại có 16 hợp tử?
Nội dung trả lời câu hỏi trên có thể như sau:
Đối với câu hỏi này giáo viên nên hướng dẫn học sinh giải thích có tính hệ
thống từ cơ thể thuần chủng P(AABB) cho ra 1 loại giao tử AB và P(aabb) cho ra
1 loại giao tử ab. Hai loại giao tử này kết hợp ngẫu nhiên với nhau tạo ra F
1


kiểu gen AaBb. F
1
tự thụ phấn nên F1 cho ra 4 loại giao tử AB, Ab, aB, ab với tỷ
lệ ngang nhau. Sự kết hợp ngẫu nhiên của 4 loại giao tử đực với 4 loại giao tử cái
đó tạo ra 16 hợp tử ở F
2
.
- Từ kết quả trên giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để hoàn
thành bài tập phần lệnh còn lại vào phiếu học tập. Nội dung bài tập như sau:
Quan sát hình 5 và điền nội dung phù hợp vào bảng 5 vào phiếu học tập.
Mẫu phiếu học tập ở bảng 5 – SGK như sau:

Kiểu hình F
2
Tỉ lệ
Hạt vàng,
trơn
Hạt vàng,
nhăn
Hạt xanh,
trơn
Hạt xanh,
nhăn
Tỉ lệ của mỗi kiểu gen ở F
2

Tỉ lệ của mỗi kiểu hình ở F
2



Đối với bài tập này giáo viên nên trợ giúp tích cực cho các nhóm để học sinh
vừa cũng cố được khái niệm kiểu gen, vừa rèn luyện được kỷ năng viết kiểu gen.
Đặc biệt là cách viết kiểu tổng quát để chỉ chung một kiểu hình.
Ví dụ: 9A - B - (9 hạt vàng, vỏ trơn)
Giáo viên cần giải thích 9A-B- muốn nói 9 kiểu hình biểu hiện của gen trội
A và B, còn các kiểu hình của gen lặn không được viết như thế (không được viết
24
a-b-) vì kiểu hình của gen lặn chỉ biểu hiện thể đồng hợp lặn. Từ đó đưa ra đáp án
chính thức như sau:






Kiểu hình F
2
Tỉ lệ
Hạt vàng,
trơn
Hạt vàng, nhăn Hạt xanh,
trơn
Hạt xanh,
nhăn
Tỉ lệ của mỗi kiểu gen
ở F
2
1AABB
2AABb
2AaBB

4AaBb
9A-B-
1Aabb
2Aabb


3A-
bb

1aaBB
2aaBb


3aaB-
1aabb




1aabb
Tỉ lệ của mỗi kiểu hình
ở F
2
9Hạt vàng,
trơn
3Hạt vàng, nhăn 3Hạt xanh,
trơn
1Hạt xanh,
nhăn
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung, bản chất và điều kiện nghiệm đúng của

quy luật phân li độc lập.
- Giáo viên giới thiệu: Từ những phân tích trên, Menđen đã phát hiện ra quy
luật phân li độc lập với nội dung là:
Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình
phát sinh giao tử.
- Tiếp đó, giáo viên đặt một số câu hỏi dành cho học sinh khá giỏi suy nghĩ
trả lời:
+ Bản chất của quy luật phân li độc lập là gì?
25

×