Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Tình hình sử dụng và sự hài lòng của bệnh nhân với dịch vụ KCB YHCT tại xóm IV - xã Văn Xá - huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam trong khoảng thời gian 2012 – 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.37 KB, 76 trang )

B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
***
T 28 LP Y3G
ĐIềU TRA TìNH HìNH Sử DụNG Và Sự HàI LòNG
CủA BệNH NHÂN VớI DịCH Vụ KHáM CHữA BệNH YHCT
TạI Xã VĂN Xá HUYệN KIM BảNG TỉNH Hà NAM
BO CO THC T CNG NG
H NI 2013
1
B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
***
T 28 LP Y3G
ĐIềU TRA TìNH HìNH Sử DụNG Và Sự HàI LòNG
CủA BệNH NHÂN VớI DịCH Vụ KHáM CHữA BệNH YHCT
TạI Xã VĂN Xá HUYệN KIM BảNG TỉNH Hà NAM
CHUYấN NGNH: YHCT
BO CO THC T CNG NG
Giỏo viờn hng dn: BS.Nguyn Mu Thc
H NI 2013
2
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVĐK Bệnh viện đa khoa
BYT Bộ y tế
CAM Complementary andAlternative
Medicine -Thuốc bổ trợ và thay thế
CSSK Chăm sóc sức khỏe
KCB Khám chữa bệnh
PYT Phòng Y tế


TYT Trạm Y tế
TTYTDP Trung tâm Y tế dự phòng
YHCT Y học cổ truyền
YHHĐ Y học hiện đại
YDHCT Y dược học cổ truyền
WHO World Health Organization -Tổ chức
Y tế thế giới
3
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời đại khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, cùng với sự phát
triển của các ngành khoa học cơ bản và kĩ thuật ứng dụng, YHHĐ ngày càng
chiếm vai trò ưu thế. Điều đó thể hiện trong một số mặt bệnh mà YHCT
không thể can thiệp được như: bệnh ngoại khoa, tai - mũi - họng, mắt, sản
khoa, các bệnh lí cấp cứu Nhưng để có nền YHHĐ phát triển thật sự cần sự
đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kĩ thuật cùng đội ngũ cán bộ y
tế chuyên sâu. Bên cạnh đó người bệnh phải chấp nhận giá cả phục vụ rất cao.
Cùng với sự phát triển của YHHĐ trong những thập kỷ gần đây, YHCT
vẫn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống y tế và góp một phần
không nhỏ trong công tác bảo vệ và CSSK nhân dân. YHCT ngày càng trở
nên phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới ngay cả ở các nước tiên tiến, nơi
có nền YHHĐ rất phát triển. Tỷ lệ người sử dụng YHCT ngày càng tăng, đem
lại những hiệu quả to lớn trong CSSK và hiệu quả kinh tế. Đặc tính cơ bản
của YHCT là tính sẵn có, dễ áp dụng, giá thành thấp nên đặc biệt thích hợp
với mọi đối tượng nhất là những ở những quốc gia đang phát triển, cộng đồng
dân cư nghèo, nơi vùng nông thôn, xa xôi hẻo lánh, nơi người dân khó tiếp
cận được với những dịch vụ y học kỹ thuật cao, đắt tiền.
Tại Việt Nam, YHCT là thành phần không thể thiếu trong hệ thống y
tế, có vai trò và tiềm năng to lớn trong sự nghiệp CSSK nhân dân. Với lịch sử
phát triển hàng ngàn năm cho tới nay, tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý
báu và phong phú, được đúc kết truyền thụ từ đời này sang đời khác nền

YHCT đã và đang phát triển mạnh mẽ, nhất là ở vùng sâu vùng xa, biên giới,
hải đảo, vùng kinh tế khó khăn, khoa học kĩ thuật còn chưa vươn tới…để
phục vụ CSSK cho nhân dân.Với ưu điểm nổi trội như các phương pháp chữa
bệnh không dùng thuốc: châm cứu, xoa bóp, khí công, dưỡng sinh, thực
4
dưỡng… giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thư thái, ôn hoà. Các phương
phương pháp này có ưu điểm là dễ phổ biến cho cộng đồng, thao tác dễ thực
hiện, loại nguyên liệu dễ tìm kiếm ở xung quanh… Hơn thế nữa, YHCT còn
còn đóng góp tích cực trong việc giảm nhẹ gánh nặng chi phí y tế quốc gia,
trong nâng cao hiệu quả điều trị một số bệnh mạn tính, phục hồi chức năng …
Vì vậy các cơ sở YHCT vẫn giữ vai trò cao trong việc chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân ở những địa phương này.
YHCT Việt nam đang ngày càng một hoàn thiện và khoa học hơn,
khẳng định được vị trí và vai trò trong CSSK, song hành cùng với sự phát
triển của YHHĐ. Điều này đã được khẳng định trong Nghị quyết 46/TW ngày
23/2/2005 của Bộ Chính trị về việc củng cố và phát triển nền YHCT thành
một chuyên ngành khoa học [1]. Với nhận thức đó, Bộ Y tế đã ban hành chính
sách Quốc gia về YHCT đến năm 2010 với mục tiêu kế thừa, bảo tồn và phát
triển Y dược cổ truyền, kết hợp với YHHĐ trong chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân, xây dựng nền Y dược Việt Nam hiện đại, khoa học dân tộc và
đại chúng. Mục tiêu chiến lược phát triển Y dược học cổ truyền giai đoạn đến
năm 2010 là KCB bằng YHCT ở tuyến trung ương là 10% so với tổng số
người bệnh, tuyến tỉnh bằng 20%, tuyến huyện bằng 25% và tuyến xã bằng
40% so với tổng số người bệnh [3]. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu gần
đây cho thấy, việc sử dụng YHCT trong điều trị tại tuyến y tế cơ sở còn thấp.
Trên thực tế việc triển khai những chủ trương của Đảng, Nhà nước và ngành
Y tế về phát triển YHCT vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở các TYT xã,
nơi vùng sâu, vùng xa, nông thôn hẻo lánh.
Vậy thực trạng của YHCT ở các địa phương ra sao, tình hình sử dụng
và sự hài lòng của bệnh nhân về các dịch vụ KCB YHCT như thế nào? Tính

đến nay chúng tôi chưa thấy nghiên cứu nào nói về vấn đề đó. Cho nên, chúng
tôi tiến hành làm nghiên cứu đề tài “Tình hình sử dụng và sự hài lòng của
5
bệnh nhân với dịch vụ KCB YHCT tại xóm IV - xã Văn Xá - huyện Kim
Bảng - tỉnh Hà Nam trong khoảng thời gian 8/2012 – 8/2013” với các mục
tiêu như sau:
1. Khảo sát tình hình sử dụng các dịch vụ KCB YHCT tại xóm IV - xã Văn
Xá - huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam trong khoảng thời gian 8/2012 –
8/2013.
2. Đánh giá sự hài lòng về các dịch vụ KCB YHCT tại xóm IV - xã Văn
Xá - huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam.
6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
0.1. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TỰU NỀN YHHĐ
0.1.1. Sự phát triển của YHHĐ ở Việt Nam
Y học là khoa học và nghệ thuật chữa bệnh, bao gồm nhiều phương
pháp chăm sóc sức khỏe nhằm duy trì, hồi phục cơ thể từ việc phòng ngừa và
chữa bệnh.
YHHĐ ứng dụng các ngành khoa học sức khỏe, y sinh học, công nghệ
y học để chẩn đoán và chữa trị bệnh tật bằng thuốc men, phẫu thuật hoặc bằng
phương pháp trị liệu khác.
Tại Việt Nam, từ năm 2008 bằng nguồn trái phiếu chính phủ 594 bệnh
viện tuyến huyện được đầu tư, 12548 tỷ đồng để xây mới và nâng cấp bổ sung
trang thiết bị và đào tạo cán bộ. Việc đầu tư đó đã tạo ra bộ mặt mới cho bệnh
viện tuyến huyện và tạo được lòng tin của người dân địa phương.
Theo báo cáo của bộ y tế có 645 BVĐK huyện, đa khoa liên huyện và
một số BVĐK khu vực được đầu tư. Đến nay có 594 bệnh viện, trung tâm y tế
huyện được đầu tư trong đó có một số ít được xây dựng mới, còn phần lớn là
cải tạo, mở rộng, nâng cấp mua sắm bổ sung trang thiết bị. 51 bệnh viện chưa

được đầu tư là do vốn được cấp chưa đáp ứng nhu cầu nên phải xem xét, ưu
tiên đầu tư tập trung cho các bệnh viện đang trong quá trình đầu tư hoàn
chỉnh. Đến nay đã hoàn thành đầu tư và đưa vào sử dụng 460 bệnh viện huyện
và 70 phòng khám đa khoa khu vực. Các bệnh viện được trang bị các thiết bị
cần thiết cho chuyên môn như: máy siêu âm, X-quang, máy nội soi, máy xét
nghiệm sinh hóa, huyết học, giường tủ, bàn ghế… là điều kiện cần thiết để
cán bộ y tế triển khai các kĩ thuật, nâng cao tay nghề, bước đầu đã khuyến
khích bác sĩ về công tác.
7
Cùng với tập trung đào tạo, tập huấn chuyên môn, việc chuyển giao kĩ
thuật đã góp phần phát triển kĩ thuật ở các bệnh viện. Chất lượng chẩn đoán,
điều trị tăng lên, nhiều bệnh viện đã thực hiện được hơn 80% số kĩ thuật phân
tuyến, quản lý các bệnh mạn tính tại địa bàn. Công suất sử dụng buồng bệnh
của hầu hết các bệnh viện đều tăng khoảng 30% so với trước đây,đáp ứng nhu
cầu KCB cho người dân ngay trên địa bàn cư trú. Thống kê cho thấy năm
2012 các cơ sở y tế KCB cho 132 triệu lượt người thì các bệnh viện tuyến
huyện thực hiện khám cho 60 triệu lượt người, 65% số lượt người điều trị ở
bệnh viện tuyến huyện có bảo hiểm y tế.
Những phát kiến quan trọng nhất trong YHHĐ là:
• Gây mê giảm đau.
• Thuốc kháng sinh.
• Thuốc chữa bệnh tâm thần.
• Cấy tế bào và màng tạo ra phương thức điều trị mới trong tương lai.
• Sử dụng máy tính trong sử lý dữ liệu bệnh dịch học.
• Chẩn đoán bằng hình ảnh( từ X-quang đến tac,Rnm, Pet).
• Phát hiện những tác hại của việc hút thuốc lá.
• Chẩn trị qua thực tiễn- phương pháp lựa chọn cách chữa trị dựa trên các
thông số y học tập hợp từ số đông người bệnh.
• Dịch tễ học.
• Thuốc tránh thai.

• Xác định được cấu tạo của DNA ( mở ra thời kì di truyền hiện đại).
• Sản xuất Vac –xin.
8
0.1.2 Các thành tựu đặc biệt của YHHĐ ở Việt Nam
Mười thành tựu y học Việt Nam nổi bật:
• Ghép đa tạng tại bệnh viện Việt Đức, ghép tim trên người ở BVĐK
trung ương Huế, ghép tạng tại bệnh viện 103.
• Can thiệp tim mạch/ ung bướu ở viện tim mạch quốc gia, bệnh viện đại
học y dược thành phố Hồ Chí Minh, ứng dụng kĩ thuật Pet/CT mô phỏng
xạ trị điều biến liều trong điều trị ung thư tại bệnh viện Bạch Mai.
• Phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý tại bệnh viện Nhi Trung ương và Nội
tiết Trung ương.
• Ứng dụng vi phẫu trong điều trị tổn thương bỏng sâu, tạo hình sẹo bỏng
tại bệnh viện Lê Hữu Trác, bệnh viện chấn thương chỉnh hình Thành
phố Hồ Chí Minh.
• Ứng dụng tế bào gốc điều trị các bệnh máu ở bệnh viện Huyết học
truyền máu Trung ương và bệnh viện truyền máu huyết học thành phố
Hồ Chí Minh.
• Thụ tinh trong ống nghiệm ở bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh
và bệnh viện phụ sản Trung ương.
• Ứng dụng Femtosecond Laser trong phẫu thuật nhãn khoa ở bệnh viện
mắt Trung ương và bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh.
• Kết hợp YHCT với phẫu thuật trong điều trị bệnh trĩ, ứng dụng kĩ thuật
thủy châm, điện châm trong điều trị giảm đau sau phẫu thuật, ung thư.
• Nghiên cứu sản xuất Vac- xin cúm A H5N1 và cúm A H1N1, thiết lập
công nghệ sản xuất vac- xin cúm A H1N1, vac- xin sởi theo tiêu chuẩn
WHO – GMP.
9
• Cụm công trình ngiên cứu về cây trinh nữ hoàng cung.
Y học Việt Nam đã đạt được một số thành tựu ngang tầm với thành tựu y

học của khu vực và thế giới. Ngành y tế Việt Nam ngày càng được quốc tế
đánh giá cao, đặc biệt là các chính sách y tế dành cho người nghèo và cận
nghèo được triển khai hiệu quả. Mạng lưới y tế xã thôn là mô hình được nhiều
nước học tập.
* Nhận xét:
YHHĐ nhờ ứng dụng những thành quả công nghệ khoa học tiên tiến
của nhân loại với các trang thiết bị hiện đại, các hóa dược mạnh, có thể chẩn
đoán, can thiệp, điều trị kịp thời, có hiệu quả cao các bệnh lý cấp cứu, ngoại
khoa, cấp tính, truyền nhiễm… thậm chí nếu cần thiết có thể cấy ghép, thay
thế các bộ phận bệnh lý. Tuy nhiên, hạn chế của YHHĐ lại chính là việc
người bệnh, thậm chí cả thầy thuốc dễ bị rơi vào tình trạng lạm dụng thuốc.
Các dược chất bị lạm dụng vốn chưa từng có trong tự nhiên, xa lạ với cơ thể
con người, đã và đang gây nhiều tác hại cho sức khỏe nhân loại…
Ngoài ra, sự phát triển quá nhanh, quá sâu của các chuyên khoa hẹp
cũng là điều kiện thuận lợi cho khuynh hướng chỉ quan tâm tới chữa bệnh đơn
thuần, coi nhẹ việc chăm sóc nhằm cải thiện khả năng tự điều chỉnh, tích cực,
chủ động bảo vệ sức khỏe của người bệnh. Chính vì thế, để đạt mục tiêu nâng
cao sức khỏe, an toàn, hiệu quả, hiện đại, dễ tiếp cận trong KCB, xu hướng
của các nước là kết hợp hai nền y học một cách toàn diện, chặt chẽ. Kết hợp
hai nền y học chính là một bước nâng cao của quá trình kế thừa, trong quá
trình kết hợp mỗi nền y học cần chọn lọc, giữ lại những phần tinh hoa, loại
bỏ, hạn chế những phần độc hại, lạc hậu, để xây dựng một nền y học thực sự
vì con người, cho con người.
10
0.2. NỀN YHCT
0.2.1. Khái niệm chung về YHCT
a. Định nghĩa về YHCT
Theo định nghĩa của WHO: “YHCT hay còn được gọi là Y học dân tộc
(Traditional medicine) là toàn bộ những kiến thức, kỹ năng, thực hành dựa
trên những nền tảng lý luận, lòng tin và kinh nghiệm của mỗi khu vực, mỗi

nền văn hóa khác nhau. Được sử dụng để duy trì sức khỏe, cũng như phòng và
chữa bệnh, cải thiện, điều trị những rối loạn thể chất, tinh thần” [41]. Đề cập
tới những cách bảo vệ và phục hồi sức khỏe ra đời, tồn tại trước khi có
YHHĐ, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. YHCT là một phần
của di sản văn hóa các dân tộc [22].
b. Đặc tính của YHCT
Hầu hết các hệ thống của mỗi nền YHCT trên thế giới đều gắn liền với
đặc điểm văn hóa và lối sống của dân tộc đó. Mặc dù vậy trong nhiều hệ
thống YHCT vẫn có những đặc tính chung phổ biến, đó là:
• Niềm tin và hệ thống lý luận cho rằng con người là một thể thống nhất
của thể xác và tâm hồn, tinh thần và cảm xúc. Sức khỏe là sự cân bằng
của nhiều mặt đối lập nhau trong cơ thể cũng như là sự cân bằng giữa
cơ thể con người và môi trường sống. Bệnh tật xuất hiện nếu như mất
đi sự cân bằng đó.
• Cách tiếp cận trong chẩn đoán và điều trị của YHCT là một cách tiếp
cận tổng thể, không đơn giản là chỉ xác định cơ quan nào của cơ thể bị
rối loạn, tổn thương. Cũng như khi đưa ra các phương pháp điều trị, các
thầy thuốc YHCT thường kèm theo các lời khuyên về lối sống và hành
vi sức khỏe.
11
Trong điều trị, YHCT dựa trên những nhu cầu khác nhau, sự khác biệt
của từng người bệnh cụ thể. Mỗi người bệnh khác nhau sẽ nhận được cách
điều trị khác nhau cho dù họ mắc cùng một chứng bệnh [40].
WHO đã nhận định về lợi ích của YHCT: “Không cần phải chứng minh
lợi ích của YHCT mà cần phải đề cao và khai thác rộng rãi hơn những khả
năng của nó có lợi cho toàn thể nhân loại, phải đánh giá và công nhận cho
đúng giá trị của nó và làm cho nó hữu hiệu hơn, chắc chắn hơn, rẻ tiền hơn để
sử dụng nhiều hơn”.
0.2.2 YHCT trên thế giới.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, ngày nay người

ta càng nhận rõ vai trò quan trọng của việc sử dụng YHCT trong CSSK, chính
vì thế, nhiều quốc gia đã đặt ra vấn đề kết hợp YHHĐ với YHCT trong CSSK
ban đầu. Không chỉ ở các nước châu Á và các nước nghèo mà ngay cả những
nước phát triển YHCT cũng được sử dụng rộng rãi [35]. Trong tuyên ngôn
Alma-Ata “Sức khỏe cho mọi người” năm 1978, WHO đã kêu gọi các quốc
gia chấp nhận YHCT vào trong hệ thống CSSK và công nhận vị trí của thầy
thuốc YHCT trong hệ thống y tế. Kết quả là hơn 30 năm qua việc sử dụng
YHCT trong CSSK ban đầu tại tuyến y tế cơ sở đã tăng lên một cách đáng kể
ở những nước đang phát triển cũng như việc sử dụng những thuốc bổ trợ và
thay thế ở những nước phát triển trên thế giới. Bởi những lý do đó, ngay trong
những năm đầu của thế kỷ 21, WHO đã vạch ra chiến lược về YHCT trong
giai đoạn 2002-2005 để kết hợp YHCT vào trong hệ thống hệ thống y tế quốc
gia [39].
Trong 3 năm nghiên cứu, WHO đã đưa ra khuyến cáo chung cho các
nước trên thế giới về việc điều trị kết hợp YHCT với YHHĐ trong CSSK
cộng đồng với các mục tiêu:
12
• Kết hợp YHCT với YHHĐ để phát triển và hoàn thiện các chương
trình, chính sách y tế quốc gia.
• Đảm bảo sử dụng thuốc YHCT, thuốc thay thế và bổ trợ an toàn, hiệu
quả và phù hợp.
• Tổ chức nghiên cứu, đào tạo, thu thập những kinh nghiệm, sử dụng các
biện pháp điều trị bằng YHCT, duy trì và bảo tồn nền YHCT của các
quốc gia. Cải thiện các phương pháp điều trị bằng YHCT. Làm cho
YHCT được phổ cập, nhất là đối với những người nghèo [38].
Đấy chính là những tác động tích cực từ phía những nhà quản lý, người
cung cấp dịch vụ, còn đối tượng sử dụng là người dân đó dùng YHCT như là
một phương pháp hiệu quả trong CSSK.
YHCT đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại
châu Phi có tới 80% dân số sử dụng YHCT trong CSSK. Tại châu Á và Mỹ -

La tinh số lượng người sử dụng YHCT ngày một tăng [37]. Tại Ethiopia tỷ lệ
dân số sử dụng YHCT trong CSSK ban đầu lên tới 90%, con số này tại
Rwanda là 70%, Uganda là 60% [39]. Tại Nam Phi có tới 30 triệu người được
điều trị bằng YHCT và có khoảng 200000 thầy thuốc YHCT trong hệ thống y
tế [22]. Tỷ lệ nguời sử dụng các biện pháp chữa bệnh bằng YHCT tại Ghana
là hơn 60%. Đối với khu vực Mỹ - La tinh, theo báo cáo của WHO 71% dân
số Chile sử dụng YHCT và 40% dân số Colombia đã sử dụng YHCT trong
KCB [36].
Tại Ấn Độ tỷ lệ người dân sử dụng YHCT cũng rất cao là 70%. Ở Ấn
Độ, có 2 hình thức YHCT được sử dụng, đó là chính thống và không chính
thống. Hình thức YHCT chính thống của Ấn Độ được chính thức công nhận
là Ayurveda, Yoga, Naturopathy, Unani, Sidda và Homeopathy gọi tắt là
AYUSH. Tại Tanzania, tỷ lệ sử dụng YHCT trong chữa bệnh là 60%. Khu
13
vực Tây Thái Bình Dương là khu vực mà YHCT rất phát triển. Tại Malaysia,
YHCT Malay, YHCT Trung Quốc, và YHCT Ấn Độ đều được sử dụng.
Một nghiên cứu tại Nauru năm 1997 đã cho thấy 60% người tham gia
nghiên cứu và 71% bệnh nhân đang điều trị trong bệnh viện sử dụng YHCT [40].
Theo báo cáo của Bộ Y tế Philipine có khoảng 250000 thầy thuốc
YHCT đang hoạt động tại nước này, họ đặc biệt có hiệu quả trong việc hướng
dẫn người dân tại cộng đồng trong CSSK ban đầu [40].
Tại Singapore, có khoảng 12% bệnh nhân ngoại trú sử dụng YHCT.
Một khảo sát của Bộ Y tế năm 1994 cho thấy 45% người dân Singapore sử
dụng YHCT và 19% người dân Singapore đã sử dụng YHCT trong năm trước
đó. Tại Bangladesh 70-75% dân số sử dụng YHCT, tiếp cận với YHCT trước
tiên khi họ gặp vấn đề sức khỏe [40].
Tại Lào, trong nghiên cứu của K.Sydra và cộng sự điều tra 600 hộ gia
đình về sử dụng YHCT, tỷ lệ người sử dụng YHCT là 77%, có rất ít khác biệt
giữa thành thị và nông thôn, và không có sự khác biệt trong sử dụng YHCT
giữa người dân sống ở vùng núi cao và đồng bằng. Các bệnh chủ yếu khi sử

dụng YHCT là những chứng bệnh thông thường như cảm mạo, sốt, tiêu chảy,
sốt rét và rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng YHCT tại tuyến y tế cơ
sở lại rất thấp 2%. Bộ Y tế Lào đã khuyến khích nhân dân sử dụng YHCT
trong CSSK, trồng cây thuốc trong vườn nhà [32].
Thái Lan là một quốc gia có nền YHCT lâu đời, tuy nhiên trước sự phát
triển mạnh mẽ của YHHĐ, YHCT Thái Lan bị lãng quên trong suốt một thời
gian dài. Nhưng trước những giá trị và hiệu quả không thể phủ nhận của
YHCT, Chính phủ Thái Lan cũng có những biện pháp để khuyến khích người
dân sử dụng YHCT, tuyên truyền và giáo dục về vai trò của YHCT trong
CSSK ban đầu [22], [30].
14
Cuba là một nước thuộc nhóm đang phát triển, tuy nhiên những chỉ số
sức khỏe của Cuba rất tốt, tỷ lệ sử dụng YHCT trong các cơ sở y tế rất cao,
86% các y bác sĩ Cuba sử dụng các phương pháp chữa bệnh bằng YHCT
trong điều trị [31].
Trong khi đó tại các nước phát triển, tỷ lệ người dân đến với thuốc thay
thế và bổ trợ ngày càng phổ biến. Theo thống kê của WHO tỷ lệ người dân có
sử dụng thuốc YHCT và những thuốc bổ trợ thay thế khác tại Úc là 48%,
Canada là 70%. Con số này ở Mỹ là 42%, Bỉ là 38% và Pháp là 75% [38].
Một nghiên cứu khảo sát trên 600 bác sĩ Thụy sĩ cho thấy 46% đã sử
dụng một vài hình thức của YHCT, chủ yếu là châm cứu và vi lượng đồng
căn, Yoga, tác động cột sống Tại Anh khoảng 40% các bác sĩ đa khoa đã sử
dụng một vài phương pháp chữa bệnh bằng YHCT và các thuốc bổ trợ thay
thế khác.
Châm cứu là một hình thức chữa bệnh không dùng thuốc của YHCT đã
trở nên rất phổ biến. Châm cứu bắt nguồn từ YHCT Trung Quốc nhưng ngày
nay đã được sử dụng tại 78 quốc gia trên thế giới. Theo báo cáo của Hội
Châm cứu thế giới, hiện nay có khoảng 50000 các nhà châm cứu tại các nước
châu Á. Tại châu Âu, có khoảng 15000 nhà châm cứu. Tại Đức, 77% các
trung tâm chống đau sử dụng châm cứu trong điều trị, tại Bỉ 74% các bác sĩ

điều trị giảm đau sử dụng châm cứu như là một biện pháp rất hiệu quả [38].
YHCT không chỉ điều trị những chứng bệnh thông thường như cảm mạo,
giảm đau, bổ dưỡng, mà còn có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý phức tạp như
sốt rét, điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân HIV/AIDS…Tại Ghana, Mali, Nigeria
và Zambia hơn 60% trẻ em sốt cao được điều trị tại nhà bằng thuốc YHCT.
Tỷ lệ những bệnh nhân có HIV/AIDS tại Mỹ sử dụng YHCT làm thuốc điều
trị hỗ trợ lên tới 78%. Trong một nghiên cứu của Peltzer và cộng sự tại Nam
15
Phi đối với bệnh nhân HIV/AIDS cho thấy YHCT đóng một vai trò quan
trọng trong điều trị nhiễm trùng cơ hội, điều trị kết hợp với thuốc kháng virus
và nâng cao sức khỏe đạt hiệu quả cao. YHCT cũng đóng một vai trò quan
trọng trong phòng chống, hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS và các
bệnh lấy truyền qua đường tình dục khác. Cũng trong một nghiên cứu khác
của Peltzer và cộng sự tại Nam phi cho thấy YHCT còn đóng vai trò quan
trọng trong CSSK sinh sản, chăm sóc trước sinh, trong khi sinh và sau sinh,
chăm sóc sơ sinh và kế hoạch hóa gia đình. Nghiên cứu sử dụng các thuốc
thảo dược của YHCT trong điều trị những bệnh hiểm nghèo như ung thư cũng
đang được tiến hành tại nhiều quốc gia trên thế giới, người bệnh cũng tìm đến
YHCT sau khi điều trị bằng các phương pháp YHHĐ bị thất bại. Các sản
phẩm từ thảo dược dành cho bổ dưỡng, chống lo âu, thực phẩm chức năng,
vitamin tự nhiên được dùng ngày càng nhiều tại các nước phát triển [43].
Người bệnh sử dụng YHCT hay các biện pháp thay thế bổ trợ còn tìm
thấy sự hài lòng trong các dịch vụ cung cấp về chất lượng, về tính an toàn
trong sử dụng, các báo cáo khảo sát của Mỹ đã chỉ ra rằng những phàn nàn
của người bệnh về các dịch vụ KCB YHCT ít hơn YHHĐ.
Sử dụng YHCT còn cắt giảm bớt chi phí quốc gia về y tế. Trong nghiên
cứu của Doris Muta về hiệu quả kinh tế của việc sử dụng YHCT trong KCB
năm 2001, tại Kenya, chính phủ đã tiết kiệm được 80.000 USD/ năm. Tác giả
cũng nêu ra rằng các thầy thuốc YHCT giải quyết được 68,7% gánh nặng
bệnh tật, so với 31,3% từ phía Chính phủ [33]. Một trong các quốc gia tiêu

biểu có nền YHCT phát triển cao phải kể tới là Trung Quốc. Nền YHCT
Trung Quốc có từ lâu đời và có ảnh hưởng sâu sắc đến nền YHCT của nhiều
quốc gia như Nhật Bản, Việt Nam, Ấn Độ Nền YHCT Trung Quốc là nền
YHCT dựa trên nền tảng lý luận sâu sắc, kết hợp nhuần nhuyễn với triết học
phương Đông, với học thuyết Âm dương, Ngũ hành, với những tác phẩm lý
16
luận kinh điển như Nội kinh, Nạn kinh, Thương hàn, Kim quỹ yếu lược. Sự
kết hợp YHCT với YHHĐ tại Trung Quốc là một trong những chủ trương
chính của ngành y tế Trung Quốc. Trong đó các thầy thuốc Tây y được đào
tạo thêm về YHCT bên cạnh những thầy thuốc chuyên khoa YHCT và các
thầy thuốc YHCT được đào tạo thêm về YHHĐ, họ được công nhận một cách
chính thức vào hệ thống y tế [22]. Hệ thống CSSK bằng YHCT của Trung
Quốc theo báo cáo của WHO lên đến 525 000 bác sĩ chuyên khoa YHCT với
2 654 bệnh viện YHCT, 170 trường đại học và các viện nghiên cứu về YHCT.
Số lượng người dân sử dụng YHCT tại Trung Quốc là 90%, lượng bệnh nhân
hàng năm điều trị ngoại trú là 200 triệu, bệnh nhân nội trú là 3 triệu lượt
người một năm. YHCT Trung Quốc đã được hơn 120 quốc gia và khu vực
trên thế giới chấp nhận và giành được vị trí hợp pháp ở nhiều quốc gia trên
thế giới như Singapore, Malaisia và Indonesia. Tại Hồng công, Trung Quốc,
60% dân số đã khám chữa bệnh bằng YHCT, trong năm 2000, 22% tổng số
lượt khám bệnh là bằng YHCT [40].
Nhật Bản cũng là một quốc gia có nền YHCT lâu đời và phát triển với
lịch sử trên 1400 năm. Nhật Bản được xem là nước có tỷ lệ người sử dụng
YHCT cao nhất thế giới hiện nay. YHCT Nhật Bản là sự kết hợp giữa YHCT
Trung Quốc và y học dân gian Nhật Bản gọi chung là Kampo. Khoảng 65%
các bác sĩ Nhật Bản đã sử dụng phối hợp YHCT với YHHĐ trong KCB. Một
khảo sát được tiến hành tại Tokyo năm 1990 cho thấy 91% số người tham gia
đánh giá cao hiệu quả của YHCT đối với các bệnh mạn tính, 49% đã sử dụng
thuốc thảo dược và 30% đã sử dụng châm cứu trong CSSK [34]. YHCT
không chỉ có vai quan trọng trong CSSK nhân dân ở nhiều nước trên thế giới,

đã được công nhận chính thức vào hệ thống y tế của một số quốc gia tại nhiều
khu vực. Sử dụng YHCT còn đem lại hiệu quả kinh tế vô cùng to lớn. Tại Úc,
ước tính chi phí hàng năm dành cho các thuốc bổ trợ và thay thế vào khoảng 1
17
tỷ đô la Úc, trong đó khoảng 621 triệu đô la dùng cho các thuốc thay thế. Một
nghiên cứu về sử dụng YHCT Trung Quốc tại Úc cho thấy sự phổ biến của
khám chữa bệnh bằng YHCT, ước tính có khoảng 2,8 triệu lượt khám bằng
YHCT mỗi năm, tương đương với khoảng 84 triệu đô la Úc. Tại Trung Quốc,
năm 1995 tổng sản phẩm thuốc thảo dược trị giá khoảng 2,3 tỷ USD và chiếm
33% thị trường dược Trung Quốc, đến năm 2005 đã đạt tới con số 14 tỷ USD.
Tại Nhật Bản, thị trường thuốc thảo dược ước tính khoảng 1,5 tỷ USD/ năm
chiếm 3,5% tổng thị trường dược phẩm. Tại nhiều nơi khác trên thế giới chi
phí cho thuốc và dịch vụ YHCT tăng nhanh một cách đáng kể. Tại Malaysia
thị trường thuốc YHCT ước tính khoảng 1 đến 2 tỷ USD/ năm, lớn hơn thị
trường thuốc tân dược. Tại Canada, Mỹ con số dành cho YHCT và thuốc bổ
trợ thay thế lần lượt là 2,4 tỷ và 2,3 tỷ USD. Tại châu Âu, tổng giá trị bán
thuốc thảo dược năm 2003 đạt tới con số 3,7 tỷ Euro. Thị trường thuốc thảo
dược của YHCT hiện nay đã lên tới 60 tỷ USD, sản phẩm phổ biến nhất là
Sâm Triều tiên, dầu tỏi [40].
Để khẳng định vai trò, tầm quan trọng và lợi ích của YHCT trong
CSSK, WHO và nhiều quốc gia đã có những chính sách để đẩy mạnh việc
phát triển YHCT.
0.2.3. Chiến lược phát triển YHCT giai đoạn 2002- 2005 của WHO.
- Ngày 7/11/2008 tại Bắc Kinh, trong tuyên bố Bắc Kinh, qua bài phát
biểu của Tổng giám đốc Margaret Chan, WHO đã một lần nữa nhấn mạnh
tầm quan trọng của YHCT trong CSSK ban đầu [42].
- Từ 31/8- 2/9/2009 tại Bangkok, đó có hội nghị về YHCT các nước
thuộc khối ASEAN. Trong tuyên bố Bangkok đã đưa ra một số định hướng
mang tính chiến lược để phát triển hệ thống YHCT trong khu vực như chia sẻ
thông tin, các bằng chứng khoa học về YHCT của các nước thành viên. Chính

18
sách để quản lý, điều chỉnh các hoạt động, đảm bảo tính an toàn, hiệu quả của
YHCT, tăng cường kết hợp YHCT với YHHĐ trong CSSK và phát triển
YHCT qua sự phối hợp giữa các nhà chuyên môn, các đơn vị kinh tế, các tổ
chức phi lợi nhuận, các viện nghiên cứu, các cộng đồng có quan tâm [44].
Tuy nhiên, mỗi quốc gia thì nền YHCT lại có những sắc thái riêng. Đây
chính là yếu tố thể hiện bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc.
1.2.4 YHCT ở Việt Nam
a. YHCT trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở Việt Nam
Việt Nam là một nước có nền YHCT lâu đời và phát triển. YHCT Việt
Nam là một bộ phận của hệ thống y tế Việt Nam, là một di sản văn hóa của
dân tộc, đã tồn tại phát triển song song với công cuộc xây dựng và phát triển
kinh tế, xã hội của đất nước, một bộ phận không thể thiếu trong sự nghiệp
CSSK nhân dân [22].
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, YHCT Việt Nam đó đúc rút được
nhiều kinh nghiệm phòng bệnh và chữa bệnh có hiệu quả, từ đơn giản đến
phức tạp, từng bước nâng dần lên thành lý luận, kết hợp với tiến bộ của nhân
loại, nhất là triết học, y lý của của phương Đông để hình thành một bản sắc
YHCT Việt nam. Nhiều danh y lớn về YHCT đã xuất hiện như Tuệ Tĩnh, Hải
Thượng Lãn Ông, Nguyễn Đại Năng YHCT Việt Nam không chỉ là một nền
y học kinh nghiệm đơn thuần mà còn phát triển về mặt lý luận. Các tác phẩm
YHCT Việt Nam không những có giá trị to lớn trong y học mà còn là những
tác phẩm có giá trị trong văn hóa dân tộc [23].
b. Các giai đoạn phát triển của YHCT Việt Nam
Thời kỳ Hồng Bàng và các Vua Hùng dựng nước, nhân dân ta đã biết
ăn trầu, trầu có tác dụng làm ấm người, chống sốt rét cơn, ngã nước. Người
19
dân còn biết nhuộm răng làm chặt chân răng, ăn kèm gừng, tỏi với thịt cá cho
dễ tiêu đã trở thành tập quán dùng gia vị trong bữa ăn hàng ngày. Người dân
miền núi có tập quán ăn hạt ngải, uống nước riềng, chấm muối sả để phòng

thấp khí, chống sốt rét rừng, dân miền trung du biết uống chè vối, miền xuôi
uống chè xanh, ăn rau diếp cá giúp tiêu hóa tốt Những phong tục tập quán đó
tạo ra các phương pháp vệ sinh, thực dưỡng có hiệu quả trong phòng bệnh và
chữa bệnh của nhân dân. Ông tổ của thuốc Nam là Đại danh y, thiền sư Tuệ
Tĩnh (thế kỷ XIV), đã được nhân dân ta suy tôn là vị “Thánh thuốc Nam”.
Vào thời kỳ mà đa số các nước Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của
Y Dược học Trung Quốc thì Tuệ Tĩnh đưa ra quan điểm “Nam dược trị Nam
nhân”. Đây là một quan điểm vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nhân
văn, vừa thể hiện được ý chí độc lập tự chủ, lòng tự hào dân tộc và tiềm năng
trí tuệ của người Việt Nam trong phòng bệnh và chữa bệnh. Tuệ Tĩnh ý thức
rõ ràng là con người Việt Nam sinh sống trên đất nước mình phải chịu ảnh
hưởng của thổ nhưỡng, khí hậu, nước ăn, cây cỏ động vật muôn loài tại nơi
mình sinh sống. Để cho dân dễ hiểu, dễ nhớ các phương pháp chữa bệnh bằng
thuốc Nam, Tuệ Tĩnh đã soạn sách bằng thơ phú để truyền bá YHCT với tác
phẩm nổi tiếng là “Nam dược thần hiệu”, trong đó có 499 vị thuốc Nam, 3873
phương thuốc dân tộc điều trị 184 loại bệnh trong 10 khoa lâm sàng nhằm phổ
biến kinh nghiệm sử dụng thuốc Nam trong việc phòng bệnh và chữa bệnh
cho nhân dân. Ngoài ra Ông còn có tác phẩm nổi tiếng khác là "Hồng nghĩa
Giác tư Y thư" hai quyển Thượng và Hạ, bao gồm lý luận YHCT và quá trình
biện chứng luận trị của YHCT, ông là người đầu tiên đặt nền móng cho nền
YHCT một cách toàn diện bao gồm Lý, Pháp, Phương, Dược [24].
Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác (1724-1791), là đại danh y của
nước ta, nổi tiếng về việc chữa bệnh tài giỏi và tấm lòng tận tụy với người
bệnh. Ông còn soạn ra bộ sách nổi tiếng “Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh” với
20
28 tập gồm 66 quyển, được coi như là bách khoa toàn thư của YHCT Việt
Nam [11].
Về phòng bệnh, có quyển “Vệ sinh yếu quyết” đã chỉ dẫn cụ thể cách
giữ gìn vệ sinh theo từng hoàn cảnh sinh hoạt của nhân dân ta, từ vệ sinh cá
nhân đến vệ sinh môi trường với cách tu dưỡng tinh thần, rèn luyện thân thể

để tăng cường sức khỏe. Ông còn rất chú trọng đến các điều kiện môi trường,
khí hậu, phong tục tập quán khác nhau để có cách chữa bệnh phù hợp với các
điều kiện đó [12].
Về dược học, phát huy truyền thống của Tuệ Tĩnh, ông thừa kế “Nam
dược thần hiệu” và bổ xung thêm 300 vị thuốc trong “Lĩnh Nam bản thảo”, gần
2000 phương thuốc gia truyền kinh nghiệm vào các tập “Bách gia trân tàng”.
Trong tác phẩm “Y gia quan niệm” cũng đã đưa ra 9 điều Y huấn cách
ngôn là những tiêu chí mà người làm nghề Y phải có. Ông đã đúc kết được
nhiều quy tắc chẩn đoán, biện chứng luận trị, cách dùng thuốc và đạo đức của
người thầy thuốc. Ông được suy tôn là Đại Y Tông, đại Nho, đại Thiện.
Dưới triều Tây Sơn (1789-1802), có Lương Y Nguyễn Hoành quê ở
Thanh Hóa đã biên soạn cuốn ‘‘Nam dược’’ có trên 500 vị cây cỏ ở địa
phương và 130 vị là các loại động khoáng vật làm thuốc với công dụng đơn
giản theo kinh nghiệm dân gian.
Dưới triều Nguyễn (1802-1905) khi có dịch bệnh, Viện Thái Y đã mời
các thầy thuốc ở địa phương tham gia chống dịch và quy định cụ thể các
phương thức phục vụ thuốc men.
Dưới thời Pháp thuộc, do ảnh hưởng của phong trào Tây hóa ở các
nước phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, chế độ thực dân thuộc
địa đã kìm hãm ngành YHCT, nhưng chủ yếu tại các thành phố lớn, các đô
thị. Còn tuyệt đại đa số nhân dân lao động nghèo nhất là ở nông thôn và miền
21
núi vẫn tin dùng YHCT trong phòng và chữa bệnh. Nhờ đó nền YHCT Việt
Nam vẫn được bảo tồn, duy trì và phát triển.
Cách mạng Tháng Tám thàng công, dưới chế độ mới, Đảng và Chính
phủ ta luôn quan tâm đến phát triển YHCT. Năm 1946, Bộ Nội vụ đã ban
hành Nghị định số 337/NĐ/NV ngày 22/8/1946 cho phép thành lập hội nghiên
cứu Nam dược sau được đổi tên là Hội Đông Y cứu quốc, tiếp đó là Ban
nghiên cứu Đông Y Nam bộ được thành lập để phục vụ nhân dân và bộ đội.
Ban nghiên cứu Đông Y ngoài việc xây dựng mạng lưới YHCT đã xây dựng

và biên soạn “Toa căn bản” trị bệnh thông thường và tập “Tủ thuốc nhân dân”
được soạn để phổ biến và sử dụng thuốc YHCT.
Ngày 27 tháng 2 năm 1957 trong bức thư gửi cho cán bộ ngành Y tế,
Bác Hồ có viết: “Y học phải dựa trên nguyên tắc: Dân tộc, Khoa học, Đại
chúng. Ông cha ta đã có nhiều kinh nghiệm quý báu chữa bệnh bằng thuốc ta,
thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng
nghiên cứu phối hợp thuốc Đông và thuốc Tây ”
Năm 1957, Hội Đông Y và vụ Đông Y được thành lập với mục đích là
đoàn kết giới lương y và những người hành nghề Y Dược Đông y và Tây y,
đồng thời phát huy các cơ sở YHCT, tạo điều kiện kết hợp YHCT với YHHĐ.
Đến năm 1978 đó cú 33/34 tỉnh thành đó cú bệnh viện YHCT, hầu hết các cơ
sở y tế đều có sự kết hợp YHCT và YHHĐ trong phòng và chữa bệnh. Phong
trào trồng thuốc Nam chữa bệnh phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, đến giữa
những năm 80 số xã phường sử dụng thuốc Nam lên đến 7000 xã, phường,
chiếm 80% số xã phường trong cả nước. Nhiều xã phường có tới 70% đến
80% số gia đình có “Khóm thuốc gia đình”. Hàng ngàn cán bộ y tế được học
và bồi dưỡng những kiến thức sử dụng thuốc Nam và châm cứu. Trong thời
22
kỳ này, thuốc Nam và châm cứu đã góp phần không nhỏ trong việc CSSK
nhân dân tại cộng đồng [23].
Ngoài các cơ sở y tế nhà nước còn có nhiều phòng chẩn trị, nhà thuốc
YHCT tư nhân được mở khắp nơi để phục vụ cho nhu cầu KCB của nhân dân.
Song từ những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, đất nước ta thực
hiện công cuộc đổi mới, mô hình sử dụng thuốc Nam và châm cứu trong thời
kỳ bao cấp không còn phù hợp với những thay đổi nhanh chóng sâu sắc của
nền kinh tế thị trường. Hậu quả là hàng loạt các cơ sở thuốc Nam và châm
cứu ở TYT xã phường không hoạt động, nhiều lương y ra khỏi các TYT ở
tuyến cơ sở. Chỉ có khoảng 10-12% số TYT xã phường còn hoạt động YHCT,
nguồn thuốc, hoạt động bào chế YHCT cung cấp cho cộng đồng trong điều trị
và CSSK cũng bị giảm sút. Cán bộ được đào tạo về YHCT ít muốn trở về y tế

cơ sở để phục vụ. Những biến động này ảnh hưởng đến chất lượng CSSK ban
đầu cho nhân dân cũng như việc thực hiện các mục tiêu của chương trình
CSSK cộng đồng.
Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước đã vạch ra đường lối phát triển
đối với YHCT: “Kế thừa, phát huy, phát triển YHCT kết hợp với YHHĐ, xây
dựng nền Y học Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc và đại chúng”.
Nghị quyết 46 NQ/TW của Bộ chính trị về Công tác bảo vệ chăm sóc
và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã ghi: “Đẩy mạnh việc
nghiên cứu thừa kế, bảo tồn và phát triển YDHCT thành một ngành khoa
học vận động khuyến khích và hướng dẫn nhân dân nuôi, trồng và sử dụng
các cây con làm thuốc ” [1].
Thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc phát
triển YHCT trong công tác CSSK nhân dân, ngành Y tế Việt nam đó cú
những việc làm thiết thực và hiệu quả. Một loạt các chính sách, quy định, nghị
23
định, văn bản hướng dẫn đã được ban hành để đẩy mạnh phát triển YHCT
trong CSSK như:
Chỉ thị 03-BYT/TT ngày 01/03/ 1996 về việc khôi phục vườn thuốc
Nam, tăng cường sử dụng xoa bóp, day, bấm huyệt, châm cứu, thuốc YHCT
trong CSSK ban đầu.
Năm 1996 BYT đã ban hành “Quy chế nghiên cứu đánh giá tính an
toàn và hiệu lực của thuốc cổ truyền”.
Chỉ thị số 25/1999/ CT-TTG của Thủ tướng chính phủ về đẩy mạnh
công tác YDHCT.
Tháng 10 năm 1999 Bộ Y tế có văn bản số 97/ YT-YH về việc “Phối kết
hợp với chi Hội Đông Y xã triển khai KCB bằng YHCT tại các TYT xã, phường”.
Văn bản số 5123/ YT-YH ngày 03/07/2001 về việc ban hành bảng
“Tiêu chuẩn xã tiên tiến về YDHCT”.
Quyết định số 370/2002/QĐ/BYT ngày 07/02/2002 của Bộ Y tế về việc
ban hành “Chuẩn quốc gia Y tế xã giai đoạn 2001-2010” trong đó có chuẩn

IV là chuẩn về YHCT.
Quyết định số 222/2003/ QĐ-TTg, của Thủ tướng chính phủ về việc
phê duyệt chính sách Quốc gia về Y dược học cổ truyền đến năm 2010.
Chiến lược phát triển Y dược học cổ truyền giai đoạn đến 2010:
Ngày 2 tháng 2 năm 2005, BYT đã công bố quyết định số 30/2005/QĐ-
TTg của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập Học viện Y dược học cổ
truyền Việt Nam.
Ngày 3 tháng 1 năm 2006 thành lập bệnh viện Tuệ Tĩnh và tháng 6 năm
2006, Viện Nghiên cứu Y dược học cổ truyền cũng được thành lập.
24
Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg, của Thủ tướng chính phủ ngày 30
tháng 6 năm 2006, phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt
Nam giai đoạn năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Bộ Y tế khẳng định: “Phát triển và sử dụng thuốc Nam và các phương
pháp chữa bệnh không dùng thuốc của YHCT tại cơ sở y tế và cộng đồng vẫn
là mục tiêu chiến lược của ngành Y tế trong những thập kỷ tới để bảo vệ sức
khỏe cho nhân dân”.
c. Hệ thống YHCT Việt Nam
Với những động thái trên, YHCT Việt nam ngày càng phát triển, đóng
góp một phần to lớn trong hệ thống y tế. Việc sử dụng YHCT trong nhân dân
được nâng cao, công tác KCB bằng YHCT tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tuyến
cơ sở, tại các TYT xóm, thôn bản được cải thiện và đã đạt được những thành
quả nhất định [3], [5], [6], [6], [8].
Trên cả nước hiện có 57 bệnh viện YHCT tại các tỉnh thành phố. Tại
các bệnh viện tuyến huyện đều có khoa YHCT [4]. Hiện nay có 6324 TYT
xóm có hoạt động KCB bằng YHCT đạt 76,2%, có 79% các TYT có vườn
thuốc Nam. Có 03 bệnh viện YHCT tư nhân đã thành lập, 7 380 cơ sở chẩn trị
YHCT tư nhân, 582 cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng bằng YHCT. Tỷ lệ
KCB bằng YHCT so với tổng chung ở tuyến tỉnh là 7,2%, tuyến huyện 5,8%
và tuyến xã là 20,6%. Tỷ lệ điều trị nội trú bằng YHCT kết hợp với YHHĐ so

với tổng chung là 14%, tỷ lệ điều trị ngoại trú bằng YHCT so với tổng chung
là 19,7%. Ngoài việc sử dụng dược liệu, thuốc YHCT, các phương pháp
không dùng thuốc YHCT cũng đã ngày càng phát triển. Bộ Y tế đã chú trọng
tới việc xây dựng các phác đồ điều trị, phổ cập ở các tuyến việc điều trị bằng
các phương pháp không dùng thuốc như khí công, dưỡng sinh, xoa bóp, day,
bấm huyệt. Song so với yêu cầu thì mạng lưới KCB bằng YHCT cũng như
25

×