Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

BÁO CÁO KẾT QUẢ TÌM HIỂU NHÂN CÁCH MỘT HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.88 KB, 13 trang )

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ NỘI
BÀI TẬP
TÌM HIỂU NHÂN CÁCH MỘT HỌC SINH
Giáo sinh thực hiện: Hoàng Minh Hiếu
Lớp: K32C1 Khóa: K32
Thực tập tại trường: Tiểu học Sơn Hùng - Thanh Sơn - Phú Thọ
HÀ NỘI 2014
1
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ NỘI
BÁO CÁO KẾT QUẢ
TÌM HIỂU NHÂN CÁCH MỘT HỌC SINH
Học sinh: Hà Thị Thu Phương
Ngày tháng năm sinh: 13/08/2005
Giới tính: Nữ
Học sinh lớp: 3B
Trường Tiểu học Sơn Hùng
Là đội viên: Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
Họ và tên bố: Hà Đức Tuấn
Nghề nghiệp: Làm ruộng
Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Lệ Thủy
Nghề nghiệp: Làm ruộng
2
BÁO CÁO KẾT QUẢ
“TÌM HIỂU NHÂN CÁCH MỘT HỌC SINH”
Đi thực tập đối với chúng tôi, những sinh viên sư phạm năm
cuối thực sự là một thế giới mới mẻ và chắc chắn sẽ có nhiều điều
rất thú vị. Nhưng có lẽ điều khiến tôi cảm thấy thích thú nhất đó là
lần đầu tiên tôi được thực sự bước vào thế giới của những cô bé,
cậu bé học sinh tiểu học thông minh, tinh nghịch nhưng cũng


không kém phần ngây thơ và đáng yêu. Đợt thực tập này, tôi được nhà
trường phân công chủ nhiệm lớp 3B cùng cô giáo hướng dẫn là cô Đặng Thị Hồng
Hải. Ngày đâu tiên vào ra mắt học sinh và nhận lớp chủ nhiệm, tôi bước vào lớp
trước những ánh mắt thích thú và vui mừng của các cô cậu học trò nhỏ rất dễ
thương. Sau khi lắng nghe cô giáo chủ nhiệm giới thiệu sơ qua về tôi, và giờ là đến
lượt tôi tự giới thiệu về bản thân mình. Cả lớp ngồi im lặng, chăm chú, lắng nghe
những lời tôi nói. Qua ánh mắt và thái độ thì tôi cũng đã biết được đa số tỏ ra rất
vui khi có thêm sự xuất hiện của tôi trong lớp học. Tôi cảm thấy rất vui vì buổi đầu
ra mắt rất thuận lợi với sự ủng hộ nhiệt tình của các em học sinh. Tuy nhiên không
phải tất cả học sinh đều hoan nghênh sự có mặt của chúng tôi. Buổi chiều hôm ra
mắt, ngồi phía dưới cuối lớp tôi ghi chép tỉ mỉ những lời cô giáo giảng, tôi hay gặp
một ánh mắt nhìn tôi, khi tôi nhìn lại thì ánh mắt đó lại lảng tránh đi chỗ khác. Và
tôi đã để ý tới em, một bé gái trông khá xinh xắn, mái tóc được buộc lại gọn gẽ ở
đằng sau, làn da trắng và đôi mắt to tròn đen láy. Tôi không chỉ ấn tượng về vẻ
ngoài xinh xắn, đáng yêu của em mà là thái độ khi em nhìn tôi, đó không hẳn là
thái độ vui mừng nhưng có lẽ đó cũng không phải là thái độ quá dửng dưng. Qua
tìm hiểu hồ sơ trong lớp và sổ chủ nhiệm tôi biết được cô bé ấy tên là Hà Thị Thu
Phương và không giữ chức vụ gì trong lớp, học lực tương đối tốt nhưng không có
3
tài năng đặc biệt nào cả. Nhưng tôi vẫn cảm thấy Phương rất đáng lưu tâm và tôi
quyết định tìm hiểu về cô học trò này.
Qua thời gian quản lý lớp chủ nhiệm, tôi đã cố gắng trò chuyện để tìm hiểu
thêm về Phương. Lúc đầu cô bé không nhiệt tình nói chuyện với tôi. Nhưng tôi vẫn
cố gắng kiên trì ngày ngày đều tiếp xúc và hỏi han cô bé. Và điều tôi nhận được
cũng không hề làm tôi thất vọng.
Hà Thị Thu Phương là một cô bé có đức tính thật tuyệt, không ngờ là cô bé ấy có
niềm đam mê với học tập đến vậy, đặc biệt là môn Tiếng Việt. Tuy được sinh ra
trong một gia đình nông dân, ít nhiều bố mẹ, ông bà cũng được học hành nên có
phần tác động đến đời sống học tập, sinh hoạt của em nên Phương cũng bị ảnh
hưởng ít nhiều. Em mới chỉ có 9 tuổi nhưng đã biết làm giúp mẹ rất nhiều việc, đôi

lúc nói chuyện với em, tôi không nghĩ em mới chỉ có từng ấy tuổi bởi em nói
chuyện với những suy nghĩ như một người lớn vậy. Ngồi trong lớp học em rất hay
nói chuyện riêng, hay làm việc riêng và điều làm tôi lo lắng là nếu cứ tiếp tục như
vậy thì em sẽ học kém dần đi và tôi quyết định sẽ phải làm một điều gì đó để cô bé
ấy không quá mải chơi, mà chú tâm tới học tập hơn. Lớp học có đến 17 học sinh
nên cô giáo chủ nhiệm không thể chỉ quan tâm tới một mình em được, chỉ biết dành
những khoảng thời gian rảnh rỗi của giờ ra chơi để giúp đỡ em. Ngồi nhìn em cầm
quyển sách Tiếng Việt, đọc rất chăm chú, đôi lúc lại đọc to lên và cười rất thích
thú, tôi biết được là em rất thích đọc sách, trong giờ Tập đọc,những khi có câu hỏi
khó ở trong bài, những câu về liên hệ với bản thân, em đều suy nghĩ và trả lời rất
hay. Vì thế mà tôi có thể biết được trong suy nghĩ của em, nó rất người lớn, hơn
những gì tôi biết được qua vẻ bề ngoài của em. Những lúc ra chơi, giờ đây em
không còn chạy nô ngoài sân như thường lệ mà em thường ngồi cạnh lắng nghe tôi
đọc truyện, kết thúc mỗi câu chuyện tôi đều hỏi em suy nghĩ gì về các nhân vật
trong chuyện và qua câu chuyện em thấy mình cần phải làm gì? Và những lúc tôi
mệt, thì người kể chuyện lại là em, em đọc rất lưu loát, và kể chuyện cũng rất hay,
em rất thích thú khi cầm trên tay những quyển chuyện cổ tích mà tôi mang cho em
4
đọc Em cũng thường kể cho các bạn trong lớp nghe những mẩu chuyện ngắn mà
em đã được đọc, em cũng khuyên các bạn nên đọc nhiều sách, nhiều chuyện để có
thể đọc tốt hơn và hiểu được nhiều điều từ các câu chuyện đó.
Nói chuyện với em được gần một tuần, thì em mời tôi vào nhà em chơi, lúc đầu
tôi lưỡng lự, nhưng vì cô bé mời nhiệt tình quá với lại hôm đó bố mẹ em bận việc
không đến đón em được nên tôi đã đưa em về nhà. Nhà em cách trường không quá
xa, nhưng đi từ trường về nhà em là một đoạn đường khá lầy lội. Với gần 2km
đường đất, đường chỉ khoảng cỡ 1m, với đầy những vết bánh xe, rất khó đi, và tất
nhiên là tôi cũng không thể đi xe vào tới tận nhà em được. Chúng tôi gửi xe ở một
nhà gần đường và đi bộ vào tới nhà em, khi đi vào đến sân hiện ra trước mắt tôi là
một ngôi nhà nhỏ nhắn, với 2 gian nhà lợp lá và cây cau cao trước sân. Em khoe
với tôi về những cây hoa loa kèn do chính tay em trồng vào tết trồng cây năm

ngoái, có vẻ em rất thích những bông hoa này. Vào tới trong nhà, điều tôi nhìn thấy
đầu tiên là bộ bàn ghế nhựa, em mời tôi ngồi xuống và rót cho tôi một chén nước
nhỏ. Em nói với tôi là hôm nay bố mẹ phải đi nương về muộn, em gái ở dưới nhà
bà ngoại, em sẽ phải ở nhà một mình đến khoảng 6h. Tôi cùng em xuống bếp để
đun nước, những đồ vật nhỏ xíu nhưng được đánh rửa rất sạch sẽ, nhóm được cái
bếp củi mà tôi thấy mắt tôi cay quá, có lẽ là vì khói bếp. Nhưng tôi thấy vui, thật sự
rất vui vì Phương là một cô bé rất chăm chỉ, hôm nay tôi đã giúp em cùng nấu cơm,
nấu canh và đun nước uống. Song tất cả mọi công việc, tôi cùng em bước vào góc
học tập nhỏ của em, nó thật gọn gàng, ngăn nắp, với rất nhiều sách và truyện, em
nói:" Lúc em học mẫu giáo, em hay ngồi nghe các cô giáo kể chuyện và xung
phong kể lại câu chuyện cho các bạn nghe, các cô khen em kể hay nên thỉnh thoảng
lại thưởng cho em một quyển truyện tranh và bảo với em là bây giờ em chưa biết
đọc nhưng khi em lên lớp 1 rồi thì em sẽ tự đọc được những câu truyện đó". " Em
thích lắm, em đọc những câu chuyện này không biết bao nhiêu lần rồi, có những
quyển em còn thuộc rồi thầy ạ". Em còn nói:"em không thích học Toán nhưng từ
khi thầy về thực tập, em mơ ước sau này em cũng trở thành một cô giáo như các
5
thầy cô vậy nên em sẽ cố gắng học tốt cả Toán và những môn khác nữa". Tôi
không ngờ em lại nghĩ được như vậy. Hai thầy trò đang mải mê trò chuyện bên góc
học tập thì bố mẹ và em gái em về. Tôi chào hỏi bố mẹ của em, và mẹ em ngồi
xuống nói chuyện cùng tôi. Qua lời kể của mẹ thì Phương là một cô bé ham chơi,
nhưng em rất thích đọc sách và còn đọc rất lưu loát. Cô còn kể" từ khi cháu về thực
tập, Phương nó nói với cô là nó muốn sau này trở thành một cô giáo, tuy không thể
có được nhiều tiền, nhưng mỗi lần thấy thầy quan tâm tới các bạn và cả con nữa,
con cũng muốn sau này được đứng trên bục giảng như thầy ý, được nhiều người nể
trọng". Ước mơ đó của em thật đẹp và thật lớn lao, có lẽ rất lâu nữa em mới thực
hiện được nếu em chăm chỉ học tập và rèn luyện. Trên đường về, tôi cứ suy nghĩ
mãi rằng em ấy tin tưởng tôi đến vậy, lại coi tôi như một thần tượng để cố gắng
phấn đấu, tôi cũng đành quyết tâm, cố gắng để không làm mất hình tượng đó trong
mắt em. Mong rằng Phương sẽ đạt được ước mơ ấy.

Phương là một cô bé tinh nghịch, hiếu động, tuy cá tính ấy không đặc biệt nhiều
đối với mọi người, nhưng riêng ở lớp thì Phương lại là một cô bé rất năng nổ, luôn
có tinh thần trách nhiệm, tự giác, tích cực, biết giúp đỡ mọi người, nhắc nhở các
bạn phải giữ gìn bàn ghế, lớp học luôn được ngăn nắp, sạch sẽ, biết chăm lo trong
vai trò là một học sinh của lớp, chứ không bao giờ tôi thấy em có thái độ ỉ nại hay
lười biếng. Em còn hay nói chuyện với các bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình,
luôn giúp đỡ, động viên các bạn phải cố gắng học tập. Em đã thay đổi khá nhiều,
luôn gương mẫu trong học tập, ít nói chuyện riêng trong giờ hơn.
Phương được các thầy cô trong trường và bạn bè yêu mến, có được sự tin tưởng
của gia đình chính vì vậy mà em luôn biết vươn lên trong cuộc sống, vươn lên
chính bản thân để trở thành người con ngoan, người trò giỏi. Tuy con đường đến
trường còn khó khăn nhưng không vì thế mà em lùi bước, Phương đã khôn lớn dần
trong từng suy nghĩ, biết dần qua từng trang sách, những lời dạy dỗ bảo ban của các
thầy cô và bạn bè, không bao giờ em tự đắc, kiêu căng trước những thành quả đã
đạt được, mà lúc nào Phương cũng khiêm nhường với bạn bè, lễ phép, khiêm tốn
6
với người lớn tuổi. Chính vì vậy mà tập thể lớp 3B luôn được cô hiệu trưởng khen
và tuyên dương trước toàn trường.
Ngoài giọng đọc tốt, giọng kể hay Phương còn có giọng hát rất hay, đặc biệt là
chất giọng nhẹ nhàng truyền cảm ấy. Mỗi lần được nghe Phương đọc bài qua các
bài Tập đọc thì các thầy cô không khỏi trầm trồ khen ngợi. Phương cũng học rất tốt
những môn học khác, em thích cả môn Mĩ thuật và Hát nhạc nữa. Tôi biết được
điều đó qua các tiết học, khi tưởng tượng để vẽ lại các con vật hay những giờ học
hát.
Phương là một cô bé thật thà, ngoan ngoãn, sống hòa đồng với mọi người, luôn
biết vươn lên trong học tập. Khi ở nhà em là một người con ngoan, một người chị
tốt. Phương thường cùng bà ngoại trông em khi bố mẹ đi vắng hay giúp mẹ làm
những việc nhỏ nhặt trong nhà. Còn ở trường em là một học trò ngoan, luôn biết
giúp đỡ bạn bè. Em đã biết cố gắng vượt qua khó khăn để học tốt hơn, 2km đường
lầy lội, khoảng 30 phút đi bộ, không làm cho em đến trường muộn, lúc nào em

cũng đến lớp sớm hơn khoảng 10 phút, và em luôn giúp tôi xếp lại bàn ghế cho thật
ngay ngắn. Em đã biết động viên các bạn nên đi học sớm hơn để đến lớp còn được
nghỉ một chút, như vậy thì học sẽ tốt hơn. Một cô bé lên 9 với những hoài bão lớn
lao và với một tinh thần trách nhiệm, ẩn sau đó chính là sự giúp đỡ của các thầy cô,
bố mẹ, bạn bè. Tuy nhiên, với một cô bé mới chỉ 9 tuổi thì tính khí cũng dễ thay đổi
và dễ bị tổn thương, tâm hồn còn hết sức trong sáng, hồn nhiên như một trang giấy
còn mới tinh. Do vậy điều duy nhất tôi có thể làm là cùng học, cùng làm, cùng vui
chơi với các em để xóa bỏ ngăn cách giữa tuổi tác và tâm lí.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách ở Phương chính
là em sinh ra trong một gia đình nông dân, tuy ông bà, bố mẹ của em chỉ được học
trong thời kì xóa mù chữ. Nhưng dường như điều đó không làm ảnh hưởng đến trí
học tập của em. Ngay từ nhỏ em đã thể hiện sự thông minh, láu lỉnh của mình, ai
cũng nói Vân có nhiều nét giống bố, khi lớn dần điều đó càng được thể hiện rõ hơn.
Đối với một cô bé mới chỉ 9 tuổi, thì gia đình rất quan trọng tới sự hình thành
7
thói quen và nề nếp của các em ngay từ nhỏ. Gia đình Phương không được dư giả
như những gia đình khác, nhưng đổi lại em lại được sống trong tình yêu thương,
chăm sóc của bố mẹ. Bố mẹ luôn động viên, tạo điều kiện tốt nhất, tâm lí thoải mái
nhất để em có thể chú tâm vào việc học. Thương bố mẹ, biết hoàn cảnh gia đình
mình nên em thường tự học một mình. Những buổi tối khi cả gia đình quây quần
bên nhau, bố thường ôm em vào lòng và để cho em thỏa sức kể những câu chuyện
vui ở lớp và sau đó mẹ sẽ cùng em học bài, ngày nào cũng vậy, cuộc sống gia đình
thật hạnh phúc ấy cũng đã giúp Phương học được nhiều điều từ bố mẹ, đó cũng
chính là nền tảng giúp Phương trở thành người con ngoan của gia đình, nó đã giúp
Phương biết quan tâm và chia sẽ với người khác hơn. Đó cũng chính là đức tính tốt
mà mỗi người cần phải có để sống tốt hơn.
Sự quan tâm, chăm sóc của gia đình đã tạo cho Phương một sự nhanh nhạy về
tiếp thu bài vở, được học trong một ngôi trường với bề dày lịch sử đó là Trường
Tiểu học Sơn Hùng, qua nhiều năm trường cũng đã có nhiều thay đổi. Từ một ngôi
trường ban đầu chỉ có một dãy lớp học lợp lá, và một phòng hội đồng nhỏ. Nhưng

hiện nay, nhờ có sự quan tâm của nhà nước và chính quyền địa phương, cùng sự nỗ
lực, cố gắng của nhà trường, trường đã được sửa chữa, nâng cấp lên thành một
trường học với đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của học
sinh. Trường đã có phòng y tế, có phòng học Tin, thư viện. Trải qua bao khó khăn
vất vả, thầy và trò Trường Tiểu học Sơn Hùng đã cố gắng vươn lên, thi đua đạt các
giải học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Năm 2013, trường được công nhận là trường
đạt chuẩn quốc gia. Với lực lượng cán bộ giáo viên lớn và giàu nhiệt huyết với
nghề, chất lượng của nhà trường đi lên đáng kể, nhiều học sinh được tuyển chọn
vào các câu lạc bộ, đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Nhiều thầy cô đạt
các danh hiệu cao quý như chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, cấp cơ sở, giáo viên giỏi cấp
cơ sở, lao động tiên tiến. Tập thể công đoàn vững mạnh, nhà trường đạt tập thể lao
động tiên tiến, nhiều học sinh được giấy khen cấp huyện, cấp tỉnh. Và Phương cũng
được cô giáo chủ nhiệm hết lòng quan tâm, cô kèm cặp em từ nét chữ và cả từ các
8
con số, Phương đã tiến bộ rất nhiều trong học tập. Bây giờ em học Toán đã khá tốt
rồi, em còn được cô cử đi thi học sinh giỏi Toán trên mạng nữa. Nhà trường cũng
đã đề ra rất nhiều biện pháp như: bông hoa điểm 10 cho từng môn học, tổ chức học
nhóm, đôi bạn cùng tiến, để rèn luyện cho các em phấn đấu trở thành học sinh
ngoan, học trò giỏi, một người bạn tốt. Các thầy, cô chính là những tấm gương
sáng, soi đường cho các em bước đi, và là người lái đò đưa các em qua sông, là nền
tảng vững chắc giúp các em hình thành và phát triển về nhận thức, hoàn thiện về
bản thân.
Được sinh ra giữa vùng trung du miền núi nhưng cuộc sống nơi đây thật nồng
nàn, ấm áp, tình cảm của mọi người dành cho nhau gần gũi và thân mật, họ sống
gần gũi với nhau để "chia ngọt sẽ bùi". Sự quan tâm, yêu thương giữa người với
người đã ảnh hưởng rất tích cực tới sự hình thành và phát triển nhân cách ở cô bé
Phương. Phương trở thành một cô bé biết quan tâm, biết giúp đỡ người khác, một
đức tính tốt đẹp cần được giữ gìn và phát huy.
Về sinh hoạt học tập, Phương là một học sinh biết chăm lo và tự giác học tập, biết
tự trau dồi đạo đức, tư cách, phẩm chất cho chính bản thân mình. Em biết tự học và

hỏi thêm cô giáo những bài em chưa hiểu. Dưới sự chỉ dẫn, dạy bảo tận tình của cô
giáo chủ nhiệm Đặng Thị Thanh Hải, em đã biết mình phải cố gắng học tập thì mới
có thể đạt được ước mơ sau này của mình.
Với bạn bè, Phương là một cô bé biết gần gũi với mọi người, biết sống hòa thuận
với tập thể, biết giao tiếp và khuyên nhủ bạn bè, không một chút kiêu căng, ngạo
mạn. Em luôn lễ phép, ngoan ngoãn và biết vâng lời, chính vì vậy mà em đã trở
thành chỗ dựa tinh thần cho cả lớp, là tấm gương sáng về rèn luyện và tu dưỡng
đạo đức, là nơi đặt niềm tin, niềm hi vọng của thầy cô, gia đình và tập thể.
Việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức của bản thân có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình
thành nhân cách của em. Em trở thành một cô bé sống có văn hóa, có đạo đức, là
một người sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Em đã trở thành
một người con ngoan của gia đình, và là học trò giỏi, gương mẫu của thầy cô và
9
nhà trường.
Qua học tập, nói chuyện với bạn bè và rèn luyện tu dưỡng đạo đức của bản thân,
Phương đã dần lớn lên trong từng suy nghĩ, cử chỉ và lời nói, em học cách nói lịch
sự, không cau có mặt mày như trước nữa.
Phương là một cô bé ngoan ngoãn, lễ phép, có ý thức rèn luyện bản thân, chăm lo
học tập, biết nghe lời thầy cô, bố mẹ và những người lớn tuổi, biết giúp đỡ mọi
người, luôn hăng hái trong các hoạt động của trường lớp.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó thì ở Phương vẫn còn tồn tại những
nhược điểm không mong muốn, vì tuổi còn nhỏ nên Phương chưa ý thức được
những lời mình nói, đôi lúc em vẫn còn nói leo trong giờ học, làm lớp học ồn ào.
Tuy cô giáo đã nhắc nhở nhưng chưa thể quán triệt được hết.
Là một giáo viên đứng trước 17 học sinh, tôi đã tìm thấy và nhìn ra được những
ưu điểm cần phát huy ở Phương, đó là sự hiếu động nhưng đầy nhiệt huyết, là sự
tìm tòi, học hỏi, là sự tự trau dồi phẩm chất đạo đức, tư cách, tạo ra một năng lực rõ
nét với sự phối kết hợp giáo dục và giúp đỡ mà em đã trở thành nòng cốt của phong
trào học tập ở trường, lớp, được thầy yêu bạn mến. Đó là sự điển hình về những ưu
điểm mà bản thân giáo viên và học sinh đã gặt hái được trong thời gian vừa qua. Để

em tiếp tục phát huy được những ưu điểm đó thì cô giáo chủ nhiệm cần phối hợp
với gia đình để động viên và giúp đỡ em. Đó chính là những phẩm chất, đức tính
cao quý của một con người Việt Nam, là điển hình cho một tấm gương sáng trong
học tập và lao động.
Rộn ràng và phấn khởi trước những thành tựu to lớn mà giáo viên đã đạt được
trong phương pháp dạy và nâng đỡ, tìm được những ưu, khuyết điểm để Phương
được như ngày hôm nay. Ưu điểm thì cần phát huy và nhược điểm thì cần phải hạn
chế và khắc phục dần. Để em không còn nói leo trong giờ học làm lớp trở nên ồn
ào, cô giáo chủ nhiệm đã nhắc nhở em, hình thành cho em thói quen xung phong
phát biểu khi cô giáo hỏi, tổ chức thi đua, khen thưởng cho những bạn hay xung
phong phát biểu, không nói leo, nói đế trong giờ học,và qua đó để em biết nói leo
10
trong giờ học là một thói quen không tốt với em, với cô giáo và với tập thể lớp.
Cũng từ đó mà Phương đã tiến bộ rất nhiều, nhờ có những biện pháp kịp thời của
cô giáo chủ nhiệm mà Phương đã khắc phục được nhược điểm của bản thân, và đó
đã trở thành một thói quen tốt của em. Sự tiến bộ ấy đã lấy lại được niềm tin về em
trong các thầy cô và cả gia đình, bạn bè nữa. Tất cả mọi người đều dành cho
Phương những tình cảm tốt đẹp nhất, sự tin tưởng, động viên của mọi người đã
giúp Phương vượt qua nhược điểm của bản thân và nỗ lực hết mình vì những điều
tốt đẹp cho cuộc sống của em.
Sáu tuần ngắn ngủi được thực tập tại trường, tôi đã phát hiện và tìm hiểu được
một học sinh như Phương thật là một kỉ niệm mà có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ quên.
Trong sáu tuần đó tôi đã biết được rất nhiều về Phương, về cách sống, học tập,một
số thói quen của em, tuy không thể hiểu được hết về Phương, nhưng tôi luôn cảm
thấy hài lòng vì mình đã chọn cô bé ấy. Phương đã để lại trong tôi rất nhiều ấn
tượng sâu sắc, và khoảng thời gian thực tập chủ nhiệm tại lớp 3B tôi cũng để lại
nhiều kỉ niệm không thể quên với lớp và với bản thân tôi. Những kỉ niệm vui có,
buồn có, những trò nghịch ngợm tinh quái, hay những câu nói hồn nhiên nhưng làm
tôi nhớ mãi. Những kỉ niệm ấy, những bài học ấy chính là hành trang giúp tôi có
thể bước tiếp trên con đường mà tôi đã lựa chọn. Ai cũng có những sai sót, bản

thân tôi cũng vậy, ban đầu khi mới vào lớp, tôi thấy còn lạc lõng, lo lắng, không
nói chuyện nhiều với các học sinh trong lớp. Nhưng nhờ có sự dẫn dắt, chỉ bảo, uốn
nắn của cô giáo hướng dẫn Đặng Thị Hồng Hải trong thời gian vừa qua đã giúp tôi
trở nên cứng cỏi hơn, trưởng thành hơn, yêu trẻ con, bắt đầu hiểu được những suy
nghĩ và ước muốn của mỗi em, tuy nhiều lúc tôi có gặp chút rắc rối trước những
câu câu hỏi" vì sao"," tại sao lại như thế" của tụi nhỏ. Cô đã giúp tôi biết được để
gần gũi hơn với các em hơn, tôi sẽ phải cố gắng trở thành một người bạn, một
người thân của các em. Có lẽ tôi cũng đã cảm nhận được những điều đó nên những
điều thắc mắc, những tâm tư tình cảm, các em đều nói với tôi khiến tôi thấy rất vui,
tôi thấy mình như một người thân thật sự của các em vậy. Và tôi kính mong nhà
11
trường và cô giáo chủ nhiệm có thể giúp đỡ Phương nhiều hơn nữa để em ngày một
vững vàng trên con đường học tập của mình, để em có thể hướng tới ước mơ của
em.
Tôi vẫn còn nhớ vào buổi sáng chia tay lớp, sau khi dặn dò các em, cả lớp đều rất
vui vẻ khi được ăn rất nhiều kẹo bánh, riêng chỉ có Phương là vẫn ngồi im một chỗ,
tôi tiến lại gần thì em ôm trầm lấy tôi và khóc nức nở, em nói em sẽ nhớ tôi lắm,
em còn hỏi tôi là có phải tôi thương em nhất lớp không. Tôi biết trả lời sao đây, nói
rằng tôi thương em lắm và cả hai thầy trò cùng ôm nhau khóc ư? Tôi đã không làm
vậy, tôi chỉ biết động viên em phải cố gắng học tập để sau này có thể đạt được ước
mơ của mình, phải biết giúp đỡ các bạn trong lớp, khi không có tôi ở bên thì cũng
không được mải chơi mà quên việc học. Tôi còn nói nếu em chăm chỉ học, nghe lời
cô giáo Hải thì khi nào được nghỉ tôi sẽ vào trường thăm em và tặng cho em những
quấn truyện mà em thích. Lau nước mắt cho em, tôi đứng dậy, nhắc nhở lớp một
lớp một lần nữa và cùng cả lớp hát bài hát "lớp chúng mình", tôi ra về trong sự lưu
luyến của các họ trò nhỏ, nhưng biết làm sao đây, tôi không thể làm khác được.
Thầy sẽ nhớ các em lắm, và đặc biệt là em, cô học trò nhỏ tinh nghịch đã cùng học,
cùng ăn, cùng chơi trong suốt sáu tuần qua.
Hà Thị Thu Phương một học sinh của lớp 3B Trường Tiểu học Sơn Hùng, được
sinh ra trong một gia đình nông dân, nhưng em đã biết khắc phục những khó khăn

để có thể tới lớp bằng bè bằng bạn. Dù cuộc sống gia đình em có vất vả nhưng
không vì thế mà niềm tin về một ngày mai tươi sáng trong em bị lu mờ, em luôn cố
gắng tự học, tự tìm tòi những kiến thức mới. Phương luôn là một người con ngoan
của bố mẹ, là một người chị tốt, một học sinh gương mẫu luôn đi đầu trong các
hoạt động của trường, lớp và là một người bạn biết chia sẽ vui buồn, biết giúp đỡ
mọi người cùng phấn đấu trong học tập, trong cuộc sống. Em là một người sống
khá tình cảm, luôn biết lắng nghe những điều người khác nói, em ngoan ngoãn, lễ
phép, biết kính trên nhường dưới, được thầy yêu, bạn mến. Nhờ sự giúp đỡ của cô
giáo mà em đã khắc phục được những nhược điểm của mình, và phát huy tốt những
12
ưu điểm vốn có của bản thân. Em xứng đáng được trở thành tấm gương sáng về con
ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Tôi mong rằng em sẽ luôn giữ được những
đức tính, phẩm chất ấy để em có thể vững bước vào tương lai, theo con đường mà
em đã lựa chọn.
Đợt thực tập này đã giúp tôi định hướng cho tương lai. Tôi cần cố gắng và tích
cực hơn nếu muốn phát triển nghề nghiệp của mình. Mong nhà trường sẽ tổ chức
nhiều đợt thực tập hơn cho những sinh viên khối sau để những giáo sinh như chúng
tôi có thể vận dụng, trau dồi những kiến thức đã được học vào môi trường thực tế.
Tôi biết bài báo cáo của mình còn nhiều thiếu sót nên rất mong nhận được những
góp ý chân thành từ các thầy cô giáo để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Tôi xin
chân thành cảm ơn.
Ngày 06 tháng 04 năm 2014
Giáo sinh thực tập
Hoàng Minh Hiếu
13

×