Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

tóm tắt luận án so sánh đặc điểm sinh sản các nguồn tôm sú bố mẹ và thực nghiệm nuôi tôm thành thục trong hệ thống bể tuần hoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.93 KB, 35 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ



CHÂU TÀI TẢO



SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CÁC NGUỒN
TÔM SÚ (Penaeus monodon Fabricius, 1798) BỐ MẸ
VÀ THỰC NGHIỆM NUÔI TÔM THÀNH THỤC
TRONG HỆ THỐNG BỂ TUẦN HOÀN



Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản nước Mặn, Lợ
Mã số: 62 62 70 05


TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỦY SẢN






Cần Thơ, 2012
Công trình được hoàn thành tại:
- Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.




Người hướng dẫn khoa học:
PGs. Ts. Nguyễn Thanh Phương
PGs. Ts. Đỗ Thị Thanh Hương







Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Trường, họp tại: Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.
vào hồi: ….… giờ ….… ngày ……. tháng ……. năm 2012.




Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ.
- Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tôm sú (Penaeus monodon

Fabricius, 1798) là đối tượng nuôi
quan trọng của ngành nuôi trồng thủy sản thế giới và Việt Nam. Theo
báo cáo của Tổng cục Thủy sản (2010) thì năm này sản lượng tôm sú
nuôi của Việt Nam là 333.174 tấn trên diện tích nuôi 613.718 ha. Tuy
nhiên, để nghề nuôi tôm sú phát triển bền vững thì số lượng và chất
lượng tôm mẹ có ý nghĩa quyết định đến sản lượng và chất lượng tôm
giống thả nuôi. Hiện nay, hầu hết các trại sản xuất giống tôm sú đều
phải lệ thuộc vào nguồn tôm bố mẹ khai thác từ biển dẫn đến việc khai
thác tôm sú bố mẹ quá mức và làm tăng áp lực đến nguồn lợi tôm tự
nhiên. Vì vậy, nghiên cứu về kỹ thuật nuôi phát dục tôm sú trong điều
kiện có kiểm soát nhằm đạt chất lượng cao là một yêu cầu cấp thiết
trong bối cảnh hiện nay để giảm lệ thuộc nguồn tôm bố mẹ tự nhiên và
chủ động nguồn tôm bố mẹ cho các trại sản xuất giống. Với các lý do
trên luận án “So sánh đặc điểm sinh sản các nguồn tôm sú bố mẹ
(Penaeus monodon
Fabricius, 1798) và thực nghiệm nuôi tôm
thành thục trong hệ thống bể tuần hoàn” được thực hiện
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: tạo ra nguồn tôm mẹ chất lượng cao phục
vụ cho các trại sản xuất giống góp phần làm giảm sự lệ thuộc vào
nguồn tôm mẹ khai thác từ biển.
- Mục tiêu cụ thể: đánh giá được hiện trạng khai thác, phân phối
và sử dụng nguồn tôm sú bố mẹ khai thác từ biển ở vùng trọng điểm
của ĐBSCL. Xác định nguồn tôm và số lần đẻ thích hợp để ấu trùng
và hậu ấu trùng có chất lượng tốt. Bổ sung a-xít arachidonic vào thức
ăn cho tôm bố mẹ nuôi trong bể lọc tuần hoàn nhằm cải thiện sự sinh
sản của tôm.
3. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát tình hình khai thác, phân phối và sử dụng tôm sú bố
mẹ ở vùng trọng điểm của ĐBSCL.


2
- Đánh giá các đặc điểm sinh sản của tôm sú có nguồn gốc biển
và đầm.
- Nghiên cứu ứng dụng hệ thống lọc sinh học để nuôi thành thục
tôm sú cái và đực.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn tự chế biến có bổ sung a-xít
arachidonic (ARA) lên thành thục và sinh sản của tôm cái và đực nuôi
trong bể tuần hoàn.
4. Ý nghĩa của luận án
Luận án cung cấp thêm dẫn liệu về nguồn tôm sú bố mẹ khai
thác từ vùng biển tỉnh Cà Mau; sự phân phối và sử dụng tôm khai thác
từ biển hiện nay; đặc điểm sinh sản của tôm sú trong đó có mối quan
hệ giữa hàm lượng vitellogenin và sức sinh sản của tôm; ứng dụng hệ
thống bể lọc sinh học để nuôi thành thục tôm cái và tôm đực và đặc
biệt là ảnh hưởng của a-xít arachidonic trong thức ăn chế biến đến sự
sinh sản của tôm cái và đực nuôi trong bể nhằm phục vụ tốt cho phát
triển kỹ thuật nuôi thành thục tôm đực và cái phục vụ nghề sản xuất
giống và nuôi tôm sú.
5. Điểm mới của luận án
- Luận án đã đánh giá được nguồn lợi tôm bố mẹ tự nhiên; ngư
trường khai thác và ngư cụ khai thác; kênh phân phối; và sử dụng tôm
sú bố mẹ ở các trại giống.
- Luận án đã xác định được các chỉ số sinh học sinh sản của tôm
mẹ như mối quan hệ giữa hàm lượng vitellogenin với sự trình phát
triển của buồng trứng tôm mẹ, với sức sinh sản và nguồn tôm mẹ
(biển, đầm).
- Luận án đã xác định được ở 3 lần đẻ đầu tiên của tôm sau khi
cắt mắt về sức sinh sản, tỷ lệ nở cũng như chất lượng của tôm bột là
tốt nhất; các lần đẻ của tôm sau khi lột xác đẻ lại thì rất kém.

- Luận án đã xác định được đặc điểm sinh sản, chất lượng sinh
sản, chất lượng của ấu trùng và hậu ấu trùng từ nguồn tôm bố/mẹ biển
cao hơn rất nhiều so với nguồn tôm bố/mẹ đầm.

3
- Luận án cho thấy a-xít arachidonic bổ sung vào thức ăn chế
biến có ảnh hưởng quan trọng đến số lần đẻ của tôm, sức sinh sản và
tỷ lệ nở của trứng nhưng không ảnh hưởng đến tăng trưởng của ấu
trùng, chất lượng của tôm bột.
6. Bố cục của luận án
Luận án gồm 162 trang, trong đó phần mở đầu 6 trang, phần tổng
quan 41 trang, phương pháp nghiên cứu 23 trang, kết quả và thảo luận
66 trang, kết luận và đề xuất 3 trang, danh mục các công trình nghiên
cứu liên quan đến luận án 1 trang, và tài liệu tham khảo 22 trang.

4
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Chương này tập trung vào tìm hiểu và phân tích các nội dung
quan trọng như:
- Nuôi tôm nước lợ thương phẩm trên thế giới
- Nuôi tôm nước lợ ở Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long
- Sản xuất giống tôm biển (Penaeus) trên thế giới
- Sản xuất giống tôm sú (Penaeus monodon) ở Việt Nam
- Một số đặc điểm sinh học tôm sú (Penaeus monodon)
- Nuôi vỗ thành thục tôm sú bố mẹ trên thế giới
- Nuôi vỗ thành thục tôm sú bố mẹ ở Việt Nam
- Nhu cầu dinh dưỡng cho tôm bố mẹ biển (Penaeus)
- Thức ăn nuôi vỗ thành thục tôm biển (Penaeus)
- Những nghiên cứu về vitellogenin (protein tạo noãn hoàng)

- Những nghiên cứu về a-xít arachidonic.
Từ tổng quan tài liệu cho thấy chưa có công trình nào nghiên cứu
hoàn chỉnh về so sánh đặc điểm sinh sản của tôm sú bố mẹ có nguồn
gốc từ biển và từ ao nuôi, cụ thể là mối tương quan giữa hàm lượng
vitellogenin đến quá trình sinh sản của tôm cũng như ảnh hưởng số
lần đẻ của tôm mẹ đến chất lượng của ấu trùng và hậu ấu trùng, đặc
biệt là ảnh hưởng của a-xít arachidonic bổ sung vào thức ăn chế biến
để nuôi thành thục tôm bố mẹ trong bể tuần hoàn nhằm tăng chất
lượng sinh sản của tôm bố mẹ. Tất cả các nội dung trên là cơ sở để
định hướng việc nghiên cứu của luận án này.






5
CHƯƠNG 2:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Khảo sát tình hình khai thác, phân phối và sử dụng tôm sú bố
mẹ ở tỉnh Cà Mau
- Tình hình khai thác, phân phối và sử dụng tôm bố mẹ được
khảo sát tại cửa biển Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau qua
phỏng vấn 32 tàu khai thác tôm bố mẹ; 23 đại lý cấp 1 và 13 đại lý cấp
2. Sử dụng tôm sú bố mẹ ở trại sản xuất tôm sú giống được điều tra ở
hai cụm sản xuất giống tôm sú trọng điểm của tỉnh Cà Mau là xã Tân
Thuận huyện Đầm Dơi (30 trại giống) và xã Tam Giang huyện Năm
Căn (30 trại giống).
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: thu thập số liệu thứ cấp
được thu từ các báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

(NN&PTNT) và trạm kiểm dịch tôm bố mẹ tại cửa biển Rạch Gốc
huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: số liệu sơ cấp được điều
tra từ tháng 11/2006 đến 06/2007 qua trực tiếp phỏng vấn chủ các tàu
khai thác, các đại lý phân phối tôm bố mẹ và trại sản xuất giống tôm
bằng bảng câu hỏi soạn sẳn.
2.2 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản của tôm sú có nguồn gốc
biển và đầm
2.2.1 Đặc điểm sinh sản của tôm mẹ
Nước dùng nuôi tôm mẹ, cho tôm đẻ và ương ấu trùng có độ mặn
30‰. Bể nuôi tôm mẹ có thể tích 200-L/bể và nuôi 1 tôm/bể; các bể
nuôi tôm mẹ được kết nối với hệ thống lọc sinh học. Tôm chọn thí
nghiệm là tôm khai thác từ biển và tôm nuôi trong các đầm quảng
canh cải tiến, tôm cái có khối lượng từ 190–210 g/con và tôm đực có
khối lượng khoảng 80 g/con, mỗi nghiệm thức gồm 5 tôm mẹ. Thức
ăn là tôm ký cư (còn gọi là ốc mược hồn) và cho ăn theo nhu cầu.
- Các chỉ tiêu theo dõi gồm: Nhiệt độ, pH, TAN, N-NO
2
-
, N-NO
3
-
, tỷ lệ tôm chết sau cắt mắt, tỷ lệ tôm đẻ, sức sinh sản tương đối, tỉ lệ
nở, hàm lượng Vitellogenin có trong huyết tương.

6
2.2.2 Ảnh hưởng của số lần đẻ đến chất lượng của ấu trùng và hậu
ấu trùng
Ấu trùng được ương riêng theo lần đẻ, cá thể và nguồn tôm (tôm
biển và đầm) trong 3 bể 120 L đến giai đoạn tôm bột (PL

15
) áp dụng
theo qui trình thay nước (hở), mật độ 150 con/lít.
Các chỉ tiêu theo dõi: nhiệt độ, pH, TAN, N-NO
2
-
, chiều dài ấu
trùng được đo ở các giai đoạn Zoea-3, Mysis-2, PL
1
, PL
4
, PL
8
, PL
12
,
và PL
15
, tỷ lệ sống ở giai đoạn PL
15
, gây sốc bằng formol 150 ppm, và
giảm 50% độ mặn.
2.3 Nghiên cứu ứng dụng hệ thống lọc sinh học để nuôi thành
thục và nuôi phát dục tôm sú bố mẹ
Bể nuôi tôm đực có thể tích 4 m
3
/bể và bể nuôi tôm cái có thể
tích 8 m
3
/bể. Mỗi bể được thiết kế hệ thống lọc tuần hoàn nằm dưới

đáy bể. Tôm bố mẹ nuôi thí nghiệm là tôm khai thác từ biển; chọn tôm
cái có khối lượng 100–120 g/con và tôm đực có khối lượng 50–80
g/con. Tôm được thả vào bể với mật độ là 18 con/bể. Trong thời gian
thí nghiệm cho tôm ăn thức ăn tươi sống (mực, gan heo và sò huyết),
tôm được nuôi thành 2 giai đoạn; giai đoạn nuôi sinh trưởng và giai
đoạn nuôi phát dục.
Các chỉ tiêu theo dõi: Nhiệt độ, pH, độ kiềm tổng cộng, độ cứng
tổng cộng, TAN, N-NO
2
-
, N-NO
3
-
, tỉ lệ sống, tăng trưởng, sức sinh
sản, tỷ lệ nở.
2.4 Nghiên cứu nuôi vỗ thành thục tôm sú trong bể lọc tuần hoàn
với thức ăn có bổ sung a-xít arachidonic (ARA)
Thí nghiệm được tiến hành trong hệ thống nuôi tôm bố mẹ tuần
hoàn đã áp dụng có kết quả ở nội dung 3. Nguồn nước nuôi tôm bố mẹ
có độ mặn 30%. Nguồn tôm bố mẹ nuôi vỗ là tôm khai thác từ biển,
chọn tôm cái có khối lượng 150–155 g/con và tôm đực có khối lượng
60-65 g/con. Thí nghiệm gồm có 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có
20 tôm cái và 20 tôm đực. Giai đoạn đầu (khoảng 2 tháng) nuôi riêng
tôm đực và cái; tiếp theo cho tôm đực vào bể tôm cái để tôm cái giao
vỹ với tôm đực sau khi lột xác. Các nghiệm thức thí nghiệm gồm (i)
cho tôm ăn thức ăn chế biến không có bổ sung a-xít arachidonic; (ii)

7
cho tôm ăn thức ăn chế biến có bổ sung hàm lượng a-xít arachidonic
là 0,45%: và (iii) cho tôm ăn thức ăn chế biến có bổ sung hàm lượng

a-xít arachidonic là 1,06 %. Sau 3 tháng nuôi kiểm tra tôm cái và chọn
mỗi nghiệm thức 3 con tôm để tiến hành kích thích sinh sản bằng cách
cột cuống mắt tôm. Giai đoạn nuôi phát dục giống như ở nội dung 2.
Ương ấu trùng: ấu trùng thu được riêng theo lần đẻ, cá thể và
từng nghiệm thức, ấu trùng của mỗi cá thể theo lần tôm đẻ được ương
trong 3 bể 120 L để ương lên tôm bột áp dụng theo qui trình thay nước
(hở), mật độ 150 con/lít.
Các chỉ tiêu theo dõi tôm mẹ: nhiệt độ, pH, độ kiềm tổng cộng,
độ cứng tổng cộng , TAN, N-NO
2
-
, N-NO
3
-
, tỉ lệ sống, tăng trưởng,
sức sinh sản và tỷ lệ nở.
Các chỉ tiêu theo dõi ấu trùng: nhiệt độ, pH, TAN, N-NO
2
-
,
chiều dài ấu trùng được đo ở các giai đoạn Zoea-3, Mysis-2, PL
1
, PL
4
,
PL
8
, PL
12
,PL

15
, tỷ lệ sống ở giai đoạn PL
15
, gây sốc bằng formol 150
ppm.
2.5 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được sẽ tính toán giá trị trung bình, độ lệch
chuẩn, lớn nhất, nhỏ nhất, tỉ lệ phần trăm, so sánh sự khác biệt giữa
các nghiệm thức áp dụng phương pháp ANOVA và phép thử DUCAN
ở mức ý nghĩa 5%o sử dụng phần mềm Excel của Office 2003 và
SPSS phiên bản 11.0.






8
CHƯƠNG 3:
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Tình hình khai thác, phân phối và sử dụng tôm sú (Peneaus
monodon) bố mẹ
3.1.1 Tình hình khai thác tôm sú (Peneaus monodon) bố mẹ
3.1.1.1 Ngư dân và ngư trường khai thác tôm sú bố mẹ
Kết quả điều tra cho thấy đa số dân khai thác tôm sú bố mẹ đến
từ tỉnh Bạc Liêu; trong đó 85% là ngư dân của thị xã Bạc Liêu; 9%
huyện Vĩnh Lợi, 3% huyện Hòa Bình và 3% huyện Đông Hải 3%.
Hiện nay, ngư trường khai thác tôm sú bố mẹ chủ yếu là vùng biển
phía Nam và Tây Nam ĐBSCL
3.1.1.2 Ngư cụ và mùa vụ khai thác

Tàu khai thác tôm sú bố mẹ chính là tàu có công suất ≥90 CV
và ngư cụ khai thác là lưới rê 3 màng. Lưới có chiều dài trung bình
9.372±2.482 m, chiều sâu 3,3±0,5 m, mắt lưới ngoài cùng 2a là
28,3±2,4 cm và mắt lưới thân 2a là 8,6±0,8 cm. Mùa vụ khai thác tôm
quanh năm.
3.1.1.3 Số lượng tôm bố mẹ khai thác qua các năm
Số lượng tôm sú bố
mẹ khai thác tăng nhanh
trong những năm qua, đặc
biệt trong giai đoạn 2007-
2010. Năm 2010 thì số tôm
sú bố mẹ khai thác được là
187.702 con (145.027 tôm
cái và 42.675 tôm đực)
(Hình 3.1).
3.1.1.4 Số lượng tôm bố mẹ
khai thác qua các tháng trong năm
Kết quả phân tích thống kê cho thấy số lượng tôm mẹ khai thác
được khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05); giữa các năm từ
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
160000
180000
200000

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Năm
Số lượng (con)

Hình 3.1: Số lượng tôm sú bố mẹ khai thác
qua các năm

9
năm 2007 đến 2009. Số tôm mẹ khai thác năm 2010 cao hơn các năm
trước đó có ý nghĩa thống kê (p<0,05); nhưng số tôm đực của giai
đoạn 2007-2010 khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Hình
3.2 và 3.3)
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
18000
123456789101112
Tháng
Số lượng tôm mẹ (con
)
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010


0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng
Số lượng tôm bố (con
)
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010

Hình 3.2: Số lượng tôm sú cái khai thác
từ năm 2007 đến 2010
Hình 3.3. Số lượng tôm sú đực khai
thác từ năm 2007 đến 2010
3.1.2 Kênh phân phối tôm sú bố mẹ
Đại lý cấp I được hiểu là nơi thu gom tôm bố mẹ từ ngư dân
khai thác. Số chuyến của các tàu đại lý cấp I ra biển thu gom tôm
trung bình 6±1 chuyến/tháng và lượng tôm mua trung bình 44±12
con/chuyến; trung bình mỗi tháng mỗi tàu mua được 162±63 con.
Đại lý cấp II là cơ sở thu mua từ đại lý cấp I để bán cho các trại
giống, các địa phương khác ở ĐBSCL, các thương lái và các cơ sở sản
xuất tôm giống ở miền Trung. Số lượng tôm cái được đại lý cấp II

cung cấp cho các trại giống và các tổ chức cá nhân khác trung bình là
5.785±4.036 con/năm; trong đó số tôm cái được phân phối ngoài tỉnh
là 4.571±3.706 con/năm và trong tỉnh là 1.213±779 con/năm (tương
ứng 73,3% và 26,7%). Số tôm đực phân phối trung bình của đại lý cấp
II là 1.596±1.133 con/năm.


10

Ngư dân khai thác
Đại lý cấp 1 thu gom trên biển
Đại lý cấp 2
Trại giống trong tỉnh
(Cà Mau)
Trại giống các tỉnh lân cận
(Chủ yếu là Miền Trung)

Hình 3.4 : Sơ đồ phân phối tôm sú bố mẹ khai thác tự nhiên
3.1.3 Sử dụng tôm sú bố mẹ trong trại sản xuất giống
3.1.3.1 Kích cỡ tôm bố mẹ
Số lượng tôm sú mẹ cần cho mỗi đợt sản xuất trung bình là
7,7±2,6 con; kích cỡ tôm cái trung bình là 189±13 g. Số trại sử dụng
tôm cái sau cắt mắt cho đẻ liên tục nhiều đợt trong một chu kỳ lột xác
là 79,4%; số trại nuôi vỗ tái phát dục cho đẻ là 20,6%.
3.1.3.2 Nuôi vỗ tôm bố mẹ
- Xử lý tôm bố mẹ: tôm bố mẹ trước khi cho đẻ được xử lý chủ
yếu bằng các loại hóa chất như iodine (62%), formol (32%), và một số
ít trại sử dụng vikon (3%) và cefo (3%). Nồng độ iodine sử dụng là
34,1±17,2 ppm; formol là 100±28,9 ppm; vikon và cefo là 10 ppm.
- Mật độ nuôi vỗ tôm cái: mật độ nuôi vỗ tôm cái trung bình

5,63±1,05 con/m
2
; mật độ nuôi vỗ dưới 5 con/m
2
là 11,8% số trại, từ
5-6 con/m
2
là 64,7% và trên 6 con/m
2
là 23,5%. Tôm được nuôi vỗ
chủ yếu trong các thùng xốp có diện tích từ 0,3 đến 1 m
2
(97% số
trại); và bể composite và bể xi măng (3% số trại).
- Thức ăn nuôi vỗ: thức ăn nuôi vỗ của tất cả các trại là tôm ký
cư (Libanarius spp). Số trại cho tôm ăn bổ sung bằng mực là 35,3%,
gan heo 32,3%, rươi 18,2%, trùn lá 8,8%, tôm tích và thịt bò mỗi loại
5,4% với khẩu phần theo nhu cầu của tôm.

11
Tỉ lệ trung bình của tôm cái phát triển buồng trứng là 82,6±5,0%
và tôm cái cắt mắt 3,4±0,6 ngày thì đẻ trứng. Tỷ lệ đẻ và tỷ lệ sống
của tôm đạt cao (>80%).
3.1.4 Giá bán tôm sú bố mẹ năm 2007
Giá tôm bố mẹ tăng dần từ tàu khai thác đến trại sản xuất giống;
giá tôm mẹ các tàu khai thác bán cho đại lý cấp I trung bình là
709.375 đồng/con, đại lý cấp I bán lại cho đại lý cấp II và các trại
giống trong tỉnh là 826.087 đồng/con (tăng 16,5%), đại lý cấp II bán
cho các trại giống ở miền Trung là 1.321.145 đồng/con (tăng 59,9% so
với đại lý cấp I bán ra) và các trại sản xuất giống mua vào giá trung

bình là 1.950.000 đồng/con (tăng 47,6% so với đại lý cấp II). Giá tôm
đực tàu khai thác bán cho đại lý cấp I trung bình là 34.065 đồng/con,
và đại lý cấp I bán ra là 78.043 đồng/con (tăng 129%); đại lý cấp II
bán ra 109.615 đồng/con (tăng 40,5%).
3.1.5 Thuận lợi và trở ngại trong khai thác, phân phối và sử dụng
tôm sú bố mẹ.
- Thuận lợi: Số lượng tôm bố mẹ hiện nay khai thác ở Cà Mau
tăng nhanh trong những năm qua, kênh phân phối tôm bố mẹ rất chủ
động, vì nhu cầu nguồn tôm bố mẹ ở các trại sản xuất giống rất lớn
nên khi các tàu khai thác được tôm bố mẹ liền có đại lý cấp 1 trực
mua và chuyển vào cửa biển Rạch Gốc để phân phối lại cho các đại lý
cấp 2 và các trại giống, vì vậy tôm mẹ rất khỏe mạnh và cho sinh sản
tốt, Vì nguồn tôm bố mẹ dồi dào và đại lý bán tôm bố mẹ rộng khắp
nên khi các trại giống có nhu cầu chỉ cần liên hệ tới các đại lý này là
có nguồn tôm bố mẹ cung cấp đến trại. Phần lớn tôm mẹ được các trại
mua về điều tham gia sinh sản và trứng nở thành ấu trùng.
- Trở ngại: Việc đánh bắt tôm bố mẹ quá mức dẫn đến nguy
cơ là nguồn tôm này sẽ cạn kiệt, mặt khác theo đánh giá của cán bộ
kiểm tra chất lượng tôm bố mẹ và các đại lý thu mua tôm bố mẹ hiện
này thì tôm bố mẹ chất lượng tốt chiếm khoảng 10% số tôm đánh bắt
được. Thông qua các kênh phân phối tôm bố mẹ ta thấy rằng giá tôm
tăng rất cao từ tàu khai thác đến các trại sản xuất giống. Vì số lượng

12
tôm bố mẹ chất lượng thấp nên các trại phải chấp nhận mua những
tôm bố mẹ này, mặc khác các trại cho tôm đẻ nhiều lần từ đó các trại
giống gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình cho tôm mẹ đẻ, ương ấu
trùng cũng như chất lượng con giống kém nên bán giá thành thấp ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của trại.
3.2 Đặc điểm sinh sản của các nguồn tôm sú bố mẹ

3.2.1 Thành thục và sinh sản của tôm sú có nguồn gốc biển và đầm
3.2.1.1 Các yếu tố môi trường bể nuôi tôm cái
Các yếu tố môi trường trong suốt quá trình nuôi nằm trong
khoảng thích hợp và không ảnh hưởng đến quá trình thành thục và
sinh sản của tôm sú mẹ (Bảng 3.1).
Bảng 3.1: Các yếu tố môi trường trong suốt quá trình nuôi
Chỉ tiêu Nghiệm thức tôm đầm Nghiệm thức tôm biển
Sáng 28,8±0,57
28,6±0,32
Nhiệt độ (
o
C)
Chiều 29,7±0,46
29,3±0,34
Sáng 8,0±0,11
8,1±0,39
pH
Chiều 8,1±0,14
8,2±0,11
TAN (mg/L)
0,55±0,31 0,49±0,37
N-NO
2
-
(mg/L)
0,29±0,21 0,26±0,15
N-NO
3
-
(mg/L)

15,3±2,5 16,6±1,92
3.2.1.2 Tỷ lệ sống và tỷ lệ tôm đẻ sau cắt mắt
Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ sống sau khi cột cuống mắt và
tỷ lệ tôm lên trứng và đẻ là 100%.
3.2.1.3 Sự biến động hàm lượng vitellogenin trong máu theo giai
đoạn phát triển của buồng trứng tôm sú qua các lần đẻ
- Tôm sú đầm: Bảng 3.2 cho thấy trong quá trình phát triển
buồng trứng tôm sú thì hàm lượng vitellogenin thay đổi theo qui luật
tăng dần từ giai đoạn I, đạt cực đại ở giai đoạn IV, giảm xuống thấp
khi đẻ xong và lập lại chu kỳ là tăng lên ở giai đoạn II, giai đoạn III và
đạt cực đại ở giai đoạn IV ở lần đẻ tiếp theo. Bảng 3.2 cũng cho thấy
hàm lượng vitellogenin ở giai đoạn I, II của lần đẻ 1 và 2 khác biệt
nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) nhưng khác có ý nghĩa so

13
với lần đẻ 3 của tôm sau khi cắt mắt (p<0,05). Giai đoạn IV hàm
lượng vitellogenin cao nhất ở tôm đẻ lần thứ nhất (4,95±0,21
µgALP/mg protein) và giảm dần ở tôm đẻ lần thứ 2 và 3; khi tôm lột
xác đẻ lại thì hàm lượng vitellogenin ở giai đoạn IV thấp hơn có ý
nghĩa thống kê so với các lần đẻ của tôm sau khi cắt mắt ngoại trừ tôm
đẻ lần 3.
Bảng 3.2: Sự biến động hàm lượng vitellogenin (µgALP/mg protein) trong quá
trình sinh sản của tôm đầm qua các lần đẻ
Diễn giải Giai đoạn I, II Giai đoạn III Giai đoạn IV
Sau khi cắt mắt
Tôm đẻ lần 1 3,37±0,72
c
4,41±0,35
c
4,95±0,21

d
Tôm đẻ lần 2 2,69±0,70
bc
4,09±0,26
bc
4,72±0,03
c
Tôm đẻ lần 3 1,62±0,37
a
2,39±0,51
a
4,40±0,03
ab
Sau lột xác
Tôm đẻ lần 1 1,80±0,19
a
4,05±0,39
bc
4,50±0,08
b
Tôm đẻ lần 2 2,85±0,39
bc
3,73±0,45
b
4,27±0,13
a
Tôm đẻ lần 3 2,27±0,68
ab
2,77±0,36
a

4,51±0,13
b
Các số liệu trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
- Tôm sú biển: tương tự như tôm sú đầm, sự biến động của hàm
lượng vitellogenin tăng theo từng giai đoạn phát triển của buồng trứng
qua các lần đẻ, thấp nhất là ở giai đoạn I, II và cao nhất là ở giai đoạn
IV và khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tôm sau khi đẻ xong
hàm lượng vitellogenin giảm thấp và tăng lên cho lần đẻ kế tiếp (Bảng
3.3). Hàm lượng vitellogenin ở giai đoạn IV khác không ý nghĩa thống
kê (p>0,05) giữa 4 lần đẻ của tôm sau khi cắt mắt và lần đẻ thứ nhất
của tôm sau khi lột xác đẻ lại; nhưng khác có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) ở lần đẻ thứ 2 và 3 sau khi tôm lột xác. Hàm lượng
vitellogenin ở giai đoạn IV cao nhất ở lần đẻ thứ 2 sau khi cắt mắt
(8,53±0,19 µgALP/mg protein); cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
so với hàm lượng vitellogenin cao nhất của tôm sú đầm ở lần đẻ thứ
nhất (4,95±0,21 µgALP/mg protein).


14
Bảng 3.3: Sự biến động hàm lượng vitellogenin (µgALP/mg protein) trong quá
trình sinh sản của tôm biển qua các lần đẻ
Diễn giải Giai đoạn I, II Giai đoạn III Giai đoạn IV
Sau khi cắt mắt

Tôm đẻ lần 1 3,60±0,96
cd
6,01±0,45
b
8,16±0,12
c

Tôm đẻ lần 2 3,85±0,81
bc
6,55±2,08
c
8,53±0,19
c


Tôm đẻ lần 3 3,22±0,40
ab
7,48±0,86
c
8,42±0,22
c
Tôm đẻ lần 4 3,38±0,24
ab
4,64±0,36
ab
7,74±0,37
bc
Sau lột xác

Tôm đẻ lần 1 4,79±0,29
d
6,84±0,27
c
8,34±0,46
c
Tôm đẻ lần 2 3,35±0,25
ab

4,89±0,69
ab
6,63±1,49
ab
Tôm đẻ lần 3 3,08±0,22
a
4,36±0,29
a
7,13±0,91
a
Các số liệu trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
- So sánh hàm lượng vitellogenin trước khi sinh sản của tôm
sú: giai đoạn IV qua các lần để của tôm biển đều cao hơn ở tôm đầm
có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Mặt khác, khi tôm lột xác thì hàm lượng
vitellogenin giảm thấp và tăng lên nhanh khi tôm đẻ trở lại.
- Tương quan giữa hàm lượng vitellogenin và sức sinh sản của
tôm sú: Hình 3.6 cho thấy mối tương quan giữa hàm lượng
vitellogenin và sức sinh sản của cả hai nguồn tôm biển và tôm đầm
khi hàm lượng vitellogenin càng cao thì sức sinh sản càng cao.
Vitellogenin
(µgALP/mg protein)

y = 303.88x + 1890.8
R² = 0.7817
2000
2500
3000
3500
4000
4500

5000
5500
3.00 5.00 7.00 9.00
Sức sinh sản (trứng/g tôm mẹ)
Hàm lượng vitellogenin (µgALP/mg protein )

Hình 3.5: Hàm lượng Vitellogenin trước
khi đẻ của tôm biển và tôm đầm
Hình 3.6: Tương quan giữa hàm lượng
Vitellogenin và sức sinh sản
3.2.2 Ảnh hưởng số lần đẻ của tôm đến chất lượng ấu trùng và
hậu ấu trùng.
3.2.2.1 Thành thục và đẻ trứng của tôm cái
- Tỷ lệ thành thục và đẻ trứng của tôm biển: các lần đẻ 1; 2 và
3 sau khi cắt mắt có số lượng trứng cao nhất (từ 883.396 đến 913.530
trứng/tôm cái) và khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa

15
các lần đẻ; nhưng khác có ý nghĩa thống kê so với tất cả các lần tôm
đẻ tiếp theo (p<0,05). Lần đẻ thứ ba sau lột xác có số lượng trứng
trung bình thấp nhất (740.552 trứng/tôm cái). Sức sinh sản của tôm
cao nhất ở lần đẻ thứ 2 sau khi cắt mắt (4.603 trứng/g tôm cái) và thấp
nhất là ở lần đẻ thứ 3 của tôm sau khi lột xác đẻ lại (3.728 trứng/g tôm
cái). Tỷ lệ nở của tôm ở lần đẻ 1, 2 và 3 sau cắt mắt dao động từ 93-
96%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05); nhưng cao hơn có
ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các lần đẻ còn lại.
Bảng 3.4. Các chỉ tiêu sinh học của tôm biển qua các lần đẻ
Các
chỉ
tiêu

Đẻ
lần
Khối lượng
trung bình
(g)
S

con
sinh sản
Tỉ lệ
đẻ
(%)
Lượng trứng trung
bình/tôm cái
Số ấu trùng trung
bình/tôm cái
Tỉ lệ nở
(%)
1
199±7,4
5100
912.366±39.426
d
877.939± 38.283
d
96±1,1
b
2
199±7,4
5100

913.530±29.146
d
879.600±25.012
d
96±1,3
b
3
199±7,4
5100
883.396±23.529
cd
818.124±35.800
c
93±2,4
b
Sau
cắt
mắt
4
199±7,4
5100
844.810±54.537
bc
681.260±42.087
b
81±5,0
a
1
208±11
5100

857.534±19.721
bc
697.837±52.709
b
81±3,5
a
2
208±11
5100
819.236±49.007
b
658.350±45.209
b
80±1,1
a
Sau
lột
xác
đẻ lại
3
208±11
5100
740.552±39.527
a
606.813±47.199
a
82±5,1
a
Các số liệu trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
- Tỷ lệ thành thục và đẻ trứng của tôm đầm: Bảng 3.5 cho thấy

số lượng trứng trung bình/tôm cái ở lần đẻ thứ 2 sau khi cắt mắt cao
nhất; khác không có ý nghĩa thống kê so với lần đẻ 1 mà có ý nghĩa
thống kê (p<0,05) so với các lần đẻ còn lại. Lần đẻ thứ 3 của tôm sau
khi lột xác đẻ lại thấp nhất. Số lượng trứng của tôm đầm qua các lần
đẻ đều thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với các lần đẻ của tôm biển
(p<0,05). Sức sinh sản của tôm đầm thấp nhất là ở lần đẻ thứ 3 sau khi
lột xác đẻ lại là (2.952 trứng/g tôm cái); khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) so với lần đẻ 1 và 2 của tôm sau khi cắt mắt nhưng không có
ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các lần đẻ còn lại.
Tỷ lệ nở cao nhất là ở lần đẻ 2 của tôm sau khi cắt mắt và khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với lần đẻ 3 của tôm sau khi cắt
mắt và sau khi lột xác đẻ lại.




16
Bảng 3.5. Các chỉ tiêu sinh học của tôm đầm
Các chỉ
tiêu
Đẻ
lần
Khối
lượng
trung
bình (g)
Số
con
sinh
sản

Tỉ lệ
đẻ
(%)
Lượng trứng
trung bình/tôm
cái
Số ấu trùng trung
bình/tôm cái
Tỉ lệ nở
(%)
1
199±7,7
5100
678.862±50.321
bc
577.762± 52.709
c
85±3,7
c
2
199±7,7
5100
700.934±50.451
c
604.826±45.209
c
86±2,9
c
Sau
cắt mắt

3
199±7,7
5100
615.839±22.981
ab
471.636±37.403
ab
77±4,9
ab
1
210±10,4
5100
643.890±49.230
ab
522.056±27.123
b
81±3,5
bc

2
210±10,4
5100
622.995±52.623
ab
512.186±36.037
b
84±3,3
c
Sau
lột xác

đẻ lại
3
210±10,4
5100
578.322±42.366
a
431.236±14.173
a
74±6,2
a
Các số liệu trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kệ (p>0,05)
3.2.2.2 Chất lượng của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm biển và đầm
qua các lần để
a) Các yếu tố môi trường bể ương ấu trùng
Nhìn chung các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp
cho ấu trùng và hậu ấu trùng phát triển tốt (Bảng 3.6).
Bảng 3.6: Các yếu tố môi trường nước trong các bể thí nghiệm
Các yếu tố
Thời gian
Bể nuôi tôm biển Bể nuôi tôm đầm
Sáng
29,2±0,4
29,3±0,3
Nhiệt độ (
o
C)
Chiều
30,1±0,3 30,3±0,4
Sáng
7,9±0,2

7,8±0,3
pH
Chiều
8,2±0,1 8,0±0,2
TAN (mg/L)
1,3±0,6 1,4±0,5
N-NO
2
-
(mg/L)


0,6±0,2 0,5±0,1
b) Tăng trưởng của các giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng có
nguồn gốc tôm biển qua các lần đẻ
- Giai đoạn Zoea-3 và Mysis-2: tăng trưởng chiều dài của tôm
thấp nhất là ở lần đẻ thứ 3 sau khi lột xác đẻ lại và khác nhau có ý
nghĩa thống kê so với các lần đẻ còn lại (p>0,05). Ấu trùng của tôm đẻ
lần 1, 2 và 3 thì tôm giai đoạn Zoea-3 và Mysis-2 có tốc độ tăng
trưởng chiều dài cao nhất và khác có ý nghĩa thống kê so với các lần
đẻ còn lại (p<0,05) (Bảng 3.7).
- Giai đoạn PL
1
: tăng trưởng chiều dài cao nhất ở lần đẻ 2 và 3
sau cắt mắt và khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05); nhưng
khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với tất cả các lần đẻ còn lại,

17
ngoại trừ lần đẻ thứ nhất sau cắt mắt (p>0,05). Tăng trưởng chiều dài
của tôm thấp nhất là tôm của lần đẻ 3 sau khi lột xác đẻ lại (Bảng 3.7).

- Giai đoạn PL
15
: tăng trưởng chiều dài của tôm thấp nhất là ở
lần đẻ thứ 3 sau khi lột xác đẻ lại và khác có ý nghĩa thống kê so với
các lần đẻ còn lại (p<0,05). Ở lần đẻ thứ 4 sau cắt mắt thì chiều dài
của tôm khác nhau không có ý nghĩa thống kê so với lần đẻ thứ 1 của
tôm sau khi lột xác đẻ lại, nhưng khác có ý nghĩa thống kê so với các
lần đẻ còn lại của tôm sau lột xác đẻ lại (p<0,05). Tôm các giai đoạn
PL
4
, PL
8


PL
12
tuân

theo qui luật của PL
1
và PL
15
(Bảng 3.7)
Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng của ấu trùng và hậu ấu
trùng của tôm sú giảm dần qua các lần đẻ; tôm của lần đẻ thứ 1, 2 và 3
sau khi cắt mắt tăng trưởng cao nhất; thấp nhất là các lần đẻ của tôm
sau khi lột xác đẻ lại.
Bảng 3.7: Chiều dài (cm) của các giai đoạn của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú
Nguồn
tôm

Lần
đẻ
Zoea
3
Mysis
2
PL
1
PL
4
PL
8
PL
12
PL
15

1 0,31
e
0,42
e
0,54
d
0,79
e
0.93
e
1,08
f
1,24

e
2 0,31
e
0,42
e
0,55
d
0,79
e
0,92
e
1,08
f
1,23
e
3 0,31
e
0,42
e
0,55
d
0,79
e
0,92
e
1,05
e
1,19
d
Sau

cắt mắt
4 0,27
b
0.38
c
0,49
b
0,74
d
0,88
d
1,01
d
1,1
c
1 0,28
d
0,4
d
0,5
c
0,72
c
0,87
c
1,0
c
1,1
c
2 0,27

c
0,37
b
0,49
bc
0,71
b
0,85
b
0,97
b
1,08
b
Sau
lột xác
đẻ lại
3 0,25
a
0,33
a
0,43
a
0,67
a
0,82
a
0,94
a
1,03
a

Các số liệu trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
c) Tăng trưởng của các giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng có
nguồn gốc tôm đầm qua các lần đẻ
- Giai đoạn Zoea-3: tăng trưởng chiều dài của tôm tốt nhất là ở
lần đẻ thứ 1 sau cắt mắt và khác có ý nghĩa thống kê so với tất cả các
lần đẻ còn lại. Tôm của lần đẻ thứ 2 và 3 sau cắt mắt khác nhau không
có ý nghĩa thống kê; nhưng khác có ý nghĩa so với tất cả các lần đẻ
khác (p<0,05). Tăng trưởng của tôm thấp nhất là ở lần đẻ thứ 3 sau khi
lột xác đẻ lại (Bảng 3.8).
- Giai Mysis-2 và PL
1
: tăng trưởng chiều dài của tôm ở lần đẻ
thứ 1 và 2 sau khi cắt mắt khác nhau không ý nghĩa thống kê, nhưng
khác có ý nghĩa so với các lần đẻ còn lại (p<0,05) (Bảng 3.8)

18
- Giai đoạn PL
15
: tăng trưởng chiều dài của tôm tốt nhất ở các
lần đẻ sau cắt mắt và khác nhau có ý nghĩa thống (p<0,05) so với tất
cả các lần đẻ còn lại. Tăng trưởng tôm thấp nhất ở lần đẻ thứ 3 sau lột
xác đẻ lại và khác có ý nghĩa thống kê so với các lần đẻ khác
(p<0,05). Các giai đoạn PL
4
, PL
8
, PL
12
tuân theo qui luật của PL
15

(Bảng 3.8).
Bảng 3.8: Chiều dài (cm) của các giai đoạn của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm đầm
Nguồn
tôm
Lần
đẻ
Zoea
3
Mysis
2
PL
1
PL
4
PL
8
PL
12
PL
15

1 0,3
e
0,4
d
0,52
e
0,72
d
0,89

d
1,07
f
1,18
e
2 0,29
d
0,4
d
0,52
e
0,7
c
0,88
bc
1,06
e
1,14
d
Sau cắt
mắt
3 0,29
d
0,39
c
0,47
c
0,69
c
0,87

b
1,04
d
1,12
c
1 0,28
c
0,39
c
0,49d 0,69
c
0,85
cd
0,96
c
1,11
c
2 0,26
b
0,36
b
0,45b 0,66
b
0,83
a
0,93
b
0,99
b
Sau lột

xác đẻ
lại 3 0,25
a
0,33
a
0,43
a
0,64
a
0,82
a
0,88
a
0,92
a
Các số liệu trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
d) Tỷ lệ sống PL
15
của tôm cái biển và đầm qua các lần đẻ
- Tôm cái biển: bảng 3.9 cho thấy tỉ lệ sống tôm đẻ lần thứ 1 và
2 sau cắt mắt cao nhất và khác nhau không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05); nhưng khác có ý nghĩa (p<0,05) so với các lần đẻ của tôm
sau cắt mắt và sau lột xác đẻ lại. Tỉ lệ sống của tôm ở lần đẻ thứ 3 sau
cắt mắt cao và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các lần
đẻ còn lại của đợt đẻ này. Tuy nhiên, tỉ lệ sống của tôm lần đẻ 4 sau
cắt mắt và của 3 lần đẻ sau lột xác đều thấp (<50%), thấp nhất là của
tôm ở lần đẻ thứ 3 sau lột xác đẻ lại.
- Tôm cái đầm: kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ sống của tôm
PL
15

qua các lần đẻ của tôm sau cắt mắt tương đối cao và khác nhau
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05); nhưng cao hơn có ý nghĩa thống
kê so với các lần đẻ của tôm sau lột xác đẻ lại (p<0,05). Các lần đẻ
của tôm sau khi lột xác đẻ lại rất thấp. Tương tự như tôm biển, tỷ lệ
sống ở giai đoạn PL
15
giảm dần qua các lần đẻ và rất thấp ở lần đẻ 3
của tôm sau khi lột xác đẻ lại.
Như vậy, tỷ lệ sống PL15 của tôm cái biển và đầm qua các lần đẻ
sau khi cắt mắt đều cao, nhưng tôm biển luôn cao hơn tôm đầm nhưng
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).


19
Bảng 3.9: Tỷ lệ sống (%) của tôm PL
15
qua các lần đẻ của tôm biển và đầm
Gia đọan tôm Lần đẻ Tôm cái biển Tôm cái đầm
1
65,6±5,8
f
63,1±4
d

2
64,1±7,2
f
61,1±5,5
d


3
59,9±5,1
e
59,9±5,1
d

Sau cắt mắt
4
47±3,5
d
-
1
41,9±5,5
c
36,6±6,2
c

2
36,2±6,0
b
32,5±4,8
b

Sau lột xác đẻ lại
3
25,1±5,3
a
21±3,6
a


Các số liệu trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
e) Đánh giá chất lượng tôm PL
15
bằng phương pháp gây sốc
- Tôm mẹ biển: gây sốc formol thì tôm PL
15
ở lần đẻ 1; 2 và 3
sau cắt mắt đạt chất lượng tốt (<5% tôm chết) và khác nhau không có
ý nghĩa thống kê (p>0,05); nhưng khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
so với tôm đẻ lần 4 sau cắt mắt và các lần đẻ sau lột xác đẻ lại. Tôm ở
lần đẻ 4 sau cắt mắt và 3 lần đẻ sau lột xác đẻ lại có chất lượng thấp
(>5% tôm chết). Khi sốc độ mặn thì tôm PL
15
của lần đẻ 2 và 3 sau lột
xác đẻ lại có tỉ lệ chết cao (>50%), khác có ý nghĩa thống kê so với
các lần đẻ còn lại (p<0,05); trong khi tôm PL
15
ở lần đẻ 1; 2 và 3 sau
cắt mắt có tỷ lệ chết thấp nhất và đạt chất lượng tốt.
- Tôm mẹ đầm: gây sốc bằng formol thì tỷ lệ tôm PL
15
chết ở các
lần đẻ sau khi lột xác đẻ lại vượt quá giới hạn cho phép (>5% tôm
chết) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các lần đẻ của tôm sau
khi cắt mắt. Ở lần đẻ 1 và 2 của tôm sau khi cắt mắt có tỷ lệ chết rất
thấp (<5% tôm chết). Tôm gây sốc bằng độ mặn thì ở lần đẻ 1 và 2
của tôm sau khi cắt mắt có tỷ lệ tôm chết thấp nhất và khác biệt có ý
nghĩa thống kê so với tất cả các lần đẻ còn lại (p<0,05).
Bảng 3.10: Tỷ lệ PL
15

từ tôm cái biển và tôm đầm chết khi sốc formol và độ mặn
Tôm biển (%) Tôm đầm (%)
Nguồn
tôm
Lần
đẻ
Sốc formol Sốc giảm
độ mặn
Sốc formol Sốc giảm
độ mặn
1
2,9±2,1
a
11,3±7,4
a
2,9±2,1
a
15,3±6,4
a

2
3,6±2,3
a
15,3±8,3
a
4,4±2,1
ab
16±8,3
a


3
3,8±2,1
a
17,3±9,6
ab
6,4±4,1
b
25,3±12,5
b

Sau
cắt mắt
4
6,7±2,5
b
22,7±10,3
b

1
12±3,3
c
34,7±9,2
c
11,1±4,1
c
27,3±10,3
b

2
16,7±2,8

d
50±8,5
d
14,4±3,5
d
32±14,2
b

Sau lột
xác đẻ lại
3
19,6±3,8
e
51,3±11,3
e
19,1±4,8
e
46±11,8
c

Các số liệu trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

20
3.3 Nghiên cứu ứng dụng hệ thống lọc sinh học trong nuôi thành
thục tôm sú bố mẹ
3.3.1 Các yếu tố môi trường bể nuôi tôm bố mẹ
Nhìn chung, qua 4 tháng nuôi tôm bố mẹ trong bể tuần hoàn thì
hệ thống lọc sinh học vận hành tốt nên các yếu tố môi trường quan
trọng đều nằm trong giới hạn thích hợp cho tôm sú bố mẹ.
Bảng 3.11: Các yếu tố môi trường trong suốt quá trình nuôi

Chỉ tiêu Bể 1 Bể 2
Sáng
29±08 29±0,8
Nhiệt độ
Chiều
30±0,7 30±0,7
Sáng
7,8±0,05 7,8±0,04
pH
Chiều
7,9±0,05 7,8±0,04
Độ cứng (mg/L)
4870±1289 4.748±1.230
Độ kiềm (mg CaCO
3
/L)
94±4,4 84±3,1
TAN (mg/L)
0,2±0,11 0,3±0,13
N-NO
2
-
(mg/L)
0,06±0,01 0,07±0,02
N-NO
3
-
(mg/L)
17,6±1,5 18,2±2,3
3.3.2 Sinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm sú bố mẹ

- Sinh trưởng: sau 120 ngày nuôi thì khối lượng trung bình tôm
cái là 151±3,10 g và tôm đực là 99,0±13,2 g; trung bình tôm cái tăng
38,9 g/con và tôm đực tăng 32,3 g/con (Hình 3.7).
- Tỉ lệ sống: Khi kết thúc thí nghiệm (120 ngày) thì tỉ lệ sống của
tôm cái là 66,7 % và tôm đực là 50%.
0
20
40
60
80
100
120
140
160
0 30 60 90 120
Ngày
Khối lượng (gam
)
Tôm cái
Tôm đực
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90

100
0 30 60 90 120
Ngày
Tỷ lệ sống (%)
Tôm mẹ
Tôm bố
Ngày nuôi
Tỉ lệ sống (%)
Tôm cái
Tôm đực

Hình 3.7: Sinh trưởng của tôm bố mẹ
sau 120 ngày nuôi thành thục

Hình 3.8: Tỷ lệ sống của tôm sú bố mẹ
sau 120 ngày nuôi thành thục



21
3.3.3 Tỉ lệ thành thục và đẻ của tôm mẹ nuôi thành thục trong bể
Bảng 3.12 cho thấy tỷ lệ tôm đẻ sau khi cắt mắt rất cao vào lần
đẻ 1 và 2 (100%) và giảm dần ở các lần đẻ sau; đến lần đẻ thứ 3 thì tỉ
lệ tôm đẻ rất thấp (25%). Số lượng trứng trung bình cho 1 lần đẻ của
tôm cái cao; sức sinh sản dao động từ 3.783-4.234 trứng/g tôm cái.
Trứng của tôm cho sinh sản đều nở ra ấu trùng và tỷ lệ nở cao từ
58,5% đến 79%. Tôm lột xác, giao vỹ và đẻ lại thì sức sinh sản dao
động từ 4.188- 4.367 trứng/g tôm cái và tỷ lệ nở từ 66,6 đến 71%.
Kết quả cho thấy hệ thống lọc tuần hoàn trong bể phù hợp để
nuôi vỗ thành thục tôm sú bố mẹ.

Bảng 3.12: Sinh sản của tôm sú cái nuôi thành thục trong bể
Các chỉ tiêu Đẻ
lần
Kh

i
lượng TB
(g)
Tỷ lệ
đẻ
(%)
Lượng trứng
trung bình/tôm
cái
Sức sinh
sản
(trứng/g)
Lượng nauplius
trung bình/tôm
cái
Tỷ lệ
nở
(%)
1 151 100
637.195±38.490
4.234
501.288±40.150
79
2 151 100
626.493±40.002

4.163
461.018±58.969
74
Sau khi cắt
mắt
3 155 25 586.400 3.783 342.800 58,5
1 158 50
687.877±9.012
4.367
489.885±78.241
71
Sau khi lột
xác đẻ lại
2 159 25 665.942 4.188 443.541 66,6
3.4 Ảnh hưởng của thức ăn có bổ sung acid Arachidonic (ARA)
lên thành thục và sinh sản của tôm sú bố mẹ nuôi trong bể
lọc sinh học
3.4.1 Các yếu tố môi trường bể nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ
Các yếu tố môi trường bể nuôi khá ổn định trong thời gian thí
nghiệm và không chênh lệch lớn giữa các nghiệm thức. (Bảng 3.13)
Bảng 3.13. Các yếu tố môi trường trong nuôi vỗ thành thục tôm sú bố mẹ
Chỉ tiêu
Nghiệm thức không
bổ sung ARA
Nghiệm thức bổ
sung 0,45% ARA
Nghiệm thức bổ
sung 1,06% ARA
Sáng
29,0±0,4 28,9±0,5 28,9±0,4

Nhiệt
độ (
o
C)

Chiều
29,5±0,2 29,5±0,4 29,4±0,4
Sáng
7,8±0,2 7,7±0,1 7,7±0,1
pH
Chiều
7,8±0,1 7,6±0,1 7,7±0,1
Độ kiềm
125,5±7,7 129,7±7,1 130,8±7,8
TAN (mg/lít)
0,76±0,43 0,65±0,40 0,56±0,42
N-NO
2
-
(mg/lít)
0,4±0,15 0,41±0,13 0,38± 0,13
N-NO
3
-
(mg/lít)
6,23±4,3 7,08±6,0 7,18±5,4

22
3.4.2 Tăng trưởng của tôm bố mẹ
- Tôm cái: tăng trưởng của tôm ở 3 nghiệm thức khác nhau

không lớn; khối lượng trung bình của tôm cái lúc thả nuôi dao động từ
154–155 g/con và tôm đực là 63 g/con; sau 90 ngày nuôi thì khối
lượng trung bình của tôm cái ở nghiệm thức bổ sung 1,06% ARA cao
nhất là 174 g/con và thấp nhất là ở nghiệm thức không bổ sung ARA
là 173 g/con (Bảng 3.14). Sau 90 ngày nuôi ở nghiệm thức không bổ
sung ARA tăng trưởng trung bình được 17 g/tôm so với nghiệm thức
bổ sung 0,45% ARA và nghiệm thức bổ sung 1,06% ARA là 19
g/tôm.
- Tôm đực: khối lượng của tôm đực sau 90 ngày nuôi ở nghiệm
thức bổ sung 1,06% ARA cũng đạt cao nhất là 73 g/con và thấp nhất
là ở nghiệm thức không bổ sung ARA là 72 g/con (Bảng 3.14). Tăng
trưởng trung bình của tôm đực sau 90 ngày nuôi của nghiệm thức
không bổ sung ARA là 9 g/tôm, nghiệm thức bổ sung 0,45% ARA là
8 g/tôm và nghiệm thức bổ sung 1,06% ARA là 10 g/tôm.
Bảng 3.14: Tăng trưởng của tôm bố mẹ sau 90 ngày nuôi vỗ thành thục (g/cá thể)
Nghiệm thức không
bổ sung ARA
Nghiệm thức bổ sung
0,45% ARA
Nghiệm thức bổ sung
1,06% ARA
Ngày
Tôm cái Tôm đực Tôm cái Tôm đực Tôm cái Tôm đực
Bắt đầu
155±3,1 63±2,7 154±2,7 63±2,9 155±2,5 63±2,9
30
158±4,4 67±3,7 159±4,5 67±3,5 159±2,5 68±3,9
60
164±6,8 68±6,0 165±4,4 70±3,9 166±7,5 73±3,2
90

172±4,9 72±3,6 173±4,5 71±4,3 174±5,1 73±4,4
3.4.3. Tỷ lệ sống của tôm bố mẹ
- Tôm cái: sau 90 ngày nuôi thì tỉ lệ sống của tôm ở nghiệm thức
bổ sung 0,45% và 1,06% ARA tương đương nhau (55%) nhưng cao
hơn nghiệm thức không bổ sung ARA (50%).
- Tôm đực: tỉ lệ sống của tôm đực sau 90 ngày nuôi cũng thấp;
nghiệm thức không bổ sung ARA có tỷ lệ sống thấp nhất (40%) so với
nghiệm thức bổ sung 1,06% ARA là cao nhất (60%).

23
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
0 306090
Ngày
Tỷ lệ sống (%)
Nghiệm thức không bổ sung ARA
Nghiệm thức bổ sung 0, 45% ARA
Nghiệm thức bổ sung 1, 06% ARA
Ngày nuôi
Tỉ lệ sống (%)
0

10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
0306090
Ngày
Tỷ lệ sống (%)
Nghiệm thức không bổ sung ARA
Nghiệm thức bổ sung 0,45% ARA
Nghiệm thức bổ sung 1,06% ARA
Ngày nuôi
Tỉ lệ sống (%)

Hình 3.9: Tỷ lệ sống của tôm cái sau 90
ngày nuôi
Hình 10. Tỷ lệ sống của tôm đực sau 90
ngày nuôi
3.4.4 Lột xác, giao vĩ của tôm và tỉ lệ sống sau cắt mắt
Tôm nuôi được 2 tháng thì thả chung tôm cái và tôm đực để tôm
lột xác và giao vỹ. Tỉ lệ tôm lột xác và giao vỹ xảy ra ở cả 3 nghiệm
thức với tỷ lệ 100% trong thời gian 30 ngày. Tỉ lệ sống của tôm sau
cắt mắt cũng đạt 100%.
3.4.5 Tỷ lệ tôm thành thục, đẻ và nở trứng sau cắt mắt và sau lột xác
a) Sau cắt mắt

Tất cả tôm sau khi cắt mắt của các nghiệm thức đều thành thục
và tham gia sinh sản, nhưng số lần đẻ của từng cá thể của từng nghiệm
thức khác nhau (Bảng 3.15). Lần đẻ thứ 1 và 2 xảy ra ở tất cả các cá
thể tôm của ba nghiệm thức, nhưng ở lần đẻ thứ 3 thì nghiệm thức
không có ARA đạt 66,7%, trong khi tôm ở nghiệm thức có bổ sung
0,45% và 1,06% ARA là 100%.
Số lượng trứng có xu hướng tăng dần ở nghiệm thức có bổ sung
ARA vào thức ăn; đặc biệt là ở lần đẻ 2 của nghiệm thức bổ sung
1,06% ARA vào thức ăn (799.067±22.983 trứng/tôm cái) (Bảng 3.15).
Số lượng trứng qua các lần đẻ của nghiệm thức không bổ sung ARA
khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức bổ sung
0,45% và 1,06% ARA nhưng giữa hai nghiệm thức có bổ sung ARA
khác biệt không có ý nghĩa (p<0,05). Tương tự, sức sinh sản của tôm
ở nghiệm thức không có bổ sung ARA thấp hơn có ý nghĩa thống kê
so với sức sinh sản tôm ở nghiệm thức có bổ sung 0,45% và 1,06%
qua các lần đẻ (p<0,05). Không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê

×