Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giáo án điện tử môn Lịch Sử lớp 12 bài Các nước Đông bắc á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.48 KB, 6 trang )

Chương III: CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LATINH (1945-2000)
Bài 3: CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á
I. Mục tiêu bài học:
1/ Về kiến thức: Qua bài này HS:
- Biết được những biến đổi lớn lao của khu vực Đông Bắc Á (TQ, bán đảo Triều Tiên) sau CTTG II.
- Trình bày được các giai đoạn và nội dung của từng giai đoạn CMTQ từ sau 1945 đến năm 2000.
2/ Về kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp về hệ thống hóa các sự kiện LS.
- Biết khai thác các tranh ảnh để hiểu nội dung các sự kiện LS.
3/ Về thái độ, tư tưởng, tình cảm:
- Nhận thức được sự ra đời của nước CHND Trung Hoa và 2 nước trên bán đảo Triều Tiên không chỉ là
thành quả đấu tranh của nhân dân các nước này mà còn là thắng lợi chung của các dt bị áp bức trên TG.
- Nhận thức rõ quá trình xd CNXH diễn ra không theo đường thẳng tắp, bằng phẳng mà gập ghềnh khó
khăn.
II. Thiết bị, tài liệu dạy học:
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên Lịch sử 12.
2. Thiết kế giáo án Lịch sử 12 – Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Hải Châu.
3. Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12 môn Lịch sử - NXB GD.
4. Lịch sử thế giới hiện đại – NXB GD.
5. Lịch sử quan hệ quốc tế - NXB GD.
6. Lịch sử Trung Quốc – Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Huy Quý – NXB GD.
7. Hình ảnh sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng CNXH ở LX từ 1945-1973: thành tựu và ý nghĩa của nó?
- Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở LX và các nước Đông Âu?
- Dẫn chứng về sự giúp đỡ của LX đối với các nước Đông Âu về KT, KHKT, CT, QS?
- Hoàn cảnh, tình hình LB Nga trong thập niên 90?
3. Giảng bài mới:
GV giới thiệu bài mới: Sau CTTG II, cùng với sự biến đổi chung của tình hình TG, khu vực Đông Bắc Á


có nhiều biến đổi lớn với sự ra đời của 2 nhà nước trên bán đảo Triều Tiên và sự thành lập nước CHND
Trung Hoa. Các quốc gia này đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xd và phát triển đất
nước. Ở bài này, các em sẽ được tìm hiểu nét chung về khu vực Đông Bắc Á và những biến chuyển lớn lao
của quốc gia điển hình trong khu vực – Trung Quốc.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản
GVPV: Đông Bắc Á bao gồm những nước nào?
Nêu những nét chung về các nước Đông Bắc Á sau
CTTG II?
HS xem SGK trả lời, GV nhận xét, bổ sung, phân
tích, giảng giải và chốt ý:
GV nhắc lại sự phân chia phạm vi ảnh hưởng ở khu
vực Đông Bắc Á trong hội nghị Ianta.
GV: Theo thỏa thuận của hội nghị ngoại trưởng 5
nước (LX, Mĩ, Anh, Pháp, TQ) họp ở Mátxcơva
tháng 12/1945 sau CTTG II Triều Tiên tạm thời
chia làm 2 miền: Quân đội LX đóng ở Bắc vĩ tuyến
38 còn phía Nam là quân đội Mĩ. Ở MB Triều Tiên,
LX đã nghiêm chỉnh thi hành những quy định của
hội nghị Mátxcơva, ngược lại ở MN Triều Tiên Mĩ
không tuân thủ những điều đã ký kết. Mĩ đã lập nên
một chính quyền thân Mĩ do Lý Thừa Vãn đứng
đầu và tìm cách chia cắt lâu dài Triều Tiên. Tháng
8/1948 Nam Triều Tiên tiến hành tổng tuyển cử
thành lập Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc). Ở MB
Triều Tiên, LX ủng hộ tuyên bố thành lập
CHDCND Triều Tiên. Do những bất đồng về quan
điểm, tháng 6/1950 cuộc chiến tranh giữa 2 miền nổ
ra. Đến tháng 7/1953 Hiệp định đình chiến mới
được ký kết tại Bàn Môn Điếm (xem hình 7 SGK)
lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới phân chia 2 miền Nam

Bắc. Một khu phi quân sự rộng 4km sẽ ngăn cách
quân đội 2 bên. Từ đó CHDCND Triều Tiên và Hàn
Quốc trở thành 2 quốc gia đi theo những định
hướng khác nhau. Từ năm 2000, 2 nhà lãnh đạo cao
Chương III: CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LATINH
(1945-2000)
Bài 3: CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á
I/ Nét chung về khu vực Đông Bắc Á:
- Đông Bắc Á là khu vực đông dân nhất TG.
Trước CTTG II, các nước Đông Bắc Á (trừ NB)
đều bị CNTD nô dịch.
- Sau CTTG II, tình hình khu vực có nhiều biến
chuyển:
+ CMTQ thắng lợi, nước CHND Trung Hoa ra đời
(10/1949). Cuối thập niên 90, TQ thu hồi Hồng
Công, Ma Cao; Đài Loan còn duy trì chính quyền
riêng nhờ sự giúp đỡ của Mĩ
+ Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt hình thành 2 nhà
nước riêng biệt:
 Nhà nước Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc) ở phía
Nam (8/1948)
 Nhà nước CHDCND Triều Tiên ở phía Bắc
(9/1948)
nhất của 2 miền đã ký hiệp định hòa hợp 2 nước.
Mở ra bước mới trên tiến trình hòa hợp thống nhất
bán đảo Triều Tiên.
GVPV: Sau khi thành lập nhà nước, kinh tế Đông
Bắc Á phát triển như thế nào?
HS xem SGK trả lời, GV nhận xét, bổ sung, phân
tích, giảng giải và chốt ý:

GV giới thiệu diễn biến nội chiến giữa QDĐ và
ĐCS TQ => Sự thành lập nước CHND Trung Hoa
và chốt ý:
GV khai thác hình 8 SGK trang 21.
GVPV: Em biết gì về Mao Trạch Đông và những
đóng góp của ông đối với CMTQ?
HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét, bổ sung, phân
tích, giảng giải: Mao Trạch Đông (1893-1976) quê
ở Hồ Nam, xuất thân trong một gia đình nông dân
nghèo, sau trở thành phú nông nhờ buôn bán thóc
gạo. Ông tốt nghiệp trung học sư phạm, là một
trong những người sáng lập ĐCS TQ (7/1921).
Tháng 1.1935 Ông được cử nắm quyền lãnh đạo
ĐCS TQ. Từ đó ông lãnh đạo nhân dân tiến hành
kháng chiến chống Nhật (1937-1945) và cuộc đấu
tranh chống Quốc dân đảng (1946-1949) hoàn
thành thắng lợi cuộc CM dân tộc dân chủ TQ. Ngày
1/10/1949 trong không khí mittinh mừng chiến
thắng, chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố sự ra đời
của nước CHND Trung Hoa. Trong quá trình hoạt
động CM, Mao Trạch Đông đã viết nhiều tác phẩm
về triết học, quân sự chính trị. Sau này ĐCS TQ coi
tư tưởng Mao Trạch Đông là cơ sở tư tưởng đầu
tiên của CMTQ.
GVPV: Sự ra đời của nhà nước CHND Trung Hoa
có ý nghĩa gì đối với TQ, phong trào CMTG và hệ
thống XHCN?
HS xem SGK trả lời, GV nhận xét, bổ sung, phân
tích, giảng giải và chốt ý:
* Thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới

(1949-1959):
-Nhiệm vụ: đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc
hậu, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục.
-Thành tựu:
+1950-1952 hoàn thành khôi phục kinh tế, cải cách
ruộng đất.
+1953-1957 thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm.
1957 sản lượng CN tăng 140%, NN tăng 25%, tự
sản xuất 60% máy móc, văn hóa, giáo dục có những
bước tiến lớn.
-Đối ngoại: thi hành chính sách tích cực nhằm củng
- Sau khi thành lập, các nước Đông Bắc Á bắt tay
xây dựng và phát triển kinh tế đạt được những
thành tựu to lớn: Hàn Quốc, Hồng Công, Đài
Loan trở thành những con rồng kinh tế châu Á,
kinh tế Nhật Bản đứng thứ hai TG, TQ có tốc độ
tăng trưởng cao nhất TG.
II/ Trung Quốc:
1/ Sự thành lập nước CHND Trung Hoa và
thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới
(1949-1959):
*Sự thành lập:
-Sau khi chiến tranh chống Nhật kết thúc, ở Trung
Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng
và Đảng cộng sản (1946-1949).
+Giai đoạn 1: 7/1946 đến 6/1947 ĐCS phòng ngự
tích cực.
+Giai đoạn 2: 6/1947 đến 10/1949 ĐCS phản
công. Cuối 1949 nội chiến kết thúc, thắng lợi
thuộc về Đảng cộng sản.

-1/10/1949 nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
được thành lập.
-Ý nghĩa:
+Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thắng
lợi chấm dứt ách thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn
dư phong kiến, đưa Trung Quốc tiến lên CNXH.
+Tăng cường lực lượng cho hệ thống XHCN.
+Ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng
dân tộc trên TG.
cố hòa bình, thúc đẩy sự phát triển của phong trào
CMTG.
GV chốt nội dung cơ bản:
-Với việc thực hiện đường lối 3 ngọn cờ hồng
(Đường lối chung, Đại nhảy vọt, Công xã nhân dân)
từ 1959-1978 TQ lâm vào tình trạng không ổn định
về KT, CT, XH.
-Hậu quả:
+Kinh tế: SX ngưng trệ, nạn đói diễn ra trầm trọng.
+Chính trị: nội bộ Ban lãnh đạo TQ bất đồng gay
gắt về đường lối và tranh giành quyền lực, đỉnh cao
là cuộc Đại CMVH vô sản (1966-1976).
+XH: đời sống nhân dân khó khăn.
-Đối ngoại:
+Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của các
nước Á, Phi, Mĩ latinh.
+Xảy ra xung đột biên giới với Ấn Độ (1962), với
LX (1969).
+Từ 1972 quan hệ hòa dịu với Mĩ.
GVPV: Ai là người khởi xướng đường lối cải cách
mở cửa ở TQ? Nêu nội dung cải cách mở cửa?

HS xem SGK trả lời, GV nhận xét, bổ sung, phân
tích, giảng giải và chốt ý:
GVPV: TQ đã đạt được những thành tựu gì trong
công cuộc cải cách mở cửa?
HS xem SGK trả lời, GV nhận xét, bổ sung, phân
tích, dẫn chứng và kết luận:
GVPV: Quan sát hình 9 SGK, nhận xét sự phát triển
kinh tế TQ sau 20 năm đổi mới?
HS xem SGK trả lời, GV nhận xét, bổ sung, phân
tích, giảng giải và chốt ý: Thành phố Thượng Hải
có diện tích 6311 km
2
, dân số 13,04 triệu người
(2001). Đây là thành phố lớn có đầu mối giao thông
và cửa khẩu buôn bán với nước ngoài, là thành phố
công nghiệp lớn nhất TQ. Quan sát ảnh các em thấy
có sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế TQ, những tòa
nhà cao tầng, trung tâm CN, thương mại… đặc biệt
là hệ thống giao thông dày đặc với những cây cầu
lớn, nhiều làn đường… thể hiện sự phát triển kinh
tế mạnh mẽ.
GV giới thiệu chính sách đối ngoại của TQ thời kỳ
này và chốt ý:
GVPV: Căn cứ những thành tựu TQ đã đạt được,
rút ra ý nghĩa và bài học cho VN?
HS xem SGK trả lời, GV nhận xét, bổ sung, phân
tích, giảng giải và chốt ý:
-Chứng minh sự đúng đắn của đường lối cải cách,
tăng cường sức mạnh và vị thế của TQ.
-VN học tập việc xd đổi mới đất nước lấy phát triển

kinh tế làm trung tâm, phát triển kinh tế nhiều thành
2/ Trung Quốc những năm không ổn định
(1959-1978): (xem SGK)
3/ Công cuộc cải cách mở cửa (từ năm 1978):
-Tháng 12/1978 Đặng Tiểu Bình khởi xướng
đường lối mới mở đầu cho công cuộc cải cách
kinh tế xã hội và được nâng lên thành đường lối
chung.
-Nội dung: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm,
tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế
kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường
XHCN nhằm hiện đại hóa và xây dựng CNXH
mang đặc sắc Trung Quốc với mục tiêu biến
Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và
văn minh.
-Thành tựu:
+Kinh tế: tiến bộ nhanh chóng GDP tăng 8%/năm,
năm 2000 GDP đạt 1080 tỉ USD, tăng tỉ trọng CN,
dịch vụ, thu nhập bình quân đầu người tăng vọt.
+KHKT: Trung Quốc thử thành công bom nguyên
tử, phóng tàu vũ trụ bay vào không gian.
+Văn hóa, giáo dục ngày càng phát triển.
-Đối ngoại:
+Bình thường hóa quan hệ với LX, Mông Cổ, In-
đô-nê-xi-a, VN.
+Mở rộng hợp tác với nhiều nước trên TG, nâng
cao vai trò và địa vị quốc tế của TQ.
+Thu hồi Hồng Công 1997, Ma Cao 1999, Đài
Loan còn duy trì chính quyền riêng.
phần định hướng XHCN.

4. Củng cố bài học:
-Những biến đổi của khu vực Đông Bắc Á.
-Sự thành lập nước CHND Trung Hoa, ý nghĩa.
-Thời gian, đường lối, thành tựu cải cách mở cửa
của TQ.
5. Dặn dò:
-Học bài, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
-Tìm hiểu thêm về các thành phố và các công trình
kiến trúc của TQ.
-Chuẩn bị bài 4: “Các nước Đông Nam Á và Ấn
Độ”.

×