Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

tạp chí kinh tế đối ngoại đề tài HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG THỂ CHẾ KINH TẾ Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.1 KB, 17 trang )

HỒN THIỆN MƠI TRƯỜNG THỂ CHẾ KINH TẾ Ở VIỆT NAM TRONG
Q TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

HỒN THIỆN MÔI TRƯỜNG THỂ CHẾ KINH TẾ Ở VIỆT NAM TRONG
QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
TS Phạm Thị Hồng Điệp[1]
Đặt vấn đề
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO) kể từ tháng 1 năm 2007. Đây là một sự kiện
đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam. Trong suốt quá trình đàm phán gia nhập các
tổ chức kinh tế quốc tế, đặc biệt là WTO, Việt Nam đã thực hiện
nhiều cải cách quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Thể chế
kinh tế chính là lĩnh vực thể hiện rõ nét hơn cả những thay đổi
trong quá trình hội nhập. Quan hệ tương tác giữa việc xây dựng và
hoàn thiện các cơ chế, chính sách kinh tế, cải cách bộ máy, thủ tục
hành chính với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng chặt
chẽ hơn. Môi trường thể chế kinh tế của Việt Nam đã từng bước


được hoàn thiện. Bài viết này đánh giá những thành quả cơ bản của
việc hồn thiện mơi trường thể chế kinh tế ở Việt Nam trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế, chỉ ra những điểm tồn tại và đề xuất
một số kiến nghị góp phần tiếp tục hồn thiện môi trường thể chế
kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế
thế giới.
1. Những thành quả hồn thiện mơi trường thể chế kinh tế của
Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Có thể nhận thấy, mơi trường thể chế kinh tế của Việt Nam đã được
từng bước hoàn thiện trên ba phương diện cơ bản: hoàn thiện hệ
thống luật pháp, nhất là luật pháp về kinh tế, hoàn thiện thể chế


kinh tế thị trường và cải cách hành chính.
1.1.
nhập

Hệ thống luật pháp được hoàn thiện theo yêu cầu hội

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và chuẩn bị cho việc gia
nhập WTO, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
thông qua nhiều đạo luật tạo hành lang pháp lý phù hợp cho hội
nhập. Trong số các quy định pháp luật, hệ thống quy định pháp luật
kinh tế được ưu tiên sửa đổi và ban hành mới. Trước hết phải kể
đến Luật đầu tư nước ngồi năm 1987, là văn bản luật đầu tiên góp
phần tạo ra khung pháp lý cho việc hình thành nền kinh tế thị
trường tại Việt Nam, tạo khuôn khổ pháp lý cơ bản cho các hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam. Luật đã có một số
lần được sửa đổi, bổ sung, nổi bật là các lần sửa đổi vào những năm
1996 và năm 2002 nhằm tạo mơi trường đầu tư thơng thống, hấp
dẫn hơn để khuyến khích các nhà đầu tư nuớc ngồi đầu tư vào
những mục tiêu trọng điểm và những lĩnh vực ưu tiên, nhất là trong
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hướng vào xuất khẩu và các
vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.


Năm 1991 Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty ra đời. Hiến
pháp sửa đổi năm 1992 đã khẳng định đảm bảo sự tồn tại và phát
triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ
chế thị trường và khu vực đầu tư nước ngoài. Tiếp theo đó là hàng
loạt các đạo luật quan trọng của nền kinh tế thị trường đã được
hình thành tại Việt Nam như Luật đất đai, Luật thuế, Luật phá sản,
Luật môi trường, Luật lao động và hàng trăm các văn bản pháp

lệnh, nghị định của chính phủ đã được ban hành nhằm cụ thể hóa
việc thực hiện luật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên đáng kể phải bàn đến là Luật doanh nghiệp sửa đổi ban
hành vào cuối năm 2000 đã cải thiện môi trường đầu tư cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước. Từ khi Luật doanh nghiệp có
hiệu lực thi hành đến nay, 160 loại giấy phép không phù hợp với các
quy định của Luật doanh nghiệp đã được bãi bỏ, tạo nên bước đột
phá về cải cách hành chính, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm;
phân định rõ quyền sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với hoạt
động quản lý nhà nước. Luật doanh nghiệp được sửa đổi năm 2000
đã tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân. Bộ
luật này đã thể chế hóa quyền tự do kinh doanh của các cá nhân
trong tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm, dỡ bỏ những
rào cản về hành chính đang làm trở ngại đến hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp như cấp giấy phép, thủ tục, các loại phí…
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, qua 6 năm thi hành Luật doanh nghiệp
(2000 -2005), đã có 160.752 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh,
nâng tổng số đang hoạt động tại Việt Nam đến cuối năm 2005 lên
trên 190.000[2].
Đặc biệt vào cuối năm 2005, Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật
quan trọng nhằm cải thiện hơn nữa mơi trường đầu tư, kinh doanh,
trong đó có Luật đầu tư (chung) và Luật doanh nghiệp (thống
nhất). Luật đầu tư đã có những quy định thể hiện sự đối xử bình
đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, loại bỏ một


số ưu đãi đối với thuế quan, tín dụng xuất khẩu và tín dụng đầu tư,
tỉ lệ nội địa hố, tỉ lệ xuất khẩu, ưu tiên mua nguyên liệu trong
nước… Từ 1/7/2006, Luật doanh nghiệp 2005 (áp dụng chung cho
cả doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài) đã có hiệu lực,

tạo ra sự bình đẳng trong quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp,
khơng phân biệt hình thức sở hữu. Theo số liệu thống kê, tính đến
tháng 12-2009 ước tổng số có hơn 460.000 doanh nghiệp đăng ký
kinh doanh theo Luật doanh nghiệp, tăng 15 lần so với 10 năm
trước[3]. Tính chung, Việt Nam đã đạt tỷ lệ 5 doanh nghiệp trên
1.000 dân và đang tiếp cận dần tới mức trung bình 9-10 doanh
nghiệp trên 1.000 dân của nhiều nước trong khu vực.
Cùng với Luật doanh nghiệp, việc ban hành Luật đầu tư 2005 đã tạo
bước tiến dài trong việc điều chỉnh, cải tiến môi trường đầu tư của
Việt Nam để tạo thêm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, việc đẩy mạnh tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho
các nhà đầu tư nước ngoài, chỉnh sửa thuế thu nhập cá nhân theo
hướng hạ thấp mức thuế, đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế một cửa,
giảm giá dịch vụ viễn thông xuống ngang bằng mức giá tại các
nước trong khu vực, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng lĩnh vực đầu
tư, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được đầu tư vào một số
lĩnh vực trước đây chưa cho phép như viễn thơng, bảo hiểm, kinh
doanh siêu thị, ngân hàng… cũng góp phần tạo nên một môi trường
đầu tư hấp dẫn hơn ở Việt Nam.
Luật sở hữu trí tuệ được Quốc hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thơng qua ngày 19 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006. Đây là một bước tiến trong việc
bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, đánh dấu một
mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể nói,
với việc thơng qua một đạo luật thống nhất về sở hữu trí tuệ, hệ
thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã xích lại gần hơn
với thế giới. Một trong những nội dung quan trọng của việc thực thi


quyền sở hữu trí tuệ được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ năm

2006 là vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Luật dành riêng một
phần gồm 3 chương, 22 điều quy định về vấn đề này, bao gồm các
nội dung về quyền tự bảo vệ của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, các
biện pháp xử lý về hành chính, dân sự, hình sự hành vi xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ, kiểm sốt hàng hố xuất khẩu, nhập khẩu liên
quan đến sở hữu trí tuệ...
1.2.
triển

Thể chế kinh tế thị trường tiếp tục được xây dựng và phát

Cùng với việc xây dựng luật, các thể chế thị trường ở Việt Nam cũng
từng bước được hình thành. Chính phủ đã chủ trương xóa bỏ cơ chế
tập trung, bao cấp, nhấn mạnh quan hệ hàng hóa - tiền tệ, tập
trung vào các biện pháp quản lý kinh tế, thành lập hàng loạt các tổ
chức tài chính, ngân hàng, hình thành các thị trường cơ bản như thị
trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường hàng hóa, thị trường
đất đai… Trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường và hội
nhập kinh tế quốc tế, khung pháp lý để phát triển các loại thị
trường tiếp tục được xây dựng và hồn thiện.
Đối với thị trường hàng hóa, một số rào cản từng bước được gỡ bỏ
theo Hiệp định chung về thương mại, dịch vụ của WTO. Bộ Công
thương ban hành thông tư số 09/2007/TT-BTM hướng dẫn thi
hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt
động liêu quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam. Thông tư hướng dẫn này là
một bước quan trọng trong việc thực hiện các cam kết WTO.
Để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, kiểm soát tình trạng hàng
nhái, hàng giả, tăng giá bất hợp lý, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng được Quốc hội ban hành ngày 30 tháng 11 năm 2010. Luật

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực (từ ngày 01 tháng 07
năm 2011) đã tạo hành lang pháp lý vững chắc bảo vệ quyền lợi


cho người tiêu dùng tại Việt Nam. Trước đó, năm 2007 và năm
2008, một loạt văn bản liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng được ban hành đã tạo nên nền tảng pháp lý cho việc bảo vệ
quyền lợi cho người tiêu dùng.
Đối với thị trường các yếu tố sản xuất, Luật đất đai ban hành năm
2003 được tiếp tục sửa đổi vào năm 2010. Bộ Luật lao động được
bổ sung, sửa đổi năm 2007 và một loạt các văn bản dưới luật được
ban hành, như hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động về việc làm
hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng. Luật Bảo hiểm xã
hội và bảo hiểm thất nghiệp đã được thông qua năm 2008, và một
số văn bản hướng dẫn thực hiện cũng đã được ban hành.
Trong 5 năm qua, khung pháp lý để điều tiết thị trường chứng
khoán liên tục được hồn thiện gồm: Luật chứng khốn, Nghị định
số 14/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Chứng khốn, Nghị định số 36/2007/NĐ-CP của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn và thị trường
chứng khoán, được ban hành năm 2007, và gần đây có Quyết định
55/2009/QĐ-TTg ngày 15/4/2009 Về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư
nước ngoài trên thị trường chứng khốn Việt Nam..
Lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm có Nghị định 45/2007/NĐ- CP ngày
27/3/2007 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh
doanh bảo hiểm. Nhờ khung pháp lý liên tục được hồn thiện theo
hướng xóa bỏ độc quyền, tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các
thành phần kinh tế và cam kết mở cửa thị trường, thị trường dịch
vụ bảo hiểm ở Việt Nam cũng phát triển khá mạnh trong những
năm gần đây với việc tham gia mạnh mẽ hơn của khu vực tư nhân

trong và ngồi nước.Luật Viễn thơng đã được Quốc hội thơng qua
tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá 12, năm 2009 và Luật Bưu chính
cũng đã được thơng qua năm 2010, có hiệu lực từ năm 2011.


Từ khi gia nhập WTO đến nay, để thực hiện các tiêu chí về một nền
kinh tế thị trường, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để giảm sự kiểm
sốt của Chính phủ đối với việc phân bổ nguồn lực và giá cả. Quản
lý nhà nước được phân quyền và phân cấp mạnh mẽ xuống đến cơ
sở, theo đó người dân được tham gia vào quá trình phân bổ nguồn
lực công tại địa phương. Những nỗ lực này được thể hiện rõ trong
các văn bản luật mới ban hành hoặc sửa đổi, hoặc các nghị định,
quyết định do Chính phủ ban hành, như Luật ngân sách nhà nước
năm 2002. Về giá cả, Nhà nước và doanh nghiệp đã và đang thực
hiện lộ trình chuyển sang giá thị trường đối với một số hàng hoá
dịch vụ như điện, than, nước sạch, xăng dầu.
1.3.

Cải cách hành chính được đẩy mạnh

Cải cách hành chính được Đảng và Nhà nước Việt Nam hết sức
quan tâm trong q trình đổi mới tồn diện đất nước và hội nhập
kinh tế quốc tế. Mục tiêu cải cách hành chính là xây dựng một nền
hành chính vững mạnh, trong sạch, hiệu quả, tạo điều kiện thuận
lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Cải cách hành chính đã và đang
được tiến hành đồng bộ trên bốn mặt: cải cách thể chế hành chính,
cải cách bộ máy, xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước và
quản lý tài chính cơng.
Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành, sửa đổi,
bổ sung các văn bản pháp luật quan trọng phù hợp với cơ chế thị

trường và yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, làm cơ sở pháp lý
cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Các cơ quan chức năng cũng đã rà
soát lại hệ thống văn bản pháp quy, hủy bỏ những văn bản lạc hậu,
trùng lặp, loại bỏ những thủ tục khơng cịn phù hợp, giảm phiền hà
cho doanh nghiệp và nhân dân trong hoạt động kinh doanh và quan
hệ dân sự. Thủ tục đăng ký kinh doanh được đơn giản hóa, giấy
phép kinh doanh được bãi bỏ, đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập
khẩu, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị, cải cách một
cách cơ bản thủ tục hải quan, giảm thời gian thẩm định cấp giấy


phép đầu tư nước ngồi, miễn trừ các loại phí và lệ phí khơng phù
hợp… Cùng với các thể chế kinh tế, việc xây dựng và hoàn thiện thể
chế về đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dân chủ
hóa kinh tế và đời sống xã hội đã có bước tiến đáng kể, góp phần
quan trọng vào ổn định xã hội, khai thác và phát huy các nguồn lực
để phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thành công nổi bật của cải cách thể chế hành chính là giảm dần thể
chế hành chính đơn thuần sang thể chế kinh tế, phát huy tính chủ
động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của các cấp, bảo đảm quyền
tự chủ của doanh nghiệp và cơng dân. Hình thành cơ sở pháp lý
phân biệt quản lý nhà nước với quản lý sản xuất – kinh doanh và
các hoạt động sự nghiệp dịch vụ công, thúc đẩy xã hội hóa, phân
cơng, phân cấp.
Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong hệ thống hành chính
nhà nước được điều chỉnh từng bước phù hợp với yêu cầu quản lý
nhà nước trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Các cơ
quan quản lý nhà nước tập trung vào những vấn để quan trọng ở
tầm vĩ mô như xây dựng chiến lược, quy hoạch, pháp luật, chính
sách, hướng dẫn, tạo mơi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh,

giảm dần đầu tư nhà nước vào các cơ sở kinh tế, hướng trọng tâm
vào những lĩnh vực công cộng. Đã thực hiện điều chỉnh chức năng
quản lý nhà nước giữa các cấp cho phù hợp với tình hình thực tiễn
và yêu cầu của hội nhập trên nguyên tắc mỗi việc chỉ do một cơ
quan phụ trách, khắc phục sự trùng lặp, chồng chéo về chức năng
nhiệm vụ. Chính quyền địa phương được phân cấp nhiều hơn, nhất
là trong lĩnh vực ngân sách, tài chính, biên chế, đầu tư, đất đai, y tế,
giáo dục…
Chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức trong bộ máy hành chính nhà
nước được nâng lên. Phần lớn cơng chức hành chính có năng lực,
trình độ, kỹ năng đáp ứng địi hỏi của một nền hành chính chuyên
nghiệp, hiện đại. Pháp lệnh Cán bộ, Công chức năm 1998 qua hai


lần sửa đổi năm 2001 và 2003, đến năm 2008 được nâng cấp lên
thành Luật Cán bộ, Công chức. Luật đã có sự phân loại khá rõ đối
tượng cán bộ, công chức, tạo căn cứ pháp lý để định ra u cầu, tiêu
chuẩn về trình độ, năng lực chun mơn, phẩm chất và chế độ, chính
sách đãi ngộ tương ứng.
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang tiếp tục thực hiện kế hoạch tổng
thể Cải cách hành chính cơng được khởi động vào cuối thập niên 90
thế kỷ XX, bao gồm các vấn đề về phân cấp, xác định chức năng, hiện
đại hóa quản lý tài chính cơng, chính phủ điện tử, cải cách hệ thống
công chức và các vấn đề khác. Nhiều mục tiêu của cải cách hành
chính đã được đưa ra, và đã đạt được một số thành tựu nhất định,
đặc biệt là trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính. Cải cách
hành chính được thúc đẩy nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nền
kinh tế, tạo mơi trường thuận lợi và đầy đủ hơn cho hoạt động kinh
doanh, phát huy mọi nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế.
2. Những vấn đề đặt ra trong hồn thiện mơi trường thể chế kinh tế

ở Việt Nam theo yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế
Sau 5 năm kể từ thời điểm chính thức gia nhập WTO, mơi trường
thể chế kinh tế của Việt Nam đã có những thay đổi tích cực trên
nhiều khía cạnh. Song, theo yêu cầu thượng tôn pháp luật, không
phân biệt đối xử và minh bạch… của WTO và các tổ chức kinh tế
quốc tế khác, môi trường thể chế kinh tế của Việt Nam cịn có nhiều
vấn đề cần tiếp tục hồn thiện.
Một là, hệ thống pháp luật cịn thiếu tồn diện, chưa đồng bộ. Nhiều
luật của Việt Nam chưa đầy đủ nội dung cần thiết, chưa có khả
năng bao qt tình huống pháp luật có liên quan nên cần rất nhiều
văn bản hướng dẫn của cơ quan hành pháp dưới dạng thông tư,
nghị định mới có thể áp dụng. Ví dụ Luật doanh nghiệp – một văn
bản luật được coi là có nhiều quy định mang tính đột phá về đảm
bảo các nguyên tắc của thể chế kinh tế thị trường - sau khi được


thông qua đã phải chờ một hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành
về đăng ký kinh doanh, về chuyển đổi cơng ty nhà nước, về chuyển
đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, về vấn đề chủ sở hữu
đối với phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn… Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình
trạng chệch hướng trong thực thi quy phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, các văn bản do Chính phủ và các bộ, ngành, địa
phương ban hành hiện còn chiếm tỷ trọng khá lớn trong hệ thống
các văn bản quy phạm pháp luật. Việc tồn tại nhiều văn bản quy
phạm pháp luật do nhiều cơ quan khác nhau ban hành về cùng một
vấn đề tại các thời điểm khác nhau đã gây nên tình trạng chồng
chéo, có khi cịn mâu thuẫn về nội dung áp dụng. Có trường hợp khi
ban hành văn bản mới khơng ghi rõ các văn bản liên quan bị thay
thế hoặc bãi bỏ nên đã làm cho hệ thống pháp luật rườm rà, khó

kiểm sốt và khó tiếp cận. Cơ chế kiểm tra, giám sát trước và sau về
tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật, nhất
là các văn bản do các bộ, ngành, địa phương ban hành chưa được
tổ chức thực hiện tốt.
Một số văn bản pháp luật quan trọng đã ban hành song hiệu lực
thực thi chưa cao. Chẳng hạn như luật Phá sản mặc dù đã được
Quốc hội phê chuẩn để ban hành từ năm 1993 và được sửa đổi, bổ
sung năm 2004 nhưng vẫn chưa có đầy đủ các văn bản hướng dẫn
thi hành nên nhiều vụ việc phá sản chưa có cơ sở pháp lý đồng bộ để
thực hiện. Tương tự như vậy, cạnh tranh là một hành vi cơ bản và
mang tính quyết định thắng lợi của các nhà đầu tư trong nền kinh
tế thị trường. Trong khi đó, luật Cạnh tranh được ban hành từ năm
2004 song hiệu lực thực thi vẫn chưa thể nhìn rõ. Cịn có nhiều văn
bản pháp luật bổ trợ cho các vấn đề cạnh tranh, độc quyền, bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp, bảo hộ người tiêu dùng… có hiệu lực
thực thi thấp. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là
vì hiện nay, hệ thống pháp luật của Việt Nam được xây dựng vẫn


chủ yếu nhằm tăng cường hoặc duy trì sự quản lý của nhà nước,
hoặc chú trọng thái quá đến việc tạo ra các khuôn phép buộc các
đối tượng điều chỉnh của pháp luật phải thực hiện, trong khi coi nhẹ
cơ chế tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước xã hội của các
đối tượng được điều chỉnh.
Hai là, thể chế kinh tế thị trường còn thiếu đồng bộ, đặc biệt là đối
với thị trường cơng nghệ, thị trường tài chính, bất động sản… Mặc
dù Việt Nam đã quan tâm xây dựng các thể chế khoa học và công
nghệ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực và trình độ
cơng nghệ song những thể chế đó chưa đầy đủ hoặc chưa đủ mạnh
nên tác động đem lại còn rất hạn chế. Thể chế vận hành của thị

trường tài chính cũng còn chưa theo kịp những đòi hỏi của đời sống
kinh tế, xã hội; thị trường tài chính nói chung, thị trường tiền tệ và
thị trường vốn nói riêng cịn ở trình độ phát triển tương đối thấp;
mối liên kết, tác động qua lại giữa các thị trường trong hệ thống
còn thiếu chặt chẽ, hệ thống ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, tính
minh bạch thơng tin chưa thường xun được đảm bảo. Liên quan
đến thị trường bất động sản cũng còn nhiều vấn đề thể chế cần
được xem xét, chẳng hạn như các chính sách đất đai, quy hoạch,
đầu tư, tài chính… cịn dàn trải, chưa khuyến khích việc kinh doanh
bất động sản, thiếu tính hợp lý; việc xây dựng cơ sở pháp lý cần
thiết để điều chỉnh sự vận hành của thị trường bất động sản – một
loại thị trường nhạy cảm và rất phức tạp – còn chậm, gây cản trở
đáng kể cho sự phát triển của thị trường bất động sản ở Việt Nam.
Ba là, vẫn cịn nhiều thủ tục hành chính khơng hợp lý, phức tạp, gây
phiền hà cho dân và cho doanh nghiệp. Năng lực và phẩm chất của
một bộ phận cán bộ công chức quản lý nhà nước về kinh tế chưa
đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa,
hội nhập. Một số cán bộ công chức thiếu kiến thức và kỹ năng quản
lý mới, thiếu tính nhạy bén thị trường, trách nhiệm thực thi công vụ
chưa cao. Quy trình làm việc của cán bộ, cơng chức quản lý nhà


nước cịn thiếu tính chun nghiệp. Dấu ấn của cơ chế tập trung
quan liêu còn đậm nét trong điều hành và tổ chức công việc của các
cơ quan, thể hiện ở số lượng giấy tờ hành chính gia tăng, thẩm
quyền và trách nhiệm giải quyết công việc của từng cán bộ, công
chức chưa rõ, đặc biệt khâu phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà
nước trong quá trình giải quyết cơng việc cịn yếu. Trang thiết bị,
điều kiện làm việc của cơ quan hành chính nhà nước cịn nhiều hạn
chế. Việc triển khai áp dụng các giải pháp kỹ thuật, nhất là công

nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước còn chậm và hiệu
quả thấp. Chủ trương hiện đại hóa nền hành chính, thu hẹp khoảng
cách tụt hậu so với các nước trong khu vực như Chương trình tổng
thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 và cho
giai đoạn tiếp theo vẫn còn là một thách thức lớn.
3. Một số kiến nghị góp phần tiếp tục hồn thiện mơi trường thể chế
kinh tế ở Việt Nam theo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
3.1. Hồn thiện khn khổ pháp lý và hệ thống luật pháp
Khuôn khổ pháp lý phải nhất quán, đồng bộ, ổn định và đảm bảo
thực thi trong thực tế. Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống
luật pháp theo 16 hiệp định đa phương của WTO đã ký kết nhằm
tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, phù hợp với những yêu
cầu, nguyên tắc của WTO về đối xử quốc gia và tối huệ quốc. Đẩy
mạnh việc sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản, quy phạm pháp
luật phục vụ cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
trên cơ sở đối chiếu, so sánh với các cam kết, chuẩn mực trong các
điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, tạo sự phù hợp giữa
pháp luật trong nước và quốc tế, đảm bảo thực hiện đúng các cam
kết quốc tế trong hội nhập. Khẩn trương rà soát các văn bản hướng
dẫn thi hành luật để loại bỏ những văn bản chồng chéo, trùng lắp,
trái ngược nhau, không phù hợp với thực tế và thiếu tính khả thi,
đồng thời nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật để
có thể có hiệu lực trương đối ổn định trong một thời gian nhất định.


3.2. Phát triển đồng bộ các loại thị trường
Về thị trường hàng hóa và dịch vụ: Cần phát triển thị trường nội địa
theo hướng ổn định, văn minh, hiện đại… phù hợp với các xu hướng
chung của hội nhập kinh tế quốc tế. Mở cửa thị trường cho dịch vụ
phân phối theo các cam kết với WTO, nhưng cũng cần phải có lộ

trình, để hạn chế những rủi ro cho thị trường nội địa, tạo động lực
cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước. Tiếp tục tự do hoá
thương mại trên cơ sở thực hiện các cam kết song phương, đa
phương và theo thông lệ quốc tế; giảm dần các biện pháp bảo hộ
thuế quan và phi thuế quan phù hợp với cam kết đã ký kết. Có chính
sách tạo bước phát triển nhanh, mạnh và toàn diện thị trường dịch
vụ nhất là những dịch vụ có giá trị gia tăng lớn như: dịch vụ viễn
thông, dịch vụ thực hiện phần mềm, dịch vụ tư vấn khoa học kỹ
thuật…
Về thị trường tài chính: Cần phát huy vai trị điều tiết thị trường
tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước như một ngân hàng trung ương
hiện đại để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và kiểm sốt lạm
phát. Tạo mơi trường pháp lý thuận lợi, thu hút nhiều loại hình chủ
thể tham gia vào thị trường tiền tệ. Hoàn thiện hệ thống luật pháp,
cơ chế, chính sách cho sự hoạt động và phát triển lành mạnh của thị
trường chứng khoán.
Về thị trường bất động sản: Cần sớm có qui định bắt buộc các tổ
chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải bán nhà và chuyển
quyền sử dụng đất tại các dự án thông qua Sàn giao dịch, Trung
tâm giao dịch bất động sản theo Luật Kinh doanh Bất động sản - để
mọi đối tượng có nhu cầu được tiếp cận trực tiếp các thông tin mua
bán, hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại thu lời bất chính.
Về thị trường lao động: Đổi mới cơ chế điều tiết quan hệ giữa cung
và cầu về số lượng và chất lượng lao động trên thị trường. Hỗ trợ
phát triển kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn để tạo thêm công ăn


việc làm, tham gia vào thị trường lao động khu vực và quốc
tế để đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Thúc đẩy việc mở rộng hoạt
động giao dịch trên thị trường lao động, phát triển hệ thống trung

tâm giới thiệu việc làm.
Về thị trường cơng nghệ: Sớm rà sốt, sửa đổi, bổ sung và ban hành
mới những văn bản dưới luật liên quan tới sở hữu trí tuệ cho phù
hợp với thơng lệ quốc tế và tiến trình hội nhập của Việt Nam. Đổi
mới công tác quản lý và tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ
theo hướng thương mại hố; Kiện tồn bộ máy quản lý nhà nước về
tài chính - kế tốn trong chuyển giao cơng nghệ, sở hữu trí tuệ, thị
trường khoa học và cơng nghệ nhằm tăng cường đóng góp của
khoa học và cơng nghệ vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội.
3.3. Đẩy mạnh cải cách hành chính
Cần kịp thời phát hiện khó khăn của doanh nghiệp để bổ sung, sửa
đổi nhanh các thủ tục hành chính, đảm bảo đơn giản, gọn nhẹ, cơng
khai, minh bạch. Thủ tục hành chính phải được thể chế hoá để
nghiêm minh, tránh tuỳ tiện trong thực hiện, trước mắt cần tập
trung cải cách thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục xuất nhập khẩu,
thủ tục vay vốn tín dụng… Đẩy mạnh cải cách hành chính trong
hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư, xoá bỏ các thủ tục rườm rà,
tạo mơi trường thuận lợi và thơng thống cho các hoạt động này
theo hướng thị trường, phù hợp với các cam kết của WTO nhưng
vẫn giữ được sự lành mạnh cho nền kinh tế, đảm bảo lợi ích quốc
gia. Đẩy mạnh hơn nữa quá trình cải cách thủ tục hành chính trong
lĩnh vực đất đai, loại bỏ những thủ tục gây cản trở việc thực hiện
các quyền của người sử dụng đất, nhất là các thủ tục cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất tại các đô thị và các thủ tục giao
đất, thuê đất. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật đất
đai, thường xuyên phổ biến những quy định mới của Nhà nước đối
với người dân về lĩnh vực này.


Tóm lại, trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế, môi trường thể

chế kinh tế của Việt Nam đã có nhiều biến đổi tích cực trên các khía
cạnh như hoàn thiện khung khổ pháp lý phù hợp yêu cầu hội nhập;
hoàn thiện các thể chế thị trường để đảm bảo sự vận hành của nền
kinh tế theo nguyên tắc cạnh tranh tự do, không phân biệt đối xử;
cải cách hành chính theo hướng minh bạch và đơn giản hố thủ
tục... Tuy nhiên, thể chế kinh tế Việt Nam cũng còn tồn tại một số
bất cập đang cản trở sự phát triển kinh tế xã hội cần từng bước
tháo gỡ nhằm góp phần đưa đất nước hội nhập có hiệu quả hơn
vào nền kinh tế thế giới.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Công thương (2009). Báo cáo tập trung kinh tế tại Việt

Nam: Hiện trạng và dự báo, />2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Báo cáo đánh giá tình hình thi

hành luật Doanh nghiệp.
3. Mutrap (2008), Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế

giới – Giải thích các điều kiện gia nhập, Nxb Lao động xã hội,
Hà Nội
4. Mutrap (2009). Hội nhập kinh tế và sự phát triển ở Việt Nam:

Báo cáo cuối cùng.www.mutrap.org.vn
5. Tổng cục Thống kê (2009). Niên giám thống kê, NXB Thống kê

Hà Nội.
6. Vo Tri Thanh, Nguyen Anh Dương (2009). Vietnam after two

years of WTO Accession: What lesson can be learnt?. ASEAN
Economic Bulletin 26(1) April.
TÓM TẮT

Trong lộ trình gia nhập WTO nói riêng và hội nhập kinh tế quốc
tếnói chung, Việt Nam đã thực hiện nhiều cải cách quan trọng trong


các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Thể chế kinh tế là một trong những lĩnh
vực thể hiện rõ nét hơn cả những thay đổi trong q trình hội nhập.
Mơi trường thể chế kinh tế của Việt Nam đã có nhiều biến đổi tích
cực trên các khía cạnh như hồn thiện khung khổ pháp lý; hoàn
thiện các thể chế thị trường để đảm bảo sự vận hành của nền kinh
tế theo nguyên tắc cạnh tranh tự do, không phân biệt đối xử; cải
cách hành chính theo hướng minh bạch và đơn giản hoá thủ tục...
Tuy nhiên, thể chế kinh tế Việt Nam cũng còn tồn tại một số bất cập
đang cản trở sự phát triển kinh tế xã hội cần từng bước tháo gỡ
nhằm góp phần đưa đất nước hội nhập có hiệu quả hơn vào nền
kinh tế thế giới. Bài viết đánh giá những thành quả cơ bản của việc
hồn thiện mơi trường thể chế kinh tế ở Việt Nam trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế, chỉ ra những điểm tồn tại và đề xuất một
số kiến nghị góp phần tiếp tục hồn thiện mơi trường thể chế kinh
tế Việt Nam trong thời gian tới.
-----------------------------------------Tác giả: TS Phạm Thị Hồng Điệp
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
ĐT: 0914 133 330

Email:



×