Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đèài: SỬ DỤNG CÂU KHIẾN GIÁN TIẾP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.6 KB, 3 trang )

***
ĐỀ TÀI
 
SỬ DỤNG CÂU KHIẾN GIÁN TIẾP
QUA CÂU HỎI - CẦU KHIẾN.
 
I/ Lý do chọn đề tài:
Trong chương trình Tiếng Việt của học sinh lớp 4 ở phân môn Luyện từ và
câu, các em được học loại câu cầu khiến. Nhưng Sách giáo khoa chỉ cung cấp
cho học sinh về khái niệm và sử dụng câu khiến ở mức độ cơ bản. Nhiều em còn
nhầm lẫn khi dùng câu khiến trong câu hỏi.
Vì thế tôi chọn biện pháp sử dụng câu khiến gián tiếp qua câu hỏi - cầu khiến.
II/ Khảo sát thực trạng:
1. Học sinh còn lúng túng khi gặp câu hỏi phần thực hành của bài câu khiến
trang 87 Sách giáo khoa Tiếng Việt 4.
“ Tìm câu khiến trong Sách giáo khoa Tiếng Việt hoặc Toán của em ở dạng
câu hỏi ?”
2. Sách giáo khoa trang 93 Tiếng Việt 4 tập 2 có hướng dẫn học sinh cách
đặt câu khiến và có đưa ra rằng có thể dùng câu hỏi để nêu yêu cầu đề nghị
trang 111 Tiếng Việt 4 tập 2, nhưng khi làm bài học sinh chưa phân biệt giữa
câu hỏi và câu khiến trong câu hỏi.
III/ Nội dung và biện pháp:
Nội dung của vấn đề cần hỏi rất rộng nên không phải tất cả mọi câu hỏi đều
được sử dụng cho mục đích cầu khiến, mà chỉ có những kiểu câu hỏi nhất định
cho phép tạo ra hàm ý cầu khiến mới được dùng.
Về mặt ngữ nghĩa, câu hỏi có hàm ý cầu khiến có định hướng nghĩa đã xác
định và nhiệm vụ của người nghe khi trả lời có hay không cũng đồng nghĩa với
việc chấp thuận hay từ chối thực hiện hành động.
Cụ thể như sau:
1/ Câu hỏi có định hướng trả lời:
Mô hình P + hay không ?


Hay + P ?
Ví dụ:
1
• Dừng lại, tất cả có dừng lại hay không thì bảo?
• Hay mai chúng ta đi chơi?
Như vậy, cách dùng câu hỏi lựa chọn khuyết một vế là nhằm mục đích cầu
khiến, chính là cầu khiến theo lối gián tiếp.
Có thể dùng câu hỏi với từ “ chứ” nhằm mục đích yêu cầu người nghe xác
nhận mà người nói đã biết chắc chắn. Vì thế nó có thể được dùng để bày tỏ đề
nghị của người nói một cách gián tiếp.
Kiểu câu P + chứ có thể biểu thị hành động đề nghị, rủ rê, mời mọc, xin
phép.
Ví dụ: Em cũng vào chứ ?
Thế ta đi chứ ?
Em uống một chút gì chứ ?
Cô cho phép tôi ngồi chứ ?
Đặc biệt nó còn thể hiện tính khiến cao.
Ví dụ : Thế nào, quyết đi chứ ?
2/ Câu hỏi với từ hỏi “ sao” mang nghĩa phủ định
Ví dụ : Sao nãy giờ cháu cứ đứng lom khom thế ?
( Vương quốc vắng nụ cười TV4)
Dạng câu hỏi này thường có ngữ cảnh cho phép xác định ý nghĩa phủ định
của nó tạo hàm ý cầu khiến khuyên ngăn hành động mang sắc thái khiến ứng với
hành động ra lệnh.
• Sao con không rót nước cho bà uống ?
• Sao không thắp đèn lên ?
Hoặc yêu cầu khuyên nhủ :
• Sao em lại nặng lời thế ?
3/ Câu hỏi chứa khuôn kết cấu hỏi: có…….không ? ; có…… được không ?
Câu hỏi có dạng có…… không cần có điều kiện là danh từ, đại từ làm chủ

ngữ cho hành động nhưng phải là ở ngôi hai.
Ví dụ: Anh có ra khỏi đây không ? Thì mới có hàm ý cầu khiến, còn nếu chủ
ngữ ở ngôi ba thì đó là câu hỏi đơn thuần.
Ví dụ : Nó có ra khỏi đây không ?
Ở trường hợp này, giáo viên cần cho học sinh nhận diện các đối tượng xưng
hô được dùng để dễ phân biệt giữa câu hỏi và câu khiến trong câu hỏi.
IV/ Vận dụng các biện pháp:
Ở trường hợp thứ nhất, đối với câu hỏi có định hướng trả lời khi trình bày mô
hình P + hay không ?
hay + P ?
Giáo viên cần cho học sinh hiểu P là gì ?
Cho học sinh dựa vào câu mẫu để suy nghĩ phát biểu. Học sinh có thể tự nhận
xét về câu trả lời của bạn.
2
Ngoài ra học sinh còn thảo luận hoặc sắm vai để tạo ngữ cảnh có câu hỏi
mang tính cầu khiến. Hình thức này có thể sử dụng ở trường hợp 2.
Còn ở trường hợp 3, học sinh có thể dùng đối thoại trực tiếp lẫn nhau để được
luyện tập nhiều. Giáo viên theo dõi đánh giá nhận xét, lưu ý cách dùng danh từ
làm chủ ngữ.
Nhìn chung câu hỏi - cầu khiến là kiểu câu có hình thức hỏi nhằm mục đích
cầu khiến. Đó chính là phép hội của hai loại câu hỏi về hình thức và cầu khiến,
về mục đích phát ngôn dùng để biểu hiện hành động cầu khiến một cách gián
tiếp. Cần dựa vào ngữ cảnh của câu hỏi để nhận diện.
Khi dạy loại bài này, giáo viên cần phải sưu tầm, chọn lựa câu thật nhiều cho
học sinh luyện tập vào các tiết bổ sung để các em được nâng cao kiến thức và
phân biệt giữa câu hỏi thường và câu hỏi mang tính cầu khiến trong giao tiếp hay
trong cách hành văn của mình.
IV/ Kết quả:
Là năm thứ hai việc dạy - học thay Sách giáo khoa mới nhưng vận dụng các
biện pháp trên, bản thân tôi trong giờ dạy Luyện từ và câu đã mang lại một số

kết quả nhất định. Các em tỏ ra rất hứng thú khi đặt câu hỏi mang tính cầu khiến
trong giao tiếp hay khi được phân công thảo luận, sắm vai tạo không khí lớp học
sinh động.
Học sinh vận dụng từ ngữ được dùng khi hỏi và yêu cầu người khác trả lời
hay hành động theo ý muốn của mình khá thiết thực.
V/ Hiệu quả phổ biến:
Với một số biện pháp nêu trên mà bản thân tôi đã vận dụng trong một thời
gian giảng dạy, tôi nghĩ và tin rằng nếu phổ biến đến đồng nghiệp trong tổ áp
dụng vào trong môn Luyện từ và câu lớp 4 thì tiết dạy sẽ đạt hiệu quả, có chất
lượng , học sinh sẽ nắm vững kiến thức khi sử dụng câu khiến gián tiếp qua câu
hỏi, khi gặp ở dạng bài tập hay khi giao tiếp của mình trong thực tế cuộc sống.

3

×