Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

REØN Người giáo viên với công tác chủ nhiệm lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.13 KB, 4 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
Người giáo viên với công tác chủ
nhiệm lớp
***
I- . Lý do chọn đề tài:
- Để lớp học có chất lượng tốt thì người giáo viên chủ nhiệm lớp phải
thực hiện tốt vai trò của mình: Giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện
cả đức và tài . Để làm được điều đó thì đòi hỏi lớp học phải có nề nếp tốt,
có nhiều học sinh ngoan, đồng thời phải có tinh thần học tập cao thì mới đạt
được kết quả mong muốn.
- Với câu “cô giáo như mẹ hiền” đã luôn thôi thúc tôi phấn đấu hết
mình để hoàn thành trọng trách “ người mẹ thứ hai của các em”. Vì thế,
tôi đã chọn đề tài : “Người giáo viên với công tác chủ nhiệm lớp”.

II.Khảo sát thực trạng:
- Đầu năm học, khi nhận lớp học sinh nam nhiều, học sinh nữ ít (19/11).
Các em ở lớp 2 mới lên lại tách lớp cũ ra nên nề nếp chưa tốt , các em nam
hay nghòch . Học sinh cá biệt chưa nhiều nhưng phần lớn các em chưa có ý
thức học tập, còn hay lơ là. Kéo theo đó là sự ít quan tâm của một số phụ
huynh nên đồ dùng học tập của các em còn thiếu, sách vở thiếu ( nhất là
sách Anh Văn). Ra vào lớp chưa đúng giờ
Kết quả đầu năm học
Học lực Số HS Tỉ lệ Hạnh kiểm Tỉû lệ
Giỏi
Khá
TB
Yếu
9
10
9


2
30%
33%
30%
7%
Thực hiện đầy đủ
Chưa thực hiện đầy đủ
30hs -> 100%
− Từ những đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu và các thành viên
trong tổ cộng với sự vận dụng những kinh nghiệm của đồng nghiệp , tôi đã
áp dụng một số biện pháp cụ thể như sau
1
III/. Biện pháp cụ thể
1. Công tác quản lý học sinh
− Khi nhận lớp , tôi đã chọn ngay một lớp trưởng thật năng nổ học tập,
gương mẫu về mọi mặt ( lớp trưởng phải là tấm gương tốt cho các bạn noi
theo).
− Tiếp đến là việc bầu chọn các lớp phó học tập, văn thể, lao động và
các tổ trưởng theo chu kỳ ( bình chọn mỗi tháng qua kết quả học tập và
rèn luyện)
− Để có sự phối hợp chặt chẽ của ban cán sự lớp, tôi bắt đầu đề ra
quy đònh riêng của lớp , cái cốt lõi là tuyên dương khen thưởng kết quả
học tập của các em ( cho các em thi đua các tổ với nhau. Hàng tuần tổ
trưởng chấm, theo dõi vào sổ). Cuối mỗi tuần trong giờ sinh hoạt lớp . Tổ
nào, học sinh nào ngoan học tốt sẽ được cô và các bạn tuyên dương . Học
sinh nào còn mắc khuyết điểm sẽ bò cô nhắc nhở trước lớp bằng cách phê
bình đồng thời tôi còn động viên các em nỗ lực hơn trong học tập.
− Sau đó tôi bắt đầu sắp xếp chỗ ngồi cho các em . Đầu tiên tôi sắp
cho các em yếu học chậm, lơ là thiếu tập trung ngồi các bàn đầu để tiện
việc theo dõi , chỉ dẫn cho các em. Sau khi đã nắm được tình hình các em

yếu về phân môn nào , tôi bắt đầu phân các em ra làm 4 đối tượng : giỏi,
khá, trung bình, yếu môn Tiếng việt và giỏi , khá , trung bình, yếu môn
Toán. Cuối cùng là sắp xếp lại chỗ ngồi cho các em theo từng cặp gồm 1
em giỏi – khá sẽ ngồi cùng 1 em trung bình – yếu theo từng phân môn để
kèm cặp và giúp đỡ bạn.
− Để đạt được kết quả học tập tốt đòi hỏi các em có tinh thần học tập
thật cao, có ý thức tự học tự rèn . Tôi đã thành lập đôi bạn học tập gồm 1
em khá giỏi kèm 1 em học yếu . Đôi bạn học tập này được phân theo đòa
bàn dân cư ( các em phải ở gần nhau để tiện việc trao đổi giúp đỡ nhau).
Đôi bạn nào học tập tốt sẽ được tuyên duyên.
2. Công tác giáo dục đạo đức.
− Ông bà ta có câu : “ Tiên học lễ- hậu học văn”. Như vậy , để giáo
dục các em trở thành một học sinh ngoan , ngoài việc dạy kiến thức cho
các em người giáo viên không quên trách nhiệm của mình là giáo dục đạo
đức cho các em. Đó là việc làm đòi hỏi tính thường xuyên và liên tục mọi
lúc, mọi nơi. Ngoài việc dạy đạo đức cho các em qua nội dung bài học ở
2
sách giáo khoa , tôi luôn giáo dục các em thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy
và giám sát các hoạt động của học sinh trong sinh hoạt học tập, vui chơi.
Nếu các em có các biểu hiện lệch lạc, chưa đúng chuẩn mực đạo đức tôi
nhắc nhở ngay, nếu sau vài lần nhắc nhở mà không sửa chữa thì tùy theo
mức độ xử lí như khiển trách, phê bình trong giờ sinh hoạt tập thể, hoặc
phối hợp với gia đình để giáo dục các em tiến bộ. Ngoài ra, để động viên
các em thể hiện những hành vi tốt, tôi tuyên dương kòp thời những việc
làm tốt của học sinh: nhặt được của rơi biết trả lại, biết nói những hành vi
sai trái của bạn, biết giữ vệ sinh, biết giúp đỡ bạn,…
− Không những thế mà trong các buổi sinh hoạt lớp tôi còn nêu ra
những gương tốt, những việc làm tốt của các bạn đồng trang lứa ở: Trên
báo, đài, tivi, ở trong trường cho các em nghe để các em có thể bắt chước
làm theo.

3 Công tác xã hội hóa giáo dục
Với sự học tập hăng hái của học sinh cùng với lòng nhiệt huyết của
giáo viên, chỉ trong một thời gian ngắn việc học tập của các em đã bắt đầu
có sự tiến bộ rõ rệt. Thế là qua buổi họp phụ huynh học sinh, tôi đã đề
xuất với BCH chi hội hỗ trợ phần quà khen thưởng cho các cá nhân ngoan,
học giỏi có thành tích xuất sắc.
Song qua đó, tôi còn phải thường xuyên liên hệ với gia đình của các em
có trường hợp đặc biệt để tạo điều kiện giúp đỡ các em học tập tiến bộ.
4.Phối hợp với các hoạt động đoàn thể trong nhà trường.
Trong nhà trường, Đội là một tổ chức không thể thiếu, có sức ảnh
hưởng rất lớn đối với các em. Do đó những gương tốt của học sinh trong
sinh hoạt cũng như nhữung lúc tham gia các phong trào của trường, lớp
đều được nêu ra và tuyên dương trước trường, có như thế các em mới thấy
phấn khởi và hiểu rằng đó là việc làm có ích, làm cho các em tự hào hơn,
hãnh diện hơn. Đồng thời đó cũng là sự động viên khích lệ và là tấm
gương cho các bạn khác noi theo.
-Ngoài việc học tập, các em còn háo hức, tích cực tham gia các hoạt
động ngoại khóa do trường tổ chức. Đó cũng là động lực để các em cố
gắng, phấn đấu học tập tham gia thi đua sôi nổi.
Kết quả đạt được qua các phong trào như sau:
-Giải nhì: giữ vở sạch viết chữ đẹp cấp thò xã (cá nhân)
-Giải nhất: chạy 100m (cá nhân)
3
-Tham gia diễn văn nghệ “Bay cao tiếng hát ước mơ” (1 tiết mục)
 Kết luận:
-Từ khi vận dụng những biện pháp trên, tôi nhận thấy lớp tôi có sự tiến
bộ rõ rệt về nề nếp, học tập, đạo đức, lớp có tinh thần tự quản tốt. Đặc
biệt đối với học sinh cá biệt còn nhận được ở tôt sự quan tâm nhiều nhất.
IV- Kết quả đạt được
-Nhờ những biện pháp trên mà lớp tôi đã có được kết quả rèn luyện, học

tập đến giữa học kì II như sau:
Học lực Học sinh Tỷ lệ Hạnh kiểm Tỷ lệ
Giỏi 13 44% Thực hiện đầy đủ
30/30
100%
Khá 12 40%
Trung bình 4 13%
Yếu 1 3%
V- Hiệu quả và khả năng phổ biến:
Qua thời gian rèn luyện, kết quả học tập của lớp tiến bộ hẳn lên. Các
em đã có dược sự tích cực, tự giác học tập, lớp có nề nếp tốt, có ý thức tự
quản tốt.
- Lớp đã xóa được 1 học sinh yếu. Còn 1 học sinh yếu do bò kém trí nhớ.
- Các em học yếu, trung bình đã hăng hái học tập, tích cực tham gia các
hoạt động của lớp
Trên đây là một vài kinh nghiệm thực tế mà tôi đã vận dụng vào công
tác chủ nhiệm lớp của mình và đã phổ biến cho đồng nghiệp trong tổ cùng
tham khảo.

4

×