Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Ngữ Văn trường THPT Nguyễn Trung Thiên, Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.68 KB, 6 trang )

1
SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG THIÊN
ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA
Năm học 2014 - 2015
Môn: Ngữ Văn
(Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“ Ai đi vô nơi đây
Xin dừng chân xứ Nghệ
Ai đi ra nơi đây
Kịp dừng chân xứ Nghệ
Nghe câu vè ví dặm
Càng lắng lại càng sâu
Như sông La chảy chậm
Đong bao thuở vui sầu
Ăn, xứ Nghệ ăn đặm
Đã nói, nói hết lòng
Đất này bền nghĩa bạn
Đất này tình thủy chung ”
(Gởi bạn người Nghệ Tĩnh – Huy Cận)
a. Thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ trên?
b. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ.
c. Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ gì?
d. Trên là một đoạn thơ giàu tính nhạc, hãy chỉ ra những yếu tố tạo tính nhạc cho
đoạn thơ trên.
Câu 2 (3.0 điểm)
“Wilma Rudolph sinh ra trong một gia đình rất nghèo ở bang Tennessee - Mỹ. Cô là
đứa con thứ 20 trong một gia đình 22 anh chị em (bố cô hai đời vợ), sinh thiếu tháng và


rất yếu ớt. Năm lên bốn, cô bé bị mắc cùng lúc hai chứng bệnh là viêm phổi và ban đỏ
dẫn đến chân trái bị tê bại. Cô phải mang một cái nẹp bằng sắt ở chân, cuộc sống của
cô bé chỉ quanh quẩn bên chiếc giường. Năm lên chín, cô gái được phép bỏ chiếc nẹp và
chập chững những bước đi đầu tiên. Trong bốn năm, cô đã luyện được những bước dài
ĐỀ CHÍNH THỨC
2
và nhịp nhàng, đây được xem là một điều diệu kì trong y học. Mười ba tuổi, cô bắt đầu
tham gia chơi bóng rổ và sau đó trở thành cầu thủ nhà nghề cấp liên bang. Rồi cô được
chọn vào đội điền kinh nữ, tuy vậy trong các cuộc thi, cô đều về cuối. Mọi người nói cô
nên từ bỏ nhưng cô vẫn tiếp tục theo đuổi ước mơ, cho đến một ngày cô giành được chiến
thắng. Năm 1960, cô tham gia vào thế vận hội Olympic Rome và giành được 3 Huy
chương vàng.”
(Trích Những câu chuyện cuộc sống)
Từ câu chuyện trên, anh /chị hãy viết một bài văn với chủ đề: nghị lực trong cuộc
sống.
Câu 3 (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh / chị về vẻ đẹp của nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm “Vợ
nhặt” của Kim Lân.
HẾT
Lưu ý: Học sinh không được sử dụng tài liệu
Giám thị không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh……………………………….Số báo danh………………
3
HƯỚNG DẪN CHẤM KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2014 – 2015
MÔN NGỮ VĂN
Câu 1
a Thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ trên là thể thơ ngũ ngôn (5 chữ) 0.5
b Nội dung của đoạn thơ: Niềm tự hào của tác giả Huy Cận về vẻ đẹp của xứ
Nghệ: dân ca ví dặm - nét văn hóa tinh thần độc đáo và đặc biệt là con người
Nghệ Tĩnh: thẳng thắn, tình nghĩa, thủy chung.

0,5
c Các biện pháp tu từ được sử dụng:
- Điệp cú pháp:
+ Ai đi vô nơi đây
Ai đi ra nơi đây
+ Đất này bền nghĩa bạn
Đất này tình thủy chung
- Điệp ngữ: xứ Nghệ
- So sánh: Nghe câu vè ví dặm Như sông La chảy chậm
0.25
0.25
d Những yếu tố tạo tính nhạc cho đoạn thơ trên:
- Thể thơ ngũ ngôn
- Nhịp thơ linh hoạt: 3/2; 1/4; 2/3 tạo âm điệu dìu dặt cho đoạn thơ.
- Biện pháp lặp cú pháp cũng có tác dụng tạo âm hưởng, nhạc tính
cho đoạn thơ.
- Gieo vần chân ở cuối câu.
- Đoạn thơ mang âm hưởng dân ca.
0.5
Câu 2
- Giới thiệu vấn đề nghị luận 0.25
4
1. Giải thích ý nghĩa của câu chuyện
Câu chuyện của Wilma Rudolph gợi suy nghĩ về tấm gương những con
người có ý chí nghị lực phi thường, không bao giờ chịu đầu hàng số phận.
Wilma Rudolph đã vượt lên hoàn cảnh bất hạnh của bản thân không chỉ để
trở thành con người bình thường mà còn trở thành con người xuất chúng.
2. Vai trò của ý chí nghị lực trong cuộc sống
- Thứ nhất, ý chí nghị lực tạo cho ta bản lĩnh và lòng dũng cảm. Người có ý
chí và nghị lực là người luôn đương đầu với mọi khó khăn thử thách, là

người dám nghĩ , dám làm, dám sống.
- Thứ hai, ý chí nghị lực giúp chúng ta khắc phục những khó khăn và thử
thách, rèn cho ta niềm tin và thúc đẩy chúng ta luôn hướng về phía trước,
vững tin vào tương lai.
- Thứ ba, ý chí nghị lực giúp con người ta luôn tự tin về bản thân, tự tin với
công việc mình làm. Dù thất bại vẫn vui vẻ và khắc phục lại chứ không hề
nản chí.
3. Bàn luận, mở rộng vấn đề.
- Trong cuộc sống, có không ít người gặp phải hoàn cảnh bất hạnh (do bẩm
sinh, do tai nạn, bệnh tật…). Nhiều người trong số đó đã vươn lên không
ngừng, tự khẳng định mình “tàn nhưng không phế”. (Có thể liên hệ thêm
đến những con người có cùng cảnh ngộ: Nguyễn Ngọc Kí, Nick Vujicic )
- Câu chuyện của Wilma Rudolph và nhiều người khác gợi suy nghĩ:
+ Sự khâm phục, ngưỡng mộ với những con người giàu ý chí, nghị lực trong
cuộc sống.
+ Không có khó khăn nào mà con người không thể vượt qua, điều quan
trọng là cần phải có ý chí nghị lực, có hoài bão ước mơ, có tình yêu với cuộc
sống.
- Phê phán một bộ phận không nhỏ (nhất là thanh niên) sống không có nghị
lực, ý chí, ước mơ hoài bão.
3. Liên hệ bản thân và rút ra bài học.
0.5
1.0
1.0
0.25
Câu 3 Cảm nhận về vẻ đẹp người vợ nhặt trong tác phẩm "vợ nhặt" của Kim Lân 5.0
Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu vấn đề nghị luận
0.5
Thân bài * Giới thiệu về người vợ nhặt: Là nạn nhân của nạn đói: không tên, không

tuổi
0.25
* Hoàn cảnh gặp Tràng:
- Lần đầu: Thị đẩy xe cho Tràng với hi vọng được ăn nên cũng rất nhiệt tình
0.5
5
và chẳng cần ý tứ.
- Lần thứ hai thị xuất hiện với ngoại hình kém hấp dẫn: “áo quần tả tơi”,
“khuôn mặt lưỡi cày xám xịt” nổi bật với “hai con mắt trũng hoáy”. Cái đói
không chỉ tàn phá dung nhan của thị mà còn tàn hại cả tính cách, nhân
phẩm. Vì đói mà thị trở nên: “chao chát”,“chỏng lỏn”. Thị “cong cớn”,
“sưng sỉa” khi giao tiếp, nói chuyện. Cái đói khiến thị quên cả việc phải giữ
ý tứ, lòng tự trọng của người con gái. Thị đã đặt sự tồn tại của mình, đặt
miếng ăn lên trên nhân cách.
* Vẻ đẹp của người vợ nhặt 2.75
- Người “vợ nhặt” có một lòng ham sống mãnh liệt. Lòng ham sống, khát
vọng sống đã thôi thúc thị đồng ý theo Tràng. Hành động theo Tràng của thị
xuất phát từ nhu cầu bám lấy sự sống, từ lòng khao khát được sống. Thị bất
chấp tất cả để được ăn, ăn để được tồn tại. Cận kề bên cái chết, người đàn bà
không hề buông xuôi sự sống. Trái lại, thị vẫn vượt lên trên cái thảm đạm để
dựng xây mái ấm gia đình. Niềm lạc quan yêu sống của thị chính là một
phẩm chất rất đáng quý.
0.75
- Người “vợ nhặt” lại là một người phụ nữ rất ý tứ, biết điều:
+ Trên đường về nhà chồng tâm trạng của thị có sự thay đổi rõ nét. Thị
ngượng nghịu: “chân nọ bước díu cả vào chân kia… cái nón rách che nửa
khuôn mặt”. Đó phải chăng là vẻ đẹp của cô dâu về nhà chồng.
+ Về đến nhà chồng, nhìn thấy“ngôi nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh
vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại”, thị “nén một tiếng thở dài”. Đây là
tiếng thở dài ngao ngán, thất vọng nhưng cũng là sự chấp nhận. Trong tiếng

thở dài đó vừa có sự lo lắng cho tương lai ngày mai, vừa có cả những lo toan
và trách nhiệm của thị về gia cảnh nhà chồng. Vào trong nhà, thị e thẹn, dè
dặt “ngồi mớm” vào mép giường (“Ngồi mớm” – thế ngồi bấp bênh, không
ổn định nhưng cũng rất ý tứ). Thị ý tứ, cung kính, lễ phép chào bà cụ Tứ
(chào đến hai lần). Đây là hình ảnh đẹp của người con dâu rất mực thước
trong quan hệ với mẹ chồng.
1.0
- Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, người vợ nhặt lại là một người phụ
nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan, có ý thức xây dựng hạnh phúc gia
đình.
+ Sau đêm tân hôn, người phụ nữ ấy có sự thay đổi hoàn toàn về tâm trạng
và tính cách. Thị dậy rất sớm cùng mẹ chồng dọn dẹp, thu vén nhà cửa.
+ Trong bữa cơm đầu tiên tại gia đình chồng, dù bữa ăn chỉ có “niêu cháo
lõng bõng, mỗi người được lưng hai bát đã hết nhẵn”, lại phải ăn cháo cám
nhưng thị vẫn vui vẻ, bằng lòng. Thị đã đem sinh khí, thông tin mới mẻ về
thời cuộc cho mẹ con Tràng (đoàn người đi phá kho thóc của Nhật)
1.0
6
* Viết về sự đổi thay trong tâm lý của thị, Kim Lân bày tỏ tình cảm trân
trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người dân lao động nghèo. Tình
cảm nhân đạo của nhà văn thể hiện ở đây. Cũng qua hình ảnh người vợ nhặt
và nhan đề độc đáo ấy, Kim Lân đã góp tiếng nói lên án, tố cáo tội ác của
bọn phong kiến, phát xít, thực dân đã đẩy dân tộc ta vào hoàn cảnh khốn
cùng. Giá trị của một con người trở nên rẻ rúng, người ta có thể nhặt được
vợ, thậm chí có vợ theo. Nhưng con người Việt Nam dù trong hoàn cảnh
nào họ cũng biết yêu thương, cưu mang, đùm bọc lẫn nhau để hướng đến
tương lai.
0.5
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Xây dựng nhân vật người vợ nhặt, nhà văn
đã đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo; diễn biến tâm lí được miêu tả

chân thực, tinh tế; ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, phù hợp với tính cách nhân
vật. Nghệ thuật trần thuật hấp dẫn, kịch tính…
0.5

×