Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ LUU BIET KHI XUAT DUONG_DAP AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.23 KB, 3 trang )

Giáo viên: Đinh Quang Phương Trung tâm GDTX Cái Bè
SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 1
TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ NĂM HỌC: 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN 11
Thời gian: 90 phút
Đề: Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” (Xuất dương lưu biệt)
của Phan Bội Châu.
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. YÊU CẦU CHUNG:
Kiểu bài: Nghị luận văn học
- Các thao tác cần dùng: Phân tích, nêu cảm nghĩ….
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, văn có cảm xúc, dẫn chứng chính xác, bố cục hợp lí…
- Nội dung: Tâm trạng và tư thế của nhà thơ lúc lên đường.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ:
* Học viên có thể trình bày những cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý chính
sau:
1. Mở bài:
- Phan Bội Châu tên là Phan Văn San (1867 - 1940), hiệu Sào Nam, người huyện Nam
Đàn, Nghệ An, đậu giải Nguyên năm 1990.
- Ông là một trong những chí sĩ yêu nước đầu tiên mở ra con đường cách mạng mới theo
hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX và là người sáng lập ra Duy Tân hội.
- Ông vừa là một lãnh tụ cách mạng vừa là một nhà văn, nhà thơ lớn với những tác phẩm
tiêu biểu: Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Ngục trung thư, Trùng Quang tâm
sử, Phan Bội Châu niên biểu…
- Mặc dù sự nghiệp không thành nhưng Phan Bội Châu mãi mãi là tấm gương sáng về lòng
yêu nước, thương dân và ý chí cách mạng kiên cường, được nhân dân kính phục.
- Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương được ông sáng tác trong buổi họp mặt chia tay với một
số đồng chí thân thiết, tin cậy của mình trước khi lên đường sang nhật để tìm đường cách
mạng. Nội dung bài thơ khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng, chí khí lớn lao, tư tưởng mới
mẻ và bầu nhiệt huyết sôi sục của nhà chí sĩ yêu nước trước lúc ra đi tìm đường cứu nước.
2. Thân bài:


+ Hai câu đề: Là tuyên ngôn về chí làm trai:
“Làm trai phải lạ ở trên đời
“Há để càn khôn tự chuyển dời.”
- Câu thơ đầu bộc lộ chí làm trai vốn là một lí tưởng nhân sinh trong thời đại phong kiến:
đã là trang nam nhi thì phải tạo dựng sự nghiệp phi thường để lưu danh thiên cổ.Chí làm
trai phải gắn với sự nghiệp cứu nước giải phóng quê hương → tư tưởng tiến bộ của PBC.
Giáo viên: Đinh Quang Phương Trung tâm GDTX Cái Bè
- Câu thứ hai: Tầm vóc của con người trong vũ trụ :
+ Sống không tầm thường, không thụ động, sống tích cực.
+ Phải tự mình xoay chuyển đất trời, xoay chuyển tình thế, quyết định thời cuộc, thực hiện
khát vọng lớn lao.
⇒ Giọng thơ rắn rỏi + nhịp 2/4 rồi 4/2 → ý tưởng táo bạo bạo, một quyết tâm cao và niềm
tự hào của đông nam nhi
+ Hai câu thực: Ý thức trách nhiệm cá nhân giữa cuộc đời:
“Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thuở, há không ai?”
- Nguyên tác: “hữu ngã” → “có ta”, bản dịch: “tớ” → sự trẻ trung, hóm hỉnh → thái độ
hăm hở của nhân vật trữ tình ra đi tìm đường cứu nước.
- Câu hỏi tu từ → niềm tự hào lớn lao + lời giục giã những người có ý chí lớn lao phải biết
nắm lấy thời cơ hành động để tự khẳng định mình.
- Nghệ thuật đối : “bách niên” >< “thiên tải”
→ khẳng định vai trò của cá nhân đối với lịch sử: kẻ làm trai phải sẵn sàng gánh vác mọi
trách nhiệm mà đất nước giao phó.
⇒ Giọng thơ đĩnh đặc, rắn rỏi thể hiện một cái “tô”“ tích cực, một cái “tôi” trách nhiệm
cao cả với khát vọng và quyết tâm cao trong buổi lên đường cứu nước.
+ Hai câu luận: Quan niệm sống đúng, sống đẹp của kẻ sĩ trước thời cuộc:
“Non sông đã chết, sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!”
- “Non sông đã chết” : Đất nước mất chủ quyền thì con người cũng không yên ổn. Nỗi
nhục lớn xuất phát từ chỗ con người trở thành nô lệ

 PBC thức tỉnh, cổ vũ lòng yêu nước của nhân dân.
- “Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài”: buổi nước mất nhà tan, sách vở thánh hiền cũng
chẳng có ích gì, có nấu sử sôi kinh cũng trở nên vô nghĩa, lạc hậu.
 kêu gọi xếp bút nghiên, cầm lấy gươm súng dành lại nước nhà và từ bỏ lối học cũ : Tư
tưởng mới mẻ xuất phát từ tinh thần dân tộc, nhiệt huyết .
⇒ Nhịp thơ 4/3 + phép đối chuẩn: thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín
điều xưa cũ
+ Hai câu kết: Khát vọng hành động và tư thế buổi lên đường:
"Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”
- Không gian : biển Đông rộng lớn - chí lớn của nhà cách mạng.
 Câu thơ là sự hăm hở của người ra đi qua khát vọng muốn vượt theo cánh gió dài trên
biển rộng để thực hiện lí tưởng cách mạng.
- Lối nói nhân hóa “sóng bạc tiễn ra khơi”: trách nhiệm đè nặng trên vai nhưng tâm hồn
thanh thản, thả sức cho ước mà bay cao, bay xa.
Giáo viên: Đinh Quang Phương Trung tâm GDTX Cái Bè
- Hình tượng thơ vừa kì vĩ vừa lãng mạn, thơ mộng: những cánh gió dài và ngàn con sóng
bạc cùng cùng lúc như bay lên (nhất tề phi) chắp cánh cho những khát vọng cao đẹp của
PBC.
⇒ Hai câu thơ thể hiện quyết tâm cao trong buổi lên đường thực hiện ý chí lớn lao làm nên
nghiệp lớn.
3. Kết luận:
- Thể thơ thất ngôn bát cú luật bằng truyền đạt trọn vẹn hoài bão, khát vọng của con người
có chí lớn Phan Bội Châu.
- Bài thơ mang một giọng điệu rất riêng: hăm hở, đầy nhiệt huyết.
- Ngôn ngữ thơ bình dị mà có sức lay động mạnh mẽ . . .
- Bài thơ chứa đựng nội dung tư tưởng lớn lao: làm trai phải “xoay chuyển vũ trụ” và có
trách nhiệm với non sông đất nước. Qua đây ta thấy được lòng yêu nước mãnh liệt và chí
làm trai hăm hở nhiệt tình của PBC.
- “Lưu biệt khi xuất dương” là một tác phẩm có giá trị giáo dục to lớn đối với thanh niên

nhiều thế hệ .
III. CÁCH CHO ĐIỂM:
- Điểm 9 –10: + Đáp ứng tốt những yêu cầu trên
+ Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chính xác
+ Liên hệ thực tế phù hợp, văn có cảm xúc.
+ Diễn đạt tốt, có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 7 – 8: + Đáp ứng phần lớn những yêu cầu trên
+ Bố cục , lập luận rõ ràng, dẫn chứng chính xác
+ Liên hệ thực tế phù hợp, văn có cảm xúc nhưng chưa nhiều.
+ Diễn đạt trôi chảy, có thể mắc một ít lỗi diễn đạt.
- Điểm 5 – 6: + Hiểu đúng bài thơ, đáp ứng khoảng nửa những yêu cầu trên
+ Bố cục hợp lí, dẫn chứng chính xác
+ Liên hệ thực tế, văn ít cảm xúc.
+ Văn chưa trôi chảy nhưng cũng diễn đạt được ý, không mắc nhiều lỗi
diễn đạt.
- Điểm 3 – 4: + Hiểu đúng bài thơ, khai thác còn sơ lược
+ Bố cục có những chỗ chưa hợp lí, dẫn chứng có chỗ chưa chính xác
+ Liên hệ thực tế chưa sâu sắc. Văn chưa cảm xúc.
+ Văn chưa trôi chảy nhưng cũng diễn đạt được ý, còn mắc nhiều lỗi
diễn đạt.
- Điểm 1 – 2: + Còn lúng túng trong phương pháp, chưa biết cách khai thác bài thơ
+ Nội dung còn sơ sài, dẫn chứng có nhiều chỗ chưa chính xác.
+ Bố cục lộn xộn. Văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt
- Điểm 00: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.

×