Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực sông Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 – 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 104 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “ Đánh giá diễn biến
chất lượng nước lưu vực sông Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn
2011 – 2013” là công trình nghiên cứu của bản thân. Những phần sử dụng tài
liệu tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Các số liệu và kết quả trình bày trong khóa luận hoàn toàn trung thực, nếu sai
tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Võ Thị Ngọc Huyền
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình từ các thầy cô ở bộ môn Quản lý Môi
trường - khoa Môi Trường và các cán bộ của Trung tâm Quan trắc – Tổng cục Môi
trường.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban giám hiệu trường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội, bộ môn Quản lý Môi trường – Khoa Môi trường; và
cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và những kinh
nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu trên giảng đường vừa
qua.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới ThS. Cao Trường Sơn người
đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn tôi tận tình về phương
pháp nghiên cứu và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo của Trung tâm Quan trắc môi
trường – Tổng cục môi trường đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thực tập, cung cấp
thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình thực hiện và hoàn thiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn tới tập thể lớp MTD – K55, gia đình và bạn bè
đã luôn giúp đỡ, chia sẻ, động viên và khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập và
rèn luyện tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do điều kiện về thời gian, tài chính và trình


độ nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế nên khi thực hiện đề tài khó tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến
của các thầy cô giáo và các bạn để Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện
`
Võ Thị Ngọc Huyền
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH ix
Phần 1 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
Phần 2 3
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1 Tổng quan về các hệ thống sông ngòi chính ở Việt Nam 3
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước 7
2.2.1. pH 7
2.2.2. Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) 8
2.2.3. Oxy hòa tan (DO) 8
2.2.4. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) 8
2.2.5. Nhu cầu oxy hóa học (COD) 9
2.2.6. Các hợp chất chứa Nitơ 9

2.2.7. Các hợp chất chứa phospho 10
2.3. Hiện trạng chất lượng nước một số lưu vực sông ở Việt Nam 10
2.3.1. Lưu vực sông Cầu 10
2.3.2. Lưu vực sông Nhuệ - Đáy 13
2.3.3. Lưu vực sông Đồng Nai 16
iii
2.4. Tình hình quản lý chất lượng nước các lưu vực sông ở Việt Nam 22
2.4.1. Hệ thống chính sách và văn bản quy phạm pháp luật 22
2.4.2. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường lưu vực sông 23
2.4.3. Thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cấp phép xả nước thải và
điều tra cơ bản, dự báo ở lưu vực sông 24
2.4.4. Áp dụng các công cụ kinh tế 25
2.4.5. Công tác kiểm tra, thanh tra môi trường nước tại LVS 26
2.4.6. Quan trắc và thông tin môi trường 26
2.4.7. Xây dựng nguồn lực 28
2.4.8. Hoạt động truyền thông và sự tham gia của cộng đồng 29
Phần 3 30
ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 30
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 30
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 30
3.2. Nội dung nghiên cứu 30
3.3. Phương pháp nghiên cứu 30
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 30
3.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa 31
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 31
3.3.4. Phương pháp so sánh 31
3.3.5.Phương pháp ước tính nguồn thải 31
Phần 4 36
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36

4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của LVS Cả 36
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 36
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 42
iv
4.2. Các nguồn phát thải chính trên lưu vực sông Cả 47
4.2.1. Nguồn thải sinh hoạt 47
4.2.2. Nguồn thải nông nghiệp 50
4.2.3. Nguồn thải y tế 54
4.2.4. Nguồn thải công nghiệp 58
4.3. Đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực sông Cả giai đoạn 2011 – 2013 60
4.3.1. Giới thiệu về LVS Cả 60
4.3.2. Mạng lưới các điểm quan trắc của LVS Cả trên tỉnh Nghệ An 61
4.3.3. Diễn biến chất lượng nước LVS Cả năm 2011 – 2013 64
4.4. Các biện pháp giảm thiệu ô nhiễm và cải thiện chất lượng nước LVS Cả trong thời gian tới.
83
4.4.1. Các giải pháp chung 83
Quy hoạch cần được xây dựng theo cách tiếp cận có sự tham gia của nhiều bên, được tham
vấn rộng rãi và có sự đồng thuận cao của cộng đồng trước khi phê duyệt. Đảm bảo tính khả
thi, tính hiệu quả của cơ chế giám sát, đánh giá và cưỡng chế việc thực hiện quy hoạt 84
4.4.2. Các giải pháp cụ thể 86
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
5.1. Kết luận 88
5.2. Kiến nghị 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
CHỮ VIẾT TẮT : DIỄN GIẢI
BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường
BVMT : Bảo vệ Môi trường
CTR : Chất thải rắn

CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt
CCN : Cụm công nghiệp
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
GRDP : Gross Regional Domestic Product ( Tổng sản phẩm trên địa bàn)
KCC : Khu công nghiệp
KT – XH : Kinh tế - xã hội
LVS : Lưu vực sông
NĐ – CP : Nghị định – Chính phủ
NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NTSH : Nước thải sinh hoạt
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
QTMT : Quan trắc môi trường
TN & MT : Tài nguyên và môi trường
TP : Thành phố
WHO : World Health Organization ( Tổ chức Y tế thế giới)
KÝ HIỆU:
BOD
5
: Nhu cầu oxi sinh hóa
COD : Nhu cầu oxi hóa học
DO : Oxy hòa tan
Fe : Sắt
N : Nitơ
NH
4
+
: Amoni
NO
3
-

: Nitrat
NO
2
-
: Nitrit
TSS : Tổng chất rắn lơ lửng
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các LVS chính của nước ta 3
Bảng 2.2. Một số đặc trưng cơ bản của các hệ thống 5
sông chính ở Việt Nam 5
Bảng 3.1. Tải lượng ô nhiễm trung bình trên đầu người theo WHO 32
Bảng 3.2. Định mức tải lượng ô nhiễm trồng trọt theo WHO 33
Bảng 3.3. Định mức tải lượng ô nhiễm chăn nuôi theo WHO 34
Bảng 3.4. Hệ số thực nghiệm phát sinh CTR của các loài vật nuôi 34
Bảng 3.5. Định mức phát sinh CTR y tế theo WHO 35
Bảng 4.1. Lượng mưa các tháng năm 2012 tại các trạm quan trắc (mm) 39
Bảng 4.2. Lưu vực các sông nhánh lớn trên LVS Cả 41
Bảng 4.3. Dân số của LVS Cả trên tỉnh Nghệ An năm 2012 43
Bảng 4.4. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) 44
Bảng 4.5. Ước tính lượng NTSH của LVS Cả trên tỉnh Nghệ An 48
Bảng 4.6. Ước tính tải lượng thải sinh hoạt phát sinh LVS Cả tỉnh Nghệ An 49
Bảng 4.7. Ước tính lượng CTRSH của LVS Cả tỉnh Nghệ An 50
Bảng 4.8. Diện tích trồng lúa cả năm và ước tính lượng nước hồi quy tỉnh
Nghệ An trên LVS Cả 51
Bảng 4.9. Ước tính tải lượng ô nhiễm từ trồng lúa cả năm phân bố của tỉnh
trên LVS Cả 51
Bảng 4.10. Sự phân bố số lượng vật nuôi và ước tính tổng nước thải chăn nuôi
tỉnh Nghệ An thuộc LVS Cả 52
Bảng 4.11. Ước tính tổng lượng nước thải và tải lượng nước thải chăn nuôi

tỉnh Nghệ An thuộc LVS Cả 53
Bảng 4.12. Ước tính CTR phát sinh của các loại vật nuôi tỉnh Nghệ An thuộc
LVS Cả 54
Bảng 4.13. Số cơ sở khám, chữa bệnh tỉnh Nghệ An thuộc LVS Cả 54
vii
Bảng 4.14. Ước tính khối lượng nước thải y tế tỉnh Nghệ An thuộc LVS Cả 55
Bảng 4.15. Ước tính lượng CTR y tế phát sinh tỉnh Nghệ An 57
thuộc LVS Cả 57
Bảng 4.16. Số lượng các KCN/CCN đang hoạt động trên LVS Cả thuộc tỉnh
Nghệ An năm 2012 58
Bảng 4.17. Đặc trưng nước thải của một số ngành công nghiệp phổ biến thuộc
LVS Cả năm 2012 59
Bảng 4.18. Vị trí mẫu nước mặt của LVS Cả trên tỉnh Nghệ An 63
năm 2011-2013 63
Quy hoạch cần được xây dựng theo cách tiếp cận có sự tham gia của nhiều bên, được tham
vấn rộng rãi và có sự đồng thuận cao của cộng đồng trước khi phê duyệt. Đảm bảo tính khả
thi, tính hiệu quả của cơ chế giám sát, đánh giá và cưỡng chế việc thực hiện quy hoạt 84
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Tỷ lệ phân bố tài nguyên nước theo các LVS 4
Hình 2.2. Bản đồ ranh giới các LVS nước ta 6
Hình 2.3. Hàm lượng NH4+ đoạn qua Thái Nguyên năm 2007 – 2011 11
Hình 2.4. Hàm lượng BOD5 tại sông Cầu đoạn qua Bắc Ninh, Bắc Giang năm
2007 – 2011 12
Hình 2.5. Hàm lượng COD trên sông Ngũ Huyện Khê năm 2007 -2011 13
Hình 2.6. Hàm lượng BOD5 tại một số sông trong nội thành Hà Nội 14
Hình 2.7. Nước sông Nhuệ ngay dưới chân cầu Diễn (Từ Liêm, Hà Nội) 14
Hình 2.8. Hàm lượng COD một số sông trong nội thành Hà Nội 15
Hình 2.9. Diễn biến hàm lượng COD dọc sông Đáy giai đoạn 2007 – 2011 16
Hình 2.10. Diễn biến hàm lượng BOD5 trên phụ lưu sông Đồng Nai 17

giai đoạn 2007 -2011 17
Hình 2.11. Diễn biến hàm lượng BOD5 trên sông Đồng Nai đoạn qua TP.
Biên Hòa năm 2007 – 2011 18
Hình 2.12. Diễn biến hàm lượng N-NH4+ tại khu vực trung lưu sông Đồng
Nai giai đoạn 2007 – 2011 19
Hình 2.13. Diễn biến giá trị BOD5 trên sông Sài Gòn năm 2007 – 2011 20
Hình 2.14. Hàm lượng N-NH4+ tại phân lưu: sông Thị Vải, Lòng Tàu, Đồng
Tranh năm 2007 -2011 21
Hình 2.15. Cả một khúc sông Thị Vải thuộc lưu vực sông Đồng Nai bị ô
nhiễm, nổi bọt trắng xóa 22
Hình 4.1. Bản đồ nền lưu vực sông Cả 37
Hình 4.2. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Nghệ An năm 2012 45
Hình 4.3. Các điểm quan trắc hiện có trên LVS Cả tỉnh Nghệ An 62
Hình 4.4. Diễn biến DO trên sông Lam giai đoạn 2011 – 2013 64
Hình 4.5. Diễn biến BOD5 trên sông Lam giai đoạn năm 2011 – 2013 65
Hình 4.6. Diễn biến COD trên sông Lam giai đoạn 2011 - 2013 66
Hình 4.7. Diễn biến TSS trên sông Lam giai đoạn 2011 – 2013 67
Hình 4.8. Diễn biến NH4+ trên sông Lam giai đoạn 2011 – 2013 67
Hình 4.9. Diễn biến NO2- trên sông Lam giai đoạn 2011 – 2013 68
Hình 4.10. Diễn biến của Fe trên sông Lam giai đoạn 2011 - 2013 68
Hình 4.11. Diễn biến Tổng dầu mỡ trên sông Lam giai đoạn 2011 - 2013 70
Hình 4.12. Diễn biến Coliform trên sông Lam giai đoạn 2011 - 2013 70
Hình 4.13. Diễn biến DO trên sông Hiếu giai đoạn 2011 – 2013 71
Hình 4.14. Diễn biến BOD5 trên sông Hiếu giai đoạn năm 2011 – 2013 72
Hình 4.15. Diễn biến COD trên sông Hiếu giai đoạn 2011 - 2013 72
Hình 4.16. Diễn biến TSS trên sông Hiếu giai đoạn 2011 – 2013 73
Hình 4.17. Diễn biến NH4+ trên sông Hiếu giai đoạn 2011 – 2013 74
Hình 4.18. Diễn biến NO2- trên sông Hiếu giai đoạn 2011 – 2013 74
Hình 4.19. Diễn biến của Fe trên sông Hiếu giai đoạn 2011 - 2013 75
Hình 4.20. Diễn biến Tổng dầu mỡ trên sông Hiếu giai đoạn 2011 - 2013 76

Hình 4.21. Diễn biến Coliform trên sông Hiếu giai đoạn 2011 - 2013 76
Hình 4.22. Diễn biến DO trên các phụ lưu sông giai đoạn 2011 – 2013 77
Hình 4.23. Diễn biến BOD5 trên các phụ lưu sông giai đoạn năm 78
2011 – 2013 78
Hình 4.24. Diễn biến COD trên các phụ lưu sông giai đoạn 2011 - 2013 78
ix
Hình 4.25. Diễn biến TSS trên các phụ lưu sông giai đoạn 2011 – 2013 79
Hình 4.26. Diễn biến NH4+ trên các phụ lưu sông giai đoạn 2011 – 2013 80
Hình 4.27. Diễn biến NO2- trên các phụ lưu sông giai đoạn 2011 – 2013 80
Hình 4.28. Diễn biến của Fe trên các phụ lưu sông giai đoạn 2011 - 2013 81
Hình 4.29. Diễn biến Tổng dầu mỡ trên các phụ lưu sông 82
giai đoạn 2011 - 2013 82
Hình 4.30. Diễn biến Coliform trên các phụ lưu sông giai đoạn 82
2011 - 2013 82
x
Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của
cuộc sống và môi trường. Quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất
nước. Việt Nam là quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc và có nhiều lưu
vực sông lớn. Tổng lượng dòng chảy nước mặt hàng năm hàng năm lên đến
830-840 tỷ m
3
. Nhưng Việt Nam không phải là quốc gia giàu về nước. Tài
nguyên nước của nước ta phụ thuộc nhiều vào các nước có chung nước phía
thượng lưu, với gần 2/3 tổng lượng nước mặt hằng năm là từ ngoài biên giới
chảy vào. Ngày nay, hầu hết các con sông ở Việt Nam đang có chiều hướng
ngày càng bị suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt bởi nhiều nguyên nhân. Nhất là các
con sông ở các khu vực thành phố phải chịu áp lực từ các khu công nghiệp,

khu đô thị, khu dân cư Những nguồn tác động này đã và đang làm cho chất
lượng nước bị suy giảm cả về trữ lượng cung chất lượng.
Không nằm ngoài ảnh hưởng của ô nhiễm, LVS Cả - lưu vực sông quan
trọng nhất của tỉnh Nghệ An, cũng đang bị đe dọa bởi tác động các hoạt động
phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của người dân. Với tổng cộng
chiều dài 531 km, đoạn chảy trong nội địa Việt Nam 361 km (Theo Bách
khoa toàn thư Việt Nam). Sông bắt nguồn từ cao nguyên Xiengkhuang, Lào,
được gọi là Nam Khan. Phần chính dòng sông chảy qua Nghệ An, theo hướng
Đông Nam, đổ vào phía Nam thành phố Vinh. Chảy qua địa bàn các huyện :
Kỳ Sơn,Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Nam Đàn, giữa các
huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên, thành phố Vinh, Nghi Lộc của tỉnh
Nghệ An. Trước khi đổ ra biển Đông, nước sông chảy qua 3 huyện thuộc tỉnh
Hà Tĩnh. Nước sông Cả tiếp nhận nước thải chủ yếu từ các hoạt động sản xuất
1
nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, khai khoáng của các huyện này với
tốc độ cao ngày càng nghiêm trọng gây suy thoái chất lượng nước sông.
Theo số liệu quan trắc gần đây cho thấy, chất lượng nước LVS Cả đang
diễn biến khá phức tạp, chất lượng nước dần đang suy thoái , ô nhiễm hơn
theo từng năm. Mặt khác ngày nay, cùng với sức ép gia tăng dấn số,nhu cầu
sử dụng nước càng tăng, yêu cầu đặt ra với các LVS ngày càng lớn, do đó
chất lượng nước hiện tại có đáp ứng được nhu cầu sử dụng hay không? Đó là
câu hỏi đặt ra, hiện nay nước LVS Cả có phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt
của người dân hay không? Và những nhà quản lý môi trường phải làm gì để
quản lý hiệu quả chất lượng nước LVS Cả. Chính vì thế chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “ Đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực sông Cả
trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 – 2013” nhằm đánh giá diễn biến
chất lượng nước trên toàn bộ hệ thống lưu vực trong những năm gần đây . Từ
đó đưa ra các giải pháp, đề án quản lý lưu vực hiệu quả hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Các áp lực đối với chất lượng nước LVS Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Hiện trạng chất lượng nước mặt LVS Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện
chất lượng nước trên sông Cả trong những năm tới.
2
Phần 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về các hệ thống sông ngòi chính ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều,lưu lượng
vào mùa mưa cao, nên có rất nhiều sông rạch, nhiều phù sa bồi đắp cho các
cùng bình nguyên. Nước ta được coi là quốc gia có hệ thống sông ngòi dày
đặc với mạng lưới sông ngòi phức tạp.
Với địa hình đồi núi chiếm đến 3/4 diện tích lãnh thổ, nước ta có 2.360
con sông có chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có 109 sông chính. Toàn
quốc có 16 LVS với diện tích lưu vực lớn hơn 2.500 km
2
, 10 trong số16 lưu
vực có diện tích trên 10.000 km
2
(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).
Bảng 2.1. Các LVS chính của nước ta
Lưu vực với diện tích
trên 10.000 km
2
Lưu vực với diện tích
từ 2.500 – 10.000 km
2
Bằng Giang - Kỳ Cùng
Hồng - Thái Bình

Cả

Vu Gia - Thu Bồn
Ba
Srê Pốk (thuộc LVS Mê Công)
Sê San
Đồng Nai
Mê Công
Thạch Hãn
Gianh
Hương
Trà Khúc
Kôn
Nhóm các LVS vùng Đông Nam Bộ
(Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ TN&MT,
2012)
3
Hệ thống sông ngòi nước ta có nhiều sông bắt nguồn từ các vùng lưu vực
thuộc các quốc gia khác.Vì vậy, tài nguyên nước của nước ta phụ thuộc nhiều vào
các nước có chung nguồn nước phía thượng lưu. Hệ thống sông lớn như sông
Hồng, sông Cửu Long, sông Cả - La có thượng nguồn phát nguyên từ bên ngoài
lãnh thổ Việt Nam. Tổng diện tích các LVS trên cả nước lên đến trên 1.167.000
km
2
, trong đó, phần lưu vực nằm ngoài diện tích lãnh thổ chiếm đến 72%.
Ta đã được biết, sông Mê Công và sông Hồng là quan trọng nhất. Sông
Mê Công – con sông dài nhất Đông Nam Á – bắt nguồn từ Trung Quốc và
chảy vào vùng hạ lưu thuộc vùng biên giới chung giao giữa Myanma – Lào –
Thái Lan – Campuchia và đổ ra biển Đông ở Việt Nam. Mặt khác, LVS Hồng
được xem là LVS lớn nhất ở Việt Nam - bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung
Quốc, chảy qua miền Bắc nước ta và đổ ra Vịnh Bắc Bộ, tạo thành một vùng
châu thổ rộng lớn (Bộ TNMT,2012). Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đặc

thù nên khoảng 60% lượng nước của cả nước tập trung ở LVS Mê Công, 16%
tập trung ở LVS Hồng – Thái Bình, khoảng 4% ở LVS Đông Nai, các LVS
lớn khác, tổng lượng nước chỉ chiếm phần nhỏ còn lại (Hình 2.1).
Hình 2.1. Tỷ lệ phân bố tài nguyên nước theo các LVS
(Báo cáo Tài nguyên nước, Bộ TNMT, 2009)
4
Tổng lượng nước mặt trên các LVS vào khoảng 830 – 840 tỷ m
3
/năm,
nhưng chỉ có khoảng 310 – 315 tỷ m
3
chiếm

37% là nước nội sinh, còn 520 –
525 tỷ m
3
chiếm 63% còn lại là nước chảy đến từ các quốc gia láng giềng vào
lãnh thổ Việt Nam. Ví dụ: ở LVS Hồng nguồn nước ngoại lai chiếm 50% tổng
khối lượng nước bề mặt. còn ở LVS Mê Công có đến 90% tổng khối lượng
nước bề mặt có nguồn gốc ngoại lai (Bảng 2.2).
Bảng 2.2. Một số đặc trưng cơ bản của các hệ thống
sông chính ở Việt Nam
TT Hệ thống sông Diện tích lưu vực (km
2
)
Tổng lượng dòng chảy
năm (tỷ m
3
)
Ngoài

nước
Trong
nước
Tổng
Ngoài
nước
Trong
nước
Tổng
1 Bằn Giang - Kỳ Cùng 1.980 11.280 13.260 1,7 7,7 9,4
2 Hồng – Thái Bình 86.660 82.340 169.000 51,8 83,2 135
3 Mã 10.680 17.720 28.400 3,9 14,1 18
4 Cả 9.470 17.730 27.200 4 19,5 23,5
5 Thu Bồn - 10.350 10.350 - 20,1 20,1
6 Ba - 13.900 13.900 - 9,5 9,5
7 Sê San - - 11.620 - - 12,9
8 Srê Pôk - - 18.265 - - 13,5
9 Đồng Nai 6.700 33.300 40.000 3,5 33,5 37
10 Mê Công 756.000 39.000 795.000 400 75 475
Cả nước 871.490 225.620 1.119.995 460,940 262,600 753,900
(Hồ sơ tài nguyên nước Quốc gia, Bộ TNMT, 2009)
5
Hình 2.2. Bản đồ ranh giới các LVS nước ta
(Bộ Tài nguyên và Môi trường,
2012)
Nếu chỉ xem xét tổng lượng nước cả năm sẽ thấy tài nguyên nước của
Việt Nam rất dồi dào, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông
trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35%
của thế giới. Tuy nhiên, do đặc điểm địa lý nước ta kéo dài theo phương kinh
6

tuyến, địa hình bị chia cắt mạnh đã tác động trực tiếp tới sự ảnh hưởng của
các chế độ gió mùa, là nguyên nhân gây ra những biến đổi mạnh mẽ theo thời
gian (dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và phân bố
rất không đều giữa các hệ thống sông và các vùng.
Tổng lượng nước mặt của nước ta phân bố không đều giữa các mùa
một phần là do lượng mưa phân bố không đồng đều giữa cả về thời gian và
không gian, gây nên lũ lụt thường xuyên và khô hạn trong thời gian dài.
Chính là mối đe doạ đối với các hoạt động sản xuất và đời sống của người dân
ở nhiều vùng trên cả nước. Do vậy, việc điều hoà phân phối nguồn nước, khai
thác mặt lợi của nước và giảm thiểu tác hại do nước gây ra cần phải được
quản lý thống nhất theo LVS.
Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa - dân số và quá trình đô thị hóa của nước ta không ngừng tăng nhanh.
Cùng với đó là sự gia tăng lượng nước thải lớn, nhưng mức đầu tư cho hệ
thống xử lý nước thải chưa đáp ứng yêu cầu. Việc xả thải trực tiếp ra các LVS
ngày càng nhiều. Một số con sông đang trong tình trạng báo động vì ô nhiễm
nghiêm trọng, hàm lượng nhiều loại chất thải đo được từ các con sông này
đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Ví dụ: Sông Nhuệ, sông Đáy, sông
Cầu… Vì vậy, cần có các biện pháp khắc phục và quản lý tốt hơn để không
làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh.
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước
Đánh giá chất lượng nước thông qua các chỉ tiêu hóa lý sau: pH, DO,
COD, BOD
5
, NH
4
+
, NO
3
-

, PO
4
3-
, TSS đây là các chỉ tiêu chiếm tỉ lệ cao trong
các nguồn nước bị ô nhiễm.
2.2.1. pH
pH là đơn vị biểu thị nồng độ ion H
+
có trong nước được tính theo
công thức Sorenson: pH = - log [H+] và có thang đơn vị từ 0 đến 14.
7
Độ pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H
+
có trong dung dịch.Nước
trung tính thì pH=7, pH <7 thể hiện tính axit, khi nước có tính kiềm thì pH >7.
pH là một trong thông số quan trọng và dùng để đánh giá mức độ ô
nhiễm của nguồn nước, chất lượng nước thải, đánh giá độ cứng của nước, sự
keo tụ, khả năng ăn mòn và trong nhiều tính toán về cân bằng axit- bazo.
Giá trị pH thấp hay cao đều có ảnh hưởng nguy hại đến thủy sinh.
2.2.2. Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS)
Các chất rắn lơ lửng (các chất huyền phù) là những chất rắn không tan
trong nước. Hàm lượng các chất lơ lửng là lượng khô của phần chất rắn còn
lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1 lít mẫu qua phễu lọc rồi sấy khô ở
105
o
C cho tới khi khối lượng không đổi (Đơn vị : mg/l).
2.2.3. Oxy hòa tan (DO)
DO là lượng oxy tự do hòa tan trong nước cần cho sự hô hấp của các sinh
vật nước.
Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của nước là hàm lượng oxy

hòa tan, vì oxy không thể thiếu đối với tất cả các sinh vật sống trên cạn cũng
như dưới nước. Oxy duy trì quá trình trao đổi chất, sinh ra năng lượng cho
sinh trưởng, sinh sản và tái sản xuất.
Phân tích DO cho ta đánh giá mức độ ô nhiễm nước và kiểm tra quá
trình xử lý nước thải. Khi DO xuống đến khoảng 4 - 5 mg/l, số lượng sinh vật
quá thấp, thậm chí không còn, nước sẽ có mùi và trở nên đen do trong nước
lúc này diễn ra chủ yếu các quá trình phân hủy yếm khí, các sinh vật không
thể sống được nữa. Nếu hàm lượng DO cao, các quá trình phân hủy các chất
hữu cơ sẽ xảy ra theo hướng hảo khí còn nếu hàm lượng DO thấp, thậm chí
không còn thì quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước sẽ xảy ra theo
hướng yếm khí.
2.2.4. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)
8
Nhu cầu oxy sinh hóa là lượng oxy cần thiết cho vi sinh vật để oxy hóa
và ổn định các chất hữu cơ hoặc vô cơ trong nước, trong những điều kiện nhất
định.
BOD gián tiếp chỉ ra mức độ ô nhiễm do có các chất có khả năng bị
oxy hóa sinh học mà đặc biệt là các chất hữu cơ.
Phần lớn, các chất bẩn trong nước là các chất hữu cơ. Hầu hết, các chất
hữu cơ này đều bị tác động phân hủy bởi các vi sinh vật thành các hợp chất
đơn giản. Quá trình vi sinh vật cần oxy. Nếu lượng chất hữu cơ trong nước
càng lớn và mật độ vi sinh vật càng cao thì lượng oxy cần thiết cho quá trình
phân hủy càng nhiều.
Thông thường để xác định BOD người ta phân tích mẫu nước trong
điều kiện nhiệt độ 20
o
C trong thời gian 5 ngày. BOD đó được gọi là BOD
5
.
2.2.5. Nhu cầu oxy hóa học (COD)

COD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ trong
nước thành CO
2
, bằng các chất oxy hóa mạnh, trong những điều kiện nhất
định.
COD là chỉ tiêu để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước (nước thải, nước
mặt, nước sinh hoạt) kể cả chất hữu cơ dễ phân hủy và khó phân hủy sinh
học.
2.2.6. Các hợp chất chứa Nitơ
Trong nước, các hợp chất chứa nitơ thường tồn tại ở 3 dạng: các hợp chất
hữu cơ, amoni và các hợp chất dạng oxy hóa (nitrit và nitrat). Chúng là các
chất dinh dưỡng và luôn vận động trong tự nhiên, chủ yếu nhờ quá trình sinh
hóa.
Nếu nước chứa nhiều các hợp chất nito dạng hữu cơ, amoni hoặc NH
4
OH
thì chứng tỏ nước đã bị ô nhiễm. NH
3
trong nước sẽ gây độc với cá và sinh
vật trong nước. Nếu trong nước chứa chủ yếu các hợp chất nito chủ yếu là
nitrit (NO
2
) là nước đã bị ô nhiễm một thời gian dài hơn. Nếu nước chứa chủ
9
yếu là hợp chất nito dạng nitrat (NO
3
-
) chứng tỏ quá trình phân hủy đã kết
thúc.
Nitơ trong nước cao làm tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước.

Do đó, nó gây ra sự phát triển mạnh mẽ của các loài sinh vật phù du như rêu,
tảo gây tình trạng thiếu oxy trong nước, phá vỡ chuỗi thức ăn, sản sinh nhiều
chất độc: CH
4
+
, H
2
S…tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích trong nước.
2.2.7. Các hợp chất chứa phospho
Phospho trong nước thường ở dạng ortho phosphate, muối phosphate của
axit phosphoric: H
2
PO
4
-
, HPO
4
2-
, PO
4
3-
. Nó có nguồn gốc từ các loại phân bón
hoặc cơ thể động vật, đặc biệt là cơ thể tôm cá thối rữa, trong chất tẩy rửa…
Cũng giống nito, phospho là chất dinh dưỡng. Bản thân phospho không
độc, nhưng nếu hàm lượng quá cao trong nước sẽ gây hiện tượng phú dưỡng
nguồn nước, làm giảm chất lượng nước và ảnh hưởng đến các sinh vật trong
nước.
2.3. Hiện trạng chất lượng nước một số lưu vực sông ở Việt Nam
2.3.1. Lưu vực sông Cầu
LVS Cầu là lưu vực quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình. Là

một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, tập trung một lượng lớn dân
cư của nước ta. Có vị trí địa lý đặc biệt, đa dang và phong phú về tài nguyên
cũng như về lịch sử phát triển của các tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang, Thái
Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương nằm trong lưu vực của nó. Đóng
vai trò quan trọng cho hệ thống tưới tiêu cho nông nghiệp, vừa đảm nhiệm
thoát nước đô thị. Tuy nhiên, chất lượng nước tại LVS Cầu thời gian qua đã
suy giảm, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là các đoạn sông chảy qua
các đô thị, KCN và các làng nghề thuộc các tỉnh trên.
Đoạn thượng nguồn, nước sông còn giữ được tính tự nhiên vốn có do
chảy qua vùng dân cư thưa thớt và hoạt động công nghiệp chưa phát triển
mạnh. Nhìn chung, chất lượng nước của đoạn sông này còn tương đối tốt, các
10
chỉ tiêu chất lượng nước cho đến nay vẫn đảm bảo giới hạn cho phép đối với
nguồn nước mặt loại A1 và A2 (QCVN 08:2008/BTNMT) trừ một số đoạn
sông suối phụ lưu cấp 1, 2 chảy qua khu khai thác mỏ, quặng…
Đoạn trung lưu là đoạn sông Cầu bắt đầu chảy vào thành phố Thái
Nguyên đến hết tỉnh Thái Nguyên. Đoạn này mức độ phát triển với đa dạng
hoạt động kinh tế khác thuộc nhiều loại hình và ngành nghề khác nhau. Theo
thống kê, đoạn sông này đã và đang tiếp nhận một lượng lớn nước thải từ các
hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ làm cho chất lượng
nước suy giảm nhiều. Riêng tỉnh Thái Nguyên sử dụng khoảng 300 triệu m
3
nước/năm cho các hoạt động công nghiệp (Bộ Tài nguyên và Môi trường,
2012).
Nhìn chung, hầu hết các thông số quan trắc của đoạn sông này đều
không đạt QCVN 08:2008/BTNMT loại A1. Một số điểm như Cầu Trà Vườn,
giá trị thông số NH
4
+
còn vượt quá QCVN B1. Tuy nhiên, hàm lượng các

thông số có xu hướng giảm qua các năm (Hình 2.3).
Hình 2.3. Hàm lượng NH
4
+
đoạn qua Thái Nguyên năm 2007 – 2011
(Bộ Tài nguyên và Môi trường,
2012)
11
Đoạn sông Cầu qua tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, phần lớn các điểm quan
trắc đều có giá trị các thông số vượt QCVN 08:2008 loại A1, thậm chí vượt
hoặc xấp xỉ loại B1. Bên cạnh đó, giá trị một số thông số như COD, BOD
5
,
NH
4
+
có xu hướng tăng, điều này cho thấy chất lượng nước đang bị suy giảm
(Hình 2.4).
Hình 2.4. Hàm lượng BOD
5
tại sông Cầu đoạn qua Bắc Ninh, Bắc Giang
năm 2007 – 2011
(Bộ Tài nguyên và Môi trường,
2012)
Hiện nay, nước sông Cầu có lưu lượng cát và chất lơ lửng ngày càng
tăng do hoạt động khai thác khoáng sản (cát, sỏi,…). Thời gian tới, nếu không
được quản lý và kiểm soát chặt chẽ thì hàm lượng các chất này sẽ càng cao.
Mặt khác, sông Ngũ Huyện Khê được xem như là một trong những
điển hình ô nhiễm nghiêm trọng của LVS Cầu do hoạt động của các cơ sở sản
xuất và đặc biệt là các làng nghề trải suốt dọc sông từ Đông Anh (Hà Nội)

cho đến cống Vạn An (Bắc Ninh). Hầu hết nước thải các cơ sản xuất đều chưa
được xử lý và xả trực tiếp ra sông. Nước sông bị ô nhiễm nghiêm trọng và
chất lượng nước không thay đổi nhiều qua các năm.
12
Nhìn chung, sông Ngũ Huyện Khê bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ và
các chất lơ lửng cao hơn QCVN 08:2008 loại A2 hàng chục đến hàng trăm
lần tùy từng thời điểm (Hình 2.5).
Hình 2.5. Hàm lượng COD trên sông Ngũ Huyện Khê năm 2007 -2011
(Bộ Tài nguyên và Môi Trường,
2012)
2.3.2. Lưu vực sông Nhuệ - Đáy
LVS Nhuệ - Đáy là một trong những LVS lớn của nước ta, đóng vai trò
đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế của cả nước nói chung và đồng bằng
sông Hồng nói riêng, nhất là 5 tỉnh gồm: Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Ninh
Bình, Nam Định. Vai trò của hai dòng sông trên vừa là hệ thống tưới tiêu cho
nông nghiệp, vừa đảm nhiệm thoát nước đô thị. Tuy nhiên, môi trường, chất
lượng nước lưu vực hai con sông này đang chịu sự tác động mạnh của nước
thải sinh hoạt và các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và thủy sản trong
khu vực.
Hiện nay, với tổng lượng nước thải công nghiệp khoảng 100.000m
3
/ngày
đêm. Hà Nội đang đứng đầu danh sách 5 tỉnh về lượng nước thải đổ ra sông
Nhuệ - Đáy, với lượng nước thải vào khoảng 36.577m
3
/ngày đêm. Mặt nước
ở các sông nội thành Hà Nội bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt ô nhiễm tăng
13
cao từ khu vực tiếp nhận nước từ sông Tô Lịch. Các giá trị COD, BOD
5

,
Coliform… tại các điểm đo đều vượt quá QCVN 08:2008 loại B1và A1 nhiều
lần. Nước sông màu đen, có váng, cặn lắng và có mùi tanh. Đặc biệt vào mùa
khô, mức độ ô nhiễm càng trở nên trầm trọng hơn. Kết quả các đợt quan trắc
qua các năm 2007 – 2011 cho thấy giá trị DO đạt rất thấp. Giá trị COD vượt 5
– 6 lần, BOD
5
vượt 4 – 5 lần (Hình 2.6).
Hình 2.6. Hàm lượng BOD
5
tại một số sông trong nội thành Hà Nội
(Bộ Tài nguyên và Môi trường,
2012)
Hình 2.7. Nước sông Nhuệ ngay dưới chân cầu Diễn (Từ Liêm, Hà Nội)
(Internet, Báo Vnexpress, truy cập ngày 5/2/2014)
14
Sông Nhuệ gần như đã trở thành con sông “chết” vì nước bị ô nhiễm
nặng, hàm lượng ôxy hòa tan trong mẫu nước lấy tại cầu Hà Đông, cầu Tó,
Cự Đà… đặc biệt là sau khi nhận nước từ sông Tô Lịch rất thấp, trong khi
lượng coliform, thông số COD, BOD
5
, NH
4
+
… vượt tiêu chuẩn nhiều lần.
Hình 2.8. Hàm lượng COD một số sông trong nội thành Hà Nội
(Bộ Tài nguyên và Môi trường,
2012)
Qua kết quả quan trắc trên sông Nhuệ giai đoạn 2007 – 2009 (Hình 2.8)
thấy rõ, sau khi tiếp nhận nước thải của sông Tô Lịch, nước sông Nhuệ đã bị

ô nhiễm nặng. Có thể thấy nước thải sông Tô Lịch (nguồn tiếp nhận nước thải
chính của toàn bộ các quận nội thành Hà Nội) là nguyên nhân chính gây ô
nhiễm cho nước sông Nhuệ.
Dọc theo dòng chảy cho tới cuối nguồn mức độ ô nhiễm của nước sông
Nhuệ giảm dần, là do đoạn sông này ít chịu tác động của các nguồn thải công
nghiệp xả trực tiếp, đồng thời vào mùa mưa lưu lượng nước sông lớn, tốc độ
15

×