Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LỊCH SỬ HÓA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.48 KB, 6 trang )

CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LỊCH SỬ HÓA VIỆT NAM
Người viết: Nhâm Văn Sơn.
Sinh ngày 27 tháng 02 năm 1975
Lớp cao học khóa 20. Chuyên ngành LỊCH SỬ VIỆT NAM.
ĐỀ: 1. Làm rõ tóm tắc nội dung chương II và III?
2. Khái quát ảnh hưởng của nho giáo đối với dân tộc ta?
Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam: Tác giả Nguyễn Khắc Thuần.
BÀI VIẾT
A. TÓM TẮC NỘI DUNG CHƯƠNG II VÀ CHƯƠNG III.
I. CHƯƠNG II
SỰ TRUYỀN BÁ VÀ TIẾP NHẬN NHO GIÁO Ở NƯỚC TA
THỜI KỲ BẮC THUỘC.
1. Vì sao nho giáo lại được truyền bá vào nước ta?
- Nho giáo là công cụ nô dịch của giai cấp phong kiến Trung Quốc thống
trị đối với nhân dân ta. Đã có nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng theo
Nguyễn Khắc Thuần thì sở dĩ nho giáo được truyền bá vào nước ta là do
một số nguyên nhân sau:
* Một là bởi sự truyền bá vừa mang tính lợi dụng lại vừa mang tính áp
đặt của chính quyền phong kiến Trung Quốc đô hộ.
Vào khoảng đầu công nguyên tức là vào những năm cuối cùng của
nhà Tiền Hán, nho giáo mới bắt đầu được truyền bá vào nước ta. Với tư
cách là công cụ là phương tiện thiết lập và củng cố trật tự xã hội. Tuy
nhiên không phải tất cả hán nho, càng không phải là taatscar nho giáo
Trung Quốc đều có cơ may thâm nhập vào xã hội ta. Bấy giờ chỉ có
những nội dung nào cực đoan nhất, phù hợp cao nhất với lợi ích của giai
cấp phong kiến đô hộ ngoại bang mới được phép truyền bá vào . Nói
truyền bá mang tính lợi dụng là như vậy.
Nho giáo ở nước ta thời kỳ Bắc thuộc chỉ bao hàm một vài nội
dung rất hạn hẹp. Nhưng nó lại được coi là khuân mầu về đạo đức và
pháp. Vấn đề lúc này chưa phải là mức độ tiếp nhận nho giáo của xã hội,


mà quan trọng hơn, dó là sự ràng buộc của xã hội bởi những chế định
khắc khe có nguồn gốc từ những nội dung cực đoan nhất của nho giáo.
nói truyền bán mang tính áp đặt là vì vậy.
Hai là, nho giáo truyền bá vào nước ta bởi những hoạt động mang
tính tự phát của khá đông nho gia Trung Quốc thất thế bị đày hoặc tự
động di cư lánh lạn sang nước ta. không ít nho gia thất thế bị gán cho đủ
1
thứ tội trạng,họ đã tự động tìm sang nước ta lánh nạn, tất cả họ đều gặp
nhau ở chỗ cùng tham gia truyền bá nho giáo ở nơi định cư mới.Họ
truyền bá trước hết và chủ yếu là bởi sở nguyện của họ. Chính quyền
phong kiến Trung Quốc đô hộ cũng ủng hộ việc làm này của họ bởi vì
khách quan, đó là việc làm có lợi cho chúng.
Ba là, cũng bình đẳng như mọi hệ tư tưởng khác,nho giáo không bao
giờ tự động đóng khung phạm vi ảnh hưởng của mình trong một vùng
lãnh thổ nhất định. Nho giáo chẳng những được truyền bá ở nước ta mà
còn được truyền bá ở nhiều nước khác kể cả những nước không hề bị
Trung Quốc đô hộ, như Nhật Bản chẳng hạn. Điều kiện địa lý và bối cảnh
chính trị có thể làm hạn chế quy mô và mức độ, nhưng không thể chặn
đứng hoàn toàn quá trình truyền bá theo quy luật vận hành riêng này.Nếu
không có sự lợi dụng của chính quyền phong kiến đô hộ thì nho giáo nhất
định cũng sẽ được truyền bá vào nước ta, tất nhiên là truyền bá dưới dạng
hình thức khác.
2. Những nhà truyền bá nho giáo nổi tiếng ở nước ta thời Bắc Thuộc.
- Gần như các nhà truyền bá nho giáo ởn]ơcs ta thời Bắc Thuộc đều là
người Trung Quốc. Họ gồm nhiều thành phần khác nhau, chúng ta có thể
kể tên một số người nổi tiếng nhất như sau;
• Thích Quang. Nhâm Diêm. Lý Thiện. Sĩ Nhiếp. Ngu Phiên. Đào
Hoàng. Đố Tuệ Độ. Tông Xác. Phòng Pháp Thặng. Tinh Thiều.
Vương Thức.
Đây là danh sách một số nhà truyền bá nho giáo nổi tiếng ởn]ơcs ta

thời Bắc Thuộc, người Trung Quốc sang ta là để đô hộ, để nô dịch chứ
không phải để truyền bá nho giáo.
3. Những nội dung chủ yếu của Nho giáo ở nước ta trong thời Bắc Thuộc;
- Nho giáo Trung Quốc từ thời Tiền Hán trở về trước khác hẳn với Nho
giáo ở Trung Quốc từ thời Tiền hán trở về sau và cũng khác hẳn Nho giáo
được truyền bá vào nước ta trong thời Bắc Thuộc. Những nội dung truyền
bá chủ yếu của Nho giáo ở nước ta thời Bắc Thuộc như sau:
- Một là, ra scs tìm cách khẳng định và cổ vũ mạnh mẽ cho tiếng nói
tôn quân đại thống nhất, mà đỉnh cao của nền tôn quân đại thống nhất này
là Hoàng Đế Trung Hoa. Những câu cực đoan nhất của Khổng Tử được
triệt để khai thác để phục vụ cho ý tưởng này.
- Hai là, liên tục giao rắc tư tưởng trọng nam khinh nữ, hòng làm băng
hoại nền đạo lý tốt đẹp có từ lâu đời của tổ tiên ta.Từ đây những quan
niệm: “ Nam tôn nữ ti” “Nhất nam viết nữ,thập nữ viết vô” Bắt đầu được
truyền bá đến nước ta. Khuân mẫu Tứ đức, Tam tòng, được dùng để trói
buộc người phụ nữ. Rồi xu hướng : Chồng chúa, vợ tôi”.Về khách quan,
trọng nam khinh nữ là tư tưởng chẳng những có ảnh hưởng xấu đến
truyền thống tôn trọng phụ nữ vốn đã hình thành một cách tự nhiên và lâu
dài của lịch sử nước ta, mà còn có tác hại gây nên sự phân hóa, chia rẽ,
làm suy giảm sức đề kháng của xã hội ta trước những âm mưu đồng hóa
2
nguy hiểm của kẻ thù. Vì thế nên Nho giáo ở nước ta thời Bắc Thuộc chỉ
mới có một quá trình bị lợi dụng, bị cắt xén và áp đặt thô bạo chứ chưa
thật sự có được một quá trình truyền bá tự nhiên theo đúng nghĩa, vì vậy
chỉ có một bộ phận rất nhỏ thuộc tầng lớp trên của xã hội chịu tiếp nhận
Nho giáo. Họ tiếp nhận để làm cộng tác, tay sai cho phong kiến Trung
Quốc Đến giai đoạn cuối thời Bắc thuộc, Việc tiếp nhận Nho giáo của
học trò nước ta tuy có được mở rộng hơn, nhưng đó là sự mử rộng trong
khuân khổ cho phép của chính quyền đô hộ. Sự mở rộng chưa đủ để làm
thay đổi hai nội dung hạn hẹp cũ.

Là sản phẩm tư tưởng của Trung Quốc, lại được truyền bá đến nước ta
bởi chủ yếu là tầng lớp quan lại đô hộ Trunh Quốc và trước khi truyền bá
đến đã bị cắt xén với ý đồ lợi dụng một cách thô bạo, Nho giáo chỉ được
nhân dân ta tiếp nhận một cách rất dè dặn, trải qua hơh một ngàn năm,
Nho giáo cũng chỉm[í bước đầu xác lập được một vị thế hết sức khiêm
tốn trong đời sống tư tưởng của xã hội ta mà thôi.
I. CHƯƠNG III.
NHO GIÁO Ở NƯỚC TA TRONG KỶ NGUYÊN ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ
VÀ THỐNG NHẤT ( 905 – 1527)
1. Đặc điểm mới của quá trình truyền bá:
- Từ năm 905 trở đi, một kỉ nguyên mới của lịch sử nước nhà bắt đầu
được mở ra, đó là kỉ nguyên độc lập, tự chủ thống nhất. Tuy cũng có lúc
nước ta bị lâm vào tình trạng khủng hoảng, Thậm chí là khủng hoảng rất
nghiêm trọng, nhưng xu hướng chung của đất nước là xu hưởng không
ngừng đi lên.
- Một cuộc vận động ráo riết nhằm nhanh chóng chiếm lĩnh vũ đài chính
trị và tư tưởng của nước nhà bắt đầu. Trong bối cảnh hoàn toàn mới mẻ
như vậy, quá trình truyền bá Nho giáo hẳn nhiên cũng phải khác trước.
Trong kỉ nguyên độc lập, tự chủ và thống nhất nổi lên mấy đặc điểm lớn
sau đây:
+ Về lực lượng truyền bá: Chủ yếu là Nho sĩ Việt Nam
+ Về mục đích truyền bá: Nho giáo được coi là hệ thống tri thức quan
trọng nhất của xã hội, là những bậc thang danh vọng, những quy phạm về
đạo đức và những định những định chế của pháp luật.
+ Về quy mô truyền bá: quy mô truyền bá Nho giáo của nước ta càng
được mở rộng, nhất là từ buổi đầu của thời Lê Sơ trở đi, khi mà Nho giáo
nắm được địa vị độc tôn trên vũ đài chính trị và tư tưởng của nước nhà.
+ Về nội dung truyền bá: Cũng không ngừng được mở rộng. Từ đây, học
trò nước ta được học cả. Ngũ kinh, Tứ thư, Bắc sử, Bách gia chi tử
2. Nho giáo đã đi từ chỗ chiếm lĩnh dần địa hạt giáo dục tới chỗ

chiếm lĩnh dần địa hạt chính trị và tư tưởng.
Sau một thời gian trải nghiệm không dài, Nho học đã tự tìm cho mình
một con đường thâm nhập, tuy có vẻ chậm chạp nhưng lại khá chắc chắn.
Đó là con đường từ chỗ chiếm lĩnh dần địa hạt giáo dục tới chỗ chiếm
3
lĩnh dần địa hạt chính trị và tư tưởng. Toàn bộ con đường dài này được
đánh dấu qua mấy sử kiện quan trọng sau đây:
+ Sự kiện thứ nhất: Diễn ra vào năm 1070. Vua Lý Thánh Tông ( 1054-
1072 ) đã chấp thuận việc xâyVăn Miếu.
+ Sự kiện thứ hai: Diễn ra vào năm 1075. Năm này nhà Lý đã mở khoa
thi Nho giáo đầu tiên.
+ Sự kiện thứ ba: Diễn ra vào năm 1076. Nhà Lý đã cho xây cất Quốc Tử
Giám.
+ Sự kiện thứ tư: Diễn ra vào năm 1232. năm này nhà Trần đã đặt ra học
vị đầu tiên cho thi cử Nho giáo ở nước ta.
+ Sự kiện thứ năm: Diễn ra vào năm 1247. Đây là năm đầu tiên nhà Trần
đặt ra lệ Tam Khôi.
+ Sự kiện thứ sáu: Diễn ra vào năm 1304. Năm này nhà Trần đặt thêm
học vị mới là Hoàng Giáp.
+ Sự kiện thứ bảy: Diễn ra vào năm 1442. Năm này nhà Lê cho đổi gọi
Thái học sinh thành Tiến Sĩ
Bảy sự kiện nói trên cũng có thể coi là bảy bậc thang phản ánh quá trình
liên tục từ thấp lên cao của giáo dục Nho giáo
Với cương vị là những người có bằng cấp học vấn cao, các nhà đại khoa
bảng Nho giáo lần lượt được triều đình tin cậy rồi bổ dụng làm quan.
Càng về sau các khoa thi Nho giáo càng được Tổ chức nhiều hơn như:
Thi Hương, thi Hội, thi Đình hay gọi là thi Điện.
Do số lượng những người cầm quyền xuất thân từ khoa bảng Nho giáo
ngày càng đông. Một cuốc chuyển giao vũ đài chính trị diễn ra âm thầm
nhưng mãnh liệt đã thực sự bắt đầu.

3.Giành lấy trọng trách biên soạn luật, khôn khéo biến một số tư tưởng về
phép trị nước của Nho gia thành pháp luật của xã hội.
- Giữa Thế kỉ thứ XI, ngay khi vừa mới bước đầu chiếm lĩnh địa hạt
giáo dục, Nho giáo đã nhanh chóng trở thành lực lượng bù đắp sự khiếm
khuyết nói trên. Nho gia biên soạn luật, đáp ứng kịp thời nhu cầu quản lí
nhà nước theo mô thức mới hơn, cao hơn và hiểu quả hơn.
- Bộ luật thành văn đầu tiên của nước là Hình thư được biên soạn xong
vào năm 1042 dưới thời trị vì của vua Lý Thái Tông (1028-1054)
- Kế thừa kinh nghiệm Nho gia thời Lý, Nho gia thời Trần và thời Lê Sơ
đã có những đóng góp rất quan trọng vào sự nghiệp xây dựng luật pháp
thành văn. Dưới thời Trần, hai Nho gia có công lớn trong việc biên sọan
luật pháp là: Trương Hán Siêu và Nguyễn Trung Ngạn.
4. Góp phần làm rạng rỡ cho văn hiến của nước nhà, khẳng định ảnh
hưởng ngày càng mạnh mẽ của Nho giáo đối với xã hội Đại Việt.
- Thông qua việc tạo lập một hệ thống giáo dục và thi cử với xu hướng
ngày càng chính quy và chặt chẽ, cùng với việc xây dựng cơ sở cho phép
trị nước của các triều đại đương thời, Nho giáo đã có những đóng góp
không nhỏ đối với văn hiến của nước nhà.
4
- Không ngừng xây dựng, đề cao và bảo vệ ý thức về Quốc thống, khơi
dậy và thổi bùng lên ngọn lửa về niềm tự tôn dân tộc.
- Sáng tạo ra chữ Nôm và nâng chữ Nôm từ vị trí bổ sung cho chữ
Hán lên trình độ chữ viết văn học.
- Góp phần to lớn vào việc khai sinh mọt loạt các ngành khoa học.
5. Ảnh hưởng của Tống Nho đối với Nho giáo ở nước ta trong tự nhiên
độc lập, tự chủ và thống nhất.
Một là, nhà Tống được thành lập từ năm 960 nhưng Tống Nho chỉ
được khẳng định và gây ảnh hưởng mạnh mẽ kể từ cuối thế kỉ XII – đầu
thế kỉ XIII mà thôi.
Hai là, trong chặng đầu của kỉ nguyên độc lập, tự chủ thống nhất Nho

giáo ở nước ta chỉ mới chiếm lĩnh dần địa hạt giáo dục. phải từ thế kỉ XIV
trở đi, cuộc chuyển gia vũ đài chính trị và tư tưởng chủ yếu là giữa Phật
giáo và Nho giáo mới bắt đầu.
Ba là, Thế kỉ thứ XIV ảnh hưởng của phái Tống Nho đã thể hiện khá rõ
trong tư duy của một bộ phận Nho gia nước ta như một loạt những cải
cách lớn của Hồ Quý Ly. Bấy giờ nhà Tống không còn nữa nhưng tư
tưởng Tống Nho lại được Nho gia khơi dậy. Họ coi Tống Nho là vũ khí
đặc biệt, phục vụ đắc lực cho chủ nghĩa quân chủ chuyên chế đương thời.
Đỉnh cao là sự truyền vá tư tưởng Tống Nho lúc này có lẽ là thời trị vì
của vua Lê Thánh Tông ( 1460 – 1497).
6. Một số Nho gia tiêu biểu trong kỉ nguyên độc lập, tự chủ và thống
nhất.
- Lý Công Uẩn ( 974-1028).
- Lý Thường Kiệt (1019-1105)
- Lê văn Thịnh
- Trương Hán Siêu (?-1355)
- Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370)
- Chu Văn An (?-1370)
- Phạm Sư Mạnh
- Lê Bá Quát
- Mạc Đĩnh Chi (1272-1346)
- Bùi Mộ
- Trần Nguyên Đán (1326-1390)
- Hồ Tông Thốc
- Lý Tế Xuyên
- Hồ Quý Ly
- Nguyễn Phi Khanh
- Nguyễn Trãi (1380-1442)
- Lý Tử Tấn (1378-1437)
- Trần Thế Pháp

- Nguyễn Mộng Tuân
- Phan Phu Tiên
5
- Nguyễn Trực (1417-1473)
- Lương Như Hộc
- Hoàng Sằn Phu
- Ngô Sĩ Liên
- Trịnh Thiết Trường
- Lương Thế Vinh (1441-?)
- Đặng Minh Khiêm
- Quách Đình Bảo
- Quách Hữu Nghiêm
- Thân Nhân Trung (1418-1499)
- Đằm Văn Lễ (1452-1505)
- Nguyễn Bảo
- Vũ Quỳnh (1453-1516)
- Kiều Phú (1447-?)
- Nguyễn Địch Tâm (1461-?)
- Bùi Xương Trạch (1438-1516)
- Lê Tư Thành ( tức vua Lê Thánh Tông)
- Nguyễn Quang Bật (1464-1505)
- Dương Bang Bảng (1452-1514)
- Vũ Duệ (1468-1527)
- Đàm Thận Huy (1463-1526)
- Lương Đặc Bằng (1472-1522)
- Lê Nại (1479-?)
- 52 Nho gia tiêu biểu, đại diện cho các thế hệ Nho gia từng tham gia
một cách tự nhiên vào đời sống văn hóa của đất nước trong kỉ nguyên độc
lập, tự chủ và thống nhất ( 905-1527). Tất cả đều có công làm cho Nho
giáo của nước ta trong kỉ nguyên này ngày một thêm thịnh đạt. Vượt ra

ngoài giới hạn chật hẹp của lực lượng Nho gia, Nho giáo có ảnh hưởng
ngày một rộng lớn và sâu sắc đối với xã hội Đại Việt.

6

×