Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận môn Quy hoạch hệ thống cây xanh Quy hoạch cây xanh quận Phú Nhuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 16 trang )

A. GIỚI THIỆU CHUNG:
I. Khái quát chung về hệ thống cây xanh toàn thành phố Hồ Chí Minh:
Theo thống kê mới nhất của Phòng Quản lý công viên – cây xanh, Sở Giao thông vận tải TPHCM, đến
nay toàn bộ diện tích công viên, vườn hoa và cây xanh dải phân cách trên địa bàn thành phố chỉ còn khoảng
535 héc ta, giảm gần 50% so với năm 1998.
Một cán bộ của Phòng Quản lý công viên – cây xanh cho biết, theo thống kê năm 1998, diện tích công
viên của thành phố khoảng 1.000 héc ta.
Trước đây, thành phố đề ra mục tiêu phát triển diện tích công viên cây xanh đến năm 2010 đạt bình quân
khoảng 4 – 5 m
2
/người, tuy nhiên con số thống kê sơ bộ mới nhất cho thấy chỉ tiêu này hiện chỉ đạt khoảng
0,7 m
2
/người.
Theo Phòng Quản lý công viên – cây xanh, Sở Giao thông vận tải TPHCM, tính đến cuối tháng 12-2009,
thành phố đã cải tạo, trồng mới được thêm 2,7 héc ta diện tích mảng xanh trên vỉa hè tại 12 tuyến đường của
quận 1, 6 tuyến đường ở quận 3, 4 tuyến đường ở quận 5 và 3 tuyến đường thuộc quận 10. Năm 2000,
TPHCM đã có quyết định tăng diện tích công viên cây xanh công cộng đô thị lên 6-7 m²/người vào năm 2010
nhưng đến nay mới chỉ đạt mức chưa đến 1 m²/người.
II. Tổng quan Quận Phú Nhuận:
Phú Nhuận là một quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh. Nằm về hướng Tây Bắc, cách trung tâm
thành phố 4,7 km (đường chim bay).
Là một trong những quận nhỏ của thành phố, hình dạng gần giống một tam giác. Diện tích 4,855km². Phú
Nhuận giáp các quận sau:
• Phía Đông giáp Quận Bình Thạnh
• Phía Tây giáp Quận Tân Bình
• Phía Nam giáp Quận 1 và Quận 3
• Phía Bắc giáp Quận Gò Vấp
Dân số183.000 người, mật độ >36.000người/km². Quận được chia làm 15 phường, đánh số từ 1 đến 5, 7
đến 15 và phường 17
B. CÂY XANH TRONG QUẬN PHÚ NHUẬN:


I. Cây xanh dạng mảng:
1. Công viên Phú Nhuận:
a. Vị trí địa lý:
Cổng chính công viên nằm trên đường Phan Đăng Lưu, phường 7 Quận Phú Nhuận.
b. Cây xanh:
Cây xanh trong công viên Phú Nhuận gồm nhiều loại cây khác nhau như: bằng lăng, sứ, hoa giấy, cau,
tùng, thiên tuế, khế, me…

Một vài loại cây trong công viên Phú Nhuận
c. Mặt nước:
Diện tích mặt nước tương đối lớn.
Ngay tại cổng vào của công viên là một đài phun nước.
Đi về phía cuối công viên bạn sẽ bắt gặp một hồ cá với hàng liễu soi bóng xuống hồ với một chiếc cầu nhỏ
bắc ngang qua tạo một khung cảnh thật thơ mộng và đẹp đẽ.
d. Kiến trúc cảnh quan trong công viên:
Trong công viên hầu hết là các tiểu cảnh nhỏ, có thêm vài tượng điêu khắc nhỏ.
e. Khả năng phục vụ ( hoạt động ):
Công viên văn hóa quận Phú Nhuận ra đời nhằm tạo một địa điểm thư giãn, giải trí cho người dân
trong và ngoài khu vực quận Phú Nhuận. Giữa chốn đô thị ồn ào, huyên náo, khi bước vào đây, quý khách sẽ
được thả hồn mình trong một không gian yên tĩnh với hàng cây xanh cao vút, với tiếng chim hót líu lo - một
không gian thư giãn tuyệt vời! Không chỉ vậy, đến với công viên văn hóa quận Phú Nhuận, quý khách sẽ được
hưởng thụ một môi trường trong lành trong khi tập những bài tập vận động nhẹ nhàng hay đi dạo khắp công
viên cùng với gia đình của mình.
Ngoài ra, trong công viên còn có khu vui chơi và hồ bơi giành cho các em nhỏ đến vui chơi, thư giãn
sau những giờ học thoải mái.

Khu vui chơi dành cho thiếu nhi
2. Công viên Gia Định:
a. Lịch sử hình thành công viên Gia Định:
Năm 1950, vùng đất xanh tốt này được quy hoạch để làm sân Golf, trở thành sân Golf đầu tiên của Sài

Gòn.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, sân Golf ngưng hoạt động.
Ngày 11 tháng 12 năm 1978, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 3870/QĐ-UB giao toàn bộ
khu bãi sân golf nằm trên địa bàn quận Phú Nhuận và Gò Vấp cho Sở Quản lý Công trình Công cộng quản lý
để xây dựng thành Công viên Thành phố, đặt tên là Công viên Gia Định.
b. Vị trí địa lý:
Ảnh vệ tinh công viên gia định
Gia Định gần như là công viên duy nhất cho cả một khu vực rộng lớn gồm các quận phía bắc của TP.
Cổng chính của công viên nằm trên đường Hoàng Minh Giám, Phường 3, quận Gò Vấp. Một phần của
công viên thuộc Phường 9, Phú Nhuận. Công viên nằm gần 3 trục đường chính: đường Nguyễn Kiệm, Hoàng
Minh Giám và Hồ Văn Huê:
• Hướng Đông và hướng Bắc giáp ranh với các hộ dân ở Phường 3 – Quận Gò Vấp
• Hướng Tây Bắc giáp đường Hoàng Minh Giám
• Hướng Tây Nam giáp sân vận động Phú Nhuận
• Hướng Nam giáp các hộ dân Phường 9 – Quận Phú Nhuận.
• Hướng Đông Nam tiếp giáp chung cư Nguyễn Kiệm thuộc Phường 9 – Quận Phú Nhuận
c. Cảnh quan công viên:
• Yếu tố địa hình:
- Công viên Gia Định có diện tích lớn trong hệ thống công viên nội thành, nằm ở vị trí khá đắc địa, đường
sá rộng rãi, đi lại thuận tiện.
- Cấu trúc bề mặt công viên tương đối bằng phẳng, công viên có dạng hình chữ nhật. Tuy nhiên, vào mùa
mưa đường ở đây hay bị ngập lụt.
Trung tâm công viên Gia Định
• Diện tích:
Tổng diện tích mặt bằng của Công viên Gia Định là: 57.880m
2
, tương đương 5.8ha. Trong đó diện tích
thảm cỏ là 34.410m
2
chiếm 59,45%. Diện tích đường gạch, đường nhựa, vỉa hè và nhà mát là 20.595m

2
. Diện
tích bồn hoa, bồn kiểng chiếm 647m
2
, với nhiều chủng loại hoa, kiểng. Kết hợp hơn 300 cây kiểng trổ hoa và
gần 250 chậu kiểng các loại. Hồ nước có diện tích 117m
2
.
• Cây xanh:
Công viên Gia Định có mảng cây xanh với số lượng gần 700 cây gồm nhiều chủng loại như: Sọ khỉ, Lim
xẹt, Me tây, Bò cạp nước, Công viên được chia ra làm 3 mảng chính:
- Mảng cỏ.
- Mảng cây lớn (bên trong là vườn ươm).


- Mảng vườn hoa (phục vụ vui chơi giải trí, hội hoa xuân).
- Hai bên công viên được bố trí nhiều cây cao và lớn để tạo vẻ bề thế cho công viên, đồng thời cải
thiện vi khí hậu, tạo cảnh quan.
- Ở giữa được những loại cây kiểng và hoa được sắp xếp đẹp mắt tạo cảnh quan sinh động, bắt mắt.
- Dọc ven đường trong công viên được trồng nhiều loại cây: cây cau kiểng, hàng thông, rặng tre,hàng
liễu,…
• Mặt nước:
Mặt nước tự nhiên không có, chủ yếu là yếu tố mặt nước nhân tạo.
Bao quanh chòi nghỉ trung tâm là 4 hồ nước nhỏ.
• Kiến trúc:
Trong công viên hầu hết là các tiểu cảnh nhỏ. Bên cạnh đó, công viên Gia Định còn có những hòn non bộ
nhỏ, góp phần tạo cảnh quan cho công viên.
Những loại cây kiểng được các nghệ nhân cắt tỉa rất công phu cũng tạo được điểm nhấn cho công
viên.
Trước đây, công viên có khu vui chơi giải trí cho thiếu nhi. Tuy nhiên, hiện nay ngoài đi bộ ra thì nơi

này chẳng có trò vui chơi giải trí nào.
Công viên rộng rãi, bề thế nhưng không có công trình gì độc đáo, không có cả tượng điêu khắc điểm tô cho
cảnh quan nên trông rất buồn tẻ.
• Không gian trống :
Rộng, thoáng không có nhà cao tầng xung quanh, bầu trời thoáng đảng.
Không gian trong công viên rất yên tĩnh, thanh bình. Không ồn ào, náo nhiệt như những con đường bao quanh
nó.
e. Khả năng phục vụ (hoạt động):
Công viên giờ đã được xây dựng lại rất rộng, đẹp và sáng sủa, tạo sân chơi hữu ích cho tất cả mọi người,
mọi lứa tuổi.
• Công viên Gia Định do Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 thuộc Sở Giao thông vận tải TP. HCM
quản lý. Hiện tại Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP. HCM được thuê chăm sóc bảo dưỡng công
viên này. Với cảnh quan hài hòa, diện tích mảng xanh và khuôn viên rộng lớn, Công viên Gia Định là nơi nghỉ
ngơi, thư giãn và các hoạt động thể dục thể thao lý tưởng phục vụ cho cư dân sống ở khu vực xung quanh và
du khách gần xa.
• Trong những năm qua, Công viên Gia Định đã trở thành điểm quen thuộc tổ chức chợ hoa phục vụ
người dân mỗi dịp xuân về. Bên cạnh đó ban quản lý Công viên đã phối hợp tốt với chính quyền địa phương
tạo điều kiện tổ chức các hội thao và sinh hoạt đoàn đội nhằm nâng cao sức khỏe người dân và mang lại hiệu
quả về mặt xã hội.
Hoa xuân tại công viên Gia Định
Sinh hoạt công đồng tại công viên Gia Định
• Có sân banh. Hầu như toàn bộ khuôn viên là dành cho việc luyện tập thể dục, thể thao, đi bộ, múa
quyền, cầu long… Buổi tối có những nhóm người trung niên tập trung tổ chức khiêu vũ.
• Có thể nói với diện tích được phủ xanh khá lớn, Công viên Gia Định được xem như một trong
những lá phổi xanh của Thành phố.
f. Những mặt khuyết điểm còn tồn tại trong công viên:
- Hệ thống công viên rời rạc.
- Hiện chưa được khai thác hết công năng, còn để đất hoang hóa, mặt bằng
nhấp nhô gò đống, rất lãng phí.
Đất trống trong công viên Gia Định

- Về đêm đây là một trong những điểm đen của thành phố về tệ nạn xã hội.

Các con nghiện tụ tập tại công viên Gia Định
- Diện tích công viên bị thu hẹp đáng kể trong thời gian qua do rất nhiều dự án khu dân cư
không tuân thủ phát triển mảng xanh đúng như quy hoạch, nhiều diện tích đất dành cho phát triển
mảng xanh lại bị sử dụng cho mục đích khác.
- Dọc ven công viên những gánh hàng rong lấn chiếm vỉa hè để buôn bán, làm mất mỹ quan đô
thị.
II. Cây xanh dạng tuyến:
Nhóm đã tiến hành khảo sát trên một số tuyến đường tiêu biểu của quận Phú Nhuận như: Nguyễn Kiệm,
Thích Quảng Đức, Phan Đăng Lưu, Phan Xích Long, Phan Đình Phùng, Hoàng Văn Thụ, Hồ Văn Huê,
Nguyễn Văn Trỗi…
− Nguyễn Kiệm, Thích Quảng Đức, Phan Đình Phùng: tuyến đường không có cây xanh 2 bên vỉa hè.
− Phan Đăng Lưu: tuyến đường có trồng cây viết ven đường nhưng cây rất thấp, khoảng cách giữa các
cây không đồng đều.
− Phan Xích Long:
• Có dải phân cách giữa 2 chiều xe chạy, bề rộng dải phân cách là 3m, có những tiểu cảnh với
nhiều loại cây khác nhau.

• Trồng cây viết và cây muồng bò cạp ở 2 bên vỉa hè, khoảng cách giữa các cây khoảng 5-6m.
− Hoàng Văn Thụ: đoạn từ Hồ Văn Huê đến Quân Khu 7 chỉ trồng cây viết ở một bên vỉa hè.
− Hồ Văn Huê: trồng cây viết nhưng chỉ một bên, cây còn nhỏ, cách nhau khoảng 4m.
− Đào Duy Anh: trồng cây bàng hai bên đường, cây to mát.
− Trần Huy Liệu: hai bên đường là hàng phượng vĩ nhung cây to nhỏ không đều nhau.
− Nguyễn Văn Trỗi: trồng viết 2 bên vỉa hè nhưng cây còn rất nhỏ do đường mới được quy hoạch, cây
mới được trồng lại, khoảng cách giữa các cây là 4m.

III. Cây xanh dạng điểm:
Chỉ có một điểm ở dưới chân cầu Hoàng Hoa Thám giao với Phan Xích Long.
IV. Cây xanh hạn chế:

Cây xanh hạn chế chiếm diện tích lớn: Quân Khu 7, Viện Y Học Dân Tộc, khách sạn Tân Sơn Nhất,
White Palace…

C. YẾU TỐ MẶT NƯỚC:
Có kênh Nhiêu Lộc là ranh giới tự nhiên phân chia quận 3 và quận Phú Nhuận.
Chưa tận dụng được yếu tố mặt nước trong cảnh quan cũng như kinh tế. Kênh bị ô nhiễm trầm trọng.

D. NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ – GIẢI PHÁP:
I. Nhận Xét – Đánh Giá:
Vườn ươm hoa kiểng: diện tích 2 ha ở công viên Gia Ðịnh sản xuất hoa kiểng thông thường và cao cấp
phục vụ thay hoa các công viên do công ty quản lý và trang trí hoa nền cho một số ngày lễ hội ở khu vực
trung tâm. Tuy nhiên, gần đây dự án công viên Gia Ðịnh giai đọan 2 được triển khai, vườn ươm này phải di
dời về vườn ươm hiệp thành.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng công viên, cây xanh trên địa bàn thành phố bị thu hẹp đáng kể trong
thời gian qua là do quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng ở các quận huyện vùng ven với nhiều công
trình xây dựng các khu dân cư, trung tâm thương mại, nhà cao tầng tăng lên làm cho quỹ đất dành cho công
viên, cây xanh ở nội thành cũng như ngoại thành đang bị giảm đi nhanh chóng.
Bên cạnh đó, đơn giá đền bù, giải tỏa, thu hồi đất trên địa bàn thành phố đang lên đến hàng tỷ hoặc hàng trăm
triệu đồng/ha nên chủ đầu tư của nhiều dự án xây dựng các khu dân cư, các công trình đã không tuân thủ
việc dành đất cho mảng xanh đúng như quy hoạch, nên rất khó bố trí đất xây dựng công viên, cây xanh.
Tại một số công viên hiện nay, nhiều diện tích đất dành cho phát triển mảng xanh ở nhiều quận huyện lại bị sử
dụng cho mục đích khác. Do vậy, việc bảo tồn và tăng thêm diện tích các công viên thời gian qua gặp rất
nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng tiến hành kiểm tra việc tuân thủ các quy hoạch cây xanh đã
được phê duyệt của từng dự án như các dự án cải tạo nâng cấp đô thị, giải tỏa nhà ổ chuột, di dời các cơ sở ô
nhiễm để quy hoạch một phần quỹ đất đó xây dựng công viên.
Thành phố cũng chỉ đạo các địa phương có công viên, mảng xanh phải tăng cuờng quản lý, sử dụng đúng mục
đích, kiên quyết giải tỏa tình trạng lấn chiếm công viên để buốn bán càphê, hàng rong diễn ra ở khuôn viên
của công viên Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình), Gia Định (quận Gò Vấp), Văn Lang (quận 5), Phú Lâm (quận
6).

Theo Sở Giao thông vận tải thành phố, sở này đang soạn thảo kế hoạch phát triển diện tích công viên
cây xanh đạt chỉ tiêu 4 – 5m2/người vào năm 2025 bằng nhiều giải pháp triệt để hơn trước đây.
Cụ thể, dự kiến, thành phố sẽ ban hành quy chế ràng buộc các chủ đầu tư các dự án khu dân cư, khu đô thị
mới phải đảm bảo diện tích mảng xanh theo đúng quy chuẩn 2 m2/người.
Ngoài ra, hướng đến xã hội hóa công tác bảo tồn, phát triển diện tích công viên cây xanh bằng cách khuyến
khích thành lập các ban quản lý khu dân cư, sử dụng nguồn kinh phí thu được từ chính dự án khu đô thị để
đầu tư cho phát triển mảng xanh như mô hình của khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, quận 7 đang làm.
II. Giải pháp:
Tư duy lại về giá trị cây xanh và mảng xanh đô thị. Việc dành đất cho công viên, cây xanh ở các dự án
phải được luật hoá, không nên kêu gọi lòng từ tâm của các nhà đầu tư. Tăng cường kiểm soát và chế tài để
đảm bảo các chỉ tiêu cây xanh, công viên được đảm bảo thực hiện đúng luật. Đặc biệt là khi phát triển các khu
dân cư mới ra bên ngoài ở khu vực ngoại thành thì không có lý do gì lại bỏ qua việc đầu tư cho công viên, cây
xanh.
Mảng xanh đô thị không chỉ là cây xanh mà còn là mặt nước. Chính vì không coi mặt nước thuộc mảng
xanh đô thị cho nên các cơ quan chức năng đóng vai trò quản lý nhà nước rất dễ dãi trong việc cho lấp các ao,
hồ, kênh rạch để làm các công trình. Các ao, hồ, kênh rạch không chỉ có giá trị trong việc thoát nước chống
ngập mà nó có giá trị trong điều tiết vi khí hậu.
Chú trọng phát triển cây xanh tập trung hơn cây xanh phân tán. Cây xanh tập trung có lợi về kinh tế, và
văn hoá – xã hội hơn là cây xanh phân tán.
+ Nếu ngay từ bây giờ, chúng ta kiên quyết quản lý sau quy hoạch, đặc biệt là "nói thì phải làm" thì mới
có thể đạt được chỉ tiêu này. Phải thẳng thắn thừa nhận rằng, thời gian qua chúng ta nói chứ không làm
được.
+ Nếu kiên quyết thì sẽ có đất để phát triển mảng xanh xen kẻ giữa các nhà chung cư cao tầng từ diện tích
đất giải tỏa các khu nhà ổ chuột trước đây.
+ Ngoài ra, quận sẽ đầu tư xây dựng công viên Gia Định 15,5ha, các mảng xanh công cộng dọc kênh
Nhiêu Lộc. Bố trí các mảng xanh xen cài trong các khu nhà cao tầng dự kiến xây dựng mới. Bố trí cây
xanh dọc các trục đường, các dải phân cách.
+ Giữ gìn, cải tạo các khu công viên, cây xanh hiện hữu diện tích, đồng thời tận dụng quỹ đất của các cơ
sở công nghiệp phải di dời để phát triển thêm diện tích công viên, cây xanh.
+ Bố trí trục cây xanh cảnh quan, mặt nước kết hợp du lịch, giải trí.

+ Đối với diện tích cây xanh lâu năm và cây xanh hàng năm chuyển sang mục đích sử dụng khác phải bảo
đảm giữ lại tối thiểu 35 - 40% đất trồng cây xanh.
+ Tạo nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển công viên, cây xanh ngoài nguồn vốn ngân sách, đẩy mạnh xã hội
hóa việc đầu tư công viên cây xanh.
+ Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn theo chuyên đề về lâm nghiệp xã hội, cây xanh, sử dụng GIS
trong quản lý, phương pháp khuyến lâm, phương pháp điều tra có sự tham gia của người dân, bảo tồn đa dạng
sinh học, du lịch sinh thái, các mô hình nông - lâm - ngư kết hợp… cho cán bộ tại cơ sở.
+ Giáo dục môi trường lồng ghép trong chương trình giáo dục ở các trường phổ thông.
Sinh viên đang trồng cây, cải thiện môi trường.

×