Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 101 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o



ĐẶNG NGỌC BÍCH




HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ






LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG










Hà Nội - Năm 2014




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o



ĐẶNG NGỌC BÍCH




HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ


Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN ĐĂNG KHÂM


XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN



Hà Nội - Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả luận văn xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân
tác giả. Các tài liệu đƣợc sử dụng để phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng
và đã đƣơc công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là
do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực
tế.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Học viên



Đặng Ngọc Bích


















LỜI CÁM ƠN
Tác giả luận văn xin bầy tỏ lòng biết ơn tới thầy hƣớng dẫn luận văn khoa học
PGS.TS. Trần Đăng Khâm – giảng viên Đại Học Kinh Tế Quốc Dân cùng toàn thể
các cô chú trong phòng Kế hoạch – Tài chính kế toán Công ty Cổ phần Kinh Đô đã
tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn Cao Học này.
Do thời gian thực luân văn nghiên cứu có hạn, trình độ chuyên môn còn hạn
chế nên nghiên cứu luận văn của tác giả không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Tác giả luận văn mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo giảng viên,
các cô chú để luận văn nghiên cứu đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


















MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ii
DANH MỤC HÌNH iii
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA DOANH NGHIỆP 4
1.1. TỔNG QUAN CÁC TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 4
1.1.1. Mối quan hệ giữa các thành phần trong tài sản ngắn hạn 4
1.1.2. Mối quan hệ giữa quản lý tài sản ngắn hạn và khả năng sinh lời của doanh
nghiệp 5
1.1.3. Mối quan hệ giữa quản lí tài sản ngắn hạn và khả năng thanh khoản của
doanh nghiệp 6
1.1.4. Sự ảnh hưởng của các nhân tố vi mô và vĩ mô tới quản lí tài sản ngắn hạn . 7
1.1.5. Tổng hòa phân tích mối quan hệ của cả 04 khía cạnh trên 8
1.1.6. Các nghiên cứu xu hướng 9
1.1.7. Kết luận và đề xuất hướng nghiên cứu 10
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA
DOANH NGHIỆP 11
1.2.1. Khái quát về doanh nghiệp 11
1.2.1.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp 11
1.2.1.2. Các hoạt động cơ bản của doanh nghiệp 11
1.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp 15
1.2.2.1. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp 15
1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh

nghiệp 19
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp 23
1.2.3.1. Các nhân tố chủ quan 23
1.2.3.2. Các nhân tố khách quan 28



KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 29
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 31
2.1. PHƢƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG 31
2.1.1. Phương pháp thống kê mô tả 31
2.1.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu 31
2.1.3. Mô tả kĩ thuật sử dụng 32
2.2. MÔ TẢ TỔNG THỂ VÀ MẪU ĐƢỢC CHỌN 33
2.2.1. Tổng thể nghiên cứu 33
2.2.2. Mẫu nghiên cứu 33
2.2.2.1. Mẫu 1 33
2.2.2.2. Mẫu 2 33
2.3. MÔ TẢ CÔNG CỤ THU THẬP DỮ LIỆU 34
2.3.1. Cấu trúc bảng khảo sát 34
2.3.2. Quy trình khảo sát 34
2.4. MÔ TẢ CÁCH THỨC THU THẬP SỐ LIỆU 35
2.4.1. Đối với số liệu sơ cấp 35
2.4.2. Đối với số liệu thứ cấp 35
2.5. MÔ TẢ PHƢƠNG PHÁP XỬ LÍ DỮ LIỆU 35
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 36
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ 38
3.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHÀN KINH ĐÔ 38

3.1.1. Sơ lược quá trình phát triển của Công ty Cổ Phần Kinh Đô 38
3.1.1.1. Giới thiệu về Công ty. 38
3.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Kinh Đô. 38
3.1.2. Cơ cấu tổ chức – nhân sự của Công ty Cổ Phần Kinh Đô 39
3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Kinh Đô. 39
3.1.2.2. Cơ cấu nhân sự của Công ty. 41
3.1.3. Kết quả kinh doanh chủ yếu của Công ty Cổ phần Kinh Đô 41



3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn 41
3.1.3.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh 43
3.1.3.3. Kết quả hoạt động khác 44
3.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ 46
3.2.1. Thực trạng tài sản ngắn hạn của Công ty 46
3.2.1.1. Tổng quan về thực trạng tài sản ngắn hạn của Công ty 46
3.2.1.2. Thực trạng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền. 50
3.2.1.3. Thực trạng các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn. 52
3.2.1.4. Thực trạng các khoản phải thu. 53
3.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của của Công ty 57
3.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động. 58
3.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản. 61
3.2.2.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời. 63
3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ 65
3.3.1. Kết quả 65
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 65
3.3.2.1. Hạn chế 65
3.3.2.2. Nguyên nhân 66

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 68
Chƣơng 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN
HẠN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ 70
4.1. ĐỊNH HƢỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ 70
4.1.1. Định hướng phát triển Công ty Cổ phần Kinh Đô 70
4.1.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty Cổ
phần Kinh Đô. 70
4.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ 71
4.2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản ngắn hạn. 71



4.2.1.1. Nâng cao hiệu quả quản lý tiền và các khoản đầu tƣ tài chính ngắn
hạn. 71
4.2.1.2. Nâng cao hiệu quả quản lý các khoản phải thu. 73
4.2.1.3. Nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho. 74
4.2.2. Các giải pháp khác 76
4.3. KIẾN NGHỊ 79
4.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ 79
4.3.2. Kiến nghị với bộ công thương. 82
4.3.3. Kiến nghị đối với các ngân hàng. 83
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 83
KẾT LUẬN CHUNG 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC


















i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
CTCP
Công ty Cổ phần
2
KDC
Công Ty Cổ Phần Kinh Đô
3
TSDH
Tài sản dài hạn
4

TSNH
Tài sản ngắn hạn
5
TS
Tài sản
6
VCSH
Vốn chủ sở hữu

















ii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT
Bảng

Nội dung
Trang
1
Bảng 3.1
Danh sách các thành viên trong hệ thống Kinh Đô
40
2
Bảng 3.2
Cơ cấu lao động theo chức năng quản lý
42
3
Bảng 3.3
Cơ cấu lao động theo trình độ
42
4
Bảng 3.4
Quá trình tăng VCSH của công ty cổ phần Kinh Đô
43
5
Bảng 3.5
Nợ ngắn hạn và dài hạn
44
6
Bảng 3.6
Doanh thu theo nhóm sản phẩm năm 2011, 2012 và
2013
44
7
Bảng 3.7
Kết cấu tài sản ngắn hạn

46
8
Bảng 3.8
So sánh TSNH
48
9
Bảng 3.9
Mức độ quan trọng của một số hoạt động quản lý TSNH
49
10
Bảng 3.10
Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền
50
11
Bảng 3.11
Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn
52
12
Bảng 3.12
Các khoản phải thu
54
13
Bảng 3.13
Hàng tồn kho
56
14
Bảng 3.14
Các chỉ số hoạt động của công ty từ 2011 – 2013
58
15

Bảng 3.15
So sánh các chỉ số hoạt động với các công ty cùng
ngành
59
16
Bảng 3.16
Các chỉ số thanh khoản của công ty từ 2011 – 2013
61
17
Bảng 3.17
So sánh các chỉ số thanh khoản với các công ty cùng
ngành
62
18
Bảng 3.18
Các chỉ số sinh lời của công ty từ 2011 – 2013
63
19
Bảng 3.19
So sánh các chỉ số sinh lời với các công ty cùng ngành
64


iii

DANH MỤC HÌNH
STT
Hình
Nội dung
Trang

1
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ mối quan hệ giữa các nhân tố và quản lý
TSNH
3
2
Sơ đồ 2.1
Quy trình nghiên cứu
37
3
Sơ đồ 3.1
Cơ cấu tổ chức của hệ thống Kinh Đô (31/12/2012)
40
4
Sơ đồ 3.2
Hiệu quả kinh doanh
45



1

MỞ ĐẦU
1. Về tính cấp thiết của đề tài:
Với mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu, hiệu quả sử dụng tài sản
luôn là đề tài đƣợc các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu và các nhà
hoạch định chính sách quan tâm. Trƣớc đây cũng đã có nhiều nghiên cứu về hiệu
quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả sử dụng tài sản ngắn hạn đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu đầu ngành xây dựng.
Tuy nhiên việc có nhiều bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sự dụng tài sản cũng khiến

cho các nhà quản trị doanh nghiệp lúng túng trong việc áp dụng vào thực tế. Việc
xây dựng bộ tiêu chí phù hợp với đặc điểm từng Công ty cụ thể vẫn luôn là mối
quan tâm bức thiết của các nhà quản trị doanh nghiệp cũng nhƣ các nhà quản lý
chính sách vi mô và vĩ mô. Tuy nhiên theo tìm hiểu của tác giả chƣa có nghiên cứu
nào đánh giá về tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn tại CTCP Kinh Đô trong 3 năm
trở lại đây.
Không còn chiếm đƣợc ƣu thế của những ngƣời tiên phong trong ngành bánh
kẹo Việt Nam, CTCP Kinh Đô cần tìm ra giải pháp mới để nâng cao khả năng cạnh
tranh với các đối thủ trong ngành. Cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn
lực nội tại, giảm hao phí chính là những giải pháp tốt nhất mà Công ty cần cân nhắc
hiện nay. Tại CTCP Kinh Đô, tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng đáng kể trong
tổng tài sản của Công ty. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty
không cao trên cả khía cạnh hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn và doanh lợi tài sản
ngắn hạn; khả năng thanh toán của Công ty cũng không tốt. Điều này cho thấy, các
chính sách quản trị tài sản ngắn hạn của Công ty còn nhiều hạn chế. Làm thế nào để
nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty đang là nhu cầu bức xúc
của thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong ngành bánh kẹo nhƣ
hiện nay.
Đề tài “Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô”
đƣợc tác giả lựa chọn nghiên cứu nhằm tìm kiếm lời giải đáp cho nhu cầu bức xúc
đó của lí luận và thực tiễn.

2

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài đƣợc nghiên cứu nhằm 3 mục tiêu:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng TSNH của DN
- Mô tả và phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng TSNH của CTCP Kinh Đô,
đặc biệt, luận giải rõ các nguyên nhân thuộc về chính sách quản trị TSNH của
CTCP Kinh Đô.

- Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH của
Công ty, từ đó khái quát lên thành mô hình chung có thể áp dụng rộng rãi trong các
doanh nghiệp có mô hình giống nhƣ CTCP Kinh Đô.

3. Câu hỏi nghiên cứu:
Luận văn tập trung trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu:
_ Thế nào là TSNH của doanh nghiệp?
_ Hiệu quả sử dụng TSNH đƣợc đánh giá qua bộ chỉ tiêu nào?
_ Các nhân tố nào ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng TSNH của doanh nghiệp?
_ Thực trạng hiệu quả sử dụng TSNH của CTCP Kinh Đô nhƣ thế nào?
_ Nguyên nhân những hạn chế trong sử dụng TSNH tại CTCP Kinh Đô?
_ Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH tại CTCP Kinh Đô là gì?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tƣợng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng TSNH của DN
- Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng TSNH của CTCP Kinh Đô từ năm
2011 đến 2013.

5. Kết cấu của luận văn:
Mở đầu
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng
tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
Chương 2. Phương pháp luận và thiết kế nghiên cứu

3

Chương 3. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty Cổ phần
Kinh Đô
Chương 4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty
Cổ phần Kinh Đô

Kết luận
Tài liệu tham khảo dự kiến




















4

Chƣơng 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN CÁC TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Quản lý vốn lƣu động gồm 02 phần là: Quản lý TSNH và quản lí nợ ngắn hạn.
Sau đây tác giả sẽ tổng thuật các nghiên cứu về TSNH đƣợc trích dẫn ra từ các

nghiên cứu về vốn lƣu động.
Sau khi tổng thuật và tham khảo trên 50 tài liệu nghiên cứu về các vấn đề liên
quan đến quản lý TSNH, tác giả xin tổng hợp lại và chia việc quản lý TSNH thành
các nhánh nghiên cứu sau đây:











Sơ đồ 1.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các nhân tố và quản lý tài sản ngắn hạn
1.1.1. Mối quan hệ giữa các thành phần trong tài sản ngắn hạn
Trong những nghiên cứu đầu tiên về quản trị TSNH, các nhà nghiên cứu đã
chỉ ra sự tƣơng tác 2 chiều giữa các thành phần của vòng quay các khoản tƣơng
đƣơng tiền. Các nghiên cứu này đƣợc chia thành 02 nhóm:
_ Mối tƣơng tác giữa các khoản phải thu và hàng tồn kho (nghiên cứu của
Beranek 1963, của Shapiro 1973, của Bierman 1975, của Sartoris 1983)
_ Mối tƣơng tác đa chiều giữa các thành phần của TSNH (nghiên cứu của
Damon và Schramm 1972, của Crum 1983)
Quản lý TSNH
Mối quan hệ
giữa các thành
phần trong
TSNH.
Mối quan hệ với

khả năng sinh
lời của doanh
nghiệp.
Mối quan hệ với
khả năng thanh
khoản của
doanh nghiệp.
Tổng hòa phân tích mối quan hệ của
cả 4 khía cạnh trên. (Đề tài nghiên
cứu)
Sự ảnh hƣởng
của các nhân tố
vi mô và vĩ mô.

5

Theo các nghiên cứu trên, những quyết định đƣợc thực hiện ở bất kì 1 thành
phần nào của TSNH cũng sẽ tác động lên các thành phần khác trong quá trình tổ
chức quản lí phối hợp hoạt động. Ví dụ, đối với quyết định quản lí hàng tồn kho về
mức dự trữ nguyên liệu thô, nếu lƣợng tồn kho quá cao, thì những thành phần khác
của TSNH (tiền mặt, các khoản phải thu) sẽ phải cùng san sẻ rủi ro và phản ứng lại
bằng cách giảm khối lƣợng thành phẩm nhằm nới rộng tỉ lệ lợi nhuận. Kết quả là
việc quản lí hàng tồn kho không hiệu quả đã tác động tới khả năng sinh lời của
doanh nghiệp, bằng cách nắm giữ chi phí và rủi ro của những sản phẩm không đƣợc
sử dụng. Tuy nhiên việc ứng dụng lí thuyết vào thực tiễn đã không mang lại hiệu
quả nhƣ mong đợi. Bằng chứng là nghiên cứu của McInnes (2000) đã chỉ ra rằng có
tới 94% các doanh nghiệp không quản lí TSNH theo các đề xuất trong lí thuyết.
1.1.2. Mối quan hệ giữa quản lý tài sản ngắn hạn và khả năng sinh lời của
doanh nghiệp
_ Nghiên cứu của Lazaridis và Tryphonidis (2006) đã khám phá ra mối liên hệ

giữa lợi nhuận và hiệu quả quản lí TSNH, sử dụng danh sách các công ty tại sở giao
dịch chứng khoán Athen. Họ phát hiện ra rằng có một mối quan hệ đáng kể về mặt
thống kê giữa khả năng sinh lời của hãng và vòng quay các khoản tƣơng đƣơng tiền.
Họ kết luận rằng việc kinh doanh có thể tạo ra lợi nhuận cho công ty của họ bằng
cách xử lí trực tiếp vòng quay các khoản tƣơng đƣơng tiền và giữ các thành phần
khác của TSNH (các khoản phải thu, hàng tồn kho) ở mức tối ƣu.
_ Nghiên cứu của Deloof (2003) cũng phát hiện ra rằng cách TSNH đƣợc quản
lí có ảnh hƣởng đáng kể đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Ông sử dụng một
mẫu gồm 1009 công ty phi tài chính lớn ở Belgian trong giai đoạn 1992-1996. Tuy
nhiên chính sách tín dụng thƣơng mại và chính sách hàng tồn kho đƣợc đo bởi số
ngày các khoản phải thu, số ngày luân chuyển hàng tồn kho và vòng quay các khoản
tƣơng đƣơng tiền đƣợc coi là một thƣớc đo toàn diện để quản lí TSNH. Ông đã tìm
ra mối tƣơng quan ngƣợc chiều đáng kể giữa tổng thu nhập hoạt động với số ngày
các khoản phải thu, hàng tồn kho. Do đó, ông gợi ý các nhà quản lí có thể tạo ra giá

6

trị cho các cổ đông của hãng bằng cách giảm số ngày các khoản phải thu và hàng
tồn kho đến mức hợp lý tối thiểu.
_ Mối quan hệ giữa quản lí vốn lƣu động và biểu hiện của hãng đã đƣợc tiến
hành sử dụng dữ liệu từ các công ty riêng biệt. Nghiên cứu thực nghiệm của Ghoss
và Maji (2004) đƣợc tiến hành về mối quan hệ giữa việc sử dụng TSNH với lợi
nhuận hoạt động của các công ty xi măng và trà ở Ấn Độ. Nghiên cứu kết luận rằng
mức độ sử dụng TSNH có mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận hoạt động của tất
cả các doanh nghiệp trong nghiên cứu.
_ Nghiên cứu của Chakraborty (2008) và của Mallik (2005) đƣợc thực hiện về
mối quan hệ giữa TSNH và lợi nhuận trên một mẫu là các công ty đƣợc lựa chọn từ
ngành dƣợc phẩm và phát hiện ra ảnh hƣởng chung của khả năng thanh khoản, quản
trị hàng tồn kho và quản trị tín dụng lên khả năng sinh lời của doanh nghiệp với
mức ý nghĩa thống kê tƣơng đối cao ở 9 trong số 17 doanh nghiệp đƣợc lựa chọn

cho nghiên cứu.
_ Nghiên cứu của Zariyawati và các cộng sự (2009) về mối quan hệ của khả
năng sinh lời với độ dài của vòng quay các khoản tƣơng đƣơng tiền trên một mẫu
gồm 6 ngành kinh tế khác nhau lấy danh sách từ Busa Malaysia. Những phân tích
của họ khẳng định một mối quan hệ ngƣợc chiều tƣơng đối chặt chẽ giữa vòng quay
các khoản tƣơng đƣơng tiền và khả năng sinh lời của hãng.
1.1.3. Mối quan hệ giữa quản lí tài sản ngắn hạn và khả năng thanh khoản
của doanh nghiệp
_ Thƣớc đo thanh khoản của doanh nghiệp là một câu hỏi mang tính thực tiễn.
Trong khi hầu hết các thƣớc đo thông thƣờng về khả năng thanh khoản của công ty
là tỉ lệ thanh toán hiện thời và tỉ lệ thanh toán nhanh (các nghiên cứu của Emery
1984, của Kamath 1989) thì nhiều ý kiến tranh luận lại cho rằng khả năng thanh
khoản của một công ty đang hoạt động không chỉ phụ thuộc vào giá trị thanh khoản
của những tài sản của công ty mà còn vào dòng tiền hoạt động đƣợc sản sinh ra từ
những tài sản đó. Nghiên cứu của Gitman (1974) giới thiệu khái niệm vòng quay
tiền mặt nhƣ là 1 yếu tố quan trọng trong việc quản lí TSNH. Tổng số vòng quay

7

tiền mặt đƣợc định nghĩa là khoảng thời gian kể từ khi hãng chi trả tiền cho việc
mua các nguyên vật liệu tồn kho cơ bản cho đến khi thu lại đƣợc tiền từ việc bán
thành phẩm. Nghiên cứu của Richards và Laughlin (1980) đƣa ra khái niệm vòng
quay tiền bằng cách phản ánh khoảng thời gian ròng từ khi chi trả tiền để mua
nguyên vật liệu tồn kho cho đến khi thu đƣợc tiền từ việc bán hàng. Vòng quay các
khoản tƣơng đƣơng tiền là một thƣớc đo phụ của số ngày thu đƣợc tiền theo cam
kết cho các khoản tồn kho và phải thu ít hơn số ngày trả chậm cho nhà cung cấp.
1.1.4. Sự ảnh hưởng của các nhân tố vi mô và vĩ mô tới quản lí tài sản ngắn
hạn
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu tập trung vào ảnh hƣởng của các nhân tố lên
quản lí TSNH. Có những nhóm nhân tố cơ bản là các nhân tố bên ngoài và các nhân

tố bên trong.
_ Trong khi các nhân tố vĩ mô bên ngoài ảnh hƣởng tới toàn bộ công ty, bất kể
ngành nghề nào, thì chỉ các công ty ở một số ít ngành nghề đặc trƣng là chịu ảnh
hƣởng từ các nhân tố vi mô bên ngoài. Một số nhân tố bên ngoài đã đƣợc kiểm
chứng nhƣ: chính sách (nghiên cứu của Carey 1949), môi trƣờng kinh doanh và
kinh tế (nghiên cứu của Ben-Horim và Levy 1983), tác động giữa các ngành nghề
(nghiên cứu của Hawawini và cộng sự 1986) và môi trƣờng pháp lý (nghiên cứu của
Peel và cộng sự 2000).
_ Bên cạnh đó, các nhân tố bên trong đƣợc kiểm nghiệm trong các nghiên cứu
trƣớc đây là: Hệ thống quản lý, phƣơng pháp quản lí hay thói quen quản lí (nghiên
cứu của Garci’a – Teruel, Marti’nez – Solano 2007), văn hóa tổ chức (nghiên cứu
của Krishina và cộng sự 1993), chính sách đầu tƣ (nghiên cứu của Seidner 1990) và
năng lực quản lý tài chính (nghiên cứu của Abdul Rahman và Mohamed Ali 2006).
Trong khi một lƣợng lớn các nghiên cứu kiểm chứng tác động của các nhân tố
vào quản lý TSNH thì một số ít lại kiểm chứng trực tiếp sự tác động này vào biểu
hiện của hãng. Câu hỏi thực tiễn ở đây là “liệu một vòng quay các khoản tƣơng
đƣơng tiền ngắn hạn có thúc đẩy khả năng sinh lời của doanh nghiệp hay không?”
đã đƣợc đặt ra trong các nghiên cứu trƣớc. Nghiên cứu của Shin và Soenen (1998)

8

tranh luận rằng hãng có thể mở rộng bán hàng với một chính sách tín dụng nới lỏng,
làm kéo dài vòng quay tiền. Trong trƣờng hợp này thì vòng quay các khoản tƣơng
đƣơng tiền dài có thể cho kết quả là lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên theo quan điểm
truyền thống về mối quan hệ giữa vòng quay các khoản tƣơng đƣơng tiền và lợi
nhuận thì khi các yếu tố khác ko thay đổi thì một vòng quay các khoản tƣơng đƣơng
tiền dài hơn có thể làm tổn thƣơng khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Hàng Lê Cẩm Phƣơng, Phạm Ngọc Thúy
10/2007 nghiên cứu trên mẫu gồm 96 doanh nghiệp nhựa cho thấy hiện tại có 75%
doanh nghiệp đã xây dựng chính sách vốn lƣu động, thể hiện mức độ quan tâm cần

thiết của doanh nghiệp đối với quản lí vốn lƣu động. Nghiên cứu tập trung vào đánh
giá đƣợc mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố vi mô và vĩ mô tới quyết định đầu tƣ
vào vốn lƣu động của các công ty trong ngành nhƣ: Quan điểm của nhà quản lí, mục
tiêu kinh doanh, tình hình sử dụng vốn, tín dụng khách hàng và chính sách tín dụng
của đối thủ cạnh tranh. Vì vậy để đạt đƣợc hiệu quả cao, nghiên cứu đã sử dụng
phƣơng pháp điều tra khảo sát sử dụng bảng câu hỏi kết hợp với phỏng vấn chuyên
gia vốn là những phƣơng pháp ít đƣợc sử dụng trong nghiên cứu về vốn lƣu động.
1.1.5. Tổng hòa phân tích mối quan hệ của cả 04 khía cạnh trên
_ Nghiên cứu của Smith (1980) lần đầu tiên đƣợc công bố nói về tầm quan
trọng của việc cân bằng mục tiêu kép trong quản trị TSNH, đặc biệt giữa khả năng
thanh khoản và khả năng sinh lời. Ông cho rằng những quyết định có xu hƣớng làm
tối đa hóa lợi nhuận thì cũng đồng thời có xu hƣớng làm tối đa hóa nguy cơ mất
thanh khoản. Ngƣợc lại, tập trung nguồn lực vào nâng cao khả năng thanh khoản thì
sẽ làm giảm khả năng sinh lợi tiềm năng của doanh nghiệp.
_ Nghiên cứu của Lyroud và Lazaridis (2000) sử dụng ngành thực phẩm ở Ai
Cập để kiểm chứng vòng quay các khoản tƣơng đƣơng tiền nhƣ một chỉ số thanh
khoản của hãng và cố gắng xác định mối quan hệ của nó với tỉ lệ thanh toán hiện
hành và thanh toán nhanh, với các biến thành phần của nó, và xem xét ý nghĩa của
vòng quay các khoản tƣơng đƣơng tiền với khả năng sinh lời. Kết quả các nghiên
cứu của họ cho thấy rằng có một mối quan hệ thuận chiều đáng kể giữa vòng quay

9

các khoản tƣơng đƣơng tiền với các thƣớc đo khả năng thanh khỏan truyền thống là
tỉ lệ thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh. Vòng quay các khoản tƣơng đƣơng
tiền cũng có mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận từ tài sản và tỉ lệ lợi nhuận ròng
nhƣng không có mối quan hệ tuyến tính với các mức tỉ lệ.
Nghiên cứu “Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi:
“Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam” của nhóm tác giả ThS. Từ Thị Kim Thoa và
TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên – trƣờng đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh, đăng trên

tạp chí Phát triển và Hội nhập số 14 xuất bản tháng 01- 02/2014 cho thấy viê
̣
c quản
trị vốn luân chuyển hiệu quả bằng cách rút ngắn kỳ thu tiền và kỳ lƣu kho se
̃
gia
tăng khả năng sinh lợi cho ca
́
c doanh nghiê
̣
p . Nhóm tác gia còn nghiên cứu m ối
quan hệ này ở một số ngành khác nhau va
̀
kết qua
̉
cho thấy do đă
̣
c điê
̉
m nga
̀
nh kha
́
c
nhau mối quan hê
̣
giƣ
̃
a quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi giữa các
ngành cũng khác nhau.

Vào năm 2010, nhóm tác giả Dong, Huynh Phuong & Jyh-tay Su đã nghiên
cứu mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiềnvà khả năng sinh lợi, đƣợc đo lƣờng
bằng tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp trên một mẫu 130 công ty niêm yết trên thị
trƣờng chứng khoán VN trong giai đoạn 2006– 2008. Nhóm tác giả đã tìm ra mối
quan hệ mạnh giữa khả năng sinh lợi và chu kỳ luân chuyển tiền và cho rằng ban
quản trị có thể gia tăng giá trị tài sản cho cổ đông bằng cách xác định chu kỳ luân
chuyển tiền phù hợp và duy trì từng thành phần của chu kỳ này ở mức tối ƣu.
1.1.6. Các nghiên cứu xu hướng
Đây là các nghiên cứu, tổng hợp các vấn đề liên quan đến quản lí TSNH
không nằm trong các nhánh lí thuyết chính nhƣng lại có tính khái quát và cập nhật
xu hƣớng khá cao giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện về tình hình thực tế của
việc quản lí TSNH hiện nay trên thế giới.
_ Nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu thuộc tập đoàn kiểm toán Eernst and
Young 2013 trên quy mô 2000 công ty ở Mỹ và Châu Âu đánh giá biểu hiện về
quản lí TSNH của các công ty này ở mức độ công ty, khu vực, ngành và quốc gia.

10

Nó cũng cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về biểu hiện của 2000 công ty ở 7 khu
vực và vùng lãnh thổ khác.
_ Nghiên cứu của ngân hàng quốc tế RBS (Royal Bank of Scotland) hợp tác
với tổ chức Greenwhich Associates 2011 tiến hành trên 50 công ty ở khắp các châu
lục. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng trong quá khứ nỗ lực nâng cao hiệu quả
quản lí TSNH phối hợp với chiến lƣợc hậu khủng hoảng tập trung chủ yếu vào 02
vấn đề là cải thiện khả năng thanh khoản và quản lí rủi ro.
1.1.7. Kết luận và đề xuất hướng nghiên cứu
Có thể thấy những nghiên cứu sơ khai đầu tiên mới chỉ ra đƣợc mối quan hệ
giữa các thành phần của TSNH với nhau. Các nghiên cứu tiếp theo tập trung chủ
yếu vào mối quan hệ giữa quản trị TSNH với khả năng sinh lời. Các nghiên cứu về
mối quan hệ giữa quản trị TSNH với khả năng thanh khoản một cách riêng rẽ là

không nhiều. Sở dĩ nhƣ vậy là do việc đánh giá khả năng thanh khoản thƣờng đƣợc
đặt trong mối quan hệ đánh đổi với khả năng sinh lời. Mọi hoạt động của doanh
nghiệp đều nhằm hƣớng đến một mục tiêu là gia tăng lợi nhuận và giá trị doanh
nghiệp nên việc đánh giá hiệu quả sinh lời là điều không thể thiếu.
Các nghiên cứu ngày nay ngày càng đƣợc hoàn thiện hơn và có xu hƣớng tập
trung vào các mối liên hệ bản chất. Dù chủ đích hay vô tình thì nhiều nghiên cứu đã
phát hiện ra mối quan hệ tƣơng quan với mức ý nghĩa thống kê khá cao giữa các
yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Xu thế chung là đánh giá mối quan hệ
tổng hòa giữa tất cả các yếu tố trong và ngoài tác động đến hiệu quả quản lí TSNH.
Các mối quan hệ này móc xích vào nhau, cái này thay đổi kéo theo cái kia thay đổi.
Hơn nữa các mối quan hệ luôn luôn vận động tác động qua lại lẫn nhau. Việc đánh
giá riêng rẽ tác động của từng nhân tố một là điều không hợp lí trong điều kiện thực
tế luôn biến động không ngừng.
* Nhìn chung tất cả các nghiên cứu đều có một nhƣợc điểm là chỉ sử dụng số
liệu trong báo cáo tài chính năm. Mà bảng cân đối kế toán có tính thời điểm, không
phản ánh đƣợc quá trình biến động của vốn nên chỉ đánh giá đƣợc hiệu quả sử dụng
giữa các năm mà chƣa phân tích đƣợc sự biến động của TSNH trong một năm tài

11

chính. Từ đó chƣa đánh giá đƣợc chính xác các yếu tố ảnh hƣởng lên TSNH theo
mùa.
Kế thừa các luận điểm của các nghiên cứu trƣớc và tìm kiếm một hƣớng
nghiên cứu mới, tôi xin đề xuất hƣớng nghiên cứu cho đề tài của mình nhƣ sau:
_ Kế thừa: sử dụng hƣớng phân tích ở khía cạnh 05, kế thừa cơ sở lí thuyết của
các nghiên cứu trƣớc để xây dựng khung khổ lí thuyết cho nghiên cứu của mình.
_ Mới: sử dụng báo cáo quý để phân tích nhằm đánh giá sát hơn diễn biến của
TSNH. Sử dụng số liệu báo cáo mới để bắt kịp đƣợc nhu cầu của hiện tại và tƣơng
lai.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA

DOANH NGHIỆP
1.2.1. Khái quát về doanh nghiệp
1.2.1.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp
a. Khái niệm doanh nghiệp
Điều 3 của luật doanh nghiệp có định nghĩa rằng: "Doanh nghiệp là tổ chức
kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh
doanh".
Theo định nghĩa pháp lý đó thì doanh nghiệp phải là những đơn vị tồn tại
trƣớc hết vì mục đích kinh doanh. Những thực thể pháp lý, không lấy kinh doanh
làm mục tiêu chính cho hoạt động của mình thì không đƣợc coi là doanh nghiệp.
b. Phân loại doanh nghiệp
* Căn cứ vào hình thức pháp lý doanh nghiệp:
Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2005 thì hình thức pháp lý của các loại hình
doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm:
Công ty Trách nhiệm Hữu hạn (bao gồm Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Hai
thành viên trở lên và Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên) là doanh
nghiệp mà các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

12

Công ty Cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty đƣợc chia thành
nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của
doanh nghiệp đƣợc gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa
vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở
hữu của công ty, cùng kinh doanh dƣới một cái tên chung (gọi là thành viên hợp
danh). Thành viên hợp doanh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra trong công ty hợp danh còn có

các thành viên góp vốn.
Doanh nghiệp tƣ nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi
cá nhân chỉ đƣợc quyền thành lập một doanh nghiệp tƣ nhân.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc thành lập theo Luật đầu tƣ
nƣớc ngoài 1996 chƣa đăng kí lại hay chuyển đổi theo quy định.
* Căn cứ vào tính chất của chế độ trách nhiệm về mặt tài sản:
- Doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn: Theo pháp luật Việt Nam, các
doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn cụ thể gồm: công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài không tiến hành đăng ký lại theo Nghị định 101/2006/NĐ-CP.
Những doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn là những doanh nghiệp
mà ở đó chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài
chính của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Điều đó có
nghĩa là khi số tài sản của doanh nghiệp không đủ để trả nợ thì chủ sở hữu không có
nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn: Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm
vô hạn là loại doanh nghiệp mà ở đó chủ sở hữu doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả
nợ thay cho doanh nghiệp bằng tất cả tài sản của mình, khi doanh nghiệp không đủ
tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của nó. Theo luật Việt Nam, có hai loại

13

doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn là doanh nghiệp tƣ nhân và công ty hợp
danh.
1.2.1.2. Các hoạt động cơ bản của doanh nghiệp
a. Hoạt động huy động vốn
Để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh, vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu, nó phản ảnh nguồn lực tài chính
đƣợc đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong sản xuất kinh doanh

doanh nghiệp, ngƣời ta chú ý đến việc quản lý, huy động và luân chuyển vốn.
Nguồn vốn đầu tƣ của doanh nghiệp có thể từ:
- VCSH của doanh nghiệp: Là khoản đầu tƣ ban đầu khi thành lập doanh
nghiệp. Đối với doanh nghiệp Nhà nƣớc, VCSH có thể là vốn đầu tƣ ngân sách Nhà
nƣớc. Đối với công ty cổn phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, VCSH do các cổ
đông hay các thành viên đóng góp để hình thành công ty. Công ty cổ phần có thể
phát hành thêm cổ phần để tăng nguồn vốn tự có của công ty.
- Vốn vay: Ngoài phần VCSH của doanh nghiệp thì vốn vay có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng với doanh nghiệp. Nó có thể đáp ứng các nhu cầu về vốn từ ngắn
hạn đến dài hạn, có thể huy động đƣợc số vốn lớn, tức thời. Nguồn vốn vay có thể
đƣợc huy động thông qua việc vay ngân hang hay tín dụng thƣơng mại, nguồn từ
huy động trái phiếu.
- Các nguồn khác: Đây là nguồn vốn tạm thời không lien tục, số lƣợng vốn ít,
bất thƣờng nhƣ là khoản lợi nhuận để lại, nguồn từ việc thanh toán lƣơng…
Hoạt động vốn của doanh nghiệp là việc quản lí các nguồn vốn, thực hiện
huy động các nguồn vốn nhằm giúp doanh nghiệp có đƣợc vốn với chi phí thấp, ổn
định phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
b. Hoạt động sản xuất kinh doanh
Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động đem lại lợi nhuận chính cho
doanh nghiệp. Thông qua quá trình sản xuất kinh doanh, vốn của doanh nghiệp
đƣợc sử dụng và chuyển hoá vào các sản phẩm và đƣợc bán trên thị trƣờng nhằm
đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

14

Đối với mỗi doanh nghiệp, hoạt kinh doanh có những đặc điểm riêng. Đối với
một doanh nghiệp sản xuất, vốn đƣợc chuyển hoá vào tƣ liệu sản xuất và tƣ liệu lao
động thông qua việc mua tài sản cố định, tài sản lƣu động, thuê nhân công qua quá
trình sản xuất tạo ra sản phẩm cung cấp cho ngời tiêu dùng. Hoạt động kinh doanh
chính, đem lại lợi nhuận lớn nhất cho doanh nghiệp sẽ là hoạt động sản xuất tạo ra

các sản phẩm cung cấp cho thị trƣờng.
Đối với một doanh nghiệp thƣơng mại, vốn đƣợc chuyển hoá phần lớn vào tài
sản cố định, vào việc mua bán các hàng hoá. Vốn sẽ đƣợc luân chuyển liên tục
thông qua việc mua bán các loại hàng hoá nhằm phục vụ cho hoạt động thƣơng mại
của công ty. Phần còn lại của vốn dùng để thuê nhân công nhằm quản lí và thực
hiện các hoạt động của công ty. Hoạt động đem lại lợi nhuận chính cho công ty sẽ là
hoạt động thƣơng mại mua bán các sản phẩm cung cấp cho thị trƣờng.
Nhƣ vậy, đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, hoạt động sản xuất kinh doanh
luôn là hoạt động chính, quan trọng nhất của công ty. Để phát triển trong dài hạn
doanh nghiệp cần không ngừng đầu tƣ mở rông hoạt động sản xuất kinh doanh đem
lại lơi nhuận cho bản thân doanh nghiệp.
c. Hoạt động khác
Hoạt động tài chính: Là một mặt hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tới các
mục tiêu của doanh nghiệp đề ra. Các hoạt động gắn liền với việc tạo lập, phân
phối, sử dụng và vận động chuyển hóa của quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của
doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thƣơng mại, hoạt đông tài
chính của doanh nghiệp là các khoản đầu tƣ vào thị trƣờng tài chính. Các hoạt động
này bao gồm đầu tƣ vào chứng khoán, mua bán cổ phiếu, trái phiếu. Hoạt động tài
chính không phải là hoạt động chủ chốt đối với các doanh nghiêp này. Thông qua
hoạt động tài chính doanh nghiệp muốn tăng lƣợng tài sản có tính thanh khoản cao
nhằm đối phó với các rủi ro tài chính đồng thời kiếm thêm một phần lợi nhuận khi
đầu tƣ vào các tài sản này tránh giữ một khoản tiền mặt nhàn rỗi trong két. Đối với

×