Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

thảo luận quản trị chiến lượcVCU đề tài ĐÁNH GIÁ các NGUỒN lực của DOANH NGHIỆP CÔNG TY cổ PHÂN MAY 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.01 KB, 49 trang )

I/ LỜI MỞ ĐẦU:
1. Tên đầy đủ của doanh nghiệp: Công ty cổ phần may 10
2. Tên viết tắt của doanh nghiệp: Graco 10
3. Trụ sở : 1 Gia Lâm, phường Sài Đồng,quận
Long Biên , Hà Nội
4. Ngày tháng năm thành lập : 1946
5. Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần
Về việc chuyển Công ty May 10 thành Công ty cổ phần May 10
Loại văn bản: Quyết định
Số ký hiệu: 105/2004/QĐ-BCN
Cơ quan ban hành: Bộ Công nghiệp
Người ký: Bùi Xuân Khu
Chức danh: Thứ trưởng
Ngày ban hành: 05/10/2004
Ngày đăng Công báo: 13/10/2004
Ngày có hiệu lực: 28/10/2004
Ngày hết hiệu lực:
Lĩnh vực pháp luật:
Chế định pháp luật:
Phạm vi điều chỉnh: Toàn quốc
Nguồn trích: Công báo điện tử
Văn bản căn cứ: Nghị định Quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công
nghiệp [Thông tin chi tiết]
• Số ký hiệu: 55/2003/NĐ-CP
• Cơ quan ban hành: Chính phủ
• Ngày ban hành: 28/05/2003
1
• Số ký hiệu: 64/2002/NĐ-CP
• Cơ quan ban hành: Chính phủ
• Ngày ban hành: 19/06/2002


• Ngày có hiệu lực: 04/07/2002
6. Tel : 84-04-38276923
7. Website : www.graco.com
8. Lịch sử : Công ty cổ phần May 10 (GRACO 10 JSC) đã
trải qua hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển. Trong suốt hơn 60 năm qua,
lớp lớp các thế hệ công nhân May 10 đã lao động không biết mệt mỏi để xây
dựng May 10 từ những nhà xưởng bằng tre, nứa thành một doanh nghiệp
mạnh của ngành dệt may Việt Nam. Với 8000 lao động, mỗi năm sản xuất
trên 20 triệu sản phẩm chất lượng cao các loại, 80% sản phẩm được xuất
khẩu sang các thi trường Mỹ, Đức, Nhật Bản,Hồng Công…. Nhiều tên tuổi
lớn của ngành may mặc thời trang có uy tín trên thị trường thế giới đã hợp
tác sản xuất với công ty cổ phần May 10 như: Pierre Cardin, Guy Laroche,
Maxim, Jacques Britt, Seidensticker, Dornbusch, C&A, Camel, Arrow.
9. Thành tích :
- Thành tích chung:
+ Được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ ‘ĐƠN VỊ THI ĐUA TIÊN
TIẾN’ năm 1960.
+ Được Nhà nước phong tặng danh hiệu ANH HÙNG LAO ĐỘNG
năm 1998 và danh hiệu ANH HÙNG LLVTND năm 2004.
+ Được Nhà nước tặng thưởng 9 huân chương kháng chiến, 25 huân
chương lao động các hạng, 3 huân chương độc lập các hạng, 1 huân chương
chiến công.
2
+ Có 3 cá nhân và 1 tập thể tổ sản xuất được Nhà nước phong tặng
danh hiệu ANH HÙNG LAO ĐỘNG.
- Giải thưởng về thương hiệu và chất lượng sản phẩm:
+ Là đơn vị duy nhất trong ngành Dệt-May Việt Nam được nhận giải
thưởng chất lượng Quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương do tổ chức chất
lượng Châu Á – Thái Bình Dương (APQO) trao tặng năm 2005.
+ Giải thưởng Sao vàng đất Việt 2006- 2007.

+ Nhãn hiệu cạnh tranh nổi tiếng quốc gia 2006.
+ Top 10 thương hiệu mạnh toàn quốc 2006.
+ Top 5 ngành hàng của thương hiệu hàng Việt Nam chất lương cao.
10. Các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU): Sơ mi
Comple
Quần âu
T-shirt
Jacket
II/ TẦM NHÌN, SỨ MẠNG, MỤC TIÊU
1. Tầm nhìn:
- Tầm nhìn chung:
+ Định hướng công ty là trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở
củng cố và phát triển thương hiệu May 10
+ Điều đó được thể hiện bằng các chính sách:
Thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng.
Tăng cường tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo, phát huy
tối đa tiềm năng và lợi thế của công ty.
Đảm bảo môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp.
Vì lợi ích của mỗi thành viên và cộng đồng.
Xây dựng công ty trở thành một điển hình văn hóa doanh nghiệp.
3
- Phân tích:
+ Công ty May 10 tiếp tục khẳng định thương hiệu.
+ Công ty May 10 là lá cờ đầu của ngành dệt may, đã được Chủ tịch
nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động”. Công ty đã không ngừng
nỗ lực vươn lên, tạo uy tín về “thương hiệu”đối với khách hàng trong nước
và quốc tế.
+ Ngay từ đầu năm, lãnh đạo công ty đã đề ra chủ trương và thực hiện
đầu tư đúng hướng có hiệu quả nên đã tạo ra được năng lực sản xuất và chất
lượng sản phẩm cao hơn. Đầu tư có trọng điểm theo chiến lược phát triển và

yêu cầu thị trường. Đổi mới công nghệ đi đôi với việc áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002. Sắp xếp
lại dây chuyền sản xuất, bổ sung them máy móc thiết bị mới. Thành lập một
xí nghiệp may Vecton với tổng mức đầu tư là 40 tỷ, nâng tổng mức đầu tư
lên tới 75 tỷ. Công tác đầu tư chiều sâu được phát triển theo hướng mua sắm
máy móc thiết bị mới và thiết bị chuyên dùng để nâng cao năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm và đào tạo phát triển nguồn lực.
+ Tiếp tục củng cố và giữ vững thị trường truyền thống bằng cách điều
tiết cơ chế giá hợp lý, tăng cường khai thác mở rộng thị trường mới, nhất là
thị Mỹ. Mở rộng hình thức hợp tác sản xuất để tranh thủ khách hàng trong
việc đầu tư thiết bị và giải quyết việc làm ổn định sản xuất, nâng cao hiệu
quả kinh doanh. Đặc biệt chú trọng phát triển thị trường trong nước, mạng
lưới đại lý được phủ kín 63 tỉnh thành phố trong cả nước. Đồng thời, tích
cực tham gia các hội chợ trên toàn quốc mở rộng hình thức kinh doanh
thương mại FOB, ra sức tìm kiếm và khai thác nguồn cung cấp nguyên phụ
liệu. Công ty đã năng động mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Mỹ-
Nhật- EU. Vì vậy, thương hiệu của công ty ngày càng sáng giá trong nước
và quốc tế.
4
+ Định hướng của công ty trong năm 2004 và từ nay đến 2010 là duy trì
tốt thị trường xuất khẩu, mở rộng các thị trường mới EU, Nhật, Hồng Kông,
Hàn Quốc. Tập trung hiện đại hóa dây chuyền công nghệ cao và nâng cao
tay nghề cho đội ngũ để tạo sức cạnh tranh. Đồng thời, tích cực cải tiến và
sáng tác các mẫu mã, mốt mới, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng thị hiếu của
người tiêu dùng. Phấn đấu năm 2004, tổng doanh thu đạt 410 tỷ, lợi nhuận 6
tỷ, và đến năm 2010 tăng nhanh khối lượng hàng hóa xuất khẩu cả nội địa và
quốc tế.
2. Sứ mạng
“Xây dựng May 10 trở thành trung tâm thời trang của Việt Nam”
3. Mục tiêu chiến lược

+ Tiếp tục kiện toàn tổ chức hoạt động của công ty theo hướng đa
dạng hóa hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong tình
hình mới.
+ Giữ vững danh hiệu doanh nghiệp dệt may tiêu biểu nhất của ngành
dệt may Việt Nam. Xây dựng May 10 trở thành trung tâm thời trang của
Việt Nam.
+ Đa dạng hóa sản phẩm, chuyên môn hóa sản xuất, đa hóa ngành
hàng, phát triển dịch vụ, kinh doanh tổng hợp. Tư vấn, thiết kế và trình diễn
thời trang.
+ Nâng cao năng lực quản lý toàn diện, đầu tư các nguồn lực, chú
trọng vào việc phát triển yếu tố con người, yếu tố then chốt để thực hiện
thành công các nhiệm vụ trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Tiếp tục thực hiện triệt để hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000,
ISO14000 và SA8000.
+ Xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty, nhãn hiệu hàng
hóa, mở rộng kênh phân phối trong nước và quốc tế.
5
+ Xây dựng nền tài chính lành mạnh.
+ Bằng nhiều biện pháp tạo điều kiện và có chính sách tốt nhất chăm
lo đời sống nhân viên và gia đình nhân viên.
III/ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
1. Tốc độ tăng trưởng
May 10 là một trong những công ty may lớn của tập đoàn may Việt
Nam. Tốc độ tăng trưởng của công ty luôn ở mức cao trong nhiều năm trở
lại đây.
- Năm 2004 tốc độ tăng trưởng là hơn 20% đạt 457 tỷ đồng
- Năm 2005 tốc độ tăng trưởng đạt hơn 21.5% đạt 548 tỷ đồng
- Năm 2006 tốc độ tăng trưởng đạt 20.59%
 Qua mức tăng trưởng của may 10 qua các năm đều tăng và tăng
với một tốc độ khá nhanh. Cả may10 và Việt Tiến đều là những công ty

đứng đầu của tập đoàn Vinatex và là 2 đối thủ cạnh tranh nhưng mức tăng
trưởng của may10 vẫn thấp hơn so với mức tăng trưởng Việt Tiến. Cụ thể
mức độ tăng trưởng của Việt Tiến qua các năm 2004, 2005, 2006 là:
Năm 2004: 4,3 tỉ USD, tăng 19%.
Năm 2005: 4,85 tỷ USD
Năm 2006: khoảng 5,8 tỉ USD, tăng trên 20%
 Ta thấy để có thể cạnh tranh với những thương hiệu mạnh như
Việt Tiến trong những năm tới May 10 cần phải nỗ lực hơn và tích cực rà
soát lại khả năng cung phó của mình, cùng với việc cải tiến năng suất chất
lượng với chi phí thấp đồng thời nghiên cứu tấn công vào các mặt hàng và
thị trường mới khi có điều kiện.
2. Các giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành
6
Dệt may Việt Nam tăng trưởng ở mức 30-35% một năm và đang trên
đà phát triển. Tuy gặp phải vô vàn thách thức và khó khăn song có thể nói
đây là một ngành đang ở giai đoạn tăng trưởng.
Ngày nay, khu vực hoá, toàn cầu hoá được coi như một xu hướng tất
yếu đối với mọi quốc gia muốn phát triển nền kinh tế của mình. Tất cả các
quốc gia trong đó có Việt Nam, đều muốn hội nhập với thế giới nhằm tìm
kiếm thêm những thời cơ, cơ hội mở rộng quan hệ hợp tác buôn bán với các
nước khác. Điều này có nghĩa là chúng ta sẵn sàng hợp tác, cạnh tranh lành
mạnh với các nước khác trong mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực thương mại.
Với phương châm coi xuất khẩu làm nguồn thu ngoại tệ chính để bù đắp cho
chi tiêu của ngân sách, Việt Nam hiện đang không ngừng tìm kiếm và phát
triển thị trường xuất khẩu, đặc biệt là về dệt may. Nước ta có điều kiện thuận
lợi về vị trí địa lý cho việc trồng cây bông, hơn nữa với nguồn lao động dồi
dào, người lao động chăm chỉ, cần cù khéo léo, giá nhân công rẻ là điều kiện
hết sức thuận lợi đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.Thêm vào đó,
hiện nay ngành công nghệ dệt may đang có xu hướng chuyển dịch từ các
nước phát triển sang các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước Châu á

có giá nhân công rẻ. Do đó, việc phát triển xuất khẩu Việt Nam càng có
nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác quản lý, tổ chức sản xuất
kinh doanh vẫn là những điểm yếu của ta trong việc hạ giá thành sản phẩm,
nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam. Để khắc phục điều
này, đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp tích cực đẩy mạnh sản xuất,
xuất khẩu, mở rộng thị trường, đón bắt nhu cầu về mẫu mã và chủng loại của
khách hàng.
3. Đánh giá tác động của môi trường bên ngoài:
7
Kinh tế
- Việt Nam gia nhập WTO
- Kinh tế Việt Nam đang tăng
trưởng mạnh
- Cạnh tranh của dệt may
nước ngoài đặc biệt là dệt
may Trung Quốc
- Khủng hoảng kinh tế thế
giới
Xã hội- văn hoá
-Dân số Việt Nam đông hơn
80 triệu dân => thị trường
tiêu thụ rộng lớn
- Nhìn chung trình độ của
người lao động trong ngành
dệt may còn chưa cao
-Sức chịu đựng của người lao
động còn kém

Chính trị- pháp luật
- Ổn định về chính trị

- Pháp luật của Việt Nam
còn nhiều bất cập, thường
xuyên thay đổi
- Hệ thống quản lí của nhà
nước còn yếu kém
- Nhà nước vừa có chính
sách hỗ trợ phát triển dệt
may trong nước
Công nghệ
-Cộng nghệ dệt may của
nước ta còn lạc hậu
- Công nghệ kĩ thuật của thế
giới ngày càng thay đổi
- Hệ thống sản xuất may
mặc, công nghệ màu. phụ
liệu của dệt may ta còn kém
*/ Chính trị pháp luật
May 10
8
- Việt Nam được coi là một đất nước hoà bình và ổn định nhất trên thế
giới. Chính trị ổn định là điều kiện lí tưởng để các doanh nghiệp yên tâm sản
xuất. May 10 đã cố gắng kinh doanh và sản xuất phát triển hơn.
- Pháp luật Việt Nam vẫn còn 1 số những bất cập, thường xuyên thay
đổi gây khó khăn cho ngành dệt may Việt Nam cũng như đối với May 10.
Với ngành dệt may Việt Nam, hệ thống pháp luật như vậy làm cho việc xuất
nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm may mặc bị khó khăn: Có khi do luật pháp
của chúng ta chưa phù hợp với các nước trên thế giới nên gây ảnh hưởng
đến các hợp đồng may mặc và gia công của Việt Nam, đồng thời các nhà
đầu tư nước ngoài cũng khó để đầu tư hoặc liên kết với các công ty may Việt
Nam. Ngành dệt may của ta chưa chủ động được nguồn nguyên vật liệu

nhập khẩu gần 70% nguyên liệu nước ngoài nên nếu thủ tục xuất nhập khẩu
rườm rà sẽ làm cho chúng ta nhiều khi không nhập được hàng hoặc nhập
muộn gây ảnh hưởng đến hợp đồng trả hàng cho đối tác. Điều đó là 1 điều
tối kỵ trong kinh doanh.
May 10 là 1 trong những công ty của ngành dệt may Việt Nam. Khi
chính sách pháp luật của nhà nước gây khó khăn cho ngành dệt may thì May
10 cũng chịu ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh sản xuất. Nhưng hịên
nay nhà nước ta đang ưu tiên phát triển ngành dệt may do đó có những chính
sách ưu đãi. May 10 nắm được cơ hội đó đã gia tăng sản xuất đặc biệt là gia
công xuất khẩu hàng hoá cuả mình sang nước ngoài như Mỹ, EU, Nhật
Bản….Từ đó làm cho công ty ngày càng phát triển, tạo ra nhiều công ăn việc
làm và đời sống của người lao động trong công ty ổn định hơn.
*/ Về kinh tế
- Gia nhập WTO tạo ra cho ngành dệt may Việt Nam cũng như May
10 có nhiều cơ hội và thách thức. Cơ hội là hàng hoá sẽ đựoc các nước biết
9
đến, bãi bỏ thuế quan hạn ngạch đối với dệt may Việt Nam làm cho sản
phẩm đựơc cạnh tranh công bẳng hơn trên thị trường quốc tế. Từ đó nhiều
người dân các nước sẽ biết đến sản phẩm dệt may của Việt Nam khiến thị
trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng hơn. Từ đó sẽ tạo ra nhiều công ăn
việc làm cho người Việt Nam vì dệt may là ngành cần có rất nhiều lao động,
dẫn đến xã hội Việt Nam ổn định hơn. Ngành dệt may của chúng ta được
phát triển hơn do tiếp thu được kinh nghiệm sản xuất và sử dụng dây chuyền
công nghệ hiện đại. Và May 10 cũng sẽ ngày càng phát triển hơn vì sản
phẩm được cạnh tranh công bằng trên thị trường quốc tế. Ngoài ra nhà nước
miễn giảm 1 phần thuế nhập khẩu nguyên liệu may khiến May 10 nhập được
nhiều nguyên liệu hơn nên sẽ sản xuất được nhiều hơn. Thách thức là có
nhiều đối thủ cạnh tranh lớn như Trung Quốc làm cho ngành may mặc Việt
Nam nói chung và May 10 nói riêng phải không ngừng nâng cao để cải tiến
công nghệ để sản xuất ra sản phẩm hợp với nhu cầu của thị trường. Đồng

thời ngành dệt may Việt Nam cũng như May 10 phải có được chính sách giá
hợp lý, chính sách marketing linh hoạt…. không ngừng nâng cao cả về số
lượng, chất lượng, mẫu mã màu sắc sản phẩm
- Những tháng cuối năm 2009 tình hình suy thoái nền kinh tế thế giới
đã tác động trực tiếp đến ngành dệt may đặt các doanh nghiệp trong những
khó khăn và thách thức. Thị trường xuất khẩu và sức mua giảm sút rõ rệt, 1
số doanh nghiệp vừa và nhỏ phải ngừng sản xuất, giảm lao động. Nhưng với
60 năm hoạt động cùng với những nhà quản lí giỏi, tập thể lao động của
May 10 đã không ngừng nỗ lực để tạo ra sản phẩm nhằm thích ứng với nhu
cầu thị trường để ổn định sản xuất và luôn tìm ra hướng đi cho công ty trong
giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế toàn cầu
*/ Công nghệ:
10
- Hàng ngày hàng giờ công nghệ ngày càng phát triển. Và Việt Nam là
1 nước đang phát triển nên nhìn chung cơ sở vật chất kĩ thuật của chúng ta
còn kém xa so với các nước phát triển. Nên có thể thấy dệt may Việt Nam và
May 10 là yếu về công nghệ sản xuất so với ngành dệt may của các nước
khác. Công nghệ cao làm cho năng xuất cao chất lượng sản phẩm nhìn
chung cao và đồng đều, ít bị lỗi sản xuất do đó giá thành sản phẩm sẽ ổn
định và thấp hơn. Đây chính là 1 trong những nhân tố tạo nên khả năng cạnh
tranh của sản phẩm dệt may nước ngoài với nước ta. Vì vậy muốn tăng năng
suất, chất lượng sản phẩm thì dệt may Việt Nam nói chung và May10 nói
riêng phải không ngừng đầu tư trang thiết bị dây chuyền sản xuất để tạo ra
thế cạnh tranh cho mình và phát huy năng lực của ngành hay của công ty. Cụ
thể đối với May 10, ta thấy công ty đã thực hiện cải tiến công nghệ như sau:
- Sau 5 năm triển khai các hoạt động nghiên cứu và áp dụng MSMV
May 10 đã thu được kết quả rất khả quan làm tiền đề cho việc nhân rộng và
mở rộng phạm vi áp dụng MSMV. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp không
những có thể ứng dụng công nghệ MSMV cho ngành quản lí phân phối sản
phẩm mà còn có thể ứng dụng trong công tác quản lí khác: Quản lí năng suất

lao động, Thống kê- kế hoạch các dây chuyền công nghệ may.
- Khi ứng dụng MSMV, May 10 đã thu được những lợi ích trong quản
lí và tiêu thụ sản phẩm
+ Các sản phẩm được xác định nguồn gốc 1 cách nhanh chóng
+ Quá trình nhập xuất hàng hoá nhanh chóng tiện lợi, chính xác.
+ Có được các thông tin chính xác về sản phẩm theo nhiều chiều
thông tin khác nhau: Chủng loại, màu sắc, cỡ….
+ Công nghệ MSMV có thể được áp dụng trong quản lí để tiện theo
dõi đường đi của sản phẩm và tiện cho việc thống kê.
11
Ngoài ra May 10 còn áp dụng công nghệ CAD,CAN của Mỹ, công
nghệ Lee-Tra-Sytem của Pháp trong việc thiết kế sản phẩm, công nghệ G-Pro &
OraCLe trong việc quản lí năng suất và hệ thống.
*/ Văn hoá xã hội
- Kinh tế xã hội Việt Nam ngày càng phát triển đời sống người dân
ngày càng được nâng cao nên họ đòi hỏi những sản phẩm đẹp chất lượng tốt
cho nên May 10 phải không những cải thiện khâu thiết kế sản xuất thiết kế
để thoả mãn nhu cầu khách hàng. Việt Nam là 1 nước có hơn 80 triệu dân do
đó đây là 1 thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt may lớn. Vì vậy ngành dệt may
trong nước đã có rất nhiều các công ty cạnh tranh với nhau như: Việt Tiến,
Nhà Bè, An Phước, May 10….Chính điều này đã làm cho ngành dệt may
Việt Nam được chú trọng phát triển hơn- đây cũng là mục tiêu phát triển của
chính phủ cho ngành dệt may nước nhà. May 10 cần phải không ngừng nỗ
lực phát triển chính sách Marketing để tìm hiểu thị trường nhu cầu của người
tiêu dùng để mà tạo ra những sản phẩm đặc trưng , khác biệt hoá của mình
nhằm cạnh tranh với các đối thủ hiện tại và tiềm năng.
4. Đánh giá cường độ cạnh tranh
12
*/ Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành:
+ Gia nhập tiềm năng

+ Sản phẩm thay thế
+ Năng lực thương lượng của người cung cấp
+ Năng lực thương lượng của người mua
+ Các bên liên quan khác
+ Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại
1. Gia nhập tiềm năng
Tính kinh tế theo quy mô: Trong khi một nhà máy dệt của Trung
Quốc trung bình cứ khoảng 6.000 máy dệt thì các doanh nghiệp dệt Việt
Nam chỉ có khoảng vài trăm máy, đa phần là cũ, lạc hậu thiết bị lạc hậu dẫn
Gia nhập tiềm năng
Các bên
liên quan
khác
5. Quyền lực
tương ứng của
các bên liên
quan khác
Người cung
ứng
3. quyền
lực thương
lượng của
người cung
ứng
Sự thay thế
2. Đe doạ của các sản
phẩm /dịch vụ thay thế
1. Đe doạ ra nhập mới
4. Quyền lực
thương lượng của

người mua
Người mua
Các đối thủ cạnh tranh
trong ngành
6. Cạnh tranh giữa các
DN hiện tại
13
đến chất lượng vải nội không ổn định, độ bền màu kém, khiến cho khách
hàng đặt may không dám lựa chọn vải nội, buộc các doanh nghiệp may gia
công lại phải nhập khẩu vải từ các công ty nước ngoài. Không chỉ may gia
công, ngay cả các công ty may phục vụ tiêu dùng nội địa cũng không dám
mạo hiểm thương hiệu của mình khi mua vải chất lượng kém để sản xuất
những mặt hàng của mình. Điều đó làm ngành dệt càng gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, những doanh nghiệp dệt trong nước làm ăn được hầu hết đều là
các doanh nghiệp tư nhân hoặc liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài
Chi phí: Hiện nay các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam chưa chủ
động được các nguyên, phụ liệu cho ngành dệt may, mà chúng ta phải nhập
khẩu tới 80% các nguyên, phụ liệu. Trong khi do Trung Quốc chủ động
được thêm vào đó công nghệ sản xuất của chúng ta còn kém so với các quốc
gia trong ngành này. Chính vì vậy sản phẩm của chúng ta khi hoàn thành thì
giá cả cho các sản phẩm là rất cao so với các nước khác nhất là Trung Quốc.
Do vậy ngành dệt may đang gặp phải những khó khăn cần phải giải
quyết và các doanh nghiệp trong ngành cũng đang tháo gỡ những khó khăn
trên và May 10 cũng không tránh khỏi.
Lợi thế về chi phí: Do May 10 có kinh nghiệm nhiều về may do đó rủi
ro về sản phẩm kém chất lượng thấp, sẽ có nhiều sản phẩm chất lượng tốt
được sản xuất ra và tương ứng với nó là có ít sản phẩm không đạt chất
lượng. Có khả năng kiểm soát các yếu tố đầu vào.
2. Năng lực thương lượng của người cung ứng:
Các nước thành viên trong ngành dệt may ASEAN. Tăng cường nhập

khẩu nguyên liệu và phụ kiện của nhau, thay vì phụ thuộc quá nhiều vào
nguồn cung từ Trung Quốc như hiện nay.
14
Các nhà sản xuất hàng dệt may Campuchia, đánh giá cao việc tăng
cường quan hệ buôn bán của nước này với Việt Nam, kể cả trong ngành dệt
may.
Cần ưu tiên nhập nguyên liệu, phụ kiện nội khối để giảm giá thành
sản phẩm và tăng sức cạnh tranh nhờ những lợi thế về giá và giảm đáng kể
chi phí vận chuyển.
Vì vậy mà ngành dệt may Việt Nam cần phải tận dụng cơ hội này để
có thể giảm chi phí nhập các nguyên liệu đầu vào hoặc khiến nhà cung ứng
chính là Trung Quốc có chính sách hợp lí cho việc nhập khẩu nguyên phụ
liệu.
Các doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may của việt nam cũng gặp
phải vấn đề về nguyên phụ liệu và May 10 cũng không tránh khỏi vấn đề
nêu trên hiện nay May 10 vẫn phải nhập không chỉ nguyên phụ liệu mà còn
phải nhập khẩu cả công nghệ để sản xuất. Chính vì vậy mà giá thành sản
phẩm còn khá cao so với các đối thủ khác.
Các nhà cung ứng đựơc coi là 1 đe doạ khi họ thúc ép nâng giá các
yếu tố đầu vào như May 10 phải nhập khẩu đến 90% nguyên liệu. Điều đó
đó ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của May 10.
Do đó may 10 cần phải tạo ra lợi thế cho mình để có thể thương lượng
với các nhà cung ứng của họ không lên phụ thuộc vào một nhà cung ứng.
Cần phải tìm các nhà cung ứng mới. Đặc biệt phải tận dụng cơ hội của hiệp
hội dệt may ASEAN
3. Năng lực thương lượng của người mua:
Khách hàng là nhân tố rất quan trọng bởi nó quyết định tới lợi nhuận
mà công ty đạt được và thị truờng mà công ty đang lắm giữ.
15
4. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại trong ngành:

Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc. Trong xuất
khẩu, Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi khi cạnh tranh về giá với các sản phẩm
xuất xứ từ Trung Quốc thì ngay trong thị trường nội địa, hàng Trung Quốc
giá rẻ cũng là nỗi lo lớn của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Khi gia nhập WTO thì các doanh nghiệp cũng sẽ phải chia sẻ thị
trường nội địa cho các đối thủ nước ngoài. Điều lo ngại nhất đối với các
doanh nghiệp dệt may chính là sự cạnh tranh trên sân nhà sẽ trở nên gay gắt
hơn.
Dù ngay từ năm nay, thuế nhập khẩu vải và hàng may mặc từ các
nước ASEAN đó giảm xuống cũn 5%, nhưng đối thủ cạnh tranh chính của
sản phẩm dệt may Việt Nam lại nằm ở những nước ngoài khối ASEAN như
Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan, Pakistan, Trung Quốc và Ấn Độ Hiện tại,
hàng dệt may nhập từ các nước không thuộc khối ASEAN đang phải chịu
thuế suất rất cao, 50% với sản phẩm may và 40% với sản phẩm dệt. Nhưng
khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, mức thuế trên sẽ giảm xuống
cũng tối đa là 15%. Do đó, các doanh nghiệp dệt và may sẽ phải chịu sức ép
cạnh tranh lớn ở thị trường nội địa.
Ngay cả trong điều kiện cạnh tranh bình thường, thì chúng ta đã thua
một số đối thủ chính như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia Quý I năm 2005,
xuất khẩu hàng dệt may của VN sang thị trường EU giảm 3%. Cũn tại thị
trường Mỹ, tuy vẫn giữ được lượng khách hàng truyền thống, nhưng nó
không đạt được mức gia tăng như những năm đầu, khi mới thực thi Hiệp
định Thương mại song phương.
MAY 10 cũng đang có những chiến lược riêng để giữ vững thị trường
trong nước với các đổi thủ cạnh tranh mạnh như Việt Tiến, Nhà Bè…và thị
trường quốc tế với các nước có ngành dệt may mạnh như Trung Quốc, Hàn
16
Quốc…không chỉ về giá cả mà còn là mẫu mã. Hơn nữa chiến lược
Marketing không chỉ của MAY10 còn hạn chế sử dụng để tiếp cận khách
hàng mà đố là của hầu hết các doanh nghiệp trong ngành.

5. Các bên liên quan khác:
Khi việt nam chính thưc gia nhập WTO thì không chỉ ngành dệt may
mà các ngành khác cũng gặp phải những khó khăn về nhiều mặt. Cụ thể như
ở ngành dệt may thì các chính sách hỗ trợ của chính phủ dành cho ngành
không còn và quan trọng hơn là hàng rào thuế quan bảo hộ doanh nghiệp ở
thị trường nội địa cũng bị dỡ bỏ. Khiến việc cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài càng trở nên khó khăn
hơn.
May 10 cũng là một doanh nghiêpl lớn trong ngành dệt may nước ta
nhưng khi những rào cản đó áp dụng cũng gặp phải khó khăn nhất định như
khi rào cản thuế dỡ bỏ và không được sự hỗ trợ của nhà nước thì May 10 sẽ
tăng chi phí đầu vào dẫn đến tăng giá thành sản phẩm và cạnh tranh với các
công ty nước ngoài là rất khó.
Mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố bên ngoài (EFAS)
Các nhân tố chiến lược Độ quan
trọng
Xếp loại Tổng độ
quan trọng
*/Các cơ hội
- Việt Nam gia nhập WTO
- Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế
ASEAN
0.1
0.05
0.05
3
2
4
0.3
0.1

0.2
17
- Sản phẩm chất lượng cao tích hợp công
nghệ mới
- Tăng trưởng kinh tế Việt Nam , Châu á
- Hệ thống phân phối chuyên nghiệp
- Đời sống người dân nâng cao nên xu
hướng thời trang phát triển
0.1
0.05
0.1
4
3
4
0.4
0.15
0.4
*/ Các thách thức
- Xây dựng thương hiệu
- Việt Nam đổi mới
- Tăng cường các quy định pháp lí của
chính phủ
- Cường độ cạnh tranh mạnh trong ngành
- Cạnh tranh với các công ty nước ngoài
( Trung Quốc)
- Công nghệ phụ trợ của Việt Nam chưa
phát triển
- Cạnh tranh với các công ty trong nước
0.2
0.05

0.05
0.05
0.1
0.05
0.05
4
2
3
4
4
2
2
0.8
0.1
0.15
0.2
0.4
0.1
0.1
Tổng 1.0 3.4
IV/ MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
Sản phẩm chủ yếu: Sơ mi và veston cao cấp
Thị trường: được tiêu thụ tại khắp các tỉnh thành trong cả nước thông qua
hệ thống phân phối bên ngoài như: Bắc Giang, Bắc Kạn, Hà Nội, Hải Phòng,
18
Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Thanh Hóa, Thành phố Hồ Chí
Minh, Thái Bình, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc.
Ngoài thị trường trong nước rộng lớn may 10 còn giao dịch với rất
nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới
Thị trường EU:

1- Miles5- Seidensticker
2- Handelsgesell schaft 6- Target
3- International MHB7- K- Mart
4- New M8- Supreme
Thị trường Mỹ:
1- Prominent Apparent Ltd8- JC Penney
2- Seidensticker 9- New
3- Supreme10- K- Mart
4- Target 11- Mast
5- Li& Fung 12- Mangharam
6- May Dept13- Resourses Vietnam
7- Fishman and Tobin
Thị trường Nhật Bản:
1- Itochu Corp
1. ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP
*/ Hoạt động cơ bản:
a. Hậu cần nhập:
Hầu hết nguyên vật liệu may 10 đều phải nhập khẩu (những năm gần
đây phải nhập khẩu tới 90% bông, 70% vải và 50- 70% các loại phụ liệu cho
may xuất khẩu). Đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiệu quả sản
19
xuất, kinh doanh thấp, giá trị gia tăng thấp, tỷ suất giá trị gia tăng trên giá trị
sản xuất công nghiệp có xu hướng giảm, tỷ suất lợi nhuận có được 5- 10%,
chủ yếu tập trung vào khâu gia công ( khoảng 65%).
Hoạt động này cũng đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho
doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải nhập khẩu và không chủ động được nguồn
nguyên liệu sẽ dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất, sẽ dẫn
đến không đáp ứng được yêu cầu của đối tác làm mất uy tín doanh nghiệp từ
đó làm giảm lợi nhuận. Việc nhập khẩu này còn dẫn đến việc thay đổi, biến
động của giá cả- một yếu tố quan trọng làm nên lợi thế cạnh tranh cho doanh

nghiệp. Giá cả sản phẩm sẽ phụ thuộc nhiều vào giá của nguyên liệu đầu
vào. Nhưng không vì thế mà may 10 chịu chấp nhận thua lỗ, công ty đã gia
tăng lợi nhuận bằng cách tập trung vào khâu gia công, đó cũng tạo cho công
ty lợi thế đó là được tiếp cận với nhưng xu hướng thời trang trên thế giới,
những mẫu mã mới của các công ty nổi tiếng trên thế giới để học hỏi khắc
phục những nhược điểm cho khâu thiết kế sản phẩm của mình từ đó cho ra
đời những sản phẩm đa dạng, hợp thời trang. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có
những hạn chế đó là doanh nghiệp không tạo ra được những sản phẩm mang
dấu ân riêng của mình, không tự xây dựng được chỗ đứng cho thương hiệu
mình trên thị trường thế giới. Là một thành viên của tập đoàn dệt may
Vinatex nên may 10 cũng đã cùng tập đoàn hỗ trợ tìm lối ra cho vấn đề
nguyên vật liệu bằng cách xây dựng trung tâm kinh doanh nguyên phụ liệu
dệt, viêc xây dựng này dự tính sẽ được tiến hành trong thời gian tới. Ngoài
ra, cũng đã có một số trung tâm kinh doanh nguyên vật liệu may đi vào hoạt
động tạo điều kiện cho các công ty may trong nước nói chung và may 10 nói
riêng có điều kiện phát huy hết tiềm lực kinh doanh của doanh nghiệp.
20
b. Sản xuất: Với hệ thống các xí nghiệp may lớn đảm bảo cung cấp
đáp ứng đủ yêu cầu của các hợp đồng lớn.
XÍ NGHIỆP MAY 1
Diện tích: 2000m2
Địa điểm: Hà nội
Lao động: 750 người
Sản lượng 2.200.000 sp/ năm
Thị trường: Nhật, Mỹ, EU
Sản phẩm
chủ yếu: Sơ mi các loại
XÍ NGHIỆP MAY 2
Diện tích: 2000m2
Địa điểm: Hà nội

Lao động: 750 người
Sản lượng: 2.300.000 sp/năm
Thị trường: Hungary,Mỹ, EU
Sản phẩm
chủ yếu: Sơ mi các loại
XÍ NGHIỆP MAY 5
Diện tích: 2000m2
Địa điểm: Hà nội
Lao động: 750 người
Sản lượng: 2000.000 sp/năm
Thị trường: Mỹ, EU
Sản phẩm chủ
yếu: Sơ mi các loại
XÍ NGHIỆP VESTON 1
Diện tích: 2000 m2
Địa điểm: Hà nội
Lao động: 600 người
Sản lượng: 500.000 bộ/năm
Thị trường: EU, Mỹ
Sản phẩm chủ
yếu: Veston
XÍ NGHIỆP VESTON 2
Diện tích: 2000m2
Địa điểm: Hà nội
Lao động: 500 người
Sản lượng: 200.000 bộ/năm
Thị trường: Nhật
Sản phẩm chủ
yếu: Veston
XÍ NGHIỆP VESTON 3

Diện tích: 6500 m2
Địa điểm: Hải phòng
Lao động: 600 người
Sản lượng: 500.000 bộ/năm
Thị trường:
Mỹ,EU,Hàn
Quốc, Nhật
Sản phẩm chủ
yếu: Veston
XÍ NGHIỆP MAY VỊ HOÀNG
Diện tích: 1560 m2
Địa điểm: Nam Định
XÍ NGHIỆP MAY ĐÔNG HƯNG
Diện tích: 800 m2
Địa điểm: Thái Bình
21
Lao động: 350 người
Sản lượng: 700.000 sp/năm
Thị trường: Mỹ, EU
Sản phẩm chủ
yếu: QuầnÂu, Jacket
Lao động: 350 người
Sản lượng: 700.000 sp/ năm
Thị trường: Mỹ, EU
Sản phẩm chủ
yếu: Quần Âu, Jacket
XÍ NGHIỆP MAY HƯNG HÀ
Diện tích: 9500 m2
Địa điểm: Thái Bình
Lao động: 1200 người

Sản lượng: 2000.000 sp/năm
Thị trường: Mỹ, EU
Sản phẩm chủ
yếu: Quần Âu, Jacket
XÍ NGHIỆP MAY THÁI HÀ
Diện tích: 1800 m2
Địa điểm: Thái Bình
Lao động: 800 người
Sản lượng: 2.000.000 sp/năm
Thị trường: Mỹ, EU
Sản phẩm
chủ yếu: Jacket, Sơ mi
XÍ NGHIỆP MAY PHÙ ĐỔNG
Diện tích: 850 m2
Địa điểm: Hà Nội
Lao động: 300 người
Sản lượng: 1000.000 sp/năm
Thị trường: Mỹ, EU
Sản phẩm chủ
yếu: Jacket, Sơ mi
XÍ NGHIỆP MAY BỈM SƠN
Diện tích: 2300 m2
Địa điểm: Thanh Hóa
Lao động: 800 người
Sản lượng: 1000.000 sp/năm
Thị trường: Mỹ, EU
Sản phẩm chủ
yếu: Jacket, Quần Âu
Với hệ thống nhà xưởng và trang thiết bị hiện đại, công ty luôn chú trọng
vào từng khâu sản xuất để có thể đảm bảo đúng hợp đồng, cho ra những sản

phẩm chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

c. Hậu cần xuất: Hiện nay sản phẩm của công ty đã có mặt tại các
nước như: Mỹ, Nhật Bản, ASEAN….và được các nước này đánh giá khá
cao về chất lượng. Không chỉ chú trong việc xuất khẩu công ty còn quan tâm
22
đến việc phát triển sản phẩm ở thị trường nội địa, hiện nay, công ty đang
phát triển hệ thống phân phối của mình trên khắp cả nước:
Bắc Giang Bắc Kạn Hà Nội Hải Phòng
Ninh Bình Phú Thọ Quảng Ninh Sơn La
Thanh Hóa
Thành phố Hồ
Chí Minh
Thái Bình Tuyên Quang
Vĩnh Phúc
d. Marketing và bán hàng:
May 10 thực hiện Marketing và bán hàng thông qua việc đưa ra chiến
lược định vị, xây dung và phát triển thương hiệu của mình, nhằm phù hợp
với hành lang pháp lý và khẳng định vị thế của công ty trên thị trường trong
nước và quốc tế. Tăng hàm lượng chất xám trong sản phẩm bằng cách tập
trung nghiên cứu thiết kế mẫu mốt thời trang, tăng cường nhiệm vụ
marketing, tìm hiểu và có kế hoạch tiếp cận các thị trường mới giàu tiềm
năng, dành 3% doanh thu hàng năm cho việc quảng bá và phát triển thương
hiệu. Công ty đã thành lập bộ phận marketing chuyên nghiên cứu thị trường
và chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động quảng cáo, đồng thời xây dựng
kế hoạch và đầu tư mỗi năm hàng tỷ đồng cho công tác quảng bá thương
hiệu. Với tất cả các biện pháp đồng bộ trên, hầu hết các sản phẩm của công
ty đều có số lượng tiêu thụ nhiều hơn so với sản phẩm cùng loại của các đối
thủ cạnh tranh. Ngoài việc phát triển thương hiệu của mình, công ty còn xúc
tiến dịch vụ sau khi bán thông qua việc tổ chức khuyến mại, tặng quà cho

khách hàng khi mua sản phẩm của công ty nhân dịp các ngày lễ, các kỳ hội
chợ như hội chợ thời trang, hội chợ xuân
23
Việc phát triển thương hiệu được công ty thực hiên khá tốt với việc
đầu tư vào marketing để nghiên cứu phát triển thị trường và dịch vụ sau bán
hàng đã giúp công ty nâng cao doanh số, tăng lượng sản phẩm tiêu thụ trên
thị trường. Công ty nên tiếp tục duy trì những gì đã đạt được và tiếp tục
không ngừng việc phát triển thị trường và mở rộng quy mô kinh doanh.
Từ năm 1999, công ty May 10 đã tiến hành dán “Tem chống hàng
giả” vào thẻ bài và đưa “Sợi chống hàng giả” vào nhãn dệt chính của sản
phẩm. Khi có tranh chấp, bằng các thiết bị chuyên dùng, công ty có thể xác
định nguồn gốc xuất sứ của sản phẩm thông qua các nội dung bí mật trên “
Tem chống hàng giả” và “Sợi chống hàng giả”.
Đây là một trong những biện pháp có hiệu quả để bảo vệ quyền lợi
của người tiêu dùng. Đây cũng là một biện pháp nâng cao uy tín công ty, là
giải pháp chống nạn hàng nhái, hàng giả tạo cho sản phẩm của công ty chỗ
đứng tin cậy trong lòng người tiêu dùng. Để thực hiện và phát huy tốt vai trò
của tem chống hàng giả công ty cần tổ chức khâu giám sát chặt chẽ, ngăn
chặn, hạn chế tối đa việc làm giả làm nhái sản phẩm cũng như tem chống
hàng giả của công ty, đó cũng là thách thưc không nhỏ với công ty nhưng
nếu làm tốt công ty sẽ tạo cho mình lợi thế cạnh tranh bền vững, lâu dài.
e. Dịch vụ:
Công ty có dịch vụ tư vấn sau bán hàng để thu nhận những ý kiến
đóng góp phản hồi từ khách hàng để từ đó rút kinh nghiệm tìm cách nâng
cao chất lưọng để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngoài
ra, công ty cũng lâp website để giúp người tiêu dùng tìm hiểu rõ về công ty
cũng như các loại sản phẩm của công ty để từ đó có được lựa chọn đúng cho
mình.
24
*/ Hoạt động bổ trợ:

a. Quản trị mua: Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của công ty
chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài. Vì vậy việc thu mua nguyên liệu của
công ty được các nhà quản trị rất cân nhắc để dảm bảo mức giá thấp nhất có
thể cho các khoản thanh toán
b. Phát triển công nghệ: May 10 rất đăc biệt quan tâm đến việc phát
triển công nghệ. Hàng năm công ty luôn thực hiện đổi mới hệ thống máy
móc, nhà xưởng. Ngoài ra, công ty còn tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ công
nhân viên của công ty để đạt được trình độ cao và có nhiều kinh nghiệm.
c. Quản trị nhân lực: Về quản trị nguồn nhân lực, May 10 liên kết với
những trường cao đẳng và đại học trong nước và nước ngoài để có được
nguồn nhân lực có tay nghề cao, đào tạo có chuyên sâu. Với khoảng 10.000
sinh viên từ 60 quốc gia đang theo học, Stendent University là trường đại
học lớn của Hà Lan. Tại đây có nhiều chương trình đào tạo trong lĩnh vực
quản trị dịch vụ, dịch vụ đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, kinh tế kỹ thuật…
Được nâng cấp từ trường công nhân kỹ thuật mau và thời trang, hiện
cao đẳng nghề Long Biên có năm ngành đào tạo với các trình độ từ sơ cấp
đến cao đẳng nghề và liên kết với các trường đại học đào tạo liên thông lên
đại học. đây là nơi đào tạo đội ngũ lao động chính cho ngành may đánh giá
sát hạch và đào tạo liên thông các trình độ nghề may. Quy mô của trường
hiện nay là 3000 học sinh và sẽ có quy mô 5000 học sinh, sinh viên vào năm
2012.
 Con người là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của May 10.
d. Về cơ sở hạ tầng tổ chức: với hệ thống nhà xưởng khang trang, máy
móc thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến lại có đội ngũ công nhân
lành nghề, đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên gia luôn được đào tạo bổ xung,
25

×