Thuế Thu nhập cá nhân và cơ chế phân chia cổ tức của
doanh nghiệp
Công ty cổ phần (CTCP) là một loại hình doanh nghiệp (DN) điển hình,
chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số các DN được thành lập ở tất cả các quốc
gia phát triển trên thế giới. Một trong ba quyết định quan trọng của Ban điều
hành CTCP là cơ chế phân chia cổ tức được thực hiện trên nguyên tắc phải
đảm bảo và gia tăng lợi ích cho cổ đông. Lợi ích của cổ đông được đo lường
trên cơ sở các khoản thu nhập sau thuế. ở nhiều nước trên thế giới, ngoài
thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), khi các cổ đông nhận được cổ tức, trái
tức hoặc thu được lãi vốn do chuyển nhượng cổ phần sẽ bị điều tiết bởi thuế
thu nhập cá nhân (TNCN). Luật Thuế TNCN của Việt Nam có hiệu lực từ
01.01.2009 đã có nhiều sửa đổi so với Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với
người có thu nhập cao. Điểm thay đổi nổi bật là thu nhập từ đầu tư vốn bao
gồm lãi cho vay, cổ tức, thu nhập từ chuyển nhượng vốn sẽ chịu thuế TNCN
theo biểu thuế toàn phần. Nghiên cứu thuế suất đối với thu nhập đầu tư vốn
là 5% và đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn là 0,1% trên giá bán và
20% trên thu nhập chịu thuế (tuỳ theo phương pháp tính thuế mà nhà đầu
tư đăng ký nộp thuế) là vấn đề mà các CTCP cần phải quan tâm trong thời
gian tới đối với chính sách phân phối cổ tức của mình, nhằm tối đa hoá giá
trị DN và gia tăng lợi ích cho cổ đông
Một số quan điểm về phân phối cổ tức
Quan điểm truyền thống về chính sách phân phối cho rằng, lợi tức cổ
phiếu gia tăng hôm nay sẽ làm lợi cho các cổ đông nhiều hơn và do đó sẽ
làm gia tăng giá trị DN. Lập luận đầu tiên đó là cổ tức nhận được bằng tiền
mặt ngày hôm nay sẽ có giá trị hơn phần chênh lệch do chuyển nhượng vốn
mà cổ đông nhận được sau này, đồng thời cổ thức nhận được hôm nay là
chắc chắn, còn phần chênh lệch do chuyển nhượng vốn trong tương lai thì
hoàn toàn không chắc chắn.
Quan điểm mới thì cho rằng, gia tăng cổ tức sẽ làm giảm giá trị DN. Cơ
sở lý luận của trường phái này cho rằng, các DN đang hoạt động trong một
thế giới thực và đối diện với một thị trường cạnh tranh không hoàn hảo,
chứa nhiều nhân tố mà cả DN lẫn cổ đông phải quan tâm mà điển hình nhất
là thu nhập của các cổ đông phải chịu ảnh hưởng của nhân tố thuế. ở hầu
hết các quốc gia trên thế giới, chính phủ đều đánh thuế nhẹ trên thu nhập
đạt được trên lợi nhuận được đem tái đầu tư trước đây. Do đó thuế đánh trên
cổ tức nhận được bằng tiền mặt sẽ nặng hơn thuế đánh trên chênh lệch do
chuyển nhượng vốn, là kết quả của sự chênh lệch do lợi nhuận giữ lại làm
gia tăng giá trị thật của cổ phiếu so với giá trị trước đây.
Khi CTCP chia cổ tức bằng cổ phiếu, biến động về giá cổ phiếu chịu sự tác động
của nhiều nhân tố bên ngoài lẫn bên trong công ty. Những CTCP có hình tượng tốt đẹp
trên thị trường cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán thì giá cả của cổ
phiếu không tác động giảm giá đáng kể, vì thực chất số cổ phiếu phát hành đã được
thực hiện trên cơ sở lợi nhuận của CTCP đã đạt được, tức đã được đảm bảo về giá trị
bằng tiền. Trong trường hợp này, nếu cổ đông không muốn nắm giữ thì có thể bán trên
thị trường để thu về tiền mặt. Đối với những CTCP áp dụng phương pháp mới thì
không cần dùng đến tiền mặt nhưng vẫn đạt được mục đích là đem lợi nhuận chia cho
cổ đông, đáp ứng cho nguồn vốn sử dụng để tái đầu tư, mở rộng quy mô, phục vụ cho
chiến lược phát triển lâu dài của công ty. Mặt khác khi giá cổ phiếu của công ty trên thị
trường quá cao, không có lợi cho việc thu hút đầu tư rộng rãi, để hạn chế giá cổ phiếu,
không vượt qua phạm vi kiểm soát của công ty, việc áp dụng phương pháp này có thể
khống chế giá cả cổ phiếu của công ty trên thị trường trong một phạm vi tối ưu. Bên
cạnh những tác động tích cực, việc áp dụng phương pháp chi trả cổ tức bằng cổ phiếu
cũng có thể đem lại những tác động không tốt, nhà đầu tư sẽ cho rằng CTCP kinh
doanh kém hiệu quả, không đảm bảo khả năng tạo ra tiền, quay vòng vốn không linh
hoạt, từ đó sẽ làm dao động lòng tin của nhà đầu tư và làm giá cổ phiểu giảm mạnh,
điều quan trọng hơn là việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu có thể làm loãng giá cổ phiếu
và gây thiệt hại lớn hơn cho cổ đông và cả CTCP do tổng giá trị thị trường cổ phiếu của
cổ đang đang nắm giữ sẽ giảm đi do giá cổ phiếu giảm. Mặt khác với việc trả cổ tức
bằng cổ phiếu có thể làm cho CTCP không đảm bảo khả năng kiểm soát, do sự thôn
tính của các DN khác bằng hình thức thu mua các cổ phiếu của công ty đã phát hành.
Tác động của thuế TNCN đối với cổ tức của cổ đông
CTCP khi chi trả cổ tức có thể thực hiện bằng các hình thức như: cho trả cổ tức
bằng tiền mặt, chi trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc sử dụng hỗn hợp, vừa chi trả bằng
tiền mặt và bằng cổ phiếu. Theo quy định tại khoản 2 điều 6, Luật thuế TNCN thì cổ tức
nhận được bằng cổ phiếu phải quy đổi ra tiền theo giá thị trường của cổ phiếu tại thời
điểm cổ đông nhận chi trả. Như vậy, việc phân tích lợi ích giữa việc chi trả cổ tức bằng
tiền mặt và bằng cổ phiếu trong thời gian tới sẽ là vấn đề mà các CTCP cần phải xem
xét.
Qua kết quả này, với giả định cổ đông không thực hiện bán cổ phiếu nhận được
mà giữ lại, rõ ràng việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ làm giảm lợi ích của cổ đông, cụ
thể cổ đông phải nộp thuế TNCN cao gấp 5 lần so với chi trả cổ tức bằng tiền mặt.
Chính sách thuế TNCN và lợi ích của doanh nghiệp
Về góc độ DN: theo chính sách thuế TNCN có hiệu lực từ ngày 01.01.2009 thì
các khoản cổ tức chi trả bằng tiền hay chi trả bằng cổ phiếu đều là đối tượng chịu thuế
TNCN, do vậy việc xây dựng cơ chế cổ tức hợp lý là nội dung mà các CTCP phải
nghiên cứu ngay từ bây giờ. Điều quan trọng là phải kết hợp chính sách phân phối cổ
tức với quyết định đầu tư và quyết định tài trợ trên cơ sở một cấu trúc vốn thích hợp.
Với quy định của luật thuế TNCN không tính thuế thu nhập đối với khoản thu nhập giữ
lại, sẽ là cơ hội cho các CTCP sử dụng khoản thu nhập sau thuế để tái đầu tư, vừa
giảm chi phí sử dụng vốn trong tình hình lãi suất vay ngân hàng thương mại đang tăng
cao và không ổn định, vừa gia tăng giá trị công ty và đem lại lợi ích cho cổ đông qua trì
hoãn được khoản thuế TNCN phải nộp.
Về kinh tế vĩ mô: việc qui định tính thuế TNCN đối với cổ tức nhận bằng cổ
phiếu, trên cơ sở qui đổi theo giá thị trường tại thời điểm nhận cổ phiếu để xác định thu
nhập tính thuế, là một vấn đề cần được xem xét. Với quy định này của Luật Thuế
TNCN chưa thật sự khuyến khích các CTCP sử dụng nguồn thu nhập giữ lại để đầu tư
thông qua hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Việc áp dụng thuế suất thấp (5%) đối
với thu nhập là cổ tức bằng tiền mặt nhưng nhưng lại tính thuế trên cổ tức được chia
bằng cổ phiếu theo giá thị trường tại thời điểm chi trả, khi mà khoản thu nhập này cổ
đông chưa thật sự nắm giữ trên tay không thể hiện định hướng khuyến khích các
CTCP sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư. Hướng xem xét, sửa đổi cách tính
thuế đối với cổ tức nhận được bằng cổ phiếu nên qui định tương tự như tính thuế đối
với thu nhập từ chuyển nhượng vốn. Cụ thể, khi cổ đông thực hiện chuyển nhượng cổ
phiếu trên thị trường thì lúc này sẽ phát sinh khoản thuế TNCN phải nộp trên chênh
lệch giá (giữa giá thị trường và mệnh giá) hoặc bằng một tỷ lệ (%) ấn định trên giá trị
chuyển nhượng, sẽ là một nội dung phù hợp hơn với đặc điểm của nền kinh tế Việt
Nam, sẽ khuyến khích các CTCP xây dựng một chính sách phân phối linh hoạt, sử
dụng khoản lợi nhuận sau thuế để đầu tư khi mà nguồn vốn tài trợ cho hoạt động
SXKD còn quá thấp, chi phí sử dụng vốn quá cao. Trong xu hướng chung của thế giới,
thuế TNCN là một sắc thuế tiên tiến, đảm bảo tính công bằng về nghĩa vụ thuế đối với
mỗi cá nhân và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của các quốc gia. Vì
vậy, Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng biểu thuế, phương pháp tính thuế một cách
khoa học, để có thể đưa chính sách thuế TNCN trở thành một công cụ điều tiết vĩ mô
trong phát triển kinh tế, định hướng cho hoạch định cấu trúc vốn nhằm gia tăng giá trị
của các CTCP và phát triển thị trường chứng khoán còn non trẻ của Việt Nam./.