Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

thảo luận quản trị chiến lược VCU đề tài PHIẾU PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP trong ngành ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.39 KB, 23 trang )

Bộ mơn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM

Lớp :
Nhóm :
Họ và tên sinh viên :
PHIẾU PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP
Tên đầy đủ DN :
Tên viết tắt DN :
Trụ sở :
Ngày tháng năm thành lập :
Loại hình doanh nghiệp :
Tel :
Website:
Ngành nghề kinh doanh của DN (Theo giấy chứng nhận đăng kí số …) :

I - Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU) :
123II - Tầm nhìn, Sứ mạng kinh doanh của DN :
 Tầm nhìn chiến lược :
 Sứ mạng kinh doanh :
Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản :
 Tổng doanh thu :
1


Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM

 Doanh thu thuần :
 Lợi nhuận trước thuế :
 Lợi nhuận sau thuế :
 Tổng tài sản :
 Tổng nguồn vốn :


 Tỷ suất sinh lời :
III - PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI :
(Các) Ngành kinh doanh của doanh nghiệp :
Tốc độ tăng trưởng năm 2007 :
Tốc độ tăng trưởng năm 2008 :
Tốc độ tăng trưởng năm 2009 :
Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành :
 Mới xuất hiện
 Tăng trưởng
 Trưởng thành / Bão hịa
 Suy thối
Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô : Nhận dạng các nhân tố mơi
trường có tác động mạnh nhất (Hiện nay và trong dài hạn) đến DN ?

Nhân tố
Chính trị
-pháp luật

Nhân tố
kinh tế
Doanh nghiệp

Nhân tố
cơng nghệ

Nhân tố
văn hóa – xã hội

2



Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM

Đánh giá cường độ cạnh tranh (Giải thích ngắn gọn các câu trả lời) :


Tồn tại các rào cản ra nhập ngành : Ví dụ :



Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng :



Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng :



Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành :



Đe dọa từ các sản phẩm thay thế : Ví dụ :



Đe dọa từ các ra nhập mới : Ví dụ :

Đánh giá :
 Cường độ cạnh tranh mạnh

 Cường độ cạnh tranh trung bình
3


Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM

 Cường độ cạnh tranh thấp
 Ngành hấp dẫn
 Ngành không hấp dẫn
Xác định các nhân tố thành công chủ yếu trong ngành (KFS) :
123IV - PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN TRONG :
Sản phẩm chủ yếu :
Thị trường :
Đánh giá các nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị của DN :
 Hoạt động cơ bản :
 Hoạt động bổ trợ :

Xác định các năng lực cạnh tranh (Giải thích ngắn gọn các câu trả lời)
123Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp (Giải thích ngắn gọn các câu trả
lời)
 Mạnh

4


Bộ mơn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM

 Trung bình
 Yếu
Thiết lập mô thức TOWS (Định hướng chiến lược) :


V - CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP :
Chiến lược cạnh tranh + Các chính sách triển khai (Giải thích ngắn gọn
các câu trả lời) :
 Chiến lược dẫn đầu về chi phí
 Chiến lược khác biệt hóa
 Chiến lược tập trung
Chiến lược tăng trưởng + Các chính sách triển khai (Giải thích ngắn
gọn các câu trả lời)
 Chiến lược chun mơn hóa
 Chiến lược đa dạng hóa
 Chiến lược tích hợp
 Chiến lược cường độ
 Chiến lược liên minh, hợp tác, M&A,…
 Chiến lược khác
5


Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM

VI - ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP :
Loại hình cấu trúc tổ chức (Giải thích ngắn gọn các câu trả lời) :
 Chức năng
 Bộ phận
 Ma trận
 Khác
Phong cách lãnh đạo chiến lược (Giải thích ngắn gọn các câu trả lời) :
 Định hướng con người
 Định hướng nhiệm vụ
 Lãnh đạo nhóm

 Thờ ơ
Một số nhận xét về văn hóa doanh nghiêp :

Nộp kèm với phiếu đánh giá chiến lược doanh nghiệp :
1) Biên bản họp nhóm + Phiếu đánh giá thành viên
2)Danh mục tài liệu tham khảo (Ttất cả các tài liệu cần thiết).
3) Photocopy 3 tài liệu quan trọng nhât.
PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI :
Các ngành kinh doanh của doanh nghiệp :
-Huy động vốn (nhận tiền gửi của ngân hàng) bằng Việt Nam đồng
ngaoij tệ và vàng.

6


Bộ mơn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM

-Sử dụng vốn(cung cấp tín dụng, hùm vốn kinh doanh) bằng Việt Nam
đồng, ngoại tệ và vàng.
-Các dịch vụ trung gian(Thực hiện thanh toán trong nước và ngoài
nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hôi, chuyển tiền
nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng)
-Kinh doanh ngoại tệ và vàng.
-Phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.
Tốc độ tăng trưởng ngành :
-Tốc độ tăng trưởng năm 2007 : tốc độ tăng trưởng huy động vốn đạt
36.5% và tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt 34%.
-Tốc độ tăng trưởng năm 2008 : : tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2008
là 20,4%, tốc độ tăng trưởng huy động vốn chậm hơn do ảnh hưởng
khủng hoảng tài chính thế giới.

- Tốc độ tăng trưởng năm 2009 :
Giai đoạn trong chu kỳ phát triển chủa nghành : tăng trưởng

/ Môi trường bên ngồi
1/ Cơ hội
a)Thị trường thẻ thanh tốn hấp dẫn
Tháng 12/2006 cùng với việc phê duyệt đề án phát triển thanh tốn khơng
dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến 2020, Chính phủ cũng
đã ban hành nghị định 161/2006/ND-CP quy định về thanh toán bằng tiền
mặt.

7


Bộ mơn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM

Ơng Basel Abdelmoneim – Phó chủ tịch BGS ( smartcard Systems AG) tỏ
ra khá am hiểu về thị trường Việt Nam khi đưa ra những con số khá chính
xác: 86% chi phí mua sắm của người dân Việt Nam hiện nay được trả bằng
tiền mặt; 32% tiền thuế được thu bằng tiền mặt; và 22% dịch vụ khác thanh
tốn bằng tiềng mặt. ơng cho rằng Việt Nam là một trong những nền kinh tế
mạnh trong khu vực, cộng với vai trò là thành viên của WTO chắc chắn việc
thanh toán phi tiền mặt sẽ tăng trong tương lai. Và theo ông, ngay từ bây giờ
phải xây dựng nền tảng cho hệ thống thanh toán đa mục tiêu.
Từ đầu năm 2006, ông Michael Cannon, Tổng giám đốc phụ trách thẻ
thương mại khu vực châu Á-Thái Bình Dương Tập đoàn Visa đã nhận định:
Nếu Việt Nam đạt được mức chi tiêu thương mai trung bình trong khu vực
thì sẽ có hơn 200 triệuUSD được thanh tốn bằng thẻ tín dụng. Đây sẽ là cơ
hội lớn cho các donah nghiệp và khu vực chính phủ. Nhờ đó các ngân hàng
có thể phát triển thị trường bán lẻ.

Bên cạnh đó, hiện nay, thương mại điện tử ngày càng phát triển, rất nhiều
cửa hàng online, buôn bán trên mạng ngày càng phổ biến. Khi mua hàng
trực tuyến như vậy, người mua phải có tài khoản tại ngân hàng. Điều này
làm tăng nhu cầu về dịch vụ ngân hàng, chính là cơ hội cho các ngân hàng
thương mại.
b)Việt Nam gia nhập WTO.
Cam kết mở rộng dịch vụ Ngân hàng-Tài chính sau khi gia nhập WTO cho
phép Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép hoạt động và mở chi
nhánh tại Việt Nam bắt đầu từ ngày 1/4/2007, được phép mua cổ phần của
các Ngân hàng Việt Nam. Việc các Ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại
Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho các Ngân hang trong nước tăng vốn, tiếp thu
8


Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM

kiến thức, kinh nghiệm , công nghệ quản lý hiện đại từ các Ngân hàng nước
ngoài và tiếp cận với thị trường quốc tế.
Đối với Vpbank, nhờ cam kết của Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam đã phê duyệt để Vpbank được bán cổ phần cho Ngân hàng
OCBC của Singapore. Hiện tại, OCBC chiếm 20% cổ phần và là đối tác
chiến lược quan trọng của Vpbank. Trở thành cổ đông chiến lược của
Vpbank, OCBC sẽ hỗ trợ VPBank về mặt kỹ thuật, côn nghê, đào tạo các
biện pháp quản trị rủi ro và công nghệ thông tin… Ngân hàng này sẽ giúp
VPBank mở rộng hợp tác với các Ngân hàng nước ngoài, nhanh chóng tiếp
cận cơng nghệ hiện đại. Đây sẽ là môi trường rất tốt cho các cán bộ điều
hành của VPBank bắt nhịp được với công nghệ quản trị Ngân hàng tiên tiến
trên thế giới, giúp VPBank nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh khi
hội nhập.
Bên cạnh đó, khi Việt Nam gia nhập WTO, đầu tư nước ngoài vào Việt

Nam tăng có thể giúp ngân hàng phát triển vốn, cơng nghệ… Bên cạnh đó,
xuất khẩu gia tăng là cơ hội giúp các ngân hàng phát triển các loại hình dịch
vụ của mình.
c)Thị trường bán lẻ tiềm năng đang trở thành xu hướng tất yếu.
Trong nền kinh tế mở, nhu cầu về dịch vụ Ngân hàng ngày càng tăng, nhất
là dịch vụ Ngân hàng bán lẻ (NHBL). Dịch vụ NHBL được định nghĩa là
việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới từng cá nhân riêng lẻ, các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông qua mạng lưới chi nhánh. Khách hàng cịn
có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm và dịch vụ ngân hàng qua các phương
tiện viễn thông và công nghệ thông tin tiên tiến, khi sử dụng dịch vụ online
hoặc qua điệ thoại di động. Đối tượng của ngân hàng bán lẻ là các cá nhân,
9


Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM

doanh nghiệp vùă và nhỏ, nên dịch vụ thường đơn giản, thuận tiện, phục vụ
nhu cầu thường nhật, tập trung và dịch vụ tiền gửi và tài khoản, vay vốn, thẻ
thanh toán…

Việt Nam với dân số khoảng 85 triệu người và mức thu nhập ngày càng
tăng, là thị trường đầy tiềm năng cho dịch vụ NHBL. Các ngân hàng trong
nước đã quan tâm và tập trung khai thác thị trường bán, như đẩy mạnh hiện
đại hố cơng nghệ, phát triển dịch vụ mới, đa tiện ích và được xã hội chấp
nhận như máy giao dịch tự động (ATM), internet banking, home banking,
PC banking… Thực tế này đã đánh dấubước phát triển mới của thị trường
dịch vụ NHBL tại Việt Nam, làm cơ sở cho việc phát triển dịch vụ thanh
tốn khơng dùng tiền mặt. Nhờ đó tỉ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư
tăng lên đáng kể và chiếm 35-40% vốn huy động.
VPBank cũng nhận ra đây là một cơ hội lớn, khẳng định kiên trì thực hiện

chiến lược ngân hàng bán lẻ, phấn đấu trong 1 vài năm tới trở thành ngân
hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía Bắc và nằm trong nhóm 5 ngân hàng dẫn
đầu các ngân hàng TMCP trong cả nước. VPBank hiện đang là 1 trong
những ngân hàng tiên phong trong quá trình phát triển kinh doanh thẻ và
mạng lưới ATM rộng lớn tại Việt Nam. VPBank cũng khẳng định thế mạnh
của ngân hàng bán lẻ thông qua quyết định đầu tư 1000 máy ATM tên cả
nước trong khoảng thời gian 3 năm, từ 2007-2010 (hiện đã lắp đặt được gần
300 máy). Nếu thực hiện theo đúng kế hoạch này, VPBank sẽlà ngân hàng
có số lượng máy ATM lớn thứ hai trong hệ thống ngân hàng, sau
Vietcombank
d)Nhu cầu về vốn ở thị trường Việt Nam vẫn là rất lớn.

10


Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM

Việt Nam là thị trường mới nổi, đối với hoạt động ngân hàng, xét về khía
cạnh cung vốn sẽ tiếp tục phát triển. Việt Nam là nước đang phát triển cần
rất nhiều vốn trong việc xây dựng cơ sỏ hạ tầng, phát triển kinh tế…
Để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia công nghiệp hoá và hiện đại hoá
trong 20 năm đầu của thế kỷ 21, Việt Nam phải hoàn tất củng cố hệ thống
cơ sở hạ tầng. Điều này yêu cầu một nguồn vốn khổng lồ, bao gồm quỹ Nhà
nước và vốn từ các cá nhân cả trong nước và nước ngoài, cũng như sự hợp
tác chặt chẽ giữa Nhà nước và cá nhân trong việc phát triển hệ thống cơ sở
hạ tầng quốc gia nói chung và cơ sở hạ tầng giao thơng nói riêng.
Đối với nhu cầu đầu tư vốn để nâng cao hệ thống giao thông cho đến năm
2020, mỗi năm Việt Nam cần 117.744 tỉ VND (gần 7,4 tỉ USD), trong khi
hiện tại, khả năng đáp ứng nhu cầu trên chỉ ở mức 2-3 tỉ USD, chủ yếu từ
ngân sách Nhà nước, ODA và trái phiếu Chính phủ. Theo Ngân hàng Đầu tư

và Phát triển Việt Nam (BIDV), con số này chỉ đáp ứng 20- 30% tổng nhu
cầu.
Theo ông Tống Quốc Đạt, Phó Lãnh đạo Viện Phát triển Cơ sở Hạ tầng và
Đô thị, thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, nghiên cứu về thực thi mơ hình hợp
tác giữa Nhà nước và cá nhân sẽ giúp hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng
giao thông, với việc tập trung phát triển các dự án cơ sở hạ tầng quy mơ lớn,
xúc tiến xố đói giảm nghèo ở các khu vực nông thôn và nâng cao hệ thống
giao thông đô thị.
e) Công nghệ ngành ngân hàng
Theo ông Tạ Quang Tiến, Cục trưởng cục Công nghệ tin học ngân hàng –
NHNN cho biết, dự án “ hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán”
11


Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM

giai đoạn I là một trong những dự án thành công nhất mà ngân hàng Thế
Giới đầu tư vào Việt Nam. Trước tiên, phải kể đến hệ thống thanh tóan điện
tử liên Ngân hàng đã được xây dựng, tạo ra một trục xương sống cho các
hoạt động thanh toán của nền kinh tế với hạ tầng công nghệ hiện đại, đạt
tiêu chuẩn quốc tế. Với hệ thống này, NHNN sẽ quản lý tập trung được hoạt
đọng thanh toán và chu chuyển vốn của nền kinh tế một cách hiệu quả.
Cùng với thẻ ATM, ngan hàng điện tử ( e-banking) với phương thức thanh
toán trực tuyến ngày càng tạo nhiều tiện ích cho khách hàng, đang được các
ngân hàng triển khai nhằm đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại đến
với khách hàng.
Cơ sở công nghệ hiện đại đã tăng cường năng lực cạnh tranh thị phần bán lẻ
của các ngân hàng, giúp cho họ chủ động cơ cấu doanh thu và lợi nhuận,
hạn chế những khó khăn về kinh doanh tín dụng thuần trong bối cảnh chống
lạm phát.

2) Đe doạ.
a) Xu hướng mở rộng của ngân hàng ngoại tại Việt Nam.
Việt Nam cam kết mở rộng thị trường dịch vụ tài chính-ngân hàng sau khi
gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội, nhưng bên cạnh đó thì thách thức mà
nó mang lại cũng không hề nhỏ đối với các ngân hàng Việt Nam trong bối
cảnh khả năng tài chính đáng quan ngại và hoạt động PR còn nhiều yếu
kém.
Cam kết mở rộng dịch vụ tài chính-ngân hàng cho phép các ngân hàng
100% vốn nước ngoài được phép hoạt đọng tại Việt Nam bắt đầu từ ngay
1/4/2007. Đây là mối lo lớn nhất của các ngân hàng trong nước vì khả năng
tài chính, cơng nghệ thua kém ở mức đọ cách biệt so với các ngân hàng, tổ
12


Bộ mơn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM

chức tài chính nước ngồi.
Thách thức chủ yếu là sự tham gia ngày càng sâu rộngcủa ngân hàng nước
ngoài khiến hệ thống ngân hàng trong nước phải đối mặt với nguy cơ mất
dần lợi thế về dịch vụ ngân hàng bán lẻ (hiện chiếm 90% thị phần) và những
rủi ro thị trường về giá, tỷ giá, lãi suất có thể bắt nguồn từ sự lan truyền các
cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và thế giới
Tính đến hết năm 2007, ước tính tổng số vốn điều lệ và vốn góp mua cổ
phầnchủ yếu của các tập đồn ngân hàng, tài chính nói trên đã thực sự đưa
vào Việt Nam hiện nay lên tới gần 1,5 tỷ USD. Đó là chưa kể số vốn các chi
nhánh ngân hàng nước ngoài huy động ở nước ngoài đầu tư vào nền kinh tế
Việt Nam.
Tổng tài sản của các chi nhánh ngân hàng nước ngồi và tổ chức tín dụng có
vốn đầu tư nước ngồi lên tới trên 215.000 tỷ đồng, tăng khiêm tốn so với
mức 200.000 tỷ đồng vào cuối năm 2006, chiếm khoảng gần 18% tổng tài

sản của hệ thống ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng ở Việt Nam,
nhưng tăng tới hơn 60% so với cùng kỳ năm 2005. Tốc độ tăng trưởng đó
chứng tỏ trong hai năm qua, các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngồi
chuyển số vốn rất lớn vào Việt Nam.
Bên cạnh các hoạt động cho vay, đầu tư, thì các chi nhánh ngân hàng nước
ngồi có thế mạnh mở rộng thị phần trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, kinh
doanh ngoại tệ, chuyển tiền kiều hối và các dịch vụ ngân hàng tiện ích khác
cho các nhà đầu tư nước ngoài, cá nhân người nước ngoài ở Việt Nam. Một
số chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở rộng các nghiệp vụ chứng khoán,
như: lưu ký chứng khoán, bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp...

13


Bộ mơn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM

Cũng tính đến hết năm 2007, tổng thu nhập trước thuế của khối ngân hàng
và tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngồi đạt trên 2.400 tỷđồng, tăng
mạnh so với mức 1.700 tỷđồng và chiếm khoảng 18% tổng thu nhập trước
thuế của hệ thống ngân hàng Việt Nam; trong đó riêng khối chi nhánh ngân
hàng nước ngoài đạt lợi nhuận trước thuế khoảng 1.900 tỷđồng.
Qua đây cũng thấy được hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nước ngoài
là lớn như thế nào. Đây đúng là 1 thách thức lớn cho các ngân hàng trong
nước trong việc cạnh tranh với các ngân hàng nước ngồi.
b) Ảnh hưởng của suy thối nền kinh tế thế giới
Một trong những khó khăn gần đây nhất của các ngân hàng là lãi suất cho
vay chỉ còn quay xung quanh mức 10%( thấp hơn đàu năm 2008). Vì vậy sẽ
rất khó khăn để có thể thu được nhiều lợi nhuận từ việc cho vay.
Trong khi đó, dự báo tình hình kinh tế 2009 sẽ khó khăn hơn khi xuất khẩu
bị thu hẹp, hoạt đọng sản xuất, tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp bị

giảm sút( nhất là đối với doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Úc và
EU…), từ đó doanh nghiệp trong nước nhiều khả năng sẽ cịn gặp nhiều khó
khăn hơn năm 2008 và điều này sẽ tác động làm giảm nhu cầu vay vốn của
doanh nghiệp. Đó là chưa kể những khó khăn khác như lượng kiều hối
chuyển về cũng ít hơn, do thất nghiệp gia tăng vì suy thối kinh tế. Như vậy
nguồn USD đáp ứng nhu cầu nhập khẩu có thể bị thiếu. Tỷ giá ngoại hối sẽ
bị biến động nếu khơng có sự can thiệp kịp thời của NHNN…
Do vậy có thể dự đốn hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong năm 2009
sẽ rất khó khăn.

14


Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM

c) Rủi ro hoạt động thẻ.
Thời gian vừa qua, hiệp hội ngân hàng Việt Nam đã nhận được phản ánh
của một số tổ chức hội viên có hoạt đọng kinh doanh thẻ về việc xuất hiện
những giao dịch lạ (rút tiền bằng thẻ của khách) trên máy ATM. Nhiều
khách hàng khiếu nại tại thời điểm có giao dịch, khách hàng mang thẻ theo
người và khơng thục hiện bất cứ giao dịch rút tiền nào từ tài khoản. Đây có
thể là hành vi lấy cắp dữ liệu của khách hàng để sản xuất thẻ giả và xâm hại
tài khoản của khách hàng
Nếu hoạt động này diễn ra trên phạm vi rộng, sẽ gây tâm lý lo lắng, hoang
mang cho khách hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh thẻ
của các ngân hàng hiện nay và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ trương của
chính phủ về việc khuyến khích thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
d)Những biện pháp điều chỉnh của nhà nước
kể từ ngày 12/02, lãi suất cho vay tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của
nhà nước bằng đồng Việt Nam (VND) là 6,9%/ năm, bằng ngoại tệ tự do

chuyển đổi là 5,4%/ năm. Như vậy, mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của
nhà nước bằng đồng Việt Nam đã được điều chỉnh từ 10,2% trước đó xuống
cịn 6,9%; bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi là 6,9%/năm xuống còn 5,4%/
năm. mức lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư đối với dự án vay vốn bằng
Việt Nam đồng là 2,1%/ năm, đối với dự án vay vốn bằng ngoại tệ là 0,6%/
năm.
Ngân hàng nhà nước ban hành quyết định 1141/QĐ-NHNN về việc buộc
các ngân hàng kể từ ngày 1.6 phỉa tăng điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên
10%, gấp đôi so với mức cũ. Theo quy định mới, tỉ lệ dự trữ bắt buộc
15


Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM

(DTBB) đối với tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng
bằng Việt Nam đồng đối với NHTMNN, NHTM cổ phần đơ thị, liên doanh,
chi nhánh NH nước ngồi, cơng ty tài chính là 10%. Riêng NH nơng nghiệp
và phát triển nơng thơn là 8% tính trên tổng số dư tiền gửi phải DTBB…
Các NHTM đang phản ứng rất gay gắt về quyết định này và cho rằng: nếu
phải tăng tỉ lệ DTBB sẽ ảnh hưởng đến việc cho vay của các NH. Nguồn
cho vay sẽ bị cắt giảm, có nghĩa là nếu 1 NH huy động được 10 đồng thì chỉ
cho vay được 9 đồng thay vì 9,5 đồng như trước kia. Trong khi đó, đối với
hoạt động NH, nguồn thu mang về lớn nhất chính là lợi nhuận từ các khoản
cho vay. Tăng tỉ lệ DTBB đồng nghĩa với việc làm giảm lợi nhuận của NH.
Và kéo theo đó là rất nhiều những hiện tượng tiêu cực đối với nền kinh tế.
e)Việc cung ứng vốn gặp khó khăn
Tình hình cung - cầu vốn tại một số ngân hàng thương mại nhà nước trở nên
khó khăn hơn trước từ sau Tết Nguyên Đán tới nay. Tại một trong số này,
tổng lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã giảm tới 7.000 tỷ đồng tính từ
đầu năm. Một vị lãnh đạo ngân hàng cho biết, nhiều khách hàng doanh

nghiệp đang hạn chế tối đa vay vốn ngân hàng mà chỉ sử dụng vốn tự có. Xu
hướng này vẫn đang tiếp diễn và thực sự là tín hiệu đáng ngại!
Lượng vốn mà ngân hàng này đã giải ngân từ đầu năm đã lên tới 5.000 tỷ
đồng. Lượng tiền gửi của dân cư gần như không tăng khiến cho ngân hàng
đang từng bước tăng lãi suất huy động trở lại.

Đánh giá cường độ cạnh tranh

16


Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM

Nguy cơ từ các ngân hàng mới
Nếu các ngân hàng mới dễ dàng gia nhập thị trường thì mức độ cạnh tranh
sẽ càng lúc càng gia tăng. Nguy cơ từ các ngân hàng mới sẽ phụ thuộc vào
“độ cao” của rào cản gia nhập. Theo các cam kết khi gia nhập WTO, lĩnh
vực ngân hàng sẽ được mở cửa dần theo lộ trình bảy năm. Ngành ngân hàng
đã có những thay đổi cơ bản khi các tổ chức tài chính nước ngồi có thể
nắm giữ cổ phần của các ngân hàng Việt Nam và sự xuất hiện của các ngân
hàng 100% vốn nước ngoài.
Ngay từ năm 2006, Việt Nam đã gỡ bỏ dần các hạn chế về tỷ lệ tham gia cổ
phần trong ngành ngân hàng của các định chế tài chính nước ngồi theo cam
kết trong Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ.
Còn theo các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định chung về hợp tác thương
mại dịch vụ (AFAS) của Hiệp hội các nước ASEAN, Việt Nam phải gỡ bỏ
hoàn toàn các quy định về khống chế tỷ lệ tham gia góp vốn, dịch vụ, giá trị
giao dịch của các ngân hàng nước ngồi từ năm 2008.
Đã có năm ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép thành lập tại
Việt Nam. Tuy nhiên khi nhìn vào con số các ngân hàng nước ngồi có văn

phịng đại diện tại Việt Nam và các ngân hàng nước ngồi có vốn cổ phần
trong các ngân hàng thương mại nội địa, số ngân hàng 100% vốn nước
ngồi nhất định sẽ cịn tăng lên trong tương lai.
Các ngân hàng nước ngoài là vậy, rào cản cho sự xuất hiện của các ngân
hàng có nguồn gốc nội địa đang được nâng cao lên sau khi Chính phủ tạm
ngưng cấp phép thành lập ngân hàng mới từ tháng 8-2008. Ngoài các quy
định về vốn điều lệ, quãng thời gian phải liên tục có lãi, các ngân hàng mới
thành lập còn bị giám sát chặt bởi Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên điều đó

17


Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM

sẽ không thể ngăn cản những doanh nghiệp, đủ điều kiện, tham gia vào
ngành ngân hàng một khi Chính phủ cho phép thành lập ngân hàng trở lại.
Rào cản gia nhập còn được thể hiện qua các phân khúc thị trường, thị
trường mục tiêu mà các ngân hàng hiện tại đang nhắm đến, giá trị thương
hiệu cũng như cơ sở khách hàng, lòng trung thành của khách hàng mà các
ngân hàng đã xây dựng được. Những điều này đặc biệt quan trọng bởi vì nó
sẽ quyết định khả năng tồn tại của một ngân hàng đang muốn gia nhập vào
thị trường Việt Nam.
Một khi các ngân hàng hiện tại đã xây dựng được cho mình một thương
hiệu bền vững, với những sản phẩm, dịch vụ tài chính hiệu quả và khác biệt
cộng với một cơ sở khách hàng đơng đảo và trung thành, chi phí chuyển đổi
(switching cost) để lôi kéo khách hàng của ngân hàng mới thành lập sẽ cực
kỳ cao và do đó họ bắt buộc phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định gia
nhập thị trường hay không. Thực tế trên thị trường ngành ngân hàng Việt
Nam cho thấy chi phí chuyển đổi nhìn chung khơng cao do các ngân hàng
chưa thật sự tạo được điểm khác biệt về chiến lược sản phẩm, dịch vụ.

Một yếu tố có thể làm tăng chi phí chuyển đổi lên một chút và tạo một lợi
thế cạnh tranh cho các ngân hàng đang hoạt động là hệ thống phân phối.
Các ngân hàng thành lập sau này sẽ gặp khá nhiều rắc rối trong việc tìm một
địa điểm ưng ý để đặt văn phịng chính cũng như các chi nhánh văn phịng
giao dịch bởi vì các vị trí đẹp và tiện lợi đều đã bị các ngân hàng đang hoạt
động dành mất. Tuy vậy, các ngân hàng thành lập sau này vẫn có thể dựa
vào lợi thế công nghệ để phát triển hệ thống kinh doanh của mình thơng qua
Internet banking hoặc hệ thống ATM.
Nhìn vào ngành ngân hàng Việt Nam hiện tại trong bối cảnh Việt Nam cũng
như thế giới đang bị bao trùm bởi cuộc khủng hoảng kinh tế, rào cản gia
nhập khá cao khiến cho nguy cơ xuất hiện ngân hàng mới trong tương lai
18


Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM

gần là khá thấp. Nhưng một khi kinh tế thế giới hồi phục cộng với sự mở
cửa của ngành ngân hàng theo các cam kết với WTO và các tổ chức khác,
sự xuất hiện của các ngân hàng mới là một điều gần như chắc chắn.
Nguy cơ bị thay thế
Cơ bản mà nói, các sản phẩm và dịch vụ của ngành ngân hàng Việt Nam có
thể xếp vào 5 loại:
• Là nơi nhận các khoản tiền (lương, trợ cấp, cấp dưỡng…)
• Là nơi giữ tiền (tiết kiệm…)
• Là nơi thực hiện các chức năng thanh tốn
• Là nơi cho vay tiền
• Là nơi hoạt động kiều hối
Đối với khách hàng doanh nghiệp, nguy cơ ngân hàng bị thay thế không cao
lắm do đối tượng khách hàng này cần sự rõ ràng cũng như các chứng từ, hóa
đơn trong các gói sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Nếu có phiền hà xảy

ra trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ thì đối tượng khách hàng này
thường chuyển sang sử dụng một ngân hàng khác vì những lý do trên thay
vì tìm tới các dịch vụ ngoài ngân hàng.
Đối với khách hàng tiêu dùng thì lại khác, thói quen sử dụng tiền mặt khiến
cho người tiêu dùng Việt Nam thường giữ tiền mặt tại nhà hoặc nếu có tài
khoản thì khi có tiền lại rút hết ra để sử dụng. Các cơ quan Chính phủ và
doanh nghiệp trả lương qua tài khoản ngân hàng nhằm thúc đẩy các phương
thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt, góp phần làm minh bạch tài chính cho
mỗi người dân. Nhưng các địa điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ lại đa số

19


Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM

là các nhà hàng, khu mua sắm sang trọng, những nơi không phải người dân
nào cũng tới mua sắm.
Ngay ở các siêu thị, người tiêu dùng cũng phải chờ đợi nhân viên đi lấy máy
đọc thẻ hoặc đi tới một quầy khác khi muốn sử dụng thẻ để thanh tốn.
Chính sự bất tiện này cộng với tâm lý chuộng tiền mặt đã khiến người tiêu
dùng muốn giữ và sử dụng tiền mặt hơn là thông qua ngân hàng.
Ngồi hình thức gửi tiết kiệm ở ngân hàng, người tiêu dùng Việt Nam cịn
có khá nhiều lựa chọn khác như giữ ngoại tệ, đầu tư vào chứng khốn, các
hình thức bảo hiểm, đầu tư vào kim loại quý (vàng, kim cương…) hoặc đầu
tư vào nhà đất. Đó là chưa kể các hình thức khơng hợp pháp như “chơi hụi”.
Không phải lúc nào lãi suất ngân hàng cũng hấp dẫn người tiêu dùng. Chẳng
hạn như thời điểm này, giá vàng đang sốt, tăng giảm đột biến trong ngày,
trong khi đô la Mỹ ở thị trường tự do cũng biến động thì lãi suất tiết kiệm
của đa số các ngân hàng chỉ ở mức 7-8% một năm.
Quyền lực của khách hàng

Sự kiện nổi bật gần đây nhất liên quan đến quyền lực của khách hàng có lẽ
là việc các ngân hàng quyết định thu phí sử dụng ATM trong khi người tiêu
dùng không đồng thuận. Trong vụ việc này, ngân hàng và khách hàng ai
cũng có lý lẽ của mình nhưng rõ ràng nó đã ảnh hưởng khơng ít đến mức độ
hài lòng và lòng tin của khách hàng. Nhưng khơng vì thế mà ta có thể đánh
giá thấp quyền lực của khách hàng trong ngành ngân hàng tại Việt Nam.
Điều quan trọng nhất vẫn là: việc sống còn của ngân hàng dựa trên đồng
vốn huy động được của khách hàng. Nếu khơng cịn thu hút được dịng vốn
của khách hàng thì ngân hàng tất nhiên sẽ bị đào thải. Trong khi đó, như đã
nói ở phần trên, nguy cơ thay thế của ngân hàng ở Việt Nam, đối với khách
hàng tiêu dùng, là khá cao. Với chi phí chuyển đổi thấp, khách hàng gần
20


Bộ mơn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM

như khơng mất mát gì nếu muốn chuyển nguồn vốn của mình ra khỏi ngân
hàng và đầu tư vào một nơi khác.
Quyền lực của các nhà cung cấp
Khái niệm nhà cung cấp trong ngành ngân hàng khá đa dạng. Họ có thể là
những cổ đơng cung cấp vốn cho ngân hàng hoạt động, hoặc là những công
ty chịu trách nhiệm về hệ thống hoặc bảo trì máy ATM. Hiện tại ở Việt
Nam các ngân hàng thường tự đầu tư trang thiết bị và chọn cho mình những
nhà cung cấp riêng tùy theo điều kiện. Điều này góp phần giảm quyền lực
của nhà cung cấp thiết bị khi họ không thể cung cấp cho cả một thị trường
lớn mà phải cạnh tranh với các nhà cung cấp khác. Tuy nhiên khi đã tốn một
khoản chi phí khá lớn vào đầu tư hệ thống, ngân hàng sẽ khơng muốn thay
đổi nhà cung cấp vì q tốn kém, điều này lại làm tăng quyền lực của nhà
cung cấp thiết bị đã thắng thầu.
Quyền lực của các cổ đông trong ngành ngân hàng thì như thế nào? Khơng

nhắc đến những cổ đông đầu tư nhỏ lẻ thông qua thị trường chứng khốn mà
chỉ nói đến những đại cổ đơng có thể có tác động trực tiếp đến chiến lược
kinh doanh của một ngân hàng. Nhìn chung hầu hết các ngân hàng Việt
Nam đều nhận đầu tư của một ngân hàng khác. Quyền lực của nhà đầu tư sẽ
tăng lên rất nhiều nếu như họ có đủ cổ phần và việc sáp nhập với ngân hàng
được đầu tư có thể xảy ra. Ở một khía cạnh khác, ngân hàng đầu tư sẽ có
một tác động nhất định đến ngân hàng được đầu tư.
Cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành
Trong năm 2008, McKinsey dự báo doanh số của lĩnh vực ngân hàng bán lẻ
ở Việt Nam có thể tăng trưởng đến 25% trong vòng 5-10 năm tới, đưa Việt
Nam trở thành một trong những thị trường ngân hàng bán lẻ có tốc độ cao
nhất châu Á (*). Tuy khủng hoảng kinh tế làm cho tốc độ tăng trưởng chậm
21


Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM

lại, tác động xấu tới ngành ngân hàng nhưng thị trường Việt Nam chưa được
khai phá hết, tiềm năng còn rất lớn. Ảnh hưởng tạm thời của cuộc khủng
hoảng kinh tế sẽ khiến cho các ngân hàng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm
khách hàng mới, dẫn đến việc cường độ cạnh tranh sẽ tăng lên. Nhưng khi
khủng hoảng kinh tế qua đi, với một thị trường tiềm năng còn lớn như Việt
Nam, các ngân hàng sẽ tập trung khai phá thị trường, tìm kiếm khách hàng
mới, dẫn đến cường độ cạnh tranh có thể giảm đi.
Cường độ canh tranh của các ngân hàng càng tăng cao khi có sự xuất hiện
của nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngồi. Ngân hàng nước ngồi thường
sẵn có một phân khúc khách hàng riêng, đa số là doanh nghiệp từ nước họ.
Họ đã phục vụ những khách hàng này từ rất lâu ở những thị trường khác và
khi khách hàng mở rộng thị trường sang Việt Nam thì ngân hàng cũng mở
văn phòng đại diện theo.

Ngân hàng ngoại cũng không vướng phải những rào cản mà hiện nay nhiều
ngân hàng trong nước đang mắc phải, điển hình là hạn mức cho vay chứng
khoán, nợ xấu trong cho vay bất động sản. Họ có lợi thế làm từ đầu và có
nhiều chọn lựa trong khi với khơng ít ngân hàng trong nước thì điều này là
khơng thể. Ngồi ra, ngân hàng ngoại cịn có khơng ít lợi thế như hạ tầng
dịch vụ hơn hẳn, dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, cơng nghệ tốt hơn
(điển hình là hệ thống Internet banking).
Quan trọng hơn nữa, đó là khả năng kết nối với mạng lưới rộng khắp trên
nhiều nước của ngân hàng ngoại. Để cạnh tranh với nhóm ngân hàng này,
các ngân hàng trong nước đã trang bị hệ thống hạ tầng công nghệ, sản phẩm
dịch vụ, nhân sự... khá quy mô. Lợi thế của ngân hàng trong nước là mối
quan hệ mật thiết với khách hàng có sẵn. Ngân hàng trong nước sẵn sàng
linh hoạt cho vay với mức ưu đãi đối với những khách hàng quan trọng của
họ.
22


Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM

Xu hướng trong ngành ngân hàng
Hiện nay Việt Nam đang có quá nhiều ngân hàng nhưng chưa có một ngân
hàng thực sự mạnh tầm cỡ quốc tế. Nhìn chung, các ngân hàng đã đua nhau
mở rộng quy mô mạng lưới để huy động nhiều vốn (phát triển theo chiều
rộng). Việc này dẫn đến tình trạng các ngân hàng đang cạnh tranh quyết liệt
với nhau trong hoạt động tín dụng mà quên mất các sản phẩm và dịch vụ
tiện ích kèm theo (chiều sâu). Đồng thời, các ngân hàng mở rộng quy mô
nhưng do thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cho nên cơng tác quản trị lại
không theo kịp quy mô phát triển.
Khủng hoảng kinh tế cũng mang lại rất nhiều khó khăn cho ngành ngân
hàng, một số ngân hàng đã khơng thể duy trì được mức tăng trưởng trong

năm vừa qua. Đây chính là cơ sở để nhiều chuyên gia về sáp nhập (M&A)
đưa ra nhận định rằng xu hướng sáp nhập trong ngành ngân hàng đang đến
gần.
Tuy nhiên, ngành ngân hàng là một trong những ngành nghề nhạy cảm, do
vậy việc sáp nhập chỉ có thể xảy ra trong vịng một, hai năm nữa khi ngành
ngân hàng đã được mở nhiều cửa hơn theo cam kết với WTO.

Đánh giá: Cường độ cạnh tranh mạnh, ngành hấp dẫn.

23



×