Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

CÁC YẾU TỐ TRONG ĐỊNH GIÁ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TÍNH MINH BẠCH , RỦI RO CHÍNH TRỊ VÀ SỰ ĐA DẠNG HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.34 KB, 26 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
KHOA TÀI CHÍNH
TIỂU LUẬN
NHÓM MÔN TÀI
CHÍNH CÔNG TY ĐA
QUỐC GIA
Đề tài:
CÁC YẾU TỐ TRONG ĐỊNH GIÁ CÔNG TY ĐA QUỐC
GIA: TÍNH MINH BẠCH , RỦI RO CHÍNH TRỊ VÀ SỰ ĐA
DẠNG HÓA
GVHD: TS. ĐINH THỊ THU HỒNG
THỰC HIỆN: Nhóm 8 K23 lớp Ngày T7
1. Nguyễn Đỗ Ý Nhi
2.Võ Hoàng Oanh
3.Nguyễn Thị Trần Quỳnh
4.Võ Thị Thanh Thủy
5.Văn Thị Thu Thủy
6.Trần Nhật Tường
7.Nguyễn Thị Trọn
TP. HCM THÁNG 3/2015
2
CÁC YẾU TỐ TRONG ĐỊNH GIÁ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA: TÍNH MINH
BẠCH , RỦI RO CHÍNH TRỊ VÀ SỰ ĐA DẠNG HÓA
NyoNyo A. Kyaw , John Manley, Anand Shetty∗
Tóm lược
Bài nghiên cứu này xem xét vai trò của đa dạng hóa địa lý, minh bạch, và rủi ro
chính trị trong việc xác định giá trị của các công ty đa quốc gia (MNCs). Sử dụng
luân phiên các thước đo cho sự đa dạng hóa địa lý, nghiên cứu này cho thấy
những bằng chứng hỗ trợ cho tác động tích cực của mức độ đa dạng hóa quốc gia


lên giá trị công ty. Những chứng minh này cũng cung cấp sự hỗ trợ cho những lý
thuyết tranh luận rằng rủi ro chính trị và tính minh bạch có tác động tiêu cực đến
giá trị MNC.
1. GIỚI THIỆU
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty đa quốc gia
nhận được sự quan tâm của các nhà quản lý, các nhà đầu tư và các nhà nghiên cứu.
Một số giả thuyết đã được đưa ra và kiểm tra thực nghiệm để liên kết việc mở rộng
quốc tế với giá trị công ty. Lý thuyết nội hóa (internalization theory-INT) thừa
nhận ý tưởng rằng các công ty đa quốc gia có thể tạo ra giá trị bằng cách nội hóa-
internalizing thị trường cho những tài sản vô hình quan trọng của công ty như các
kỹ năng tiếp thị, quản lý và sản xuất, bằng sáng chế và sự tín nhiệm. Ví dụ,
Malone và Rose (2006) lập luận rằng tài sản vô hình độc đáo của một công ty
cung cấp một lợi thế cạnh tranh có thể được khẳng định tốt nhất thông qua việc
mở rộng về mặt địa lý. Sử dụng lý thuyết chi phí giao dịch, họ lập luận rằng các kỹ
năng quản lý cung cấp các chi phí giao dịch thấp, thúc đẩy mở rộng ra nước ngoài
trong việc tìm kiếm cơ hội phát triển. Park và Pak (2004) lập luận rằng lợi ích gắn
liền với nội hóa có nguồn gốc từ sự hiểu biết, và các giá trị của những lợi ích từ
3
hiểu biết này được tối đa hóa với việc mở rộng quốc tế và được nâng cao với mức
độ ngày càng tăng của R & D, kinh nghiệm quốc tế, đa dạng văn hóa, và rủi ro
chính trị.
Các giả thuyết về mạng lưới đa quốc gia (The multinational network
hypothesis-lý thuyết MNH) lập luận rằng các công ty đa quốc gia có thể tận dụng
lợi thế của một nhóm các quyền chọn thực đối với các kết quả ngẫu nhiên, mà có
thể không được mua lại bởi các nhà đầu tư một cách trực tiếp. Như vậy, các doanh
nghiệp đa quốc gia đang ở trong một vị thế tận dụng sự không hoàn hảo của thị
trường vốn thế giới, với khả năng tối ưu hóa các khoản nợ thuế toàn cầu và chi phí
đầu vào thấp, đặc biệt là ở các nước kém phát triển (Morck và Yeung, 1991). Mức
độ đa dạng hóa quốc tế- multinationality càng cao, vị thế vốn của họ càng
mạnh, và hiệu quả hoạt động của MNC càng cao.

Lý thuyết MNH cũng lập luận rằng những lợi ích cơ bản từ các hoạt động
quốc tế hóa có nguồn gốc từ các lựa chọn sẽ được mở ra cho các MNC từ việc mở
rộng. Phạm vi quốc tế trong hoạt động của công ty cung cấp các quyền chọn cho
những hành động chỉ liên quan đến các điều kiện và đặc điểm riêng của chính
công ty, điều mà trước đây không thể thực hiện. Ví dụ, cơ hội để kinh doanh chênh
lệch giá các yếu tố sản xuất qua biên giới là một quyền chọn duy nhất và giá trị,
chẳng hạn như các cơ hội tài trợ nội bộ rẻ hơn (cũng như dễ dàng hơn, thuận tiện
hơn, dễ tiếp cận hơn) cho các công ty con ở nước ngoài so sánh với các nguồn tài
trợ từ thị trường bên ngoài , và / hoặc sự sẵn có của việc chuyển đổi qua biên giới
tài sản khác nhau, bao gồm các báo cáo doanh số (lợi nhuận)
1
(Doukas et al.,
1999). Lý thuyết MNH nhấn mạnh các lợi thế của các công ty có được xét về mặt
tính linh hoạt trong hoạt động mà mạng lưới hoạt động đa quốc gia mang lại.
Trong các tài liệu về sáp nhập và thâu tóm-the merger and acquisition
literature, nhiều tranh luận cho rằng những lợi ích quan trọng để sáp nhập chỉ tồn
1
Xem Rugman (1981) và Buckley và Casson (1998).
4
tại nếu sự kết hợp của các công ty là do/hoặc cung cấp đặc điểm độc đáo mà
không thể được nhân đôi bởi sự kết hợp với mục đích thâu tóm khác hoặc bởi các
nhà đầu tư độc lập. Khái niệm này đều có thể áp dụng khi các doanh nghiệp mở
rộng ra nước ngoài thông qua mua lại hoặc một khoản đầu tư Greenfield-
Greenfield invesment
2
. Bởi vì các MNC đầu tư vào một thị trường nước ngoài, các
khía cạnh và đặc trưng trong những thị trường này có thể khác thị trường trong
nước của các công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, việc mở rộng sẽ cung cấp các lợi ích
như khả năng tiếp cận đối với các tài sản vô hình nội bộ, đầy giá trị nhưng duy
nhất, chẳng hạn như lợi thế gắn với công nghệ, kiến thức nền tảng, hoặc kỹ năng

quản lý. Ngoài ra, nó có thể cung cấp các phương pháp để né tránh các quy định
chuyển vốn về nước và / hoặc giảm nghĩa vụ thuế. (Morck và Yeung, 1992;
Dunning, 1998).
Nghiên cứu này mở rộng các nghiên cứu về xác định giá trị của các tập đoàn
đa quốc gia để xem xét về tầm quan trọng của tính minh bạch (tính sẵn sàng tiết lộ
của DN), rủi ro chính trị (rủi ro của một đất nước cụ thể mà công ty phải đối mặt)
và phạm vi hoạt động của MNC (đa dạng địa lý của MNCs). Trong khi mức độ đa
dạng hoá đa quốc gia được chú ý trong các nghiên cứu trước, tính minh bạch, các
khía cạnh rủi ro chính trị của hoạt động MNC đã không nhận được nhiều sự chú ý.
Trong nghiên cứu này, tác giả chứng minh rằng minh bạch và rủi ro chính trị
có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các MNC. Ngoài ra, không
giống như Freund et al. (2007), những người tìm thấy tỷ suất sinh lợi và hiệu quả
hoạt động thấp hơn khi đa dạng về địa lý, tác giả tìm thấy một mối quan hệ tích
cực giữa mức độ đa dạng hóa của MNC với hiệu quả hoạt động của công ty.
Phần còn lại của bài báo được tổ chức như sau. Phần tiếp theo trình bày tổng
quan các tài liệu trước và phát triển các giả thuyết có thể kiểm chứng. Phần 3 mô
2
Đầu tư trực tiếp nước ngoài của công ty mẹ tại các cơ sở điều hành mới được xây dựng ở một nước ngoài,
thường là với sự động viên như giảm thuế, trợ cấp hoặc khuyến khích khác.
5
tả các mẫu và các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này. Phần 4 báo
cáo kết quả thực nghiệm và kết luận tóm tắt trình bày trong phần 5.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHÁT TRIỂN GIẢ THIẾT
2.1 Sự đa dạng hóa địa lý
Ý tưởng của việc tạo ra giá trị thông qua nội bộ hóa các thị trường đối với tài
sản vô hình quan trọng ban đầu được nghiên cứu bởi Coase (1937 ), được phát
triển bởi Buckley và Casson (1998), Wolf (1977), Dunning (1980), Rugman
(1981) và Hennart (2007), và được mở rộng gần đây bởi Morck và Yeung (1991)
và Mishra và Gobeli (1998). Morck và Yeung khảo sát vai trò của tài sản vô hình
trong việc mở rộng giá trị của công ty và tìm thấy bằng chứng hỗ trợ cho lý thuyết

nội hóa (INT). Nhấn mạnh vào đầu tư công nghệ trong sự kết hợp với khuôn khổ
khuyến khích quản lý, Mishra và Gobeli cũng tìm thấy sự hỗ trợ cho lý thuyết
INT. Tuy nhiên, Hennart (2007) lập luận rằng lý thuyết nội hóa (INT) không ngầm
đưa ra mối tương quan dương giữa đa dạng hóa quốc tế (multinationality) và hiệu
quả hoạt động. Ông lập luận rằng lợi ích của đa dạng hóa quốc tế lớn hơn thể hiện
hình thức rủi ro thấp hơn, nhưng không nhất thiết phải là hiệu quả hoạt động cao
hơn. Pak và Park (2004) thấy rằng kỹ năng quản lý áp dụng cho những kiến thức
từ kinh nghiệm giúp đem lại lợi ích quốc tế hóa và tăng hiệu quả hoạt động công
ty .
Lý thuyết MNH tập trung vào khả năng của các MNC khi khai thác những cơ
hội lợi nhuận được mang lại bởi mạng lưới hoạt động toàn cầu của chính những
công ty này trái ngược với khả năng giảm chi phí hoạt động bằng cách sử dụng
những khả năng độc đáo. Pantzalis (2001) khẳng định "các công ty đa quốc gia đạt
được lợi thế của mình qua các công ty trong nước từ một mạng lưới hoạt động
xuyên quốc gia cung cấp cho họ khả năng điều hành linh hoạt, ví dụ, với khả năng
kinh doanh chênh lệch giá giữa các phân khúc thị trường và / hoặc các thị trường
6
quốc gia không hoàn hảo bằng cách chuyển các yếu tố sản xuất qua biên giới,
bằng cách quyết định nơi cung cấp nguồn đầu vào nhất định hoặc nơi báo cáo lợi
nhuận hoặc lỗ v.v ".
Sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện- The event study approach, Doukas
và Travlos (1988) cho thấy các cổ đông của các công ty đa quốc gia Mỹ đạt được
lợi ích khi những công ty này thực hiện thâu tóm tại các quốc gia mà họ đã không
hoạt động trong quá khứ. Pantzalis (2001) thấy rằng các công ty đa quốc gia với
sự hiện diện tại các nước đang phát triển có giá trị thị trường cao hơn đáng kể so
với những công ty hoạt động chỉ ở các nước phát triển
3
.
Đa dạng hóa quốc tế nên khai thác lợi thế kinh tế theo quy mô, cung cấp khả
năng tiếp cận nhiều hơn tới các nguồn lực duy nhất, và cho phép việc học hỏi.

Theo lý thuyết nội hóa (INT), lợi ích đạt được từ kỹ năng quản lý mà được gia
tăng là để tận dụng lợi thế của ba cơ hội này. Bằng cách khai thác lợi thế kinh tế
theo quy mô, công ty có thể chia sẻ chi phí sang một thị trường rộng hơn; điều này
sẽ là quan trọng nhất đối với các công ty trong ngành thâm dụng R & D. Tiếp cận
với các nguồn tài nguyên độc nhất cho phép các công ty sử dụng tài nguyên với
chi phí rẻ hơn, dựa trên công nghệ, và / hoặc dễ khai thác một cách hiệu quả nhất.
Và, thông qua việc học hỏi, các công ty có thể tạo ra một cơ sở kiến thức độc đáo
cung cấp những nhận thức kinh nghiệm có giá trị, liên tục theo dõi các đối thủ
cạnh tranh, và nâng cao nhận thức về những tiến bộ của ngành công nghiệp định
hướng công nghệ. Nói chung, hiệu quả hoạt động MNC sẽ được ảnh hưởng tích
cực nếu lợi ích của việc đa dạng hóa quốc tế lớn hơn chi phí của việc thiết lập và
duy trì các hoạt động ở nước ngoài, khi được đo lường trên một cơ sở hiệu chỉnh
rủi ro.
4
Chang và Huang (2002) đồng ý với điều này, báo cáo rằng những kinh
nghiệm trước đây trong nhiều địa điểm góp phần đáng kể vào sự thành công trong
3
Xem Doukas (1995), Allen và Pantzalis (1996) và Doukas et al. (1999).
4
Xem Geringer et al. (1989) hoặc Morck và Yeung (1991).
7
tương lai của một nỗ lực mới. Ngoài ra, các MNC phải có lợi thế độc đáo mà
không phải nhà đầu tư nào cũng có thể sao chép một cách dễ dàng hoặc không tốn
kém, cũng không phải là một công ty đa quốc gia hoặc một công ty trong nước
đang cạnh tranh có thể bắt chước được. Malone và Rose (2006) lập luận rằng tài
sản vô hình độc đáo cung cấp lợi thế cạnh tranh thúc đẩy việc mở rộng về địa lý.
Như vậy, hiệu quả hoạt động, được đo bởi cả các báo cáo kế toán và các giá trị thị
trường, nên cải thiện và phản ánh lợi ích mà các MNC có được.
Đa dạng hóa quốc tế gia tăng giá trị khi những lợi ích của đa dạng hóa lớn hơn
chi phí của việc điều hành các hoạt động ở nước ngoài. Điều này có thể được thực

hiện bởi các cơ hội khai thác lợi thế kinh tế theo quy mô, tiếp cận với các nguồn
tài nguyên độc đáo, và việc học hỏi. Tiếp cận với các nguồn tài nguyên độc nhất
cho phép các công ty sử dụng tài nguyên với chi phí rẻ hơn, dựa trên công nghệ,
và / hoặc dễ khai thác một cách hiệu quả nhất. Và, thông qua việc học hỏi, các
công ty có thể tạo ra một cơ sở kiến thức độc đáo cung cấp những nhận thức kinh
nghiệm có giá trị, liên tục theo dõi các đối thủ cạnh tranh, và nâng cao nhận thức
về những tiến bộ của ngành công nghiệp định hướng công nghệ. Doukas và
Travlos (1988) và Allen và Pantzalis (1996) cung cấp hỗ trợ cho các khái niệm về
phạm vi đa dạng hóa địa lý như là một nguồn gốc giá trị cho các MNC. Họ lập
luận rằng mức độ mở rộng của một MNC vào các quốc gia khác cải thiện hiệu quả
hoạt động và giá trị của công ty bằng việc quốc tế hóa việc tiếp cận đến các tài sản
vô hình có giá trị và độc đáo của các MNC sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh. Vermeulen
và Barkema (2002), mở rộng các kết quả nghiên cứu của Tang và Tikoo (1999),
cũng tìm thấy một mối quan hệ tích cực giữa hiệu quả hoạt động MNC và phạm vi
địa lý.
MNC ban đầu có thể nhận thấy tốt nhất nên đầu tư vào các quốc gia có văn
hóa tương tự điều mà sẽ làm giảm lợi ích của đa dạng hóa. Hennart (2007) lập
luận, nếu một MNC là phân cấp-hierarchical hơn là phân tán-decentralized, thì
8
chi phí quản lý tăng lên cùng với khoảng cách văn hóa, thể chế và địa lý. Nếu
MNC thích quản trị tập trung, có xu hướng thích những nước chủ nhà-host nation
mà về mặt địa lý, thể chế và văn hóa tương tự như nước chính quốc-home nation.
5
Nếu MNC tiếp tục sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm tương tự như tại nước chính
quốc (đa dạng hóa sản phẩm thấp), thì giảm được rất ít rủi ro bằng việc đa dạng
hóa liên quan đến việc quốc tế hóa ngày càng cao của một công ty. Trong trường
hợp đó, MNC là một phương tiện không hiệu quả để giảm rủi ro hệ thống; các nhà
đầu tư sẽ được khấm khá hơn với một danh mục được đa dạng hóa quốc tế. Như
vậy, sẽ không có một lợi ích có thể đo lường được; thay vào đó, có thể có một chi
phí có thể đo lường liên quan đến hoạt động quốc tế hóa lớn hơn. Ngoài ra, với các

rủi ro tiền tệ gia tăng gắn liền với hoạt động của MNC trong nhiều lĩnh vực tiền tệ,
rủi ro tổng thể của công ty có thể tăng khi đa dạng hóa về địa lý lớn hơn. Denis et
al. (2002) tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa phạm vi địa lý và hiệu quả kinh
tế. Tương tự như vậy, Freund et al. (2007) tìm thấy tỷ suất sinh lợi thị trường và
hiệu quả hoạt động của công ty thấp hơn đối với các công ty đa dạng hóa địa lý
lớn hơn.
MNC là một công ty đa dạng về mặt địa lý, có thể là có lợi hơn vì như đã nói ở
trên, các MNC (1) là có nhiều khả năng hơn để chia sẻ chi phí cố định; (2) có khả
năng tiếp cận linh hoạt hơn với các nguồn lực; và (3) học hỏi được nhiều hơn từ
môi trường của họ. Điều đầu tiên giả định rằng khả năng tiếp cận vào một thị
trường đủ lớn để giải thích cho tính kinh tế theo quy mô. Tầm quan trọng của giả
định này càng tăng khi các chi phí của việc hoạt động ở nước ngoài tăng cao hơn
chi phí của việc hoạt động trong nước. Điều thứ hai giả định rằng FDI là hiệu quả
hơn so với việc kí hợp đồng với các bên độc lập để phân phối hoặc cung ứng.
Ngoài ra, nếu tính linh hoạt ngụ ý rằng sản xuất là chuyển từ một nước chủ nhà
này sang một nước khác, thì một hoạt động quản lý y hệt phải có mặt ở những địa
5
Với một sở thích cho trước của một MNC với một nước chủ nhà tương tự, có thể lập luận răng có sự phân
biệt rõ ràng giữa đa dạng hóa địa lý và đa dạng hóa văn hóa khi đo lường tác động của đa dạng hóa quốc tế
lên hiệu quả hoạt động.
9
điểm khác nhau và chi phí chuyển dịch là khá thấp. Điều thứ ba giả định rằng
truyền thông nội bộ và đáng tin cậy, sự di chuyển thông tin theo hướng lên trên, và
sự hợp nhất kiến thức (Kogut và Zander, 1993; Ruigrok và Wagner, 2003). Ngoài
ra, các chi phí của việc học hỏi từ mạng lưới nội bộ này phải nhỏ hơn nếu học
được từ một mạng lưới liên kết của các nhà cung cấp độc lập, các nhà phân phối
và khách hàng. Birkinshaw và Ridderstrale (1999) chứng minh rằng các cá nhân
trong hệ thống phân cấp của các MNCs có xu hướng ngăn chặn các sáng kiến của
các công ty con ở nước ngoài, xem xét thông tin của họ với sự nghi ngờ. Piscitello
và Rabbiosi (2005) thấy rằng quản lý cấp cao của các MNCs thường tin rằng bất

kỳ kiến thức hay năng lực mà một công ty con ở nước ngoài có thể được chuyển
giao đến văn phòng tại chính quốc thì có giá trị nhỏ.
Các nghiên cứu khác trong quá khứ khác nhau về kết quả chung của họ liên
quan đến các mối quan hệ giữa multinationality / đa dạng hóa địa lý và hiệu quả
hoạt động. Denis et al. (2002) và Click và Harrison (2000) tìm thấy một mối quan
hệ tiêu cực; Bodnar et al. (2003) và Tallman và Li (1996) tìm thấy kết quả không
đáng kể; whereasKimand Lyn (1986) tìm thấy một liên kết tích cực giữa đa dạng
hóa địa lý và hiệu quả hoạt động. Đẩy mạnh nghiên cứu để giải quyết những kết
quả trái ngược nhau, Gomes và Ramaswamy (1999) tìm thấy mối quan hệ này là
một hình chữ U đảo ngược; nhưng, Ruigrok và Wagner (2003) tìm thấy các mối
quan hệ hình chữ U; và Contractor et al. (2003) và Lu và Beamish (2004) tìm thấy
các mối quan hệ hình sigma. Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu gần đây tìm thấy
một mối quan hệ tích cực giữa hiệu quả hoạt động và đa dạng hóa quốc tế trong
một số phạm vi.
2.2. Tính minh bạch của công ty
Có lập luận cho rằng sự minh bạch tốt hơn có thể nâng cao giá trị chứng khoán
vì nó có thể dẫn đến một đánh giá đáng tin cậy hơn và giảm rủi ro. Subrahmanyan
và Titman (1999) cho rằng, tính minh bạch có khả năng làm cho một công ty hiệu
10
quả hơn và cũng làm cho sự lựa chọn đầu tư tốt hơn bởi vì chịu sự giám sát với
thông tin họ công bố. Ngoài ra, Easterbrook (1984) lập luận rằng tính minh bạch
có thể làm giảm chi phí đại diện giữa cổ đông và nhà quản lý có tác động tích cực
đến giá trị công ty.
Mặt khác, có thể lập luận rằng kiểm soát chặt chẽ hơn có thể ngăn cản các
công ty khỏi một số dự án có NPV dương, điều này khiến công ty phải tham gia
thị trường tài chính. Trong bài báo NBER, “các bên liên quan, tính minh bạch và
cấu trúc vốn”, Almazán et al. (2003) cung cấp lý thuyết rằng các doanh nghiệp,
phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi phải có (thứ 1 là) các loại nhất định của đầu tư
và (thứ 2 là) nhận thức người lao động của công ty như là một nhà lãnh đạo, cả hai
đều quan trọng cho việc giữ lại các nhân viên có giá trị. Doanh nghiệp có thể tìm

thấy chi phí rất cao đối với tính minh bạch, do đó giá trị công ty giảm. Hơn nữa,
khi thông tin tốt thường có xu hướng làm tăng mối quan hệ giữa công ty với các
bên liên quan ít hơn so với việc thông tin xấu làm mối quan hệ này xấu đi. Các
doanh nghiệp có thể nhận thấy điều này là một con dao hai lưỡi với lưỡi dao sắc
bén hơn về mặt tiêu cực đối với thông tin xấu. Thêm vào đó, nếu các kỳ vọng về
lợi ích từ việc công bố thông tin khác nhau rõ ràng giữa các nền văn hóa và các
nhà đầu tư, nếu các yêu cầu về công bố thông tin khác nhau rõ ràng giữa các thị
trường và biên giới quốc gia, và nếu các chi phí liên quan với công bố thông tin
được dự kiến sẽ vượt qua những lợi ích, thì việc thúc ép thực thi tính minh bạch
cao hơn tại nơi mà minh bạch không phải là một yêu cầu hiện tại sẽ có một tác
động tiêu cực đến giá trị thị trường. Sự hiện diện của các quan điểm trái ngược về
tác động của sự minh bạch khến nó trở thành một vấn đề thực nghiệm.
2.3. Rủi ro chính trị
Việc phân tích rủi ro chính trị để đánh giá tác động của nó đối với hoạt động
của công ty là rất hiếm trong các tài liệu tài chính doanh nghiệp, mặc dù thực tế
phân tích như vậy là khá thường xuyên trên thị trường chứng khoán và các nghiên
11
cứu kinh tế vĩ mô. Ví dụ, Diamonte et al. (1996), Erb et al. (1996), và Bilson et al.
(2002) nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro chính trị lên lợi nhuận cổ phiếu và báo
cáo rằng lợi nhuận cổ phiếu cao hơn ở các nước có nguy cơ chính trị cao hơn.
Alesina và Perotti (1996), Campos và Nugent (2002, 2003), Carmignani (2003), và
Fielding (2003) kiểm tra mối liên hệ giữa rủi ro chính trị và hiệu quả kinh tế.
Campos và Nugent (2002) đã chỉ ra rằng các tác động tiêu cực của rủi ro chính trị
lên tăng trưởng kinh tế hiện nay là một thực tế được chấp nhận. Ngoài ra, Bennet
và Green (1972), Globerman và Shapiro (2003) và Cho (2003) thấy rằng các biến
rủi ro chính trị giúp giải thích dòng vốn FDI.
Howell (2001) định nghĩa rủi ro chính trị là khả năng các quyết định chính trị
hoặc các sự kiện chính trị và xã hội trong một quốc gia sẽ ảnh hưởng đến môi
trường kinh doanh theo cách mà các nhà đầu tư sẽ bị mất tiền hoặc không kiếm
được tiền nhiều như họ mong đợi. Quyết định chính trị có thể bao gồm phân biệt

đối xử chống lại các công ty nước ngoài, bảo trợ của chính phủ cho doanh nghiệp
trong nước, những thay đổi về chính sách thuế, thay đổi đối với thương mại và
chính sách tỷ giá hối đoái. Tình trạng bất ổn xã hội và thay đổi chính phủ thường
xuyên ở nước sở tại cũng là những yếu tố rủi ro chính trị ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của các MNCs. Từ những năm 1980, các mối đe dọa cho quyền sở hữu
tài sản, từng được coi là một yếu tố nguy cơ chính trị lớn, đã không còn quan trọng
như những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của một MNC. Sự kỳ vọng trực quan
về các rủi ro chính trị là nó phải có tác động tiêu cực đến giá trị công ty. Trực giác
này được hỗ trợ bởi những phát hiện của nghiên cứu trước đây liên kết rủi ro chính
trị cho hoạt động thị trường chứng khoán, FDI và tăng trưởng kinh tế. Rủi ro chính
trị lớn (PR) có nghĩa là sự không chắc chắn lớn hơn về dòng tiền trong tương lai
và tăng chi phí nợ. Với dòng tiền dự kiến hàng năm, chi phí cao hơn sẽ làm giảm
lợi nhuận hoạt động của công ty. Như vậy, giá trị cổ phần của công ty là giá trị
hiện tại của các dòng tiền trong tương lai dự kiến sẽ được chiết khấu theo lãi suất
cao hơn sẽ giảm do rủi ro chính trị gia tăng. Rủi ro chính trị là riêng biệt theo từng
12
công ty-firm_specific vì nó bị ảnh hưởng bởi các thuộc tính của các công ty như
là mức độ của việc mở rộng đối ngoại và sự lựa chọn các nước có rủi ro chính trị
để đầu tư.
2.4. Phát triển giả thuyết
Yếu tố đầu tiên, đa dạng hóa địa lý (GD), là thước đo mức độ quốc tế hóa.
Công ty đa quốc gia cung cấp cho các cổ đông cơ hội để đa dạng hóa quốc tế,
trong đó dự kiến sẽ dẫn đến biến động thu nhập thấp hơn do đó có nghĩa xác suất
phá sản thấp hơn. Như vậy, những lợi ích này dẫn đến việc giảm chi phí nợ và giá
trị vốn chủ sở hữu cao hơn. Theo lý thuyết INT, các công ty đa quốc gia cũng được
hưởng lợi từ việc sử dụng các giá trị tài sản vô hình riêng biệt theo từng công ty,
chẳng hạn như khả năng R & D tốt hơn, kỹ năng sản xuất, kỹ năng tiếp thị, kỹ
năng quản lý và sự tín nhiệm của người tiêu dùng. Ngoài ra, theo lý thuyết MNH,
lợi ích có được từ cơ hội cho một MNC để giành lợi thế từ một tập hợp các quyền
chọn thực trên kết quả bất ngờ có thể không được mua lại bởi các nhà đầu tư. Do

đó, tác giả hy vọng một mối quan hệ tích cực giữa GD, mức độ quốc tế hóa của
công ty, và giá trị thị trường của nó.
H1. Giá trị công ty đa quốc gia là tương quan dươnng với mức độ quốc tế
hóa của nó, hoặc sự đa dạng về địa lý.
Thứ hai, tác giả xem xét các tác động của rủi ro chính trị (PR) trên giá trị công
ty. Làm thế nào rủi ro chính trị ảnh hưởng đến giá trị công ty sẽ phụ thuộc vào
mức độ mà theo đó lợi ích đạt được từ sự đa dạng hóa được bù đắp bởi những tác
động bất lợi của rủi ro chính trị cao hơn. Công ty đa quốc gia đang hoạt động tại
các quốc gia được coi là có nguy cơ chính trị đối mặt với những tình huống đáng
lo ngại tạo ra bởi tình trạng bất ổn xã hội và mối đe dọa của các hành động bạo lực
nhằm vào các công ty và nhân viên của họ, hoặc bằng cách thay đổi chính sách
của chính phủ như thay đổi pháp luật về thuế, thay đổi tỷ giá và quy định thương
13
mại nghiêm trọng sẽ hạn chế các hoạt động của họ.
Trong những tình huống cực đoan, họ thậm chí có thể trở thành mục tiêu cho
quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu tài sản. Như vậy, tác giả đưa ra giả thiết rằng rủi ro
chính trị có tác động tiêu cực đến giá trị công ty.
H2. Rủi ro chính trị càng cao, giá trị của các công ty đa quốc gia càng
giảm.
Yếu tố quan trọng thứ ba đang được xem xét là vấn đề của tính minh bạch
(TR). Quan điểm về tác động của sự minh bạch đến giá trị công ty thì phức tạp.
Subrahmanyan và Titman (1999) và Easterbrook (1984) ủng hộ ý tưởng rằng sự
minh bạch có tác dụng có lợi cho công ty, và do đó, nó là nhân tố nâng cao giá trị.
Almazan et al. (2003) giữ quan điểm ngược lại. Họ lập luận rằng các công ty có
thể nhận thấy sự minh bạch thì tốn kém, do đó là nhân tố làm giảm giá trị. Hơn
nữa, nếu thông tin tốt thường có xu hướng cải thiện mối quan hệ của công ty với
các bên liên quan chậm hơn so với khi tin xấu làm mối quan hệ này xấu đi, các
doanh nghiệp có thể thấy sự cởi mở là một con dao hai lưỡi với lưỡi dao sắc bén
hơn về mặt tiêu cực. Cho rằng có một chi phí liên quan đến công bố thông tin và
quan điểm về công bố thông tin có thể khác nhau giữa các nền văn hóa và các nhà

đầu tư, tác giả đưa ra giả thiết rằng chi phí của tính minh bạch đối với các MNC có
thể vượt quá những lợi ích, do đó tính minh bạch sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới giá trị
công ty.
H3. Giá trị công ty đa quốc gia và tính minh bạch tương quan âm.
3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1. Dữ liệu
Tác giả sử dụng dữ liệu của tất cả các công ty đa quốc gia tại Mỹ năm 1998-
14
2003 có sẵn trong Compustat. Để được bao gồm trong nghiên cứu này, các công ty
phải có ba năm (2001-2003) có doanh số bán hàng trung bình tại nước ngoài bằng
hoặc lớn hơn 20% tổng doanh số trung bình của nó. Ngoài ra, phải có đầy đủ dữ
liệu cho các công ty có sẵn trong Compustat để tính toán các thước đo được lựa
chọn. Các công ty bị loại ra khỏi mẫu nếu các công ty này không có trong cơ sở dữ
liệu tính minh bạch thông tin và thuyết minh S & P (S&P Transparency &
Disclosure). Do những hạn chế này, mẫu dữ liệu bao gồm 574 công ty đa quốc gia
Mỹ. Vì các thước đo thay thế được sử dụng cho các biến cụ thể, số lượng các công
ty đa quốc gia có thể khác nhau từ 561đến 574 công ty.
3.2. Phương pháp và định nghĩa biến
Nghiên cứu kết hợp các quan sát chuỗi thời gian với các quan sát không gian
cho ước lượng tham số. Trong thiết lập dữ liệu bảng, sai số chuẩn được ước tính
bằng cách sử dụng phương pháp hồi qui bình phương nhỏ nhất (OLS) có thể bị
chệch do sự hiện diện của mối tương quan trong sai số giữa các công ty, thời gian
hoặc cả hai. Vì các mối tương quan này rất phổ biến trong dữ liệu tài chính, nghiên
cứu đã giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng một phương pháp điều chỉnh để
xử lí sai số chuẩn khỏi chệch. Tác giả sử dụng phương pháp sai số chuẩn hội tụ
(cụm) -clustered standard errors, cách tiếp cận này cho phép tính toán sai số
chuẩn mạnh đối với mối tương quan giữa các công ty và thời gian được chứng
minh bởi Thompson (2006). Sử dụng mô phỏng Monte Carlo, Thompson cho thấy
sai số chuẩn hội tụ đồng thời giữa các công ty và thời gian dẫn đến suy luận chính
xác hơn.

So sánh kết quả của các phương pháp khác nhau được sử dụng trong các tài
liệu trước đây để điều chỉnh sai số chuẩn cho sự tương quan trong dữ liệu mô
phỏng, Petersen (2009) cũng khẳng định tính ưu việt của phương pháp sai số
chuẩn hội tụ (cụm) trong các tình huống khác nhau. Mô hình hồi qui bảng
6
được
6

Trong trường hợp phần dư liên quan với dữ liệu bảng khi thực hiện một hồi quy có thể bị tương quan giữa các công ty hoặc theo thời gian, sau đó sai số chuẩn OLS có thể bị chệch.
15
ước tính là:
Yit = X’
it
β + εit
Trong đó:
Yit: biến phụ thuộc,
Xit’: vector các biến độc lập,
β: vector các hệ số,
εit: sai số.
Hiệu quả hoạt động của các công ty đa quốc gia được tính toán trên cơ sở giá
thị trường sử dụng Tobin’ Q, được đo lường bằng việc sử dụng hai phương pháp
phổ biến trong các tài liệu trước đây, phản ánh giá trị thị trường của các mục trong
bảng cân đối kế toán của công ty:
1. (MVE + BVLTD) / (BE + BVLTD)
2. (MVE + TL) / (BE + TL)
BE là giá trị sổ sách của vốn cổ phần, MVE là giá trị thị trường của vốn cổ
phần, TL là tổng nợ phải trả, và BVLTD là giá trị sổ sách của khoản nợ dài hạn.
Tất cả các thước đo có sẵn từ Compustat được cung cấp thông qua Research
Insight.
Các biến độc lập được quan tâm trong nghiên cứu này là những thước đo Rủi

ro chính trị (PR), tính minh bạch (TR), và đa dạng hóa địa lý (GD). Đa dạng hóa
địa lý được đo lường thay thế nhau là số lượng các quốc gia (NC) mà tại đó các
Nếu sai số chuẩn OLS bị chệch, một số thông tin trong phần dư bị bỏ qua. Như vậy, bằng cách sử dụng phương pháp hội tụ mạnh có thể cải thiện hiệu quả các ước tính, vì có thể có
tương quan giữa các quan sát trên các công ty khác nhau trong cùng một năm. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hội tụ mạnh như mô tả và được tranh luận bởi Petersen (2009).
16
công ty đa quốc gia hoạt động hoặc là tỷ lệ của doanh thu bán hàng tại nước ngoài
trên tổng doanh thu (FSR).
Rủi ro chính trị được đo lường bằng phần trăm rủi ro của các hoạt động quốc
tế. Thước đo phần trăm rủi ro được tính bằng [1 - (số quốc gia an toàn / tổng số
nước ngoài mà công ty hoạt động)], bằng cách sử dụng rủi ro quốc gia mã hóa có
sẵn từ Euromoney, để phân biệt giữa các quốc gia được xem là địa điểm đầu tư rủi
ro so với các quốc gia không được xem là địa điểm đầu tư rủi ro. Danh sách của
các nước đối với mỗi công ty có sẵn từ thư mục của các công ty Mỹ hoạt động ở
nước ngoài. Số quốc gia an toàn là số lượng các nước được xem là 1 trong 20 quốc
gia an toàn nhất trong ba năm liên tiếp từ 2001đến 2003 trong Euromoney.
Thước đo tính minh bạch được sử dụng luân phiên giữa Điểm minh bạch
Transparency Score (TRS) và Tỷ lệ % tính minh bạch Transparency Percent
(TRP). Cả hai thước đo này được lấy từ S & P Transparency & Disclosure,
database này cung cấp các kết quả cho câu hỏi khảo sát liên quan đến tính minh
bạch của công ty. Transparency Score (TRS) đại diện cho số lượng câu trả lời
"YES" đối với các câu hỏi và được cho là có mối tương quan với mức độ công bố
thông tin (tính minh bạch) liên quan đến các công ty. Thước đo này được gọi là
TRS. S & P Transparency & Disclosure cũng cung cấp một thước đo thay thế
trong đó số lượng các câu trả lời "YES" cho các câu hỏi được chia trên tổng số các
câu hỏi. Thước đo này được gọi là Transparency Percent (TRP).
4. CÁC BIẾN KIỂM SOÁT
Theo các tài liệu nghiên cứu trước khác, tác giả thừa nhận là 3 biến kiểm soát
(quy mô, đòn bẩy tài chính, và beta) là tương quan âm với giá trị công ty. Như
được tranh luận rằng nó có thể khó khăn hơn cho một công ty tỷ đô tăng gấp đôi
quy mô hơn là cho các công ty triệu đô, quy mô dường như tương quan âm với giá

trị thị trường. Quy mô có thể nắm bắt giá trị vô hình liên quan đến quy mô công ty.
17
Trong trường hợp đó, nó có thể tương quan dương với giá trị công ty theo lý
thuyết nội hóa.
Myers và Majluf (1984) tranh luận rằng các công ty có vay nợ cao thì đòi hỏi
phát hành vốn cổ phần bên ngoài có thể vượt qua các cơ hội đầu tư NPV dương;
trong khi Myers (1977) đề xuất rằng nợ “overhang” (phần nợ dư ra, phần nợ nhô
ra) làm hạn chế sự tăng trưởng trong giá trị công ty. Ngoài ra, các chi phí lớn hơn
kèm theo những rủi ro liên quan đến việc phục vụ các khoản nợ lớn hơn có thể lớn
hơn lợi ích từ thuế liên quan đến nợ tài chính, và do đó làm giảm cả tỷ suất sinh lợi
cho vốn chủ sở hữu và các lợi nhuận kế toán.
Cuối cùng, ngoài việc đa dạng hóa nên làm giảm sự biến thiên dòng tiền, đó là
giảm rủi ro hệ thống; và lần lượt sẽ làm giảm các giá trị đo lường của nó, beta.
Như vậy, beta sẽ giảm khi giá trị thị trường được cải thiện. Ngoài ra, cho rằng beta
là một thước đo của rủi ro hệ thống của một công ty, và được tính bằng cách sử
dụng chỉ số thị trường trong nước, sau đó beta được báo cáo có thể bị phóng đại
rủi ro hệ thống của các công ty đa quốc gia nếu thị trường nước ngoài không được
kết hợp đầy đủ với thị trường Mỹ. Như vậy beta được báo cáo có hàm ý (có ý
nghĩa là) có một tỷ suất sinh lợi cao hơn so với các công ty thực tế nhận được, vì
vậy mà tỷ suất sinh lợi thực hiện một lần nữa là tương quan âm với mức độ của
beta.
Như vậy, các biến kiểm soát trong mô hình là quy mô, đòn bẩy tài chính
(LEV), và beta. Quy mô được đo lường như là log tự nhiên của tổng doanh thu và
đòn bẩy tài chính (LEV) bằng tỷ lệ của tổng nợ/tổng tài sản, beta là một biến được
cung cấp. Các dữ liệu cho tất cả các thước đo này được cung cấp bởi Compustat
qua Research Insight
7
.
7
Ở đây tác giả báo cáo Quy mô được đo lường là tổng doanh và LEV được đo bằng tổng số nợ. Hồi quy đã

được lặp lại việc sử dụng log tự nhiên tổng tài sản như là cách đo lường cho quy mô và tổng nợ dài hạn
chia cho tổng tài sản là cách đo lường cho LEV, nhưng các kết quả không được báo cáo ở đây kể vì phát
hiện này tương tự với những người sử dụng báo cáo tổng doanh thu và tổng nợ.
18
Hiệu quả hoạt động công ty là một hàm của PR: rủi ro chính trị (rủi ro quốc
gia), GD: đa dạng hóa địa lý (được đo lường thay thế như là NC hoặc là FSR), và
TR: tính minh bạch (sẵn sàng để báo cáo) được đo lường thay thế với TRS và
TRP; cũng như quy mô công ty, mức độ của đòn bẩy tài chính (LEV), và hệ số
beta của công ty. Cách tiếp cận của một Robust Cluster (cụm) với những cải tiến
trong hiệu quả của các ước tính được thực hiện trên phương trình sau đây:
Q = b
0
+ b
1
Size + b
2
LEV + b
3
Beta + b
4
PR + b
5
TR + b
6
GD.
Để so sánh với cách tiếp cận sai số chuẩn cụm, chúng tôi còn trình bày kết quả
phương trình trên bằng cách sử dụng cách tiếp cận dữ liệu bảng hiệu ứng ngẫu
nhiên.
5. KẾT QUẢ
Các số liệu thống kê tóm tắt cho các biến khác nhau được trình bày trong bảng

1. Như đã thấy trong Bảng 1, giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng
tích cực đối với giá trị trung bình của Tobin Q, với trung bình các thước đo dao
động trong khoảng 2,83-3,16 cho các giá trị được báo cáo của hai thước đo trên
toàn bộ thời gian. Trung bình của rủi ro chính trị là 0,423 ngụ ý rằng trung bình có
khoảng 42% các MNC có hoạt động kinh doanh tại các quốc gia được coi là rủi ro
hơn so với 58% các quốc gia mà trong đó có hoạt động của các MNC. Cả hai giá
trị trung bình điểm số minh bạch và trung bình tỷ lệ phần trăm tính minh bạch cho
thấy trung bình MNC thích được minh bạch hơn kém minh bạch. Đa dạng hóa
được đo bằng số lượng nước ngoại quốc mà trong đó các MNC hoạt động, phạm
vi từ 1 nước ngoại quốc đến 53 nước, trong khi trung bình là 18 nước ngoại quốc
mỗi MNC. Tỷ lệ doanh số bán hàng của nước ngoài có giá trị trung bình 41% mỗi
5 năm, chỉ ra rằng ít hơn một nửa (41%) doanh thu trung bình của các MNC được
tạo ra thông qua doanh số bán hàng nước ngoài. Kích thước trung bình của các
MNCs trong mẫu là 7,6 tỷ USD. Mức độ đòn bẩy trong các công ty đa quốc gia
19
dường như vừa phải với trung bình 28,3% tổng thể, trong khi Beta trung bình của
các MNC là 1,2, cho thấy sự thay đổi lớn hơn trong hiệu quả hoạt động so với thị
trường rộng lớn.
Kết quả hồi quy của các phương pháp tiếp cận cụm mạnh (the robust luster
approach) được báo cáo trong bảng 2 và 3. Bảng 2 báo cáo kết quả cho thước đo
đầu tiên của Tobin Q [(MVE + BVLTD) / (BE + BVLTD)], và Bảng 3 báo cáo
cho thước đo thứ hai của Tobin Q [(MVE + TL) / (BE + TL)]. Tobin Q có tương
quan đáng kể với tất cả các biến. Và những mối tương quan này mạnh hơn dù cho
tính minh bạch được đo như là một điểm số thô (TRS) hoặc như một tỷ lệ phần
trăm (TRP), hay đa dạng hóa được đo như số lượng các quốc gia mà các MNC
hoạt động (NC) hay doanh thu ở nước ngoài thể hiện như tỷ lệ phần trăm của tổng
doanh thu (FSR). Ngoài ra, các kết quả này nhất quán trên cả hai thước đo của
Tobin Q. Các mối quan hệ của các biến thực nghiệm liên quan đến giá trị công ty
đều như dự kiến; cả hai rủi ro chính trị và tính minh bạch tương quan âm với
Tobin Q, và đa dạng hóa là tương quan dương với TobinQ.

20
Bảng 2
Những kết quả này phản ánh việc sử dụng thước đo đầu tiên của Tobin Q, kích thước được
đo bằng log của tổng doanh thu của MNC, mức độ đòn bẩy được đo bằng tổng nợ phải trả, rủi ro
chính trị được đo lường bằng số điểm theo quy định của Euromoney, minh bạch đo bằng hai cách
khác nhau- TRS (điểm số) và TRP (phần trăm), và đa dạng hóa đầu tiên được đo bởi số lượng
của các quốc gia trong đó các MNC hoạt động (NC) và sau đó bởi tỷ lệ doanh thu nước ngoài với
tổng doanh số bán hàng (FSR). Số trong ngoặc đơn là sai số chuẩn.
*** mức ý nghĩa 1 %.
** mức ý nghĩa 5%.
Các kết quả hồi quy sử dụng các mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên được báo cáo
trong bảng 4 và 5 nhằm mục đích so sánh. Petersen (2009) chỉ ra rằng khi các số
dư của một hồi quy bảng tương quan, các ước lượng OLS cũng dẫn đến các ước
21
lượng hệ số không hiệu quả và có thể nâng cao tính hiệu quả bằng cách ước lượng
một mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên sử dụng phương pháp tiếp cận bình phương
tổng quát nhỏ nhất (GLS). Chúng tôi báo cáo trong Bảng 4 và 5 các kết quả ước
lượng của mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên sử dụng phương pháp tiếp cận GLS. Việc
so sánh các kết quả của các mô hình sai số chuẩn nhóm- the clustered standard
error model (Bảng 2 và 3) với kết quả của mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (Bảng 4
và 5) cho thấy chỉ có sự khác biệt nhỏ trong các hệ số và ước tính sai số chuẩn,
nhưng không có sự thay đổi trong mức ý nghĩa của các hệ số ước lượng trừ hai
trường hợp (điểm số minh bạch (TRS) và đa dạng hóa (FSR)). Các hệ số ước
lượng nói chung cao hơn và sai số chuẩn nói chung thấp hơn trong mô hình hiệu
ứng ngẫu nhiên, xác nhận luận điểm rằng ước ượng hiệu ứng ngẫu nhiên giúp tăng
hiệu quả. Đối với TRS, ý nghĩa tăng từ 1% đến 5% khi tác giả chuyển từ mô hình
ước lượng sai số chuẩn nhóm-the clustered standard error model sang mô hình
hiệu ứng ngẫu nhiên bất kể thước đo đa dạng hóa nào được sử dụng trong hồi quy.
Trong trường hợp của FSR, hệ số không còn có ý nghĩa trong ước lượng hiệu ứng
ngẫu nhiên, một lần nữa, bất kể thước đo minh bạch nào được sử dụng.

Tóm lại, biến đa dạng hóa về địa lý là tương quan dương với các thước đo hiệu
quả hoạt động TobinQ. Điều này đúng cho cả hai thước đo của việc đa dạng hóa.
Nó hỗ trợ kỳ vọng rằng đa dạng hóa địa lý cải thiện hiệu quả hoạt động của công
ty. Mặc dù có những quan điểm trái ngược về tác động của sự minh bạch về giá trị
công ty, kết quả hồi quy của chúng tôi hỗ trợ cho tác động tiêu cực của minh bạch
lên hoạt động của công ty. Trong môi trường quốc tế nơi mà tính minh bạch có thể
không phải là một tiêu chuẩn, một mức độ cao hơn của tính minh bạch dẫn đến sự
xem xét kỹ lưỡng hơn đối với các hoạt động của công ty, mà như lý thuyết lập
luận có thể dẫn đến khó khăn lớn cho các công ty để huy động vốn hoặc duy trì
đội ngũ nhân viên. Ngoài ra, tính minh bạch cao hơn có thể bị lệ thuộc vào hiệu
ứng thông tin xấu. Theo đó, việc loan báo tin tức xấu có một tác động lớn hơn lên
việc định giá và hiệu quả hoạt động so với việc công bố thông tin tốt. Điều này sẽ
22
có xu hướng khiến các MNC trở nên được dè dặt hơn về tính minh bạch, trong khi
cố gắng bảo vệ thông tin liên quan đến sự kết hợp độc nhất của các yếu tố mà sự
kết hợp này khiến việc mở rộng hoạt động quốc tế giá trị hơn chi phí của nó.
Những phát hiện này cũng hỗ trợ các kỳ vọng rằng rủi ro chính trị càng cao,
hiệu quả hoạt động thị trường càng thấp. Sự hiện diện của rủi ro chính trị có thể
làm giảm lợi ích từ đa dạng hóa và tăng tính bất ổn của thu nhập. MNC đang hoạt
động tại các quốc gia được coi là có rủi ro chính trị phải đối mặt với khả năng xuất
hiện những tình huống đáng lo ngại trong hoặc giữa bộ phận địa phương, các hành
động đe dọa hoặc bạo lực thực tế nhằm vào công ty hoặc nhân viên , hoặc hành
động của chính phủ sẽ cắt giảm nghiêm trọng lợi ích của hoạt động kinh doanh,
chẳng hạn như thay đổi thể chế pháp lý về hoạt động, quốc hữu hóa, hoặc thậm chí
tịch thu tài sản. Do đó rủi ro chính trị có tác động tiêu cực đến giá trị công ty, được
đo lường bằng TobinQ.
Cả ba biến kiểm soát (kích thước, đòn bẩy, và beta) cũng có tác động tiêu cực
và có ý nghĩa thống kê lên hiệu quả hoạt động của công ty, và kết quả này là phù
hợp với lý thuyết.
23

Những kết quả này phản ánh việc sử dụng thước đo thứ hai của Tobin Q, kích thước được đo
bằng log của tổng doanh thu của MNC, mức độ đòn bẩy được đo bằng tổng nợ phải trả, rủi ro
chính trị được đo lường bằng số điểm theo quy định của Euromoney, minh bạch đo bằng hai cách
khác nhau- TRS (điểm số) và TRP (phần trăm), và đa dạng hóa đầu tiên được đo bởi số lượng
của các quốc gia trong đó các MNC hoạt động (NC) và sau đó bởi tỷ lệ doanh thu nước ngoài với
tổng doanh số bán hàng (FSR). Số trong ngoặc đơn là sai số chuẩn.
*** mức ý nghĩa 1 %.
** mức ý nghĩa 5%.
Bảng 4
24
Những kết quả này phản ánh việc sử dụng thước đo thứ hai của Tobin Q, kích thước được đo
bằng log của tổng doanh thu của MNC, mức độ đòn bẩy được đo bằng tổng nợ phải trả, rủi ro
chính trị được đo lường bằng số điểm theo quy định của Euromoney, minh bạch đo bằng hai cách
khác nhau- TRS (điểm số) và TRP (phần trăm), và đa dạng hóa đầu tiên được đo bởi số lượng
của các quốc gia trong đó các MNC hoạt động (NC) và sau đó bởi tỷ lệ doanh thu nước ngoài với
tổng doanh số bán hàng (FSR). Số trong ngoặc đơn là sai số chuẩn.
*** mức ý nghĩa 1 %.
** mức ý nghĩa 5%.
Bảng 5
25
Những kết quả này phản ánh việc sử dụng thước đo thứ hai của Tobin Q, kích thước được đo
bằng log của tổng doanh thu của MNC, mức độ đòn bẩy được đo bằng tổng nợ phải trả, rủi ro
chính trị được đo lường bằng số điểm theo quy định của Euromoney, minh bạch đo bằng hai cách
khác nhau- TRS (điểm số) và TRP (phần trăm), và đa dạng hóa đầu tiên được đo bởi số lượng
của các quốc gia trong đó các MNC hoạt động (NC) và sau đó bởi tỷ lệ doanh thu nước ngoài với
tổng doanh số bán hàng (FSR). Số trong ngoặc đơn là sai số chuẩn.
*** mức ý nghĩa 1 %.
** mức ý nghĩa 5%.
6. KẾT LUẬN

×