Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Tiểu luận môn học tài chính quốc tế ƯỚC LƯỢNG TỶ GIÁ CÂN BẰNG ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ (RMB)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.08 KB, 41 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
BỘ MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ





ĐỀ TÀI:
ƯỚC LƯỢNG TỶ GIÁ CÂN BẰNG
ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ (RMB)



GVHD : Th.S.Đinh Thị Thu Hồng
Nhóm : Nhóm 3 – TCDN5 – CHK23


TP.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014

NHÀ NGHIÊN CỨU



Wang Yajie, Trường Quản trị, Viện kỹ thuật Harbin, Harbin 150001,
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Hui Xiaofeng, Trường Quản trị, Viện kỹ thuật Harbin, Harbin
150001, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Abdol S.Soofi, Khoa Kinh tế học, Trường đại học Wisconsin,
Platteville, Liên bang Mỹ.


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
























Tp.Hồ Chí Minh, Ngày… tháng … năm……
DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN





STT

HỌ TÊN MSHV ĐÁNH GIÁ

01
LÊ THỊ NGỌC AN
7701230272


02
NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

7701230552
03
ĐIÊU THỊ HỒNG LÊ 7701230620
04
NGUYỄN PHẠM ANH THI 7701231510
05
PHAN THỊ THỦY TIÊN 7701230883


LỜI MỞ ĐẦU



Tỷ giá hối đoái luôn là một vấn đề dành được rất nhiều sự quan tâm của chính
phủ,các tổ chức kinh tế và các cá nhân bởi vai trò quan trọng của nó trong phát triển
kinh tế. Xác định và duy trì một tỷ giá cân bằng hợp lý sẽ có những ảnh hưởng tích
cực đến nền kinh tế nói chung và cán cân thanh toán quốc tế nói riêng.Một thực tế là

khi nghiên cứu phân tích diễn biến của tỷ giá,chúng ta thường hay đề cập đến một loạt
các câu hỏi đi kèm như:Tỷ giá hiện tại có phải là tỷ giá cân bằng?Tỷ giá hiện tại bị
định giá cao hay định giá thấp?Đó là một vấn đề chúng ta cùng tìm hiểu để thấy được
rằng sự can thiệp của Trung Quốc vào thị trường tiền tệ có thực sự gây mất cân bằng
thương mại ?Các nhân tố quan trọng nào tác động đến giá trị cân bằng dài hạn của
RMB? Bài viết này nhằm tranh luận về mức độ biến thiên của RMB bằng cách ước
lượng tỷ giá hiệu quả thực cân bằng trong dài hạn của tiền tệ.
Do hạn chế về thời gian và kiến thức,nhóm không thể tránh khỏi những thiếu sót.Kính
mong sự đóng góp ý kiến của cô để đề tài được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC




CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 11
1.1. Lý do chọn đề tài: 11
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 12
1.3. Câu hỏi nghiên cứu 12
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 12
1.5. Phương pháp nghiên cứu: 12
1.6. Kết cấu 12
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 14
2.1. Khái niệm Tỷ giá cân bằng: 14
2.2. Các lý thuyết liên quan: 14
2.2.1. Lý thuyết ngang giá sức mua (PPP): 14
2.2.2. Những Phương pháp xác định tỷ giá cân bằng: 16
2.3. Chính sách tỷ giá hối đoái gần đây của Trung Quốc: 18
2.4. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan 18

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1. Kiểm định nghiệm đơn vị 20
3.2. Kiểm định đồng liên kết dựa trên phương pháp Var của Johansen 21
3.3. Mô hình nghiên cứu: 22
3.3.1. Mô hình hồi qui: 22
3.3.2. Mô hình vector hiệu chỉnh sai số 23
3.4. Biến nghiên cứu: 24
3.5. Phương pháp phân tích xử lý số liệu: 26
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
4.1. Kiểm định nghiệm đơn vị: 27
4.2. Phương pháp đồng liên kết Johansen: 27
4.3. Phương trình đồng liên kết 28
4.4. Vector hiệu chỉnh sai số (VECM) và phân tích: 29
CHƯƠNG V: THẢO LUẬN 32
5.1. Tranh luận chính sách tỷ giá trên quan điểm Trung Quốc và Mỹ 32
5.2. Gợi ý chính sách từ kết quả thực nghiệm: 33
CHƯƠNG VI: MỞ RỘNG 34
6.1. Liên hệ thực tiễn Việt Nam: 34
6.2. Một số đặc điểm của tỷ giá VND/USD: 36
6.3. Đề xuất sử dụng biến để nghiên cứu 37

DANH MỤC HÌNH



Hình 1: REER và HP BEER của Tỷ giá RMB 30
Hình 2: độ lệch của RMB REER và HPBEER 31


DANH MỤC BẢNG




Bảng 1: Thống kê kiểm định đồng liên kết VAR 27
Bảng 2: Ước lượng hệ số đồng liên kết và hệ số điều chỉnh 28
Bảng 3: Phân tích và định giá mô hình VAR\VEC 30


DANH MỤC PHƯƠNG TRÌNH




Phương trình 1: Quá trình ngẫu nhiên gồm số hạng chặn (∝ o và số hạng xu hướng
(T) 20
Phương trình 2: Quá trình ngẫu nhiên có số hạng chặn và nhưng không có số hạng xu
hướng 20
Phương trình 3: Quá trình ngẫu nhiên không có số hạng chặn nhưng có số hạng xu
hướng 21
Phương trình 4: Hồi qui tỷ giá cân bằng hành vi (BEER) 21
Phương trình 5: Mô hình tỷ giá cân bằng hành vi 22
Phương trình 6: Quan hệ giữa tỷ giá thực và tỷ giá cân bằng 23
Phương trình 7: Mô hình tỷ giá thực 23
Phương trình 8: Mô hình ngắn gọn rút ra từ phương trình 7 23
Phương trình 9: Mô hình tự hồi quy vector cấp k 23
Phương trình 10: Mô hình phương trình 9 viết lại 23
Phương trình 11: mô hình hiệu chỉnh sai số 24
Phương trình 12: Mô hình kiểm định tính dừng (αo, 0 , 1) 27
Phương trình 13: Phương trình đồng liên kết 29
Ước lượng tỷ giá cân bằng đồng nhân dân tệ GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hồng



Nhóm 3 – TCDN05 – CHK23 Trang 11
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Gần đây, chính sách tỷ giá của Trung Quốc đã nổi lên một vấn đề trong
những cuộc tranh luận quan trọng giữa Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Hoa
Kỳ. Đó là chính sách phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ (RMB) vào năm 1994, và
giữ tỷ giá USD – RMB này duy trì đến giữa tháng 7 năm 2005, và kể từ đó tỷ
giá được biến động trong biên độ hẹp của 1USD = 8.11 RMB.
Phía Mỹ đã trải qua một thời kỳ thâm hụt thương mại trầm trọng với
Trung Quốc giai đoạn từ giữa năm 1994 đến thời điểm viết bài nghiên cứu
cùng với việc neo tỷ giá giữa USD – RMB tạo nên một cuộc tranh cãi trong
mối quan hệ thương mại Trung – Mỹ. Những tổ chức có sức ảnh hưởng ở Mỹ
cho rằng Trung Quốc đã cố ý định giá thấp đồng RMB của họ so với đồng
USD bằng việc can thiệp vào thị trường tiền tệ của Trung
1
Quốc. Mặc dù tỷ lệ
định giá thấp bao nhiêu không rõ, ước tính từ mức thấp gần 0% đến mức cao
khoản 60% (xem ví dụ Coudert & Couharde, 2005). Dù không chắc chắn về sự
hiện diện và quy mô việc định giá thấp RMB, những phê bình về chính sách tỷ
giá của Trung Quốc cho rằng việc neo tỷ giá RMB với USD dẫn đến mất cân
đối trầm trọng cán cân thương mại với nước này (trên 202 tỷ USD trong năm
2005).
Phía Trung Quốc đáp trả rằng giá đồng RMB tính bằng USD hiện tại là sự
phản ánh chênh lệch năng suất giữa Mỹ và Trung Quốc, và tỷ giá USD – RMB
hiện tại nếu có ít tác động cán cân thương mại hiện tại giữa hai nước. Mặt khác,
theo lý thuyết kinh tế, bất kỳ sự tăng giá chính thức của RMB chỉ có tác động
tích cực nhất thời lên cán cân thương mại của Mỹ với Trung Quốc.
Mỗi tranh luận đều có giá trị riêng khởi nguồn từ việc định nghĩa tỷ giá

cân bằng USD – RMB.Chính vì không có một ước lượng chính xác tỷ giá cân
bằng dài hạn USD – RMB, thì chưa thể đánh giá được liệu rằng RMB bị định
giá thấp hay cao.

1
Xem The Congressional testimonies của Goldstein (2003), Taylor (2003), và Bergsten (2006)
Ước lượng tỷ giá cân bằng đồng nhân dân tệ GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hồng


Nhóm 3 – TCDN05 – CHK23 Trang 12
Và để dễ giải quyết những tranh luận trên, chúng ta đã thực hiện nghiên
cứu “Ước lượng tỷ giá cân bằng đồng Nhân dân tệ (RMB)”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
 Mục tiêu đầu tiên của bài nghiên cứu là ước lượng tỷ giá RMB – USD cân
bằng dài hạn.

Mục tiêu thứ hai là thảo luận những gợi ý chính sách dựa trên kết quả thực
nghiệm bài nghiên cứu.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu ước lượng tỷ giá cân bằng đồng Nhân dân tệ (RMB),
tác giả đã đặt ra những câu hỏi nghiên cứu:
 Đồng RMB có thực sự định giá thấp hay không?
 Để ước tính tỷ giá cân bằng thì dùng những biến nghiên cứu nào?
 Những biến được bao gồm trong nghiên cứu có ảnh hưởng ngắn hạn hay
dài hạn đến tỷ giá cân bằng.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu: tỷ giá RMB - USD
 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu sử dụng dữ liệu tỷ giá RMB –
USD hàng năm trong giai đoạn 1980-2004.

1.5. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận tỷ giá
hối đoái cân bằng hành vi (BEER), ước tính BEER dựa trên phương pháp
đồng liên kết gần đúng tối đa Johansen, cụ thể là mô hình hiệu chỉnh sai số và
sử dụng bộ lọc HodrickPrescott (H-P filter) để lọc dữ liệu nhằm loại bỏ các ảnh
hương ngắn hạn và ngẫu nhiên trên các dữ liệu BEER ước tính.
1.6. Kết cấu
Kết cấu Đề tài nghiên cứu được chia bố cục như sau:
 Tóm tắt nghiên cứu
 Phần 1: Giới thiệu nghiên cứu
Ước lượng tỷ giá cân bằng đồng nhân dân tệ GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hồng


Nhóm 3 – TCDN05 – CHK23 Trang 13
 Phần 2: Chính sách tỷ giá gần đây của Trung Quốc
 Phần 3: Xem xét một số nghiên cứu liên quan
 Phần 4: Tỷ giá cân bằng
 Phần 5: Lựa chọn biến liên quan
 Phần 6: Kết quả thực nghiệm
 Phần 7: Thảo luận và kiến nghị.
 Phần 8: Kết luận
 Lời cảm ơn
 Tài liệu tham khảo
Kết cấu tiểu luận được chia bố cục như sau:
 Lời mở đầu
 Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
 Chương 2: Tổng quan lý thuyết
 Chương 3: Mô hình nghiên cứu
 Chương 4: Kết quả nghiên cứu
 Chương 5: Thảo luận

 Chương 6: Mở rộng liên hệ thực tiễn Việt Nam
 Kết luận

Tài liệu tham khảo


Ước lượng tỷ giá cân bằng đồng nhân dân tệ GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hồng


Nhóm 3 – TCDN05 – CHK23 Trang 14
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1. Khái niệm Tỷ giá cân bằng:
“Tỷ giá được xác định tự do tại điểm giao nhau giữa đường cung và
đường cầu tiền tệ trên thị trường ngoại hối mà không có bất cứ một sự can
thiệp nào của NHTW.”
Williamson (1983)
“Tỷ giá được xác định liên tục bởi cung và cầu tiền tệ trong thị trườn
ngoại hối, thì tỷ giá luôn luôn ở mức cân bằng”
2

Rebecca L. Driver and Peter F. Westaway
Về lý thuyết, tỷ giá cân bằng được chia thành 3 loại: tỷ giá cân bằng
trong ngắn hạn, trong trung hạn, và trong dài hạn
• Tỷ giá hối đoái cân bằng ngắn hạn: là tỷ giá được xác định theo giá trị
hiện tại của các yếu tố kinh tế cơ bản sau khi đã loại bỏ ảnh hưởng của các
yếu tố ngẫu nhiên (ví dự như bong bóng BĐS)
• Tỷ giá hối đoái cân bằng trung hạn: là tỷ giá được xác định khi nền kinh
tế đạt được cả cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài.
• Tỷ giá hối đoái cân bằng dài hạn: là tỷ giá được xác định khi tất cả các
chủ thể trong nền kinh tế đạt được cân bằng trong lưu chuyển vốn và hàng hóa.

2.2. Các lý thuyết liên quan:
2.2.1. Lý thuyết ngang giá sức mua (PPP):
Ngang giá sức mua là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền, theo tỷ lệ này thì
số lượng hàng hóa mua được là như nhau ở trong nước và ở nước ở nước ngoài
khi chuyển đổi một đơn vị nội tệ ra ngoại tệ và ngược lại. Ngang giá sức mua
giữa hai đồng tiền đơn thuần chỉ là sự so sánh mức giá hàng hóa tính bằng nội
tệ và ngoại tệ ở hai nước mà không đề cập đến chi phí vận chuyển quốc tế,
thuế quan.

2
Rebecca L. Driver and Peter F. Westaway.Concepts of equilibrium exchange rates.
Bank of England, Threadneedle Street, London, EC2R 8AH, United Kingdom
Ước lượng tỷ giá cân bằng đồng nhân dân tệ GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hồng


Nhóm 3 – TCDN05 – CHK23 Trang 15
Thuyết ngang giá sức mua ban đầu được phát triển bởi nhà kinh tế học cổ
điển David Ricardo vào thế kỉ 19. Nhưng chính Gustar Casel, một nhà kinh tế
người Thụy Điển mới là người phổ biến rộng rãi PPP vào những năm 20 của
TK XX.
Trong nền kinh tế hàng hóa hiện đại, hầu hết các quốc gia trên thế giới
đều có đồng tiền riêng khác nhau. Trong quá trình tham gia các hoạt động
thương mại, đầu tư, vay mượn và trao đổi quốc tế …. Các nước, cá tổ chức, cá
nhân, các đối tác phải thanh toán với nhau thông qua các đồng tiền của các bên
được chuyển đổi, tính toán theo một tương quan, tỷ lệ nhất định.
Ngang giá sức mua PPP phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối
đoái. PPP có hai hình thức là:
 PPP tuyệt đối còn được gọi là Luật một giá, Luật một giá được xây dựng
dựa trên giả định thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Luật một giá cho rằng giá cả của các sản phẩm giống nhau ở hai nước

khác nhau sẽ bằng nhau khi được tính bằng một đơn vị tiền tệ chung. Nếu có
một chênh lệch trong giá cả thì mức cầu sẽ dịch chuyển để các giá cả này trở
nên cân bằng.
 PPP tương đối cho rằng do các điều kiện bất hoàn hảo của thị trường nên
giá cả của những sản phẩm giống nhau ở các nước khác nhau sẽ không
nhất thiết bằng nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung.
Theo hình thức này, tỷ lệ thay đổi trong giá cả sản phẩm sẽ phần nào
giống nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung, miễn là chi phí vận
chuyển và các hàng rào mậu dịch không thay đổi.
Lý thuyết ngang giá sức mua cho rằng tỷ giá hối đoái sẽ biến động để bù
đắp sự chênh lệch trong lạm phát giữa hai quốc gia để trạng thái ngang giá sức
mua được duy trì. Nếu chứng minh được trạng thái ngang giá sức mua tồn tại
thì nhìn vào sự chênh lệch trong tỷ lệ lạm phát giữa hai quốc gia chúng ta có
thể dư báo đươc sự biến động của tỷ giá hối đoái.
Ước lượng tỷ giá cân bằng đồng nhân dân tệ GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hồng


Nhóm 3 – TCDN05 – CHK23 Trang 16
Lý thuyết ngang giá sức mua còn hạn chế là vấn đề được đặt ra là làm sao
để kiểm định PPP trong thực tế.Ngoài chênh lệch lạm phát,tỷ giá hối đoái còn
chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác: sai biệt trong lãi suất,mức thu nhập,các
biện pháp kiểm soát của chính phủ hoặc không có hàng hóa thay thế cho hàng
nhập khẩu.
2.2.2. Những Phương pháp xác định tỷ giá cân bằng:
 Tỷ giá hối đoái cân bằng hành vi (BEER):
Phương pháp xác định tỷ giá cân bằng BEERs được 2 nhà nghiên cứu
Clark và MacDonald đưa ra vào năm 1999. Phương pháp này cố gắng ước tính
chênh lệch đồng tiền giữa tỷ giá ước lượng theo phương pháp FEER và tỷ giá
thực tế (quan sát). Phương pháp này được sử dụng khá rộng rãi nhằm phân tích
sự biến động của tỷ giá thực theo thời gian.

Trong nghiên cứu của Clark và MacDonald (1997), tỷ giá cân bằng được
xác định theo phương trình sau:


= 

+  + 


Trong đó:



: tỷ giá cân bằng tại thời điểm t



: là véc tơ bao gồm các biến số kinh tế cơ bản có khả năng ảnh hưởng
đến tỷ giá cân bằng trong trung và dài hạn.
T : là véc tơbao gồm các biến số tạm thời có ảnh hưởng đến tỷ giá cân
bằng trong ngắn hạn.



: nhiễu ngẫu nhiên
Phương trình trên là phương trình chung về xác định tỷ giá cân bằng.
 Tỷ giá hối đoái cân bằng cơ bản (FEER):
Khái niệm tỷ giá cân bằng FEER được GS Williamson đưa ra lần đầu tiên
vào năm 1985, sau đó được mở rộng và phát triển trong nghiên cứu của
Wren-Lewis (1991, 1992), Clark (1994), Williamson (1994), MacDonald và

Clark (1998, 2000, 2004), Barisone (2006). Đây là phương pháp xác định tỷ giá
cân bằng trong dài hạn.Tỷ giá cân bằng FEER sẽ được xác lập khi mà nền kinh
Ước lượng tỷ giá cân bằng đồng nhân dân tệ GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hồng


Nhóm 3 – TCDN05 – CHK23 Trang 17
tế cân bằng bên trong lẫn cân bằng bên ngoài, tức là khi nền kinh tế được đảm
bảo đầy đủ công ăn việc làm, giá cả ổn định, đồng thời trạng thái của cán cân
vãng lai ở mức cân bằng bền vững. Tỷ giá cân bằng FEER là hàm số của những
biến số kinh tế cơ sở được xác định dựa trên một số điều kiện trung và dài hạn
và loại bỏ những biến động kinh tế ngắn hạn. Điểm yếu của đo lường FEER là
khó đo lường vì bao gồm lượng lớn tham số liên quan đến tài khoản vốn và
vãng lai cũng như thị trường lao động và thị trường vốn. Kết quả ước lượng
theo phương pháp này rất nhạy cảm với tham số mô hình.
Nếu bỏ qua hạng mục sai sót thống kê và coi thay đổi trong dự trữ ngoại
hối quốc gia là bằng không, thì cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế được
thể hiện như sau:
CA (cán cân vãng lai) + K (cán cân vốn) = 0
CA = - K
Trong điều kiện nền kinh tế đạt cân bằng bên trong thì trạng thái của cán
cân vãng lai là hàm số tuyến tính của các biến số bao gồm tỷ giá thực đa
phương, tổng cầu hoặc thu nhập quốc dân trong nước ( Y
d
), và tổng cầu hoặc
thu nhập quốc dân nước ngoài (Y
f
).
Xác định tỷgiá cân bằng FEER trong trung hạn cho phép chúng ta xác
định tỷ giá cân bằng dựa trên các cân bằng kinh tế vĩ mô trong trung hạn, trong
đó đặc biệt chú ý đến trạng thái của cán cân vãng lai. Chính vì vậy, nó sẽ giúp

cho các nhà hoạch định chính sách đánh giá giá trị thực của nội tệ một cách rõ
ràng và hệ thống, từ đó đưa ra những chính sách hợp lý nhằm đạt được sự cân
bằng và bền vững của cán cân vãng lai.
 Tỷ giá hối đoái cân bằng dài hạn (PEER):
Tỷ giá cân bằng PEER được Clark và MacDonald đưa ra vào năm 2000.
Theo đó, phương pháp PEER được bắt nguồn trực tiếp từ phương pháp xác
định tỷ giá cân bằng ngắn hạn BEER. Cụ thể, mỗi biến số kinh tế được thể
hiện trong phương trình xác định tỷ giá BEER được tách thành 2 thành tố riêng
biệt: 1 thành tố mang tính dài hạn và 1 thành tố mang tính ngắn hạn). Sau đó
Ước lượng tỷ giá cân bằng đồng nhân dân tệ GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hồng


Nhóm 3 – TCDN05 – CHK23 Trang 18
tỷgiá cân bằng PEER sẽ được xác định chỉ dựa trên các thành tố mang tính dài
hạn của các biến số kinh tế.
2.3. Chính sách tỷ giá hối đoái gần đây của Trung Quốc:
Trước năm 1978, chính sách tỷ giá của Trung Quốc chủ yếu được xác
định bằng lợi ích chiến lược của quốc gia, và được hình thành theo thời thế
trong bối cảnh căng thẳng của chiến tranh lạnh mà các nhà lãnh đạo Cộng hòa
mới phải đối mặt. Với bắt đầu cải cách kinh tế ở Trung Quốc, các chức năng
của thị trường ngày càng được đánh giá cao bởi các nhà hoạch định chính sách,
và từ năm 1981, một hệ thống tỷ giá hối đoái kép xuất hiện, theo đó, tỷ giá hối
đoái cố định chính thức được bổ sung với tỷ giá thị trường được xác định trong
trung tâm hoán đổi.
Năm 1988, các trung tâm hoán đổi đã được thành lập để các giao dịch của
các nhà xuất nhập khẩu, cũng như các giao dịch khác liên quan đến tiền tệ có
thể được tập trung hóa. Trước khi thành lập những trung tâm hoán đổi, các nhà
buôn trao đổi ngoại tệ trên thị trường tỷ giá hối đoái bị phân khúc. Trong đầu
những năm 1990, tỷ giá hoán đổi trên thị trường giảm giá mạnh, và tỷ giá chính
thức trở nên định giá quá cao. Năm 1994, chính phủ phá giá tỷ giá chính thức

theo tỷ giá được xác định trên thị trường hoán đổi, từ 5.8RMB/USD lên thành
8.7RMB/USD, và chế độ tỷ giá hối đoái chính thức được định nghĩa là một hệ
thống thả nổi có kiểm soát. Tỷ lệ mới vẫn duy trì ổn định cho đến ngày 21
tháng 7 năm 2005, khi Trung Quốc tăng giá lại đồng nhân dân tệ khoản 2,1%
RMB 8.11 = 1 USD, và tuyên bố sẽ chuyển từ neo tỷ giá với đồng USD sang
neo tỷ giá với một rổ tiền tệ, và cho phép thả nổi tiền tệ linh hoạt hơn.
2.4. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan
Những nghiên cứu giá RMB cân bằng dài hạn được phân loại thành 2 loại.
 Loại 1: những nghiên cứu dựa trên lý thuyết ngang giá sức mua (PPP)
 Loại 2: Những nghiên cứu dùng mô hình kinh tế lượng dựa trên những
biến số kinh tế quan trọng với những tên mô hình như tỷ giá cân bằng hành vi
Ước lượng tỷ giá cân bằng đồng nhân dân tệ GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hồng


Nhóm 3 – TCDN05 – CHK23 Trang 19
(BEER), tỷ giá cân bằng cơ bản (FEER), tỷ giá cân bằng dài hạn (PEER) và tỷ
giá thực cân bằng (ERER).
3

Nhà nghiên
cứu
Mục đích
nghiên cứu
Phương pháp nghiên
cứu
Kết quả
Yu Qiao
(2000)
Ước lượng giá
cân bằng RMB

Phương pháp PPP
(Lý thuyết ngang giá
sức mua)
RMB không được
định giá thấp
Yang và Dou
(2004)
Coudert và
Couharde
(2005)
4

Ước lượng độ
lệch RMB
PPP và biến số kinh tế


Sai lệch giữa RMB
với USD
43% - 50%
Funke và
Rahn (2005)
RMB không được
định giá thấp
God và Kim
(2005)
Kiểm định độ
lệch RMB
Đồng liên kết và biến
số kinh tế quan trọng

RMB không được
định giá thấp.



3
Để thảo luận chi tiết về phương pháp ước lượng tỷ giá cân bằng trên và khác tìm trong Clark và
MacDonald (1999)
4
Tìm Coudert và Couharde (2005) để biết danh sách những nghiên cứu khác với kết quả đồng RMB
bị định giá thấp
Ước lượng tỷ giá cân bằng đồng nhân dân tệ GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hồng


Nhóm 3 – TCDN05 – CHK23 Trang 20
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Kiểm định nghiệm đơn vị
Theo Basabi (2006), để tránh hiện tượng hồi qui tương quan giả khi hồi
qui một chuỗi thời gian không dừng với một hoặc nhiều chuỗi thời gian không
dừng khác thì các biến trong mô hình hồi qui phải dừng hoặc đồng liên kết
(cointegration). Điều này xảy ra là do việc ước lượng các hệ số hồi qui không
chỉ gồm ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc mà còn bao hàm cả
yếu tố xu thế. Granger và Newbold cho rằng R
2
> DW (Durbin Watson) là dấu
hiệu cho biết kết quả ước lượng có thể do hiện tượng hồi qui tương quan giả
(Gujarati,1999, 455). Có nhiều cách để nhận dạng một chuỗi thời gian là dừng
hay không dừng, nhưng theo Gujarati (2003, 814), kiểm định nghiệm đơn vị
(unit root test) là một cách kiểm định được sử dụng phổ biến trong thời gian
gần đây.

Để kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian (chuỗi dữ liệu có 1 nghiệm
đơn vị), Nghiên cứu sử dụng kiểm định Dickey – Fuller mở rộng (ADF) để
xem sai phân bậc 1 của các biến trong mô hình là dừng hay không?
Giả thiết đặt ra là: H
o
:  = 0
Trong kiểm định ADF có ba tình huống với mỗi chuỗi thời gian:
Phương trình 1: Quá trình ngẫu nhiên gồm số hạng chặn (∝

và số
hạng xu hướng (T)

Phương trình 2: Quá trình ngẫu nhiên có số hạng chặn và nhưng
không có số hạng xu hướng

Ước lượng tỷ giá cân bằng đồng nhân dân tệ GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hồng


Nhóm 3 – TCDN05 – CHK23 Trang 21
Phương trình 3: Quá trình ngẫu nhiên không có số hạng chặn nhưng
có số hạng xu hướng

Để bác bỏ hay chấp nhận H
o
ta so sánh giá trị t ước lượng của các hệ số
trong mô hình với giá trị tới hạn  (tau statistic, giá trị hệ số ước lượng)
được xác định dựa trên bảng tính sẵn Mackinnon (1996)
 Nếu
|
t

|
>

τ
ớ ạ

: kết luận bác bỏ Ho : chuỗi dừng
 Ngược lại
|
t
|
<

τ
ớ ạ

: kết luận chưa có cơ sở bác bỏ Ho : chuỗi không
dừng.
Trong đó:
∆

= 

− 

: Hàm sai phân bậc 1
∆

− ∆


: hàm của chuỗi sai phân bậc 1


: Chuỗi số liệu theo thời gian của biến đang xét là q
t
, BEER
t
, REER
t
,
res
t
, mon
t
, tot
t
, tnt
t


: chiều dài độ trễ


: nhiễu trắng, sai số ngẫu nhiên với giả định giá trị trung bình là 0,
phương sai là hằng số, và không tự tương quan.
3.2. Kiểm định đồng liên kết dựa trên phương pháp Var của Johansen
Gujarati (1999, 460) cho rằng mặc dù các chuỗi thời gian không dừng
nhưng rất có thể vẫn tồn tại mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa chúng nếu các
chuỗi thời gian đó đồng liên kết – nghĩa là phần dư  từ mô hình hồi qui của
các chuỗi thời gian không dừng là một chuỗi dừng.

Phương trình 4: Hồi qui tỷ giá cân bằng hành vi (BEER)


= 

=  + 

 + 

 + 

 + 

 + 
Nếu  là một chuỗi dừng ~(), thì kết hợp tuyến tính đã triệt tiêu tính
xu thế trong các chuỗi thời gian, và kết quả hồi qui của phương trình (4) thực
sự có ý nghĩa.
Ước lượng tỷ giá cân bằng đồng nhân dân tệ GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hồng


Nhóm 3 – TCDN05 – CHK23 Trang 22
Trong trường hợp này các biến được gọi là đồng liên kết và theo ngôn ngữ
kinh tế học thì giữa chúng có mối quan hệ dài hạn. Kiểm định đồng liên kết
trước khi thực hiện các kiểm định thống kê thông thường khác sẽ giúp tránh
trường hợp hồi qui tương quan giả (Gujarati, 2003, 822).
Kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Var của Johansen chỉ có hiệu
lực khi ta xem xét chuỗi thời gian không dừng và chuỗi dữ liệu đưa vào mô
hình Var là chuỗi dừng, nếu không dừng thì lấy sai phân đến khi dừng thì
ngưng.
Sau đó xem xét độ trễ của biến trong mô hình.

Số giả thiết H
o
phụ thuộc vào số biến m trong mô hình và số mối liên hệ
đồng liên kết bằng (số biến - 1) cũng là hạng của ma trận hệ số trong mô hình
VAR.
H
o
: r = 0 (không có đồng liên kết) , r ≤  −  (có m - 1 mối quan hệ
đồng liên kết)
Để quyết định bác bỏ hay chấp nhận giả thiết H0, ta so sánh giá trị “Trace
Statistic” với giá trị phê phán (critical value) ở mức ý nghĩa xác định ∝
 Nếu Trace Statistic < Critical Value, ta chấp nhận giả thiết H
o

 Nếu Trace Statistic > Critical Value, ta bác bỏ giả thiết H
o

3.3. Mô hình nghiên cứu:
3.3.1. Mô hình hồi qui:
Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận tỷ giá hối đoái cân bằng hành vi
(BEER), mô hình rút gọn của biến số quyết định tỷ giá cân bằng. Cụ thể: tỷ giá hiệu
quả thực RMB (REER), điều khoản thương mại (tot), giá tương đối của hàng hóa
thương mại và phi thương mại (hiệu ứng Balassa-Samuelson, tnt), dự trữ ngoại hối
(res) và thay đổi cung tiền (mon) – thước đo chính sách tiền tệ.
Từ đó thiết lập mô hình ước tính tỷ giá cân bằng đồng nhân dân tệ như sau:
Phương trình 5: Mô hình tỷ giá cân bằng hành vi


=
 + 


 + 

 + 

 + 

 + 
Ước lượng tỷ giá cân bằng đồng nhân dân tệ GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hồng


Nhóm 3 – TCDN05 – CHK23 Trang 23
Phương trình 6: Quan hệ giữa tỷ giá thực và tỷ giá cân bằng
∆ = 
(



− 

)
+ 


Từ phương trình 5 và 6 suy ra:
Phương trình 7: Mô hình tỷ giá thực


= 
 +

(
 −

)


+ 


 +



 +



 +



 +


Phương trình 8: Mô hình ngắn gọn rút ra từ phương trình 7
 = (, ,, )
Trong đó:
 q*: đại diện cho tỷ giá hối đoái cân bằng thực, và µ là sai số.
 q
t

: Tỷ giá thực (quan sát)
 ɛ
t
: được coi là nhiễu ngẫu nhiên, và θ là hệ số điều chỉnh. Như một ví dụ về một
sự ngẫu nhiên, biến ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái thực tế, dẫn đến
đầu cơ lên RMB năm 2005.
5

3.3.2. Mô hình vector hiệu chỉnh sai số
Vì tỷ giá nhân dân tệ có mối quan đồng liên kết với biến số kinh tế, tồn tại
một mô hình vector hiệu chỉnh sai số (VEC) mô tả cơ chế điều chỉnh tỷ giá hối
đoái từ ngắn hạn đến dài hạn. Chúng ta có thể xác định véc tơ mô hình sửa sai
như sau:
Phương trình 9: Mô hình tự hồi quy vector cấp k

Giả sử Y
t
~ I (1). Phương trình 9 được viết lại:
Phương trình 10: Mô hình phương trình 9 viết lại

Với


5
Năm 2005, khoản 100 tỷ đô la “tiền nóng” đổ vào Trung Quốc để đầu cơ vào sự lên giá của đồn g
RMB, dẫn đến sự nhảy vọt giá bất động sản ở vài thành phố lớn của nước này. Xem Yang (2005)
Ước lượng tỷ giá cân bằng đồng nhân dân tệ GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hồng


Nhóm 3 – TCDN05 – CHK23 Trang 24

Trong đó:
Y
t
là một vector n chiều, và 

là biến ngẫu nhiên
П= αβ’ với β như một ma trận tham số, và đôi khi được gọi là các tham số
dài hạn, trong đó mỗi cột trong ma trận đại diện cho một vector đồng liên kết, β
= ( β
1
, β
2
, . . .,β
r
) có r vector đồng liên kết, β’. ∝ được gọi là ma trận hệ số điều
chỉnh, và I là ma trận đơn vị. Mỗi phần tử trong ∝ đại diện cho tốc độ điều
chỉnh của biến hiệu chỉnh sai số. Y
t-1


I(1), có r biến hiệu chỉnh sai số (ECT).
Đại diện hiệu chỉnh sai số của phương trình 10 được viết lại như sau:
Phương trình 11: mô hình hiệu chỉnh sai số

Đây là một hạn chế VAR được thiết kế để sử dụng với chuỗi không dừng
nhưng có quan hệ đồng liên kết. VEC có quan hệ đồng liên kết được xây dựng
thành đặc điểm kỹ thuật để nó hạn chế các hành vi lâu dài của các biến nội sinh
để hội tụ về mối quan hệ đồng liên kết của chúng trong khi cho phép động lực
điều chỉnh ngắn hạn. Biến đồng liên kết được xem như biến hiệu chỉnh sai só vì
độ lệch với cân bằng dài hạn được hiệu chỉnh dân dần bởi chuỗi nhỡng điều

chỉnh ngắn hạn cục bộ.
3.4. Biến nghiên cứu:
Tác giả lựa chọn các biến để đưa vào nghiên cứu này dựa trên việc chúng
tác động đến tỷ giá hối đoái cân bằng trong dài hạn hoặc ngắn hạn:
 Các biến dài hạn là những biến ảnh hưởng đến giá trị của đồng tiền. Các biến
này bao gồm các điều khoản thương mại, tốc độ tăng trưởng GDP, các tiến bộ công
nghệ, mức giá, lãi suất, và các dòng vốn ròng. Vì kiểm soát vốn ở Trung Quốc, nên
khả năng biến động mạnh dự trữ ngoại hối trong ngắn hạn rất nhỏ, nên tác giả xem
biến dòng vốn ròng là biến dài hại ảnh hưởng lên tỷ giá.

Các biến ngắn hạn làm cho tỷ giá hiệu quả thực làm sai lệch với tỷ giá cân
bằng. Tuy nhiên, ảnh hưởng biến ngắn hạn là tạm thời, và nó không có tác động đến
xu hướng dài hạn của tỷ giá hối đoái. Các biến ngắn hạn điển hình bao gồm các công
cụ của chính
sách tiền tệ và tài khóa.
Ước lượng tỷ giá cân bằng đồng nhân dân tệ GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hồng


Nhóm 3 – TCDN05 – CHK23 Trang 25
Chi tiết những biến ngắn hạn và dai hạn như sau:
 Tỷ giá thương mại (tot): tỷ giá thương mại biểu thị mối quan hệ tỷ lệ giữa chỉ số
giá hàng xuất khẩu với chỉ số giá hàng nhập khẩu của quốc gia. Trong bài báo này,
biến này được thể hiện dưới dạng hàm log
 Giá tương đối của hàng hóa phi mậu dịch và hàng hóa mậu dịch (TNT): biến
này cũng có thể được đặt tên là tỷ lệ giá nội bộ dựa trên mô hình Balassa-Samuelson.
Hiệu ứng này được dựa trên sự phân kỳ của năng suất hàng hoá không thể mua bán và
giao dịch của một quốc gia. Sự gia tăng tổng năng suất các yếu tố trong khu vực có
thể giao dịch kết hợp với dịch chuyển lao động giữa các ngành tăng tiền lương trong
cả hai lĩnh vực. Tuy nhiên, mặc dù giá trong lĩnh vực giao dịch vẫn ít nhiều không
thay đổi (bởi vì cả hai, tiền lương và năng suất lao động trong lĩnh vực này đã tăng

tương ứng), mức lương ngày càng tăng trong khu vực phi mậu dịch, với ra một năng
suất bù đắp cao hơn trong lĩnh vực này, tăng giá phi mậu dịch. Kết quả là, tỷ số giá
nội bộ sẽ tăng cũng có. Nếu tỷ số giá nội bộ của một quốc gia giảm, tỷ giá thực hiệu
quả của đất nước bị định giá thấp. Mặt khác, nếu tỷ lệ giá nội bộ của một quốc gia
tăng lên, tỷ giá thực hiệu quả trở nên định giá quá cao. Thông thường, giá phi mậu
dịch được thể hiện theo giá hàng tiêu dùng, và giá cả hàng hóa có thể giao dịch được
thể hiện bằng giá bán buôn trong các thử nghiệm thực nghiệm, vì vậy tỷ lệ giá nội bộ
được định nghĩa là tỷ lệ của chỉ số giá tiêu dùng trong nước để bán buôn hoặc chỉ số
giá nhà sản xuất trong nước (Clark & MacDonald, 1999). Tuy nhiên, việc sử dụng các
thay thế là vấn đề đối với nhiều mặt hàng có thể giao dịch trong sản phẩm hàng hoá
hình thành cơ sở cho chỉ số giá tiêu dùng xây dựng. Hơn nữa, ở Trung Quốc, bởi vì
kiểm soát giá phổ biến rộng rãi và hạn chế sự dịch chuyển tự do của người lao động
giữa các ngành khác nhau của nền kinh tế, hiệu ứng Balassa-Samuelson có thể không
áp dụng được. Vì vậy, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng sản lượng bình quân đầu
người như một biện pháp thô của sự thay đổi trong năng suất ở Trung Quốc. Biến này
cũng được thể hiện dưới dạng hàm log.
 Chênh lệch lãi suất: bởi vì kiểm soát vốn, tác giả không sử dụng lãi suất khác
biệt giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới trong nghiên cứu này.
 Dự trữ ngoại hối (res): biến này đề cập đến tổng số chứng khoán của tài sản
nước ngoài ròng tích lũy của ngân hàng trung ương của Trung Quốc, Ngân hàng
Trung Quốc. Sự gia tăng nắm giữ dự trữ ngoại hối có nghĩa là nhu cầu đối với đồng
nội tệ cao, dẫn đến sự tăng giá tỷ giá thực tế.

×