Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

giáo trình mô đun chuẩn bị vườn trồng hoa ly hoa loa kèn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 77 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
CHUẨN BỊ VƯỜN TRỒNG
MÃ SỐ: MĐ02
NGHỀ: TRỒNG HOA LILY, HOA LOA KÈN
Trình độ: Sơ cấp nghề
Hà Nội, 2013
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02
2
LỜI GIỚI THIỆU
Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào
tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2009 – 2015 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề.
Đối tượng người học là lao động nông thôn, đa dạng về tuổi tác trình độ văn hoá
và kinh nghiệm sản xuất. Vì vậy chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách
khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề
nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các
kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng
lực thực hiện.
Qua khảo sát thực tế tham khảo nhiều ý kiến của những chuyên gia đã và
đang làm trực tiếp về nghề trồng cây hoa Lily, hoa Loa kèn nhóm biên soạn chúng
tôi đã tiến hành xây dựng mô đun chuẩn bị vườn trồng.
Mô đun chuẩn bị vườn trồng là là mô đun thứ hai, mô đun này được giảng
dạy sau mô đun chuẩn bị giống trồng. Mô đun chuẩn bị vườn trồng sẽ cung cấp
những kiến thức cơ bản về chuẩn bị nhà che, đất trồng và giá thể trồng cũng như
tính toán các chi phí cần thiết trong sản xuất để bà con nông dân có thể tham khảo,


học tập vận dụng vào trong công việc sản xuất hoa của gia đình hoặc của các cơ sở
sản xuất.
Mô đun Chuẩn bị vườn trồng gồm 5 bài:
Bài 1: Dự tính chi phí sản xuất
Bài 2: Chuẩn bị nhà che
Bài 3: Chuẩn bị đất trồng
Bài 4: Kỹ thuật lắp đặt hệ thống tưới, tiêu nước.
Bài 5: Chuẩn bị chậu và giá thể
Chúng tôi xin chân thành cám ơn Vụ tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, các hộ gia đình, cơ sở sản xuất hoa Lily, Loa kèn đã giúp đỡ
và nhiệt tình đóng góp ý kiến để chúng tôi hoàn thành bộ giáo trình này.
Chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học,
các cán bộ kỹ thuật và đồng nghiệp để bộ giáo trình này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm biên soạn
1. Trịnh Thị Nga (chủ biên)
3
2. Hoàng Văn Ninh
3. Trần Thị Thắm Hồng
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
1. Tác dụng của nhà che 19
1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, nguyên vật liệu 52
1.1. Chọn máy bơm nước 52
1.2. Chọn các loại ống nước 52
1.3. Chọn vòi phun và các loại van nước 53
2. Lắp đặt hệ thống tưới, tiêu nước trong nhà che 53
3. Lắp đặt hệ thống tưới phân, phun thuốc trong nhà che 59
4. Lắp đặt hệ thống chiếu sáng nhà che 59
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ VƯỜN TRỒNG

Mã mô đun: MĐ 02
Giới thiệu mô đun:
- Mô đun 02: “Chuẩn bị vườn trồng” có thời gian học tập là 84 giờ, trong đó
có 16 giờ lý thuyết, 58 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra.
4
- Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực
hiện các công việc: Chuẩn bị nhà che, chuẩn bị đất trồng, chuẩn bị hệ thống tưới
và hệ thống thắp sáng, chuẩn bị giá thể trồng hoa Lily trong chậu.
- Dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá lý thuyết và kiểm
tra kỹ năng nghề thông qua bài thực hành, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo
dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên.
Bài 1. Dự tính chi phí sản xuất
Mã bài: MĐ 02-01
Mục tiêu:
- Phân tích được thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm hoa
5
- Nêu được thực trạng chung sản xuất hoa.
- Tính toán được các mục chi phí cần thiết để trồng hoa Lily, hoa Loa kèn;
- Dự tính được doanh thu từ việc trồng hoa Lily, hoa Loa kèn mang lại
A. Nội dung của bài
1. Thu tập thông tin
1.1. Thông tin thị trường
Thông tin thị trường là tất cả các thông tin về mua và bán các sản phẩm và
dịch vụ. Thông tin thị trường không chỉ là thông tin về giá cả và số lượng mà còn
bao gồm cả các thông tin liên quan đến thị trường đầu ra và đầu vào của sản phẩm.
Thông tin thị trường sản phẩm hoa: Là thông tin về cầu và cung của sản
phẩm hoa, vật tư vào và các dịch vụ có liên quan đến sản phẩm hoa.
Thông tin thị trường có vai trò quan trọng đối với người sản xuất bởi người
nông dân thường tự quyết định phương thức hoạt động sản xuất và hình thức bán
cho riêng mình. Thông tin thị trường có thể giúp họ chọn lựa hoạt động nào là phù

hợp trong suốt quá trình sản xuất, từ lập kế hoạch sản xuất cho đến khi bán sản
phẩm.
Thông tin thị trường có thể giúp nông dân đưa ra các quyết định sản xuất và
bán sản phẩm phù hợp.
Câu hỏi 1: Tôi nên trồng giống hoa gì và với diện tích bao nhiêu?
- Giống hoa đó có phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của vùng trồng
không?
- Sản phẩm hoa của tôi có thể cạnh tranh được với những sản phẩm hoa ở
khu vực sản xuất khác không?
Câu hỏi 2: Tôi sẽ đầu tư những gì cho nghề trồng hoa?
- Giá bán của những sản phẩm được đầu tư và không đầu tư là bao nhiêu?
- Quy mô đầu tư như thế nào để phù hợp với điều kiện kinh tế?
- Liệu tôi sẽ đối mặt với những thách thức nào từ những người nông dân
khác hay từ các sản phẩm khác?
Câu hỏi 3: Tôi nên mua vật tư ở đâu?
- Ai là người cung cấp vật tư tại khu vực của tôi và các vùng lân cận?
- Chất lượng vật tư được bán ra hư thế nào?
- Ai là người bán với giá thấp nhất và có những điều kiện thanh toán tốt
nhất?
6
- Người cung ứng vật tư có cho trả hàng chậm không? Điều kiện đi kèm là
gì?
Câu hỏi 4: Tôi nên áp dụng hình thức sau thu hoạch nào?
- Người mua yêu cầu về tiêu chuẩn sản phẩm hoa thu hoạch như thế nào?
- Họ có muốn sản phẩm hoa được phân loại không?
- Họ yêu cầu hình thức đóng gói như thế nào?
- Liệu người mua có sẵn sàng trả cao hơn không nếu tôi cung cấp sản phẩm
đáp ứng các yêu cầu của họ?
Câu hỏi 5: Tôi có nên bảo quản sản phẩm hoa của tôi không?
- Liệu tôi có nên bảo quản sản phẩm để bán ra với giá cao hơn trong tương

lai không?
- Liệu sự chênh lệch về giá có đủ để bù đắp các chi phí và rủi ro của việc
bảo quản không?
- Tôi nên tự bảo quản hay gửi sản phẩm bảo quản ở nơi khác sản phẩm và
trong bao lâu?
Câu hỏi 6: Tôi nên bán sản phẩm của mình ở đâu?
- Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và giá bán tại trang trại và tại các thị
trường hay các địa điểm khác nhau như thế nào?
- Chi phí vận chuyển và các chi phí khác phát sinh khi bán tại trang trại và
tại các địa điểm khác như thế nào?
- Rủi ro đối với mỗi lựa chọn như thế nào?
Câu hỏi 7: Tôi nên bán sản phẩm hoa cho ai?
- Ai là khách hàng tiềm năng đối với các sản phẩm của tôi?
- Tôi sẽ liên hệ với họ bằng cách nào?
- Các yêu cầu về sản phẩm của họ? Liệu tôi có thể đáp ứng các yêu cầu của
họ hay không?
- Giá mua vào và các điều kiện thanh toán?
- Các chi phí khác đi kèm khi cung cấp hàng?
Câu hỏi 8: Tôi nên bán hàng riêng lẻ hay bán theo nhóm?
Liệu người mua có sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm hoa đạt
chất lượng cao của tôi? Cao hơn bao nhiêu?
- Liệu người mua ở vùng xa có trả giá cao hơn mức mà người tiêu dùng ở
địa phương đang trả?
7
- Và tôi phải trả những chi phí gì để có thể đáp ứng được các yêu cầu về sản
phẩm và cung ứng sản phẩm đó?
Câu hỏi 9: Tôi nên thương lượng với người mua như thế nào?
- Liệu giá mà người mua trả cho tôi có phù hợp với giá thị trường đối với
loại sản phẩm có cùng chất lượng hay không?
- Liệu tôi và những nông dân khác có thể thương lượng với người mua ngay

tại địa phương hoặc khu vực lân cận hay không?
1.2. Những thông tin thị trường cần được thu thập
- Thu thập thông tin thị trường là một phần quan trọng đối với nông dân khi
họ nắm vững thông tin thị trường.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm hoa Lily, hoa Loa kèn bao gồm tất cả những
khách hàng tiềm ẩn (những người mua) có cùng một nhu cầu hay một mong muốn
cụ thể về loại hoa Lily, hoa Loa kèn, sẵn sàng có khả năng tham gia trao đổi thông
tin để thỏa mãn nhu cầu.
- Phân tích thị trường hoa là quá trình thu thập và phân tích có hệ thống các
dữ liệu về các vấn đề có liên quan đến các sản phẩm hoa Lily, hoa Loa kèn.
- Nhằm đánh giá những điểm chủ yếu như quy mô, cơ cấu, xu hướng biến
động và các ảnh hưởng của những nỗ lực marketing.
- Tránh thu thập quá nhiều thông tin cùng một lúc. Công việc thu thập thông
tin thị trường là một quá trình tích lũy dần dần.
1.3. Những nguồn cung cấp thông tin thị trường chủ yếu
- Biết được thông tin nào cần thu thập mới chỉ là bước đầu tiên. Tiếp theo
nông dân phải biết nên thu thập thông tin ở đâu để giảm thiểu chi phí về thời gian
và tiền bạc. Lý tưởng nhất là dựa vào nhiều nguồn thông tin thị trường khác nhau.
- Một nguồn thông tin không thể cung cấp đầy đủ thông tin và hiểu biết về
thị trường.
- Các trung gian thị trường
Các trung gian thị trường (thương nhân, người cung cấp dịch vụ vận
chuyển) tiến hành mua và bán vật tư và sản phẩm hoa hàng ngày để kiếm sống.
Họ là những nguồn thông tin tuyệt vời. Vì vậy, khi thu thập thông tin thị trường,
người dân nên bắt đầu bằng cách trao đổi với các trung gian thị trường. Họ thường
rất bận nhưng họ luôn luôn vui vẻ và sẵn sàng cung cấp thông tin.
- Nông dân
Nông dân cũng là một nguồn cung cấp thông tin về thị trường, đặc biệt là
những nông dân đã thành công trong việc đưa giống hoa mới và áp dụng những
8

tiến bộ kỹ thuật mới vào trong sản xuất, sáng tạo trong các chiến lược bán hàng,
và nắm bắt tốt về cung và cầu của sản phẩm hoa.
- Cán bộ khuyến nông
Cán bộ khuyến của xã, huyện có thể cung cấp các thông tin hữu ích về các
thị trường trong khu vực hoạt động của họ. Những thông tin này nên được trao đổi
thường xuyên qua điện thoại và trong các cuộc họp với sự tham gia của một số
nông dân tiêu biểu.
Cán bộ khuyến nông tại những khu vực khác trong tỉnh, hoặc đồng nghiệp
của họ ở các trung tâm khuyến nông của tỉnh khác (thậm chí là quốc gia khác),
cũng được coi là một cung cấp thông tin thị trường rất hiệu quả.
Có thể tiếp cận các thông tin về thị trường bên ngoài thông qua các đối
tượng này. Thỉnh thoảng có thể liên lạc với họ qua điện thoại và email.
- Nhà nghiên cứu thị trường
Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều nhà nghiên cứu thị trường có kinh
nghiệm. Tuy nhiên, người dân có thể liên hệ với một số nhà nghiên cứu tại các
trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức và dự án phát triển để thu thập tài liệu,
thông tin liên quan và hiểu sâu hơn về hệ thống bán hàng lĩnh vực nông nghiệp.
- Báo chí
Thông tin thị trường, đặc biệt là các thông tin về xu thế giá của một số mặt
hàng cụ thể thường được đăng tải trên các báo trung ương và địa phương. Một
số bài báo còn cung cấp thông tin và phân tích về cung và cầu, thông tin về các
doanh nghiệp nông nghiệp và những đầu tư gần đây.
Một số gợi ý để thu thập thông tin từ báo chí.
+ Đọc lướt qua tờ báo
+ Đánh dấu các thông tin liên quan đến thị trường sản phẩm đang tìm kiếm
+ Xem xét mối liên quan giữa các thông tin đó với người nông dân địa
phương
+ Ghi chép lại tất cả các thông tin và số liệu định lượng và định tính vào các
bảng biểu.
+ Các tạp chí, bản tin định kỳ

Có rất nhiều tạp chí, bản tin định kỳ cung cấp thông tin và phân tích có ích
về thị trường nông nghiệp. Một số tạp chí, bản tin chuyên về các vấn đề kinh tế và
kinh doanh, trong khi một số khác lại tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp cụ thể.
Một số tạp chí mang tính chuyên môn, tuy nhiên cũng có khá nhiều tạp chí phổ
thông. Cũng giống như báo chí, các tạp chí và bản tin định kỳ cung cấp cơ hội tiếp
9
cận các thông tin về thị trường bên ngoài.
Tạp chí và bản tin do các ban thông tin thị trường xuất bản thường rất bổ
ích. Bộ Thương mại, bộ Tài chính và bộ Nông nghiệp đều có các ban thông tin thị
trường riêng và xuất bản định kỳ các bản tin. Nhiều tỉnh cũng đang tiến hành phát
triển hệ thống thông tin thị trường, và họ cũng sẽ cho ra đời các tạp chí và bản tin
riêng của mình. Các bản tin thị trường và giá cả
- Internet
Internet ngày càng được sử dụng phổ biến trong quá trình thu thập thông
tin. Hiện nay, người trồng hoa Lily, hoa Loa kèn có thể truy cập Internet tại bất cứ
đâu ở Việt Nam, kể cả ở những vùng sâu vùng xa. Với một máy tính có kết nối
Internet, người nông dân có thể thu thập các thông tin cụ thể bằng cách sử dụng
các công cụ tìm kiếm như google (). Bằng các từ khóa
liên quan đến nhu cầu thông tin,
Ví dụ: ị trường hoa cây cảnh






+ Cổng thông tin của Bộ NN&PTNT ( Trang
web xúc tiến kinh doanh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
(http://210.245.60.189/)
Từ các trang web đó người trồng hoa sẽ có được các thông tin càn thiết liên

quan đến nghề trồng hoa của mình.
+ Lựa chọn giống
+ Địa Điểm cung cấp giống
+ Trung tâm kỹ thuật giúp tư vấn xây dựng mô hình và hỗ trợ kỹ thuật về
trồng hoa Lily, hoa Loa kèn.
+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc
+ Kỹ thuật thu hái và tiêu thụ
Một số gợi ý để thu thập thông tin từ Internet
- Thành lập thư mục trong máy tính. Đặt tên thư mục Ví dụ: “ thông tin thị
trường hoa Lily”
- Tạo các thư mục con trong thư mục này với các chủ đề khác nhau (ví dụ:
10
theo tên sản phẩm, cung cấp vật tư, thương nhân, cơ sở tiêu thu hoa Lily, v.v…)
- Sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm thông tin cần bằng các từ khóa (ví dụ:
giá hoa, thị trường hoa Lily, thị trường hoa Loa kèn v.v…)
- Lưu các bài báo có nội dung liên quan vào thư mục thích hợp
- Đánh dấu các thông tin và số liệu liên quan và ghi lại vào các bảng biểu
thích hợp.
2. Tìm hiểu nhu cầu của thị trường và định hướng phát triển nghề trồng hoa
2.1. Dự báo nhu cầu thị trường và khả năng phát triển của ngành hoa cây cảnh
trong tương lai.
Kết quả điều tra cho thấy nhu cầu tiêu dùng hoa cây cảnh của Việt Nam giai
đoạn 2000-2005 là 25.000đ/người/năm (trong khi ở Hà Lan là 350.000
đ/người/năm, Pháp là 230.000đ/người/năm, Hàn Quốc là 260.000đ/người/năm,
Trung Quốc là 80.000đ/người/năm).
Theo dự báo với tốc độ tăng trưởng như giai đoạn trước thì đến năm 2010
nhu cầu tiêu dùng hoa của Việt Nam sẽ tăng lên 35.000đ/người/năm và năm 2015
sẽ là 45.000đ/người/năm. Nếu giá trị sản lượng 1ha hoa năm 2005 đạt trung bình
180 triệu đồng/ha (tính quy giá trị tiền năm 2006) thì cần phải phát triển khoảng
20.000ha hoa và cây cảnh (tăng xấp xỉ 1,8 lần so với năm 2006). Đó là chưa kể

nếu chúng ta xuất khẩu được thì diện tích trên cần tăng nhiều hơn.
Trong bối cảnh của sự hội nhập nêu ở trên, ngoài việc tăng diện tích, sẽ có
rất nhiều doanh nghiệp (cả trong và ngoài nước) và các chủ trang trại đầu tư phát
triển sản xuất kinh doanh hoa cây cảnh, đồng thời những giống hoa truyền thống
có phẩm chất kém, nhanh tàn sẽ được thay bằng các loại giống hoa cây cảnh mới
có chất lượng: màu sắc, hương thơm, độ bền cao hơn (hoa Lily, hoa lan, hoa
Hồng, layơn,…)
2.2. Định hướng phát triển ngành sản xuất hoa cây cảnh ở Việt Nam.
- Tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, dự kiến đến năm 2015 sẽ phát triển
20.000ha hoa cây cảnh các loại, tăng 180% so với năm 2005, giá trị sản lượng đạt
3.600 tỷ đồng/năm (trong đó xuất khẩu 640 tỷ, tương đương 40 triệu USD), thu
nhập trung bình đạt 180 triệu đồng/ha/năm.
- Tập trung đầu tư xây dựng một số vùng sản xuất chuyên canh ở những
nơi có điều kiện sinh thái phù hợp như Đà Lạt (Lâm Đồng), Mộc Châu, Ngọc
Chiến (Sơn La), Đồng bằng sông Hồng, các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh ven
TP Hồ Chí Minh, một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
11
+ Vùng Đồng Bằng Sông Hồng: Dự kiến đến năm 2015 TP Hà Nội có 3000
ha, diện tích tập trung chính ở huyện Từ Liêm (Tây Tựu), Đông Anh, Quận Tây
Hồ.
+ Vùng Trung du miền núi phía Bắc: Dự kiến đến năm 2015 vùng hoa hàng
hoá tập trung có khoảng 500ha, tập trung chính ở Lào Cai, Hà Giang, Sơn La.
+ Vùng Tây Nguyên: Dự kiến đến năm 2015 vùng hoa Lâm Đồng 3000 ha,
diện tích tập trung chính ở TP Đà Lạt (chiếm 1/3 diện tích toàn tỉnh); chủ yếu hoa
ôn đới được trồng theo quy trình công nghệ cao.
+ Vùng Đông Nam Bộ: Dự kiến đến năm 2015 vùng hoa TP Hồ Chí Minh
có 1500 ha, diện tích tập trung chính ở các huyện Củ Chi, Thủ Đức; diện tích hoa
được trồng theo quy trình công nghệ cao chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 60 –70% diện
tích).
- Đối với xuất khẩu hoa, mục tiêu ngắn hạn là phát triển sang các nước

Châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore…
- Mục tiêu dài hạn là xuất khẩu sang các nước vùng Bắc Mỹ: Canađa và
Hoa Kỳ cũng như khu vực Trung Âu.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sản xuất hoa theo hướng công nghệ tiên
tiến nhằm tạo ra các loại sản phẩm hoa có chất lượng cao tương đương hoa ngoại
nhập, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực.
- Tổ chức sản xuất gắn với doanh nghiệp để phát triển thị trường. Xây dựng
các kênh tiêu thụ liên kết giữa người sản xuất và nhà phân phối cho hoa, cây cảnh.
- Triển khai dự án Xây dựng Trung tâm giới thiệu sản phẩm hoa để góp
phần thúc đẩy tiêu thụ.
3. Tìm hiểu về chính sách của nhà nước phát triển nghề trồng hoa
Trồng hoa phụ thuộc nhiều vào thời tiết, chiếm khoảng 70%, 30% còn lại
là kinh nghiệm. Thời tiết thuận lợi và chăm sóc đúng kỹ thuật thì hoa sẽ nở đúng
dịp và có màu sắc đẹp, ngược lại thì người nông dân chỉ còn biết trông vào sự may
rủi. Trước thực trạng đó, những năm gần đây, nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ
trợ, giúp nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng hoa nói
riêng:
Quyết định số 1956/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án
“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”
Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về một số chính
sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
- Quyết định số 824/QĐ-BNN-TT về việc phê duyệt đề sán phát triển
12
ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ trưởng Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn.
- Huyện từ Liêm đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt (quyết định
số 8906/QĐ-UBND ngày 07/4/2004) nhằm xây dựng Tây Tựu thành khu sản xuất,
trồng hoa tập trung, sản xuất hàng hóa công nghệ cao, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, cải thiện cảnh quan môi

trường và gắn sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái.
- Đề án "Phát triển sản xuất hoa, cây cảnh thành phố Hà Nội, giai đoạn 2012
- 2016" theo quyết định số Số: 1120/QĐ-UBND ngày 13 tháng 03 năm 2012
nhằm phát triển hoa, cây cảnh để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần
đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Hà
Nội, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người nông dân.
Nhiều tỉnh thành trong cả nước đã cụ thể hóa chính sách của nhà nước
bằng những việc làm cụ thể để hỗ trợ cho bà con trồng hoa chủ yếu về kiến thức,
về thị trường tiêu thụ và hỗ trợ phần nào về kính phí xây dựng cơ bản ban đầu để
bà con tin tưởng yên tâm sản xuất, hạn chế những rủi ro do thiên tai mang lại hoặc
sự bấp bênh của thị trường tiêu thụ.
Ví dụ: Tỉnh Pleiku đã cụ thể hóa chính sách của nhà nước hỗ trợ người
trồng hoa bằng các việc làm:
+ Mở lớp các tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cho bà con;
+ Tổ chức cho nông dân đi tham quan một số mô hình trồng hoa hiệu quả
ở Đà Lạt để học tập kinh nghiệm trồng hoa thương phẩm.
+ Hội nông dân thành phố phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh,
Ngân hàng Nông nhiệp phát triển nông thôn giải ngân cho bà con vay vốn ưu đãi
để duy trì và phát triển nghề trồng hoa.
+ Xây dựng nhiều nhà lưới, nhà lồng trồng hoa cao cấp như: trồng hoa
Lily, hoa Loa kèn
+ Thành phố khuyến khích nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất hoa như: Sử dụng phương pháp cấy mô nhằm sản xuất ra những
giống hoa sạch bệnh, đảm bảo chất lượng;
+ Xây dựng các nhà lưới trồng hoa cao cấp với hệ thống tưới nước tự động
và bón phân phức hợp, tránh được rủi ro do ảnh hưởng của thời tiết.
4. Chuẩn bị các điều kiện để sản xuất
4.1. Chuẩn bị về nhân lực
- Cây hoa Lily đem lại giá trị kinh tế cao hơn cây trồng khác nên ngày nay
đã được phát triển mạnh. Mặc dù đem lại giá trị kinh tế cao, nhưng nếu không có

13
kiến thức về loại cây hoa này thì trong quá trình trồng trọt người trồng hoa sẽ bị
gặp khó khăn đặc biệt về kỹ thuật chăm sóc, điều khiển hoa nở đúng thời điểm và
phòng trừ sâu bệnh.
Vì vậy trước khi trồng người dân cần tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc
bằng cách:
- Đi tham quan thực tế các mô hình đã có kinh nghiệm trồng nhiều năm;
- Được tập huấn chuyển giao kỹ thuật, công nghệ trước khi trồng;
- Được tư vấn , được tham gia học các lớp nghề ngắn hạn về trồng, chăm
sóc hoa Lily, Loa kèn để tránh những rủi ro, tổn hại về kinh tế của người trồng
hoa.
Ngoài ra điều kiện để trồng cây hoa Lily cần có nhà che vì vậy, trước khi
muốn trồng loại hoa này người nông dân cần phải được tham gia các lớp tập huấn,
đi thăm quan mô hình và được tư vấn về giống trồng thích hợp với điều kiện sinh
thái, đất đai của vùng. Và được chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc vụ đầu để
tránh rủi ro.
4.2. Tính chi phí sản xuất hoa Lily, hoa Loa kèn
4.2.1. Tính chi phí sản xuất hoa Lily
Để có cơ sở để cho các hộ nông dân, các nhà đầu tư tính toán và lựa chọn
phương án trồng thích hợp hoa Lily, hoa Loa kèn. Qua kinh nghiệm đúc rút từ
thực tiễn trồng trọt, chúng tôi đưa ra bảng tính chi phí để trồng hoa Lily, hoa Loa
kèn cụ thể như sau:
Bảng 2.2. Phần chi phí (tính trên diện tích 1.000m
2
/1 vụ)
STT Hạng mục đầu tư ĐVT Số
lượng
Đơn giá
( đồng)
Thành tiền

(đồng)
1 Nhà lưới (khấu hao 3 vụ) M
2
1.000 150.000/3 vụ 5.000.000
2 Củ giống (củ go loại Lily
thơm)
Củ 18.055 15.000 225.825.000
3 Phân chuồng + Phân hữu

Kg 8000 1.200 9.600.000
4 Phân hóa học 1.000.000
5 Thuốc trừ sâu + Thuốc
KTST
500.000
14
6 Công lao động, chăm sóc,
thu hái
20.000.000
7 Vật tư điện nước, thuế đất 1.000.000
8 Chi phí khác 3.000.000
Tổng cộng 262.925.000
4.2.2. Tính chi phí sản xuất hoa Loa kèn
Bảng 2.3. Phần chi phí (tính trên diện tích 1.000m
2
/1 vụ)
STT Hạng mục đầu tư ĐVT Số lượng Đơn giá
(đồng)
Thành tiền
(đồng)
1 Củ giống Củ 23.000 2.000 46.000.000

2 Phân chuồng + Phân hữu

Kg 5.500 1.500 8.250.000
3 Phân bón đầu trâu Kg 63 16.000 1.000.000
4 Tre róc Cây 500 1.500 750.000
5 Thuốc trừ sâu + Thuốc
KTST
300.000
6 Công lao động, chăm sóc,
thu hái
10.000.000
7 Vật tư điện nước, thuế đất 1.000.000
8 Chi phí khác 3.000.000
Tổng cộng 70.300.000
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hoa Lily
5.1. Thuận lợi
- Người trồng nông dân cần cù, chịu khó học hỏi tiếp thu cái mới, mạnh dạn
đầu tư sản xuất, chủ động tìm kiếm thị trường.
15
- Có nhiều hộ gia đình hoặc cơ sở sản xuất hoa lớn đã mạnh dạn ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hoa : trồng hoa trong nhà kính có các thiết
bị hỗ trợ để nâng cao năng suất, chất lượng hoa
- Người trồng hoa đã thành lập hiệp hội sản xuất kinh doanh hoa và xây
dựng nhiều quầy hàng trưng bày sản phẩm để quảng bá thương hiệu hoa cho địa
phương mình nhằm chủ động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Nhà nước hỗ trợ kinh phí mở nhiều dự án, lớp tập huấn chuyển giao tiến
bộ khoa học về phát triển ngành hoa tạo điều kiện cho bà con nông dân tham quan
học tập, tiếp thu những kỹ thuật canh tác tiên tiến, từng bước đào tạo người nông
dân sản xuất theo hướng công nghệ cao; thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài
nước.

5.2. Khó khăn
- Là một loại cây hoa mới được đưa vào trồng trong những năm gần đây
nên kỹ thuật sản xuất cón lạc hậu.
- Sản suất mang tính tự phát, manh mún nhỏ lẻ thiếu sự chỉ đạo thống nhất
- Đầu tư cho khoa học kỹ thuật chưa nhiều, củ giống trong nước bị thoái
hóa, giống chủ yếu phải nhập từ nước ngoài nên không chủ động và giá thành sản
xuất cao.
- Các giống mới nhập nội chưa được thuần hóa, bị nhiễm sâu bệnh nhiều,
màu sắc chưa chuẩn như giống gốc. Chất lượng sản phẩm hoa chưa đồng đều làm
ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu.
- Một số sâu bệnh hại phát sinh thực tế chưa được xử lý kịp thời, làm cho
sản xuất gặp nhiều khó khăn.
- Giá cả vật tư không ổn định có xu hướng tăng cao nên đầu tư cho sản xuất
hoa càng khó khăn hơn. Mặt khác chất lượng khó kiểm soát
- Nông dân thiếu vốn đầu tư canh tác theo mô hình nông nghiệp công nghệ
cao - Trình độ hiểu biết của nông dân về khoa học kỹ thuật đối với ngành trồng
hoa chưa đồng đều.
- Công nghệ thu hoạch và bảo quản hoa chỉ mới áp dụng trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn nông dân vẫn theo dạng truyền thống là chủ
yếu.
5.3. Một số điểm cần lưu ý trong sản xuất kinh doanh hoa Lily
Sản xuất hoa Lily khác với các loài hoa khác. Sản xuất loại hoa này cần đầu
tư lớn và có tính thời vụ cao, cần phải tính toán cho hoa nở vào đúng các dịp lễ,
tết. Ngoài ra cây phải đẹp lá, hoa phải tươi nhiều nụ. Khi thu hoạch xong phải
16
được bảo quản cất giữ, vận chuyển. Vì vậy sản xuất hoa Lily đòi hỏi phải có kỹ
thuật cao và công nghệ khép kín.
Người trồng hoa Lily phải căn cứ vào các đặc điểm sau :
- Đặc tính sinh lý của cây hoa Lily
- Yêu cầu kỹ thuật

- Nhu cầu thị trường để lựa chọn chủng loại giống hoa cho phù hợp
Sau đó xác định quy mô và phương thức sản xuất
Ví dụ:
- Nếu trồng ngoài trời thì lúc nào trồng, lúc nào thu hoạch hoa, nếu trồng
trong nhà thì lúc nào trồng lúc nào thu hoạch?
- Chọn kiểu nhà nào để trồng ?
- Trồng trên nền đất hay trồng trong chậu, trong khay ?
- Mua giống ở đâu ?
- Khi xây dựng nhà nên chọn kiểu nhà đơn giản đầu tư ít trồng ít vụ phù hợp
với khí hậu địa phương hay kiểu nhà hiện đại ?
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi
2. Các bài tập thực hành
2.1. Bài thực hành số 2.1.1: Tính chi phí sản xuất hoa Lily, hoa Loa kèn
- Mục tiêu:
+ Liệt kê được các dụng cụ, vật tư cần thiết để tính chi phí
+ Lập được bảng dự tính chi phí để sản xuất hoa Lily, hoa Loa kèn trên
diện tích cụ thể.
- Nguồn lực: Giấy, bút, máy tính tay
- Cách thức tiến hành: Chia lớp nhành nhóm nhỏ (3-5 học viên/nhóm)
- Nội dung thực hành: Thực hiện các bước công việc
+ Dự kiến các hạng mục để đầu tư sản xuất hoa Lily, Loa kèn
+ Lập bảng tính chi phí cho sản xuất
+ Tính toán số liệu cụ thể
Ghi chú: dựa trên diện tích cụ thể của gia đình
- Thời gian hoàn thành: 3h/1 nhóm
17
- Địa điểm thực hành: Thực hành trong phòng.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:
Lập được một bảng tính chi phí cho sản xuất hoa Lily, hoa Loa kèn.

C. Ghi nhớ
- Phải tìm hiểu kỹ thị trường tiêu thụ hoa Lily, hoa loa kèn.
- Tìm hiểu vật tư cần thiết và tính toán chi phí cho sản xuất hoa Lily, hoa
Loa kèn.
Bài 2. Chuẩn bị nhà che
Mã bài: MĐ 02-02
Mục tiêu:
18
- Nêu được tác dụng, thông số kỹ thuật của nhà che, nhà kính;
- Lựa chọn được kiểu nhà che phù hợp với quy mô sản xuất và điều kiện
kinh tế;
- Chuẩn bị được đầy đủ dụng cụ, vật tư và nguồn lực để làm nhà che;
- Thực hiện được các bước làm nhà che đơn giản.
- Có ý thức giữ gìn tiết kiệm nguyên vật liệu, đảm bảo an toàn lao động và
môi trường sinh thái.
A. Nội dung của bài
1. Tác dụng của nhà che
Sản xuất hoa Lily cần thiết phải có nhà che phù hợp. Tùy thuộc vào điều
kiện của từng vùng sinh thái, vào quy mô sản xuất và điều kiện kinh tế mà xây
dựng loại nhà che khác nhau.
- Nhà che có thể có các thiết bị điều chỉnh được các yếu tố của môi trường
như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm thích hợp cho từng loại cây. Nên giúp cho cây trồng
sinh trưởng phát triển thuận lợi.
- Nhà che hạn chế những tác động xấu do thiên nhiên mang lại như gió bão,
mưa … nên tạo ra sản phẩm hoa chất lượng cao hơn, làm tăng giá trị thẩm mỹ và
giá trị kinh tế.
- Trồng hoa trong nhà che hạn chế được sự phá hoại của sâu bệnh nên công
tác bảo vệ thực vật thuận lợi hơn, việc sử dụng thuốc trừ sâu giảm. Thực tế cho
thấy có thể giảm 50% thuốc trừ sâu bệnh.
- Tạo ra môi trường có nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng ổn định, có thể điều khiển

theo nhu cầu của các loại cây hoa nên có thể trồng quanh năm tạo ra sản phẩm ổn
định.
2. Các loại nhà che trồng hoa Lily, Loa kèn
2.1. Yêu cầu cơ bản của nhà che trồng hoa
2.1.1. Các yếu tố cần đảm bảo khi thiết kế nhà che
- Chọn vị trí thích hợp: không bị che khuất nắng, nguồn nước tưới, tiêu
thuận tiện, gần đường vận chuyển, gần mạng lưới điện năng và có thể là mạng
truyền thông tin như điện thoại, mạng máy tính, internet…
- Hướng nhà tối ưu để tận dụng bức xạ mặt trời và tránh gió hại.
- Chịu tải trọng: gió, mưa, các hệ thống máy móc, người làm việc trên
mái…
19
- Mái nhà, tường bao đóng mở được theo yêu cầu hệ thống thông gió…
- Vật liệu che phủ thích hợp: Chịu lực, chống rách, chống biến màu, tính
trong suốt, khả năng lọc bức xạ bằng màu sắc, khả năng tán xạ ánh sáng đều
khắp…
- Hạn chế các vật chắn sáng tới mức tối thiểu để thu tối đa bức xạ mặt trời.
- Chống thất thoát năng lượng qua tường bao, mái nhà, nền nhà…
- Khả năng dự trữ nhiệt lượng (bồn nước, vách bao chứa nước, dùng màu để
hấp thu, phản chiếu bức xạ nhiệt và ánh sáng…)
- Thuận tiện cho việc cung cấp vật liệu nông nghiệp (đất, bầu, chậu cây,
phân bón, hạt giống, thuốc BVTV, nhiên liệu, máy móc, kệ giá…) và thu hoạch,
xử lý chất thải, vệ sinh môi trường trong và ngoài nhà kính.
- Thuận tiện cho việc thay thế từng phần và sửa chữa, bảo quản khung sườn,
vật liệu che phủ…, lắp đặt vách ngăn…
- Thể tích đủ lớn để đảm bảo môi trường đồng đều, thông khí, đối lưu…
- Xác định được nguồn cung cấp vật liệu, phụ liệu xây dựng.
- Có khả năng đầu tư ban đầu, vận hành bảo dưỡng đối với nông dân. Đảm
bảo nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Mỹ quan, giảm tác hại cảnh quan du lịch.

2.1.2 . Giới thiệu một số thiết bị trong nhà che hiện đại
Thiết bị sưởi
- Ở miềm Bắc cây hoa Lily được trồng trong vụ đông và đông xuân nên quá
trình trồng trọt có thể gặp những thời điểm nhiệt độ xuống thấp cây sinh trưởng
chậm, lúc này cần phải tăng nhiệt độ trong nhà che.
- Đối với những mô hình trồng hoa Lily, Loa kèn lớn trồng trong nhà lưới,
nhà kính hiện đại có lắp đặt hệ thống sưởi ấm thì cần phải điều chỉnh hệ thống
sưởi để hơi nước nóng lưu thông trong ống dẫn khí nóng, làm tăng nhiệt độ trong
nhà che.
- Đối với mô hình trồng hoa Lily nhỏ thì có thể tự tạo hơi nước nóng bằng
cách: Trong nhà che đặt những nồi nước nóng đun sôi, để hơi nước nóng từ đó tỏa
ra sẽ làm tăng nhiệt độ trong nhà che.
=> Nụ hoa Lily dễ bị hại bởi khí Etylen, nếu trong nhà che có nhiều khí
etylen thì sẽ làm cây hoa bị thui nụ, rụng nụ.
Hệ thống CO2
20
Khí C0
2
có vai trò quan trọng đối với việc phát triển và nở hoa của Lily, làm
cho cây hoa sẽ trở nên cứng cáp hơn, xanh hơn và ít bị rụng nụ hơn.
Khí C0
2
có thể được cung cấp nhờ một máy đốt hoặc là qua nồi đốt trung
tâm hoặc cũng có thể là từ nguồn C0
2
tinh khiết.
Việc cung cấp C0
2
tự nhiên được bắt đầu ngay khi mặt trời chiếu những tia
nắng vào buổi sáng và duy trì trong một số tiếng đồng hồ hoặc là cả ngày, cũng có

thể qua hệ thống thiết bị.
Trong quá trình cung cấp C0
2
cho vườn hoa Lily đòi hỏi tất cả các cửa và hệ
thống thông gió của nhà kính phải được đóng lại hoặc hệ thống thông gió được để
ở mức nhỏ nhất.
Hệ thống tưới
Xây dựng hệ thống tưới tiêu trong nhà che trồng hoa Lily, hoa Loa kèn có
vai trò quan trọng góp phần giúp cây hoa sinh trưởng tốt nhất, tiết kiệm nước tưới,
công lao động, bảo vệ đất trồng và nâng cao giá trị của cây hoa.
Khi trồng với giá thể thường tưới tăng thêm 10-15% lượng nước mà giá thể
có thể chứa được để lượng nước thừa có thể rửa trôi lượng muối dư trong giá thể.
Trước khi tưới phải kiểm tra giá thể, đa số loại than bùn thô, vỏ cây hay các
vật liệu hữu cơ có khả năng hạn chế nước ngấm vào khi chúng quá khô, và khi giá
thể quá khô có thể gây ra hiện tượng muối tích luỹ với nồng độ cao và gây hại cho
cây.
Sự thiếu hụt nước hoặc là dư thừa nước gây ra phát triển chậm hoặc phát
triển không đồng đều ở cây.
Đặc biệt đối với cây hoa Lily, hoa Loa kèn nếu thừa nước ở giai đoạn nảy
mầm sẽ làm thối củ, ở giai đoạn nụ sẽ làm rụng nụ.
Nếu thiếu nước ở giai đoạn nảy mầm thì sẽ kéo dài thời gian mọc mầm, ở
giai đoạn nụ sẽ làm khô nụ và cây sinh trưởng còi cọc.
21
Hình số 2.2.1. Củ giống bị thối
- Hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc là ống phun với áp lực nhỏ có thể được sử
dụng vào giai đoạn sau nhằm hạn chế chiều cao, và ngăn cản để những cây nặng
không bị ngã đổ, cây hoa khô ráo hơn nên hạn chế bị bệnh thối gốc rễ.
- Hệ thống tưới phun tự động từ trên cao cung cấp nước đồng đều hơn và nó
cũng có khả năng làm sạch cây trồng. Trong điều kiện độ ẩm thấp, hệ thống cung
cấp nước trên cao có thể làm mát cho cây trồng.

- Hệ thống tưới phun tự động phải đảm bảo một số yêu cầu kỹ thuật như
sau:
+ Độ cao của hệ thống nên đạt từ 1.60 đến 2.15 m.
+ Khoảng cách giữa những ống tưới nên đạt từ 2.20 m đến 3.20 m.
+ Khoảng cách giữa các vòi phun trên ống tưới ít nhất nên đạt 1.00 m.
+ Mỗi vòi phun cần phải cung cấp tối thiểu 4 lit nước trong một phút.
+ Áp suất của vòi phun cần đạt từ 1.5 đến 2 bars (kg/cm2).
+ Sự lọc nước cần đạt từ 1 đến 400 microns.
=>Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, quy mô sản xuất của từng hộ gia
đình, cơ sở sản xuất mà đầu tư hệ thống tưới cho phù hợp.
Làm mát và thông gió
22
- Ngoại trừ những nơi quá nóng mới cần đến hệ thống làm mát. Còn đối với
những ngày nóng đột ngột thì chỉ cần làm mát bằng phương pháp thủ công là
được. Trong nhà kính cần phải trang bị một máy lạnh hơi nước nhằm làm giảm
nhiệt độ phù hợp với nhu cầu của cây.
Hình số 2.2.2. Hệ thống quạt mát và thông gió
Hệ thống chiếu sáng và che sáng
Ánh sáng ảnh hưởng đến sự phát triển, ra hoa và phát triển hoa của cây hoa
Lily, hoa Loa kèn.
Cường độ ánh sáng phụ thuộc vào khoảng thời gian trong năm, địa điểm sản
xuất, kiểu nhà kính và khả năng hấp thụ của cây hoa.
Không đủ ánh sáng có thể làm cho cây hoa Lily, hoa Loa kèn phát triển
không đầy đủ bị rụng nụ, cây yếu, màu sắc lá nhạt hơn, độ bền hoa cắt giảm đi.
Trong suốt mùa đông, trong điều kiện ánh sáng không đủ, từ khoảng giai
đoạn nụ hoa đạt từ 1cm đến 2cm cho đến lúc thu hoạch thì nụ có thể chuyển sang
màu trắng và rụng.
Nhóm giống Lily Asiatic lai dễ bị rụng nụ, nhóm giống Longiflorum lai ít
chịu ảnh hưởng hơn và nhóm lai Oriental ít bị ảnh hưởng nhất.
23

Đối với việc trồng trọt trong mùa đông, phụ thuộc vào vĩ độ và khí hậu của
vùng mà người trồng phải duy trì sự tiếp thu ánh sáng thích hợp trong nhà che.
Mật độ ánh sáng trong nhà kính cho loại Lily Asiatic lai là 300wh/m
2
. Tuy
nhiên ánh sáng ban ngày cần được bổ sung bằng ánh sáng đồng bộ trong giai đoạn
nụ hoa đạt từ 1-2 cm.
Khi cần kéo dài thời gian chiều sáng có thể chiếu sáng bằng đèn điện với
cường độ phù hợp cho mỗi loại cây.
Ở Việt Nam những hộ trồng hoa Lily, hoa Loa kèn đều dùng lưới che râm,
chủ yếu là dùng lưới có độ dày mắt lưới khác nhau để giảm cường độ ánh sáng từ
25-50% cường độ sáng vào mùa hè.
2.2. Giới thiệu mẫu nhà che
2.2.1. Nhà lưới
Đây là kiểu nhà đang được áp dụng phổ biến ở Côn Minh Trung Quốc, Đà
Lạt (Việt Nam). Căn cứ vào quy mô sản xuất có thể làm nhà đơn hoặc làm nhà
liên hợp.
- Nhà lưới liên hợp: Nếu sản xuất hoa Lily với quy mô lớn thì có thể làm 3-
5 nhà nối liền nhau tạo thành nhà liên hợp. Có kiểu nhà liên hợp kết cấu mái hở,
kiểu nhà này cho khả năng thông gió tốt.

Hình số 2.2.3. Mẫu nhà lưới liên hợp kiểu mái hở
24

Hình số 2.2.4. Mẫu nhà lưới liên hợp của Trung Quốc
Ưu điểm của nhà này là giá thành thấp chỉ bằng 20-30% nhà kính, chỉ cần
mở nilon che hai bên là thông gió hạ nhiệt. Việc che nắng che mưa vào mùa hè
thuận lợi, khi cần di chuyển cũng dễ tháo lắp.
- Nhà lưới đơn hấp thụ ánh sáng và thông gió tốt hơn, đỉnh nóc nhà cao từ
3,5-4m, giữa có hai 2-4 hàng cột, chiều dài nhà tùy theo địa hình nhưng không nên

dài quá vì trong quá trình chăm sóc khó tăng nhiệt, tiêu nước và không đảm bảo
độ đồng đều về nhiệt độ.
2.2.2. Nhà kính
- Nhà kính trồng Lily thường là kiểu nhà liên hợp, nhiều nhà kết cấu như
nhau nối lại với nhau và liên hợp theo hướng từ đông sang tây.
- Khung nhà thường làm bằng sắt mạ kẽm, giữa các nhà có rãnh thoát nước,
phía ngoài là lò điều chỉnh nhiệt.
- Độ cao của nhà phù hợp với yêu cầu trồng trọt, cao quá thì giữ nhiệt kém
nhưng nếu thấp quá thì ảnh hưởng đến chất lượng hoa. Tốt nhất là đỉnh nóc cao từ
3,5-4m, tường xung quanh cao 1,8 – 2m, trong nhà có thiết bị che nắng lưới che
râm, hệ thống tưới và chiếu sáng .
25

×