Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

GT mo dun 07 - xác định thuốc tác động đến cơ quan cơ thể vật nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 65 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN





GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
XÁC ĐỊNH THUỐC TÁC ĐỘNG ĐẾN
CƠ QUAN CƠ THỂ VẬT NUÔI
MÃ SỐ : MĐ 07
NGHỀ: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y
Trình độ: Sơ cấp nghề

HÀ NỘI - 2011

1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN


Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc
phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
Mã tài liệu: MĐ 07


























2
LỜI NÓI ĐẦU


Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành chăn nuôi theo hƣớng công nghiệp của
nƣớc ta trong thời gian tới. Những ngƣời tham gia vào hoạt động chăn nuôi gia
súc, gia cầm cần đƣợc đào tạo để họ có những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề
cần thiết. Trƣờng đại học Nông Lâm Bắc Giang đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng chƣơng trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề
“Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi”.
Chƣơng trình đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở phân tích nghề theo phƣơng pháp

DACUM và cấu trúc mô đun. Kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề đƣợc tích hợp
vào mô đun. Kết cấu của chƣơng trình gồm nhiều mô đun và môn học, mỗi mô đun
gồm nhiều công việc và bƣớc công việc tích hợp liên quan chặt chẽ với nhau nhằm
hƣớng tới hình thành những năng lực thực hiện của ngƣời học. Vì vậy những kiến
thức lý thuyết đƣợc chọn lọc và tích hợp vào công việc, mỗi công việc đƣợc trình
bày dƣới dạng một bài học.
Đây là chƣơng trình chủ yếu dùng cho đào tạo sơ cấp nghề, đối tƣợng học là
những ngƣời có nhu cầu đào tạo nhƣng không có điều kiện đến các cơ sở đào tạo
chính quy để học tập ở cấp học cao, thời gian tập trung dài hạn, họ có trình độ học
vấn thấp. Vì vậy việc đào tạo diễn ra với thời gian ngắn, tại cộng đồng, hình thức
gọn nhẹ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của học viên.
Tài liệu này đƣợc viết theo từng mô đun, môn học của chƣơng trình đào tạo sơ
cấp nghề, nghề sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi và đƣợc dùng làm giáo trình
cho các học viên trong khóa học sơ cấp nghề, các nhà quản lý và ngƣời sử dụng lao
động tham khảo, hoàn chỉnh để trở thành giáo trình chính thức trong hệ thống dạy
nghề.
Việc xây dựng một chƣơng trình đào tạo sơ cấp nghề DACUM dùng cho đào
tạo nông dân ở nƣớc ta nói chung còn mới mẻ. Vì vậy chƣơng trình còn nhiều hạn
chế và thiếu sót, tập thể các tác giả mong muốn sự đóng góp của các bạn đồng
nghiệp để chƣơng trình đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Tham gia biên soạn:
1. Trần Văn Tuấn – chủ biên
2. Đoàn Văn Soạn
3. Nguyễn Xuân Hùng


3
MỤC LỤC


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1
LỜI NÓI ĐẦU 2
MÔ ĐUN 7
XÁC ĐỊNH THUỐC TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ QUAN CƠ THỂ VẬT NUÔI 7
Giới thiệu mô đun 7
Bài mở đầu 7
1. Khái niệm 7
2. Nguồn gốc 7
3. Phân biệt thuốc, thức ăn 8
4. Phân biệt thuốc qua nhãn hiệu 8
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng dược lí của thuốc 8
Bài 1: Sử dụng Cafein 9
Mục tiêu: 9
A. Nội dung 9
1. Nhận dạng 9
2. Ứng dụng: 9
3. Sử dụng. 9
4. Bảo quản: 10
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 10
* Câu hỏi 10
* Bài tập thực hành 11
C. Ghi nhớ 11
Bài 2: Sử dụng Atropin 11
Mục tiêu: 11
A. Nội dung 11
1. Nhận dạng: 11
2. Ứng dụng. 12
3. Sử dụng 12
4. Bảo quản 12

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 13
* Câu hỏi 13
* Bài tập thực hành 13
C. Ghi nhớ 14
Bài 3: Sử dụng Strychnin 14
Mục tiêu: 14
A. Nội dung 14
1. Nhận dạng 14
2. Ứng dụng: 15
3. Sử dụng: 15
4. Bảo quản 16
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 16
* Câu hỏi 16

4
* Bài tập thực hành 16
C. Ghi nhớ 17
Bài 4: Sử dụng Anagin 17
Mục tiêu: 17
A. Nội dung 17
1. Nhận dạng 17
2. Ứng dụng. 18
3. Sử dụng: 18
4. Bảo quản 19
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 19
* Câu hỏi 19
* Bài tập thực hành 19
C. Ghi nhớ 20
Bài 5: Sử dụng Oxytocin 20
Mục tiêu:: 20

A. Nội dung 20
1. Nhận dạng 20
2. Ứng dụng. 21
3. Sử dụng: 21
4. Bảo quản 22
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 23
* Câu hỏi 23
* Bài tập thực hành 23
C. Ghi nhớ 23
Bài 6: Sử dụng huyết thanh ngựa chửa 23
Mục tiêu: 23
A. Nội dung 23
1. Nhận dạng 23
2. Ứng dụng: 24
3. Sử dụng: 24
4. Bảo quản 25
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 26
* Câu hỏi 26
* Bài tập thực hành 26
C. Ghi nhớ 27
Bài 7: Sử dụng Vitamin B1 27
Mục tiêu: 27
A. Nội dung 27
1. Nhận dạng: 27
2. Ứng dụng: 28
3. Sử dụng: 29
4. Bảo quản: 29
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 29
* Câu hỏi 30


5
* Bài tập thực hành 30
C. Ghi nhớ 30
Bài 8: Sử dụng B.Complex 30
Mục tiêu:: 30
A. Nội dung 30
1. Nhận dạng 30
2. Ứng dụng: 31
3. Sử dụng: 32
4. Bảo quản: 32
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 33
* Câu hỏi 33
* Bài tập thực hành 33
C. Ghi nhớ 33
Bài 9: Sử dụng Vitamin C 33
Mục tiêu:: 33
A. Nội dung 34
1. Nhận dạng 34
2. Ứng dụng: 34
3. Sử dụng: 35
4. Bảo quản 36
* Câu hỏi 36
* Bài tập thực hành 36
C. Ghi nhớ 37
Bài 10: Sử dụng Vitamin A.D.E 37
Mục tiêu: 37
A. Nội dung 37
1. Nhận dạng: 37
2. Ứng dụng: 38
3. Sử dụng: 39

4. Bảo quản 39
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 40
* Câu hỏi 40
C. Ghi nhớ 40
Bài 11: Sử dụng Glucoza 40
Mục tiêu: 40
A. Nội dung 40
1. Nhận dạng 40
2. Ứng dụng. 41
3. Sử dụng 41
4. Bảo quản: 41
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 42
* Câu hỏi 42
* Bài tập thực hành 42
C. Ghi nhớ: 43

6
Bài 12: Sử dụng Calci - Gluconat 43
Mục tiêu: 43
A. Nội dung 43
1. Nhận dạng: 43
2. Ứng dụng. 45
3. Sử dụng 45
4. Bảo quản 46
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 46
* Câu hỏi 46
* Bài tập thực hành 46
C. Ghi nhớ 47
Bài 13: Sử dụng Dextran Fe 47
Mục tiêu: 47

A. Nội dung 47
1. Nhận dạng 47
2. Ứng dụng. 48
3. Sử dụng 48
4. Bảo quản: 48
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 49
* Bài tập thực hành 49
C. Ghi nhớ 49
Bài 14: Sử dụng Premix 50
Mục tiêu: 50
A. Nội dung 50
1. Nhận dạng: 50
2. Ứng dụng: 50
3. Sử dụng 50
4. Bảo quản 50
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 51
* Câu hỏi 51
* Bài tập thực hành 51
C. Ghi nhớ 52
Bài 15: Sử dụng Multivita 52
Mục tiêu: 52
1. Nhận dạng: 52
2. Ứng dụng: 53
3. Sử dụng 53
4. Bảo quản 54
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 54
* Câu hỏi 54
* Bài tập thực hành 54
C. Ghi nhớ 55
Bài 16: Sử dụng Manhe sulfat 55

Mục tiêu: 55

7
A. Nội dung 55
1. Nhận dạng: 55
2. Ứng dụng: 55
4. Bảo quản 56
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 57
* Câu hỏi 57
* Bài tập thực hành 57
C. Ghi nhớ 57
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 58
I. Vị trí, tính chất của mô đun 58
II. Mục tiêu 58
III. Nội dung chính của mô đun 58
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 60
VI. Tài liệu tham khảo 61































8
MÔ ĐUN
XÁC ĐỊNH THUỐC TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ QUAN CƠ THỂ VẬT NUÔI
Mã số MĐ 07
Giới thiệu mô đun
Mô đun xác định thuốc tác động đến cơ quan cơ thể vật nuôi là mô đun
chuyên môn trong chƣơng trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề, nghề sử dụng thuốc
thú y trong chăn nuôi.
Mô đun đƣợc tích hợp giữa kiến thức lý thuyết chuyên môn, kỹ năng thực
hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh, giúp ngƣời học nhận biết chung,
nhận biết tính chất, biết cách sử dụng, ứng dụng và bảo quản các loại thuốc tác
động đến cơ quan cơ thể vật nuôi.
Học xong mô đun này ngƣời học sử dụng đƣợc thuốc tác động đến cơ quan

cơ thể vật nuôi đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho vật nuôi, không làm ảnh hƣởng
đến môi trƣờng, vệ sinh thực phẩm cho cộng đồng
Phƣơng pháp học tập mô đun: học lý thuyết gắn với thực hành, kết hợp thực
tập tại các cửa hàng bán thuốc thú y, trạm thú y, cơ sở sản xuất chăn nuôi thú y
Phƣơng pháp đành giá kết quả học tập của tập mô đun: đánh giá kết quả của
học viên qua các hình kiểm tra tự luận, trắc nghiệm phần lý thuyết, kiểm tra tay
nghề, thực hành tại phòng thí nghiệm với kết quả điểm kiểm tra thƣờng xuyên,
kiểm tra định kỳ và kiểm tra mô đun. Đánh gia theo thang điểm 10, xếp loại học
tập theo quy chế đào tạo nghề của Bộ Lao động TBXH

Bài mở đầu
1. Khái niệm
Thuốc tác động đến cơ quan cơ thể vật nuôi là các chất, hợp chất đƣợc sử
dụng để điều trị, phòng ngừa bệnh. Thuốc còn có tác dụng khôi phục, điều chỉnh
các chức phận của hệ thống cơ quan trong cơ thể vật nuôi.
Với mục đích điều trị, thuốc giúp cơ thể động vật điều chỉnh khôi phục lại
trạng thái sinh lý bình thƣờng.
Với chức năng dùng thuốc để khôi phục, điều chỉnh các chức phận của hệ
thống cơ quan trong cơ thể vật nuôi nhƣ thuốc giảm sốt, kích thích sinh trƣởng,
sinh sản, tiêu hóa và hấp thu thức ăn
2. Nguồn gốc
Rất phong phú có thể lấy từ thực vật, động vật, khoáng chất, Thuốc đƣợc tạo
ra bằng cách tổng hợp, bán tổng hợp hóa học với quy trình công nghệ cao nên sản
xuất nhanh, khối lƣợng lớn, giá rẻ, đáp ứng nhu cầu phòng trị bệnh.

9
3. Phân biệt thuốc, thức ăn
- Thuốc là những chất có tác dụng phòng chữa bệnh. Thuốc chữa bệnh là
những chất có tác dụng lập lại sự thăng bằng cho cơ thể khi cơ thể có những rối
loạn.

- Thức ăn là những chất có tác dụng đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng của cơ thể,
nhằm duy trì mọi hoạt động và làm cho cơ thể phát triển.
4. Phân biệt thuốc qua nhãn hiệu
Để ngƣời sử dụng thuốc không bị nhầm lẫn, cần đặc biệt lƣu ý là phân biệt
thuốc thông qua nhãn hiệu, trên cơ sở đó còn biết đƣợc tính năng tác dụng của
thuốc, liều lƣợng và liệu trình sử dụng, cách thức bảo quản
Để sử dụng thuốc đúng đắn, tránh những tác hại đáng tiếc ta cần phân biệt
tính độc của thuốc.
5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tác dụng dƣợc lí của thuốc
Loài, giống: Do cấu tạo đặc điểm sinh lý, sinh hóa, khả năng hấp thu,
chuyển hóa, thải trừ của thuốc trong các loài vật khác nhau nên sự phản ứng của
chúng với thuốc cũng khác nhau.
Giới tính: Do hoạt động của các tuyến sinh dục, các hormon có vai trò đối với
hoạt tính của các men chuyển hóa thuốc.
Lứa tuổi: Tuổi ảnh hƣởng trọng lƣợng cơ thể, liều thuốc tính theo trọng
lƣợng.
Tình trạng cơ thể: Có nhiều loại thuốc chỉ có tác dụng dƣợc lý khi cơ thể
trong thời kỳ bệnh lý.
Tính chất của thuốc: Những thuốc dễ phân ly tác dụng nhanh và ngƣợc lại.
Thuốc ở thể khí tác dụng nhanh hơn thể lỏng, thể rắn. Thuốc tan nhiều, bay hơi,
khuếch tán mạnh tác dụng nhanh, mạnh hơn loại ít tan hay khuếch tán chậm.


10
Bài 1: Sử dụng Cafein
Mục tiêu: Học xong bài này ngƣời học có khả năng:
- Mô tả đƣợc những nội dung về sử dụng cafein dùng trong chăn nuôi
- Sử dụng đƣợc cafein dùng trong chăn nuôi đúng kỹ thuật
A. Nội dung
1. Nhận dạng

1.1. Nhận biết chung:
Cafein là một alcaloid chiết suất từ càfê, lá chè, hạt côca, cacao và là dẫn
suất của xanthin. Cafein tổng hợp từ axit uric.
1.2. Nhận biết tính chất:
Cafein tinh thể hình kim, nhỏ, dẹt, trắng. Ít tan trong nƣớc lạnh, dƣới dạng
muối benzoat hay Natri Salicilat sẽ tan tốt hơn, đặc biệt trong nƣớc nóng. Tan
nhiều trong rƣợu. Cafein rất ít độc.
1.3. Nhận biết tác dụng.
- Cafein tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ƣơng.
- Làm tăng cƣờng quá trình hƣng phấn của vỏ não nên trí óc minh mẫn hơn,
khả năng làm việc bằng trí não tăng lên, cảm giác mệt mỏi nhẹ bớt, phản ứng
nhanh hơn, tiếp thu dễ dàng hơn.
- Cafein hƣng phấn trung tâm hô hấp và vận mạch hành tuỷ, làm tăng trƣơng
lực và khả năng hoạt động của cơ vân, tăng sức co bóp của tim, dãn mạch ngoại
biên, đặc biệt dãn mạch tim và não, tăng lợi tiểu.
2. Ứng dụng:
2.1. Điều trị bệnh yếu tim, mạch, trợ lực, trợ sức, bồi bổ cơ thể trong các bệnh nặng
kèm theo suy nhƣợc, mệt mỏi về trí não và thể lực gia súc, làm tim đập nhanh,
mạnh dãn đến huyết áp tăng.
2.2. Chống shock, khi bị ngất xỉu dùng Cafein kích thích trung tâm hô hấp. Dùng
trong trƣờng hợp gia súc bị sốt cao (phối hợp thuốc hạ nhiệt).
2.3. Dùng làm thuốc lợi tiểu khi gia súc bị phù nề, giải độc trong các trƣờng hợp
ngộ độc do tác dụng lợi tiểu thải độc ở gia súc, dùng trong các trƣờng hợp bại liệt
nhẹ ở trâu, bò, lợn, chó.
2.4. Tăng tiết sữa cho gia súc cái trong thời kỳ nuôi con, dùng trong trƣờng hợp
khi bị thuỷ thũng, tích nƣớc trong cơ thể, bệnh phù tim ở gia súc. Dùng phòng trị
các trƣờng hợp bệnh làm giảm hoạt động của tim.
3. Sử dụng.

11

3.1. Tiêm bắp thịt hay dƣới da:
- Trâu, bò: 2-5 g/ngày
- Lợn, dê, cừu: 0,5-1,5g/ngày
- Chó: 0,5-1,0 g/ngày
3.2. Tiêm tĩnh mạch khi cần thiết, hoặc dùng kết hợp với dịch truyền khi điều trị
cho gia súc, có thể tiêm 2-3 lần trong ngày và tăng liều khi cần thiết.
4. Bảo quản:
4.1. Xác định điều kiện bảo quản.
Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ƣớt
và hóa chất độc hại.
4.2. Thực hiện việc bảo quản
- Kiểm tra lọ, bao gói đựng thuốc để phát hiện dập, vỡ, rách ảnh hƣởng tới
thuốc.
- Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu
chuẩn kỹ thuật trƣớc khi bảo quản.
- Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh,
- Kiểm tra thƣờng xuyên để phát hiện và xử lý sai sót.



B. Câu hỏi và bài tập thực hành
* Câu hỏi

12
1. Cafein đƣợc ứng dụng trong những trƣờng hợp nào?
2. Cho biết cách sử dụng Cafein.
3. Để bảo đảm hiệu lực của Cafein, cần lƣu ý bảo quản trong điều kiện nhƣ
thế nào?
* Bài tập thực hành
Kết hợp với Trạm thú y địa phƣơng tổ chức cho lớp học tham gia tiêm

Cafein cho lợn, dê, cừu, chó khi mắc bệnh
. Trƣớc khi tiêm giáo viên cần hƣớng dẫn, phổ biến cho học sinh những nội
dung sau:
1. Chuẩn bị vật tƣ cần thiết và thuốc cafein
2. Hƣớng dẫn sử dụng bơm tiêm và hƣớng dẫn các cách tiêm
3. Xác định các vị trí tiêm: Tiêm bắp, tiêm dƣới da, tiêm tĩnh mạch
4. Phƣơng pháp cố định gia súc để tiêm
5. Cách lấy thuốc để tiêm
6. Thao tác tiêm
7. Vệ sinh, sát trùng địa điểm tiêm
8. Theo dõi gia súc sau khi tiêm.
C. Ghi nhớ
Khi điều trị cần sử dụng thuốc đúng liều lƣợng và liệu trình quy định, dùng
kết hợp với các loại vitamin khác nhƣ vitamin B1, vitamin C

Bài 2: Sử dụng Atropin
Mục tiêu: Học xong bài này ngƣời học có khả năng:
- Mô tả đƣợc những nội dung về sử dụng Atropin dùng trong chăn nuôi
- Sử dụng đƣợc Atropin dùng trong chăn nuôi đúng kỹ thuật
A. Nội dung
1. Nhận dạng:
1.1. Nhận biết chung: Atropin là một thuốc độc bảng A, làm thuốc tiền mê. Atropin
là một Alcaloid chiết xuất từ cây belladon, cây cà độc duợc và cây thiên tiên tử.
1.2. Nhận biết tính chất:

13
Bột tinh thể trắng, không mùi, dễ tan trong nƣớc và cồn, vị đắng, dễ bị cháy,
khi sờ vào thấy nhờn tay. Trong thú y thƣờng dùng dƣới dạng dung dịch Atropin
Sulfat.
1.3. Nhận biết tác dụng:

- Giảm tiết dịch các tuyến tiêu hoá, chống co bóp cơ trơn, giảm nhu động
của ruột, dạ dày, và các cơ trơn khác ở động vật.
- Tăng nhịp tim, làm co mạch máu (trừ mạch máu phổi và tim).
- Dãn đồng tử, tăng nhịp tim
- Làm giãn khí quản, phế quản, giãn đồng tử mắt.
2. Ứng dụng.
2.1. Điều trị các bệnh:
- Chứng đau bụng, co thắt do lồng ruột, xoắn ruột (nếu dùng liều cao hoặc
kéo dài gây liệt ruột).
- Chứng co giật, co thắt thực quản ở trâu, bò, lợn, ngựa.
- Chứng thuỷ thũng phổi, phù phổi, khó thở của ngựa, trâu, bò
- Trong trƣờng hợp bị ngất (khi gây mê bằng Eter, Chloroform).
2.2. Chống nôn mửa cho gia súc, Cầm tiêu chảy khi bị tiêu chảy kéo dài và mất
nƣớc, giảm đau trong phẫu thuật mắt (nhất là đối với chó), bôi vết thƣơng có tác
dụng để giảm đau.
2.3. Giải độc khi bị ngộ độc bởi Pilocarpin, Dipterex, Arecolin và Morphin,
Chloroform – các thuốc trừ sâu loại hợp chất lân hữu cơ (Phosphore).
3. Sử dụng
3.1. Tiêm bắp thịt ngày 1 lần
- Ngựa: 10-80 mg/ngày - Trâu, bò: 30-100 mg/ngày
- Lợn: 10-30 mg/ngày - Chó: 1-2 mg/ngày
3.2. Tiêm dƣới da: Atropin Sulfat 1/2000 (0,05%)
3.3. Cho uống khi cần thiết, thƣờng dùng khi gia súc bị nôn mửa. Hạn chế sử dụng
cho gia súc nhai lại vì dễ gây tắt dạ lá lách, liệt dạ cỏ, chƣớng hơi dạ cỏ.
4. Bảo quản
4.1. Xác định điều kiện bảo quản.
Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ƣớt
và hóa chất độc hại.

14

4.2. Thực hiện việc bảo quản
- Kiểm tra lọ, bao gói đựng thuốc để phát hiện dập, vỡ, rách ảnh hƣởng tới
thuốc.
- Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu
chuẩn kỹ thuật trƣớc khi bảo quản.
- Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh,
- Kiểm tra thƣờng xuyên để phát hiện và xử lý sai sót.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
* Câu hỏi
1. Hãy cho biết cách sử dụng Atropin?
2. Thuốc Atropin đƣợc dùng để tiêm trong những trƣờng hợp nào?
3. Để bảo đảm tác dụng của Atropin đƣợc tốt, cần phải bảo quản ở trong các
điều kiện nhƣ thế nào?


* Bài tập thực hành
Kết hợp với mạng lƣới thú y ở cơ sở tổ chức cho các lớp học sinh tham
gia tiêm Atropin cho gia súc gia cầm khi mắc bệnh
. Khi triển khai tiêm giáo viên cần hƣớng dẫn, phổ biến cho học sinh những
nội dung cần thiết nhƣ sau:
1. Chuẩn bị đầy đủ thuốc Atropin và các vật tƣ cần thiết để tiêm
2. Hƣớng dẫn sử dụng bơm tiêm và hƣớng dẫn các cách tiêm

15
3. Xác định các vị trí tiêm:
4. Phƣơng pháp cố định gia súc để tiêm
5. Cách lấy thuốc để tiêm
6. Thao tác tiêm: Tiêm bắp, tiêm dƣới da
7. Theo dõi gia súc sau khi tiêm kết hợp với chăm sóc tốt
8. Học sinh báo cáo kết quả, giáo viên nhận xét, đánh giá cho điểm

C. Ghi nhớ
Atropin là một thuốc độc bảng A, khi dùng cần chú ý liều lƣợng để phòng
trúng độc cho con vật

Bài 3: Sử dụng Strychnin
Mục tiêu: Học xong bài này ngƣời học có khả năng:
- Mô tả đƣợc những nội dung về sử dụng strychnin dùng trong chăn nuôi
- Sử dụng đƣợc strychnin dùng trong chăn nuôi đúng kỹ thuật
A. Nội dung
1. Nhận dạng
1.1. Nhận biết chung:
Strychnin là một alcaloid chiết xuất từ hạt cây mã tiền, là loại thuốc bổ
nhƣng rất độc. Thuốc đƣợc dùng dƣới dạng muối sulfat hay nitrat. Thuốc độc bảng
A.
1.2. Nhận biết tính chất:
Strychnin có dạng tinh thể hình kim, trắng không mùi, vị rất đắng, tan trong
nƣớc và chloroform, không tan trong ete. Với liều nhẹ Strychnin là loại thuốc bổ,
có tác dụng tăng cƣờng trƣơng lực cơ vân, cơ tim, gây co mạch, tăng huyết áp, kích
thích nhu động ruột, tăng tiết dịch tiêu hóa, Với liều cao gây co giật, ngạt thở do cơ
co rút.
1.3. Nhận biết tác dụng:
Strychnin có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ƣơng:
- Liều nhẹ: Strychnin là một loại thuốc bổ cho gia súc
- Liều trung bình, liều điều trị: gây hƣng phấn các giác quan (thị giác, vị
giác, thích giác, xúc giác).

16
- Kích thích hoạt động các trung tâm hô hấp và vận mạch, tăng hƣng phấn
phản xạ của tuỷ sống, tăng tính chất cảm ứng của võng mạc mắt cho động vật.
- Strychnin làm tăng trƣơng lực cơ trơn và cơ vân, cơ tim.

- Liều cao: Strychnin gây độc, cơ bị mất trƣơng lực, con vật bị co giật khi bị
một kích thích nào đó: và bị ngạt thở vì cơ lồng ngực không hoạt động đuợc.
2. Ứng dụng:
Strychnin đƣợc dùng trong những trƣờng hợp sau:
2.1. Điều trị bệnh
- Chữa bệnh bại liệt, liệt cơ, suy nhƣợc cơ của gia súc.
- Làm thuốc giải độc khi gia súc trúng độc bởi các loại thuốc ngủ
(barbiturat).
- Kích thích trung tâm hô hấp và vận mạch bị suy sụp cấp tính (biểu hiện
ngất xỉu, nhiễm độc thuốc mê ).
2.2. Phục hồi sức khỏe
- Làm thuốc bổ toàn thân, khi suy nhƣợc cơ thể, gia súc mệt mỏi, biếng ăn;
trong chứng loạn thần kinh suy nhƣợc.
3. Sử dụng:
3.1. Tiêm bắp thịt liều lƣợng tùy theo từng loại gia súc:
- Ngựa, lừa: 0,03-0,1 g/ngày - Trâu, bò: 0,05-0,15 g/ngày
- Lợn, dê, cừu: 0,002-0,005 g/ngày - Chó: 0,001 g/ngày
3.2. Tiêm dƣới da: Liều lƣợng nhƣ sau:
- Trâu bò: 50-150 mg/ngày - Lợn: 2- 4 mg/ngày
- Chó: 1 mg/ngày - Dê, cừu: 2-5 mg/ngày
Tiêm ngày 1 lần, không dùng quá 5 ngày, dùng quá liều súc vật có thể bị co giật.
3.3. Cho uống: ít dùng cho uống, có thể dùng dung dịch Strychnin nhƣ sau:
- Ngựa, lừa: 50-100 mg/ngày - Trâu, bò: 50-100 mg/ngày
- Lợn, dê, cừu: 2-5 mg/ngày - Chó: 0,2-1 mg/ngày

17


4. Bảo quản
4.1. Xác định điều kiện bảo quản.

Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ƣớt
và hóa chất độc hại.
4.2. Thực hiện việc bảo quản
- Kiểm tra lọ, bao gói đựng thuốc để phát hiện dập, vỡ, rách ảnh hƣởng tới
thuốc.
- Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu
chuẩn kỹ thuật trƣớc khi bảo quản.
- Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh,
- Kiểm tra thƣờng xuyên để phát hiện và xử lý sai sót.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
* Câu hỏi
1. Hãy cho biết cách sử dụng Strychnin?
2. Thuốc Strychnin đƣợc ứng dụng dùng để tiêm trong những trƣờng hợp nào?
3. Để bảo đảm tác dụng của Strychnin đƣợc tốt, cần phải bảo quản ở trong các
điều kiện nhƣ thế nào?
* Bài tập thực hành

18
Kết hợp với mạng lƣới thú y ở cơ sở tổ chức cho các lớp học sinh tham
gia tiêm Strychnin cho gia súc gia cầm khi mắc bệnh
. Khi triển khai tiêm giáo viên cần hƣớng dẫn, phổ biến cho học sinh những
nội dung cần thiết nhƣ sau:
1. Chuẩn bị đầy đủ thuốc Strychnin và các vật tƣ cần thiết để tiêm
2. Hƣớng dẫn sử dụng bơm tiêm và hƣớng dẫn các cách tiêm
3. Xác định các vị trí tiêm:
4. Phƣơng pháp cố định gia súc để tiêm
5. Cách lấy thuốc để tiêm
6. Thao tác tiêm: Tiêm bắp, tiêm dƣới da
7. Theo dõi gia súc sau khi tiêm kết hợp với chăm sóc tốt
8. Học sinh báo cáo kết quả, giáo viên đánh giá cho điểm

C. Ghi nhớ
Strychnin là thuốc độc bảng A. Khi gia súc bị ngộ độc thì giải độc bằng
cloram, chloroform, morphin và một số thuốc an thần (Meprobamat, Seduxen)

Bài 4: Sử dụng Anagin
Mục tiêu: Học xong bài này ngƣời học có khả năng:
- Mô tả đƣợc những nội dung về sử dụng anagin dùng trong chăn nuôi
- Sử dụng đƣợc anagin dùng trong chăn nuôi đúng kỹ thuật
A. Nội dung
1. Nhận dạng
1.1. Nhận biết chung:
Analgin là một thuốc trong nhóm Pyrazolon, còn có tên khác là Novagin,
Dipyron. Là thuốc hạ nhiệt cho gia súc thông qua việc thúc đẩy quá trình giải nhiệt
của cơ thể.
1.2. Nhận biết tính chất:
Thuốc có dạng kết tinh trắng hoặc vàng nhạt, dễ tan trong nƣớc, khó tan
trong rƣợu, không tan trong ether
Khi vào cơ thể thuốc đƣợc hấp thu nhanh, tác dụng nhanh, thải trừ chậm, tác
dụng kéo dài.
1.3. Nhận biết tác dụng:

19
Thuốc có tác dụng giảm nhiệt, hạ sốt, giảm đau đối với cơ thể
Thuốc làm mất những cơn co thắt của hệ cơ trơn, cơ vòng nhƣ co thắt dạ
dày, dạ cỏ và điều tiết nhu động của dạ dày cỏ và của ruột non, ruột già.
Ngoài ra, Analgin tác dụng giảm đau chống viêm, chống co giật và chống
thấp cơ, thấp khớp.




2. Ứng dụng.
2.1. Hạ sốt gây hạ nhiệt với cơ thể, chữa các bệnh cảm nắng, cảm nhiệt
-Chữa các chứng đau bụng co thắt, táo bón ruột.
- Dùng khi động vật bị chƣớng bụng đầy hơi cấp, kèm theo những cơn đau
bụng co thắt mạnh.cơn co thăt cổ tử cung lúc đẻ, đau đƣờng tiết liệu, mật, thận…
2.2. Giảm đau, có tác dụng an thần, trấn tĩnh gia súc trong lúc rửa dạ dày, đƣờng
ruột hay tắc thực quản.
- Trị viêm khớp, phong thấp cơ cấp tính
3. Sử dụng:
3.1. Tiêm bắp thịt với liều lƣợng nhƣ sau:
Trâu, bò, ngựa: 20-40 ml/con/ngày
Lợn : 10-15 ml/con/ngày
Chó, cừu, dê: 3- 5 ml/ con/ngày

20
3.2. Tiêm dƣới da, tác dụng chậm hơn so với tiêm bắp thịt, liều lƣợng nhƣ tiêm bắp
thịt, liều trung bình: 10-20 mg Analgin/kg khối lƣợng.
Khi cần thiết có thể tiêm nhắc lại sau một giờ với liều tƣơng tự.
Ngoài ra có thể dùng cho uống, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm phúc mạc
4. Bảo quản
4.1. Xác định điều kiện bảo quản.
Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ƣớt
và hóa chất độc hại.
4.2. Thực hiện việc bảo quản
- Kiểm tra lọ, bao gói đựng thuốc để phát hiện dập, vỡ, rách ảnh hƣởng tới
thuốc.
- Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu
chuẩn kỹ thuật trƣớc khi bảo quản.
- Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh,
- Kiểm tra thƣờng xuyên để phát hiện và xử lý sai sót.


B. Câu hỏi và bài tập thực hành
* Câu hỏi
1. Hãy cho biết cách sử dụng atropin?
2. Thuốc Analgin đƣợc ứng dụng dùng để tiêm trong những trƣờng hợp nào?
3. Để bảo đảm tác dụng của Analgin đƣợc tốt, cần phải bảo quản ở trong các điều
kiện nhƣ thế nào?
* Bài tập thực hành
Kết hợp với mạng lƣới thú y ở cơ sở tổ chức cho các lớp học sinh tham
gia tiêm Anagin cho gia súc gia cầm khi mắc bệnh

21
. Khi triển khai tiêm giáo viên cần hƣớng dẫn, phổ biến cho học sinh những
nội dung cần thiết nhƣ sau:
1. Chuẩn bị đầy đủ thuốc Analgin và các vật tƣ cần thiết để tiêm
2. Hƣớng dẫn sử dụng bơm tiêm và hƣớng dẫn các cách tiêm
3. Xác định các vị trí tiêm:
4. Phƣơng pháp cố định gia súc để tiêm
5. Cách lấy thuốc để tiêm
6. Thao tác tiêm: Tiêm bắp, tiêm dƣới da
7. Theo dõi gia súc sau khi tiêm kết hợp với chăm sóc tốt
8. Học sinh báo cáo kết quả, viết thu hoạch, giáo viên nhận xét, đánh giá cho điểm
C. Ghi nhớ
Sử dụng Anagin đúng liều và đúng liệu trình quy định

Bài 5: Sử dụng Oxytocin
Mục tiêu: Học xong bài này ngƣời học có khả năng:
- Mô tả đƣợc những nội dung về sử dụng oxytocin dùng trong chăn nuôi
- Sử dụng đƣợc oxytocin dùng trong chăn nuôi đúng kỹ thuật
A. Nội dung

1. Nhận dạng
1.1. Nhận biết chung:
Oxytocin còn gọi là kích thích tố thúc đẻ do thùy sau tuyến yên tiết ra, trƣớc
đây đƣợc chiết xuất từ protein, ngày nay có thể tổng hợp đƣợc bằng con đƣờng hoá
học.
1.2. Nhận biết tính chất:
Oxytocin tinh khiết có dạng bột. Dung dịch thuốc tiêm trong suốt, có phản
ứng axit nhẹ.
Oxytocin là một kích tố thuần khiết, an toàn, không gây bất kỳ một phản ứng
nào đối với cơ thể.
1.3. Nhận biết tác dụng:
Oxytocin có tác dụng chủ yếu kích thích sự co rút các sợi cơ trơn của tử
cung, làm cho tử cung co bóp, có tác dụng đẩy thai lúc đẻ.

22
Thuốc cũng có tác dụng trên các cơ trơn của tuyến sữa và ống dẫn sữa, kích
thích tăng tiết sữa và đẩy sữa ra ngoài.
Thuốc còn tác dụng với cả cơ trơn ở ruột, tiết niệu và làm co các mạch máu
nhỏ, nhất là các mạch máu ở tử cung do đó làm tăng huyết áp.
Chống sót nhau hay phòng băng huyết sau đẻ. phòng chống viêm vú



2. Ứng dụng.
Oxytocin đƣợc dùng để phòng và trị các bệnh sau:
2.1. Điều trị bệnh:
- Phòng và chữa những chứng liệt dạ con ở gia súc.
- Trong bệnh đau ruột ngựa do liệt ruột.
- Cầm máu trong trƣờng hợp chảy máu, rỉ máu sau khi đẻ hay sau phẫu thuật
sản khoa.

2.2. Thúc đẻ đối với những gia súc cái mà tử cung đã mở nhƣng co bóp yếu.
- Đẩy những chất bẩn trong tử cung sau khi đẻ.
2.3. Tăng thai sữa, kích thích tăng tiết sữa ở lợn, trâu, bò, chó sau đẻ.
3. Sử dụng:
3.1. Tiêm bắp thịt với liều lƣợng nhƣ sau:

23
- Gia súc lớn: 10-20-60 UI tƣơng đƣơng 1-2-6 ml/con
- Lợn nái dƣới 200kg: 5-20 UI hay 0,5-2 ml/con
- Lợn nái trên 200kg: 20-50 UI hay 2-5 ml/con
- Dê cái, cừu cái: 3-20 UI hay 0,3-2 ml/con
- Chó cái, mèo cái: 2-10 UI hay 0,2-1 ml/con
3.2. Tiêm dƣới da hay tiêm tĩnh mạch là do yêu cầu can thiệp nhanh hay chậm hay
kéo dài. Phƣơng pháp tiêm dƣới da: ở ngựa và bò nên tiêm dƣới da để hiệu lực
thuốc tăng từ thấp đến cao, giúp cho con cái đẻ bình thƣờng không hại sức.
Khi cần thiết có thể tiêm tĩnh mạch với liều giảm đi một nửa
- Liều lƣợng có thể tăng, giảm hay liều lặp lại sau 30-60 phút tuỳ theo tình
trạng bệnh tình và súc khoẻ gia súc. Tuy nhiên chỉ nên tiêm tối đa 2-3 lần trong 1
ngày với liều quy định trên.

4. Bảo quản
4.1. Xác định điều kiện bảo quản.
Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ƣớt
và hóa chất độc hại.
4.2. Thực hiện việc bảo quản
- Kiểm tra lọ, bao gói đựng thuốc để phát hiện dập, vỡ, rách ảnh hƣởng tới
thuốc.
- Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu
chuẩn kỹ thuật trƣớc khi bảo quản.


24
- Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh,
- Kiểm tra thƣờng xuyên để phát hiện và xử lý sai sót.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
* Câu hỏi
1. Hãy cho biết cách sử dụng Oxytocin ?
2. Thuốc Oxytocin đƣợc ứng dụng dùng để tiêm trong những trƣờng hợp nào?
3. Để bảo đảm tác dụng của Oxytocin đƣợc tốt, cần phải bảo quản ở trong các
điều kiện nhƣ thế nào?
* Bài tập thực hành
Kết hợp với mạng lƣới thú y ở cơ sở tổ chức cho các lớp học sinh tham
gia tiêm Oxytocin cho gia súc gia cầm khi mắc bệnh
. Khi triển khai tiêm giáo viên cần hƣớng dẫn, phổ biến cho học sinh những
nội dung cần thiết nhƣ sau:
1. Chuẩn bị đầy đủ thuốc Oxytocin và các vật tƣ cần thiết để tiêm
2. Hƣớng dẫn sử dụng bơm tiêm và hƣớng dẫn các cách tiêm
3. Xác định các vị trí tiêm:
4. Phƣơng pháp cố định gia súc để tiêm
5. Cách lấy thuốc để tiêm
6. Thao tác tiêm: Tiêm bắp, tiêm dƣới da
7. Theo dõi gia súc sau khi tiêm kết hợp với chăm sóc tốt
8. Học sinh báo cáo kết quả, viết thu hoạch, giáo viên nhận xét, đánh giá cho điểm
C. Ghi nhớ
Khi điều trị cần sử dụng thuốc đúng liều lƣợng và liệu trình quy định,

Bài 6: Sử dụng huyết thanh ngựa chửa
Mục tiêu: Học xong bài này ngƣời học có khả năng:
- Mô tả đƣợc những nội dung về sử dụng huyết thanh ngựa chửa dùng trong
chăn nuôi
- Sử dụng đƣợc huyết thanh ngựa chửa dùng trong chăn nuôi đúng kỹ thuật

A. Nội dung
1. Nhận dạng

×