Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

giáo trình mô đun chuẩn bị lồng bè nuôi cá nghề nuôi cá lồng bè nước ngọt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 103 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN












GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
CHUẨN BỊ LỒNG BÈ NUÔI CÁ
MÃ SỐ: MĐ 01
NGHỀ: NUÔI CÁ LỒNG BÈ NƯỚC NGỌT
(CÁ CHÉP, CÁ TRẮM CỎ)
Trình độ: Sơ cấp nghề




1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01





2
LỜI GIỚI THIỆU
Cá chép và cá trắm cỏ là hai đối tượng nuôi truyền thống của nghề nuôi cá
nước ngọt ở Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian qua bệnh đã gây thiệt hại lớn cho
nghề nuôi cá chép và cá trắm cỏ trong lồng bè. Vì vậy, vấn đề kỹ thuật nuôi,
quản lý môi trường, quản lý dịch bệnh là cần thiết và cấp bách, đòi hỏi người
nuôi cá có những hiểu biết về chuẩn bị lồng bè nuôi, chọn và thả cá giống, chăm
sóc cá, quản lý môi trường, quản lý dịch bệnh và lồng bè nuôi cá để nâng cao
năng suất nuôi và phát triển bền vững nghề nuôi cá chép, cá trắm cỏ trong lồng
trên các hệ thống sông, suối, hồ chứa.
Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề “Nuôi cá lồng bè
nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” được dựa trên cơ sở phân tích nghề. Phần kỹ
thuật nghề được kết cấu theo các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ
sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc xây dựng chương trình, biên soạn
giáo trình đào tạo nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” là cấp
thiết hiện nay nhằm giúp cho người làm nghề nuôi cá chép, cá trắm cỏ trong
lồng bè và bà con lao động nông thôn giảm bớt rủi ro, hướng tới hoạt động nuôi
cá chép, cá trắm cỏ trong lồng bè phát triển bền vững.
Chương trình, giáo trình dạy nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép,
cá trắm cỏ)” trình độ sơ cấp nghề do trường Cao đẳng Thủy sản chủ trì xây dựng
và biên soạn theo hướng dẫn tại Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày
08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Chương trình dạy nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)”
được tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề. Nghề “Nuôi cá lồng bè
nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” gồm 06 mô đun cụ thể như sau:
1) Mô đun 01. Chuẩn bị lồng bè nuôi cá
2) Mô đun 02. Chọn và thả cá giống

3) Mô đun 03. Chăm sóc cá nuôi
4) Mô đun 04. Quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá
5) Mô đun 05. Phòng, trị bệnh cá nuôi
6) Mô đun 06. Thu hoạch và tiêu thụ cá
Giáo trình mô đun “Chuẩn bị lồng bè nuôi cá” là một mô đun chuyên
môn, được biên soạn theo chương trình đã được phê duyệt. Mô đun có thể dạy
độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khóa tập huấn hoặc dạy nghề
dưới 3 tháng. Mô đun này được dạy đầu tiên trong chương trình dạy nghề nuôi
cá lồng bè nước ngọt.
Mô đun “Chuẩn bị lồng bè nuôi cá” dạy cho người học những hiểu biết về
lập kế hoạch sản xuất, thực hiện an toàn lao động, chọn địa điểm đặt lồng bè,
làm lồng bè nuôi mới, di chuyển, cố định lồng bè và vệ sinh lồng bè nuôi cũ.
Nội dung giảng dạy được phân bổ trong thời gian 88 giờ, gồm 6 bài.
Bài 1: Lập kế hoạch sản xuất

3
Bài 2: Thực hiện an toàn lao động
Bài 3: Chọn địa điểm đặt lồng bè
Bài 4: Tổ chức làm lồng bè nuôi mới
Bài 5: Di chuyển và cố định lồng bè
Bài 6: Tu sửa vệ sinh lồng bè nuôi cũ
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu,
hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước, cập nhật những tiến bộ khoa học
kỹ thuật, sự góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp, đặc biệt là mô hình nuôi
thực tế tại các địa phương Yên Bái, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nội… Chúng tôi
xin chân thành cảm ơn.
Nhóm biên soạn xin được cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn, lãnh đạo và giảng viên trường Cao đẳng Thủy sản, các
chuyên gia và các nhà quản lý tại địa phương đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu
và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành cuốn giáo trình này.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đọc giả để giáo trình được hoàn thiện
hơn.
Tham gia biên soạn:
1. Chủ biên: Th.S Ngô Chí Phương
2. Th.S Ngô Thế Anh
3. Th.S Nguyễn Thanh Hoa
4. K.S Nguyễn Tuấn Duy

4
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01 1
LỜI GIỚI THIỆU 2
MỤC LỤC 4
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT 5
MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ LỒNG BÈ NUÔI CÁ 6
Bài 01. Lập kế hoạch sản xuất 7
1. Tìm hiểu đặc điểm sinh học đối tượng nuôi 7
2. Thu thập thông tin vùng nuôi 12
3. Lên kế hoạch sản xuất 16
4. Đăng ký cấp phép nuôi cá lồng bè 17
Bài 02. Thực hiện an toàn lao động 20
1. Quy định an toàn lao động đối với nghề nuôi cá 20
2. Trang bị bảo hộ lao động 21
3. Sử dụng áo phao 21
4. Cấp cứu tại chỗ người bị ngạt nước 23

5. Xử lý các tình huống khẩn cấp 31
Bài 03. Chọn địa điểm đặt lồng bè 35
1. Khảo sát vị trí đặt lồng bè 35
2. Kiểm tra chất lượng nguồn nước 44
Bài 04. Tổ chứa làm mới lồng bè nuôi cá 55
1. Chọn lồng bè nuôi cá 55
2. Chọn vật liệu làm lồng 58
3. Tổ chức lắp ráp lồng nuôi cá 64
Bài 05. Di chuyển và cố định lồng nuôi 78
1. Di chuyển lồng bè nuôi cá 78
2. Cố định lồng bè 79
Bài 06. Tu sửa, vệ sinh lồng bè nuôi cũ 84
1. Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng nhỏ 84
2. Vệ sinh lồng bè 88
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 90
I. Vị trí, tính chất của mô đun: 90
II. Mục tiêu: 90
III. Nội dung chính của mô đun 90
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 91
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 97
VI. Tài liệu tham khảo 101



5
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT

- Bộ test/ test kit: Bộ kiểm tra nhanh yếu tố môi trường.
- DO: Hàm lượng ôxy hòa tan
- %: Tỷ lệ phần trăm

- ‰: Tỷ lệ phần ngàn
- ppm: Tỷ lệ phần triệu, 1ppm = 1g/m
3
hoặc 1ml/m
3




6
MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ LỒNG BÈ NUÔI CÁ
Mã mô đun: MĐ 01

Giới thiệu mô đun:
Mô đun “Chuẩn bị lồng bè nuôi cá” là mô đun chuyên môn thuộc
chương trình nghề Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ). Thời gian
học của mô đun là 88 giờ, trong đó lý thuyết 16 giờ, thực hành 68 giờ và kiểm
tra hết mô đun 4 giờ. Nội dung giảng dạy của mô đun mang tính tích hợp giữa
kiến thức và kỹ năng thực hành. Trong từng nội dung bài đều có các bài tập, các
bài thực hành để học viên áp dụng vào trong thực tế xản xuất. Mô đun trang bị
cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc:
- Lập kế hoạch sản xuất
- Thực hiện an toàn lao động
- Chọn địa điểm đặt lồng bè
- Tổ chức làm lồng bè nuôi mới
- Di chuyển và cố định lồng bè
- Tu sửa vệ sinh lồng bè nuôi cũ
Để hoàn thành mô đun này, người học phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Học lý thuyết trên lớp và ngoài thực địa;
- Tự đọc tài liệu ở nhà;

- Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành được thực hiện ở
lồng nuôi cá của các hộ gia đình… tại địa phương mở lớp. Lập kế hoạch sản
xuất, thực hiện an toàn lao động, chọn địa điểm đặt lồng bè, làm lồng bè nuôi
mới, di chuyển, cố định lồng bè và vệ sinh lồng bè nuôi cũ.
Trong quá trình thực hiện mô đun: giáo viên (chuyên gia) kiểm tra, đánh
giá mức độ thành thạo các thao tác của người học.
Kết thúc mô đun: giáo viên kiểm tra mức độ hiểu biết kiến thức và khả
năng thực hiện các kỹ năng của người học.
Trong quá trình giảng dạy thực hiện kiểm tra đánh giá theo Quyết định số
14 / 2007 /QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội -“Quy chế thi kiểm tra và công nhận tốt nghiệp
trong dạy nghề hệ chính quy”

7

Bài 01. Lập kế hoạch sản xuất
Mã bài: MĐ01-01
Mục tiêu:
- Mô tả, nhận biết được các đặc điểm sinh học chủ yếu của cá chép, trắm
cỏ;
- Nêu được phương pháp thu thập thông tin và lập kế hoạch nuôi cá lồng;
- Thu thập thông tin chính xác; thực hiện các bước lập kế hoạch nuôi cá.
A. Nội dung:
1. Tìm hiểu đặc điểm sinh học đối tượng nuôi
1.1. Đặc điểm sinh học cá chép
1.1.1. Đặc điểm phân bố
Cá chép được phân bố rất rộng, gặp ở hầu hết các nước trên thế giới, tính
thích nghi cao. Cá chép được coi là loài cá nuôi ở ao hồ nước ngọt lâu đời nhất
trên thế giới.
Cá chép ở nước ta phân bố tự nhiên không qua các tỉnh miền Trung. Nam

bộ không có cá chép gốc địa phương mà là cá nhập nội từ miền Bắc vào. Cá
chép sống được ở hầu hết các thủy vực nước ngọt như ao, hồ, đầm, ruộng, sông,
suối ở tầng giữa và đáy. Giới hạn nhiệt độ rộng từ 0 - 40C, nhiệt độ thích hợp
20 - 27C, hàm lượng oxy cực tiểu cho phép là 2mg/ lít, pH từ 4 - 9, cá sống ở
nước ngọt, đôi khi sống được cả ở vùng nước lợ có nồng độ muối tới 14
0
/
00
.
1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo

Hình 1.1.1: Cá chép chọn giống V1
Cá chép có thân hình nhẵn bóng, vảy to tròn, thường có màu trắng bạc hơi
pha màu vàng, vây đuôi pha màu đỏ. Do chọn giống, hiện nay có rất nhiều nòi
cá chép. ở nước ta đã gặp tới 6 loại hình cá chép khác nhau: cá chép trắng, cá
chép đỏ, cá chép kính, cá chép cẩm, cá chép Bắc Cạn, cá chép gù. Nói chung
màu sắc của cá thay đổi theo điều kiện môi trường sống.

8
1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng
- Giai đoạn cá bột lên cá hương (0,5 đến 2,5 - 3 cm).
Cá mới nở, dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Sau khi nở được 3 - 4 ngày cá
bắt đầu ăn động vật phù du cỡ nhỏ.
Sau khi nở được 7 - 10 ngày chiều dài L = 10 - 13,5 mm, các vây hình
thành rõ ràng, hàm trên bắt đầu xuất hiện răng sừng. Cá đã chủ động bắt mồi,
thức ăn chủ yếu là động vật phù du cỡ nhỏ, ngoài ra còn ăn được ấu trùng muỗi
(Chironomus) cỡ nhỏ.
Sau khi nở được 15 - 25 ngày chiều dài L = 15 - 25 mm, toàn thân có vẩy
bao bọc, mồm xuất hiện chồi râu. Cá hoàn toàn chủ động bắt mồi. Thành phần
thức ăn bắt đầu thay đổi, thức ăn chủ yếu là sinh vật đáy (Bentos) cỡ nhỏ.

Sau khi nở được 20 - 28 ngày thân dài L = 19 - 28 mm, vây vẩy hoàn
chỉnh, cá chuyển sang sống đáy, cá ăn sinh vật đáy là chính.
- Cá trưởng thành - ăn sinh vật đáy là chủ yếu như giun nước, ấu trùng,
côn trùng, mùn bã hưu cơ, bột cỏ thực vật, mầm non thực vật, các loại thức ăn
nhân công như cám gạo, bột mì, bã đậu, khô dầu
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng của cá chép
Tốc độ sinh trưởng của cá chép phụ thuộc vào chế độ thức ăn của vùng
nước.
Bảng 1.1.1: Sinh trưởng của cá chép ở Hồ Tây Hà Nội
Tuổi
Chiều dài thân (cm)
Khối lượng (g)
1
17,1 – 20,1
207 – 278
2
23,0 – 26,0
405 – 550
3
35,0 – 41,0
900 – 1200

Tốc độ sinh trưởng của cá chép trong các ao nuôi cá thịt (bảng 3).
Bảng 1.1.2: Tốc độ sinh trưởng của cá chép qua các năm
Tuổi
Khối lượng (g)
1
300 – 500
2
700 – 1000

3
1000 – 1500
1.1.5. Đặc điểm sinh sản
* Tuổi thành thục và cỡ cá thành thục
Tuổi thành thục và cỡ cá thành thục của cá chép cũng như các loài cá nuôi
khác phụ thuộc vào vĩ độ, vào chế độ dinh dưỡng. Cá chép Hungari, cá chép
Nhật bản nuôi ở Việt Nam thành thục sau một năm tuổi. Cá chép Việt Nam sau
một năm đã thành thục tuyến sinh dục. Cá chép Bắc á, Châu Âu thường 4 - 5
tuổi mới thành thục.
Cá chép Việt Nam thường trên dưới 200 gam đã phát dục thành thục lần
đầu tiên. Cá biệt có con còn nhỏ hơn đã thấy phát dục thành thục. Nhìn chung cá

9
chép Hung vẩy nuôi ở Việt Nam có cỡ cá thành thục lớn hơn cá chép Việt Nam
và cá chép Nhật Bản.
* Sức sinh sản và sự nở của trứng
Sức sinh sản của cá chép phụ thuộc vào tuổi cá và cỡ cá, phụ thuộc vào
chế độ nuôi dưỡng. Cá chép nuôi ở nước ta lượng chứa trứng tăng nhanh vào lứa
tuổi thứ 3 đến 5 tuổi và sau đó tăng không đáng kể (bảng 1).
Ở đồng bằng bắc bộ và miền núi phía Bắc, trong điều kiện ương nuôi
thông thường, trứng cá chép thường nở sau 3 ngày, có khi đến 4 - 5 ngày. Nhiệt
độ thích hợp nhất cho sự nở của trứng là 22 - 25C.
Bảng 1.1.3: Mối quan hệ giữa kích thước, tuổi cá chép với lượng chứa trứng
Tuổi
Chiều dài thân cá
(cm)
Khối lượng cá
(kg)
Tổng số trứng
1

17 – 20
0,2 – 0,28
46.000
2
23 – 26
0,4 – 0,55
53.000
3
35 – 41
0,9 – 1,2
163.000
4
51 – 56
1,8 – 2,7
1.000.000 – 1.300.000
5
58 – 62
2,9 – 3,4
1.000.000 – 1.300.000

* Thời vụ và tập tính đẻ trứng
Cá chép là loài cá bán di cư sinh sản, điều kiện sinh thái đẻ trứng đơn
giản. Buồng trứng của cá chép phát triển rất khác với buồng trứng của cá mè,
trôi, trắm cỏ. Trong buồng trứng có cả trứng ở pha 2, 3, 4 do sự phát triển không
đồng đều đó dẫn đến cá chép đẻ ngắt đợt làm nhiều lần. Ở các tỉnh miền Bắc cá
chép đẻ vào 2 vụ là vụ xuân và vụ thu, nhưng tập trung vào vụ xuân, tháng 2 - 3
dương lịch, ở miền núi (Sơn La, Lai Châu) cá chép đẻ vào tháng 3 - 4. Đối với
các tỉnh Nam bộ cá chép đẻ hầu như quanh năm, trong đó mùa đẻ tập trung vào
mùa mưa.
Cá chép thành thục trong các ao, hồ, đầm, sông, ruộng, vào mùa mưa

thường ngược dòng nước tới bãi cỏ hoặc các loại thực vật thủy sinh thượng đẳng
đẻ trứng. Trứng cá chép dính vào các cây cỏ, rong ở dưới nước, rồi từ đó phát
triển thành cá bột. Cá chép thường đẻ vào sáng sớm, lúc mặt trời chưa mọc, có
khi kéo dài tới 8 - 9 giờ sáng hoặc đến trưa. Điều kiện cho cá chép đẻ trứng:
nhiệt độ nước từ 20 - 23C, có giá thể, có nước mới, có mặt của cá đực; khi thời
tiết bắt đầu ấm, đồng thời có mưa, sấm đầu mùa, lúc này cá thường tập trung đi
đẻ.
* Cấu tạo trứng cá chép
Trứng cá chép có cấu tạo hai loại màng: màng sơ cấp và màng thứ cấp.
Khi trứng rơi vào nước màng thứ cấp trương lên, có độ dính. Màng thứ cấp thích
nghi với tính bám của trứng vào giá thể, ngoài ra còn có tính chất bảo vệ. Trong
màng sơ cấp có sắc tố thở carotinoid, noãn hoàng cá chép nhiều. Tất cả các đặc
điểm trên đều biểu hiện tính thích nghi của loài.

10
1.2. Đặc điểm sinh học cá trắm cỏ
1.2.1. Đặc điểm phân bố
Cá trắm cỏ phân bố chủ yếu ở các lưu vực sông hồ thuộc miền trung á
đồng bằng Trung Quốc và đảo Hải Nam, chúng có cả ở vùng trung và hạ lưu
sông Amua.
Ở miền Bắc nước ta, theo P. Chevey và Lemosson (1937) phát hiện thấy
cá trắm cả ở sông Hồng tại Hà Nội. Nhưng trong nhiều năm điều tra tiếp sau
không còn gặp ở sông Hồng nữa mà chỉ có ở sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn).
Ngày nay cá trắm cỏ đã được di nhập đến hầu hết các thủy vực nước ngọt
trên thế giới
Cá trắm cỏ được nhập nội từ Trung Quốc vào miền Bắc nước ta năm
1958. Năm 1967 Trạm nghiên cứu cá nước ngọt Đình Bảng (Hà Bắc) đã thả
hàng loạt cá trắm cỏ giống ra gây nuôi ở sông Hồng. Cá sinh trưởng tốt, sinh sản
được và trở thành nguồn lợi tự nhiên của sông.
Cá tập trung sống ở tầng nước giữa và sát đáy. Trong thủy vực cá thường

phân bố ở những vùng nước nông ven bờ, có nhiều cây cỏ thủy sinh.
Khả năng thích ứng môi trường: Cá Trắm cỏ là loài cá có khả năng thích
ứng rộng với điều kiện môi trường, sống được trong môi trường nước tĩnh, nước
chảy, sinh trưởng và phát triển bình thường trong môi trường có độ mặn từ 0-
8
o
/
oo
. Thích ứng với nhiệt độ từ 13-32
o
C nhưng nhiệt độ tối ưu là 22-28
o
C,
khoảng pH thích hợp từ 5-9; ngưỡng ôxy thấp từ 0,5-1mg/l.
1.2.2. Đặc điểm hình thái

Hình 1.1.2: Cá trắm cỏ (nguồn Viện nghiên cứu NTTS I)
Thân tròn dài, hơi dẹp bên, nhất là cuống đuôi. Bụng tròn, không có sống
bụng. Đầu tù hơi ngắn, miệng ở phía trước rộng, hình vòng cung không có râu.
Hàm trên hơi dài hơn hàm dưới Mắt bé ở hai bên đầu. Khoảng cách hai mắt
rộng. Rãnh sau môi dưới đứt quãng ở giữa.
Vảy lớn vừa. Vây lưng không có tia gai cứng. Khởi điểm vây lưng tương
đương với khởi điểm vây bụng hoặc hơi trước một ít và gần mõm hơn gốc vây
đuôi. Các vây dài bình thường không chạm các vây sau. Vây đuôi chia thuỳ sâu,
hai thuỳ ít nhọn hoặc hơi tròn và đều bằng nhau. Vẩy tròn, to, mỏng. Đường bên

11
hoàn toàn, phần trước hơi cong xuống, đến cuống đuôi đi vào giữa. Hậu môn
gần sát gốc vây hậu môn. Vây hậu môn không có tia gai cứng
Mặt lưng và hông màu xám khói, bụng trắng hơi vàng. Các vây xám

nhạt.
Thân cá màu vàng chè, bụng màu trắng xám. Vây ngực và vây bụng màu
vàng tro.
Phân biệt đực cái: cá trắm cỏ về mùa sinh sản, vây ngực của cá đực có
chấm sao, dùng tay vuốt nhẹ thấy ráp, cá cái thì không có hiện tượng trên.
1.2.3. Đặc điểm dinh dưỡng
Sau khi nở được 3 ngày thân dài trên 7 mm, cá bắt đầu ăn luân trùng, ấu
trùng không đốt và một số tảo hạ đẳng.
Khi cá dài 1 - 2cm, cá bơi khoẻ, cá ăn luân trùng, động vật giáp xác và ấu
trùng phù du cỡ nhỏ.
Khi cá dài 2 - 3 cm ruột dài 110 - 130% thân, cá bắt đầu ăn một ít nõn
non của thực vật thượng đẳng, tỷ lệ luân trùng trong thành phần thức ăn giảm
dần, nhưng động vật giáp xác, phù du vẫn chiếm thành phần chủ yếu.
Khi cá có chiều dài 3 cm, thực vật thủy sinh thượng đẳng là thức ăn chính,
cá từ 4 - 10 cm có thể nghiền nát thực vật thượng đẳng, cá bắt đầu chuyển sang
ăn thực vật thủy sinh non, các lá non mầm non thực vật.
Cá trắm cỏ dài 20 - 25 cm, nặng 135 - 230 g ăn thực vật trên cạn; thích ăn
cỏ gà, cỏ mồi, cỏ chỉ, ít ăn cỏ dày, ăn thực vật thủy sinh, cá thích ăn rong lá
vòng hơn rong đuôi chó. Lượng thức ăn hàng ngày với thực vật trên cạn từ 22,1
- 28,7% khối lượng cơ thể. Hệ số thức ăn của cá trắm cỏ với cỏ gà 25,2, cỏ chỉ
26,6, cỏ mồi 32,7, cỏ dày 47,8, rong lá vòng 49, rong đuôi chó 153,3.
Nếu trong khẩu phần thức ăn có quá nhiều tinh bột cá sẽ béo nhanh và
chậm lớn.
1.2.4. Đặc điểm sinh trưởng
Cá trắm cỏ mới nở có chiều dài 6 mm, nuôi khoảng 20 ngày có chiều dài
khoảng 2,5cm, cá biệt có con dài 3cm.
So với các loài khác cá trắm cỏ là loài lớn nhanh. Trung bình 1 tuổi cá
được 1 kg; cá 2 tuổi đạt 2-4 kg. Những nơi nhiều thức ăn cá trắm cỏ 3 tuổi đạt 9-
12 kg.
Các giai đoạn sinh trưởng: 3 giai đoạn

- Giai đoạn cá hương: Tốc độ sinh trưởng về chiều dài nhanh hơn tốc độ
sinh trưởng về khối lượng
- Giai đoạn cá giống: Trong giai đoạn này sự tăng trưởng về khối lượng
nhanh hơn sự tăng trưởng về chiều dài.
- Giai đoạn trước và sau khi thành thục sinh dục: mức tăng trọng của cá
cao nhất khi cá đạt 3 tuổi, cũng là khi tuyến sinh dục thành thục sinh dục lần đầu
tiên, sau đó mức tăng trọng giảm xuống nhanh và gần như ngừng lại
Cá trắm cỏ có kích cỡ lớn, nặng nhất đạt tới 35-40kg, cỡ thương phẩm
trung bình là 3-5kg. So với các loài cá khác có cùng kích thước thì trong điều
kiện tối ưu, cá trắm cỏ có tốc độ sinh trưởng lớn hơn các loài cá khác. Cá nuôi

12
trong ao sau 1 năm đầu đạt 1kg và các năm sau đó đạt 2-3 kg ở vĩ độ ôn đới, hay
4-5kg mỗi năm ở vĩ độ nhiệt đới.
1.2.5. Đặc điểm sinh sản
* Tuổi và kích thước phát dục
Cá trắm cỏ đực 3 tuổi dài khoảng 53 cm, nặng 3000g; cá cái 4 tuổi dài 60
cm nặng 3500g tham gia đẻ trứng lần đầu. Những con cá sinh trưởng tốt, cá đực
2 tuổi và cá cái 3 tuổi cũng có khả năng sinh sản.
So với ở Trung Quốc, cá trắm cỏ ở Việt Nam, tuổi và kích thước nhỏ hơn
đã phát dục, ở Quảng Đông 4 - 5 tuổi, ở Triết Giang 5 - 6 tuổi, ở sông Amua 6 -
7 tuổi, dài 45 - 60 cm mới phát dục.
* Chu kỳ phát dục của tuyến sinh dục
Mùa đông phần lớn tuyến sinh dục của cá trắm cỏ thường ở giai đoạn II
và III. Vào cuối tháng 3 đầu tháng 4, tuyến sinh dục phát triển nhanh sang giai
đoạn III và IV, cá biệt có những con sinh sản được. Tuyến sinh dục cực đại vào
tháng 5 - 6 - 7. Đến tháng 8 hệ số sinh dục giảm hẳn và chuẩn bị cho chu kỳ phát
dục mới.
* Sức sinh sản
Trứng trắm cỏ có màu vàng nhạt, đường kính 1,3 - 1,6 mm, sức sinh sản

tuyệt đối biến thiên từ 315.000 - 2.100.000 trứng và tương đối từ 50 - 224 trứng.
Sức sinh sản phụ thuộc vào kích thước khá rõ.
Trong sinh sản nhân tạo sức đẻ trứng cao nhất 103 và trung bình 47 - 67
trứng/g khối lượng cá, 1 kg cá trắm cỏ thu 60.000 - 80.000 cá bột.
* Mùa vụ và điều kiện sinh thái sinh sản
Cá trắm cỏ ở sông Hồng tháng 5 - 6 đã thấy đẻ trứng và đã vớt được cá
bột.
Trong sinh sản nhân tạo, cá trắm cỏ đẻ sớm hơn, thường vào đầu tháng 3
đã cho đẻ đạt kết quả, thời gian đẻ trứng tập trung từ trung tuần tháng 3 đến cuối
tháng 4.
Cá trăm cỏ đẻ nổi, đẻ nhiều đợt, bãi đẻ tự nhiên thường ở trung lưu các
sông, thường là chỗ tiếp giáp 2 nguồn nước nơi uốn khúc hoặc đầu thác ghềnh,
đáy thường là cát sỏi. Nhiệt độ thích hợp với việc đẻ trứng từ 22 - 28
o
C, lưu tốc
nước từ 1 - 1,7m/s, tỷ lệ đực cái là 1/1. Trứng cá mới đẻ trôi xuôi dòng nước và
nở thành cá bột.
Hiện nay, nhiều cơ sở đã cho cá trắm cỏ đẻ nhân tạo thành công. Dưới
ảnh hưởng của kích thích tố, tác động của yếu tố nhiệt độ sự lặp lại chu kỳ phát
dục của tuyến sinh dục nhanh. Sau khi cho cá đẻ lần đầu, chúng ta tiếp tục đưa
vào nuôi vỗ tái phát dục trong thời gian từ 20 - 30 ngày, lại cho cá đẻ lần 2 trong
năm.
2. Thu thập thông tin vùng nuôi
2.1. Qui hoạch vùng nuôi, vùng nguyên liệu:
Tìm hiểu quy hoạch nuôi cá thực hiện theo trình tự sau
* Xác định cơ sở điều tra

13
- Trình độ và điều kiện sản xuất, cụ thể là: quy mô sản xuất, cơ sở vật chất
kỹ thuật, điều kiện cung ứng vật tư; số lượng, chất lượng lao động; những khó

khăn, thuận lợi trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm;
- Hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật do Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh hướng dẫn áp dụng tại địa bàn khảo sát
- Tài liệu ghi chép, phỏng vấn, điều tra, xác minh trực tiếp từ người lao
động;
- Các số liệu thống kê tối đa trong 03 năm liền kề;
- Giá thị trường tại thời điểm hoặc gần với thời điểm cần xác định chi phí
sản xuất và tính giá thành
* Phương pháp điều tra
- Áp dụng phương pháp chọn mẫu điển hình suy rộng để chọn đối tượng
khảo sát, cụ thể:
Chọn vùng (hoặc địa bàn) khảo sát trong tỉnh: gồm ít nhất 3 huyện/tỉnh.
Chọn vùng (hoặc địa bàn) khảo sát trong huyện: gồm ít nhất 3 xã/huyện.
Việc chọn các vùng khảo sát trên phải bảo đảm tiêu chí chung do Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh lựa chọn đại diện cho ba vùng thực tế có sản xuất cá, gồm:
vùng có điều kiện sản xuất thuận lợi, vùng có điều kiện sản xuất trung bình,
vùng có điều kiện sản xuất khó khăn.
- Áp dụng phương pháp tổng hợp số liệu ghi chép ban đầu, phương pháp
phỏng vấn hồi tưởng của hộ sản xuất kết hợp với xác minh thực tế điều kiện sản
xuát kinh doanh, tình hình thị trường và đối chiếu với các định mức kinh tế - kỹ
thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành áp dụng trong vùng (hoặc địa bàn)
khảo sát (nếu có);
- Áp dụng phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh, đối chiếu kết quả
điều tra thực tế với các số liệu thống kê, giá thị trường tại thời điểm hoặc gần
với thời điểm cần xác định chi phí sản xuất và tính giá thành lúa. Trường hợp:
Chi phí vật chất, công lao động tính theo giá thị trường tại thời điểm điều
tra, khảo sát; trường hợp không xác định được giá thị trường thì lấy giá trung
bình giữa số liệu thống kê tối đa 3 năm liền kề trước và giá bình quân của các hộ
được điều tra, phỏng vấn cung cấp
* Phương pháp tổng hợp số liệu

Cơ quan điều tra căn cứ vào phương pháp sau đây để tổng hợp chi phí sản
xuất, tính giá thành sản xuất thực tế và giám sát việc tổ chức thực hiện việc tính
toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất.
- Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát trong một xã
+ Tổng hợp chi phí sản xuất: Cộng dồn từng yếu tố chi phí đã chi ra cho
sản xuất cá của tất cả các hộ sản xuất được điều tra thành mức tổng chi phí sản

14
xuất sau đó chia (:) cho tổng diện tích cộng dồn của các hộ điều tra tương ứng để
tìm mức chi phí sản xuất bình quân.





+ Tổng hợp giá thành một đơn vị sản phẩm: Cộng dồn sản lượng cá của
tất cả các hộ điều tra thành mức tổng sản lượng sau đó chia (:) cho tổng diện tích
cộng dồn của các hộ điều tra tương ứng để tìm ra mức năng suất bình quân
chung cho hecta. Sau đó lấy chi phí sản xuất bình quân của một hecta chia (:)
cho năng suất bình quân một hecta để tìm ra giá thành bình quân cho một
kilôgam sản phẩm





- Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát trong một huyện
+ Tổng hợp chi phí sản xuất: Lấy kết quả tính toán chi phí sản xuất bình
quân của từng xã cộng lại chia cho số xã khảo sát (từng yếu tố chi phí và tổng
mức chi phí cho một đơn vị diện tích).

+ Tổng hợp giá thành một đơn vị sản phẩm: Lấy kết quả tính toán giá
thành sản phẩm bình quân của từng xã cộng lại chia bình quân.
- Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát trong một tỉnh
+ Tổng hợp chi phí sản xuất: Lấy kết quả tính toán chi phí sản xuất bình
quân của từng huyện cộng lại chia số huyện khảo sát (từng yếu tố chi phí và
tổng mức chi phí cho một hecta).
+ Tổng hợp giá thành một đơn vị sản phẩm: Lấy kết quả tính toán giá
thành sản phẩm bình quân của từng huyện cộng lại chia bình quân.
2.2. Thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm
* Tìm thị trường gần
- Thị trường gần là thị trường lân cận trong khu vực nuôi, đây là thị
trường tiềm năng nhất. Vì nếu thị trường này được khai thác sẽ đem lại hiệu quả
cao vì giảm chi phí vận chuyển cũng như tính an toàn của thị trường rất cao.
- Thực chất việc tìm thị trường sẽ được xác định trước khi tiến hành một
vụ nuôi mới.
Tổng chi phí sản xuất cá của
các hộ điều tra (đồng)
Tổng diện tích sản xuất cá của
các hộ điều tra (ha)
Chi phí sản xuất
(đồng/ha)
=
Chi phí sản xuất (đồng/ha)
Năng suất bình quân (kg/ha)
Giá thành sản
phẩm (đồng/kg)
=

15
- Trong trường hợp tìm thị trường này chỉ mang tính kịp thời, như thị

trường có sự thay đổi, giá cả, sản lượng cá quá nhiều hoặc quá ít trong trường
hợp muốn thu tỉa hoặc thu từng phần.
- Thị trường này được tìm bằng cách:
+ Tiếp xúc với những thương lái trong vùng
+ Khảo sát khả năng mua bán ở một số chợ trong vùng
+ Quyết định đưa ra thị trường nào mà đem lại hiệu quả lớn nhất cho
người nuôi.
* Tìm thị trường xa
- Thị trường xa là những thị trường ở những vùng xa khu vực nuôi cá.
Thị trường này thường là những thị trường đã được khảo sát, tìm hiểu từ
trước và biết được tiềm năng, nhu cầu của thi trường rồi. Đến thời điểm này, chỉ
là tiếp xúc trực tiếp để tiến hành bàn bạc đi đến quyết định tiêu thu sản phẩm sau
khi đã thu hoạch cá lên.
- Cách thức tìm thị trường này:
+ Căn cứ vào những thông tin tìm hiểu nhu cầu thị trường từ trước khi
tiến hành nuôi hoặc trước khi thu hoạch một thời gian dài.
+ Kiểm tra lại thị trường một lần nữa
+ Tiếp xúc trực tiếp với thương lái đầu mối
+ Định hướng cho kế hoạc tiêu thụ gần nhất
* Xác định nhu cầu và giá cả thị trường
- Nhu cầu thị trường là khả năng tiêu thụ khối lượng sản phẩm trên đơn vị
ngày, tuần hoặc tháng.
Nhu cầu thị trường còn căn cứ vào kích cỡ cá thương phẩm mà thị trường
cần, tiêu thụ tốt.
Việc xác định này đảm bảo nhanh, chính xác để tiến hành thu hoạch cũng
như tiêu thụ sản phẩm.
- Xác định giá cả thị trường là xác định chính xác giá cả sản phẩm cá
chép, trắm cỏ ở các kích cỡ khác nhau.
Việc xác định giá cả này sẽ đánh giá cả thời điểm hiện tại cao, hay thấp.
Bên cạnh đó phải có sự phân loại rõ ràng, chính xác giá bán bán buôn, bán lẻ,

giá cá loại I, loại II với nhau để có kế hoạch tiêu thụ.
Đây là công việc hết sức quan trọng, vì nó sẽ dẫn đến quyết định thu
hoạch kịp thời. Có thể là thu tỉa hoặc thu toàn bộ căn cứ vào giá thành sản phẩm.
- Đối với cá chép, trắm cỏ giá thương phẩm trên thị trường dao động từ
40.000- 65.000 đồng/kg, còn tùy thuộc vào mùa vụ, vùng miền. Giá cá chép,
trắm cỏ còn tùy thuộc vào từng loại cỡ, chủng loại sản phẩm.

16
3. Lên kế hoạch sản xuất
3.1. Trình tự các bước lập kế hoạch sản xuất
* Bước 1. Xác định căn cứ để xây dựng kế hoạch
Đây là công việc quan trọng nhất trong tiến trình xây dựng kế hoạch sản
xuất, bao gồm:
- Báo cáo hoạt động sản xuất kỳ trước, cuối mỗi chu kỳ nuôi người nuôi
cá cần tổng hợp kết quả sản xuất cho chu kỳ nuôi sau
- Thống kê các nguồn lực hiện có (điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực,
khả năng tài chính, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật…)
- Dự kiến điều kiện khách quan có thể ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất
(sự thay đổi của thị trường, biến động giá cả đầu vào- đầu ra của sản phẩm,
thương hiệu sản phẩm và uy tin của cơ sở sản xuất…)
- Định hướng sản xuất thủy sản của ngành, của cơ sở…
* Bước 2: Xây dựng kế hoạch sản xuất cho năm kế hoạch (đối với nghề
nuôi cá lồng có thể được tính theo 01 chu kỳ nuôi cá) kế hoạch sản xuất cần
cung cấp các thông tin chính như sau:
- Thời gian và địa điểm thực hiện kế hoạch sản xuất
- Nguồn nhân lực yêu cầu
- Nguồn tài chính và các giải pháp tài chính (nguồn tài chính của cơ sở,
nguồn tài chính huy động, nguồn tài chính vay…)
* Bước 3: Phổ biến kế hoạch sản xuất
- Chủ trang trại (người quản lý) tổ chức cuộc họp triển khai kế hoạch sản

xuất đến từng cá nhân, bộ phận trực thuộc.
- Thu thập các ý kiến phản hồi từ các bộ phân trực thuộc
* Bước 4: Bộ phận tiếp nhận kết quả phản hồi sẽ tổng hợp, điều chỉnh kế
hoạch nếu thấy phù hợp và đệ trình lãnh đạo duyệt lần cuối
* Bước 5: Triển khai kế hoạch sản xuất: thực hiện, giám sát, đánh giá và
điều chỉnh.
3.2. Lên kế hoạch sản xuất
- Kế hoạch dự trù vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất (bảng)
Bảng 1.1.4: Kế hoạch vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất
TT
Nội dung
Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn
giá
Thành
tiền
Ghi chú
1.
Thức ăn
Tấn




2.
Máy bơm nước
Chiếc





3







17
- Kế hoạch tài chính và tiêu thụ sản phẩm (bảng 1.1.2)
Bảng 1.1.5: Kế hoạch tài chính
TT
Nội dung
Số tiền
dự kiến
Người thực
hiện
Ghi chú
1.
Kế hoạch tài chính




Tài chính tự có





Tài chính huy động



2
Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm




Thu tỉa




Thu toàn bộ








- Kế hoạch chỉ đạo sản xuất
Bảng 1.1.6: Kế hoạch sản xuất
TT

Nội dung công việc
Giá trị
Thời gian
thực hiện
Người thực
hiện
1.
Chuẩn bị lồng



2.
Thả cá giống



3.





4. Đăng ký cấp phép nuôi cá lồng bè
4.1. Quy trình cấp phép









Bước 1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy
sản
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ
Bước 1: nộp hồ sơ
Bước 1: nhận kết quả

18
Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
- Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ
hướng dẫn một lần bằng văn bản để người nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
Bước 3. Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục
Thủy sản
- Người nhận kết quả đem giấy hẹn đến nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả.
- Công chức trả kết quả cho người nhận. Trường hợp mất giấy hẹn thì
phải có giấy cam kết của cá nhân hoặc tổ chức nộp hồ sơ.
4.2. Cách thức thực hiện
4.2.1. Thành phần hồ sơ
Tổ chức hoặc cá nhân muốn đăng ký cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:
- Tờ khai đăng ký lồng (bè) nuôi cá, do địa phương (xã, phường hoặc cơ
quan hành chính tường đương) nơi đặt bè cá xác nhận;
- Giấy tờ hợp pháp do Cơ quan có thẩm quyền cấp về Quyền sử dụng mặt
nước, hoặc quyền thuê mặt nước đặt lồng (bè) nuôi cá (lồng (bè) đặt trong vùng
qui hoạch do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành tạm thời chưa yêu cầu
nộp);
- Sơ đồ vùng nước nơi đặt bè cá (nếu có);

- Giấy cam kết đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ sinh an
toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi thủy sản bằng lồng
(bè) nuôi cá (bản chính);
4.2.2. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)
Địa điểm nuôi bao gồm các vùng nước được quy hoạch cho phép neo đậu
được xác định theo lý trình các tuyến sông như sau:
- Điều kiện về môi trường:
+ Tổ chức, cá nhân trong quá trình nuôi cá lồng bè trên sông, hồ phải thực
hiện nghiêm chỉnh các giải pháp về bảo vệ môi trường đã được phê duyệt trong
báo cáo tác động môi trường.
+ Cơ sở phải có biện pháp thu gom xử lý chất thải (xác động vật thủy sản
chết, chất thải sinh hoạt) theo quy định về bảo vệ môi trường. Không được vứt
xác động vật thủy sản chết ra sông, hồ.
- Điều kiện vệ sinh thú y:
+ Lồng bè nuôi phải được vệ sinh diệt mầm bệnh, các loài động vật trung
gian truyền bệnh theo chế độ định kỳ và sau mỗi vụ nuôi.

19
+ Dụng cụ dùng trong chăn nuôi phải được vệ sinh trước khi đưa vào sử
dụng.
+ Thức ăn chăn nuôi phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y, không gây
hại cho động vật và người sử dụng sản phẩm động vật.
+ Bảo đảm thời gian gián đoạn sau mỗi đợt nuôi.
+ Thuốc phòng trị bệnh, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất sử dụng
trong quá trình nuôi phải có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
+ Có hồ sơ ghi chép quá trình nuôi.
+ Cơ sở phải tuân thủ Quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong
động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi theo Quyết định 130/2008/QĐ-
BNN ngày 31/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban
hành Quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm

động vật thủy sản nuôi.
+ Con giống thả nuôi phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, không mang
mầm bệnh truyền nhiễm (thuộc danh mục các bệnh phải kiểm dịch khi lưu thông
trong nước), được cơ quan thú y cấp giấy chứng nhận kiểm dịch.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
- Câu hỏi 1: Trình bày đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng của cá chép và
cá trắm cỏ?
- Câu hỏi 2: Nêu trình tự các bước của quy trình đăng kí cấp phép nuôi cá
lồng bè?
2. Bài tập thực hành: lên kế hoạch sản xuất
C. Ghi nhớ
Lập kế hoạch sản xuất và đăng ký hoạt động nuôi cá là một công việc
quan trọng và luôn được làm trước khi tổ chức thực hiện nuôi cá lồng bè.
Khi thông qua kế hoạch sản xuất cần tiến hành công khai và khuyến khích
sự phản hồi từ những người liên quan để điều chỉnh cho phù hợp


20
Bài 02. Thực hiện an toàn lao động
Mã bài: 01-02

Mục tiêu
- Nêu được qui định an toàn lao động trong nghề nuôi cá;
- Sử dụng thành thạo các trang bị bảo hộ lao động;
- Thực hiện được việc cấp cứu tại chỗ người bị đuối nước và tai nạn xảy
ra khi làm nghề nuôi cá lồng bè.
A. Nội dung
1. Quy định an toàn lao động đối với nghề nuôi cá
1.1. Quy định đối với người sử dụng lao động

- Đảm bảo lồng bè nuôi cá luôn ở trạng thái an toàn.
- Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ an toàn cho người lao động.
- Phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc người lao động trên lồng bè nuôi cá thực
hiện các quy định về an toàn lao động, nhất là người mới làm việc.
- Phân công người lao động có đủ sức khỏe để thực hiện các công việc
trên sông nước.
- Bố trí nhóm ít nhất 2 người để thực hiện các công việc trên sông nước.
- Khám định kỳ, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
- Không để người lao động làm việc nếu họ không thực hiện các biện
pháp bảo đảm an toàn lao động, không sử dụng đầy đủ thiết bị an toàn, trang bị
phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát.
- Không sử dụng lao động nữ có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi
vào các việc phải ngâm mình trong bùn, nước.
1.2. Quy định đối với người lao động
- Phải có đủ sức khỏe để làm việc trên sông nước.
- Chấp hành các quy định an toàn lao động ở cơ sở nuôi cá.
- Từ chối làm việc nếu không được trang bị bảo hộ lao động, lồng bè cá
không đảm bảo an toàn.
- Phải sử dụng thiết bị, dụng cụ an toàn lao động khi làm việc.
- Phải tham gia cấp cứu người bị tai nạn.

21
2. Trang bị bảo hộ lao động
- Quần áo lao động phổ thông
- Quần áo chống rét
- Áo mưa
- Áo phao
- Ủng cao su
- Giày vải thấp cổ
- Găng tay (vải dầy, cao su)

- Mũ, nón chống rét, mưa
nắng
- Mũ bảo hộ
- Kính đeo mắt
- Khẩu trang




Hình 1.2.1: Một số dụng cụ bảo hộ lao động
3. Sử dụng áo phao
- Áo phao được làm từ vải không thấm nước, bên trong được lót các tấm
xốp để tạo lực nâng cho áo.
- Vòng quanh thân áo là các dây đai với khóa ở đầu dây. Dây đai để giữ
chặt áo quanh thân người khi mặc.
- Một số loại áo có thêm dây đai choàng qua đùi ở phía dưới áo.
- Áo phao còn bống tượngng bị thêm còi, đèn chớp sáng cấp cứu.
Thao tác mặc áo phao như sau:
Bước 1: Dùng ngón cái và ngón trỏ
ấn mạnh vào phần giữa khóa trước ngực
để mở khóa.


(1)

22
Bước 2: Nới rộng phần dây choàng
qua đùi.

(2)

Bước 3: Điều chỉnh khóa ở hai bên
hông bằng cách kéo phần dây còn thừa ở
đầu khóa ra phía trước hoặc sau.

(3)
Bước 4: Mặc vào người.

(4)
Bước 5: Dùng hai tay ấn đầu khóa
lại.

(5)

23
Bước 6: Vòng hai dây qua đùi và
ấn khóa lại.
Điều chỉnh dây cho vừa với đùi.
Thực hiện cho cả hai đùi.

(6)
Bước 7: Dùng còi thổi để kêu hỗ
trợ.



(7)
Hình 1.2.2: Cách mặc áo phao
4. Cấp cứu tại chỗ người bị đuối nước
4.1. Đưa người bị nạn vào bờ
- Hô to khi phát hiện có người rơi xuống nước để nhờ người hỗ trợ.

- Đưa người bị nạn vào bờ với vật hỗ trợ:
Là cách tốt nhất nếu người cứu nạn bơi chưa giỏi.
1. Quăng dây kéo người bị
nạn vào bờ.

(1)

24
2. Kéo người bị nạn bằng
nhánh cây.

(2)
3. Ném can nhựa rỗng cho
người bị nạn.

(3)
4. Đưa người bị nạn lên
ghe.

(4)
5. Nắm tay nhau để kéo
người bị nạn vào bờ.
Người đứng đầu hàng cần
bám chắc vào gốc cây trên bờ.
(5)
Hình 1.2.3: Các cách đưa người bị nạn vào bờ với vật hỗ trợ
- Bơi dìu người bị nạn vào bờ
Chỉ thực hiện khi người cứu nạn bơi giỏi và sức khỏe tốt.

×