Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận hình sự Kỹ năng của luật sư khi chuẩn bị bản luận cứ bào chữa, bảo vệ trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.58 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………….
PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………………………
I. KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ KHI CHUẨN BỊ BẢN LUẬN CỨ BÀO CHỮA CHO
BỊ CÁO TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH
SỰ……………………………………………………………………………………
1. Nghiên cứu hồ sơ…………………………………………………………………
2. Thu thập thêm tài liệu mới ……………………………………………………
3. Gặp trao đổi với bị cáo………………………………………………………….
4. Trao đổi đề xuất với Viện kiểm soát, Tòa án…………………………………
5. Chẩn bị bản bào chữa…………………………………………………………
II. KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ KHI CHUẨN BỊ BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ CHO
NGƯỜI BỊ HẠI TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH
SỰ……………………………………………………………………………
1. Tổng hợp các tài liệu có trong vụ án……………………………………………
2. Chuẩn bị các tài liệu liên quan phục vụ cho việc bảo vệ……………………….
3. Nghiên cứu hồ sơ vụ án………………………………………………………….
4. Xác định phương hướng viết bản bảo vệ……………………………………….
5. Trao đổi với thân chủ……………………………………………………………
6. Chuẩn bị bản bảo bảo vệ ……………………………………………………….
a . Phần mở đầu…………………………………………………………………….
b . Phần nội dung……………………………………………………………………
c. Phần kết luận…………………………………………………………………….
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………
1
LỜI MỞ ĐẦU
Các chức danh tư pháp mỗi chức danh có một văn bản đặc trưng riêng. Thẩm
phán có bản án, Kiểm sát viên có bản cáo trạng, điều tra viên có bản kết luận điều
tra. Một trong những văn bản quan trọng của luật sư khi tham gia tố tụng đó là luận
cứ bào chữa cho bị cáo và luận cứ bảo vệ cho bị hại, người có quyền và nghĩa vụ liên
quan hay các đương sự trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự.


Tại phiên toà phúc thẩm luận cứ bào chữa hay luận cứ bảo vệ đều là văn bản
thể hiện quan điểm của luật sư trong việc bào chữa hoặc bảo vệ công lý, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Đây là những văn bản quan trọng
nhất của luật sư trong hoạt động tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân
chủ tại Toà án, đây cũng chính là sản phẩm của quá trình nghiên cứu hồ sơ, tham gia
tố tụng, nghiên cứu các văn bản pháp luật, thu thập, tìm kiếm những chứng cứ có giá
trị chứng minh để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ.
Đối với luật sư thì bản luận cứ bào chữa hay luận cứ bảo vệ chính là tiếng nói
chính thức của luật sư tại phiên toà, thể hiện khả năng tranh tụng và văn hoá ứng xử
của luật sư, thể hiện kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội để luật sư thể hiện tranh
tụng tại phiên toà; đây cũng chính là chỗ dựa vững chắc về mặt tâm lý cho thân chủ,
giúp thân chủ tin tưởng vào sự công bằng của pháp luật, đồng thời cũng thể hiện
được chất lượng và khả năng của luật sư khi tham gia bào chữa, bảo vệ cho thân chủ
thể hiện ở bản luận cứ đầy súc tích, cô đọng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục người
nghe.
Là một đề tài tiểu luận người viết lựa chọn một văn bản trong những văn bản
quan trọng của luật sư khi tham gia tố tụng để nghiên cứu đó là: “Kỹ năng của luật
sư khi chuẩn bị bản luận cứ bào chữa, bảo vệ trong giai đoạn xét xử phúc thẩm
vụ án hình sự”. Với sự hiểu biết của một học viên đang vào nghề nên bài viết của tôi
có thể chưa đầy đủ cần sự đóng góp ý kiến. Rất mong được sự góp ý của các thầy, cô
giáo và bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
2
PHẦN NỘI DUNG
I. KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ KHI CHUẨN BỊ BẢN LUẬN CỨ BÀO
CHỮA CHO BỊ CÁO TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN
HÌNH SỰ
1. Nghiên cứu hồ sơ
Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm cần tập trung bám sát các yêu cầu kháng cáo
của bị cáo, các đương sự mà luật sư nhận trách nhiệm bào chữa hoặc kháng nghị của

VKS. Việc nghiên cứu cần khái quát những vấn đề mấu chốt của vụ án như tội danh, thu
thập và đánh giá chứng cứ, căn cứ áp dụng pháp luật và hình phạt…nhưng vẫn phải bám
sát yêu cầu kháng cáo nói trên. Phạm vi nghiên cứu hồ sơ cụ thể bao gồm: 1, yêu cầu
kháng cáo, kháng nghị, 2, Tính hợp pháp của bản án sơ thẩm ( Xem xét nội dung và tố
tụng). 3, các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc kháng cáo. Do tính chất của xét xử
phúc thẩm, luật sư cần tập trung nghiên cứu những cắn cứ chứng minh sự vô tội của bị
cáo hoặc những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ
luật sư cần phát hiện những vấn đề thiếu sót trong đánh giá chứng cứ vi phạm tố tụng…
2. Thu thập thêm tài liệu mới
Luật sư cần tìm hiểu bổ sung các tình tiết chúng cứ chưa được xem xét trong bản
án sơ thẩm trao đổi, tự mình hoặc gia đình đương sự cung cấp các tài liệu mới để bổ
sung xem xét tại phiên tòa phúc thẩm. Việc thu thập và giao nộp thêm chứng cứ, đồ vật,
tài liệu mới luật sư cần bảo đảm tính hợp pháp về mặt hình thức và tính xác thực tính
liên quan về mặt nội dung bằng những cách thức và những biện pháp mà pháp luật
không cấm . Những tài liệu nói trên cần được sao y bản chính có chứng thực hợp pháp
và cần phải nộp trước khi phiên tòa phúc thẩm được mở.
3. Gặp trao đổi với bị cáo.
3
Trong quá trình gặp và trao đổi với bị cáo trong trại tạm giam luật sư cần trao đồi
về những hệ quả phát sinh từ phiên tòa phúc thẩm, khi phán quyết có hiệu lực pháp luật
để bị cáo xác định tốt tư tưởng, chuẩn bị cho việc khiếu nại theo trình tự giám đốc thẩm
hoặc chấp nhận thi hành bản án . Có thể nói việc gặp và trao đổi với bị cáo trước phiên
tòa là một loạt thao tác cần đòi hỏi luật sư mận cảm sự thấu đáo hiểu biết về vụ án, có
như vậy luật sư mới viết được bản luận cứ tốt để bào chữa cho thân chủ tại phiên tòa
phúc thẩm một cách tốt nhất.
4. Trao đổi đề xuất với Viện kiểm soát, Tòa án.
Luật sư có thể liên hệ, đề nghị bằng văn bản qua phòng xin gặp Kiểm sát viên,
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hoặc lãnh đạo của họ đề trình bày những vấn đề liên quan
đến những tình tiết sự kiện mới phát sinh, hoặc để nộp chứng cứ tài liệu bổ sung. Việc
gặp trao đồi vơi Viện kiểm soát và Tòa an giúp cho luật sư có thêm chứng cứ mới, biết

được quan điểm của Viện kiểm sát và tào án để có thể viết bản luận cứ bào chữa tại
phiên tào phúc thẩm một cách tốt hơn.
5. Chẩn bị bản bào chữa.
Bản bảo chữa tại phiên tòa phúc thẩm mà luật sư chẩn bị cần đảm bào ba phần
chính; đó là phần mở đầu, phần quan điểm pháp lý ( Phần đánh giá chứng cứ, các dấu
hiệu của tội phạm căn cứ áp dụng pháp luật) và phần đề xuấn giải pháp, kết luận. Tùy
theo định hướng bào chữa của luật sư mà nội dung từng phần có thể điều chỉnh cho phù
hợp với bản bào chữa:
a) Phần mở đầu
Phần này phải giới thiệu tư cách luật sư, giới thiệu về bản thân, văn phòng luật sư
mà mình đang tham gia, nêu lý do mà mình tham gia bào chữa cho thân chủ. Cần lư ý
điểm khác của bản luận cứ tại phiên tòa phúc thẩm so với phiên tòa sơ thẩm. Phần mở
đầu của bản luận cứ tại phiên tòa phúc thẩm cần phải đánh giá tổng quát bản án sơ thẩm
về tội danh và mức hình phạt đối vớí bị cáo việc áp dụng pháp luật và thủ tục tố tụng,
những ảnh hưởng từ các quyết định của bản án sơ thẩm đến số phận pháp lý của bị cáo.
Cần đánh giá tổng quát những vấn đề mấu chốt ảnh hưởng, chi phối đến việc xem xét,
4
đánh giá bản chất của vụ việc ở phiên tòa phúc thẩm. Những nội dung chủ yếu trong
kháng cáo của bị cáo, hoặc kháng nghị của viện kiểm sát.
b) Phần quan điểm pháp lý
Phần này rất quan trọng là trọng tâm và đúc kết quá trình nghiên cứu hồ sơ trao
đổi thống nhất với bị cáo thể hiện quan điểm pháp lý bênh vực bào chữa cho bị cáo của
luật sư. Phần quan điểm pháp lý gồm những nội dung sau:
Thứ nhất bào chữa theo hướng chứng minh sự không phạm tội của bị cáo .
Luật sư cần phân tích những dấu hiệu cấu thành tội phạm đối với tội của bị cáo mà
mình bào chữa là chư đủ yếu tố cấu thành tội phạm, thiếu căn cứ pháp lý, thể hiện thông
qua các chứng cứ vật chứng kết quả giám định. Bào chữa cho thân chủ theo hướng không
phạm tội thường theo hướng chứng minh thân chủ mình chưa đến mức nguy hiểm đáng
kể cho xã hội chỉ cần xử phạt vi pham hành chính, hoặc chứng minh thân chủ mình chưa
đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự, hoặc chứng minh thân chủ mình thực hiện hành vi

nguy hại cho xã hội trong các trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi như: sự
kiện bất ngờ; phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết; chấp hành chỉ thị, quyết định hoặc
mệnh lệnh. Đây là những tình tiết loại trừ TNHS, tức là trường hợp những hành vi gây
thiệt hại khách quan về hình sự nhưng không bị coi là tội phạm do không thỏa mãn yếu
tố lỗi và được quy định trong luật hình sự đối với những tội có cầu thành vật chất đòi hỏi
phải xác định được hậu quả xảy ra thì luật sư cần chímg minh bị cáo mình chưa gây ra
hậu quá đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự, chẳng hạn khoản 1 điều 138 tội trộm cắp
tài sản quy định '' người nào trộn cắp tài sản của người khách có giá trị từ hai triệu đồng
đến dưới năm triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm
hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa
được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc
phạt tù từ sáu tháng đến ba năm ''. Ở trường hợp này luật sư cần chứng minh trong bản
luận cứ của mình là tài sản bị cáo trộm cắp không có giá trị đến 2 triệu đồng thông qua
việc chúng minh kết luật giám định là không phù hợp với giá trị thực tể của tài sản, và
5
cũng cần phải chứng minh thân chủ minh chưa bị phạt vi phạm hành chính hoặc chưa bị
kết án về tội chiếm đoạt tài sản
Nếu người bị hại không có yêu câu khởi tố hoặc đã rút yêu cầu khởi tố trước khi mở
phiên tòa sơ thẩm mà tòa án vẫn xét phúc thẩm và tuyên bị cáo cớ tội thì luật sư cần bào
chữa cho bị cáo đề nghị Hội đồng xét xử tại phiên tòa phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và
đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định điều 251 BLTTHS. Trong trường hợp này cần
chỉ ra các cơ quan tiến hành tố tụng đã vi phạm nghiêm trọng thủ tụng tố tụng trong quá
trình điều tra, truy tố, xét xử bị cáo. Luật sư cần bám sát vào những căn cứ quy buộc của
án sơ thẩm và kết luận của Viện kiểm sát, phân tích những điểm mâu thuẫn, không phù
hợp, chỉ ra được tính thiếu căn cứ trong việc giám định, những vì phạm về thủ tục tơ tụng
khi thu thập chứng cứ dùng làm căn cứ buộc tơi bị cáo, từ đó đề xuất đường lối giải
quyết vụ án theo hướng chấp nhận kháng cáo của bị cảm, tuyên bị cáo không phạm tội và
đình chỉ vụ án theo Điều 251 BLTTHS năm 2003.
Luật sư cũng cần vận dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khi để cấp đến việc bản
án sở thẩm được tuyên trên cơ sở đánh giá chứng cứ một chiều mang nặng tính suy diễn

của các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong một sề trường hợp, bị cáo không phạm tội như
án sở thẩm đã tuyên, nhưng có dấu hiệu phạm vào một tội khác, chẳng hạn như Trần
Đức C bị án sơ thầm tuyên phạt tội giết người theo khoản 1 điều 93 của BLHS, nhưng
nghiên cứu hồ sơ cho thấy Trần Đức C phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh theo khoản 1 điều 95 của BLHS. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là trong bản
luận cứ bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm có nên đề nghị chuyển sang áp dụng
tội danh nhẹ hơn, hay chỉ cần đề nghị Tòa phúc thẩm tuyên bị cáo không phạm tội như
án sơ thẩm đã tuyên? Đây là một khía cạnh thuộc về kỹ năng và nhạy cảm của luật sư, vì
vậy cần có sự thống nhất trước với bị cáo để lựa chọn phương án tối ưu. Tuy nhiên về
nguyên tắc, khi đã trình bày trong bản luận cứ theo hướng không phạm tội thì cần giữ
nguyên quan điểm đó, mà không cần thiết trình bày chuyển sang tội danh khác nhẹ hơn
nếu như về nhận thức khi kháng cáo, bị cáo chưa được thống nhất và trao đổi kỹ về
trường hợp này. Luật sư cần phải có kỹ năng và có kiến thức pháp luật tốt để có thể viết
bản luận cứ bào chữa theo hướng chứng minh sự không phạm tội của bị cáo .
6
Thứ hai, bào chữa theo hướng giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo
Luật sư cần tập trung làm rõ những điểm mới trong yêu cầu kháng cáo mà cấp sơ
thẩm chưa đề cập đến trong bản án sơ thẩm. Luật sư cần đưa ra các chứng cứ chứng
minh bị cáo không phạm vào các điềm thuộc khung hình phạt bản án sơ thầm đã tuyên.
Ví dụ, chứng minh bị cáo không phạm cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản 2
điều 104 của BLHS như bản án sơ thẩm đã tuyên mà chỉ phạm tội cố ý gây thương tích
theo quy định tại khoản l điều 104 BLHS. Đối với tình tiết định khung mà việc áp dụng
hay không áp dụng tùy thuộc nhiều hơn vào quan điểm đánh giá chủ quan của của Hội
đồng xét xừ sơ thẩm, ví dụ ''dùng thủ đoạn xảo quyệt'', ''có tính chất côn đồ'', ''vì động cơ
đê hèn'' , thì trong bản luận cư chúa bị cho phiên tòa phúc thầm luật sư cũng cần tự
đánh giá để xác định việc viện dẫn, đánh giá của Hội đồng xét xử sở thẩm cớ mang tính
chất khiên cưỡng, áp đặt hay không, từ đó đưa ra các luận cứ để bác bỏ. Các luận cứ đưa
ra phải xác đáng, phù hợp với lý luận khoa học của luật hình sự và thực tiễn áp dụng.
Ngoài việc chuẩn bị bản luận cứ bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm theo hướng
đề nghị chuyển sang khung hình phạt nhẹ hơn thì luật sư cũng cần phải làm rỡ những căn

cứ pháp lý của việc áp dụng những tình tiết giảm nhẹ TNHS theo quy định của pháp luật
mà bản án sơ thẩm chưa đề cập đến. Đó là các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo khoản 1
điều 46 của BLHS. Có trường hợp kháng cáo kêu oan, nhưng đến trước phiên tòa phúc
thẩm, bị cáo nhận thức được sai phạm của mình, thống nhất với luật sư về việc thay đổi
yêu cầu kháng cáo. Đây có thể coi là là một sự chuyển biến căn bàn về nhận thức, là tình
tiết mới cớ thế tác động lớn đến phiên tòa phúc thâm, luật sư cần tập trưng phân tích về
căn nguyên sự chuyển biến nhận thức từ chỗ kêu oan sang nhận tội, vận dụng các tình
tiết giảm nhẹ khác để đề xuất sửa bản án sơ thẩm (Điều 249 BLTTHS năm 2003) theo
hướng giảm nhẹ đáng kể hình phạt cho bị cáo theo nguyên tắc được quy định tại khoản 2
điều 46 và điều 47 BLHS. Việc đề nghị xin giảm hình phạt cho bị cáo tại phiên tòa phúc
thẩm có thể đề nghị theo hướng giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, chuyển sang cải
tạo không giảm giữ, chuyển sang áp dụng án treo, chuyển sang đề nghị miễn trách nhiệm
hình sự cho bị cáo hoặc miễn hình phạt cho bị cáo. Tuy nhiên, luật sư cần lưu ý chỉ nên
tập trung vào các tình tiết làm cơ sở để đề nghị Tòa phúc thẩm giảm nhẹ TNHS cho bị
7
cáo khi bản án sơ thẩm chưa đề cập đến hoặc tuy có đề cập đến nhưng việc áp dụng trong
bản án sơ thẩm chưa thỏa đáng với bị cáo.
Thứ ba, bào chữa theo hướng để xuất Tòa phúc thẩm hủy bản án sơ thẳm để điểu
tra lại hoặc xét xử lại.
Trong bản án sơ thẩm bị kháng cáo hoặc kháng nghị, luật sư phát hiện thấy những sai
phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng hoặc áp dụng không đúng pháp luật, đánh giá
không toàn diện về chứng cứ hoặc luật sư thu thập được một số chứng cứ tài liệu mới,
cần phải được đánh giá, xem xét lại bản chất vụ án, luật sư cớ thể đề xuất hủy bán án sơ
thẩm để điều tra lại hoặc xét xừ lại. Căn cứ vào điều 250 BLTTHS, việc hủy án sơ thẩm
nêu trên xuất phát từ việc điều tra của cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm
không thể bổ sung được. Những trường hợp cụ thể dẫn đến việc hủy án sơ thẩm là: thành
phần HĐXX sơ thầm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng về thủ tụng tố
tụng; người được Tòa án cấp sơ thẫm tuyên bố không có tội nhưng có căn cứ cho rằng
người đó đã phạm tội. Luật sư cần lưu ý, nếu trong trường hợp đề xuất hủy án sơ thẩm
để điều tra lại hoặc xét xừ lại thì có thể đề xuất xem xét về tình tranh và thời hạn tạm

giam của bị cáo đề cáp phúc thẩm lưu ý, xem xét. Luật sư cần lưu ý khi trình bày quan
điểm pháp lý theo một trong ba hướng trên, luật sư cần nêu rõ căn cứ pháp lý, trích dẫn
điều luật một cách rõ ràng.
c) Phần đề xuất, kết luận
Phần đề xua, kết luận chủ yếu đưa ra các kiến nghị cụ thể của luật sư. Ví dụ, nếu đề nghị
tuyên bị cáo không phạm tội, cần đề nghị trả tự do cho bị cáo tại phiên tòa; nếu xin giảm
nhẹ hình phạt hoặc xin hưởng án treo thì cần đề nghị tập trưng áp dụng các điều 46,47 và
60 BLHS. Nếu đề nghị hủy án sơ thẩm, luật sư cần nêu rõ những điểm còn chưa rõ trong
việc quy uợc trác nhiệm hình sự của bị cáo, kiến nghị những điểm cụ thể liên quan đến
việc thu thập hồ sơ, tài liệu, công tác giám định và khắc phục những vi phạm nghiêm
trọng về thủ tục tố tụng. Luật sư cũng không nên quên sự đánh giá cao sự quan tâm của
HĐXX và đại diện viện kiểm sát trong việc chú ý lắng nghe quan điểm bào chữa thể
hiện thái độ thiện chí sẵn sàng đối đáp tranh luận.
8
II. KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ KHI CHUẨN BỊ BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ
CHO NGƯỜI BỊ HẠI TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN
HÌNH SỰ
1. Tổng hợp các tài liệu có trong vụ án
Trước khi thực hiện việc chuẩn bị viết bản luận cứ bảo vệ cho bị hại luật sư đã có
những hoạt động, thu thập chứng cứ, gặp gỡ bị hại để trao đổi về những vấn đề liên quan
đến nội dung vụ án, những yêu cầu của bị hại đưa ra kiểm tra tính phù hợp, mâu thuẫn
giữa các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án; giữa các đồ vật, tài liệu liên quan mà luật sư đã
thu thập được với chứng cứ trong hồ sơ vụ án.
Luật sư nghiên cứu nội dung và phạm vi kháng cáo của bị hại, nghiên cứu các tài
liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án chứng minh cho yêu cầu kháng cáo của thân chủ
mình, kiểm tra tính phù hợp, mâu thuận giữa các chứng cứ có trong hồ sơ. Viêc nghiên
cứu các tài liệu chứng cứ cần phải gắn với yêu cầu kháng cáo của thân chủ mà luật sư
nhận trách nhiệm bảo vệ, nghiên cứu tính hợp pháp của bản án sơ thẩm liên quan đến nội
dung thân chủ mình kháng cáo.
2. Chuẩn bị các tài liệu liên quan phục vụ cho việc bảo vệ

Đó là việc chuẩn bị những tài liệu liên quan để phục vụ cho việc chuẩn bị bài luận
cứ bào vệ cho bị hại bao gồm:
2.1. Văn bản pháp luật: bao gồm Bộ luật hình sự; bộ luật tố tụng hình sự; các văn
bản pháp luật liên quan, đặc biệt là các văn bản như Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán
hoặc các công văn hướng dẫn có liên quan đến hoạt động bảo vệ cho bị hại tại Toà án.
2.2. Các tài liệu khác: các tại liệu liên quan đến nhân thân của bị cáo, bị hại và các
tài liệu khác liên quan đến tình tiết của vụ án hoặc để phục vụ cho việc chuẩn bị bản luận
cứ bảo vệ cô đọng và đi vào lòng người.
3. Nghiên cứu hồ sơ vụ án
Nghiên cứu nội dung phạm vi kháng cáo. Nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có
trong hồ sơ vụ án chứng minh cho yêu cầu kháng cáo, kiểm tra tính phù hợp mâu thuận
9
giữa các chứng cứ có trong hồ sơ. Việc nghiên cứu các tài liệu chứng cứ cần phải gắn với
yêu cầu kháng cáo. Nghiên cứu tính hợp pháp của bản án sơ thẩm ( xem xét nội dung và
tố tụng)
4. Xác định phương hướng viết bản bảo vệ
Để
xây dựng bản bảo vệ cho người bị hại trong giai đoạn xét xử phúc thẩm thì luật sư phải
xác định phạm vi kháng cáo của bị cáo để từ đó xây dựng hướng bảo vệ cho người bị hại.
Hướng bảo vệ này phải nằm trong phạm vi kháng cáo. Trường hợp bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp cho bị hại về việc yêu cầu bồi thường thiệt hại thì luật sư có thể định hướng
xác định hành vi phạm tội và trách nhiệm dân sự của bị cáo.
Xuất
phát từ những trường hợp trên khi tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại
ngoài việc thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật, luật sư cần phải nhấn mạnh
một số điểm sau:
Nguyên nhân, bối cảnh xảy ra vụ án, tính chất nghiêm trọng cho xã hội và hành vi thực
hiện tội phạm, mối quan hệ giữa bị hại và bị cáo;
Các hậu quả thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra, kèm theo các tài
liệu, chứng cứ, kết quả giám định tổn hại về sức khoẻ do Hội đồng giám định pháp y kết

luận, kết quả giám định thiệt hại về tài sản, giám định tài chính kế toán, những tổn hại về
mặt tinh thần, gia cảnh của bị hại vào thời điểm xét xử sơ thẩm, thái độ của bị cáo trong
việc xử lý mối quan hệ sau khi thực hiện hành vi phạm tội đối với bị hại, từ đó đánh giá
về bản chất hành vi, tư cách và thái độ ăn năn, hối cải, có khả năng phục thiện hay không
của bị cáo;
Yêu cầu xử lý nghiêm khắc hành vi phạm tội theo tính chất mức độ và các tình tiết định
tội và khung hình phạt; Đề xuất và nêu các căn cứ pháp lý trong việc yêu cầu các mức bồi
thường và trách nhiệm về mặt dân sự đối với bị cáo, đồng thời yêu cầu áp dụng các biện
pháp bảo đảm bồi thường như kê biên tài sản, phong toả tài khoản cá nhân
10
5. Trao đổi với thân chủ
Sau khi dự thảo luận cứ bào chữa luật sư cần trao đổi một lần nữa về yêu cầu của
thân chủ và trao đổi thống nhất phản ánh đúng bản chất quyền và lợi ích hợp pháp của
thân chủ.
6. Chuẩn bị bản bảo bảo vệ
a. Phần mở đầu
Đây là phần có ý nghĩa rất quan trọng đối với toàn bộ quá trình tranh luận của luật
sư để thu hút sự chú ý của Hội đồng xét xử và của chủ toạ. Giới thiệu về bản thân mình
và nêu lý do được tham gia bảo vệ cho bị hại thế hiện rõ tư cách của luật sư tại phiên toà
là người được tham gia phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại trong vụ
án. Trong thực tế có một số cách mở đầu cho bài luận cứ bảo vệ như sau:
Kính thưa Hội đồng xét xử!
Thưa vị đại diện Viện kiểm sát!
Thưa vị luật sư đồng nghiệp!
Tôi là Nguyễn Văn A là luật sư thuộc văn phòng Luật sư A và cộng sự, Đoàn luật
sư thành phố Hà Nội. Nhận lời mời của gia đình bị hại và được sự chấp thuận của Hội
đồng xét xử tôi tham gia phiên toà hôm nay để bảo vệ cho bà Nguyễn Thị B là bị hại
trong vụ án “ Mua bán phụ nữ”. Sau đây tôi xin trình bày một số quan điểm để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của bà Nguyễn Thị B:
Ngay từ lời mở đầu của bản luận cứ bảo vệ cho bị hại, Luật sư phải thể hiện lời tự

giới thiệu về bản thân và khẳng định tư cách tham gia tố tụng tại phiên toà. Tuỳ từng bối
cảnh của mỗi phiên toà mà luật sư có thể đưa ra những lời mở đầu khác nhau, tạo ra ấn
tượng, cách tiếp cận vấn đề khác nhau. Nó hoàn toàn không bị ràng buộc bởi sự bất biến,
rập khuôn, mà thể hiện sự thích ứng, linh hoạt của luật sư đối với mỗi vụ án khác nhau.
b. Phần nội dung
11
Đây là phần trọng tâm chủ yếu của bài bảo vệ của luật sư, chính là sự kết tinh của
quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ vụ án, thu thập chứng cứ, quá trình thẩm vấn công
khai các chứng cứ tại phiên toà. Đối với bản luận cứ bảo vệ cho bị hại có cấu trúc như
sau:
- Bảo vệ theo hướng cáo buộc hành vi phạm tội của bị cáo và yêu cầu bị cáo
phải bồi thường cho thân chủ.
+ Cáo buộc hành vi phạm tội của bị cáo
Việc cáo buộc bị cáo đòi hỏi bản luận cứ bảo vệ phải chỉ ra được những tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1, điều 48 Bộ luật hình sự, các tình tiết
định khung tăng nặng hơn so với khung mà viện kiểm sát truy tố. Ở vị trí người bảo vệ,
kỹ năng bảo vệ phải được thực hiện ngược lại với vị trí của người bào chữa theo hướng
giảm nhẹ.
Trường hợp do bị cáo và gia đình bị cáo ngay từ khi xảy ra vụ án đã có thái độ
đúng mức xem xét, hỗ trợ cho gia đình bị hại, tìm mọi biện pháp để khắc phục hậu quả
của vụ án, bồi thường một phần hoặc toàn bộ thiệt hại và các tổn thất khác do bị cáo gây
ra, tự nhận thức được hành vi phạm tội, có thái độ, ăn năn, hối cải, có thể đề xuất giảm
nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo, giảm mức bồi thường thiệt hại còn lại, lui lại tiến độ
thanh toán, bồi thường cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, sinh hoạt của bị cáo…
Tuy nhiên , trong quá trình phát biểu quan điểm khi bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho người bị hại, luật sư cần hiểu mặc dù các yêu cầu tăng nặng, giảm nhẹ về trách
nhiệm hình sự và về bồi thường thiệt hại có nhiều điểm trùng hợp, thậm chí nhất trí tán
đồng với quan điểm của kiểm sát viên, nhưng xét về bản chất nghề nghiệp vẫn có những
khác biệt nhất định giữa tư cách kiểm sát viên và luật sư. Vì vậy, ngôn ngữ, văn phong
cần chừng mực, sự quan tâm đến số phận của bị hại không nên dùng những từ ngữ mạnh,

chỉ trích, mạt sát, xúc phạm danh dự nhân phẩm của bị cáo. Cần chủ yếu phân tích, đánh
giá các chứng cứ có ý nghĩa xác định hành vi phạm tội và liên quan đến trách nhiệm dân
sự của bị cáo, khéo léo trong vai trò cào buộc bị cáo của một luật sư để tránh đồng nhất
12
mình với vài trò của Kiểm sát viên còn quyền quyết định tội danh và hình phạt là thuộc
về Hội đồng xét xử.
+ Kháng cáo chuyển tội danh sang tội khác nặng hơn.
Khi chuẩn bị bản luận cứ để bảo vệ cho bị hại theo hướng kiến nghị tòa phúc thẩm
sửa án sơ thẩm chuyển sang tội danh nặng hơn thì luật sư cần căn cứ vào các dấu hiệu
đặc trưng của hai tội, dựa tội nặng hơn và tội nhẹ hơn để phân biệt. Chẳng hạn theo hồ sơ
vụ án thì thể hiện Q phạm tội giết người theo khoản 1 Điều 93 BLHS cáo trạng bản án sơ
thẩm lại định tội danh Q là vô ý làm chết người theo điều 98 BLHS.
+ Yêu cầu bị cáo thực hiện trách nhiệm dân sự
Luật sư phải định hướng về việc yêu cầu bồi thường hoặc phản đối lại yêu cầu bồi
thường của phía đối tụng với thân chủ của mình. Bản định hướng phải chi tiết và cụ thể,
có căn cứ pháp lý, và chi phí hợp lý
Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại luật sư phải xác định được bao gồm: Có thiệt
hại xảy ra ( thiệt hại bảo gồm cả thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần); Phải có
hành vi trái pháp luật ; thiệt hại xảy ra là do hành vi trái pháp luật; người gây thiệt hại
phải có lỗi ( lỗi cố ý và lỗi vô ý).
Luật sư phải xem xét đến năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bị
cáo; tính chi phí hợp lý bao gồm những chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất,
mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá cả trung bình của thị trường ở từng địa phương tại
thời điểm chi phí.
Luật sư khi tham gia bảo vệ về bồi thường thiệt hại cần yêu cầu bị hại có nghĩa vụ
chứng minh. Bị hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi
thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý, về
thu nhập của người bị thiệt hại.
+ Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường là những chi phí hợp lý cho

việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người
13
bị thiệt hại bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y
tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu
âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí;
tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo
chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và
các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và
khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc
bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức
khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm
phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút,
thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó; Chi phí hợp lý
và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian
điều trị;
Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần
có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị
liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81%
trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. Khoản
chi phí bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.
+ Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Luật sư cần phải lưu ý những chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm
sóc người bị thiệt hại trước khi chết; Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các
khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương,
nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng
nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ
14
bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ Những khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người

bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết; Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần
do tính mạng bị xâm phạm.
+ Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gồm có thiệt hại do danh dự,
nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm bao gồm những chi phí hợp lý để hạn chế,
khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị giảm sút; Bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự,
nhân phẩm, uy tín bị xâm hại.
- Viết bản luận cứ bảo vệ người bị hại khi người bị hại kháng cáo Tòa án
tuyên bố người phạm tội không có tội.
Người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội với thân chủ mình nhưng tòa án lại
tuyên bố bị cáo không phạm tội. Đối với trường hợp này khi viết bản luận cứ bảo vệ cho
thân chủ tại phiên tòa phúc thẩm thì luật sư cần dựa trên các tình tiết khách quan của vụ
án, căn cứ vào các văn bản pháp luật hình sự để phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm
mà bị cáo đã thực hiện, nhấn mạnh vào các dấu hiệu đặc trưng của tội đó. Nếu không có
căn cứ cho rằng bị cáo phạm tội thi luật sư phải phân tích cho bi hại hiểu và giải thích cho
bi hại biết về hành vi của bị cáo là không vi phạm pháp luật hoặc vi phạm pháp luật
nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
c. Phần kết luận
Luật sư cần tóm tắt những điểm chính đã trình bày, đưa ra các đề xuất đề áp dụng pháp
luật để giải quyết vụ án theo hướng có lợi cho thân chủ, tóm tắt lại đề xuất về trách nhiệm
hình sự của bị cáo và trách nhiệm dân sự mà bị cáo phải thực hiện bồi thường thiệt hại
cho bị hại.
Phần kết luận là phần khép lại của bản luận cứ bảo vệ, bởi thế luật sư phải dùng những từ
ngữ, câu văn mang tính chất biểu cảm, cách nói, cách thể hiện ở mức độ đúng mực nhằm
tác động đến tình cảm, lòng trắc ẩn, sự sẻ chia của Hội đồng xét xử mà bị hại phải chịu
đựng do hành vi vi phạm pháp luật của bị cáo gây ra.
15
KẾT LUẬN
Nhìn chung khi tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo,
người bị hại trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, luật sư cần tập trung phân

tích và nhấn mạnh đến những nội dung trực tiếp ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ pháp
lý của các chủ thể tham gia tố tụng, không đề cập tràn lan những vấn đề nằm ngoài phạm
vi yêu cầu mà pháp luật tố tụng đã quy định.
Bản luận cứ bào chữa, bảo vệ trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự chính là
văn bản để luật sư thể hiện được quan điểm của mình khi bào chữa, bảo vệ cho thân chủ
trong vụ án hình sự tại Toà án, bởi thế luật sư phải chuẩn bị cho mình những hoạt động
và kỹ năng cần thiết để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của
mình./.
16

×