Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Tiểu luận Kỹ đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.8 KB, 32 trang )

HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hành chính
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN NỘI DUNG 3
PHẦN KẾT LUẬN 30
Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính
-Trang 1-
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hành chính
LỜI MỞ ĐẦU
Khởi kiện vụ án hành chính là bước tiếp theo của hoạt động khiếu nại của
công dân theo đúng trình tự thủ tục quy định của pháp lệnh thủ tục giải
quyết các vụ án hành chính. Khi nhắc đến việc khởi kiện vụ án hành chính
thì luật sư không thể không am hiểu về điều kiện khởi kiện vụ án hành
chính vì nếu không đủ điều kiện khởi kiện, luật sư sẽ không thể thực hiện
được việc khởi kiện hành chính theo yêu cầu của thân chủ mình. Vì vậy có
thể nói rằng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính là một bước rất
quan trọng đối với luật sư khi tham gia vào các vụ án hành chính.
Trong các khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại
Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính sửa đổi, bổ sung
năm 1998 và năm 2006 thì khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành
chính là một trong những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án thường gặp nhất trong thực tế, chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Kỹ năng
đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành
chính” nhằm trang bị cho mình một trong kiến thức quan trọng để có thể
bước vào con đường hành nghề luật sư trong tương lai của mình.
Sau đây chúng ta hãy cùng nhau đi vào phân tích “Kỹ đánh giá điều kiện
khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính” của luật sư
nhằm hiểu rõvề vấn đề này.
Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính


-Trang 2-
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hành chính
PHẦN NỘI DUNG
I. Khái niệm
I.1. Khái niệm về khởi kiện thụ lý vụ án hành chính
Khởi kiện vụ án hành chính là bước tiếp theo của việc khiếu nại của
công dân, tổ chức nhưng theo trình tự thủ tục tư pháp và do Tòa án có thẩm
quyền giải quyết.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì quá trình giải quyết vụ án
hành chính được tiến hành theo các giai đoạn sau:
- Giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án;
- Giai đoạn chuẩn bị xét xử;
- Xét xử sơ thẩm;
- Xét xử phúc thẩm;
- Thi hành bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật;
- Giai đoạn đặc biệt: xem xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu
lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Như vậy, giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính là sự kiện
pháp lý, là hành vi tham gia tố tụng đầu tiên và thuộc quyền của đương sự
(người khởi kiện) làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng hành chính giữa
Tòa án và các thành phần tham gia tố tụng khác. Không có khởi kiện vụ án
hành chính thì không thể phát sinh vụ án hành chính (trừ trường hợp Viện
kiểm sát nhân dân khởi tố vụ án hành chính quy định tại Điều 16 và Điều
30 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính sửa đổi, bổ sung
năm 2006).
Tóm lại, khởi kiện vụ án hành chính là hành vi tố tụng hành chính
đầu tiên và thuộc quyền của người khởi kiện nhằm yêu cầu Tòa án bảo vệ
Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính
-Trang 3-

HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hành chính
quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật tố tụng hành
chính.
I.2. Đặc điểm của khởi kiện vụ án hành chính
Khác với khởi kiện vụ án dân sự, kinh tế, lao động, khởi kiện vụ án
hành chính có những đặc điểm riêng biệt như sau:
- Khởi kiện vụ án hành chính có mối quan hệ mật thiết với khiếu
nại theo thủ tục hành chính. Thực chất, đây là bước khiếu nại tiếp theo của
người khiếu nại nhưng theo trình tự thủ tục tư pháp mà cơ quan nhà nước
có thẩm quyền giải quyết là Tòa án do pháp luật hành chính quy định. Hay
nói cách khác, muốn khởi kiện vụ án hành chính mà trước đó người khởi
kiện phải qua giai đoạn khiếu nại theo các trình tự thủ tục hành chính do
Luật Khiếu nại, tố cáo quy định còn gọi là giai đoạn tiền tố tụng. Đây là
điều kiện cơ bản đầu tiên và là một trong những căn cứ bắt buộc (cần và
đủ) để Tòa án thụ ký vụ án hành chính.
- Đối tượng và phạm vi khởi kiện vụ án hành chính do pháp luật tố
tụng hành chính quy định: Theo pháp luật tố tụng hành chính hiện hành thì
đối tượng khởi kiện vụ án hành chính gồm quyết định hành chính, hành vi
hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức (Điều 11
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính sửa đổi, bổ sung năm
2006). Đây cũng là đối tượng xét xử hành chính của Tòa án nhân dân. Các
quyết định hay hành vi bị khởi kiện là do các cơ quan nhà nước hoặc cán
bộ, công chức trong các cơ quan đó ban hành hay thực hiện mà người khởi
kiện cho rằng xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Khởi kiện vụ án hành chính là hành vi tố tụng thuộc quyền người
khởi kiện làm xuất hiện nghĩa vụ của Tòa án là phải xem xét và giải quyết
yêu cầu của người khởi kiện.
Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính
-Trang 4-

HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hành chính
Đặc điểm này xác định trách nhiệm và phạm vi xem xét, giải quyết
vụ án hành chính là phải xuất phát từ yêu cầu của người khởi kiện chứ
không xem xét yêu cầu của đương sự khác. Do đó, trong quá trình giải
quyết vụ án hành chính không thể có hiện tượng phản tố như các vụ án phi
hình sự khác. Việc xem xét yêu cầu của người khởi kiện không chỉ xác
định trách nhiệm, nghĩa vụ của Tòa án mà còn giúp định hướng hàng loạt
hành vi tiến hành tố tụng quan trọng của Tòa án nhằm xem quyết định hành
chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ
công chức bị khởi kiện là hợp pháp hay bất hợp pháp.
- Khởi kiện vụ án hành chính là hành vi tham gia tố tụng thuộc
quyền của người khởi kiện nhưng là loại quyền có điều kiện. Để thực hiện
việc khởi kiện, người khởi kiện phải hội đủ các điều kiện cần và đủ theo
quy định của pháp luật tố tụng hành chính. Nếu thiếu một trong những
quyền này sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý là làm mất quyền khởi kiện của
người khởi kiện. Đây cũng chính là điều kiện cần thiết để Tòa án thụ lý vụ
án hành chính.
- Khởi kiện vụ án hành chính còn là biện pháp quan trọng nhằm
nâng cao hiệu lực và chất lượng quản lý hành chính nhà nước.
Trong quá trình quản lý hành chính, các cơ quan hành chính nhà
nước thực hiện hành vi quản lý thông qua việc ban hành các quyết định hay
thực hiện hành vi hành chính. Trong số các quyết định hay hành vi đó có
thể có những quyết định hay hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đến quyền,
lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Do đó, việc công dân, tổ chức thực
hiện quyền khohwri kiện sẽ giúp các cơ quan nhà nước có cơ hội xem xét
lại các quyết định, hành vi đó để khắc phục những sai lầm và vi phạm, đảm
bảo tính hợp pháp và có hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước.
Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính
-Trang 5-

HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hành chính
I.3. Điều kiện khởi kiện thụ lý vụ án hành chính
Công dân, tổ chức muốn khởi kiện vụ án hành chính phải bảo đảm
đầy đủ các điều kiện mà pháp luật tố tụng hành chính quy định:
I.3.1. Điều kiện chủ thể
Chủ thể của quyền khởi kiện gọi là người khởi kiện. Người khởi kiện
là các nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp
của mình bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc
cán bộ, công chức cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại
bởi quyết định kỷ luật buộc thôi việc, nên đã khởi kiện vụ án hành chính tại
Tòa án có thẩm quyền (khoản 5 Điều 4 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ
án hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2006).
I.3.1.1. Đối với cá nhân
Cá nhân khởi kiện gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài và
người không quốc tịch sinh sống tại Việt Nam. Họ phải là người có năng
lực chủ thể, đạt độ tuổi nhất định, sức khỏe bình thường (không bị bệnh
tâm thần, không rối loạn thần kinh chức năng làm mất khả năng nhận thức).
Cá nhân khởi kiện phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp trực tiếp
bị xâm hại do có quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật
gây nên. Người khởi kiện phải trực tiếp ký vào đơn khởi kiện và gửi đến
đúng Tòa án có thẩm quyền. Người khởi kiện có thể ủy quyền cho bất cứ
người nào mà pháp luật không cấm tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình. Do đó, người đại diện của người khởi kiện có thể
thay mặt người khởi kiện để thực hiện các thủ tục khởi kiện vụ án hành
chính tại Tòa án có thẩm quyền.
Nếu người khởi kiện là người chưa thành niên hoặc là người có
nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần thì phải có người đại diện hợp pháp
để tham gia thực hiện quyền khởi kiện hoặc Viện Kiểm sát nhân dân thay
Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính

-Trang 6-
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hành chính
mặt họ để thực hiện quyền khởi tố vụ án hành chính nếu họ không có người
đại diện.
Người thừa kế của người khởi kiện được tham gia tố tụng nếu như
quyền và lợi ích hợp pháp của họ được hưởng thừa kế có liên quan đến vụ
án hành chính.
I.3.1.2. Đối với cơ quan nhà nước
Cơ quan nhà nước là những cơ quan trong bộ máy nhà nước được
thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và có tư cách pháp nhân.
Cơ quan nhà nước thực hiện quyền và nghĩa vụ của người khởi kiện
thông qua người đại diện hợp pháp (theo pháp luật hoặc theo ủy quyền).
Người đại diện theo pháp luật là người đứng đầu cơ quan nhà nước.
Người đứng đầu cơ quan nhà nước có thể ủy quyền cho cấp phó của mình
hoặc bất kỳ người nào (trừ những trường hợp bị pháp luật ngăn cấm) tham
gia tố tụng hành chính. Thủ tục ủy quyền do pháp luật tố tụng hành chính
quy định. Ủy quyền phải được lập thành văn bản và được chứng thực hợp
pháp.
Nếu người khởi kiện là cơ quan nhà nước bị sáp nhập, phân chia,
giải thể thì cá nhân, pháp nhân thừa kế quyền, nghĩa vụ của pháp nhân cũ
thực hiện quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện.
I.3.1.3. Đối với tổ chức
Tổ chức gồm nhiều loại khác nhau như đơn vị cơ sở, đơn vị hành
chính sự nghiệp, các doanh nghiệp của nhà nước; các tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Các tổ chức này được
thành lập và hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, có tư cách pháp nhân
hoặc đủ dấu hiệu của một tổ chức (có cơ cấu tổ chức, có trụ sở, có con
dấu…) phù hợp với pháp luật.

Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính
-Trang 7-
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hành chính
Cũng như cơ quan nhà nước, người khởi kiện là tổ chức thực hiện
quyền khởi kiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy
quyền.
I.3.1.4. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại bao gồm:
- Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã), thủ
trưởng cơ quan thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi
chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định
hành chính, hành vi hành chính của mình, của người do mình có trách
nhiệm quản lý trực tiếp.
- Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền:
o Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính của mình;
o Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch UBND cấp xã, thủ trưởng cơ
quan thuộc UBND cấp huyện đã giải quyết nhưng còn khiếu nại;
- Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở và cấp tương đương có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của
mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
- Giám đốc Sở và cấp tương đương thuộc UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền:
o Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;
o Giải quyết khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở và cấp
tương đương đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền:
o Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính của mình;

Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính
-Trang 8-
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hành chính
o Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết
nhưng còn có khiếu nại;
- Giải quyết khiếu nại mà Giám đốc Sở hoặc cấp tương đương
thuộc UBND cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại mà nội
dung thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh.
- Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành
chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản
lý trực tiếp.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ có thẩm quyền:
o Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính của mình, của cán bộ công chức do mình quản lý trực tiếp;
o Giải quyết khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ… đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại;
o Giải quyết khiếu nại có nội dung thuộc quyền quản lý nhà
nước của Bộ, ngành mình mà Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Giám đốc Sở hoặc
cấp tương thuộc UBND cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại.
- Tổng Thanh tra có thẩm quyền:
o Giải quyết khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ
đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại;
o Giúp thủ trưởng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp trong việc tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã
có hiệu lực pháp luật.
Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính

-Trang 9-
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hành chính
Trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích
Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến
nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng
biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối
với người vi phạm.
- Chánh Thanh tra các cấp, các ngành có trách nhiệm xác minh, kết
luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của
Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp.
- Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền:
o Lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp;
o Xử lý các kiến nghị của Tổng Thanh tra trong việc giúp thủ
trưởng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
- Thủ tướng Chính phủ giải quyết những tranh chấp về thẩm quyền
giải quyết khiếu nại giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, UBND cấp tỉnh.
- Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết những tranh chấp về
thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi
quản lý của mình.
I.3.2. Điều kiện về thủ tục tiền tố tụng
I.3.2.1. Cá nhân, cơ quan tổ chức có quyền khởi kiện để Tòa án thụ lý
giải quyết các vụ án hành chính về các khiếu kiện quy định tại các khoản
từ khoản 1 đến khoản 16 Điều 11 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ
án hành chính trong các trường hợp sau:

Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính
-Trang 10-
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hành chính
d. Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu,
nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố
cáo mà khiếu nại không được giải quyết và không tiếp tục khiếu nại đến
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;
e. Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu lần đầu theo
quy định về khiếu nại, tố cáo nhưng không đồng ý với quyết định giải
quyết khiếu nại lần đầu và không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại lần hai;
f. Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu,
nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố
cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng
không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu trong trường hợp
pháp luật quy định không được quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại lần hai;
g. Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai,
nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố
cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng
không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
I.1.1.1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để Tòa án giải
quyết vụ án hành chính về khiếu kiện quy định tại khoản 17 Điều 11 Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính trong các trường hợp sau:
a. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai
do Chủ tịch cấp huyện giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng người khiếu nại
không đồng ý với quyết định giải quyết đó và không tiếp tục khiếu nại đến
Chủ tịch UBND cấp tỉnh;
b. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai

do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải
Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính
-Trang 11-
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hành chính
quyết khiếu nại lần đầu, nhưng người khiếu nại không đồng ý với quyết
định giải quyết đó.
I.3.2.2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải
quyết vụ án hành chính về khiếu kiện quy định tại khoản 18 Điều 11 của
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính nếu đã khiếu nại với cơ
quan lập danh sách cử tri, nhưng không đồng ý về cách giải quyết của cơ
quan đó.
I.3.2.3. Cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở
xuống theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức có quyền khởi
kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện quy định tại
khoản 19 Điều 11 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính nếu đã
khiếu nại với người đã ra quyết định kỷ luật, nhưng không đồng ý với quyết định giải
quyết đó và không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp
theo.
I.3.2.4. Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án
hành chính về khiếu kiện quy định tại khoản 20 Điều 11 của Pháp lệnh thủ
tục giải quyết các vụ án hành chính nếu đã khiếu nại với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết
đó.
I.3.2.5. Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án
hành chính về khiếu kiện quy định tại khoản 21 Điều 11 của Pháp lệnh này
nếu đã khiếu nại với Hội đồng cạnh tranh hoặc Bộ trưởng Bộ Thương mại,
nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó.
I.3.2.6. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải
quyết vụ án hành chính về khiếu kiện quy định tại khoản 22 Điều 11 của

Pháp lệnh này theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế
mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về các khiếu kiện
đó.
Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính
-Trang 12-
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hành chính
I.3.3. Điều kiện về thời hiệu và thủ tục khởi kiện
- Theo quy định tại Điều 30 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án
hành chính, người khởi kiện phải nộp đơn khởi kiện trong thời hiệu khởi
kiện. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để
yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền, lợi ích bị xâm
phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác.
- Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác thì thời hiệu
khởi kiện được quy định như sau:
o Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều
2 của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (điểm a, b, c mục
1.3.2.1) là 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà
khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải
quyết khiếu nại lần đầu, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó.
Đối với vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn khởi kiện là 45
ngày;
o Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (điểm d mục 1.3.2.1) là
30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần 2 mà khiếu nại
không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết
khiếu nại lần hai, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó. Đối
với vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn khởi kiện là 45 ngày;
o Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2 của Pháp lệnh

thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (Mục 1.3.2.2) là 45 ngày, kể từ
ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu nhưng không đồng
ý với quyết định giải quyết đó;
Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính
-Trang 13-
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hành chính
o Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh
thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (Mục 1.3.2.3) chậm nhất là năm
ngày, trước ngày bầu cử nhưng không đồng ý về cách giải quyết của cơ
quan lập danh sách cử tri;
o Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 2 của Pháp lệnh
thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (Mục 1.3.2.4) là 30 ngày, kể từ
ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng không đồng
ý với quyết định giải quyết đó. Đối với vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn
thì thời hạn khởi kiện là 45 ngày;
o Đối với trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 2 của Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (Mục 1.3.2.5) là 30 ngày, kể từ ngày nhận
được quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, nhưng không đồng ý
với quyết định giải quyết đó;
o Đối với trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 2 của Pháp lệnh
thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (Mục 1.3.2.6) là 30 ngày, kể từ ngày nhận được
quyết định giải quyết khiếu nại của Hội đồng cạnh tranh hoặc của Bộ trưởng Bộ
Thương mại, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó;
o Đối với trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 2 của Pháp lệnh
thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (Mục 1.3.2.7) thì thời hiệu khởi kiện theo quy
định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên
về trường hợp đó; nếu pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế không có quy định thời
hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện là 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết
khiếu nại lần đầu hoặc lần hai hay kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại

lần đầu hoặc lần hai.
- Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch hoạ, đi công tác, học
tập ở nơi xa hoặc vì trở ngại khách quan khác mà người khởi kiện không
khởi kiện được trong thời hạn quy định nêu trên thì thời gian có trở ngại đó
không tính vào thời hiệu khởi kiện.
- Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính
-Trang 14-
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hành chính
o Ngày, tháng, năm làm đơn;
o Toà án được yêu cầu giải quyết vụ án hành chính;
o Tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện;
o Nội dung quyết định hành chính hoặc quyết định kỷ luật buộc
thôi việc cán bộ, công chức hay tóm tắt diễn biến của hành vi hành chính;
o Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có);
o Các yêu cầu Toà án giải quyết.
- Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ
quan, tổ chức khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức
đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; nếu việc khởi kiện để bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự thì đơn khởi kiện do cha, mẹ, người giám hộ của những
người này ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp Viện kiểm sát khởi tố thì Viện
trưởng hoặc Phó Viện trưởng được Viện trưởng uỷ nhiệm ký tên và đóng
dấu. Kèm theo đơn khởi kiện, văn bản khởi tố phải có các tài liệu, chứng cứ
chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện, việc khởi tố là có căn cứ và
hợp pháp.
II. Những vấn đề luật sư cần chú ý trong việc đánh giá điều kiện khởi
kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính
II.1. Những vấn đề cần chú ý khi giải quyết các vụ án hành chính liên

quan đến xử lý vi phạm hành chính
II.1.1.Khái niệm xử lý vi phạm hành chính và các hình thức xử phạt
hành chính
Theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (sau
đây gọi là Pháp lệnh) thì xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi
phạm và các biện pháp xử lý hành chính khác.
Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính
-Trang 15-
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hành chính
- Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ
quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc
vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không
phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
- Các biện pháp xử lý hành chính khác được áp dụng đối với cá
nhân có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng
chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại các điều 23,
24, 25, 26 của Pháp lệnh (bao gồm: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa
vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh).
Theo quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh thì các hình thức xử phạt
hành chính gồm:
- Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải
chịu một trong các hình thức xử phạt chính: Cảnh cáo; phạt tiền.
- Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm
hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Tịch thu tang vật,
phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
- Ngoài các hình thức xử phạt chính hoặc xử phạt bổ sung, cá nhân,
tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện
pháp khắc phục hậu quả sau đây:

o Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi
phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
o Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm
môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
o Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng
hoá, vật phẩm, phương tiện;
Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính
-Trang 16-
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hành chính
o Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật
nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại;
o Biện pháp khắc phục hậu quả khác do người có thẩm quyền
quyết định áp dụng theo quy định của Chính phủ.
- Người nước ngoài vi phạm hành chính còn có thể bị xử phạt trục
xuất. Trục xuất được áp dụng là hình thức xử phạt chính hoặc xử phạt bổ
sung trong từng trường hợp cụ thể.
II.1.2.Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử
lý vi phạm hành chính
Theo quy định tại Điều 43 Pháp lệnh, trong trường hợp cần ngăn
chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành
chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ
tục hành chính:
- Tạm giữ người;
- Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Khám người;
- Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
- Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Bảo lãnh hành chính;
- Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời

gian làm thủ tục trục xuất;
- Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường
giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn.
Khi áp dụng các biện pháp trên, người có thẩm quyền phải tuân thủ
nghiêm ngặt quy định tại các điều từ Điều 44 đến Điều 52 của Pháp lệnh;
nếu vi phạm thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh.
Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính
-Trang 17-
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hành chính
II.1.3.Về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
Điều 3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định:
- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị
đình chỉ ngay. Việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh
chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải
được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
- Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành
chính do pháp luật quy định.
- Cá nhân chỉ bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nếu
thuộc một trong các đối tượng được quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 của
Pháp lệnh.
- Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến
hành theo đúng quy định của pháp luật.
- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một
lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi
người vi phạm đều bị xử phạt. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm
hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
- Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ
vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng
để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.

- Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình
thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành
chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả
năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
II.1.4.Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Điều 10 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính quy định như sau:
Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính
-Trang 18-
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hành chính
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là một năm, kể từ ngày vi
phạm hành chính được thực hiện; đối với vi phạm hành chính trong các
lĩnh vực tài chính, chứng khoán, sở hữu trí tuệ, xây dựng, môi trường, an
toàn và kiểm soát bức xạ, nhà ở, đất đai, đê điều, xuất bản, xuất khẩu, nhập
khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc vi phạm hành chính là hành vi buôn lậu,
sản xuất, buôn bán hàng giả thì thời hiệu là hai năm; nếu quá các thời hạn
nói trên thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục
hậu quả được quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều 12 của
Pháp lệnh (gồm: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi
phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường
sống, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra; buộc đưa ra khỏi
lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện;
buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, văn hóa phẩm độc
hại; các quy định khác do Chính phủ quy định).
- Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời
hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121
của Pháp lệnh.
- Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa
ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ

điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành
chính thì bị xử phạt hành chính; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết
định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người đã ra quyết định phải gửi quyết
định cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp này, thời hiệu xử
phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử
phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.
Trong thời hạn được quy định nêu trên mà cá nhân, tổ chức lại thực
hiện vi phạm hành chính mới trong cùng lĩnh vực trước đây đã vi phạm
Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính
-Trang 19-
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hành chính
hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu
quy định nêu trên; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ
thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành
vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
- Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác được quy
định tại các điều 23, 24, 25 và 26 của Pháp lệnh gồm:
o Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
là sáu tháng… (khoản 3 Điều 23 Pháp lệnh);
o Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là sáu
tháng hoặc một năm … tùy từng đối tượng (khoản 3 Điều 24 Pháp lệnh);
o Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục là một
năm … (khoản 3 Điều 25 Pháp lệnh);
o Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh là sáu
tháng … (khoản 3 Điều 26 Pháp lệnh).
II.1.5.Về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
c. Thẩm quyền xử phạt hành chính được quy định cụ thể tại các Điều
từ Điều 28 đến Điều 40d Pháp lệnh và quy định tại các văn bản khác có
quy định về xử phạt vi phạm hành chính.

II.1.5.1. Theo Điều 41 của Pháp lệnh, người có thẩm quyền xử lý vi phạm
hành chính quy định tại các điều 28, 29 và 30, các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và
8 Điều 31, các khoản 2, 3 và 4 Điều 32, các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 33,
các khoản 2, 3 và 4 Điều 34, các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 35, các khoản 2, 3
và 4 Điều 36, các khoản 2, 3 và 4 Điều 37, các khoản 2, 3 Điều 38, Điều
39, các khoản 3, 4 Điều 40, các khoản 2, 3 Điều 40a, Điều 40b, Điều 40c,
Điều 40d của Pháp lệnh có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền
xử lý vi phạm hành chính. Việc uỷ quyền phải được thực hiện bằng văn
Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính
-Trang 20-
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hành chính
bản. Cấp phó được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định xử lý vi
phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật.
d. Thẩm quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
khác
Theo quy định tại Điều 23 Pháp lệnh thì Chủ tịch UBND cấp xã cơ
quyền ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Theo quy định tại Điều 24 và Điều 26 của Pháp lệnh thì Chủ tịch UBND
cấp huyện có thẩm quyền ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng; đưa
vào cơ sở chữa bệnh. Còn theo quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh thì Chỉ
tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định đưa vào cơ sở giáo dục.
e. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính:
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại
các điều từ Điều 31 đến Điều 40d của Pháp lệnh có thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.
- Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt
của nhiều người, thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

- Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định tại các điều
từ Điều 28 đến Điều 40d của Pháp lệnh là thẩm quyền áp dụng đối với một
hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử
phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối
với từng hành vi vi phạm cụ thể.
- Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi
phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc
sau đây:
Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính
-Trang 21-
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hành chính
o Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành
vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt, thì thẩm quyền xử phạt vẫn
thuộc người đó;
o Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong
các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt, thì người đó phải
chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;
o Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người
thuộc các ngành khác nhau, thì quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.
II.1.6.Về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Pháp lệnh thì thời hạn ra quyết
định xử phạt là 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính;
đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra
quyết định xử phạt là 30 ngày. Trong trường hợp xét cần có thêm thời gian
để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ
trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải
bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày. Quá thời hạn nói
trên, người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt, trừ

trường hợp xử phạt trục xuất; trong trường hợp không ra quyết định xử
phạt thì vẫn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh (bao gồm: Buộc khôi phục lại tình trạng
ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ
công trình xây dựng trái phép;Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục
tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính
gây ra;Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá,
vật phẩm, phương tiện;Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khỏe con
người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại; Biện pháp khắc phục
hậu quả khác do người có thẩm quyền quyết định áp dụng theo quy định
Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính
-Trang 22-
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hành chính
của Chính phủ) và tịch thu tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu
hành.
Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà
không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của
Pháp lệnh.
II.1.7.Về việc khiếu nại, khởi kiện hành chính
a. Về khiếu nại hành chính:
Theo quy định tại Điều 118 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, thì
cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp
pháp của họ có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính,
quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm
hành chính.
Người bị giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo
dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, hoặc người đại
diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại về việc áp dụng biện pháp đó.
Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại được thực hiện

theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
b. Khởi kiện hành chính
Theo quy định tại Điều 119 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì
việc khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định
áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành
chính, quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo
dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh được thực hiện
theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính
-Trang 23-
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hành chính
II.2. Các khiếu kiện hành chính liên quan đến Quyết định xử lý vi
phạm hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án
hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung năm 1998 và năm 2006) thì Tòa án
có thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính liên quan đến quyết định xử
lý vi phạm hành chính sau:
II.2.1.Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính thì quyết
định xử phạt hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành
chính nhà nước được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc
vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không
phải là tội phạm (chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự) và theo quy
định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hàng chính. Người bị xử phạt
hành chính có quyền khiếu nại và khởi kiện vụ án hành chính tại TAND có
thẩm quyền theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo và Pháp lệnh thủ tục
giải quyết các vụ án hành chính.
II.2.2.Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc
áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc

kiên cố khác
Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì buộc tháo
dỡ công trình xây dựng trái phép (bao gồm nhà ở, công trình, vật kiến trúc
kiên cố khác như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, tường xây
làm hàng rào bảo vệ, nhà để ô tô, nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới tiêu,
chuồng trại chăn nuôi…) là một trong những biện pháp khắc phục hậu quả
được áp dụng đối với người vi phạm hành chính ngoài các hình thức xử
phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung. Việc áp dụng biện pháp buộc tháo
dỡ công trình xây dựng trái phép thông thường được áp dụng kèm theo
hình thức xử phạt chính, trừ trường hợp quá thời hiệu xử lý vi phạm hành
Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính
-Trang 24-
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hành chính
chính được quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh và quá thời hạn ra quyết
định xử phạt hành chính được quy định tại Điều 56 của Pháp lệnh. Người
bị buộc tháo dỡ hoặc cưỡng chế tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc
kiên cố khác có quyền khiếu nại và khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án
có thẩm quyền theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo và Pháp lệnh thủ
tục giải quyết các vụ án hành chính.
II.2.3.Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc
áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính với một trong
các hình thức: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường
giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh
Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa
vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh là các biện pháp xử lý hành
chính được áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về an
ninh, trật tự an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình
sự, ngoài các hình thức xử phạt chính theo quy định của pháp luật.
Người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính với một trong các hình

thức: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào
cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh có quyền khiếu nại và khởi kiện
vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của Luật khiếu
nại, tố cáo và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Theo quy định tại Điều 119 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (đã
được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2008) thì bị đưa vào trường giáo
dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh cũng có quyền
khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của
Luật khiếu nại, tố cáo và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính
-Trang 25-

×