Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về bồi thường chi phí đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.57 KB, 11 trang )

Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao
động về bồi thường chi phí đào tạo.
MỞ BÀI
Kim chỉ nam trong hoạt động nghề nghiệp của Luật sư là quyền lợi của
khách hàng. Bằng kiến thức pháp luật và kỹ năng nghề nghiệp Luật sư sẽ thực
hiện những biện pháp tốt nhất có thể mà pháp luật cho phép để bảo vệ tối đa
quyền và lợi ích của khách hàng mình. Với mỗi một sự việc khách hàng đến gặp
Luật sư, Luật sư sẽ giải đáp những thắc mắc pháp lý và đưa ra những giải pháp
tối ưu dựa trên quy định pháp luật cho những yêu cầu của khách hàng. Vì vậy
khi có tranh chấp dân sự và khách hàng muốn khởi kiện thì vai trò của người
luật sư là rất quan trọng. Luật sư có thể phân tích cho khách hàng của mình có
nên khởi kiện hay không? Những lợi ích từ việc khởi kiện hay không khởi kiện,
những rủi ro mà khách hàng có thể gặp khi quyết định khởi kiện. Những điều
mà khách hàng không thể lường trước được do không có kiến thức pháp luật hệ
thống như Luật sư. Kỹ năng hỗ trợ khách hàng khởi kiện là một trong những kỹ
năng quan trọng trong chỉnh thể các kỹ năng hành nghề luật sư; Có thể nói đây
là kỹ năng bước đầu của Luật sư để thực hiện các kỹ năng tiếp theo khi tham gia
tố tụng để bảo vệ quyền lợi của khách hàng của mình tại Tòa án. Cũng giống kỹ
năng hỗ trợ khách hang khởi kiện tranh chấp dân sự nói chung, kỹ năng hỗ trợ
khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về bồi thường chi phí đào tạo sẽ giúp
Luật sư hiểu được bản chất pháp lý vấn đề đang tranh chấp, giúp khách hàng
thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh thông qua việc thu thập chứng cứ và
chuẩn bị hồ sơ khởi kiện làm cở sở cho Tòa thụ lý giải quyết tranh chấp bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng mình. Đồng thời Luật sư cũng phải có
kỹ năng khác để giải quyết những tranh chấp lao động về bồi thường chi phí đào
tạo cho phù hợp với những điểm đặc thù của quan hệ pháp luật này.
1
NỘI DUNG
Khoản 3 điều 41 Bộ luật lao động có quy định: “Trong trường hợp người
lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường chi phí
đào tạo (nếu có) theo quy định của Chính phủ”


Điều 13 NĐ 44/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và thi hành Bộ
luật lao động về hợp đồng lao động (sau đây gọi là NĐ 44/2003): “Người lao
động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải bồi thường chi phí đào
tạo theo quy định tại Khoản 4 Điều 32 Nghị định số 02/2001 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Bộ luật lao động và Luật giáo dục về dạy nghề, trừ
trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động mà thực hiện đúng và đủ các quy
định tại điều 37 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung”.
Như vậy, tranh chấp lao động về đòi bồi thường chi phí đào tạo xảy ra
giữa người sử dụng lao động với người lao động khi người lao động chấm dứt
hợp đồng lao động và không thực hiện cam kết lao động sau khi được đào tạo.
Nguyên đơn trong các vụ án lao động tranh chấp về đòi bồi thường chi phí đào
tạo luôn là người sử dụng lao động, còn bị đơn là người lao động. Có hai trường
hợp khởi kiện tranh chấp lao động:
- Trường hợp 1: Người lao động không thực hiện cam kết làm việc sau
khi được đào tạo, người sử dụng lao động đòi phí đào tạo, người lao động không
chịu bồi thường, người sử dụng lao động khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết.
- Trường hợp 2: Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động, người lao động kiện ra Toà, người sử dụng lao động mới yêu cầu phản
tố đòi bồi thường chi phí đào tạo.
Vậy kỹ năng của Luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh
chấp lao động về đòi bồi thường chi phí đào tạo gồm tổng thể các kỹ năng sau:
2
I. KỸ NĂNG TIẾP XÚC KHÁCH HÀNG VÀ KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN
KHỞI KIỆN CỦA KHÁCH HÀNG:
1. Trao đổi với khách hàng về nội dung tranh chấp :
Trước tiên Luật sư cần phải hiểu cụ thể yêu cầu của khách hàng, tìm hiểu
những bức xúc và nguyện vọng của họ. Trên cơ sở yêu cầu cụ thể của khách
hàng, căn cứ theo quy định của pháp luật nội dung mà Luật sư xác định chính
xác quan hệ pháp luật tranh chấp và từ đó mới đưa ra được lời khuyên thích hợp
cho khách hàng. Đối với tranh chấp lao động đòi bồi thường chi phí đào tạo thì

khi tiếp xúc với khách hàng về nội dung tranh chấp Luật sư cần làm rõ được
những vấn đề cơ bản sau:
- Thứ nhất: Làm rõ xem giữa các bên có quan hệ lao động không. Cụ
thể, Luật sư cần làm rõ xem giữa các bên có ký hợp động lao động
không? Hợp đồng bằng miệng hay bằng văn bản; thời hạn của hợp đồng,
tiền lương, công việc, địa điểm làm việc… Việc làm rõ này giúp Luật sư
có thể xác định chính xác xem quan hệ giữa các bên là quan hệ lao động
hay quan hệ dân sự, hành chính. Từ đó có thể xác định được chính xác
Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
- Thứ hai: Luật sư phải xem có cam kết lao động sau khi được đào tạo
không? Điều này rất quan trọng vì nó là căn cứ để xác định có trách
nhiệm bồi thường chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động khi người
lao động không làm việc cho họ không. Có hai trường hợp xảy ra: Trường
hợp 1: Người lao động và Người sử dụng lao động ký hợp đồng lao động
trước rồi ký hợp đồng đào tạo; Trường hợp 2 là chưa có hợp đồng lao
động giữa người lao động và người sử dụng lao động mà mới có cam kết
làm việc của người lao động cho người sử dụng lao động sau khi được
đào tạo.
- Thứ ba: Luật sư phải làm rõ nội dung tranh chấp giữa các bên đó là
tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, tranh chấp
3
về kỷ luật sa thải hay tranh chấp về bồi thường chi phí đào tạo… Khi làm
rõ được nội dung tranh chấp Luật sư cần biết được thời điểm xảy ra sự
kiện pháp lý dẫn đến tranh chấp và thủ tục các bên đã tiến hành giải quyết
tranh chấp như thế nào.
- Thứ tư: Luật sư cần làm rõ khách hàng muốn bồi thường chi phí đào
tạo bao gồm những khoản gì, mức bồi thường là bao nhiêu…
Từ việc tiếp xúc, trao đổi với khách hàng để nắm rõ được những nội dung trên,
Luật sư có thể phân tích được cho khách hàng có nên khởi kiện hay không? Lợi
ích từ việc khởi kiện hay không khởi kiện như thế nào? Khả năng thắng kiện

như thế nào? Và phân tích được những vấn đề thuận lợi và khó khăn trong việc
kiện theo con đường tố tụng tại Tòa.
2. Kiểm tra điều kiện khởi kiện của khách hàng:
2.1 Chủ thể khởi kiện:
Theo quy định tại Điều 161 BLTTDS: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có
quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án dân sự
tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình”. Như vậy Luật sư có thể hướng dẫn cho khách hàng tự mình khởi kiện
hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện. Vì người sử dụng luôn là
nguyên đơn khởi kiện tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại, nên nếu người sử
dụng lao động là cá nhân khởi kiện thì phải đủ từ 18 tuổi trở lên; nếu người sử
dụng lao động là pháp nhân thì người khởi kiện có thể là người đại diện theo
pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền.
2.2 Điều kiện hòa giải cơ sở:
Về nguyên tắc, đối với tranh chấp lao động thì Tòa án chỉ thụ lý khi tranh
chấp đó đã được Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hòa giải viên lao động hòa
giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định
(trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu). Luật sư cần tìm hiểu
4
xem khách hàng của mình đã tiến hành hòa giải chưa, nếu chưa thì cần hướng
dẫn khách hàng cần thiết tiến hành thủ tục hòa giải cơ sở. Hòa giải thành sẽ tiết
kiệm được rất nhiều chi phí cho khách hàng.
2.3 Thẩm quyền của Tòa án:
Việc xác định đúng Tòa án có thẩm quyền là cở sở để gửi đơn khởi kiện
đến Tòa giải quyết, tiết kiệm được thời gian cho đương sự.
Căn cứ vào khoản 1 điều 31 và điều 33 BLTTDS thì tranh chấp lao động
động đòi bồi thường chi phí đào tạo thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp
huyện nếu không có yếu tố nước ngoài và Tòa án giải quyết là tòa án nơi cư trú,
làm việc của bị đơn. Trong trường hợp này, Luật sư có thể tư vấn cho nguyên
đơn là người sử dụng lao động nên khởi kiện ở Tòa án nhân dân cấp huyện nơi

bị đơn làm việc.
2.4 Về thời hiệu khởi kiện:
Theo khoản 4 điều 167 BLLĐ thì thời hiệu khởi kiện của tranh chấp lao
động là sáu tháng kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng
quyền, lợi ích của mình bị vi phạm. Mặc dù pháp luật không quy định ngày nào
là ngày mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm nhưng
luật sư cần trao đổi với khách hàng để biết chính xác ngày xảy ra sự kiện pháp lý
dẫn đến tranh chấp và ngày khách hàng mình biết được sự kiện đó. Từ đó luật sư
kiểm tra xem thời hiệu khởi kiện còn không? Nếu đã hết thời hiệu khởi kiện thì
Luật sư nên khuyên khách hàng không nên khởi kiện ra Tòa án.
2.5 Điều kiện sự việc chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có
hiệu lực của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền:
Luật sư cần kiểm tra xem tranh chấp của đương sự mình đã được giải
quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm
quyền chưa? Nếu đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực
5
pháp luật của Tòa án thì Luật sư nên cho khách hàng biết họ không có quyền
khởi kiện về tranh chấp này nữa.
II. KỸ NĂNG CHUẨN BỊ HỒ SƠ KHỞI KIỆN:
Hồ sơ khởi kiện là hồ sơ mà nguyên đơn nộp cho Tòa án khi khởi kiện vụ án.
Việc lập hồ sơ khởi kiện nhằm tập hợp một cách có hệ thống tài liệu chứng cứ
và những vấn đề liên quan đến vụ án mà nguyên đơn đang yêu cầu Tòa án xem
xét, giải quyết.
Hồ sơ khởi kiện thông thường bao gồm:
- Đơn khởi kiện;
- Các tài liệu làm cơ sở cho yêu cầu của nguyên đơn hoặc các tài liệu
giải trình trực tiếp cho yêu cầu của nguyên đơn;
- Các tài liệu về tư cách chủ thể của nguyên đơn (CMTND, HKGĐ…)
- Các tài liệu chứng cứ khác.
Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện của Luật sư cho khách hàng nói chung và kỹ

năng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện trong tranh chấp lao đồng đòi bồi thường chi phí
đào tạo nói riêng bao gồm: Kỹ năng soạn thảo đơn khởi kiện; Kỹ năng thu thập
chứng cứ, tài liệu cho khách hàng; Kỹ năng hướng dẫn khách hàng nộp hồ sơ
khởi kiện tại Tòa án.
1. Kỹ năng soạn đơn khởi kiện cho khách hàng:
Đơn khởi kiện là hình thức biểu đạt yêu cầu của khởi kiện đến Tòa án
nhằm giải quyết tranh chấp đang xảy ra. Đơn khởi kiện là tài liệu cần thiết
đầu tiên trong hồ sơ khởi kiện. Cũng giống như đơn khởi kiện trong các vụ
án dân sự, kinh doanh thương mại, về nguyên tắc đơn khởi kiện trong các vụ
án lao động cũng phải có đầy đủ nội dung được quy định tại điều 164
BLTTDS, khoản 2 gồm những nội dung chính sau:
6
- Ngày tháng năm viết đơn;
- Tòa án được yêu cầu giải quyết vụ án;
- Họ tên, địa chỉ của nguyên đơn;
- Họ tên, địa chỉ của bị đơn;
- Họ tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ lien quan (nếu có);
- Nội dung sự việc (tóm tắt nội dung tranh chấp, giá trị tranh chấp nếu
có);
- Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải
quyết vụ án;
- Các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ để chứng minh yêu cầu của nguyên đơn;
- Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu là cơ quan,
tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký
tên và đóng dấu ở phần cuối đơn.
Khi giúp khách hàng soạn thảo đơn khởi kiên Luật sư cần lưu ý:
- Trong đơn khởi kiên, phần diễn biến vụ việc và yêu cầu của nguyên
đơn Luật sư phải đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên phần diễn biến sự việc
tránh kể lể dài dòng mà chỉ nêu các sự kiện có tính chất là mốc thời gian,
nhưng không được quá sơ sài khiến người đọc không nắm bắt được diễn

biến của tranh chấp. Phần yêu cầu của nguyên đơn phải trình bày rõ ràng,
ngắn gọn đồng thời mang tính đề xuất Tòa án giải quyết.
- Địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn , người có quyền lợi liên quan phải là
địa chỉ liên lạc được với họ. Trường hợp không có địa chỉ của bị đơn,
người có quyền lợi liên quan thì phải nói rõ trong đơn.
- Hình thức đơn khởi kiện có thể viết tay hoặc đánh máy.
7
Sau khi viết xong đơn Luật sư cần trao đổi với đương sự và xem lại lần cuối
trước khi gửi Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
2. Kỹ năng thu thập chứng cứ tài liệu cho hồ sơ khởi kiện:
Kèm theo đơn khởi kiện thì nguyên đơn phải gửi kèm theo những tài liệu,
chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Việc
nộp những tài liệu chứng cứ là điều quan trọng đòi hỏi sự khéo léo, những tài
liệu chứng cứ quan trọng nên để đến phiên tòa mới xuất trình. Với tranh chấp
lao động về bồi thường chi phí đào tạo thường phải có những tài liệu:
- Các tài liệu chứng minh giữa hai bên tranh chấp có quan hệ lao động
như: Hợp đồng lao động; phụ lục hợp đồng lao động hay hợp đồng đào
tạo trong đó có cam kết sau khi được đào tạo người lao động sẽ làm việc
cho người sử dụng lao động.
- Các tài liệu chứng minh sự kiện tranh chấp giữa các bên như Bản cam
kết về thời gian làm việc bắt buộc cho doanh nghiệp sau khi học; những
tài liệu chứng minh người lao động đã có hành vi đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động trái pháp luật.
- Biên bản hòa giải cơ sở không thành…
3. Kỹ năng hướng dẫn khách hàng nộp hồ sơ khởi kiện:
Nộp đơn kiện, hồ sơ khởi kiện: Theo quy định tại Điều 166 BLTTDS
Luật sư có thể hướng dẫn khách hàng nộp đơn khởi kiện bằng hai phương
thức:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án và nhận biên lai xác nhận việc nộp đơn, ngày
khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án;

- Gửi đến Tòa án qua bưu điện và lấy xác nhận của bưu điện về việc gửi
đơn. Ngày khởi kiện được tính từ ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
8
Sau khi nộp đơn khởi kiện, khi có thông báo của Tòa án về việc thụ lý vụ án
dân sự, Luật sư hướng dẫn khách hàng đi nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thi
hành án dân sự cùng cấp với Tòa án đang thụ lý;
Nhận hai biên lai thu tạm ứng án phí từ cơ quan thi hành án, nộp một biên lai
cho Tòa án để Tòa án thụ lý vụ án.
KẾT LUẬN
Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện vụ việc dân sự
nói chung và trong tranh chấp lao động đòi bồi thường thiệt hại nói riêng có
vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết vụ án. Đó là sự tổng hợp nhiều kỹ
năng của Luật sư: Kỹ năng trao đổi tiếp xúc với khách hàng để nắm bắt được
nội dung tranh chấp; Kỹ năng tư vấn cho khách hàng về việc nên kiện hay
không kiện và phân tích về hậu quả pháp lý của việc khởi kiện như thế nào;
Kỹ năng nghiên cứu các văn bản pháp lý làm căn cứ cho yêu cầu khởi kiện
của khách hàng; Kỹ năng soạn thảo đơn khởi kiện; Kỹ năng thu thập các
chứng cứ. Người luật sư phải kết hợp nhuần nhuyễn các kỹ năng này để hỗ
trợ khách hàng khởi kiện được nhanh chóng và bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng của khách hàng.
KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ KHI CHUẨN BỊ BẢN LUẬN CỨ BÀO CHỮA
CHO BỊ CÁO TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ PTHS
9
10.02.2011 15:55
Các chức danh tư pháp mỗi chức danh có một văn bản đặc trưng riêng. Thẩm
phán có bản án, Kiểm sát viên có bản cáo trạng, điều tra viên có bản kết luận
điều tra. Một trong những văn bản quan trọng của luật sư khi tham gia tố tụng
đó là luận cứ bào chữa cho bị cáo và luận cứ bảo vệ cho bị hại, người có quyền
và nghĩa vụ liên quan hay các đương sự trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án
hình sự

PHẦN NỘI DUNG
I. KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ KHI CHUẨN BỊ BẢN LUẬN CỨ
BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ PHÚC
THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
1. Nghiên cứu hồ sơ
Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm cần tập trung bám sát các yêu cầu
kháng cáo của bị cáo, các đương sự mà luật sư nhận trách nhiệm bào chữa hoặc
kháng nghị của VKS. Việc nghiên cứu cần khái quát những vấn đề mấu chốt
của vụ án như tội danh, thu thập và đánh giá chứng cứ, căn cứ áp dụng pháp
luật và hình phạt…nhưng vẫn phải bám sát yêu cầu kháng cáo nói trên. Phạm vi
nghiên cứu hồ sơ cụ thể bao gồm: 1, yêu cầu kháng cáo, kháng nghị, 2, Tính
hợp pháp của bản án sơ thẩm ( Xem xét nội dung và tố tụng). 3, các tài liệu,
chứng cứ chứng minh cho việc kháng cáo. Do tính chất của xét xử phúc thẩm,
luật sư cần tập trung nghiên cứu những cắn cứ chứng minh sự vô tội của bị cáo
hoặc những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trong quá trình nghiên cứu
hồ sơ luật sư cần phát hiện những vấn đề thiếu sót trong đánh giá chứng cứ vi
phạm tố tụng…
2. Thu thập thêm tài liệu mới
Luật sư cần tìm hiểu bổ sung các tình tiết chúng cứ chưa được xem xét
trong bản án sơ thẩm trao đổi, tự mình hoặc gia đình đương sự cung cấp các tài
10
liệu mới để bổ sung xem xét tại phiên tòa phúc thẩm. Việc thu thập và giao nộp
thêm chứng cứ, đồ vật, tài liệu mới luật sư cần bảo đảm tính hợp pháp về mặt
hình thức và tính xác thực tính liên quan về mặt nội dung bằng những cách thức
và những biện pháp mà pháp luật không cấm . Những tài liệu nói trên cần được
sao y bản chính có chứng thực hợp pháp và cần phải nộp trước khi phiên tòa
phúc thẩm được mở.
3. Gặp trao đổi với bị cáo.
Trong quá trình gặp và trao đổi với bị cáo trong trại tạm giam luật sư cần
trao đồi về những hệ quả phát sinh từ phiên tòa phúc thẩm, khi phán quyết có

hiệu lực pháp luật để bị cáo xác định tốt tư tưởng, chuẩn bị cho việc khiếu nại
theo trình tự giám đốc thẩm hoặc chấp nhận thi hành bản án . Có thể nói việc
gặp và trao đổi với bị cáo trước phiên tòa là một loạt thao tác cần đòi hỏi luật sư
mận cảm sự thấu đáo hiểu biết về vụ án, có như vậy luật sư mới viết được bản
luận cứ tốt để bào chữa cho thân chủ tại phiên tòa phúc thẩm một cách tốt nhất.
4. Trao đổi đề xuất với Viện kiểm soát, Tòa án.
Luật sư có thể liên hệ, đề nghị bằng văn bản qua phòng xin gặp Kiểm sát
viên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hoặc lãnh đạo của họ đề trình bày những vấn
đề liên quan đến những tình tiết sự kiện mới phát sinh, hoặc để nộp chứng cứ tài
liệu bổ sung. Việc gặp trao đồi vơi Viện kiểm soát và Tòa an giúp cho luật sư
có thêm chứng cứ mới, biết được quan điểm của Viện kiểm sát và tào án để có
thể viết bản luận cứ bào chữa tại phiên tào phúc thẩm một cách tốt hơn
11

×