Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tiểu luận Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ra tòa án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.47 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN NỘI DUNG 4
PHẦN KẾT LUẬN 22
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng giải quyết các vụ việc dân sự
LỜI MỞ ĐẦU
Lao động là một hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải
vật chất và các giá trị tinh thần xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng
và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Do đó,
Nhà nước ta đã xây dựng một hệ thống pháp luật lao động nhằm quy định
cụ thể quyền, nghĩa vụ của người lao động và của người sử dụng lao động,
các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động nhằm
góp phần thúc đẩy sản xuất.
Mặc dù quyền và nghĩa vụ của hai bên đã được quy định cụ thể, rõ ràng
trong Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn, nhưng do trình độ pháp
luật lao động của người lao động còn hạn chế, người sử dụng lao động lại
trú trọng nhiều hơn đến các vấn đề về kinh doanh hơn là lĩnh vực sử dụng
lao động nên việc vi phạm pháp luật lao động thường xuyên xảy ra. Đặc
biệt là trong thời kỳ suy thoái kinh tế hiện nay, vấn đề tranh chấp trong
quan hệ lao động do vi phạm pháp luật lao động diễn ra ngày một nhiều
hơn. Chính vì vậy, luật sư trong giai đoạn hiện nay phải đặc biệt trú trọng
đến các tranh chấp trong lĩnh vực lao động. Muốn vậy, luật sư phải có
những kỹ năng đặc thù khi tham gia vào các vụ tranh chấp lao động.
Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay, nhận thấy rằng, các tranh chấp liên
quan đến việc về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động xảy ra khá
thường xuyên, độ phức tạp của các tranh chấp về lao động cũng không khó
như những loại tranh chấp khác như dân sự, đất đai, các vụ án kinh tế …
Tuy nhiên, do không trú trọng nhiều đến các loại tranh chấp này nên đôi
khi một số luật sư đã bỏ lỡ việc khai thác thị trường tiềm năng này. Với


mục đích đi sâu vào việc tìm kiếm khách hàng trong mảng tranh chấp lao
động cũng như không muốn đi vào vết xe đổ của những người đi trước, hạn
chế tối đa những sai lầm có thể xảy ra khi hỗ trợ khách hàng trong các
Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ ra Tòa án ………………………………………………………….…Trang 2
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng giải quyết các vụ việc dân sự
tranh chấp lao động, tôi đã chọn đề tài: “Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ
trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động ra tòa án”.
Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ ra Tòa án ………………………………………………………….…Trang 3
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng giải quyết các vụ việc dân sự
PHẦN NỘI DUNG
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
LAO ĐỘNG
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là hành vi của một bên,
người lao động hoặc người sử dụng lao động, chủ động quyết định việc
chấm dứt hợp đồng lao động, không có sự thỏa thuận và không phụ thuộc ý
chí của bên kia. Trong trường hợp này, bên bị đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động có thể có nhu cầu khởi kiện và vụ án đó (nếu có) là vụ án về
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu hiểu theo nghĩa rộng
thì bao gồm cả án về kỷ luật sa thải, vì vậy, chiếm tỉ lệ rất cao, khoảng 70%
trong các vụ án lao động hàng năm. Loại án này mang các đặc điểm chung
của án lao động như liên quan đến các chính sách xã hội, liên quan đến các
yếu tố kỹ thuật (công nghệ sản xuất, an toàn vệ sinh lao động …). Mục
đích giải quyết án lao động nói chung và án đơn phương chấm dứt hợp
đồng nói riêng cũng đều có đặc điểm chung là không chỉ giải quyết quyền

và lợi ích của bên tranh chấp mà còn nhằm duy trì quan hệ lao động đang
có tranh chấp … Ngoài ra, án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động còn
có đặc điểm riêng như: Liên quan đến hầu hết các chế định của luật lao
động; hầu hết đều do người lao động khởi kiện.
I.1. Án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động liên quan đến
hầu hết các chế định của luật lao động
Theo quy định và trên thực tế, nội dung của hợp đồng lao động bao
gồm nhiều điều khoản như: thời gian làm việc và thời gian nghỉ, an toàn và
vệ sinh lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội … Nếu muốn xem xét các nội
dung trên có hợp pháp hay không, giải quyết quyền lợi của các bên như thế
nào cho đúng các thỏa thuận trong hợp đồng … thì phải căn cứ vào các quy
Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ ra Tòa án ………………………………………………………….…Trang 4
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng giải quyết các vụ việc dân sự
định của pháp luật về các vấn đề nói trên. Vì vậy, khi tham gia bảo vệ
quyền lợi cho đương sự trong vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động, luật sư phải nắm được hầu hết các chế định của luật lao động. Luật
sư cũng phải hiểu rõ từng điều luật và mối tương quan giữa các điều luật
với cả hệ thống các quy định.
I.2. Hầu hết án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đều do
người khởi kiện
Do tương quan về cung cầu lao động trên thị trường chênh lệch, do
pháp luật quy định về nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao
động khi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật rất khác nhau trên thực
tế, nên cho đến nay, hầu như chỉ có người lao động khởi kiện vì bị đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Nếu người lao động
chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì người sử dụng lao động ít
khi kiện họ vì mức bồi thường cho người sử dụng lao động trong trường
hợp này rất ít. Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái

pháp luật và có vi phạm cam kết đào tạo nghề thì người sử dụng lao động
cũng thường kiện họ nhằm mục đích đòi bồi thường chi phí đào tạo nghề
chứ không đề cập nhiều đến việc đòi bồi thường việc đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động trái luật.
II. LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI KIỆN
Hiện nay, nhu cầu cần luật sư trong xã hội ngày càng cao, nhất là khi
có tranh chấp xảy ra. Vì vậy, luật sư có thể có cơ hội tham gia vụ việc từ
trước khi khởi kiện. Khi đương sự có nhu cầu mời luật sư giúp đỡ họ trước
khi khởi kiện thì luật sư phải giúp họ xác định mục đích kiện. Mục đích
kiện của người lao động khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
thường là được trở lại làm việc, được bồi thường thỏa đáng, được hưởng
đầy đủ các chế độ luật định khi chấm dứt hợp đồng … Còn mục đích của
người sử dụng lao động thường là đòi bồi thường chi phí đào tạo. Nếu mục
Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ ra Tòa án ………………………………………………………….…Trang 5
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng giải quyết các vụ việc dân sự
đích của việc kiện đã rõ thì luật sư phân tích cho họ khả năng thắng kiện,
nhưng điều họ sẽ đạt được, không đạt được và mất khi khởi kiện. Nếu
khách hàng vẫn kiên quyết khởi kiện thì ngoài việc phải có kỹ năng đặc thù
trong khởi kiện vụ án lao động như tiếp xúc, trao đổi với khách hàng; kiểm
tra điều kiện khởi kiện của khách hàng, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện cho khách
hàng, luật sư còn phải có thêm kỹ năng đặc thù trong thu thập chứng cứ đối
với vụ án lao động nói chung và đối với vụ tranh chấp về đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động nói riêng khi hỗ trợ khách hàng khởi kiện
tranh chấp lao động về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ra tòa án.
II.1. Kỹ năng đặc thù trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện vụ
án lao động
II.1.1.Tiếp xúc trao đổi với khách hàng
Cũng giống như việc khởi kiện vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh

doanh, thương mại, trước khi tư vấn cho khách hàng trong tranh chấp lao
động nên khởi kiện hay không khởi kiện, luật sư phải tiếp xúc, trao đổi với
khách hàng để nắm được nội dung vụ tranh chấp và các yêu cầu cụ thể của
khách hàng. Từ đó, luật sư đưa ra lời khuyên thích hợp cho khách hàng.
Do đặc thù của tranh chấp lao động, khi tiếp xúc, trao đổi với khách
hàng, luật sư cần làm rõ được những vấn đề cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, làm rõ xem giữa các bên có quan hệ lao động hay
không. Cụ thể, luật sư cần làm rõ xem giữa các bên có ký hợp đồng lao
động không? Hợp đồng miệng hay bằng văn bản; thời hạn của hợp đồng,
tiền lương, công việc, địa điểm làm việc… Việc làm rõ này giúp luật sư có
thể xác định được chính xác xem quan hệ giữa các bên là quan hệ lao động
hay quan hệ dân sự, hành chính. Từ đó có thể xác định được chính xác Tòa
án nào có thẩm quyền giải quyết.
Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ ra Tòa án ………………………………………………………….…Trang 6
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng giải quyết các vụ việc dân sự
- Thứ hai, làm rõ nội dung tranh chấp giữa các bên. Trước khi đưa
ra lời khuyên cho khách hàng, luật sư cần xác định được tranh chấp giữa
các bên là tranh chấp gì (tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động hay tranh chấp về kỷ luật sa thải …). Khi làm rõ nội dung tranh chấp,
luật sư cần lưu ý làm rõ nguyên nhân dẫn đến tranh chấp giữa các bên; thời
điểm xảy ra sự kiện pháp lý dẫn đến tranh chấp và thủ tục các bên tiến hành
(thủ tục xử lý kỷ luật sa thải, thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động …).
- Thứ ba, luật sư cần trao đổi làm rõ xem yêu cầu của khách hàng
là gì? Muốn bồi thường tiền lương trong những ngày không được làm việc,
nhận tiền trợ cấp thôi việc hay muốn được nhận trở lại làm việc…? Thứ tự
ưu tiên các yêu cầu của khách hàng. Từ việc xác định rõ yêu cầu của khách
hàng, luật sư có thể đưa ra lời khuyên thích hợp cho khách hàng. Nếu mong

muốn của khách hàng khi khởi kiện đến Tòa án là được nhận lại làm việc
thì luật sư cần khuyên khách hàng không nên khởi kiện vụ tranh chấp ra
Tòa án mà nên chọn phương án thương lượng, hòa giải.
II.1.2.Kiểm tra điều kiện khởi kiện của khách hàng
Sau khi trao đổi với khách hàng về nội dung vụ tranh chấp, các yêu
cầu cụ thể của khách hàng. Nếu khách hàng quyết định khởi kiện thì luật sư
cần kiểm tra điều kiện khởi kiện của khách hàng. Thông thường, khi giúp
khách hàng khởi kiện một vụ án lao động, ngoài việc kiểm tra những điều
kiện khởi kiện khác như sự việc thuộc thẩm quyền của Tòa án; sự việc
chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án hoặc
cơ quan có thẩm quyền… luật sư cần kiểm tra những điều kiện khởi kiện
sau:
Thứ nhất: Khách hàng có quyền khởi kiện không?
Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ ra Tòa án ………………………………………………………….…Trang 7
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng giải quyết các vụ việc dân sự
Khi kiểm tra quyền khởi kiện của khách hàng trong vụ án lao động,
luật sư cần lưu ý từng đối tượng cụ thể:
- Khách hàng khởi kiện là người lao động: Theo quy định của pháp
luật, người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên có quyền tự mình khởi kiện. Đây
là điểm khác với chủ thể khởi kiện trong hầu hết các tranh chấp dân sự,
tranh chấp kinh doanh, thương mại. Nếu người lao động dưới 15 tuổi (trong
trường hợp họ được tham gia một số quan hệ lao động) có quyền và lợi ích
bị tranh chấp và họ muốn khởi kiện thì luật sư cần trao đổi để họ biết trong
mọi trường hợp, họ phải khởi kiện thông qua người đại diện hợp pháp (cha
mẹ, người giám hộ).
- Khách hàng khởi kiện là người sử dụng lao động: nếu người sử
dụng lao động là cá nhân thì họ phải từ đủ 18 tuổi trở lên, họ có thể tự mình
khởi kiện hoặc ủy quyền bằng văn bản cho người khác khởi kiện. Nếu

người sử dụng lao động là pháp nhân thì luật sư cần trao đổi để họ biết:
người có quyền thực hiện việc khởi kiện là người đại diện theo pháp luật
của pháp nhân (Tổng Giám đốc, Giám đốc…) hoặc là người được đại diện
theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền hợp pháp.
Thứ hai, điều kiện về hòa giải cơ sở
Theo Điều 166 Bộ luật lao động và Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự
thì về nguyên tắc, đối với những tranh chấp lao động cá nhân, Tòa án chỉ
thụ lý giải quyết khi tranh chấp đó đã được Hội đồng hòa giải lao động cơ
sở hoặc Hòa giải viên lao động hòa giải không thành hoặc không giải quyết
trong thời hạn do pháp luật quy định (07 ngày kể từ ngày nhận được đơn
yêu cầu hòa giải), trừ một số tranh chấp không bắt buộc phải qua yêu cầu
hòa giải tại cơ sở.
Do đó, khi kiểm tra điều kiện khởi kiện của khách hàng, luật sư cần
xác định tranh chấp của khách hàng có bắt buộc phải qua hòa giải cơ sở
Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ ra Tòa án ………………………………………………………….…Trang 8
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng giải quyết các vụ việc dân sự
không? Để biết được tranh chấp của khách hàng có bắt buộc phải qua hòa
giải cơ sở hay không, trước hết luật sư cần xác định được chính xác xem
tranh chấp mà khách hàng muốn khởi kiện tại Tòa án là tranh chấp gì: tranh
chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; tranh chấp kỷ luật lao
động theo hình thức sa thải hay tranh chấp về đòi bồi thường chi phí đào
tạo…? Sau khi đã xác định được chính xác tranh chấp của khách hàng thì
luật sư cần căn cứ vào Điều 166 Bộ luật lao động để xem tranh chấp của
khách hàng có bắt buộc phải qua hòa giải cơ sở không?
Nếu tranh chấp của khách hàng bắt buộc phải qua hòa giải cơ sở mà
khách hàng chưa yêu cầu hòa giải cơ sở thì luật sư cần khuyên khách hàng
làm đơn yêu cầu Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao
động (trong trường hợp ở doanh nghiệp chưa thành lập Hội đồng hòa giải

lao động cơ sở hoặc đối với tranh chấp về thực hiện hợp đồng học nghề và
chi phí dạy nghề) hòa giải trước khi làm đơn khởi kiện ra Tòa án. Chỉ khi
Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động đã hòa giải
nhưng không thành hoặc không chịu tiến hành hòa giải trong thời hạn luật
định kể từ ngày nhận đơn thì khách hàng mới nên khởi kiện ra Tòa án.
Trong trường hợp tranh chấp của khách hàng đã qua hòa giải cơ sở và đã
hòa giải thành (có biên bản hòa giải thành do Hội đồng hòa giải lao động
cơ sở hoặc hòa giải viên lao động lập) thì luật sư cần khuyên khách hàng
không nên khởi kiện ra Tòa án.
Nếu tranh chấp của khách hàng không bắt buộc phải qua hòa giải cơ
sở: Mặc dù tranh chấp của khách hàng là loại tranh chấp không bắt buộc
phải qua hòa giải cơ sở nhưng pháp luật không hạn chế việc các bên yêu
cầu Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động tiến hành
hòa giải. Do đó, luật sư cũng cần tiến hành kiểm tra xem khách hàng đã
yêu cầu hòa giải tranh chấp tại cơ sở chưa. Trường hợp khách hàng đã yêu
cầu hòa giải và việc yêu cầu hòa giải thành (có biê bản hòa giải thành của
Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ ra Tòa án ………………………………………………………….…Trang 9
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng giải quyết các vụ việc dân sự
Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động) thì luật sư
cần khuyên khách hàng không nên khởi kiện vì về nguyên tắc, Tòa án chỉ
thụ lý vụ án nếu việc hòa giải tại cơ sở không thành.
Thứ ba, điều kiện về thời hiệu khởi kiện
Để kiểm tra xem tranh chấp của khách hàng còn thời hiệu khởi kiện
hay không, luật sư cần căn cứ vào Điều 167 Bộ luật lao động.
Khi kiểm tra điều kiện về thời hiệu khởi kiện, luật sư cần lưu ý. Thời
hiệu khởi kiện đối với tranh chấp lao động được tính từ ngày “mỗi bên cho
rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm”. Mặc dù pháp luật không quy
định ngày nào là ngày mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình

bị vi phạm nhưng luật sư không thể căn cứ vào ý chí chủ quan của khách
hàng để xác định. Luật sư cần trao đổi với khách hàng để biết được chính
xác ngày xảy ra sự kiện pháp lý dẫn đến tranh chấp (ngày công ty ra quyết
định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; ngày công ty ra quyết định
kỷ luật sa thải…) và ngày khách hàng của mình biết được sự kiện đó. Từ
việc xác định đó, luật sư mới có thể kiểm tra được xem tranh chấp của
khách hàng có còn thời hiệu khởi kiện hay không?
Nếu tranh chấp của khách hàng đã hết thời hiệu khởi kiện thì luật sư
cần khuyên khách hàng không nên khởi kiện vụ tranh chấp ra Tòa án.
II.1.3. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện cho khách hàng
Sau khi trao đổi, tiếp xúc và kiểm tra điều kiện khởi kiện của khách
hàng, nếu khách hàng quyết định khởi kiện thì luật sư cần giúp họ chuẩn bị
hồ sơ khởi kiện.
II.1.3.1. Chuẩn bị đơn khởi kiện
Tài liệu đầu tiên cần thiết trong hồ sơ khởi kiện là đơn khởi kiện.
Cũng giống như đơn khởi kiện trong vụ án dân sự, kinh doanh, thương mại,
về nguyên tắc, đơn khởi kiện trong các vụ án lao động cũng phải có đầy đủ
Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ ra Tòa án ………………………………………………………….…Trang 10
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng giải quyết các vụ việc dân sự
nội dung được quy định tại Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự. Luật sư có thể
hỏi khách hàng về các thông tin cần thiết khác trong quan hệ lao động, các
yêu cầu cụ thể của khách hàng … để làm đơn khởi kiện giúp họ hoặc xem
đơn khởi kiện họ đã làm và giúp họ sửa lại nếu thấy cần thiết.
II.1.3.2. Tài liệu, chứng cứ nộp kèm theo đơn khởi kiện
Cùng với đơn khởi kiện, luật sư cần giúp khách hàng các tài liệu cần
thiết nộp kèm theo đơn để chứng minh yêu cầu khởi kiện của khách hàng là
có căn cứ và hợp pháp. Trong vụ án lao động, tùy thuộc vào tranh chấp mà
khách hàng khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết là tranh chấp gì mà luật sư

hướng dẫn khách hàng các tài liệu cần thiết để nộp kèm theo đơn khởi kiện.
Nhưng nhìn chung, trong vụ án lao động, tài liệu cần gửi kèm theo đơn
thông thường bao gồm:
- Các tài liệu chứng minh giữa hai bên tranh chấp tồn tại quan hệ
lao động như hợp đồng lao động; phụ lục hợp đồng lao động …
- Các tài liệu chứng minh sự kiện tranh chấp giữa hai bên như:
Quyết định kỷ luật sa thải (đối với tranh chấp về kỷ luật lao động theo hình
thức sa thải); Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động (đối với tranh chấp
về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động); Bản cam kết về thời gian
làm việc bắt buộc cho doanh nghiệp sau khi học, được đào tạo (đối với
tranh chấp về đòi bồi thường chi phí đào tạo)…
Ngoài ra, tùy thuộc vào tranh chấp của khách hàng là tranh chấp cá
nhân hay tranh chấp tập thể, có bắt buộc phải qua hòa giải cơ sở hay không
mà luật sư cần hướng dẫn cho khách hàng nộp kèm theo Biên bản hòa giải
không thành (đối với tranh chấp lao động cá nhân bắt buộc phải qua hòa
giải cơ sở); Quyết định giải quyết của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh
(đối với tranh chấp lao động tập thể).
Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ ra Tòa án ………………………………………………………….…Trang 11
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng giải quyết các vụ việc dân sự
II.2. Kỹ năng thu thập chứng cứ đối với vụ án lao động
Để được coi là chứng cứ theo Điều 81, Điều 82 Bộ luật tố tụng dân
sự, chứng cứ phải được xác định từ nguồn được pháp luật quy định:
Thứ nhất, đối với các tài liệu đọc được nội dung thì phải là bản chính
hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận theo khoản 1 Điều 38 Bộ luật tố
tụng dân sự. Bản chính có thể là bản gốc hoặc bản dùng làm cơ sở lập ra
các bản sao. Luật sư cũng nên hướng dẫn khách hàng sao nhiều bản từ một
bản chính để đề phòng trường hợp thất lạc. Đối với những tài liệu đọc được

được lưu giữ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc do cá nhân, tổ chức,
tổ chức khác lưu giữ, thì luật sư cần hướng dẫn đương sự làm đơn yêu cầu
cá nhân, tổ chức đó cung cấp. Theo quy định tại Điều 7 Bộ luật tố tụng dân
sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm cung cấp đầy đủ cho đương sự, Tòa án chứng cứ liên quan
đến vụ án đang do cá nhân, cơ quan, tổ chức đó lưu giữ. Nếu không cung
cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự biết.
Việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đang lưu
giữ cần thể hiện bằng đơn yêu cầu. Luật sư soạn đơn yêu cầu cá nhân, cơ
quan, tổ chức cung cấp chứng cứ được làm theo mẫu đơn thông thường.
Trong đơn phải nói rõ đương sự là ai, địa chỉ, yêu cầu cụ thể về việc gì,
múc đích ra sao.
Đương sự có thể thu thập chứng cứ theo cách này từ trước khi quyết
định khởi kiện. Tuy nhiên trong thực tế, việc thu thập chứng cứ theo cách
này rất khó được cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp. Trong trường hợp
này, luật sư cần đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thông báo bằng văn
bản ghi rõ lý do không cung cấp chứng cứ. Tài liệu này có ý nghĩa rất quan
trọng và là cơ sở để sau này đương sự có quyền làm đơn đề nghị Tòa án
Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ ra Tòa án ………………………………………………………….…Trang 12
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng giải quyết các vụ việc dân sự
tiến hành biện pháp cần thiết thu thập loại chứng cứ đó theo quy định tại
khoản 2 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự.
Thứ hai, đối với các tài liệu nghe được, nhìn được phải kèm theo văn
bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan đến
việc thu âm, thu hình theo khoản 2 Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự. Các tài
liệu này có thể là băng ghi âm, bằng ghi hình, đĩa ghi âm, đĩa ghi hình,
phim, ảnh … Nhất thiết đương sự phải xuất trình được các tài liệu nói trên
thì tài liệu nghe được, nhìn được mà đương sự giao nộp mới được coi là

chứng cứ.
Thứ ba, đối với vật chứng,
Để được coi là vật chứng thì phải là vật gốc liên quan đến vụ việc
dân sự theo quy định tại khoản 3 Điều 83 Bộ luật tố tụng dân sự. Nếu
không phải là hiện vật gốc hoặc không liên quan đến vụ việc dân sự thì
không phải là chứng cứ trong vụ việc dân sự đó. Luật sư cần hỏi rõ đương
sự, nếu khẳng định chắc chắn thì đó là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc
dân sự thì mới được coi là chứng cứ.
Thứ tư, các tập quán nếu được cộng đồng nơi có tập quán thừa nhận
cũng được coi là chứng cứ theo khoản 7 Điều 83 Bộ luật tố tụng dân sự.
Trong nhiều trường hợp, luật sư có thể hướng dẫn, giúp đỡ đương sự
thu thập loại chứng cứ là các tập quán ở địa phương. Đối với loại chứng cứ
này cần chú ý: Trước hết, để được coi là tập quán, được cộng đồng thừa
nhận thì cộng đồng phải là tập thể những người cùng sống, có những điểm
giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội tại nơi có tập
quán. Tập quán là thói quen đã thành nếp trong xã hội, trong sản xuất và
sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và
làm theo quy tắc đó như một quy ước chung của cộng đồng.
Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ ra Tòa án ………………………………………………………….…Trang 13
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng giải quyết các vụ việc dân sự
Khi sử dụng loại chứng cứ này, luật sư cần chú ý là chỉ sử dụng các
tập quán không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Đối với những vấn đề đã có
pháp luật quy định thì không được viện dẫn tập quán mà phải áp dụng quy
định của pháp luật.
Thứ năm, đối với các loại chứng cứ khác như kết luận giám định,
biên bản xem xét tại chỗ, các lời khai của người làm chứng, của đương sự
theo quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 83 Bộ luật tố tụng dân
sự… chỉ được thừa nhận nếu chúng được thu thập theo đúng quy định của

Bộ luật tố tụng dân sự. Đương sự không nên tự mình thu thập các loại tài
liệu này mà chỉ nên đề nghị Tòa án tiến hành các biện pháp thu thập loại tài
liệu này theo quy định tại khoản 2 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự.
Luật sư cần hướng dẫn các đương sự nắm bắt được sơ bộ chứng cứ
nào là quan trọng đối với việc xem xét và giải quyết vụ án, trên cơ sở đó
giúp đương sự tập hợp các chứng cứ lại theo hướng dẫn của mình. Thông
thường, chứng cứ có thể được sắp xếp theo thứ tự ngày tháng, nội dung
hoặc theo hình thức của chứng cứ đó. Đối với các loại chứng cứ là bản gốc
duy nhất, luật sư cần hướng dẫn đương sự phô tô có chứng thực lại các bản
gốc. Đối với các tài liệu không phải là tiếng Việt, cần hướng dẫn đương sự
thuê dịch có công chứng, chứng thực để tăng thêm giá trị của tài liệu. Bản
dịch hợp pháp (có công chứng, chứng thực) được gửi kèm theo chứng cứ
(bản tài liệu bằng tiếng nước ngoài). Tất cả các chứng cứ mà đương sự thu
thập được nhất thiết phải nhân ra làm hai bản trở lên. Một bản để nộp cho
Tòa án, một bản còn lại do luật sư hoặc đương sự giữ.
Trong vụ án lao động, luật sư cũng cần chú ý đến những yếu tố đặc
trưng của vụ án lao động để vận dụng các kỹ năng phù hợp trong việc giúp
đương sự thu thập, xác minh chứng cứ nhằm đảm bảo việc bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự một cách hiệu quả nhất và đúng pháp luật.
Mặt khác, việc giúp đương sự thu thập, xác minh chứng cứ còn phụ thuộc
Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ ra Tòa án ………………………………………………………….…Trang 14
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng giải quyết các vụ việc dân sự
vào yêu cầu của đương sự và luật sư bảo vệ đương sự là nguyên đơn, bị
đơn hay người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Người lao
động chưa quen với việc đương sự tự chứng minh hoặc không có điều kiện
nắm giữ chứng cứ để chứng minh với Tòa án. Vì vậy, nếu họ là khách hàng
thì luật sư nên hướng dẫn cho họ việc chủ động chứng minh hoặc luật sư tự
mình thu thập chứng cứ để cung cấp cho Tòa án (tùy theo hợp đồng dịch vụ

đã ký). Đối với những tình tiết mà người lao động không có nguồn chứng
cứ để chứng minh thì luật sư nên hướng dẫn họ trình bày chi tiết trong bản
tự khai, nếu có thể thì khai rõ sự kiện diễn ra khi nào, ở đâu, có những ai
biết sự kiện, tình tiết đó. Nếu thấy cần thiết, luật sư hướng dẫn khách hàng
làm đơn yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ theo các điều 58, 85, 94… của
Bộ luật tố tụng dân sự.
II.3. Kỹ năng thu thập chứng cứ đối với vụ tranh chấp về đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động
Trong các loại tranh chấp lao động thì tranh chấp về đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động là loại tranh chấm chiếm tỷ lệ tương đối lớn.
Mặc dù pháp luật lao động quy định các chủ thể tham gia quan hệ lao động
đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định
của pháp luật lao động nhưng trong thực tế các vụ kiện về đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động có một đặc điểm đặc biệt là nguyên đơn
thường là người lao động và bị đơn là người sử dụng lao động. Đối với loại
vụ án này, luật sư cần lưu ý một số nội dung chính sau đây trong việc giúp
đương sự xác minh, thu thập chứng cứ:
Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ ra Tòa án ………………………………………………………….…Trang 15
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng giải quyết các vụ việc dân sự
II.3.1. Thu thập, xác minh chứng cứ để chứng minh quyết định đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao
động có hợp pháp hay không?
Quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử
dụng lao động có hợp pháp hay không chủ yếu được đánh giá thông qua hai
nội dung: Căn cứ ra quyết định và trình tự, thủ tục ra quyết định.
Trong thực tế, người sử dụng lao động có thể dựa vào các cơ sở pháp
lý khác nhau để ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Việc xác định chính xác căn cứ mà người sử dụng lao động dùng để đơn

phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động giúp cho việc
thu thập, xác minh chứng cứ được nhanh chóng, hiệu quả và đúng pháp
luật.
Dựa trên cơ sở quy định hiện hành của pháp luật lao động, người sử
dụng lao động chủ yếu chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động
dựa trên những căn cứ sau đây:
• Điều 17 Bộ luật lao động:
Nếu người sử dụng lao động vận dụng Điều 17 Bộ luật lao động để
chấm dứt hợp đồng lao động thì cần xác minh, thu thập chứng cứ để làm rõ
quyết định chấm dứt có hợp pháp hay không. Các chứng cứ phải làm rõ
được các tình tiết sau đây:
- Có sự kiện thay đổi cơ cấu tổ chức, thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản
phẩm hoặc công nghệ dẫn đến có năng suất lao động cao hơn, sử dụng lao
động ít hơn hay không?
- Người lao động đã được người sử dụng lao động đào tạo lại hay
chưa?
Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ ra Tòa án ………………………………………………………….…Trang 16
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng giải quyết các vụ việc dân sự
- Sau khi đào tạo, người sử dụng lao động có công việc nào thích
hợp để sắp xếp cho người lao động chưa?
- Người sử dụng lao động có trao đổi, tham khảo ý kiến Ban chấp
hành công đoàn cơ sở theo thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 38 Bộ luật lao
động chưa? Ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở như thế nào?
- Người sử dụng lao động đã báo cho cơ quan quản lý nhà nước về
lao động địa phương biết về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với
người lao động chưa? Đã tuân thủ một số quy định về thủ tục khác quy
định tại khoản 2 Điều 17 Bộ luật lao động chưa?
• Điều 31 Bộ luật lao động:

Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 31 Bộ luật lao
động hiện nay chỉ xảy ra với các doanh nghiệp nhà nước. Trường hợp này
cần xác minh, thu thập một số các chứng cứ chính sau đây để làm rõ quyết
định chấm dứt có hợp pháp hay không. Các chứng cứ phải thể hiện, liên
quan đến các sự kiện, tình tiết:
- Có sự kiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển
quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp
không?
- Đã có phương án sử dụng lao động chưa?
- Nội dung của phương án về sử dụng lao động? Có trao đổi, tham
khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hay không? Khi đã thực
hiện đã thông báo với cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh về lao động chưa?
- Nội dung thỏa thuận, cam kết giữa người sử dụng lao động cũ và
mới về việc giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động trong doanh
nghiệp?
• Điều 38 Bộ luật lao động:
Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ ra Tòa án ………………………………………………………….…Trang 17
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng giải quyết các vụ việc dân sự
Điều 38 Bộ luật lao động quy định các trường hợp người sử dụng lao
động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tùy theo căn cứ
mà người sử dụng lao động xác minh, thu thập chứng cứ phù hợp và dựa
vào đó để ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động. Các chứng cứ trong
trường hợp này phải thể hiện được các tình tiết:
- Nếu người sử dụng lao động căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 38
Bộ luật lao động để ra quyết định thì cần làm rõ các vấn đề sau:
+ Người lao động có thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ được
giao theo hợp đồng lao động không? Đó là việc thường xuyên không hoàn
thành định mức lao động hay nhiệm vụ được giao?

+ Đã bị lập biên bản hoặc nhắc nhở bằng văn bản chưa? Mấy lần
trong một tháng? Sau đó có tái phạm không?
+ Lý do, nguyên nhân không hoàn thành (do lỗi của người sử dụng
lao động hay người lao động hay lý do khách quan)?
- Nếu người sử dụng lao động căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 38
Bộ luật lao động để ra quyết định thì cần làm rõ vấn đề sau:\
+ Người lao động ốm đau trong thời gian bao lâu? Xác nhận của cơ
quan y tế có thẩm quyền về sự kiện ốm đau của người lao động?
+ Người lao động làm việc theo loại hợp đồng lao động với thời hạn
bao lâu?
+ Khả năng hồi phục sức khỏe của người lao động?
- Nếu người sử dụng lao động căn cứ vào điểm d khoản 1 Điều 38
Bộ luật lao động để ra quyết định thì cần làm rõ vấn đề sau:
+ Lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đưa ra để chấm
dứt hợp đồng lao động cụ thể là lý do gì?
Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ ra Tòa án ………………………………………………………….…Trang 18
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng giải quyết các vụ việc dân sự
+ Hậu quả pháp lý của lý do bất khả kháng? (Có dẫn tới việc phải
thay đổi, thu hẹp sản xuất kinh doanh không?).
- Người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động có báo
trước cho người lao động biết trước không? Thời gian báo trước là bao
nhiêu ngày?
- Trước khi ra quyết định, người sử dụng lao động có trao đổi, nhất
trí với ban chấp hành công đoàn cơ sở hay không? Ý kiến của Ban chấp
hành công đoàn như thế nào? Trong trường hợp hai bên không thống nhất
quan điểm, người sử dụng lao động có báo với cơ quan quản lý lao động có
thẩm quyền không? Từ khi báo đến khi ra quyết định là bao nhiêu ngày?
- Tại thời điểm người sử dụng lao động quyết định chấm dứt hợp

đồng lao động thì tình trạng của người lao động như thế nào? (Người lao
động có bị ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều
trị, điều dưỡng theo quyết định của thầy thuốc không? Người lao động có
đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng hoặc những trường
hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động cho phép không? Người lao
động có phải là nữ đang trong thời giạn có thai, nghỉ thai sản hay đang nuôi
con nhỏ dưới 12 tháng tuổi hay không? …).
• Điều 36 Bộ luật lao động:
Trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động
với lý do hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc do hai bên thỏa thuận chấm
dứt hợp đồng lao động nhưng người lao động không chấp nhận và cho rằng
người sử dụng lao động đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Trong trường hợp này, cần chú ý, xác minh, thu thập các chứng cứ có liên
quan đến các tình tiết:
Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ ra Tòa án ………………………………………………………….…Trang 19
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng giải quyết các vụ việc dân sự
- Có sự kiện ký kết hợp đồng lao động giữa hai bên không? Ký lại
lần thứ mấy? Nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc nhưng hai bên vẫn
chưa ký lại hợp đồng thì lý do vì sao chưa ký lại hợp đồng?
II.3.2. Thu thập, xác minh chứng cứ để giải quyết hậu quả pháp lý
của quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Việc giải quyết hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động phụ thuộc vào quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là
đúng hay trái pháp luật. Tuy nhiên, nói chung các chứng cứ cần thu thập,
xác minh để giải quyết hậu quả pháp lý chủ yếu bao gồm:
- Thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động
là bao lâu?
- Mức lương theo hợp đồng lao động mà người lao động đã thỏa

thuận?
- Mức lương thực tế mà người lao động được lĩnh?
- Diễn biến về thay đổi mức lương trong 06 tháng gần nhất?
- Các chế độ khác người lao động được hưởng (phúc lợi, tiền
thưởng, nghỉ hàng năm, lễ, tết…) theo sự thỏa thuận hoặc theo quy định
của nội bộ doanh nghiệp? (Thỏa ước lao động tập thể, quy chế doanh
nghiệp…).
- Các chế độ, quyền lợi mà người sử dụng lao động đã thanh toán
cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động?
- Ý kiến, quan điểm của các bên về việc giải quyết chế độ, quyền
lợi khi chấm dứt hợp đồng lao động?
Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ ra Tòa án ………………………………………………………….…Trang 20
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng giải quyết các vụ việc dân sự
II.4. Kỹ năng thu thập chứng cứ đối với vụ tranh chấp về kỷ luật
lao động theo hình thức sa thải
II.4.1.Thu thập, xác minh chứng cứ để chứng minh quyết định kỷ
luật sa thải của người sử dụng lao động có hợp pháp hay
không?
Căn cứ vào lý do sa thải mà người sử dụng lao động đã sử dụng để ra
quyết định kỷ luật người lao động, luật sư cần giúp đương sự thu thập và
xác minh các chứng cứ thể hiện các tình tiết, sự kiện sau:
• Nếu sa thải theo điểm a khoản 1 Điều 85 Bộ luật lao động:
- Có hành vi trộm cắp hoặc tham ô của người lao động hay không?
Mối liên hệ pháp lý giữa người lao động với tài sản? Thời gian, địa điểm
xảy ra hành vi trộm cắp hoặc tham ô? Giá trị của tài sản bị trộm cắp hoặc
tham ô? Nội quy lao động của doanh nghiệp có quy định về vấn đề này
không?
- Với hành vi tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh cần xác minh,

thu thập chứng cứ để chứng minh thông tin bị tiết lộ là bí mật công nghệ,
kinh doanh của doanh nghiệp? Thời gian, địa điểm, đối tượng tiết lộ? Thiệt
hại (nếu có)?
• Nếu sa thải theo điểm b khoản 1 Điều 85 Bộ luật lao động:
- Người lao động đã bị xử lý kỷ luật chuyển sang làm công việc
khác hoặc kéo dài thời hạn nâng lương chưa? Việc xử lý có tương ứng với
hành vi vi phạm và đúng thủ tục không?
- Thời điểm người lao động bị xử lý kỷ luật? Người lao động đã
được xóa kỷ luật chưa?
- Hành vi tái phạm là gì? Thời điểm người lao động thực hiện hành
vi tái phạm kỷ luật lao động? Thiệt hại (nếu có)?
Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ ra Tòa án ………………………………………………………….…Trang 21
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng giải quyết các vụ việc dân sự
• Nếu sa thải theo điểm c khoản 1 Điều 85 Bộ luật lao động:
- Có sự kiện người lao động tự ý nghỉ việc hay không?
- Lý do nghỉ có chính đáng hay không?
- Thời điểm bắt đầu nghỉ việc? Số ngày nghỉ?
• Về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật:
- Việc xử lý kỷ luật có đảm bảo các nguyên tắc được quy định?
- Thời hiệu xử lý kỷ luật có còn hay không?
- Các thủ thục xử lý kỷ luật như: sự có mặt của người lao động? Sự
tham gia và quan điểm của Ban chấp hành công đoàn cơ sở? Biên bản xử lý
kỷ luật …?
- Hình thức và thẩm quyền ra quyết định kỷ luật?
II.4.2.Thu thập, xác minh chứng cứ để giải quyết hậu quả pháp lý
của quyết định kỷ luật sa thải
Về cơ bản, tương tự như việc xác minh, thu thập chứng cứ để giải
quyết hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

PHẦN KẾT LUẬN
Tóm lại, “kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi
kiện tranh chấp lao động về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ra
Tòa án” là một trong những kỹ năng không thể thiếu của luật sư trong quá
trình hành nghề của mình. Nhất là trong thời điểm hiện nay, các doanh
nghiệp đều thấy vai trò của luật sư ngày càng trở nên quan trọng, do đó,
mỗi doanh nghiệp đều có xu hướng có một luật sư riêng phụ trách về vấn
đề pháp lý của mình. Vì vậy, vấn đề tranh chấp về đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động sẽ ngày một phức tạp hơn khi có bàn tay của luật sư góp
phần vào tranh chấp này. Do đó, để có thể hỗ trợ khách hàng tối đa trong
Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ ra Tòa án ………………………………………………………….…Trang 22
HV: Nguyễn Đào Thanh Trâm – SBD: LS 8.2MN-220 – Lớp A
HP: Kỹ năng giải quyết các vụ việc dân sự
việc khởi kiện tranh chấp lao động nói chung và tranh chấp về đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động nói riêng ra Tòa án, luật sư cần phải luôn luôn
trau dồi kiến thức, am hiểu kỹ càng các quy định của pháp luật lao động,
cũng như phải luôn cập nhật thông tin về những thay đổi cho dù nhỏ nhất
của pháp luật lao động, và đây là một cuộc đấu tranh luôn luôn xảy ra trong
quá trình phát triển của xã hội mà phần thiệt thòi thường nghiêng về phía
người lao động sức yếu, thế cố.
Học viên
NGUYỄN ĐÀO THANH TRÂM
Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ ra Tòa án ………………………………………………………….…Trang 23

×