Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.33 KB, 11 trang )

BÀI TIỂU LUẬN - Kỹ năng của Luật sư trong các vụ án hình sự
KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
VÀ NGHIÊN CỨU CHỨNG CỨ
Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, Luật sư được tham gia tố
tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc người bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự khác trong vụ án. Khi tham gia tố
tụng Luật sư được tham gia với hai mục đích là bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của bị can, bị cáo (thân chủ) và góp phần làm sáng tỏ các tình tiết của
vụ án bảo đảm cho công tác xét xử được khách quan, đúng pháp luật. Khi
tham gia trong tố tụng dù với vai trò là người bào chữa cho của bị can, bị
cáo hay người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, lợi ích
hợp pháp của đương sự… thì Luật sư cùng với thân chủ của mình luôn trở
thành một bên trong tố tụng. Do đó khi đã trở thành một bên trong tố tụng
thì Luật sư phải sử dụng tổng hợp những kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến
thức của mình trong đó có kiến thức về chứng cứ nhằm bác lại quan điểm
đối lập, bảo vệ quan điểm của mình. Chính vì vậy, có thể nói, sự hiểu biết về
lý luận chứng cứ và khả năng sử dụng chứng cứ trong tố tụng là những điều
kiện quan trọng bảo đảm sự thành công của Luật sư trong tranh tụng.
Ở đề tài tiểu luận này, chúng ta cùng tìm hiểu các kỹ năng của luật sư
trong hoạt động đánh giá và nghiên cứu chứng cứ.
Về khái niệm chứng cứ:
Như thế nào gọi là chứng cứ trong một vụ án hình sự? Chúng ta
thường thấy rằng, sau khi có một vụ án hình sự xảy ra, các dấu vết của vụ án
vẫn còn lưu lại đâu đó và được thể hiện dưới những hình thức khác nhau.
Khi các dấu vết ấy thể hiện ý nghĩa quan trọng nhằm xác định có hay không
có hành vi phạm tội trong vụ án. Thì từ các dấu vết đó và các điều kiện, căn
cứ khác, các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ khởi tố, truy tố hay xét xử một
người đã có hành vi phạm tội. Những dấu vết như vậy trong vụ án hình sự
được gọi là chứng cứ.
Nguyễn Thị Phúc
BÀI TIỂU LUẬN - Kỹ năng của Luật sư trong các vụ án hình sự


Theo quy định tại khoản 1, Điều 64, Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2003 thì:
“Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do
Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng
làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện
hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết
đúng đắn vụ án.”
Chứng cứ được xác định bằng:
- Vật chứng (Theo Điều 74 BLTTHS thì, “Vật chứng là vật được
dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là
đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh
tội phạm và người phạm tội”);
- Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị
đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt,
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
- Kết luận giám định;
- Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.
Như vậy, việc luật sư nhận diện trước tiên được chứng cứ bao gồm
những nội dung gì theo quy định của pháp luật như trên sẽ giúp luật sư dành
sự tập trung của mình vào những yếu tố được xác định là chứng cứ nói trên,
nhằm tiến hành đánh giá và nghiên cứu có kết quả cao nhất.
Vậy, chứng cứ mang những đặc điểm gì? Trả lời câu hỏi này sẽ giúp
luật sư nắm bắt thật chắc các đặc trưng cần thiết khi tiếp cận chứng cứ của
một vụ án hình sự, bởi nếu không nắm chắc các đặc trưng của chúng, nhiều
khi không thể quyết định việc đánh giá chúng ra sao và có thể tốn thời gian,
công sức và việc đánh giá những yếu tố có trong vụ án, nhưng lại không liên
quan đến vụ án, hoặc không phục vụ cho mục đích bảo vệ quyền và lợi ích
của than chủ mình.
Chứng cứ có các đặc điểm sau:
Nguyễn Thị Phúc

BÀI TIỂU LUẬN - Kỹ năng của Luật sư trong các vụ án hình sự
- Tính khách quan: Đây là đặc trưng quan trọng khi tiếp cận, tìm hiểu
và đánh giá chứng cứ buộc luật sư phải lưu ý kỹ. Tính khách quan thể hiện
những gì có thật và phản ánh trung thực những tình tiết của vụ án hình sự đã
xảy ra. Nếu không đảm bảo tính khách quan, những yếu tố được gọi tên là
chứng cứ trong vụ án sẽ làm sai lệch tính chất của vụ án. Sự đảm bảo tính
khách quan của chứng cứ trong vụ án sẽ giúp các cơ quan tiến hành tố tụng
đưa ra những quyết định đúng, không oan sai; đồng thời cũng qua đó, luật sư
có cơ sở để bảo vệ cho than chủ của mình theo đúng tinh thần pháp luật.
- Tính liên quan: Đây là đặc điểm xác định nguồn gốc của việc hình
thành chứng cứ, cũng như xác định có thực về mối quan hệ giữa vụ án với
các yếu tố được gọi là chứng cứ. Tính liên quan của chứng cứ thể hiện ở
chỗ, nó phải có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với vụ án hình sự. Mối
quan hệ nội tại, có tính nhân quả, nghĩa là chứng cứ phải là kết quả của một
loại hành vi hoặc hành động hoặc một quan hệ nhất định, ngược lại, hành vi,
hành động hoặc quan hệ đó là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các
chứng cứ này. Chỉ khi có mối quan hệ nhân quả ấy diễn ra trên thực tế,
chứng cứ mới đảm bảo cơ sở để xác định tính chất và nội dung xác thực của
vụ án, và nó thực sự là cơ sở để đánh giá nhằm phục vụ việc luận tội, hay gỡ
tội.
- Tính hợp pháp: Có trường hợp chứng cứ được đưa ra nhằm kết luận
tính chất và nội dung của vụ án là không hợp phải, đó là chứng cứ do nhầm
lẫn, do sai lầm trong việc cung cấp, thu thập, nghiên cứu hay bảo quản
chứng cứ. Cũng có những lúc, chứng cứ được đưa ra để chứng minh lại là
chứng cứ do giả mạo. Những chứng cứ đó là những chứng cứ không hợp
pháp. Chỉ khi chứng cứ được bảo đảm tính hợp pháp thì nó mới phản ánh
đầy đủ mối quan hệ nội tại, có thật, liên quan với vụ án. Do đó, tất cả những
gì có thật phải được cung cấp, thu thập, nghiên cứu, bảo quản theo một trình
tự do luật định. Đây là trình tự nhằm bảo đảm giá trị chứng minh của chứng
cứ. Thực tế, tính hợp pháp của chứng cứ được xác định thông qua hoạt động

chứng minh được toà án và tất cả người tham gia tố tụng thực hiện và tuân
thủ.
Nguyễn Thị Phúc
BÀI TIỂU LUẬN - Kỹ năng của Luật sư trong các vụ án hình sự
Luật sư cũng cần xác định rõ đâu là chứng cứ buộc tội hay là chứng
cứ để gỡ tội; đâu là chức cứ trực tiếp hay gián tiếp; đâu là chứng cứ gốc và
chứng cứ sao chép lại, thuật lại nhằm nắm bắt các khía cạnh khác nhau của
chứng cứ một cách toàn diện.

Về đánh giá và sử dựng chứng cứ
Trong khi hành nghề, luật sư do đặc thù nghề nghiệp của mình nên
thường gặp những bất lợi hơn các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc tiếp
cận, phát hiện và thu thập các chứng cứ liên quan để phục vụ cho quá trình
bào chữa một vụ án hình sự. Thiết nghĩ, hiện nay nhiều lúc luật sư không thể
hiện sự chủ động tìm kiếm, phát hiện và thu thập, xử lý các chứng cứ của
một vụ án hình sự, nằm phát huy khả năng chứng minh của chứng cứ trong
việc bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng. Thế nên, có những trường hợp
luật sư chỉ đánh giá và nghiên cứu những chứng cứ được các cơ quan tiến
hành tố tụng cung cấp, hoặc chỉ dựa trên những lời khai, lời thuật lại của
những người có liên quan trong vụ án qua đơn thuần là các văn bản được
soạn ra trên giấy. Như thế, rõ ràng việc nghiên cứu, đánh giá chứng cứ chưa
được toàn diện và trọn vẹn.
Điều 11 BLTTHS quy định: “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có
quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này”.
Luật quy định như vậy có nghĩa là luật sư (người bào chữa) được
tham gia vào quá trình điều tra (từ khi khởi tố bị can), truy tố và xét xử,
được đọc các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ án mà khách hàng mời
luật sư làm người bào chữa. Trong cách thức để luật sư tham gia vào vụ án

hình sự, họ được trao một số quyền, trong đó có những quyền liên quan đến
chứng cứ trong vụ án, như: phát hiện và thu thập chứng cứ; đánh giá chứng
cứ; sử dụng chứng cứ.
Nguyễn Thị Phúc
BÀI TIỂU LUẬN - Kỹ năng của Luật sư trong các vụ án hình sự
Cụ thể, tại Điều 58 BLTTHS quy định “Quyền và nghĩa vụ của người
bào chữa”, trong đó khoản 2 của Điều 58 nếu các quyền:
- Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc
từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác;
- Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu.
Như vậy, luật sư không nên thụ động trong việc dựa vào các tài liệu,
chứng cứ sao chụp được của các cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ cho
việc nghiên cứu, đánh giá của mình. Quyền của luật sư trong việc đánh giá,
nghiên cứu chứng cứ cần được phát huy có hiệu quả bằng khả năng vận
dụng, nắm bắt và xác định được mục tiêu hướng đến của vụ án để thu thập,
phát hiện ra những yếu tố nào trong vụ án có thể trở thành chứng cứ quan
trọng phục vụ cho việc bào chữa của luật sư đối với khách hàng.
Cần lưu ý thêm, tránh trường hợp luật sư dấn sâu vào việc tìm kiếm
chứng cứ phục vụ công việc của mình mà quên đi nghĩa vụ đối với các cơ
quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện chứng cứ, để xảy đến tình trạng
luật sư phạm luật. Tại Điểm a, khoản 3 Điều 58 BLTTHS có quy định, “Tuỳ
theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến
vụ án, thì người bào chữa có trách nhiệm giao cho Cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát, Toà án”.
Khi xác định được việc chủ động tiếp cận, phát hiện và nghiên cứu
chứng cứ được rồi, điều tiên quyết luật sư cần nắm vững là định hướng mục
đích của việc đánh giá, nghiên cứu chứng cứ có được trong vụ án. Do mục
đích của luật sư trong quyền đưa ra chứng cứ khác với những cơ quan và

người tiến hành tố tụng, bởi luật sự, trước hết là bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của thân chủ, sau nữa góp phần làm sáng tỏ những tình tiết khác nhau
về vụ án. Trong thực tế, cũng có trường hợp, luật sư không được sử dụng
chứng cứ thu thập được, bởi nếu sử dụng chứng cứ đó sẽ làm xấu đi tình
trạng của thân chủ.
Nguyễn Thị Phúc

×