Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ NHÂN KHẨU HỌC, SỰ QUAN TÂM ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ ẢNH HƯỞNG TỪ XÃ HỘI ĐẾN DỰ ĐỊNH TIÊU DÙNG XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.82 KB, 19 trang )

Fall

08

Tháng Tư

ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ NHÂN
KHẨU HỌC, SỰ QUAN TÂM ĐẾN MÔI
TRƯỜNG VÀ ẢNH HƯỞNG TỪ XÃ
HỘI ĐẾN DỰ ĐỊNH TIÊU DÙNG XANH
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nhóm TM03:
DIỆP NGUYỄN ANH UN
NGUYỄN THỊ QUỲNH DAO
PHAN THÁI HOÀNG SƠN

Nghiên cứu này xem xét dự định tiêu dùng các sản phẩm xanh có mối liên hệ nào hay có chịu sự
ảnh hưởng từ xã hội, các mối quan tâm đến mơi trường, mức thu nhập, giới tính, độ tuổi của
người tiêu dùng ở thành phố Hồ Chí Minh.

LỚP CAO HỌC ĐÊM 8- K21 ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM

2012


Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học, sự quan tâm đến môi trường và ảnh hưởng từ xã hội đến
2
dự định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh

I. Vấn đề nghiên cứu


Trong ba thập kỷ vừa qua chứng kiến một sự thay đổi lớn trong nhận thức về môi
trường của người tiêu dùng khi các vấn đề môi trường trở thành một vấn đề đang được
quan tâm. (Kalafatis và các tác giả khác, 1999). Người tiêu dùng bắt đầu quan tâm nhiều
hơn về thói quen hằng ngày và những ảnh hưởng của các thói quen đó đến mơi trường
(Krausee, 1993) và cũng bắt đầu nhận thức được hành vi tiêu dùng của họ thật sự có thể
gây ra ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Điều này dẫn đến sự thay đổi về hành vi tiêu
dùng. Sự thay đổi này bao gồm hành vi mua hàng dựa trên mức độ thỏa mãn mà sản
phẩm đem lại và mức ảnh hưởng của sản phẩm đó đến mơi trường tự nhiên (GFK, 2007).
Ứng phó lại với vấn đề này, các nhà marketing đã tiến hành phát triển sản phẩm
xanh (Kalafatis và các tác giả khác, 1999). Từ đó làm phát sinh ra nhiều nghiên cứu được
tiến hành để tìm ra các yếu tố quyết định và phát triển các nghiên cứu về hành vi tiêu
dùng sản phẩm xanh. (Anderson & Cunningham, 1972; Kinnear và các tác giả khác,
1974; Shaw & Clarke, 1999; Cheah, 2009 ; Sudiyanti, 2009; Wahid, …). Hành vi tiêu
dùng xanh đã trở thành đề tài nghiên cứu phổ biến nhất trong các viện nghiên cứu, đặc
biệt là trong ba thập kỷ trở lại đây. (Tahir và các tác giả khác, 2011) Rất nhiều các yếu tố
đã được chọn trong việc nghiên cứu mức độ ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh.
(Kilbourne và các tác giả khác, 1998). Các yếu tố đó bao gồm yếu tố địa lý (trong nghiên
cứu của Picket và các tác giả khác, 1993; Samdahl và các tác giả khác, 1989), yếu tố văn
hóa (trong nghiên cứu của Anderson và các tác giả khác, 1974; Murphy và các tác giả
khác, 1978; Webster, 1975), yếu tố cá nhân (trong nghiên cứu của Crosby và các tác giả
khác, 1981; Kinnear và các tác giả khác, 1974) và yếu tố xã hội và nhân khẩu học (trong
nghiên cứu của Diamantopolos và các tác giả khác, 2003; Jain và các tác giả khác, 2006;
Roberts, 1996). Tuy nhiên, các tổng kết lý thuyết trước cho thấy các yếu tố này chỉ thành
công ở một mức thấp trong việc giải thích mức độ ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh.
(Mainieri và các tác giả khác, 1997; Schelegemilch và các tác giả khác, 1996; Straughan
& Robert, 1999; Shaw & Clarke, 1999). Chính vì vậy, hướng tập trung nghiên cứu
chuyển qua các yếu tố về tâm lý, các biến như sự quan tâm đến vấn đề môi trường, kiến
thức về môi trường, nhận thức của người tiêu dùng... (Tahir, 2011; Kaufmann, 2009;



Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học, sự quan tâm đến môi trường và ảnh hưởng từ xã hội đến
3
dự định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh

Nelson, 2010; Sudiyanti, 2010…) Nhưng yếu tố quan trọng và sự liên hệ chính xác giữa
các biến này với hành vi tiêu dùng vẫn chưa tìm thấy được (Chan & Yam, 1995;; Chan &
Lau, 2000 Kim &Choi, 2005; ). Chen & Chang (2012) chứng minh rằng nhận thức của
người tiêu dùng về sản phẩm xanh tạo nên ảnh hưởng tích cực đến niềm tin vào sản phẩm
xanh và dự định mua hàng của họ. Ngược lại, một nghiên cứu khác của Paca & Raposo
(2009) tại Bồ Đào Nha cho ra kết quả người Bồ Đào Nha mặc dù rất ủng hộ cho các
chính sách cải thiện mơi trường nhưng nhận thức đó lại khơng ảnh hưởng đến dự định
tiêu dùng các sản phẩm xanh của họ. Vì vậy, cần thiết phải tiến hành các nghiên cứu ở
mức sâu và xa hơn.
Trong thực tế sản phẩm xanh hiện nay đang có sẵn cho người tiêu dùng lựa chọn.
Tuy nhiên đa phần sản phẩm xanh đang được cung cấp rộng rãi cho người tiêu dùng ở
Bắc Mỹ và Châu Âu, trong khi điều này không phải xảy ra trong hầu hết các nước Châu
Á (Yam, 1998). Việt Nam là một điển hình. Cho đến thời điểm hiện nay, tại Việt Nam,
người tiêu dùng đã bắt đầu ý thức về việc bảo vệ môi trường. (Kết luận rút ra từ một cuộc
điều tra của tạp chí Thành Đạt, 2009). Một nghiên cứu của Vũ Thị Xuân (Sản phẩm thân
thiện với môi trường – xu thế tất yếu trong tiêu dùng hiện đại, 2009) chứng thực thêm
cho nhận định trên. Trong 200 mẫu khảo sát cho thấy kết quả khoảng 8% người biết rõ
sản phẩm thân thiện với môi trường, và 74% người có biết về sản phẩm thân thiện mơi
trường. Cũng trong mẫu 200 quan sát này, có 25% người chọn sản phẩm sạch là tiêu chí
để mua hàng. Kết quả nghiên cứu cịn cho thấy, tiêu chí lựa chọn sản phẩm thân thiện
môi trường của người tiêu dùng là: khơng có thành phần chất độc hại, sản phẩm được làm
từ nguyên liệu thân thiện với môi trường, sản phẩm giảm tác động tới mơi trường bên
ngồi trong q trình sử dụng và sản phẩm có bao bì được làm từ vật liệu tái chế. Như
vậy chứng tỏ người tiêu dùng Việt Nam đã bắt đầu có nhận thức về việc tiêu dùng sản
phẩm xanh. Mặc dù đề tài về sản phẩm xanh đã được nghiên cứu tại Việt Nam, nhưng
các nghiên cứu lại cho ra các kết quả khác nhau về việc tiêu dùng sản phẩm xanh khi tiến

hành nghiên cứu tại các sản phẩm khác nhau. Phạm Hồng Liên (2009) trong nghiên cứu
về “Hành vi của nhân viên văn phòng đối với các sản phẩm văn phòng xanh và các giải
pháp sản phẩm xanh dùng trong văn phịng” từ quy mơ mẫu 225 người cho thấy kết quả


Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học, sự quan tâm đến môi trường và ảnh hưởng từ xã hội đến
4
dự định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh

là có 41, 96% chấp nhận chênh lệch giá 5% - 10% cho việc sử dụng thiết bị văn phòng
xanh và 75,68% người ủng hộ sử dụng sản phẩm tái chế và phần lớn đều ưu tiên cho việc
sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường, và đa số những người ủng hộ việc tiêu dùng
sản phẩm xanh là những người có kiến thức về mơi trường và có thái độ bảo vệ mơi
trường. Nhưng kết quả trong một nghiên cứu khác về hành vi người tiêu dùng đối với sản
phẩm túi vải thân thiện môi trường của Nguyễn Ngọc Thùy Vân (2009) với quy mô mẫu
là 202 người cho kết quả nữ giới tiêu dùng túi vải thân thiện với môi trường nhiều hơn
nam giới, và thái độ tích cực đối với mơi trường lại khơng có ảnh hưởng đến hành vi tiêu
dùng túi vải thân thiện môi trường. Nguyễn & Võ (2011) trong một nghiên cứu về hành
vi tiêu dùng rau xanh tại Cần Thơ cho ra kết quả nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề
mơi trường lại có ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng rau xanh của họ và nghiên cứu này
cũng chỉ ra được người tiêu dùng rau xanh chủ yếu là có trình độ học vấn cao, mức thu
nhập cao. Như vậy, các nghiên cứu khác nhau cho ra các kết quả khác nhau. Chan & Lau
(2000) đề nghị rằng để hiểu rõ tốt hơn về phong trào môi trường của một quốc gia cụ thể,
điểm khởi đầu tốt nhất là kiểm tra xem người tiêu dùng trong một quốc gia nhận thức về
các vấn đề về sinh thái như thế nào, và những nhận thức này ảnh hưởng đến hành vi của
người tiêu dùng như thế nào đối với các vấn đề tiêu dùng xanh.
Vì vậy, nghiên cứu này nổ lực bổ sung thêm vào các nghiên cứu liên quan đến tiêu
dùng xanh bằng cách nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố về nhân khẩu học, sự quan
tâm về vấn đề môi trường và ảnh hưởng từ xã hội đến dự định tiêu dùng xanh của người
tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh.

II. Mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
1. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài này nổ lực trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
i. Nhóm yếu tố “nhân khẩu học” ảnh hưởng đến dự định tiêu dùng xanh của người
tiêu dùng như thế nào?
ii. “Sự quan tâm đến môi trường” ảnh hưởng đến dự định tiêu dùng xanh của
người tiêu dùng như thế nào?


Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học, sự quan tâm đến môi trường và ảnh hưởng từ xã hội đến
5
dự định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh

iii. Yếu tố “ảnh hưởng từ xã hội” ảnh hưởng đến dự định tiêu dùng xanh của người
tiêu dùng như thế nào?
Với các câu hỏi nghiên cứu trên, mục tiêu của đề tài này là tìm ra yếu tố ảnh
hưởng tích cực nhất đến dự định tiêu dùng sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại thành
phố Hồ Chí Minh
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là mối quan hệ giữa các yếu tố nhân khẩu
học, sự quan tâm về môi trường, sự ảnh hưởng từ xã hội với dự định tiêu dùng xanh
3. Phạm vi nghiên cứu
Tiến hành khảo sát trực tiếp người tiêu dùng đang sinh sống và làm việc tại thành
phố Hồ Chí Minh về dự định tiêu dùng sản phẩm xanh.
II. Cơ sở lý thuyết
1. Dự định tiêu dùng xanh
Sản phẩm xanh là sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với
sức khỏe. (Pi C&E)
Tiêu dùng xanh là sự tiêu dùng những sản phẩm không chỉ tốt về chất lượng mà
còn phải an toàn cho sức khoỏe và thân thiện với môi trường. Lee (2004)

Hành vi tiêu dùng xanh là việc tiêu dùng những sản phẩm có lợi cho mơi trường,
có thể tái chế hoặc có thể lưu giữ, nhạy cảm hoặc đáp lại những mối quan ngại về môi
trường. Mostafa (2007). Người tiêu dùng ra quyết định dựa vào lý trí của họ để tối đa hóa
giá trị sử dụng. Để thực hiện điều này, người tiêu dùng trải qua quá trình nhận thức bao
gồm việc xác định những thuộc tính quan trọng của sản phẩm, thu thập thông tin và đánh
giá các thuộc tính của sản phẩm để lựa chọn sản phẩm tối ưu. Đối với trường hợp tiêu
dùng xanh, người tiêu dùng sẽ xem xét độ “xanh” của sản phẩm như là một thuộc tính để
lựa chọn sản phẩm.
Dự định tiêu dùng xanh là khả năng và sự sẵn lòng của một người ưu tiên cho dự
định chọn lựa sản phẩm có đặc trưng thân thiện với mơi trường hơn các sản phẩm thông
thường khác trong tiêu dùng (Rashik, 2009). Dự dịnh tiêu dùng xanh còn là dự định lựa
chọn có cân nhắc tiêu dùng các sản phẩm gây tác hại lên mơi trường ít nhất khi mua hàng


Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học, sự quan tâm đến môi trường và ảnh hưởng từ xã hội đến
6
dự định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh

hóa (MOE, 2007). Theo nhiều cách định nghĩa như trên, có thể nói rằng dự định tiêu
dùng xanh đó là dự định mua các sản phẩm thân thiện với môi trường, các sản phẩm
không gây hại hoặc gây hại ít đến mơi trường sống.
2. Lý thuyết hành động hợp lý
Lý thuyết hành động hợp lý được Ajzen và Fishbein xây dựng năm 1975 và chỉnh
sửa thêm vào năm 1980. Lý thuyết hành động hợp lý cho thấy xu hướng tiêu dùng hay dự
định tiêu dùng là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành vi tiêu dùng (Lê Ngọc Đức, 2008). Nó
phụ thuộc vào hai yếu tố ảnh hưởng đến dự định tiêu dùng là thái độ và ảnh hưởng từ xã
hội của khách hàng (Miller, 2005). Trong đó thái độ được đo lường bằng sự nhận thức về
các thuộc tính của sản phẩm (Lê Ngọc Đức, 2008). Người tiêu dùng sẽ chú ý đến những
thuộc tính mang lại các lợi ích cần thiết và có mức độ quan trọng khác nhau. Trong
trường hợp tiêu dùng sản phẩm xanh thì người tiêu dùng sẽ chú ý đến việc mơi trường

xanh có tác động ích lợi đến cuộc sống của con người và điều đó cũng có nghĩ là các sản
phẩm xanh có tác động tích cực đến người tiêu dùng. Thái độ của người tiêu dùng cịn
chịu sự tác động của tuổi tác, giới tính và thu nhập. Người trẻ tuổi có hành vi tiêu dùng
nhiều hơn người cao tuổi, hay nữ giới thì ln thích đi mua sắm hơn nam giới, ngoài ra
thu nhập cũng có tác động đến ý định muốn mua hàng của người tiêu dùng. Sự quan tâm
đến môi trường và ảnh hưởng từ xã hội đã có mối liên quan đến dự định mua hàng. Ảnh
hưởng từ xã hội có thể được đo lường thơng qua những người có liên quan đến người tiêu
dùng (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,..) mà nghiên cứu này sẽ nói rõ hơn ở phần ảnh
hưởng từ xã hội.
Lý thuyết này tập trung nghiên cứu vào dự định tiêu dùng hơn là hành vi tiêu dùng
thực sự và lý thuyết này đã được sử dụng nhiều trong việc nghiên cứu về dự định tiêu
dùng sản phầm xanh. (Cheah, 2009; Wahid, 2011; Cheng, 2012…)
3. Ảnh hưởng của yếu tố sự quan tâm về môi trường đến dự định tiêu dùng
xanh
Sự quan tâm về môi trường là mức độ nhạy cảm, trình độ hiểu biết và thái độ sẵn
sàng thay đổi hành vi có thể gây tổn hại đến môi trường (Maloney, 1975). Lee (2008)
định nghĩa sự quan tâm về môi trường là độ liên quan nhạy cảm đến các vấn đề môi


Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học, sự quan tâm đến môi trường và ảnh hưởng từ xã hội đến
7
dự định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh

trường. Sự quan tâm về mơi trường còn được cụ thể thành một thái độ mạnh mẽ đối với
việc bảo vệ môi trường (Cosby, Gill&Taylor,1981). Dựa trên nghiên cứu của Dunlap và
Va Liere (1978), quan tâm đến môi trường cũng được định nghĩa là một thái độ toàn cầu
với các hiệu ứng gián tiếp về hành vi thông qua ý định hành vi. Sự quan tâm đến môi
trường đề cập đến độ xúc động, số lượng kiến thức cụ thể và mức độ sẵn sàng của những
hành vi thực tế về các vấn đề ô nhiễm môi trường (Maloney&Ward, 1973). Maloney,
Ward và Braucht (1975) phát triển thang đo EAKS bao gồm 4 tiêu chí: tình cảm (A), kiến

thức (K), lời nói cam kết (VC), cam kết thực sự (AC) để đo lường mối quan tâm đến vần
đề môi trường. Thang đo này đề cập đến nhận thức, độ xúc động và mức độ ý định hành
vi của mối quan tâm đến môi trường của con người càng cao thì tần số cam kết thực tế về
mơi trường sẽ càng cao hơn (Kinnear&Taylor, 1973).
Trong đa số các nghiên cứu, sự quan tâm đến mơi trường được tìm thấy là một yếu
tố ảnh hưởng lớn đến tiêu dùng sản phầm xanh (Grunert, 1993) Mức độ quan tâm đến
môi trường càng lớn càng tác động mạnh đến các dự định tiêu dùng sản phẩm xanh của
người tiêu dùng (Biswas etal, 2000; Mainieri và các tác giả khác, 1997; Schwep &
Corwel, 1991). Kim & Choi (2005) và Mostafa (2009) tìm ra sự quan tâm đến môi
trường ảnh hưởng trực tiếp đến dự định tiêu dùng sản phẩm xanh. Angela (2001) tìm thấy
rằng những yếu tố quan trọng quyết định ý định mua các sản phẩm xanh được biểu hiện
thông qua thái độ đó là sự quan tâm đến mơi trường. Điều này chỉ ra rằng những người
tiêu dùng quan tâm đến mơi trường có thái độ tích cực đến vấn đề môi trường. Một
nghiên cứu khác vào năm 1995 đã xác định có mối quan hệ nhân quả giữa sự quan tâm
đến môi trường với dự định tiêu dùng được biểu hiện qua thái độ (Taylor&Todd, 1995).
Kết quả nghiên cứu của Lee (2008) đã cho thấy rằng mối quan tâm đến vấn đề mơi
trường cũng có mặt trong lần dự đoán thứ hai của hành vi tiêu dùng xanh sau sự ảnh
hưởng của xã hội. Tuy nhiên cũng có một số nghiên cứu cho ra kết quả sự quan tâm đến
mơi trường chỉ cho ra mức ảnh hưởng trung bình đến dự định tiêu dùng xanh và hành vi
tiêu dùng xanh (Axelrod & Lehman, 1993; Smith và các tác giả khác, 1994) hoặc cho ra
kết quả có mối liên hệ rất yếu (Berger & Corbin, 1992).


Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học, sự quan tâm đến môi trường và ảnh hưởng từ xã hội đến
8
dự định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh

Từ các kết quả nghiên cứu trên dẫn đến giả thuyết được đặt ra về sự ảnh hưởng
của sự quan tâm đến môi trường lên dự định tiêu dùng xanh.
4. Ảnh hưởng từ xã hội đến dự định tiêu dùng xanh

Theo Kalafatis và các tác giả khác (1999) ảnh hưởng từ xã hội là một hành động
nên hay không nên làm mà một người thực hiện, quyết định theo một trong những quan
điểm từ nhóm tham khảo. Nhóm tham khảo bao gồm: gia đình, bạn bè, hàng xóm láng
giềng, đồng nghiệp, các thơng tin truyền thơng… mà người đó có mối quan hệ giao tiếp
thường xuyên, không phải để thu lợi nhuận.
Lee và Green (1991) chứng minh rằng ảnh hưởng từ xã hội tác động đáng kể đến
dự định hành vi của người tiêu dùng. Riêng đối với tiêu dùng xanh, Kalafatis và các tác
giả khác (1999) tìm thấy rằng yếu tố ảnh hưởng từ xã hội ảnh hưởng nhiều nhất về dự
định tiêu dùng những sản phẩm thân thiện với môi trường tại Anh và tiếp tục kết luận
rằng yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể đến dự định tiêu dùng xanh của người
tiêu dùng. Lee (2008) tìm thấy ảnh hưởng từ xã hội là yếu tố dự báo hàng đầu ảnh hưởng
đến hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng trẻ tuổi ở Hong Kong. Sudiyanti (2010) cũng
chứng minh được yếu tố ảnh hưởng từ xã hội tác động có ý nghĩa đến dự định tiêu dùng
xanh của nữ giới. Vladimir (2011) chứng minh được rằng ảnh hưởng từ các nhóm tham
khảo có tác động quan trọng đến dự định tiêu dùng của thanh niên. Ngược lại, Cook
(2002) tìm ra yếu tố ảnh hưởng từ xã hội có tác động ít đến dự định tiêu dùng xanh.
Như vậy, vẫn chưa có kết luận rõ ràng ảnh hưởng từ xã hội có tác động tích cực
đến dự định tiêu dùng xanh.
5. Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học đến dự định tiêu dùng xanh
Từ các kết quả nghiên cứu trước có thể tổng hợp rằng biến nhân khẩu học có một
ảnh hưởng quan trọng đến tiêu dùng xanh. (Kollmuss & Agyeman, 2002; Paca & Raposo,
2009). Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để tìm ra đặc tính về nhân khẩu học của
người tiêu dùng xanh, nhưng kết quả vẫn tương đối lẫn lộn. (Bui, 2005) Dựa trên các kết
quả nghiên cứu trước, các biến nhân khẩu học thường sử dụng nhất trong nghiên cứu dự
định tiêu dùng xanh gồm giới tính, độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, và nghề nghiệp.


Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học, sự quan tâm đến môi trường và ảnh hưởng từ xã hội đến
9
dự định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh


(Panic, 2006; Arif, 2008) Trong nghiên cứu này, chỉ giới hạn nghiên cứu ở ba biến đầu
tiên là giới tính, độ tuổi và thu nhập.
5.1 Giới tính
Phần lớn các học giả đều đồng ý rằng giới tính và vấn đề tiêu dùng xanh có mối
quan hệ mật thiết. (Arcas & Cuestar, 2001). Jain và các tác giả khác (2006) và Mostafa
(2007) chứng minh rằng phụ nữ có nhận thức ít hơn về vấn đề mơi trường so với nam
giới. Nhưng ngược lại, nữ giới lại có mức ảnh hưởng quan trọng hơn nam giới trong hai
khía cạnh tiêu dùng xanh và thái độ đối với môi trường (Mainieri và các tác giả khác,
1997; Laroche 2001) Straughan và các tác giả khác (1999) thêm vào rằng phần lớn các
nhà nghiên cứu đặt vấn đề rằng nữ giới có phần hơn nam giới trong việc giữ thái độ kiên
định với tiêu dùng xanh. Về mối tương quan giữa giới tính và vấn đề tiêu dùng xanh,
McDonal & Hara (1994) tìm ra rằng mối quan hệ này là có ý nghĩa. Hơn nữa nghiên cứu
của Bergeron & Barbaro (2001) cho thấy giới tính ảnh hưởng đến sự sẵn sàng trả thêm
cho sản phẩm xanh. Mặt khác, Sandahl & Robertsn (1989) tìm thấy mối quan hệ giữa
giới tính và ý định tiêu dùng xanh là khơng có ý nghĩa. Vì vậy, ảnh hưởng của biến giới
tính đến dự định tiêu dùng xanh vẫn cịn là một câu hỏi.
5.2 Độ tuổi
Nhìn chung, về độ tuổi, các nghiên cứu trước cho thấy thanh niên hoặc những
người trong độ tuổi tiền trung niên là những người tiêu dùng có quan tâm đến vấn đề tiêu
dùng hoặc là những đối tượng của tiêu dùng xanh (Bourgeois & Barner, 1979; Robert &
Bacon, 1997; Diannantopulos ,2003; Gam, 2011) Trong khi Guagnano & Markee (1995)
lại có khám phá ngược lại rằng người lớn tuổi ủng hộ cho việc tiêu dùng các sản phẩm
thân thiện với môi trường hơn thanh niên. Laroche (2001) cũng thêm vào rằng nhóm nữ
giới trung niên thuộc nhóm phân khúc thị trường người tiêu dùng sẵn sàng chi trả thêm
chênh lệch để tiêu dùng sản phẩm xanh. Robert (1996) tìm thấy rằng có môi tương quan
tuyệt đối và quan trọng giữa độ tuổi và ý định tiêu dùng xanh. Nhưng Van & Dunlap
(1981) lại tìm thấy rằng mối quan hệ giữa độ tuổi và độ nhạy cảm với vấn đề môi trường
và với dự định tiêu dùng xanh là khơng có, người tiêu dùng xanh có độ tuổi lớn hơn.
McEvoy (1972) tìm thấy khơng có mối quan hệ giữa độ tuổi và thái độ tiêu dùng và dự



Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học, sự quan tâm đến môi trường và ảnh hưởng từ xã hội đến
10
dự định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh

định tiêu dùng xanh. Nói tóm lại, mối quan hệ giữa độ tuổi và dự dịnh tiêu dùng xanh là
chưa chắc chắn và rõ ràng.
5.3 Thu nhập
Tồn tại một sự tin tưởng rằng có một mối quan hệ rất chặt chẽ giữa thu nhập và dự
định tiêu dùng xanh với lý do rằng thu nhập cao hơn làm cho người tiêu dùng sẵn sàng
trả thêm chi phí để tiêu dùng các sản phẩm xanh và yêu thích sản phẩm xanh. (Zimmer,
1994; Straughan và các tác giả khác, 1999). Tuy nhiên vẫn có một số nghiên cứu cho thấy
khơng có ảnh hưởng gì giữa thu nhập và tiêu dùng xanh. (Van Liere và các tác giả khác,
1981; Antil, 1984; Pickett và các tác giả khác , 1993; Robert, 1996) Điều này cho thấy
rằng các kết quả trên vẫn cịn rất xa để đi đến kết luận có sự ảnh hưởng của biến thu nhập
đến dự định tiêu dùng xanh. Vì vậy, cần tiến hành nghiên cứu để đưa ra kết luận về mối
liên hệ giữa thu nhập với dự định tiêu dùng xanh.
IV. Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu
1. Mơ hình nghiên cứu
Mơ hình nghiên cứu được đề xuất dựa trên lý thuyết hành động hợp lý của Ajzen
và Fishbein xây dựng năm 1975 và được chỉnh sửa thêm vào năm 1980. Lý thuyết trên
nói rằng dự định hành vi của một người phụ thuộc vào 2 yếu tố là thái độ và ảnh hưởng
từ xã hội (Miller, 2005).
Mơ hình đề xuất trong nghiên cứu này được giới thiệu ở bảng số 1, sử dụng 2 yếu
tố của lý thuyết hành động hợp lý như là hai biến độc lập trong mơ hình này. Đó là biến
thái độ, cụ thể trong mơ hình này được chuyển thành sự quan tâm đến vấn đề môi trường
và biến ảnh hưởng từ xã hội. Nói cách khác độ tương tự giữa mơ hình đề xuất và lý
thuyết hành động hợp lý là 2 yếu tố chính của thuyết hành động hợp lý được lấy vào mơ
hình đề xuất làm thành yếu tố quyết định đến dự định tiêu dùng xanh. Tuy lý thuyết về

hành động hợp lý có nghiên cứu đến sự tương quan giữa dự định tiêu dùng và hành vi
tiêu dùng thực sự, tuy nhiên mối quan hệ này không phải là trọng tâm của nghiên cứu
này, chỉ tập trung nghiên cứu về dự định tiêu dùng xanh. Một biến độc lập khác được sử
dụng tại mô hình nghiên cứu này là yếu tố nhân khẩu học.


Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học, sự quan tâm đến môi trường và ảnh hưởng từ xã hội đến
11
dự định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh

Tóm lại mơ hình đề xuất mô tả sự ảnh hưởng của các biến độc lập gồm biến nhân
khẩu học, sự quan tâm đến vấn đề môi trường, sự ảnh hưởng từ xã hội đến biến phụ thuộc
là dự định tiêu dùng sản phẩm xanh.
Bảng 1: Mơ hình nghiên cứu

2. Các giả thuyết nghiên cứu
H1: “Sự quan tâm đến mơi trường” có ảnh hưởng tích cực đến dự định tiêu dùng
xanh của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh
H2: Yếu tố “sự ảnh tưởng từ xã hội” có ảnh hưởng tích cực đến dự định tiêu dùng
xanh của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh
H3: Giới tính có mối liên hệ mật thiết đến dự định tiêu dùng xanh của người tiêu
dùng tại thành phố Hồ Chí Minh
H4: Độ tuổi có mối liên hệ mật thiết đến dự định tiêu dùng xanh của người tiêu
dùng tại thành phố Hồ Chí Minh


Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học, sự quan tâm đến môi trường và ảnh hưởng từ xã hội đến
12
dự định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh


H5: Thu nhập có mối liên hệ mật thiết đến dự định tiêu dùng xanh của người tiêu
dùng tại thành phố Hồ Chí Minh
V. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Thiết kế nghiên cứu
Đề tài này sử dụng nghiên cứu định lượng xem xét mối quan hệ nhân quả giữa các
yếu tố sự quan tâm đến môi trường, ảnh hưởng từ xã hội và nhân khẩu học đến dự định
tiêu dùng xanh. Nghiên cứu nhân quả khảo xác mức độ ảnh hưởng của một yếu tố hoặc
một biến lên biến khác. (DJS Research Ltd, 2009). Một quan hệ nhân quả tồn tại khi có
một sự tương quan giữa một biến độc lập và biến phụ thuộc. Trong nghiên cứu này, biến
độc lập là nhân khẩu học, sự quan tâm về môi trường, sự ảnh hưởng từ xã hội và biến phụ
thuộc là dự định tiêu dùng xanh.
Có nhiều phương pháp được sử dụng để thu thập thông tin trong đó có những
phương pháp chính như là phỏng vấn, điều tra. Trong những phương pháp này, điều tra
qua bản câu hỏi là phương pháp thu thập thông tin phổ biến vì nó có thể bao qt một số
lượng lớn người và tổ chức tham gia khảo sát và chi phí thực hiện tương đối rẻ. (Vaues,
2002; Zikmund, 2000). Vì vậy, điều tra qua bản câu hỏi được chọn sử dụng trong nghiên
cứu này để thu thập dữ liệu nghiên cứu.
5.2 Mẫu nghiên cứu
Đám đông nghiên cứu của đề tài này là người tiêu dùng sinh sống hoặc làm việc
tại thành phố Hồ Chí Minh. Chọn mẫu ngẫu nhiên .
Cỡ mẫu:
Trong vấn đề xác định cỡ mẫu, Roscoe (2003) đề nghị theo quy luật sau:
- Cỡ mẫu lớn hơn 30 và nhỏ hơn 500 là thích hợp cho hầu hết các nghiên cứu.
- Trong trường hợp mẫu được chia theo các tiêu chí nhỏ (nam/nữ, người trẻ tuổi/ người
lớn tuổi…), cỡ mẫu tối thiểu cho mỗi tiêu chí này cần thiết ở mức 30
- Đối với nghiên cứu thực nghiệm đơn giản với điều kiện thực nghiệm chặt chẽ, một
nghiên cứu thành cơng cũng có thể có cỡ mẫu nhỏ từ 10 đến 20
Tuy nhiên, Nunnally & Bernstein (1994) đề nghị rằng đề giảm sai số mẫu, một
kích thước mẫu ít nhất cho một biến hoặc một mục là tối thiểu bằng 10. Comrey & Lee



Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học, sự quan tâm đến môi trường và ảnh hưởng từ xã hội đến
13
dự định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh

(1992) cũng cung cấp hướng dẫn để đánh giá độ thích hợp của kích thước mẫu. Độ thích
hợp của cỡ mẫu được phản ánh qua bảng sau:
Cỡ mẫu
50
100
200
300
500
1000 hoặc nhiều hơn

Mức thích hợp
Rất yếu
Yếu
Hợp lý
Tốt
Rất tốt
Tuyệt đối

Dựa trên các quy luật trên, kích thước mẫu được chọn khoảng 200.
5.3 Đo lường các khái niệm nghiên cứu
Đo lường khái niệm nhân khẩu học:
Để đo lường yếu tố nhân khẩu học có ảnh hưởng như thế nào, thì đề tài sẽ xem xét
các biến: độ tuổi, giới tính, thu nhập. Thông qua các câu hỏi để khảo sát về độ tuổi, giới
tính, thu nhập của người tham gia khảo sát, sử dụng thang đo định danh để xác định mối
liên quan của các biến này và dự định tiêu dùng sản phẩm xanh.

Đo lường khái niệm sự quan tâm đến môi trường
Đề tài này sử dụng 4 tiêu chí tình cảm, kiến thức, lời nói cam kết, cam kết thực sự
trong thang do EAKS của Maloney, Ward và Braucht đã phát triển năm 1975 để đo lường
mối quan tâm đến vấn đề môi trường. Thông qua các nhận định trong bản câu hỏi, ví dụ
như “Anh/chị thường xuyên tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường” với thang đo
Likert 5 điểm (mức độ thấp nhất là 1, đến mức độ cao nhất là 5) để đo lường mức độ ảnh
hưởng của mối quan tâm đến môi trường đến dự định tiêu dùng xanh.
Đo lường khái niệm sự ảnh hưởng từ xã hội
Đối với khái niệm sự ảnh hưởng xã hội, thì nghiên cứu này sử dụng các biến quan
sát trong nhóm tham khảo gồm bạn bè, gia đình, truyền thơng để đo lường. Cũng bằng
cách đưa ra các nhận định, chẳng hạn như “Anh/chị sẽ mua các sản phẩm xanh mà bạn bè
của mình đã sử dụng.” và sử dụng thang do Likert 5 điểm để thống kê mức độ đồng ý
của những người tham gia khảo sát.
Đo lường khái niệm dự định tiêu dùng xanh


Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học, sự quan tâm đến môi trường và ảnh hưởng từ xã hội đến
14
dự định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh

Dự định tiêu dùng xanh là dự định mua các sản phẩm thân thiện với môi trường,
các sản phẩm khơng gây hại hoặc gây hại ít đến môi trường sống. Như vậy đề đo lường
khái niệm dự định tiêu dùng xanh phải khảo sát thông qua thuộc tính “xanh” của sản
phẩm. Thang đo Likert 5 điểm cũng được sử dụng để đo lường khái niệm nghiên cứu này
cũng thông qua các nhận định được đưa ra trong bản câu hỏi, chẳng hạn như nhận định
sau “Anh/chị dự định chuyển sang tiêu dùng sản phẩm của hãng khác vì lý do sản phẩm
của hãng khác là sản phẩm thân thiện với môi trường.”
Thang do Likert đã được sử dụng thành công trong các nghiên cứu để đo lường về
dự định tiêu dùng. (Cheah, 2009; Sudiyanti, 2009; Vladimir, 2011…) Thang đo Likert 5
điểm được sử dụng trong nghiên cứu để thống kê mức độ đồng ý của người tham gia

khảo sát đối với các nhân định được đưa ra. Số đo của mỗi khái niệm là tổng các điểm
của từng phát biểu. Thang đo Likert 5 điểm trong đề tài được sử dụng theo mức độ sau:
1. Hoàn tồn khơng đồng ý
2. Khơng đồng ý
3. Trung dung
4. Đồng ý
5. Hoàn toàn đồng ý
VI. Tài liệu tham khảo
Ajzen, I. (2005). Attitudes, Personality and Behaviour, 2nd ed. England: Open University
Press, McGraw-Hill.
Ajzen, I., 1991, The theory of planned behavior, Organizational Behavior and Human
Decision Processes, 50: 179–211.
Ajzen, I. & Fishbein, M. (1975). Belief, Attitude, Intention and Behavior: An
Introduction to Theory and Research. Retrieved on October 3, 2009, from
/>Ajzen, I., & Fishbein, M. (1980). Understanding Attitudes and Predicting Social
Behavior. Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall.


Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học, sự quan tâm đến môi trường và ảnh hưởng từ xã hội đến
15
dự định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh

Anderson, W. T., & Cunningham, W. H. (1972). The socially conscious consumer.
Journal of Marketing, 36(3), 23-31. Retrieved March 14, 2009 from EBSCO Host
database.
Anderson, W.T., Jr., Henion, K.E. & Cox III, E.P. (1974). Socially vs. Ecologi-cally
conscious

consumers,


Ameri-can

Marketing

Association

Com-bined

ConferenceProceedings, 36 (Spring and Fall), 304-11
Arif Hartono (2008), Adopting socio – demographic characteristics in profiling green
consumers: a review of hyphotheses, Jurnal Siasat Bisnis, 12 (1), 55-62
Arminda do Paco & Mário Raposo (2009), “Green segmentation: an application to the
Portuguese consumer market, Marketing Intelligence & Planning, 27 (3)
Banerjee, B. and McKeage, K. (1994), “How green is my value: exploring the
relationship between environmentalism and materialism”, in Allen C.T. and John,
D.R. (Eds) Advances in Consumer Research, Association for Consumer Research,
Provo, UT (21),147 – 52.
Berger, I.E. and Corbin, R.M. (1992), “Perceived consumer effectiveness and faith in
others as moderators of environmentally responsible behavior”, Journal of Public
Policy & Marketing, 11(2), 79 – 88.
Chan, R. Y. K., & Lau, L. B.Y. (2000). Antecedents of green purchase: A survey in
China. Journal of Consumer Marketing, 17(4), 338-357.
Chan, R. Y. K., & Yam, E. (1995). Green movement in a newly industrializing area:
Asurvey on the attitudes behavior of Hong King citizens. Journal of Community
and Applied Social Psychology, 5(1), 273-84
Cheah Ching Mun (2009) A study on consumer’s green purchasing intention, University
Utara Malaysia
Cheah, I. & Phau, I. (2005). Toward a framework of consumers’ willingness to purchase
environmentally friendly products: a study of antecedents and moderator
Crosby, L.A., Gill, J.D. & Taylor, J.R. (1981). Consumer / voter behaviour in the passage

of the Michigan container law


Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học, sự quan tâm đến môi trường và ảnh hưởng từ xã hội đến
16
dự định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh

Diamantopoulos, A., Schlegelmilch, B.B., Sinkovics, R.R. & Bohlen, G.M. (2003). Can
socio-demographics still play a role in profiling green consumers? A review of the
evi dence and an empirical investiga-tion. Journal of Business Research, 56(2),
465-80.
GFK (2007). ‘‘Americans reach environmental turning point: companies need to catch
up’’, Custom Research North America, available at: www.prnewswine.com/cgibin/stories.pl?acct¼104&story¼/www.story/08-22207/00046497348$edate#linktoppagebottom (accessed 25 August 2009)
Jain, S.K. & Kaur, G. (2006). Role of Socio-demographics in Segmenting and Profiling
Green Consumers: An Exploratory Study of Consumers in India. Journal of
International Consumer Marketing, 18 (3), 107-142
Kalafatis, S. P., Pollard, M., East, R., & Tsogas, M. H. (1999). Green marketing and
Ajzen’s Theory of Planned Behaviour: A cross-market examination. Journal of
Consumer Marketing, 16(5), 441-460
Kangun, N. and M.J. Polonsky (1995), Regulation of Environmental Marketing Claims:
A Comparative Perspective, International Journal of Advertising, 14, 1 – 24.
Kilbourne, W.E. & Beckmann, S.C. (1998). Review and Critical Assessment of Research
on Marketing and the En-vironment. Journal of Marketing Management, 14 (6),
513-532.
Kinnear, T. C., Taylor, J. B., & Ahmed, S. A. (1974). Ecologically concerned consumers:
Who are they? Journal of Marketing, 38(2), 20-24.
Kim, Y., & Choi, S. M. (2005). Antecedents of green purchase behavior: An examination
of collectivism, environmental concern, and PCE. Advances in Consumer
Research,32(2), 592-599
Krause, D. (1993). Environmental consciousness: An empirical study. Journal of

Environment and Behavior, 25(1), 126-42.
Laroche, M., Bergeron, J. and Barbaro-Forleo, G. (2001), ‘‘Targeting consumers who are
willing to pay more for environmentally friendly products’’, Journal of Consumer
Marketing, (18)6, 503-20.


Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học, sự quan tâm đến môi trường và ảnh hưởng từ xã hội đến
17
dự định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh

Laroche, M., Saad, G., Cleveland, M. and Browne, E. (2000), ‘‘Gender differences in
information search strategies for a Christmas gift’’, Journal of Consumer
Marketing, (17) 6, 500-22.
Lee, K.L. (2004, October 6). Green purchasing in ASEAN – the role of government. 1st
International Conference on Green Purchasing, Sendai.
Lee, K. (2008). Opportunities for green marketing: young consumers. Marketing
Intelligence & Planning.
Lê Ngọc Đức (08/2008). Cơ sở lý thuyết của Luận văn Thạc sĩ "Khảo sát một số yếu tố
ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng thanh toán điện tử (e-Payment) “. Link:
/>MacDonald, W.L. and Hara, N. (1994), “Gender differences in environmental concern
among college students” Sex Roles, 33 (5/6),369 –374.
Mainieri, Tina; Barnett, Elaine G. (1997), “Green buying: The influence of
environmental concern on consumer behavior”, Journal of Social Psychology,
137(2),189 –205
McCarty, J.A. and Shrum, L.J. (1994), The recycling of solid wastes: personal values,
value orientations, and attitudes about recycling as antecedents of recycling
behavior”, Journal of Business Research, 30 (1),53 – 62.
McEvoy, J. III (1972), “The American concern with the environment”, Social Behavior,
Natural Resources and the Environment.
Maloney, Michael P., Micheal P. Ward, and G. Nicholas Braucht, (1975, July).

Psychology in Action: A Dunlap, R.E. & Van Liere, K.D. (1978). The new
environment paradigm: a proposed measuring instrument and preliminary results
Revised Scale for the Measurement of Ecological Attitudes and Knowledge
MOE. (2007, March). Japan’s Green Purchasing Policy: Tackling Illegal Logging.
Ministry of Environment, Government of Japan.
Morris, L. A., Hastak, M., and Mazis, M.B. (1995). “Consumer Comprehension of
environmental advertising and labeling claims”, Journal of Consumer Affairs, 29,
328 –350.


Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học, sự quan tâm đến môi trường và ảnh hưởng từ xã hội đến
18
dự định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh

Mostafa, M. M. (2006). Antecedents of Egyptian Consumers' Green Purchase Intentions',
Journal of International Consumer Marketing, 19(2)
Mostafa, M. M., 2007a, Gender differences in Egyptian consumers’ green purchase
behavior: The effects of environmental knowledge, concern and attitude,
International Journal of Consumer Studies, 31: 220–229.
Murphy, P.E., Kangun, N. & Locander, W.B. (1978). Environmentally concerned
consumers–Racial variations. Jour-nal of Marketing, 42(4), 61-66.
Nabsiah Adbul Wahid, Elham Rahbar & Tan Shwu Shyan (2011) Factor influencing in
the Green Purchase Behavior of Penang Environment, University Sain Malaysia
Nguyễn Ngọc Thùy Vân (2011), Hành vi người tiêu dùng đối với sản phẩm túi thân thiện
với môi trường, Đại Học Hoa Sen.
Nguyễn Văn Thuận & Võ Thành Danh (2011), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành
vi tiêu dùng rau an tồn tại thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học 2011: 17b, 113119, Đại học Cần Thơ.
Phạm Hồng Liên (2011), Nghiên cứu hành vi của nhân viên văn phòng đối với các sản
phẩm văn phòng xanh và các giải pháp sản phẩm xanh dùng trong văn phòng, Đại
học Hoa Sen.

Picket, G.M., Kangun, N. & Grove, S.J. (1993). Is there a general conserv-ing consumer?
A public policy concern. Journal of Public Policy and Marketing, 12(2), 234-43.
DJS Research Ltd. (2009, November 4). What is Causal Research? Retrieved on October
3,

2009,

from

/>
_content&do_pd f=1&id=799.
Roberts, J.A. (1996). Green consumers in 1990s: Profile and implications for advertising.
Journal of Business Research, 36(3), 217-231.
Samdahl, M.D. & Robertson, R. (1989). Social determinants of environ-mental concern:
Specification and test of the model. Environment and Behavior, 21(1), January,
57-81
Shaw, D., & Clarke, I. (1999). Belief formation in ethical consumer groups: An
exploratory study. Marketing Intelligence and Planning, 17(2), 109-119.


Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học, sự quan tâm đến môi trường và ảnh hưởng từ xã hội đến
19
dự định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh

Schlegelmilch, B.B., Bohlen, G.M. & Dia-mantopoulos, A. (1996). The link between
green purchasing deci-sions and measures of environ-mental consciousness.
European Journal of Marketing, 30(5), 35-55.
Straughan, R.D. & Roberts, J.A. (1999). Environmental segmentation alter-natives: A
look at green consumer behaviour in the new millennium. Journal of Consumer
Marketing, 16(6), 558-575.

Sudiyanti (2010) Predicting women purchase intention for green products in Indonesia,
University

of

Adger,

/>
bibsys_brage_10520)
Tahir Albayrak, Meltem Caber, Luiz Moutinho, Ram Herstein (2011), The influence of
skepticism on green purchase behavior, Journal of Business and Social Sceince,
2(13)
Van Liere, K. and Dunlap, R. (1981), “The social bases of environmental concern: a
review of hypotheses, explanations, and empirical evidence”, Public Opinion
Quarterly, Vol. 44, No. 2, pp. 181 – 97.
Vining, J. and Ebreo, A. (1990), “What makes a recycler? A comparison of recyclers and
nonrecyclers”, Environmental Behavior, Vol. 22, pp. 55 – 73
Vũ Thị Xuân (2009), Sản phẩm thân thiện với môi trường – Xu thế tất yếu trong tiêu
dùng hiện đại, Đại học Cần Thơ
Yam-Tang, E. P. Y. & Chan, R. Y. K., 1998, Purchasing Behaviours and Perceptions of
Environmentally Harmful Products, Marketing Intelligence and Planning, 16:
356–362
Webster, F.E. Jr. (1975). Determining the characteristics of the socially con-scious
consumer. Journal of Con-sumer Research, 2(3), 188-96.
Zikmund, W. (2000). Business Research Methods, 6th ed, The Dryden Press, Harcourt
College Publishers
Pi – C&E: />



×