Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG TÚI SINH THÁI (ECO BAGS) CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.09 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM


 

 






PHẠM TRẦN HẠNH THI


CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG
TÚI SINH THÁI (ECO BAGS) CỦA NGƯỜI TIÊU
DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH




LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ





TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


 

 





PHẠM TRẦN HẠNH THI

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG
TÚI SINH THÁI (ECO BAGS) CỦA NGƯỜI TIÊU
DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN DŨNG




TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng cá
nhân tác giả, chưa từng được công bố hay bảo vệ trước đây. Các dữ liệu và tài liệu
được sử dụng trong luận văn này đều được ghi nguồn trích dẫn rõ ràng và được liệt
kê trong danh mục tài liệu tham khảo.
Tác giả luận văn
Phạm Trần Hạnh Thi



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt và ký hiệu
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình ảnh
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1
1.1 Tổng quan 1
1.2 Lý do lựa chọn đề tài 3
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 5
1.4 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 6
1.5 Phương pháp nghiên cứu 6
1.6 Ý nghĩa của đề tài 7
1.7 Kết cấu luận văn 7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 8

2.1 Cơ sở lý thuyết 8
2.1.1 Khái niệm 8
2.1.2 Cơ sở lý thuyết 9
2.1.2.1 Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA –
Fishbein & Ajzen, 1980)
9

2.1.2.2 Lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior – TPB,
Ajzen, 1991)
12
2.1.3 Các nghiên cứu trước 13
2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết 14
2.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 14
2.2.2 Các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu đề xuất 15
2.2.2.1 Thái độ
15

2.2.2.2 Chuẩn chủ quan
16

2.2.2.3 Kiểm soát hành vi
17



2.2.2.4 Kiến thức
17

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1 Phương pháp nghiên cứu 19

3.1.1 Nghiên cứu định tính 19
3.1.2 Nghiên cứu định lượng 20
3.1.3 Chọn mẫu nghiên cứu 21
3.1.4 Qui trình nghiên cứu 22
3.2 Thiết kế nghiên cứu 22
3.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi 22
3.2.2 Thiết kế thang đo 23
3.2.2.1 Biến độc lập
23

3.2.2.2 Biến phụ thuộc
25

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
4.1 Thống kê mô tả mẫu 28
4.1.1 Thông tin cá nhân 28
4.1.2 Tình trạng sử dụng túi sinh thái 30
4.2 Đánh giá thang đo 31
4.2.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 31
4.2.2 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) 33
4.2.2.1 Phân tích EFA đối với biến độc lập
33

4.2.2.2 Phân tích EFA đối với biến phụ thuộc
35

4.2.2.3 Diễn giải kết quả
36

4.3 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu 36

4.3.1 Phân tích tương quan 38
4.3.2 Phân tích hồi quy 39
4.3.3 Dò tìm sự vi phạm các giả định hồi quy 42

4.3.3.1 Kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc
lập cũng như hiện tượng phương sai thay đổi 42
4.3.3.2 Giả định về phân phối chuẩn của phần dư 42

4.4 Phân tích mô tả biến nghiên cứu 43



4.5 Phân tích ANNOVA 45
4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu 47
4.6.1 Thái độ 47
4.6.2 Chuẩn chủ quan 48
4.6.3 Kiểm soát hành vi 48
4.6.4 Kiến thức 49
4.7 Tóm tắt 49
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 50
5.1 Tóm tắt nội dung nghiên cứu 50
5.2 Đóng góp của nghiên cứu 51
5.3 Hàm ý cho nhà quản trị 53
5.4 Kiến nghị đối với Nhà nước, cơ quan môi trường 55
5.5 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2


PHỤ LỤC 3

PHỤ LỤC 4

PHỤ LỤC 5

PHỤ LỤC 6

PHỤ LỤC 7
PHỤ LỤC 8

PHỤ LỤC 9
PHỤ LỤC 10





DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

TRA : (Theory of Reasoned Action) Lý thuyết hành động hợp lý
TPB : (Theory of Planned Behavior) Lý thuyết hành vi hoạch định
TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
EFA : (Exploratort Factor Analysis) Phương pháp phân tích nhân tố khám
phá
KMO : (Kaiser-Meyer-Olkin) Chỉ số xem xét sự thích hợp của EFA
VIF : (Variance Inflation Factor) Hệ số phóng đại phương sai







DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Ký hiệu và nội dung các biến của yếu tố “Thái độ” 26
Bảng 3.2: Ký hiệu và nội dung các biến của yếu tố “Chuẩn chủ quan” 26
Bảng 3.3: Ký hiệu và nội dung các biến của yếu tố “Kiểm soát hành vi” 27
Bảng 3.4: Ký hiệu và nội dung các biến của yếu tố “Kiến thức” 27
Bảng 3.5: Ký hiệu và nội dung các biến của yếu tố “Ý định sử dụng” 28
Bảng 4.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu 30
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định Cronbach alpha của thang đo “Thái độ” 32
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định Cronbach alpha của thang đo “Chuẩn chủ quan” 33
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha của thang đo “Kiểm soát hành vi cảm
nhận” 33
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha của thang đo “Kiến thức” 34
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha của thang đo “ý định sử dụng" 34
Bảng 4.7: Bảng tổng hợp kiểm định các thang đo 35
Bảng 4.8: Kết quả phân tích nhân tố của biến độc lập 36
Bảng 4.9: Kết quả phân tích nhân tố của biến phụ thuộc 38
Bảng 4.10: Ma trận tương quan giữa các biến 40
Bảng 4.11: Bảng thông số mô hình hồi quy 36
Bảng 4.12: Kết quả phân tích phương sai (hồi quy) 40
Bảng 4.13: Kết quả các hệ số hồi quy sử dụng phương pháp Enter 41
Bảng 4.14: Thống kê mô tả biến 43
Bảng 4.15: Phân tích ANNOVA về mối quan hệ giữa “Giới tính” với “Ý định sử
dụng” 45


Bảng 4.16: Phân tích ANNOVA về mối quan hệ giữa “Độ tuổi” với “Ý định sử

dụng” 45
Bảng 4.17: Phân tích ANNOVA về mối quan hệ giữa “Trình độ học vấn” với “Ý
định sử dụng” 46
Bảng 4.18: Phân tích ANNOVA về mối quan hệ giữa “Nghề nghiệp” với “Ý định
sử dụng” 46
Bảng 4.19: Phân tích ANNOVA về mối quan hệ giữa “Thu nhập” với “Ý định sử
dụng” 46
Bảng 4.20: Kết quả kiểm định các giả thuyết 47



DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý 12
Hình 2.2: Mô hình lý thuyết hành vi hoạch định 14
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất 15
Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu 24
Hình 4.1: Kết quả phân tích hồi quy 43









1



CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Tổng quan

Túi ni-lông xuất hiện cách đây khoảng 150 năm – do nhà hóa học Anh
Alexander Parkes phát minh. Hiện nay túi ni-lông đang được sử dụng phổ biến trên
thế giới và cả Việt Nam do tính tiện lợi của nó như: rẻ tiền, nhẹ, dẻo, bền chắc…
Khi đi mua bất kỳ loại hàng hóa nào thì người mua luôn nhận được túi ni-lông để
xách hàng hóa từ những loại hàng hóa có giá trị đến những vật dụng thông thường
phục vụ cho đời sống hàng ngày. Sự ra đời của túi ni-lông đã mang lại nhiều tiện
ích, nhất là trong việc bao gói hàng hóa, song đến thời điểm này túi ni-lông đang là
một vấn nạn môi trường mà nhiều quốc gia đang tìm mọi cách để loại bỏ. Người ta
tính rằng, vứt bỏ một túi ni-lông chỉ tốn 1 giây, nhưng nếu không có sự tác động bởi
nhiệt độ cao của ánh sáng mặt trời thì phải mất từ 500 – 1.000 năm mới có thể phân
hủy được. Ước tính, mỗi năm nhân loại xài khoảng 500 – 1.000 tỉ túi nhựa. Vì thế
túi ni-lông đang bị coi là một trong những “thủ phạm” nguy hiểm gây ô nhiễm môi
trường – sự “ô nhiễm trắng”.
1


Mỗi ngày, TP.HCM dùng 30 tấn túi ni lông. Đó là kết quả khảo sát của Quỹ Tái
chế chất thải TP.HCM. Khảo sát việc sử dụng túi ni lông cho thấy, 72% lượng túi ni
lông được tiêu thụ ở 229 chợ, số còn lại tiêu thụ ở siêu thị và các trung tâm thương
mại trên địa bàn TP.HCM.
2

Trong nỗ lực “xanh hóa” môi trường, dần loại bỏ túi ni-lông, kể từ ngày
1/1/2012, theo Luật thuế bảo vệ môi trường
3

, túi ni-lông bán ra bắt buộc phải chịu
thuế. Những doanh nghiệp sản xuất túi ni-lông trước đây không bị áp thuế bảo vệ


1
Theo Petrotimes với nhan đề “Đánh thuế nặng túi nilon, cơ hội cho túi sinh thái” của tác giả Vương Tâm
(21/03/2012)
2
Theo Người Lao Động với nhan đề “Giảm dùng túi ni lông để giữ sạch môi trường” của tác giả Thanh Lê
(27/08/2008)
3
Luật thuế bảo vệ môi trường đã được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 15-11-2010, có hiệu lực thi hành
từ ngày 1-1-2012.
2


môi trường thì kể từ ngày 1/1 phải đóng mức 30.000 – 50.000 đồng/kg. Mức thuế
này đã làm giá thành túi nilông trên thị trường có thời điểm tăng thêm 40.000 –
45.000 đồng/kg, tăng 50 – 70% so với trước Tết Dương lịch. Theo đó, một số nơi
mức tăng từ 40.000 đồng lên 65.000 – 70.000 đồng/kg, đỉnh điểm là một số nơi tăng
ở mức 80.000 đồng/kg.
Việc đánh thuế túi ni-lông đã mở đường cho việc phát triển và phổ biến túi thân
thiện với môi trường. Có khá nhiều loại túi thay thế cho túi ni-lông, trong đó phải kể
đến túi sinh thái, xuất hiện trong đời sống từ năm 2009, tuy vậy cho đến nay, những
chiếc túi này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi. Các loại túi sinh thái không sử dụng
thuốc nhuộm màu hay tẩy trắng gây hại cho môi trường và khi cần có thể dễ dàng
giặt sạch và tái sử dụng nhiều lần.
Tuy nhiên, cho đến nay người tiêu dùng vẫn chưa “mặn mà” mấy với túi sinh
thái. Túi sinh thái hầu hết chỉ được sử dụng tại các siêu thị, nhưng số lượng lại rất ít.
Không phải không biết rõ tác hại của túi ni-lông đối với sức khỏe của bản thân và

cộng đồng nhưng đại đa số người tiêu dùng Việt Nam vẫn sử dụng túi ni-lông như
một thói quen khó bỏ.
Hiện nay, cả thế giới đang đối mặt với thách thức về biến đổi khí hậu, nguồn tài
nguyên bị khai thác cạn kiệt và môi trường ô nhiễm nặng nề. Chỉ một hành động
nhỏ như bỏ túi ni-lông, sử dụng túi sinh thái với chất liệu an toàn, dễ phân hủy cũng
là cách để mỗi người dân góp phần giữ gìn trái đất và giữ gìn chính cuộc sống của
mình.
1.2 Lý do lựa chọn đề tài
Nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong đó vấn đề ô nhiễm, suy
thoái môi trường ngày càng có xu hướng gia tăng. Một trong những nguyên nhân
dẫn đến ô nhiễm môi trường là sự lạm dụng túi ni-lông của cộng đồng dân cư trong
sinh hoạt hằng ngày. Túi ni-lông đã trở nên quá quen thuộc trong đời sống của
người dân. Tuy nhiên, những người sử dụng túi ni-lông đa phần mới chỉ quan tâm
tới những tiện ích của nó mà không hề biết những chiếc túi ni-lông được tạo ra từ
Poyethylen, một loại nhựa dẻo nóng từ dầu mỏ và việc sử dụng túi ni-lông tràn lan
3


sẽ gây tác động xấu tới môi trường và sức khỏe của chính mình. Mỗi năm, toàn thế
giới sử dụng hơn 13 tỷ túi ni-lông, trung bình mỗi người sử dụng 220 túi. Mỗi túi
ni-lông thường chỉ được sử dụng 12 phút trước khi bị vứt đi nhưng chúng lại tồn tại
trong môi trường đến hàng nghìn năm. Túi ni-lông hiện đang trở thành “thảm họa”
môi trường ở Việt Nam. Việc hạn chế việc dụng bừa bãi túi ni-lông và tiến tới từng
bước loại trừ túi ni-lông ra khỏi đời sống là việc cần phải làm và phải làm ngay
trước khi Việt Nam trở thành một “bãi rác ni-lông”. Thế nhưng, việc xóa bỏ thói
quen sử dụng túi ni-lông lại không dễ dàng và nhanh chóng.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường đang là xu
hướng chủ đạo của người tiêu dùng thế giới. Người tiêu dùng hiện đại chỉ sử dụng
những sản phẩm chất lượng tốt và an toàn, thân thiện với môi trường. Xu hướng
"người tiêu dùng xanh" (green consumer) đã hình thành nhận thức và quan niệm

mới trong sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Ớ Việt
Nam, các nhà sản xuất và người tiêu dùng cũng đang hướng đến các sản phẩm thân
thiện với môi trường, đặc biệt sử dụng túi sinh thái để thay thế và loại bỏ túi ni-
lông.
Tuy nhiên, sau gần 3 năm xuất hiện trên thị trường, những chiếc túi sinh thái
(Eco bag), hay “túi thân thiện với môi trường” hiện vẫn chưa quen thuộc với cuộc
sống của từng người dân bởi giá thành khá cao và cách thức tuyên truyền còn chưa
hiệu quả. Với ưu điểm là thời gian phân hủy ngắn, thân thiện với môi trường, đồng
thời là mặt hàng không phải đánh thuế môi trường, tuy nhiên, hiện nay, túi sinh thái
- thân thiện với môi trường vẫn vắng bóng. Người tiêu dùng vẫn không thường
xuyên sử dụng loại túi này, do vậy, lượng tiêu thụ túi ni-lông thông thường vẫn gia
tăng chóng mặt.
Trước thực tế trên, cần có những chương trình hạn chế sử dụng túi ni-lông và
thay thế bằng túi sinh thái thân thiện môi trường là việc làm cần thiết. Song để
chương trình đạt hiệu quả, cần có chiến lược, chính sách và giải pháp đồng bộ, cụ
thể. Trước mắt, cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người hiểu rõ tác
hại của việc sử dụng túi ni lông, từ đó thay đổi thói quen, cũng cần phải khuyến
4


khích các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ các loại túi sinh thái - túi thân thiện môi
trường với những ưu thế hơn hẳn túi ni-lông Nếu chúng ta chỉ kêu gọi hạn chế sử
dụng túi ni-lông mà không chú trọng sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường
thì chủ trương khó đi vào cuộc sống và không đạt kết quả bền vững.
Với những lý do trên, em đã chọn đề tài “CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý
ĐỊNH SỬ DỤNG TÚI SINH THÁI (ECO BAGS) CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” nhằm mục đích tuyên truyền về tác hại của
túi ni-lông với môi trường; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nghiên
cứu có thể giúp các cơ quan môi trường, chính quyền địa phương, có được các biện
pháp cơ bản nhằm thay đổi dần thói quen sử dụng túi giấy

ni-lông trong cộng đồng,
tăng cường sử dụng túi tái chế - túi sinh thái.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Với sự cần thiết của việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen sử dụng
túi sinh thái, nghiên cứu được thực hiện nhằm đáp ứng các mục tiêu cụ thể sau đây:
• Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng túi sinh thái của người
tiêu dùng tại TP.HCM và mức độ tác động của các yếu tố này đến ý định sử
dụng túi sinh thái.
• Xem xét các yếu tố nhân khẩu học tác động lên ý định sử dụng túi sinh thái
của người tiêu dùng tại TP.HCM.
• Đề xuất một số giải pháp cho các cơ quan môi trường, cơ quan chức năng
nhằm gây ảnh hưởng đến ý định sử dụng túi sinh thái của người tiêu dùng tại
TP.HCM.
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: tác giả chọn là TP.HCM, đây là thành phố lớn nhất nước,
có sự phát triển nhanh nhất nước, cũng là thành phố đã có nhiều chương trình phát
động người dân sử dụng túi sinh thái thay cho túi ni-lông. Nên việc xác định các
yếu tố ảnh hưởng lên ý định sử dụng tương đối chính xác hơn.
5


Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố tác động đến ý định sử dụng túi sinh thái.
Đối tượng khảo sát: người tiêu dùng tai TP.HCM có ý định mua sản phẩm túi
sinh thái.
1.5 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước: Nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn
sâu với 20 người tiêu dùng. Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng bảng câu
hỏi chi tiết qua internet và phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng.

Nghiên cứu sử dụng phần mềm xử lý dữ liệu thống kê SPSS 20.0 với các công
cụ hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích
nhân tố EFA để sàng lọc các thang đo, phân tích tương quan và phân tích hồi quy
được sử dụng để kiểm định các giả thuyết.
1.6 Ý nghĩa của đề tài
Nghiên cứu đã mang lại những ý nghĩa thực tiễn sau:
• Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho các cơ quan môi trường, cơ quan
chức năng thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng túi sinh
thái của người tiêu dùng tại TP.HCM, từ đó đề ra những chính sách hợp
lí, hiệu quả cho việc sử dụng túi sinh thái thay cho túi ni-lông, nhằm tạo
ra một môi trường ngày cành trong sạch hơn.
• Kết quả cũng được sử dụng cho các công ty kinh doanh túi sinh thái biết
được các yếu tố ảnh hưởng, nhằm xác định được nhu cầu và sở thích của
người tiêu dùng, để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu đó.
1.7 Kết cấu luận văn
Luận văn được chia thành 5 chương:
Chương 1: Tổng quan – Trình bày lý do hình thành đề tài nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu – Trình bày tổng quan cơ
sở lý thuyết, từ đó hình thành mô hình nghiên cứu và đề xuất các giả thuyết cho mô
hình nghiên cứu.
6


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu – Nêu lên trình tự nghiên cứu, thiết kế
nghiên cứu, bao gồm xây dựng thang đo, thiết kế bảng câu hỏi, phương pháp lấy
mẫu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu – Trình bày kết quả kiểm định thang đo, phân
tích nhân tố và phân tích hồi quy.
Chương 5: Kết luận – Tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu, những

đóng góp của nghiên cứu đối với các tổ chức, cơ quan môi trường, doanh nghiệp
sản xuất túi sinh thái và những hạn chế của nghiên cứu, để định hướng cho các
nghiên cứu tiếp theo.
7


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương một đã trình bày một cách tổng quan về mối nguy hại khi sử dụng
túi ni-lông và các chương trình tuyên truyền, các hoạt động nhằm khuyến khích sử
dụng túi sinh thái thay cho túi ni-lông. Chương một cũng đã đề cập tới mục tiêu
nghiên cứu, đối tượng , phạm vi nghiên cứu cũng như sự cần thiết của đề tài
Chương hai này, sẽ trình bày một số khái niệm, các khung lý thuyết có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu các nghiên cứu trước đó liên quan đến việc
sử dụng túi sinh thái hoặc những sản phẩm tiêu dùng khác. Từ đó đưa ra mô hình
nghiên cứu cho đề tài và đề xuất các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu.
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Khái niệm
Phần này sẽ trình bày một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu bao
gồm khái niệm về túi sinh thái và người tiêu dùng
Túi sinh thái: là một loại sản phẩm sinh thái, được làm từ chất liệu thân thiện
với môi trường ví dụ như vải bố, vải gay, vải đay…không sử dụng thuốc tẩy trắng
hay hóa chất tạo màu, tạo điều kiện cho việc dễ dàng giặt giũ và tái sử dụng nhiều
lần.
4

Ngày nay, các loại túi sinh thái được thiết kế với nhiều kiểu dáng khác nhau
nên đã dần dần chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Có được một chiếc túi
dáng dấp “sàng điệu” kèm theo dòng chữ “I am eco” (Tôi là sản phẩm sinh thái) hay



4

Theo câu lạc bộ Go Green Go Green - Hành trình xanh là câu
lạc bộ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được thành lập từ năm 2008 với mạng lưới tình nguyện
viên rộng khắp cả nước. Trong 4 năm qua, Go Green đã tổ chức nhiều hoạt động môi trường có ý nghĩa
như: Chiến dịch EcoBag, Bức tranh kỷ lục về môi trường, Ngày hội đi bộ vì môi trường, Chiến dịch Khu phố
xanh, Một ngày sống xanh, Ngày hội sống xanh, Chương trình trò chơi thực tế City Greeners… và nhiều các
hoạt động liên kết với các CLB, tổ chức khác.


8


“I am not a nylon bag” (Tôi không phải là túi ni-lông) in nhiều hình thù ngộ nghĩnh,
đáng yêu khác nhau, người tiêu dùng thực sự hài lòng, bởi đây là một trong những
biểu hiện chứng minh rằng họ là người tiêu dùng hiện đại, thân thiện với môi
trường. Ở những nước như Nhật, Hàn Quốc, Singapore… người ta thậm chí còn tìm
mua và sử dụng những chiếc túi này ngay cả khi họ phải trả một mức giá cao hơn so
với loại túi thông thường khác. Và nhiều thương hiệu lớn cũng đã sử dụng túi sinh
thái trong chuỗi cửa hàng của mình.
5



• Lợi ích của túi sinh thái:
- Túi được sử dụng hiệu quả với những đặc tính vượt trội để thay thế bao bì
giấy hoặc bao bì nhựa.
- Túi dễ dàng phân hủy trong đất cũng như khi đốt cháy nên được xem là
sản phẩm thân thiện môi trường.

- Sản phẩm có trọng lượng rất nhẹ, có thể xếp nhỏ lại, có độ bền & dai như
vải .
- Túi sinh thái có thể tái sử dụng nhiều lần với nhiều màu sắc & mẫu mã đa
dạng.


5

Theo câu lạc bộ Go Green />

9


- Túi sinh thái được sử dụng rất hiệu quả cho việc quảng cáo thương hiệu
sản phẩm (in lên túi).
6

• Đặc điểm của túi sinh thái:
- Túi sinh thái có đặc tính kháng tĩnh điện, kháng tia cực tím, kháng cháy và
kháng thấm.
- Túi sinh thái có đặc điểm thân thiện với môi trường vì được làm tư nguyên
liệu giấy tái chế, dây quai túi được bện từ giấy nên rất dẻo dai và có thể
đựng được vật nặng đáng kể không như vẻ mềm mại bề ngoài.
- Thiết kế đơn giản, in ấn dễ dàng và luôn có màu sắc bắt mắt
Người tiêu dùng: là một từ nghĩa rộng, dùng để chỉ các cá nhân hoặc hộ gia
đình, dùng sản phẩm hoặc dịch vụ sản xuất trong nền kinh tế.

Khái niệm người tiêu
dùng được dùng trong nhiều văn cảnh khác nhau vì thế cách dùng và tầm quan
trọng của khái niệm này có thể rất đa dạng. Người tiêu dùng là người có nhu cầu, có

khả năng mua sắm các sản phẩm dịch vụ trên thị trường phục vụ cho cuộc sống,
người tiêu dùng có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình.
7

Ngoài ra, người tiêu dùng hiểu theo nghĩa hẹp là người mua, người sử dụng
hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.
Hiểu theo nghĩa rộng, người tiêu dùng ngoài mục đích mua bán hàng hóa, dịch vụ
để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, có thể còn phục vụ cho nhu cầu tái sản xuất kinh
doanh.
Đặc điểm của người tiêu dùng túi sinh thái:
- Có hiểu biết về túi sinh thái
- Có ý định mua sản phẩm túi sinh thái
- Có khả năng tài chính để mua sản phẩm túi sinh thái


6
Theo thông tin trên trang web của công ty TNHH Thương mại-Dịch vụ Mỹ Kỳ với nhan đề “Túi môi
trường - người bạn của hành tinh xanh” (2011).

7
Theo bách khoa toàn thư Wikipedia.

10


• Ý định: theo Ajzen, I. (1991, trang 181) ý định được xem là “bao gồm các
yếu tố động cơ có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân; các yếu tố này cho thấy
mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi.”
8



2.1.2 Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đó
Nhìn chung, các nghiên cứu cho thấy tất cả các xu hướng tiêu dùng hàng tiêu
dùng bị ảnh hưởng bởi thái độ đối với hàng hóa/sản phẩm, áp lực và sự kỳ vọng của
xã hội, kiểm soát hành vi cảm nhận trên những rào cản và khó khăn của người tiêu
dùng. Những nghiên cứu đó phù hợp với các khái niệm mà lý thuyết hành động hợp
lý (TRA - Fishbein & Ajzen, 1980) và lý thuyết hành vi hoạch định (TPB – Ajzen,
1991) đã đưa ra. Lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) đã thu hút được sự quan tâm
rộng rãi trong việc ứng dụng nó để giải thích hành vi tiêu dùng, chẳng hạn các động
cơ tiêu dùng thực phẩm biến đổi gien, thịt, bia, chế độ ăn uống sức khỏe, thực phẩm
hữa cơ (Ming Elisa Liu, 2007). Lý thuyết này cũng được vận dụng thành công trong
việc giải thích hành vi tiêu dùng cá ở các nước Châu Âu, chẳng hạn Na Uy (Olsen,
2001), Đan Mạch (Bredahl & Grunert, 1997), hoặc Bỉ (Verbeke & Vackier, 2005).
Nghiên cứu này là một phần trong nghiên cứu tâm lý con người, trong đó
TRA và TPB được sử dụng như là khái niệm khuôn khổ.
2.1.2.1 Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA –Fishbein
& Ajzen, 1980)
Mô hình TRA được xây dựng từ năm 1967, được hiệu chỉnh và mở rộng từ
đầu những năm 70 bởi Ajzen và Fishbein (1980). Nó miêu tả sự sắp đặt toàn diện
của các thành phần thái độ được hợp nhất vào một cấu trúc để dẫn đến việc dự đoán
tốt hơn về hành vi. TRA được áp dụng rộng rãi để giải thích hành vi mua của người
tiêu dùng. TRA cho rằng hành vi ứng xử của một cá nhân được xác định bởi các
yếu tố ý định của cá nhân hướng về hành vi (intention towards the behavior), niềm


8
Nguyên tác: “ Intentions are assumed to capture the motivational factors that influence a behavior; they are
indications of how hard people are willing to try, of how much an effort thay are planning to exert, in order to
perform a behavior”.
11



tin (beliefs), thái độ (Attitudes), tham khảo người khác (referent others), chuẩn chủ
quan (subjective norms) và ý định hành vi (intentions) được sử dụng trong TRA để
đạt được sự hiểu biết tốt nhất về hành vi. Theo TRA, ý định hành vi của một cá
nhân được xác định bằng 2 yếu tố: thái độ hướng về hành vi và hành vi chuẩn mực
chủ quan. Mỗi yếu tố này bị ảnh hưởng bởi niềm tin và tham khảo người khác
tương ứng (Ajzen, 2002).
Trong mô hình này, thái độ của khách hàng được định nghĩa như là việc đo
lường nhận thức (hay còn gọi là niềm tin) của khách hàng đối với sản phẩm hoặc đo
lường nhận thức của khách hàng về các thuộc tính của sản phẩm. Khách hàng có
thái độ ưa thích nói chung đối với những sản phẩm mà họ đánh giá “dương tính” và
họ có thái độ không thích đối với những sản phẩm mà họ đánh giá “âm tính”.
Thái độ trong mô hình TRA có thể được đo lường như là một tập hợp nhận
thức, niềm tin tác động đến đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm. Để hiểu rõ
được xu hướng mua, chúng ta phải đo lường thành phần chủ quan mà nó ảnh hưởng
đến xu hướng mua của người tiêu dùng. Chuẩn chủ quan có thể được đo lường một
cách trực tiếp thông qua việc đo lường cảm xúc của người tiêu dùng về phía những
người có liên quan (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…) sẽ nghĩ gì về dự định mua
của họ, những người này thích hay không thích họ mua sản phẩm, dịch vụ đó. Đây
là sự phản ánh việc hình thành thái độ chủ quan của họ.
Mức độ của thái độ những người ảnh hưởng đến xu hướng mua của người
tiêu dùng phụ thuộc vào hai điều: (1) mức độ mãnh liệt ở thái độ phản đối hay ủng
hộ của những người có ảnh hưởng đối với việc mua sản phẩm của người tiêu dùng
và (2) động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của những người có ảnh
hưởng này.
Thái độ phản đối của những người ảnh hưởng càng mạnh và người tiêu dùng
càng gần gũi với những người này thì càng có nhiều khả năng người tiêu dùng điều
chỉnh xu hướng mua sản phẩm của mình. Và ngược lại, mức độ ưa thích của người
tiêu dùng đối với sản phẩm sẽ tăng lên nếu có một người nào đó được người tiêu

dùng ưa thích cũng ủng hộ mua sản phẩm này.
12


Mô hình TRA là một loạt các liên kết những thành phần thái độ. Thái độ
không ảnh hưởng mạnh hoặc trực tiếp đến hành vi mua. Tuy nhiên, thái độ có thể
giải thích trực tiếp được xu hướng mua. Xu hướng mua thể hiện trạng thái xu hướng
mua hay không mua một sản phẩm trong thời gian nhất định. Trước khi tiến đến
hành vi mua thì xu hướng mua đã được hình thành trong suy nghĩ của người tiêu
dùng. Vì vậy, xu hướng mua là yếu tố dự đoán tốt nhất hành vi mua của khách
hàng.

Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (Ajzen và Fishbein 1980)











Nguồn: Davis, Bagozzi và Warshaw, 1989, trích trong Chutter M.Y., 2009, tr.3

2.1.2.2 Lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior – TPB –Ajzen,
1991)
Mặc dù có nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình TRA song vẫn tồn tạo các ý
kiến phê bình về lý thuyết này. Một số nhà phê bình cho rằng ý định chỉ xác định

bởi thái độ và chuẩn chủ quan chưa đủ. Các khái niệm khác như đạo đức cá nhân,
dự đoán tích cực, cảm xúc tiêu cực, nhận thức, kiểm soát hành vi cảm nhận cũng là
các thành phần của ý định. Tương tự, hành vi trong quá khứ và thói quen, nhận thức
về nguồn lực và cơ hội để thực hiện các hành động có thể xác định hành vi.
Lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) được phát triển bởi Ajzen năm 1988 như
là sự mở rộng lý thuyết TRA của Fishbein & Ajzen (1980). Sự khác biệt chính giữa
TRA và TPB là có thêm nhân tố kiểm soát hành vi cảm nhận (Perceived behavioral
control).
Niềm tin thái độ
và sự ước lượng
Thái độ
Niềm tin chuẩn
và sự thúc đẩy để
tu
â
n theo

Chuẩn chủ
quan
Ý định
hành vi
Hành vi
13


Ajzen (1991) cho rằng kiểm soát hành vi cảm nhận giống như năng lực cảm
nhận của con người để thực hiện hành vi đó. Mức độ kiểm soát hành vi cảm nhận
của mỗi cá nhận phụ thuộc vào kiểm soát niềm tin của chính họ, đó là sự dễ dàng
hay khó khăn trong việc thực hiện hành vi cụ thể trong một tình huống nào đó
(Ajzen, 1991).

Mô hình TPB được Ajzen khắc phục nhược điểm của TRA bằng cách thêm
vào một biến nữa là “kiểm soát hành vi cảm nhận” (Perceived behavioral control).
Nó đại diện cho các nguồn lực cần thiết của một người để thực hiện một công việc
bất kỳ. Mô hình TPB được xem như tối ưu hơn đối với TRA trong việc dự đoán và
giải thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnh
nghiên cứu.
Ajzen (1991) đã tập trung vào khái niệm kiểm soát hành vi được cảm nhận
như là niềm tin của một người về sự khó khăn hay dễ dàng ra sao trong việc thực
hiện một hành vi. Một người nghĩ rằng anh ta hoặc cô ta sở hữu ngày càng nhiều
nguồn lực và cơ hội thì người đó dự báo càng có ít các cản trở và do đó sự kiểm
soát hành vi của người đó càng lớn. Ajzen cho rằng các nhân tố kiểm soát có thể là
bên trong của một người (kỹ năng, kiến thức…) hoặc là bên ngoài người đó (thời
gian, cơ hội, sự phụ thuộc vào người khác, …), trong số đó nổi trội là các nhân tố
thời gian, giá cả, kiến thức.
Hình 2.2 Mô hình lý thuyết hành vi hoạch định (Ajzen, 1991)













Nguồn: Ajzen, I., The theory of planned behavior, 1991, tr. 182
Niềm tin hành vi



 Thái độ
Niềm tin chuẩn


Chuẩn chủ quan
Niềm tin điều khiển
Kiểm soát hành vi

Ý định

Hành vi

Kiểm soát hành
vi thật

14


2.1.3 Các nghiên cứu trước
Lý thuyết TRA và TPB được áp dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như
hành vi sức khỏe, hành vi tiêu dùng, nghiên cứu thị trường, xã hội, tâm lý học…
Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào sử dụng lý thuyết TRA và TPB để
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng túi sinh thái của người tiêu
dùng.
Tác giả đã tìm hiểu thêm các nghiên cứu tại các lĩnh vực khác như cá, rau
sạch, thực phẩm an toàn…hay các lĩnh vực môi trường để xác định các biến chính
và thêm các biến khác phù hợp với sản phẩm cụ thể mà người tiêu dùng có thể chọn
là túi sinh thái.

Nghiên cứu của Kalafatis
9
và các cộng sự (1999) về các yếu tố quyết
định đến ý định mua các sản phẩm thân thiện với môi trường của người tiêu
dùng tại hai nước Vương quốc Anh và Hy Lạp:
Dựa trên lý thuyết hành vi hoạch định (TPB), tác giả đưa vào mô hình của
mình 3 yếu tố là thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi cảm nhận để đánh giá
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến ý định mua các sản phẩm thân thiện với
môi trường của người tiêu dùng tại hai nước Vương quốc Anh và Hy Lạp. Kết quả
nghiên cứu cho thấy cả 3 yếu tố trên đều tác động dương lên ý định sử dụng của
người tiêu dùng ở cả 2 nước Vương quốc Anh và Hy Lạp.
Nghiên cứu của Hồ Huy Tựu (2007) về động cơ tiêu dùng cá của
người tiêu dùng cá tại thành phố Nha Trang:
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên lý thuyết hành vi hoạch định
(TPB), trong đó ngoài ba biến số của mô hình TPB là thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm
soát hành vi cảm nhận, tác giả đã thêm vào 3 biến số mới đó là kiến thức, cảm xúc
lẫn lộn và thói quen vào mô hình của mình. Nghiên cứu này được thực hiện với mẫu
thuận tiện là 170 gia đình ở Nha Trang, sử dụng công cụ kinh tế định lượng để đánh
giá độ phù hợp của mô hình, kiểm định các mối quan hệ, cũng như đánh giá độ tin
cậy của các thang đo. Kết quả thể hiện mô hình phù hợp tốt với dữ liệu và ủng hộ về


9
Kalafatis: là một giáo sư giảng dạy về Marketing thuộc trường Đại Học Kingston Anh Quốc.
15


mặt thực nghiệm các quan hệ giả thuyết do tác giả đề xuất. Ngoại trừ tác động của
thói quen không có ý nghĩa thống kê, cả năm yếu tố còn lại đều có ý nghĩa, trong đó
nhân tố cảm xúc lẫn lộn có ảnh hưởng âm, các yếu tố khác đều ảnh hưởng dương

đến ý định hành vi tiêu dùng cá. Tóm lại ý định tiêu dùng cá bị tác động của các
biến: thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi cảm nhận, kiến thức và thói quen
tiêu dùng.
Nghiên cứu của Võ Thị Thanh Hiếu (2008) dựa trên lý thuyết TPB để
giải thích động cơ của người tiêu dùng rau sạch:
Nghiên cứu này cũng dựa trên lý thuyết hành vi hoạch định (TPB). Trong
nghiên cứu tác giả đã đưa ra 5 biến số là: kiến thức, chuẩn chủ quan, thái độ, sự
chấp nhận xã hội và cuối cùng là kiểm soát hành vi cảm nhận. Tác giả cũng đã chỉ
ra kiến thức có tác động mạnh nhất lên ý định tiêu dùng rau sạch và năm nhân tố
đều có tác động dương lên ý định sử dụng và đều có ý nghĩa thống kê.
2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết
2.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Qua quá trình tìm hiểu, tác giả nhận thấy chưa có mô hình nghiên cứu nào
đưa ra trong việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng túi sinh thái. Vì
vậy, dựa trên nền tảng lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) của Ajzen (1991) và các
nghiên cứu của Kalafatis và các cộng sự (1999), Hồ Huy Tựu (2007), Võ Thị Thanh
Hiếu (2008), nghiên cứu này khảo sát các tiền tố ảnh hưởng đến ý định của người
tiêu dùng sử dụng túi sinh thái trong bối cảnh thị trường Việt Nam tại TP.HCM
trong đó ngoài ba biến số truyền thống là thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi
của lý thuyết TPB (Ajzen, 1991), tác giả bổ sung thêm vào mô hình một yếu tố nữa
đó là kiến thức. Yếu tố kiến thức là một trong những yếu tố quan trọng và phù hợp
với tình hình thực tế tại Việt Nam. Người tiêu dùng nếu có kiến thức về sản phẩm
túi sinh thái, biết được những lợi ích của túi sinh thái đối với sức khỏe người tiêu
dùng và đặc biệt sử dụng túi sinh thái còn góp phần bảo vệ môi trường thì sẽ tác
động mạnh đến ý định mua sản phẩm túi sinh thái. Kiến thức về túi sinh thái sẽ bao
hàm cả sự nhận biết về sự hữu ích và hữa dụng của túi sinh thái.

×