ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
_ ***_
BÁO CÁO KHOA HỌC
Đề tài:
LÀN SÓNG ĐIỆN ẢNH HÀN QUỐC Ở CHÂU Á
TRONG THẾ KỶ 21
Giáo viên hướng dẫn : Thạc sĩ Lê Thị Thu Giang
Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Thu
Lớp : K48 Hàn Quốc
Khóa : 2003 – 2007
Hà Nội, 30 - 12 - 2005
Bố cục
Chương I: Mở đầu
Chương II: Giới thiệu về làn sóng Hàn Quốc
2. 1. Thế nào là làn sóng Hàn Quốc
2. 2. Sự phát triển của làn sóng Hàn Quốc
Chương III: Làn sóng Hàn Quốc trong lĩnh vực điện ảnh
3. 1. Giới thiệu về nền điện ảnh Hàn Quốc
3. 2. Làn sóng điện ảnh Hàn Quốc ở khu vực châu Á
3. 3. Làn sóng điện ảnh Hàn Quốc ở Mỹ, Tây Âu và các nước khác
3. 4. Làn sóng điện ảnh Hàn Quốc ở Việt Nam
Chương IV: Nguyên nhân thành công của làn sóng điện ảnh Hàn Quốc
4. 1. Sự quan tâm của chính phủ
4. 2. Đầu tư về kinh phí
4. 3. Một êkíp làm phim hoàn hảo
4. 3. 1. Diễn viên
4. 3. 2. Kịch bản
4. 3. 3. Đội ngũ hậu cần chuyên môn
4. 4. Hình thức quảng cáo cho phim
Chương V: Những hạn chế của làn sóng điện ảnh Hàn Quốc
Chương VI: Bài học cho Việt Nam
Chương VII: Kết luận
2
Chương I: MỞ ĐẦU
Trong cuộc thi “Hình trình văn hóa” có một câu hỏi dành cho khán giả truyền
hình. Họ chỉ quay hình ảnh một người thanh niên đang đánh trống, trên mặt trống
có hình tròn thái cực và hỏi đó là hình ảnh về đất nước nào? Đó chính là đất nước
Hàn Quốc. Hàn Quốc của hôm nay không còn như một “đống tro tàn đổ nát” trong
những năm 60 của thế kỷ 20 mà đã vươn mình trở thành một trong bốn “con rồng
kinh tế châu Á”. Hàn Quốc của hôm nay: tự tin, năng động, tham vọng, đầy tính
cạnh tranh, nỗ lực không chỉ để bắt kịp thời đại mà còn để hướng tới tương lai. Quả
thật, ngày nay, khi nhắc tới Hàn Quốc người ta thường xuyên nhắc tới một “Korea
Wave” – làn sóng Hàn Quốc. Có thể xem đây là một trào lưu đưa hình ảnh về một
Hàn Quốc năng động về kinh tế, hấp dẫn về du lịch, giàu bản sắc về văn hóa ra toàn
cầu. Và ngành điện ảnh nước này không nằm ngoài “cơn sốt văn hóa” đó. Những
tên tuổi diễn viên, bộ phim Hàn được người ta nhắc tới thường xuyên trên báo chí,
truyền hình và trong đời sống thường ngày. Tôi băn khoăn tự hỏi: Làn sóng điện
ảnh Hàn Quốc có gì mà hấp dẫn đến thế? Câu hỏi đó đã thôi thúc tôi đi vào tìm
hiểu về trào lưu này với một ý thức tiếp cận văn hóa.
Thực ra, đã có nhiều bài viết về ngành nghệ thuật thứ 7 của đất nước Hàn
Quốc được in trên báo hay sách. Nhưng tôi thiết nghĩ đề tài điện ảnh không bao giờ
là cũ cả. Hơn nữa đây lại là một trào lưu điện ảnh trong thế kỷ 21 nên nó mang tính
thời sự cập nhật cao và có ý nghĩa thực tế. Được sự giúp đỡ của giảng viên – thạc
sỹ Lê Thị Thu Giang, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: Làn sóng điện ảnh Hàn Quốc
những năm đầu thế kỷ 21.
Để hoàn thành bản báo cáo khoa học này, tôi đã sử dụng phương pháp tổng
hợp và phân tích những tài liệu thu thập từ nhiều nguồn khác nhau trên báo chí và
mạng Internet.
3
Với mục đích tìm hiểu về làn sóng hâm mộ phim Hàn, tôi xin đi vào nghiên
cứu trên phạm vi không gian là: mức độ ảnh hưởng của làn sóng này chủ yếu trong
khu vực châu Á. Về phạm vi thời gian là: những năm đầu thế kỷ 21.
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ LÀN SÓNG HÀN QUỐC
2. 1 Thế nào là làn sóng Hàn Quốc.
Làn sóng Hàn Quốc hay còn gọi là Hallyu, “Korea wave” hay “Dynamic
Korea” là một hiện tượng văn hóa những năm đầu thế kỷ 21 nhằm quảng bá hình
ảnh về một đất nước Hàn Quốc năng động. Nghĩa gốc của Hallyu là làn sóng mạnh.
Cụm từ này đã thể hiện đúng sức ảnh hưởng mạnh mẽ của làn sóng Hàn Quốc tại
các quốc gia trên thế giới. Có thể nói đã quét rộng khắp châu Á, sang cả Mỹ, Tây
Âu, Bắc Phi. Và ta cần phải phân biệt “Làn sóng Hàn Quốc” ở đây không giống
như những làn sóng mang tính nhất thời, đơn giản như làn sóng Hippy, làn sóng
theo kiểu mốt thời trang v.v… mà “làn sóng Hàn Quốc” là những đợt sóng mãnh
liệt mang theo những nét đẹp của văn hóa Hàn Quốc ào ạt tràn vào bờ văn hóa của
các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Nó không giống như những đợt thuỷ
triều lên lại xuống, cũng không giống như con sóng nhỏ nhoi yếu ớt mà nó giống
như những đợt sóng ồ ạt, tuôn trào bỗng nhiên ập đến, tác động một cách mạnh mẽ
với tầm quy mô rộng lớn và một tốc độ như vũ bão. Quả thật sức lôi cuốn mãnh liệt
của Hallyu đã xâm nhập vào từng người nhà của chúng ta.
2. 2. Sự phát triển của làn sóng Hàn Quốc.
Vào cuối thập niên 90, khi mà người xem truyền hình đã nhàm chán với
những phim tình cảm sướt mướt của Singapo, những phim võ thuật cổ trang của
Hồng Kông, thì những bộ phim truyền hình tình cảm nhẹ nhàng của Hàn Quốc xâm
chiếm thị trường châu Á. Sau đó cơn bão trào lưu Hàn Quốc đã bắt đầu chinh phục
không chỉ các nước châu Á mà còn vươn xa tới tận châu Âu và Mỹ La tinh.
4
Từ năm 1998 đến năm 2002 là thời kỳ “hoàng kim” của trào lưu này. Bằng
những thành tựu đạt được, nó phủ định hoàn toàn những nghi ngờ của công chúng
trước đó cho rằng đây chỉ là một cơn sốt nhất thời theo kiểu mốt thời trang như làn
sóng Hippy chẳng hạn. Suy nghĩ đó thật sai lầm bởi trào lưu Hàn Quốc đã thực sự
lấn sân ở hầu hết mọi quốc gia và trên mọi lĩnh vực: điện ảnh, âm nhạc, thời trang,
du lịch, game online v.v… Nó thực sự chứng minh cho chúng ta thấy một Hàn
Quốc năng động và tràn đầy sức sống.
Ta có thể dễ dàng nhận ra trong cuộc sống hàng ngày, hình ảnh Hàn Quốc đã
trở nên quá đỗi quen thuộc. Ra đường, ta bắt gặp những thanh niên nam nữ tóc
nhuộm highlight, ăn mặc sành điệu như những diễn viên Hàn Quốc, trang điểm
bằng những mỹ phẩm Hàn Quốc và hý hoắy nhắn tin bằng chiếc điện thoại di động
Samsung. Vào một quán Cafe, ta nghĩ mình sẽ được nghe một bản nhạc Việt Nam
hay một bài hát đang “hot” trên MTV quốc tế, nhưng không, đó là một giai điệu
quen thuộc mà ta từng nghe, à thì ra đó là bài hát trong bộ phim “Bản tình ca mùa
đông”. Rồi lúc tán gẫu với bạn bè, chủ đề được bàn tới nhiều nhất là chuyện phim
“Ngôi nhà hạnh phúc” đang trình chiếu. Và hãy thử quan sát đồ dùng của một gia
đình hiện đại xem: chiếc tivi: LG, tủ lạnh LG, máy giặt LG, di động Samsung, dầu
gội đầu Double Rich, mỹ phẩm Debon v.v… Và hãy thử quay một góc nhỏ sinh
hoạt xem: mẹ nấu ăn bằng bột ngọt Miwon, bố đang dựng chiếc xe Daehan, cô con
gái út đang xem phim “Nàng Dae Jang Gum”, cậu con trai mải mê với trò game
“Chuyện cổ tích” (Legend) – một trò chơi trên mạng của Hàn Quốc đang cực kỳ
phổ biến. Phải có một sức lôi cuốn mạnh đến mức nào thì cơn sốt văn hóa Hàn mới
lan tỏa rộng lớn đến như vậy, trong từng sinh hoạt, từng thiết bị gia đình, từng câu
chuyện và nếp nghĩ. Đó chính là nhờ ảnh hưởng của Hallyu.
Chính phủ Hàn Quốc đã và đang xây dựng , quảng bá một “thương hiệu” về
“Hàn quốc năng động” nhằm thu hút sự chú ý của cả thế giới. Và vai trò của ngành
điện ảnh như toa tầu đầu tiên khởi động để kéo theo những toa tầu du lịch, thời
trang, ẩm thực, thể thao, kinh tế…đi khắp toàn cầu. Trong lĩnh vực kinh tế, chính
5
phủ Hàn đã chọn con đường phù hợp là hướng ra xuất khẩu, tập trung vào những
mũi nhọn công nghệ cao. Chính vì vậy vị trí đứng thứ 12 trong số các quốc gia phát
triển là một chỗ đứng xứng đáng với những gì kinh tế nước này đạt được. Những
công ty đẳng cấp thế giới như L-G, Samsung, Posco, Huyndai…,những khu buôn
bán sầm uất như Itaewon, Namdaemun, Dongdaemun…những lần đăng cai tổ chức
Hội nghị kinh tế Thế giới…đã giúp Hàn Quốc thể hiện một vai trò to lớn trên thị
trường toàn cầu. Chính phủ cũng đã rất quan tâm đến đầu tư đối với chiến lược đưa
nền văn hoá Hàn đến gần hơn với nhân dân các nước, điều đó đã mở đường cho
ngành này tiến xa và đạt được nhiều thành tựu. Ta có thể thấy làn sóng điện ảnh đã
ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế và dịch vụ ở Hàn Quốc. Hallyu đã kéo theo một
lượng khách du lịch nước ngoài tăng đột biến. Theo trang “Hàn Quốc ngày nay”
mục du lịch đưa tin ngày 20-11-2005 thì lượng khách du lịch vào Hàn Quốc năm
2005 đã đạt 5,82 triệu người, vượt mức kế hoạch là 5,59 triệu người. Thành công
đó là nhờ làn sóng điện ảnh xứ Hàn. Người ta đến Hàn bởi sự hấp dẫn từ những
phong cảnh đẹp vừa thơ mộng như đảo Cheju vừa hùng vĩ như núi Sobaeksan, bởi
cung điện cổ kính Kyongbogung hay Changdokgung, bởi khu giải trí Lotte
World…tất cả đều từ phim ảnh, đã lôi cuốn trí tò mò muốn khám phá vẻ đẹp xứ sở
kimchi. Theo bài viết của tác giả Nguyễn Hương Trà trong quyển “Việt Nam-Hàn
Quốc, mối quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ 21” trang 88, khi điều tra về lý do
của những chuyến du lịch Hàn Quốc, hơn 60% khách du lịch đến từ Đông Nam Á
nói rằng chính Hallyu đã hấp dẫn họ, khi điều tra ở Trung Quốc là 72,7%, ở Hồng
Kông là 72,1%, ở Đài Loan là 71,7%, ở Nhật Bản là 67,1%. Thấy được điều này,
Bộ Văn hoá và Du lịch Hàn Quốc đã quyết định đưa ra chiến dịch quảng bá văn
hoá bằng những tên tuổi của các ngôi sao điện ảnh và ca nhạc xứ Hàn với quy mô
lớn và đầu tư sâu. Đi cùng với làn sóng du lịch thăm quan là du lịch thẩm mĩ viện.
Rất nhiều tour du lịch theo hình thức chỉnh sửa sắc đẹp để được như diễn viên Hàn
đã được mở ra tại nhiều nước như Nhật, Trung, Đông Nam á. Và cũng không thể
không nhắc tới làn sóng thời trang Hàn quốc đang rầm rộ khắp nơi. Một cuộc điều
tra trong giới trẻ tại 7 thành phố lớn của Trung Quốc thực hiện bởi Viện Mỹ thuật
6
và thiết kế Samsung cho thấy thời trang Hàn Quốc được ưa chuộng thứ tư chỉ xếp
sau thời trang Trung Quốc, Ý, Pháp (dẫn theo bài của tác giả Nguyễn Hương Trà).
Ẩm thực cũng lên ngôi, nhất là từ sau bộ phim “Nàng Dae Chang Kum”. Gần đây
làn sóng học tiếng Hàn dâng cao ở các nước trên thê giới đủ thấy sức nóng của
Hallyu. Và ngành điện ảnh thực sự đã thổi bùng lên sức nóng của cơn sốt văn hoá
Hàn trong những năm đầu thế kỷ 21 này.
Chương III: LÀN SÓNG HÀN QUỐC TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN ẢNH
3. 1. Giới thiệu về nền điện ảnh Hàn Quốc
Chỉ ít năm trước đây, người ta chưa hình dung ra được điện ảnh Hàn Quốc
như thế nào thì bây giờ một khuôn mặt chỉn chu của ngành nghệ thuật thứ 7 ở xứ sở
kimchi đã hoàn toàn hiện ra một cách chân thực trước mắt. Nền điện ảnh Hàn Quốc
không được xuôi chèo mát mái như điện ảnh Hoa Kỳ hay Tây Âu mà nó phải trải
qua những bước thăng trầm mới có thể đạt được thành công như ngày hôm nay.
Nhìn chung, có thể nhìn sự phát triển của nền điện ảnh Hàn Quốc qua những
giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1955 - 1969
Đây là thời kỳ vàng son của điện ảnh Hàn Quốc. Vào nửa sau những năm 50,
số lượng phim được sản xuất đã tăng vọt từ 8 phim vào năm 1954 lên tới 108 phim
vào năm 1959. Sự hồi sinh này gắn liền với tên tuổi của ba nhà đạo diễn tài ba Kim
Ki – young, Yu Han – mok và Shin Sang – ok và những bộ phim “Chunhyang –
jeon”, “The Housemaid” (Người hầu gái, 1960), “Obltan” (Viên đạn vu vơ, 1961),
“The Housegues and My Mother” (Ngôi nhà trọ và mẹ của tôi, 1961). Năm 1962,
nhà độc tài Park Chung – hee đã ban hành đạo luật bắt buộc các hãng phim phải
sản xuất 106 phim ít nhất mỗi năm và phim phải có giá trị thương mại. Đạo luật
này không những chế định đề tài làm phim, nhất định phải là vấn đề chính thống và
có tính tuyên truyền, mà còn cả những gì có thể trình chiếu. Rất nhiều bộ phim
7
khởi quay ở Châu Âu và Hollywood bị cấm đã tước đi ảnh hưởng của nó tới các
nhà làm phim Hàn . “Tất cả đã bị kiểm soát và ngăn cấm” - đạo diễn Im Kwon-teak
đã nói (dẫn theo báo “Điện ảnh ngày nay” số 69 năm 2000 trang 57) nhưng các bộ
phim nghệ thuật có tính chân thực cao vẫn được sản xuất cho đến cuối thập kỷ.
- Giai đoạn những năm 70:
Chính sách kiểm duyệt phim ngặt nghèo của chính phủ khiến cho điện ảnh bị
cản trở. Trong khi đó nền điện ảnh của các quốc gia châu Á láng giềng lại lên ngôi.
Akira Kurosawa, Ang Lee, John Woo và Trương Nghệ Mưu đưa Nhật Bản, Đài
Loan, Hồng Kông và Trung Quốc lên bản đồ điện ảnh thế giới. Khoảng từ năm
1960 đến năm 1988, theo lời của Kim Hyae Joon, một nhà nghiên cứu thuộc Kofic,
đó là 28 năm đánh gục nền điện ảnh Hàn Quốc (dẫn theo báo “Điện ảnh ngày nay”
số 69 năm 2000 trang 51).
- Giai đoạn 1980 - 1992
Sự kiện nổi bật nhất trong thời kỳ này là vào năm 1988, công nghiệp điện ảnh
Hàn Quốc đã phải viết bản cáo phó cho mình khi chính phủ Hàn Quốc, dưới áp lực
của Mỹ, đã phải xem xét việc loại bỏ đạo luật cho phép các rạp chiếu phim trong
nước chiếu phim nội ít nhất 106 ngày trong năm. Những luật định này đồng nghĩa
với việc phim Hàn Quốc sẽ vấp phải sự cạnh tranh của Hollywood. Người ta vẫn
không quên hình ảnh các nhà làm phim nội địa xuống đường biểu tình còn các ngôi
sao điện ảnh vận đồ đen, lau nước mắt và tổ chức tang lễ ngay bên ngoài đại sứ
quán Mỹ.
Nhưng chỉ một năm sau đó, Hàn Quốc đã lội ngược dòng ngoạn mục, mang
theo một sức sống mới. Vào giữa thập niên 90, các nhà làm phim trẻ thuộc thế hệ
“386” (nghĩa là đang ở độ tuổi tam thập nhi lập, tốt nghiệp vào thập kỷ 80 và sinh
ra trong những năm 60) đã xuất hiện. Các tác phẩm thành công đã theo đó được ra
đời. Điện ảnh Hàn Quốc bước vào một kỷ nguyên mới. Năm 1997, bộ phim “The
Contact” của đạo diễn Chang Yoon – hyun gây nên tiếng vang lớn. Đặc biệt bộ
phim “Swiri” phát hành năm 1999 giống như một cú hích thúc đẩy, đột phá cho nền
8
công nghiệp điện ảnh Hàn. Bộ phim được thể hiện theo phong cách Hollywood về
một chuyện tình cảm động của đôi trai gái bị phân cách giữa hai miền Nam Bắc
Triều Tiên. Phim đã phá vỡ kỷ lục với 5,8 triệu vé và 11 triệu $ doanh thu (theo báo
“Điện ảnh ngày nay” số 69 năm 2000 trang 57). Và Kang Jea Kyu, đạo diễn của
phim, đã trở thành tiêu biểu cho thế hệ “386”.
Số lượng vé bán ra ở Hàn Quốc của các phim nội đạt tỷ lệ rất cao (40% số vé
được bán ra vào năm 1999). Doanh số do sản xuất phim đạt khoảng 4 triệu USD,
tức là gấp 4 lần so với năm 1998. Phim Hàn Quốc trở thành một trong những chủ
đề được nói tới nhiều nhất trong giới làm phim. Điều kỳ diệu của điện ảnh Hàn
Quốc trong thời gian này đã đưa nền nghệ thuật thứ 7 hội nhập với thế giới. Gina
Yu, một giáo sư nghiên cứu điện ảnh tại Đại học Dongguk ở Seoul đánh giá: “Ngày
nay có quá nhiều năng lượng, sự sôi động lẫn mối quan tâm về công nghiệp điện
ảnh Hàn Quốc… đó thực sự là một đổi thay mới mẻ” (dẫn theo báo “Điện ảnh ngày
nay” số 69 năm 2000 trang 51).
Có được một chỗ đứng thành công trên thị trường điện ảnh thế giới quả là
không dễ dàng. Đặc biệt, làn sóng điện ảnh Hàn Quốc được hâm nóng từ những
năm đầu thế kỷ 21
+ Những năm đầu thế kỷ 21.
Cuộc cách mạng của điện ảnh Hàn Quốc thực sự bắt đầu vào thiên niên kỷ
mới. Năm 2001, “Friend” (Bạn bè) tạo nên một cơn sốt khắp Hàn Quốc và thu đến
8,1 triệu lượt người xem, bỏ xa bộ phim Harry Portter do Mỹ sản xuất đứng ở vị trí
thứ 5 với doanh thu 4,4 triệu lượt người xem (dẫn theo báo “Điện ảnh ngày nay” số
69 năm 2000 trang 56). Năm đó, cũng có đến 6 bộ phim của Hàn lọt vào top 10
phim ăn khách nhất và đều đứng ở vị trí hàng đầu như “My Sassy Girl” (Cô nàng
ngổ ngáo), “My Wife is Gangster” (Vợ tôi là găng tơ), “Musa” (Chiến binh)… Năm
2001 cũng là năm lập kỷ lục của điện ảnh Hàn Quốc khi có đến 65 bộ phim nhựa
được sản xuất và công chiếu. Lee Chang – dong đoạt giải đạo diễn tại LHP Venise
9
và giải năm nữ diễn viên mới xuất sắc Soi Kyung – gu, Moon So – ri với bộ phim
“Oasis” (Ốc đảo).
Năm 2002, phim “Marrying the Mafia” ăn khách nhất với hơn 5 triệu lượt
khán giả thuộc thể loại hình sự hài. “The Way Home” (Đường về) một phiên bản
American Pie kiểu Hàn – hài giới tính học đường, “2009 – Lost Memories” là phim
lịch sử giả tưởng đã gặt hái được nhiều thành công lớn. Cũng trong năm này, đạo
diễn kỳ cựu nhất Hàn Quốc Im Kwon – taek được trao giải đạo diễn xuất sắc nhất
tại LHP Cannes với “Painted Fire”.
Năm 2003 tiếp tục làm nên kỷ lục mới khi phim có doanh thu cao nhất tại Hàn
là “Simido” thu đến 10,4 triệu lượt người xem, cao hơn phim về nhì vừa đoạt giải
Oscar “Chúa nhẫn 3” chỉ thu hơn 5 triệu lượt. Các phim có doanh thu cao khác là
phim hình sự “Memories of Murder” (Hồi ức của một kẻ giết người), lãng mạn học
đường “My Tutor Friend” (Cô bạn gia sư), tâm lý “Untold Scandal” (Những vụ bê
bối dấu kín), kinh dị rùng rợn “Atal of two Sister” (Chuyện về hai chị em).
Năm 2004, điện ảnh Hàn Quốc đặc biệt thành công với “Taegukgi”, bộ phim
chiến tranh được dàn dựng quy mô và tốn kém nhất từ trước đến nay, được dàn
dựng bởi đạo diễn Kang Je – gyu (tác giả của Swin) với hai ngôi sao sáng giá Jang
Dong – gun và Won Bin thu hơn 9 triệu lượt khán giả chỉ sau hơn 1 tháng trình
chiếu. Kỷ lục này có ý nghĩa rất đặc biệt, nó chứng minh rằng hầu hết người Hàn
Quốc trưởng thành đều yêu thích phim nội. Bộ phim ăn khách đó cũng tác động
đến lượng khán giả của các tác phẩm khác, trong đó “Cô dâu bé nhỏ”: 3,1 triệu lượt
người xem, “Anh trai tôi”: 2,4 triệu lượt người, “Ngọn gió yêu thương”: 2,3 triệu
lượt người, “Chiến đấu trong gió”: 2,3 triệu lượt người(theo trang web
www.bugs.co.kr).
Tất cả những dẫn chứng trên đã chứng tỏ về một trào lưu điện ảnh Hàn Quốc
đang thu được những kết quả khả quan không chỉ trong thị trường nội địa mà còn
vươn ra các nước khác trên thế giới. Từ những con số về doanh thu đến những giải
thưởng trong nước và mang tầm thế giới, làn sóng điện ảnh Hàn đang lập nên 1 “kỳ
10
tích sông Hàn” trong ngành “nghệ thuật thị giác”. Vậy tại sao chúng ta không tìm
hiểu xem làn sóng điện ảnh xứ sở nhân sâm ở các nước trên thế giới như thế nào
3. 2. Làn sóng điện ảnh Hàn Quốc ở khu vực châu Á.
“Bạn có biết giới làm phim quốc tế đang nói gì không? Họ cho rằng đây là
thời đại của Hàn Quốc”, Jason Chan giám đốc Morovision, công ty đầu tiên đưa
phim Hàn Quốc ra thị trường quốc tế khẳng định: “Sau Nhật Bản, Hồng Kông và
Trung Quốc, cuối cùng thì điểm nóng cũng đã chuyển sang Hàn Quốc”(dẫn theo
báo “Điện ảnh ngày nay” số 69 năm 2000 trang 51).
Khi những bộ phim truyền hình Hàn Quốc đầu tiên được công chiếu tại Trung
Quốc và Hồng Kông vào cuối thập niên 90, các diễn viên điện ảnh Hàn đã xây
những viên gạch đầu tiên khởi nghiệp ở các nước châu Á láng giềng. Với “Cảm
xúc”, “Hoa cúc vàng”, “Tình anh trao em”… phim Hàn đã để lại một dấu ấn trong
lòng người xem về hình tượng thanh niên Hàn Quốc sống hết mình trong tuổi trẻ,
yêu mãnh liệt và thuỷ chung, đầy nghị lực và quyết tâm trong sự nghiệp. Nhưng khi
đó người ta mới chỉ tiếp nhận điện ảnh Hàn Quốc như một dấu chấm nhỏ giữa
Trung Quốc và Nhật Bản. Từ khoảng giữa năm 1997, các bộ phim “Anh em nhà
bác sĩ”, “Người mẫu”, “Ước mơ vươn tới một ngôi sao”, “Mối tình đầu”, “Thành
thật với tình yêu”… và đến năm 2000 là “Trái tim mùa thu” đã tạo một bước
chuyển, khán giả châu Á quan tâm nhiều hơn tới phong cách phim Hàn. Làn sóng
Hàn Quốc ngày càng gia tăng với hàng chục phim được trình chiếu trên màn ảnh
châu Á như “Bản tình ca mùa đông”, “Cô nàng ngổ ngáo”, “Nấc thang lên thiên
đường”, “Ngôi nhà hạnh phúc”, “Nàng Dae Jang Geum” v.v… Những tên tuổi làm
rạng danh điện ảnh Hàn Quốc được khắc sâu trong lòng người hâm mộ như: Bae
Yong Jun, Won Bin, Jang Dong Gun, Lee Byung Hun, Choi Ji Woo, Song Hye
Kyo v.v… Khó có thể kể hết ra đây những gương mặt của ngành nghệ thuật thứ 7
trong làn sóng Hàn Quốc. Bởi không chỉ dừng lại ở một vài tên tuổi nổi danh, các
lớp diễn viên trẻ càng ngày càng trau dồi tài năng và vươn lên làm cho ngành phim
ảnh của đất nước này rất đa dạng mà không gây nhàm chán cho người xem.
11
Để chứng minh cho sức mạnh của làn sóng điện ảnh Hàn Quốc ở châu Á, ta có
thể lấy ra hai ví dụ điển hình tại Trung Quốc và Nhật Bản – hai thị trường vốn rất
khó tính đối với điện ảnh nước ngoài.
+ Ở Nhật Bản
Nhật Bản đứng đầu trong 5 cường quốc nhập khẩu phim Hàn. Năm 2002 Hàn
Quốc thu được $6 580 000 từ việc xuất khẩu phim sang Nhật thì đến năm 2004 con
số này lên tới $13 890 000 tăng 11%.(Đứng sau Nhật là Mỹ, Thái Lan, Đài Loan,
Trung Quốc (theo báo “Điện ảnh ngày nay” số 197 năm 2004 trang 56).
Truyền hình Hàn Quốc được hâm mộ bắt đầu với “Bản tình ca mùa đông”. Từ
những thước phim xúc động về tình yêu theo kiểu Hàn, người dân xứ phù tang luôn
miệng nhắc đến Bae Yong Jun và đặt cho anh một cái tên trìu mến “Yonsama”.
Yon là để ám chỉ tên của anh, Yong Jun, và “sama” có nghĩa là”người rất được
kính trọng”. “Sama” là một từ hiếm khi được người dân Nhật sử dụng. Thậm chí
báo chí Nhật còn không ngoa khi nói rằng: trong vòng một thế kỷ nay, tại Nhật Bản
mới có một nhân vật “hoạt động văn hóa” có sức ảnh hưởng rộng như Bae. Trong
những cuộc điều tra dư luận Nhật Bản: “Trong làn sóng của trào lưu Hàn Quốc bạn
thích ngôi sao nào?” đã cho ta những kết quả: Bae Yong Jun 7463 phiếu, Lee
Byung Hun 7386 phiếu, Won Bin 1368 phiếu v.v… Hay theo điều tra của một
trang web Nhật Bản Ozmall về các ngôi sao điện ảnh châu Á được người dân Nhật
yêu thích, Bae Yong Jun đứng ở vị trí số một, Song Yun A được khán giả chú ý
qua bộ phim “Hotelier” đứng ở vị trí số hai. Trong tổng số 157 000 người bình bầu
trực tuyến, Bae đã nhận được 64 333 phiếu bình chọn và Song Yun A được 35 555
phiếu, Lee Byung Hun được 31 508 phiếu đứng ở vị trí số ba. Không chỉ có thế,
hiện tượng “Yonsama” lan truyền khắp nước Nhật. Bạn có thể tưởng tượng được
không, năm 2004 trong 800 000 lượng du khách Nhật đến Hàn Quốc thì đa số du
khách nữ khẳng định nguyên nhân là họ muốn gặp thần tượng Bae Yong Jun. Ngay
cả bức tượng của Bae và Choi Ji Woo ở đảo Nami – nơi quay bộ phim “Bản tình ca
mùa đông” – fan hâm mộ cũng tranh nhau chụp ảnh. Dấu ấn về vị trí của Bae còn
12
thể hệ ở vinh dự được lưu dấu tay trên đất nước mặt trời mọc. Tại Nhật Bản có một
trung tâm mua sắm tên là Minoo’s Plaza rất quen thuộc với những ai mê phim vì nó
in dấu tới 70 dấu tay các ngôi sao lớn của điện ảnh Nhật. Trước đây mới chỉ duy
nhất một ngôi sao nước ngoài được lưu dấu tay là Tom Cruise và người thứ hai có
vinh dự này chính là Bae. Rõ ràng, dù “Tuyết tháng tư” do Bae thủ vai chính không
gây được cơn sốt như mong đợi nhưng vị trí số một của anh chẳng hề lung lay một
tí nào trong lòng fan hâm mộ Nhật Bản. Tính đến cuối năm 2004, khoản tiền thu lợi
của Bae từ trào lưu Hàn Quốc và cơn sốt Yonsama lên đến gần 20 tỷ won, trong đó
đĩa DVD phim “Bản tình ca mùa đông” đã được bốn lần tái bản. Bởi vậy nên thủ
tướng Nhật Junichiro Koizumi đã bày tỏ sự thèm muốn danh tiếng của Bae trong
lòng cử tri, đồng thời cũng nói thêm rằng ông sẽ chạy đua để “Yonsama” trở thành
“Junsama”. Không phải diễn viên nào cũng được sự sủng ái như vậy (theo tin tức
từ trang www.bugs.co.kr)
Bên cạnh cơn sốt Yonsama, tại Nhật còn có các cơn sốt Byunsama (cơn sốt
hâm mộ Lee Byung Hun), Dongsama (cơn sốt hâm mộ Jang Dong Gun), Sisama
(cơn sốt hâm mộ Ryu Si Won)… Mỗi khi các sama đi lưu diễn tại Nhật, các fan đổ
xô ra sân bay chào đón, tặng hoa, xin chữ ký hoặc xếp hàng từ sớm quyết mua bằng
được một tấm vé xem biểu diễn. Tháng 4 – 2004, Bae Yong Jun tới Nhật bản đã có
khoảng 5000 fan đổ ra sân bay làm tê liệt hoạt động. Đài BBC bình luận: “Fan hâm
mộ đổ xô tới sân bay quốc tế Tokyo để chào đón anh sang thăm Nhật Bản. Sự đón
tiếp này chỉ có thể so sánh với sự hâm mộ dành cho ngôi sao bóng đá Anh David
Beckham”. Chính vì vậy mà lần lưu diễn của Lee Byung Hun và Choi Ji Woo tới
Nhật đã được giữ bí mật để tránh lập lại sự cố này. Bất chấp những tin tức được
giấu kín, vẫn có khoảng 1500 fan biết và ra sân bay Narita đón họ. Báo chí Nhật
đồng loạt đăng những bài viết “Sân bay đã rơi vào tình trạng hỗn loạn”. Thế mới
thấy được sức nóng của điện ảnh Hàn Quốc tới xứ sở hoa anh đào.
Với tài chiến lược, nhiều công ty của Nhật đã tìm cách thu lợi nhuận từ làn
sóng Hàn Quốc. Theo Nhật báo Los Angeles Times (26 – 9 – 2005), nhiều công ty
13
Nhật đang chuyển dần sang mời các ngôi sao Hàn Quốc đóng quảng cáo thay cho
các diễn viên Hollywood. Bae được chọn là người mẫu cho Sony “niềm tự hào của
Nhật Bản”.Chương trình quảng cáo đầu tiên anh tham gia cho một hãng sản xuất
dược phẩm Nhật với thù lao 1 triệu won, lần này hãng Sony đã trả anh 1,3 triệu
won. So Ji Sub thì quảng cáo cho thương hiệu điện tử Sharp của Nhật trị giá 1,25
triệu won. Lee Byung Hun - con cưng của thị trường Nhật - có hợp đồng quảng
cáocho một công ty Nhật có tiếng tăm trên thế giới với mức thù lao ít nhất là 1 tỉ
won. Có thể nói nhờ đó mà sự thu hút khán giả xem và mua hàng cũng tăng lên. Xu
hướng ăn theo của thời trang cũng đưa lại một khoản hời lớn. Như những mặt hàng
thời trang từ sau bộ phim “Bản tình ca mùa đông” được bán rất chạy từ quần áo,
giày dép, khăn quàng cổ đến tóc giả. Mái tóc ngắn màu đen của nữ diễn viên Choi
Ji Woo đóng và tóc màu nâu của nhân vật do Bae Yong Jun đóng được bán với giá
mỗi bộ lên tới 12. 800 yên Nhật. Luồng gió nóng hâm mộ ngôi sao Hàn lên cao tới
mức năm 2004 phụ nữ Nhật đua nhau tìm hiểu lấy chồng Hàn Quốc. Bởi những câu
chuyện Hàn Quốc đã đi sâu vào tâm hồn người xem, họ thấy ở đó một hình mẫu lý
tưởng của người đàn ông hiện đại.
+ Ở Trung Quốc
Độ nóng của làn sóng thần tượng Hàn Quốc ở Trung Quốc cũng không kém
gì. Năm 1993 phim Hàn Quốc bước vào thị trường Trung Hoa nhưng đã vấp phải
làn sóng xét đoán nghiêm khắc của giới truyền thông. Năm 1997 “Yêu là gì?” với
4,2 % công chúng truyền hình thích đã đạt nền móng cho quá trình bành trướng vào
Trung Hoa. Năm 2002 được coi là thời kỳ hoàng kim của phim Hàn tại đất nước
vốn đã có 1000 năm lịch sử điện ảnh. Bộ phim truyền hình đầu tiên của Hàn Quốc
được trình chiếu tại Trung Quốc là “Tình yêu trong sáng”, bộ phim này cũng chính
là tác nhân đầu tiên dấy lên trào lưu Hallyu ở Trung Quốc với tên tuổi của Chae
Rim. Và cô được bầu là nữ diễn viên Hàn Quốc được khán giả nam giới yêu thích
nhất. Sau “Tình yêu trong sáng” thì bộ phim thứ 2 gây được tiếng vang là “Trái tim
mùa thu”. Chính bộ phim này đã đưa tên tuổi Won Bin đứng đầu danh sách diễn
14
viên nhận được nhiều lời mời tham gia đóng phim nhất tại Trung Quốc. Diễn viên
tạo được tiếng vang khá ấn tượng trong Korea Wave mà chúng ta không thể không
nhắc tới, đó là Ahn Jae Wook. Ngay khi xuất hiện lần đầu tiên trong bộ phim
truyền hình “Ước mơ vươn tới một ngôi sao” Ahn đã tạo nên một làn sóng mến mộ
không thể tưởng tượng được. Tất cả các ca khúc của anh đều được yêu thích tại
Trung Quốc. Anh nổi tiếng tới mức nếu hỏi bất kỳ một người Trung Quốc nào về
diễn viên Hàn Quốc mà họ biết thì cái tên đầu tiên được buột ra khỏi miệng là Ahn
Jae Wook. Ahn được bình bầu là nam diễn viên được nữ giới Trung Quốc mến mộ
nhất. Gần đây, anh còn tham gia đóng cùng các diễn viên Trung Quốc trong phim
“Những người bạn chung cư”. Danh hiệu “Người đàn ông Hàn Quốc đẹp trai nhất”
được khán giả Trung Quốc trao tặng cho nam diễn viên Jang Dong Gun khi họ xem
“Friend” của Jang. Trong năm 2004 anh đã cộng tác cùng nữ diễn viên Hồng Kông
Trương Bá Chi. Và danh hiệu cặp tình nhân diễn viên được khán giả Trung Quốc
yêu thích nhất được dành tặng cho Bea Yong Jun và Choi Ji Woo trong bộ phim
“Bản tình ca mùa đông”.
Trào lưu điện ảnh Hàn Quốc ở Trung Quốc đặc biệt dâng cao với sự thành
công của bộ phim “Nàng Dae Jang Gum”. Không giống như phim cổ trang Trung
Quốc và Hồng Kông thường mang tính võ thuật, phim cổ trang Hàn Quốc mang
tính Hàn rất đặc trưng, nhẹ nhàng và sâu sắc, truyền thống và giàu bản sắc. Có lẽ
chính vì mang một âm hưởng riêng và lạ như thế mà nhiều tờ báo đã nhận xét bộ
phim là một thành công đột phá vào thị trường châu Á nói chung và Trung Quốc
nói riêng. Tờ China Youth Daily còn nói rằng: “Mọi người dân Trung Quốc đều
yêu thích Nàng Dae Jang Gum”. Hãy nhìn vào con số 3,1 tỉ won mà bộ phim này
thu được từ việc bán bản quyền tại 17 quốc gia cũng đủ thấy sự đồ bộ của nó ra hải
ngoại mạnh đến mức nào. Cho đến 16 - 10 - 2005 series phim này vẫn đứng đầu
bảng xếp hạng truyền hình Trung Quốc, còn ở Hồng Kông tập cuối cùng đã trở
thành chương trình truyền hình được theo dõi nhiều trong lịch sử. Các ngôi sao
Hồng Kông như Châu Nhuận Phát, Lưu Đức Hoa thì công khai bày tỏ sự ngưỡng
15
mộ “Nàng Dae Jang Guem”. Thêm vào đó, những dịch vụ triển khai từ thành công
của bộ phim cũng thu được những lợi nhuận khổng lồ.
Nắm bắt được thị hiếu của người xem, các nhà sản xuất phim Trung Quốc đã
mời các diễn viên Hàn Quốc sang hợp tác. Có thể kể ra đây những gương mặt Hàn
Quốc đã xâm nhập vào quốc gia này như Kim Min với “Độc hành thị vệ”, “Triển
bằng”, là Kim Hee Sun với “Kinh thiên truyền kỳ”; Chae Rim với “Biển tình mênh
mông” và “Dương môn hổ tướng”, Kim So Yeon trong “Mỹ mộng hồ điệp”, “Đại
thanh vi thượng”, “Thất kiếm hạ thiên sơn”. Kwon Sang Woo được đạo diễn nổi
tiếng Viên Hòa Bình (Yuen Wo Ping) – người từng chỉ đạo võ thuật cho nhiều
phim nổi tiếng như “Matrix”, “Ngọa hổ tàng long” mời tham gia bộ phim mới của
ông “Golden Gate” cùng với đàn anh Châu Nhuận Phát. Đạo diễn Viên không giấu
diếm mục tiêu sẽ lăng xê Kwon thành một ngôi sao nổi tiếng khắp châu Á. Được sự
quan tâm của các nhà chuyên môn Trung Quốc không phải là điều mà ngành điện
ảnh nước ngoài nào cũng làm được.
Bên cạnh đó điện ảnh Hàn Quốc còn được hâm mộ ở các nước Đông Nam Á
như: Thái Lan, Singapo, Inđônêxia v.v… Chính điều này đã đưa hình ảnh đất nước
Hàn Quốc lan tỏa khắp châu Á.
3.3. Làn sóng điện ảnh Hàn Quốc tại thị trường Mỹ, châu Âu và các nước
khác
Thị trường đầu tiên mà phim Hàn Quốc hướng tới là 13 triệu người châu Á, kế
đến là những người dân Mỹ – vốn thích tìm cái mới trong những nền văn hóa khác.
Mục tiêu, thách thức lớn nhất của điện ảnh Hàn Quốc hiện nay chính là nước Mỹ –
kinh đô điện ảnh thế giới. Làm thế nào mà một ngành điện ảnh mới chỉ cách đây
chừng 20 năm nó như một đứa con rơi của thị trường điện ảnh châu Á mà nay đã
chinh phục được Hollywood ngời sáng. Để được chấp nhận tại thị trường này là
một thách thức đối với nhiều đạo diễn, diễn viên tại các nước, nhất là châu Á. Vậy
mà Hàn Quốc, bằng con đường đi riêng của mình với những nét đặc trưng Korea đã
xây dựng được một chỗ đứng trên mảnh đất khắc nhiệt này. Chính vì vậy, ngay từ
16