Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Vận dụng phương pháp trò chơi phân vai cho học sinh lớp 1 trường tiểu học Hà Lộc II thị xã Phú Thọ”, nhằm hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn trước đám đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 91 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Nhân loại đang bước vào thế kỉ XXI, với sự bùng nổ thông tin và sự phát
triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực nhờ công nghệ thông tin. Xã hội đang tiến
dần đến “xã hội học tập”, con người vừa là mục đích vừa là mục tiêu - động lực
của sự phát triển tế - xã hội. Chính vì vậy mà đòi hỏi con người phải phát triển toàn
diện - hài hòa - cân đối, đủ cả đức và tài. Đặc biệt trong giáo dục, thế giới đã và
đang quan tâm đến giáo dục - lấy giáo dục là quốc sách hàng đầu và làm nền tảng
của đất nước. Mỗi một quốc gia đều có những khía cạnh khác nhau, nhưng xu thế
chung của thế giới là đào tạo con người có tri thức - kỹ năng sống, hay chính con
người toàn diện. Để con người có thể tồn tại – phát triển và thích ứng với mọi tình
huống trong cuộc sống.
Nền giáo dục của Việt Nam cũng thực hiện việc nâng cao nền giáo dục toàn
diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Trong quá trình đổi mới
giáo dục ở Việt Nam, đã đề cập tới nhiệm vụ của giáo dục là phát triển con người
toàn diện về mọi mặt. Đặc biệt giáo dục tiểu học - bậc học nhỏ nhất và cũng là bậc
học đầu tiên trong cuộc đời mỗi con người , đã chú trọng đến việc: giúp cho học
sinh hình thành những cơ sở ban đầu sự phát triển đúng đắn- lâu dài về đạo đức -
trí tuệ - thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học các bậc tiếp theo.
Trong đó nhấn mạnh vào kỹ năng: tự tin - bạo dạn thể hiện mình trước học sinh
tiểu học.
Quyết định số 2994/QĐ - BGD ĐT ngày 20-07-2010 của Bộ GD ĐT đã ban
hành và triển khai cho giáo viên được tập huấn giáo dục kỹ năng sống trong một số
môn học, và hoạt động giáo dục của các cấp học, đặc biệt chú ý đến bậc tiểu học.
Là bậc học nèn tảng, cần cung cấp - rèn luyên - hình thành cho các em những kỹ
năng cơ bản về đạo đức- tiếng việt - khoa học và tự nhiên xã hội.
1
Kỹ năng sống được hiểu chính là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người,
khả năng ứng xử với người khác - với xã hội và khả năng ứng phó tích cực với các
tình huống trong cuộc sống.
Học sinh Việt Nam nói chung từ các cấp bậc: mẫu giáo - tiểu học - trung học


cơ sở - phổ thông - đại học và sau đại học, có đặc điểm là: khả năng giao tiếp - thể
hiện mình trước đám đông rất kém. Một phần là do đặc tính của người Việt Nam
là thích giao tiếp nhưng lại rụt rè khi tiếp xúc với người lạ. Đó cũng chính là thực
trạng chung của học sinh Việt Nam.
Khi học mẫu giáo, hoạt động chủ yếu của các em là vui chơi. Các em được
tiếp xúc - sử dụng các loại đồ chơi ở trường, và biết cách chơi cùng bạn cùng lớp
trong một loại trò chơi cụ thể. Nhưng ở bậc học này, các em chưa tiếp xúc với tri
thức cụ thể mà chỉ là sự nhận biết các sự vật - hiên tượng đơn giản qua mô hình đồ
chơi, hoặc qua tranh ảnh và những câu chuyện kể của cô giáo.
Bước sang bậc tiểu học, các em phải trải qua những biến đổi to lớn, bắt đầu
làm quen với học đường tiểu học, không còn xích đu - cầu trượt - gấu bông - thỏ
trắng - búp bê.. như ở mẫu giáo nữa. Các em phải làm quen với trường mới - lớp
mới và bắt đầu nhận tri thức ở mức sơ giản - đơn giản nhất, như: tập viết, tập đọc,
tập nghe, tập nói qua các môn học cơ bản như: tiếng việt, đạo đức, toán, tiếng anh.
Đặc biệt học sinh lớp 1 vừa kết thúc bậc học mẫu giáo và bước đầu chuyểN sang
tiểu học. Nhu cầu vui chơi của các em còn rất lớn, nên các môn học ở trường tiểu
học cần phải sử dụng các phương pháp giảng dạy sinh động - thu hút và lôi cuốn
các em. Tạo cho các em điều kiện thích nghi dần với việc học tập và tiếp nhận tri
thức. Trong chương trình của bộ GD đề ra cho bậc tiểu học - đặc biệt là lớp 1, có
thể kết hợp giữa học và chơi. Các môn học cần kết hợp với các trò chơi cụ thể,
nhất là môn đạo đức môn học giúp các em hình thành các chuẩn mực đạo đức -
hành vi đạo đức, đồng thời hình thành kỹ năng sống cho các em ngay từ ban đầu.
Việc tổ chức các phương pháp trò chơi như: kể chuyện - phân vai nhân vật cho các
em… trong môn đạo đức và một số môn khác, để góp phần thỏa mãn nhu cầu vui
2
chơi của các em đang còn dư âm của bậc mẫu giáo. Đồng thời tạo hứng thú cho
các em trong học tập – tiếp nhận tri thức và thích đến trường.
Trong qua trình học tập của các em ở lớp 1, các em rất thích giờ ra chơi để
vui đùa với bạn cùng lớp, những trò mà trẻ đã chơi ở mẫu giáo. Trẻ tự sắp xếp và
chơi với nhau, nhưng khi vào lớp học đặc biệt là có người dự giờ thì các em tỏ ra

rụt rè - e ngại - không muốn giơ tay phát biểu, lúng túng và thiếu tự tin khi được
gọi lên trả lời câu hỏi, nói lắp bắp không lưu loát. Vì vậy mà dẫn đến tình trạng
quên không nhớ mình nên nói những gì. Các em thường ngại phát biểu trước thầy
cô giáo lạ. Khi nhà trường tổ chức một số hoạt động như: văn nghệ - thể thao -
hoạt động ngoài giờ lên lớp, thì số học sinh tích cực – tự nguyện tham gia là rất ít.
Đa phần các em các em không dám tham gia hoặc ngại đứng trước nơi đông người
“bạn bè – thầy cô”. Vậy tại sao học sinh tiểu học nói chung và đặc biệt là học sinh
lớp 1 lại không thể tự tin bạo dạn thể hiện mình như vậy? Phải chăng là do các em
chưa được chuẩn bị tâm lý và điều kiện để hình thành và sẵn sàng thực hiện kỹ
năng sống cơ bản đó.
Các thói quen và kỹ năng sống của mỗi con người được rèn luyện và hình
thành trong thời gian dài, và cần có các biện pháp cụ thể để giúp trẻ hình thành kỹ
năng đó qua cá môn học. Trò chơi phân vai là một trong những phương pháp giáo
dục của môn đạo đức cho học sinh tiểu học. Đó là phương pháp đã có trong
chương trình giáo dục của bộ, yêu cầu giáo viên cần xác định được tên trò chơi. Sử
dụng các câu chuyện về đạo đức trong sách đạo đức hoặc sách kể chuyện để làm
nội dung và phân vai cho các em ứng vơi các nhân vật trong truyện. Mỗi một trò
chơi ứng với một câu chuyện riêng về đạo đức, để các em có cơ hội tiếp xúc với
các tình huống xay ra trong cuộc sống và cách xử lý tình huống đó.
Trò chơi phân vai là một phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “làm
thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương
pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập
trung vào một sự kiện cụ thể mà em quan sát được. Việc diễn không phải là phần
3
chính của phương pháp này và hơn thế điều quan trọng nhất là sự thảo luận diễn ra
sau phần diễn ấy.
Trò chơi phân vai là một phương pháp đạo đức mang lại rất nhiều hiệu quả
trong quá trình hình thành kỹ năng của các em. Nhưng trên thực tế các trường tiểu
học ở Việt Nam thực hiện không đồng đều. Các trường tiểu học ở miền núi – vùng
sâu vùng xa do nghiệp vụ của giáo viên còn kém, cơ sở vật chất thiếu thốn không

đủ điều kiện cho các em thực hiện trò chơi này. Các trường ở thị trấn - thị xã –
thành thị có cơ sở vật chất đầy đủ, giáo viên có nghiệp vụ cũng cao hơn, nhưng
việc thực hiện trò chơi phân vai cho các em chưa được quan tâm nhiều. Vậy nên
một phần học sinh thì rất tự tin thể hiện mình và thành công trong học tập, còn lại
đa số các em nhút nhát và thiếu tự tin. Dẫn đến một thực trạng chung cho học sinh
Việt Nam nói chung là rụt rè – không bạo dạn trước đám đông như hiện nay. Đặc
biệt là học sinh nông thôn thì vấn đề này càng hạn chế.
Hiện nay trò chơi trẻ em ngày càng đa dạng và sinh động, nhưng trò chơi
phân vai là trò chơi tạo hứng thú cho trẻ và đáp ứng nhu cầu của xã hội thu nhỏ
xung quanh trẻ: gia đình – hàng xóm. Bên cạnh đó trò chơi phân vai còn là
phương tiện để trẻ thỏa mãn nhu cầu làm người lớn, nhu cầu tham gia vào xã hội
của người lớn trong khi khả năng của trẻ lại không đáp ứng được nhu cầu đó. Một
trong những phương tiện có thể góp phần hình thành kỹ năng cho trẻ đó là hoạt
động vui chơi. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc tổ chức hoạt động vui chơi
cho trẻ không chỉ hình thành khả năng chơi mà còn đặt nền tảng vững chắc để phát
triển những kỹ năng sống đó. Cũng đã có nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh
rằng việc tạo cơ hội cho trẻ vui chơi nhiều hơn ngoài trời sẽ làm trẻ tự tin – bạo
dạn – năng động và tích cực hơn. Rõ ràng là khi được tiếp cận với thế giới, khi
được khám phá thế giới trẻ sẽ vượt qua sự nhút nhát của mình. Bằng những kinh
nghiệm có được khi vui chơi ngoài trời, trẻ sẽ cảm nhận thế giới xung quanh thật
gần gũi và như một phần của cuộc sống.
4
Thực tế cho thấy việc giáo dục trẻ tiểu học hiện nay ở trường cũng như ở
nhà, các bậc phụ huynh và các thầy cô giáo chưa thực sự chú trọng đến việc hình
thành kỹ năng sống cho trẻ khi tổ chức vui chơi cho trẻ. Đó là những điều đáng
tiếc khi cơ hội của các em bị bỏ qua, và những yếu tố đầu tiên đặt nền móng cho
việc xác lập kỹ năng sống của trẻ cũng chưa được quan tâm. Các trường tiểu học
trong cả nước cũng chưa thực hiện việc tổ chức trò chơi phân vai cho trẻ 1 cách
phổ biến. Một phần do điều kiện vật chất phục vụ việc học tập của các trường
trong cả nước là khác nhau, chất lượng đội ngũ giáo viên ở các vùng miền trong cả

nước cũng khác nhau. VÌ vậy mà trò chơi phân vai cho trẻ tiểu học trong cả nước,
đặc biệt là trẻ lớp 1 chưa được tổ chức thường xuyên và chưa có hiệu quả cao trong
việc hình thành kỹ năng sống cho các em, quan trọng nhất là kỹ năng tự tin – bạo
dạn trước đám đông.
Việc vận dụng trò chơi phân vai cho hoc sinh lớp 1 để giúp các em hình
thành kỹ năng tự tin – bạo dạn trước đám đông là một vấn đề vô cùng quan trọng.
Các em là thế hệ tương lai của đất nước sau này, và cũng là chủ nhân tương lai
của đất nước. Ngay từ khi còn bé các em phải được giáo dục đào tạo cẩn thận, vì
nếu các em không được giáo dục tốt thì sẽ ảnh hưởng tới tương lai của các em
một cách sâu sắc, và sẽ gây hậu quả không tốt về các hành vi đạo đức trong xã
hội – cộng đồng. Để giúp các em hình thành được các kỹ năng sống cơ bản – đặc
biệt là kỹ năng tự tin, bạo dạn trước đám đông, cần phải có thời gian và nó là cả
một quá trình rèn luyện thường xuyên – tích cực. Chúng ta phải uốn nắn – rèn
luyện ngay từ đầu, từ lớp học đầu tiên và bậc học đầu tiên trong quá trình học tập
của con người. Học tập và rèn luyện là quá trình liên tục diễn ra trong cuộc đời
mỗ chúng ta.
Kỹ năng tự tin bạo dạn trước đám đông giúp đỡ các em học sinh lớp 1 thích
nghi với học đường tiểu học, tiếp xúc dần với sách vở - tiếp nhận tri thức một cách
thoải mái tích cực. Để thực hiện được nhiệm vụ đó cần có những phương pháp
hoạt động thực tiễn để giúp trẻ hoàn thiện mình, cụ thể là: thông qua trò chơi phân
5
vai ở học sinh lớp 1 để giải quyết thực trạng chung của học sinh Việt Nam nói
chung và bậc tiều học nói riêng.
Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi những người giáo viên tiểu học tương
lai đã mạnh dạn chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp trò chơi phân vai cho học
sinh lớp 1 trường tiểu học Hà Lộc II thị xã Phú Thọ”, nhằm hình thành kỹ năng
tự tin – bạo dạn trước đám đông” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu.
Vận dụng phương pháp trò chơi phân vai nhằm hình thành kỹ năng tự tin –
bạo dạn trước đám đông cho học sinh lớp 1.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
Khách thể: Hoạt động của thầy và trò trường tiểu học Hà Lộc II. Các phương
pháp trò chơi phân vai
Đối tượng: Phương pháp trò chơi phân vai trong việc hình thành kỹ năng tự
tin – bạo dạn trước đám đông.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Vận dụng trò chơi phân vai cho học sinh lớp 1 trường tiểu học Hà Lộc II - Thị
xã Phú Thọ.
5. Giả thuyết khoa học.
Hiện tại việc vận dụng trò chơi phân vai trong các trường tiểu học, đặc biệt
là khối lớp 1 chưa được phát huy tích cực. Nên học sinh lớp 1 còn chưa thật sự tự
tin – bạo dạn trước đám đông. Nếu vận dụng hiệu quả phương pháp trò chơi phân
vai trong dạy học thì sẽ góp phần nâng cao thêm chất lượng cuả việc hình thành kỹ
năng tự tin – bạo dạn trước đám đông của học sinh lớp 1 nói riêng và học sinh tiểu
học nói chung.
6
6. Nhiệm vụ nghiên cứu.
6.1. Tìm hiểu cơ sở lý luận của phương pháp trò chơi phân vai và kỹ năng tự
tin - bạo dạn trước đám đông.
6.2. Thực trạng và việc vận dụng của phương pháp trò chơi phân vai và kỹ
năng tự tin - bạo dạn trước đám đông của học sinh lớp 1 trường tiểu học Hà Lộc II.
6.3. Thử nghiệm phương pháp trò chơi phân vai trong quá trình dạy và học
của học sinh lớp 1.
7. Phương pháp nghiên cứu.
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích – tổng hợp và hệ thống hóa
các tài liệu liên quan.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
7.2.1. Phương pháp điểu tra: Thu thập số liệu về thực trạng vận dụng trò
chơi phân vai trong dạy học lớp 1, và việc hình thành kỹ năng tự tin - bạo dạn
trước đám đông của học sinh lớp 1.

7.2.2. Phương pháp quan sát và thử nghiệm: Áp dụng kết quả nghiên cứu
vào việc dạy để đánh giá – điều chỉnh và rút ra kinh nghiệm.
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Kết quả kiểm tra sau
khi kết thúc quá trình tổ chức trò chơi phân vai.
7.2.4. Phương pháp thống kê toán học: Thống kê các số liêụ thu thập được
trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm.
7.2.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia (khi cần thiết)
7
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.
1.1. Một số vấn đề về phương pháp trò chơi phân vai.
1.1.1.Khái niệm phương pháp trò chơi phân vai.
1.1.1.1. Khái niệm phương pháp.
Theo từ điển Tiếng Việt ( do trung tâm từ điển học xuất bản năm 2007 ) định
nghĩa: “ Phương pháp là cách thức nghiên cứu, nhìn nhận các hiện tượng của tự
nhiên và đời sống xã hội ”.
8
Phương tức là “ hướng ”, pháp là “ phép ”. Nghĩa là lề lối và cách thức phải
theo để tiến hành công tác với kết quả cao nhất.
Theo G.henghen (1770 – 1883) thì :“ Phương pháp là hình thức vận động của
sự vật ”. Ta có thẻ hiểu mỗi sự vật đều có bản chất và được thể hiện qua hình thức
nhất định. Hình thức không bao giờ tồn tại tách rời nội dung, chúng có phương
pháp vận động của riêng mình.
Vận dụng quan điểm của G.henghen vào dạy học : Mỗi nội dung dạy học có một
phương pháp đặc thù, mang lại hiệu quả nhất mà không thể thay thế bằng phương
pháp khác.
C.Mác(1818 – 1883) : “ Phương pháp có tính độc lập tương đối với nội dung
sự vật ”. Theo ông thì ta có thể tách một cách tương đối giữa nôi dung dạy học và
phương pháp dạy học. Trình độ và hiệu quả dạy học được quy định bởi phương
pháp và phương tiện dạy học.

Theo cuốn “ Giáo dục học ” của Phạm Viết Vượng, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội – 2001, định nghĩa :“ Phương pháp là hệ thống những hành động tự giác –
liên tiếp của con người nhằm đạt tới kết quả ứng với mục đích đã đề ra ”.
Trong dạy học thì: “ Phương pháp là hệ thống những hành động có mục đích
của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành cho học sinh, đảm
bảo hco học sinh lĩnh hội nội dung trí dục”.
Trong luật Giáo dục của Việt Nam, điều 24 đã ghi: Giáo dục Tiểu học phải
có phương pháp và phương pháp phải phát huy tính tích cực – tự giác – chủ động -
sáng tạo của học sinh. Phải phù hợp với đặc điểm của từng lớp học sinh và từng
môn học. Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn. Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học
sinh.
Từ những định nghĩa trên, chúng tôi có thể định nghĩa phương pháp như sau:
“Phương pháp chính là con đường, cách thức tiến hành một việc gì đó ”.
9
Trong dạy học thì: Phương pháp là những con đường, cách thức tiến hành
hoạt động dạy học. Và phương pháp trong dạy học là hình thức vận động của một
hoạt động đặc thù ‘‘hoạt động dạy học’’.
1.1.1.2. Khái niệm trò chơi.
Trong cuốn từ điển Tiếng Việt, do trung tâm từ điển học xuất bản năm 2007
định nghĩa: “Trò chơi là hoạt động bày ra để vui chơi, giải trí ”.
Trò : Là hoạt động diễn ra trước mắt người khác để mua vui
Chơi : Là hoạt động giải trí hoặc nghỉ ngơi, chỉ nhằm mục đích cho vui mà
thôi.
- Trò chơi là một thuật ngữ và mang hai nghĩa khá nhau tương đối xa :
+ Nghĩa thứ nhất :“ Trò chơi là chơi có luật và có tính cạnh tranh, thách thức
với người tham gia phải biết quy tắc, mục đích, kết quả và yêu cầu ”.
+ Nghĩa thứ hai : “Trò chơi là những công việc được tổ chức và tiến hành
dưới hình thức chơi ”.
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người và lịc sử phát triển trò chơi, các

nhà Tâm lý học Xô Viết trước đây đã cho rằng :“ Trò chơi là một nghệ thuật xuất
hiện sau lao động và là một hiện tượng mang tính chất xã hội, là phương tiện
chuẩn bị cho đứa trẻ làm quen với xã hội của người lớn ”.
Theo N.K.Crupxkalia trong cuốn ‘‘ Trò chơi của trẻ mẫu giáo, Tập 6 – Tuyển
tập sư phạm toàn tập’’. Bà đã chỉ ra :“ Trò chơi là phương thức nhận biết thế giới,
là con đường dẫn dắt trẻ đi tìm chân lý ”.
Các công trình nghiên cứu của A.N.Leonchep, A.P.Uxova…. thì : “ Trò chơi
là sản phẩm sáng tạo của cá nhân thuần tuư dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi
trường xung quanh ”.
10
Trong cuốn Tâm lý học trẻ em M.1972 . Theo Đ.V.Enconhin thì : “Trò chơi
gắn liền với sự phát triển của xã hội loài ngwowifvaf sự thay đổi vị trí của đứa trẻ
trong các mối quan hệ xã hội ”.
Theo cuốn Tuyển tập sư phạm toàn tập, Tập 6: K.Đ.Usinxki, nhà Giáo dục
người Nga ông cho rằng: “Trò chơi là một hoạt động không nhằm tạo ra sản phẩm
(kết quả vật chất) mà chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu được chơi của đứa trẻ (kết quả
tinh thần)”.
Trong cuốn “Giáo dục học trẻ em, Tập III, NXB ĐHQG Hà Nội – 1997’’ thì :
“Trò chơi là một hoạt động độc lập – tự do và tự nguyện của đứa trẻ”.
Trò chơi của trẻ không phải là thật mà là giả vờ (giả vờ làm một cái gì đó). Nhưng
sự giả vờ ấy của trẻ lại mang tính chất thật.
Theo cách hiểu chung của mọi người thì: “Trò chơi là một hoạt động thường
dùng để giải trí và đôi khi cũng được sử dụng như một công cụ giáo dục”. Trò chơi
còn là một hình thức dưỡng sinh của người lớn tuổi, giúp họ thư giãn và vui vẻ…
Trong Giáo dục thì: “Trò chơi là một phương pháp giáo dục thực hành hiệu
nghiệm nhất đối với việc hình thành nhân cách – trí dục của trẻ em”.
Tóm lại: “Trò chơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn
những nhu cầu giải trí đa dạng của con người”.
1.1.1.3. Khái niệm trò chơi phân vai.
Trong cuốn Từ diển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển học xuất bản năm

2007 định nghĩa: Phân vai là phân diễn viên đóng vai các nhân vật trong một vở
diễn hoặc một bộ phim.
“Trò chơi phân vai là hoạt động vui chơi giải trí có sự phân chia nhân vật
tham gia trong trò chơi ”.
11
Theo cuốn Tâm lý học trẻ em của Nguyễn Ánh Tuyết, NXBGD Hà Nội 1999,
đã định nghĩa : “ Trò chơi phân vai là mô hình của những quan hệ xã hội của
người lớn và phương tiện định hướng của trẻ em và những mối quan hệ ấy ”.
Trò chơi phân vai là những hoạt động của người lớn mà đứa trẻ nhận thức
được và phản ánh vào trò chơi của mình.
Trò chơi phân vai là loại trò chơi phổ biến mà trẻ em phản ánh cuộc sống
xung quanh rất đa dạng với các mảng hiện thực được phản ánh vào trò chơi. Đóng
vai là con đường để trẻ xâm nhập vào thế giwos xung quanh của người lớn.
Bách khoa toàn thư mở cũng định nghĩa: “Trò chơi phân vai( Role playing
game – RPG) là một nhóm lớn các trò chơi, trong đó người chơi hóa thân thành
các nhân vật trong một hoàn cảnh hư cấu”. Người chơi diễn xuất bằng cách tường
thuật bằng lời hay văn bản, hoặc bằng cách ra quyết định theo một cấu trúc đã
được định sẵn để phát triển nhân vật hay một tình tiết các hành động của người
chơi có thể hoặc không tuân theo một hệ thống các quy định và hướng dẫn.
Theo diễn đàn hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em thì: “Trò chơi phân vai là
một hoạt động tự nhiên dành cho những đứa trẻ thích thú với môi trường xung
quanh gần gũi của chúng, con người trong cuộc sống và đối tượng mà đứa trẻ tiếp
xúc hằng ngày”.
Với cách hiểu chung nhất của mọi người thì: Trò chơi phân vai còn có tính tượng
trưng độc đáo, mô phỏng những sự việc diễn ra trong cuộc sống sinh hoạt của trẻ.
1.1.1.4. Phân loại các trò chơi.
Có rất nhiều cách phân loại trò chơi của trẻ em trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng.
- Phân loại trò chơi theo chức năng giáo dục và phát triển gồm 3 nhóm :
+ Nhóm 1 : Gồm các trò chơi nhằm phát triển rèn luyện các giác quan cho trẻ.

12
+ Nhóm 2 : Gồm các trò chơi vân động, nhằm phát triển và tập luyện vận
động cho trẻ.
+ Nhóm 3 : Gồm các trò chơi học tập nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ.
- Phân loại trò chơi theo chức năng, bản năng gồm 2 nhón :
+ Nhóm 1 : Gồm các trò chơi thực hành : trò chơi nhận cảm - trò chơi trí tuệ
- trò chơi vận động.
+ Nhóm 2 : Gồm các trò chơi theo bản năng : Trò chơi săn bắn - trò chơi
chiến tranh - trò chơi chăm sóc - trò chơi gia đình và xã hội - trò chơi bắt chước.
- Phân loại trò chơi theo nguồn gốc, cấu trúc chơi gồm 3 nhóm :
+ Nhóm 1 : Gồm các trò chơi luyện tập dành cho trẻ dưới 2 tuổi.
+ Nhóm 2 : Gồm các trò chơi kí hiệu dành cho trẻ từ 2 đến 4 tuổi .
+ Nhóm 3 : Gồm các trò chơi có quy tắc (có luật) dành cho trẻ từ 4, 7. 12
tuổi, chủ yếu là 7 đến 12 tuổi.
- Phân loại trò chơi của nền giáo dục học Liên Xô cũ gồm 2 nhóm :
+ Nhóm 1 : Nhóm trò chơi sáng tạo gồm :
- Trò chơi phân vai theo chủ đề
- Trò chơi lắp ghép - xây dựng
- Trò chơi đóng kịch
+ Nhóm 2 : nhóm trò chơi có luật gồm :
- Trò chơi học tập.
- Trò chơi vận động.
- Phân loại trò chơi ở Việt Nam chia là 3 giai đoạn :
+ Giai đoạn 1 : Những năm 60 gồm 2 nhóm :
Nhóm 1 : Trò chơi phản ánh sinh hoạt
13
Nhóm 2 : trò chơi vận động gồm :
Trò chơi tự do với dụng cụ thể dục (gậy, vòng) gắn với thao tác
chơi.
Trò chơi có luật : Lấy từ các trò chơi dân gian và bắt chước 1 số

trò chơi của nước ngoài( cướp quân, cướp cờ..).
+ Giai đoạn 2 : Những năm 70 gồm 2 nhóm :
Nhóm 1 : trò chơi phân vai có chủ đề.
Nhóm 2 : Trò chơi vận động (tập thể - cá nhân) có chủ đề.
+ Giai đoạn 3: Từ năm 80 tới hiện nay trò chơi được phân loại theo cách
phân loại của Liên Xô cũ gồm 2 nhóm :
Nhóm 1: Trò chơi sáng tạo gồm :
- Trò chơi phân vai có chủ đề.
- Trò chơi đóng kịch.
- Trò chơi lắp ghép - xây dựng.
Nhóm 2: Trò chơi có luật gồm :
- Trò chơi học tập.
- Trò chơi vận động.
Nhìn chung, thông qua các cách phân loại trò chơi trên thế giới và ở Việt
Nam, chúng ta để bắt gặp ‘‘trò chơi phân vai’’. Từ đó giúp chúng ta có cơ sở
nghiên cứu kỹ lưỡng - sâu sắc hơn về ‘‘trò chơi phân vai’’ cho trẻ em. Và xây
dựng phương pháp về trò chơi phân vai cho trẻ em trong quá trình dạy học.
1.1.1.5. Mục đích của trò chơi.
Mỗi người khi tham gia vào bất cứ một loại hình trò chơi nào cũng đều có
những mục đích cụ thể. Và trò chơi đem lại rất nhiều lợi ích cho mỗi chúng ta
trong cuộc sống hàng ngày.
14
+ Với người lớn tham gia vào trò chơi để giải trí, thư giãn, giúp cho đầu
óc bớt căng thẳng sau những giờ làm việc mệt nhọc.
+ Với trẻ em, chúng tham gia vào các trò chơi ngoài mục đích giải trí thì
trò chơi còn là một nhu cầu cần thiết cho sự phát triển trí – đức – thể - nhân các
con người. Trẻ em còn coi trò chơi như là một phương pháp giáo dục giúp trẻ rèn
luyện và phát triển toàn mĩ các giác quan chính, làm cho trẻ khéo léo hơn, trí tưởng
tượng trở nên phong phú hơn. Đồng thời khi trẻ biết quan sát, phản ứng nhanh, biết
tôn trọng kỉ luật từ đó giúp trẻ đoàn kết và thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.

- Tham gia các trò chơi còn giúp trẻ tăng cường sức khỏe, vì trò chơi thường
được tổ chức ngoài trời, thiên nhiên thoáng đãng, không khí trong lành, kết hợp sự
vận động cơ bắp như chạy nhảy, kéo đẩy, mang vác…
- Đồng thời khi trẻ chơi sẽ được tập luyện giác quan với những trò chơi :
phản ứng nhanh, ghi nhớ, nhanh mắt, thính tai, lẹ tay, quan sát, tập trung tư
tưởng…(bịt mắt bắt dê).
- Khi chơi trò chơi còn nhằm luyện ý chí và ý thức cho trẻ : hăng say tranh
đua giành chiến thắng, tự chủ, không rụt rè, sợ hãi, chấp hành kỉ luật chơi, kiên
nhẫn trong khi chơi, biết sáng tạo và linh động.
- Không chỉ vậy trò chơi còn nhằm luyện tính tình cho các em : các em trở
nên vui vẻ, sôi động, rèn luyện tính đồng đội, biết gắn bó - đoàn kết với nhau để
giành chiến thắng, biết phát triển năng khiếu tốt, sự căn đảm, gan dạ, lòng vị tha…
- Trò chơi giáo dục trẻ biết ý thức công dân, những trẻ biết tự giác tôn trọng
luật chơi khi lớn lên cũng sẽ tự giác giữ đúng pháp luật của quốc gia và nếu các em
không tự giác thì chúng ta phải uốn nắn dần dần.
- Trẻ có thể thay đổi trạng thái tâm lý khi chơi trò chơi chẳng hạn như những
trẻ mắc bệnh trầm cảm căng thẳng suy nhược thần kinh…
15
- Trong phương pháp giáo dục hiện đại trò chơi không những mang giá trị xã
hội mà còn mang khả năng truyền tải một lượng kiến thức của một nội dung bằng
các hoạt động của trẻ.
- Nước Bỉ đã đứng đầu về tiến bộ sư phạm, thấy rõ sự quan trọng, lợi ích của
trò chơi trong giáo dục và đã đưa môn trò chơi vào chương trình giáo dục quốc gia.
- Kunkel nhà tâm lý học người Anh nói: ‘‘Trò chơi là một phương tiện tái
tạo lại tâm lý ổn định cho một số em khó tính, dở người, vô trật tự… vì trong lúc
chơi trẻ em không thu mình lại, chúng sẽ vui vẻ hẳn lên thích hoạt động hơn. Khi
bị khép vào luật chơi trẻ sẽ dần dần có trật tự kỉ luật’’.
- Thông qua trò chơi các nhà giáo dục, các anh chị phụ trách sẽ hiểu rõ hơn
về tính tình của từng trẻ : chậm chạp, mạnh bạo, nhút nhát, ích kỉ, vị tha, nóng nảy,
điềm đạm, thông minh, khéo léo, vụng về, ngốc nghếch…

Tóm lại trò chơi là một phương tiên giáo dục và giải trí, giúp cho cá nhân
được rèn luyện và giúp tập thể có được bầu không khí vui vẻ, đoàn kết thân ái…
1.1.2. Vai trò và ảnh hưởng của trò chơi phân vai đến cuộc sống.
Các chuyên gia trên thế giới đều nhất trí rằng: ‘‘Trò chơi phân vai có một
vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ’’.
- Angela Uchoa Branco từ trường đại học Brasilia, Braxin nói: ‘‘Tầm quan
trọng của tṛ chơi phân vai đối với sự phát triển của trẻ là một điều đáng ghi nhận’’.
- Arve gunnestaddax miêu tả việc chơi trò đóng vai giống như là một ‘‘lộ
trình quý giá để học tập’’.
- Gần đây nhất theo Doris Berger tác giả cuốn sách ‘‘The role of pretend
play in children’s cognative development’’, thì việc chơi trò chơi phân vai được
cho là một sự phát triển tăng tốc của lý thuyết trình bày mang tính trí tuệ, việc giải
quyết vấn đề, các kỹ năng thương lượng, mục tiêu tìm kiếm, khả năng ngôn ngữ và
xã hội cùng với sự phát triển kỹ năng ở nhà trường.
16
- Trò chơi phân vai giúp trẻ học làm người, trong khi chơi trẻ làm quen với
xã hội của người lớn học hỏi cách ứng xử và giao tiếp trong xã hội người lớn.
Đồng thời cái ‘‘tôi’’ của trẻ được hình thành. Trẻ phân biệt được mình với người
khác, biết đóng vai người khác và biết hành động tương ứng với vai mình đảm
nhận. Mặt khác, trong khi chơi trẻ bắt chước hành động của người lớn, trẻ dần dần
nắm đượcmột số kỹ năng lao động đơn giản, từ đó có cảm tình với từng nghề
nghiệp và giúp trẻ kính trọng người lao động. Hay nói cách khác thì trò chơi phân
vai chuẩn bị cho trẻ đến với lao động sau này.
- Trò chơi phân vai giúp trẻ thỏa mãn nguyện vọng là sống và hoạt động
như người lớn. Đồng thời giúp trẻ hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người
trong xã hội và chính bản thân trẻ.
- Trò chơi phân vai còn có vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lý của
trẻ.
+ Trò chơi phân vai ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành tính chủ định
của quá trình tâm lý. Trong khi chơi trẻ bắt đầu hình thành chú ý và có chủ định,

ghi nhớ có chủ định. Trẻ tập trung chú ý hơn và ghi nhớ được nhiều hơn.
+Trò chơi phân vai còn giúp trẻ chuyển từ tư duy bình diện bên ngoài (tư
duy trực quan, hành động) và bình diện bên trong (tư duy trực quan, hình tượng).
+ Ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Khi chơi đòi hỏi
mỗi đứa trẻ tham gia phải có 1 trình độ giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất định. Để diễn
đạt nguyện vọng, ý kiến của mình. Vì vậy, trẻ phải phát triển ngôn ngữ rõ ràng,
mạch lạc. trò chơi phân vai là điều kiên kích thích phát triển ngôn ngữ nhanh
chóng.
+ Trò chơi phân vai còn có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển trí tưởng
tượng. Trẻ sẽ học thay thế các đối tượng này bằng các đối tượng khác. Năng lực
này là cơ sở của sự phát triển óc tưởng tượng. Trong trò chơi phân vai, trẻ biết hiểu
ngầm các đối tượng và các hành động với chúng. Biết xây dượng những tình
17
huống trong trí tưởng tượng của mình. Trong trường hợp như thế trò chơi có thể
diễn ra ở bên trong. Trí tưởng tượng của trẻ càng phong phú thì trò chơi siễn ra
càng sôi nổi hấp dẫn.
Trong qua trình chơi đòi hỏi trẻ phải luôn sáng tạo ra các tình huống chơi mới và
tưởng tượng ra các hành động, cử chỉ, lời nói giao tiếp để xây dựng trò chơi.
+ Mặt khác trò chơi phân vai tác động rất mạnh đến đời sống tình cảm của
trẻ. Trong trò chơi trẻ có thể có thái đọ vui vẻ hay buồn rầu, tất cả đều phụ thuộc
vào hoàn cảnh được tạo nên bởi trí tưởng tượng. Trẻ đã biểu hiên được tình người,
những hành động rong khi chơi giúp trẻ có đời sống tình cảm ngày càng phong phú
và sâu sắc.
+ Khi chơi trò chơi phân vai cò giúp trẻ xây dựng sự tự tin – bạo dạn và làm
chủ được cảm giác sợ hãi. Những đức tính này do nội dung của trò chơi quy định.
Trẻ em ít có khả năng tự kiểm soát những hành động của bản thân nhưng trẻ tưởng
tượng ra mình là 1 anh hùng – bác sĩ sẽ đem lại sức mạnh ý chí cho trẻ quyết tâm
thực hiện sau này. Giúp trẻ phát triển sự tự tin vào bản thân và trước mọi người.
+ Phẩm chất ý chí của trẻ được hình thành trong trò chơi phân vai. Trẻ phải
điều tiết hành vi của mình theo quan hệ giữa vai mình đóng với các vai khác sao

cho phù hợp với quy tắc trò chơi.Từ đó trẻ biết điều tiết hành vi của mình theo
chuẩn mực xã hội thông qua vai mình đóng. Biết điều khiển hành vi của mình bằng
ý chí.
+ Giải quyết được mâu thuẫn trong tâm lý của trẻ đó là : Nguyện vọng muốn
làm như người lớn nhưng khả năng thì còn quá non yếu. vì vậy trẻ phải thỏa mãn
nguyện vọng này trong trò chơi phân vai, thông qua vui chơi và hành động với bạn
bè cùng chơi. Trẻ tiếp thu kinh nghiệm xã hội loài người mở ra một chặng đường
mới phát triển về chất : Đó là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân
cách – chuẩn bị cho bước phát triển sau.
18
+ Nhờ có trò chơi phân vai trẻ coi mình như một nhân vật của đời sống xã
hội, đảm nhiệm một chức năng xã hội.
A.X.Nacarenco viết: ‘‘Trò chơi phân vai có một nghĩa quan trọng đối với
trẻ. Ý nghĩa này chẳng khác gì ý nghĩa của sự hoạt động – sự làm việc – sự phục
vụ đối với người lớn. Đứa trẻ thể hiện như thế nào trong trò chơi thì sau này phần
lớn trường hợp nó cũng thể hiện trong công việc ’’.
1.1.3. Những đặc trưng của trò chơi phân vai.
1.1.3.1. Những đặc điểm của hoạt động vui chơi của trẻ (Đặc thù của trò chơi
phân vai).
- Vui chơi là một dạng hoạt động không mang tính chất bắt buộc. Vì vui
chơi không phải là hoạt động tạo ra sản phẩm và hành động chơi không bắt buộc
phải tuân theo một phương thức chặt chẽ. Trẻ tham gia trò chơi hay không là do
sức hấp dẫn của trò chơi và trẻ không bị ràng buộc bởi những thứ khác, ngay cả kết
quả của sự vui chơi đó.
+ Trò chơi phân vai mang tính tư nguyện, sáng tạo, tự lập cao hơn một số
trò chơi khác.
+ Trẻ tự nguyện tham gia vào các trò chơi, trẻ thích trò chơi nào thì chơi một
cách say mê trò chơi đó, có vui thì mới chơi và đã chơi thì phải vui. Đây là một là
một đặc điểm nổi bật của vui chơi. Mọi sự bắt buộc và cưỡng bức đều dẫn đến việc
phá hoại trò chơi. Trò chơi mà không có niềm vui sướng thì không còn là trò chơi

nữa.
Trò chơi là một hoạt động mang tính tự lập của trẻ. Trẻ biểu hiện rõ nhất ý
thức làm chủ, hoạt động hết mình, tích cực, độc lâp, chủ động trong trò chơi.
Người lớn gợi ý và hướng dẫn trẻ vui chơi sao chơi sao chovừa thỏa mãn yêu
cầu,hứng thú của trẻ và đạt những yêu cầu giáo dục. Vui chơi mang tính chất tự
nguyện bao nhiêu thì càng phát huy ở trẻ tính tích cực,chủ động và độc lập,nảy
sinh nhiều sáng kiến bấy nhiêu.
19
Trong trò chơi đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các thành viên vơi nhau. Trò
chơi là một nội dung cơ bản dể trẻ tập hợp lại thành nhóm, là hoạt động chung cơ
bản của trẻ. Trong đó nhiều mối quan hệ muôn màu, muôn vẻ giữa trẻ được thiết
lập nên một cách rất tự nhiên và nhân cách của trẻ cũng được phát triển và lớn lên
cùng bạn bè. Nhà tâm lý học cho rằng : nhóm chơi của trẻ là một trong những cơ
sở xã hội đàu tiên của con người.
Trò chơi của trẻ bao giờ cũng phản ánh một mặt nào đó của xã hội người lớn
xung quanh mà hoạt động của người lớn không mang tính chất riêng lẻ, độc lập. Sự
hợp tác giữa nhiều người trong một cộng đồng là đặc trưng của xã hội loài người. Vì
vậy để tiến hành trò chơi mô phỏng lai đời sống xã hội, buộc trẻ phải tham gia chơi
cùng nhau, cùng hoạt động với nhau nghĩa là phải có bạn bè cùng chơi.
Trẻ tự nghĩ ra trò chơi phân vai (dự định chơi, lập kế hoạch chơi, chọn bạn chơi,
phân vai chơi, tìm kiếm phương tiện phù hợp để thực hiên dự định chơi ban đầu..).
Trẻ luôn đứng ở vị trí chủ thể để hành động.
Trò chơi phân vai bao giờ cũng có các vai, chủ đề, nội dung và các mối quan
hệ, hoàn cảnh tưởng tượng.
- Trò chơi của trẻ mang tính chất kí hiệu, tượng trưng. Khi chơi mỗi đứa trẻ
tự nhận cho mình một vai nào đó (thường là vai người lớn) và thực hiện những
hành động của trò chơi, hành động đó chỉ là giả vờ mà thôi nhưng hành động giả
vờ ấy lại mang ý nghĩa rất thực, vì nó phản ánh một điều có thực xảy ra trong cuộc
sống. Dẫn đến sự ra đời một chức năng mới của ý thức – chức năng kí hiệu, tượng
trưng. Điều đó chứng tỏ trẻ đã bước sang một loại hình mới của sự nhận thức hiện

thực.
Đặc trưng của con người đó là sự nhận thức hiện thực thông qua một hệ
thống kí hiệu (toán học,âm nhạc, múa,điện ảnh..). Chức năng kí hiệu tưởng tượng
giúp trẻ tách hành động khỏi đồ vật và giúp trẻ biết dùng những kí hiệu tượng
trưng để nhận thức thế giới.Nhờ vậy các chức năng tâm lý khác (tư duy,tưởng
20
tượng…) đều được phát triển theo hướng các chức năng tâm lý người,trong đó tín
hiệu thứ hai đóng vai trò vô cùng quan trọng.
1.1.3.2. Cấu trúc của trò chơi phân vai.
- Chủ đề và nội dung của trò chơi phân vai : Trong trò chơi phân vai trẻ đã
phản ánh cuộc sống xung quanh rất ða dạng với các mảng hiện thực được phản ánh
vào trò chơi,được coi là chủ đề của trò chơi. Do đó chủ đề của trò chơi cũng muôn
màu, muôn vẻ : sinh hoạt gia đình, bán hàng, giao thông vận tải, bộ đội, dạy học…
Chủ đề của trò chơi được phát triển không chỉ theo số lượng mà còn được phức tạp
hóa dần và mở rộng ra.
+ Nội dung của trò chơi là những hoạt động của người lớn mà trẻ nhận thức
được và phản ánh vào trò chơi của mình.Gồm : Những hành động của người lớn
đối với các đồ vật, mối quan hệ giữa họ với nhau, những yếu tố đạo đức thẩm
mĩ..Chúng ta cần quan tâm nội dung trò chơi phân vai ở khía cạnh tích cực hay tiêu
cực của mảng hiện thực mà trẻ tái tạo. Vì đời sống xã hội của người lớn có cả yếu
tố tôt và yếu tố tiêu cực xen lẫn nhau. Điều đó cũng được phản ánh một cách nhạy
bén vào trò chơi của trẻ. Nhà giáo dục có vai trò giúp trẻ có được những chủ đề
chơi phong phú, giúp trẻ nhận thức, phân biệt được cái xấu, cái đẹp,cái đúng, cái
sai trong các quan hệ của xã hội người lớn.Nhằm giúp trẻ tái tạo được cái hay, cái
đẹp tránh bắt trước những hành vi sai trái, thô bạo trong cuộc sống xã hội.
+ Trong thực tế trẻ chưa thể hiểu được một chức năng xã hội nào. Nhưng
trong trò chơi đóng vai trẻ có thể thực hiện chức năng xã hội của một người nào đó
mà trẻ thấy bằng cách nhập vào một vai bắt chước hành động của người đó.
+ Vui chơi là yếu tố quan trọng để tạo nên trò chơi. Trong vui chơi trẻ nhận
làm một chức năng xã hội của một người nào đó : lái xe, dạy học, chữa bệnh, bán

hàng…Đóng vai là con đường để trẻ xâm nhập vào cuộc sống của người lớn xung
quanh. Tức là trẻ sẽ tái tạo lại hành động của người lớn với các đồ vật trong những
mối quan hệ nhất định với những người xung quanh. Muốn trở thành một vai nào
đó trong trò chơi, điều quan trọng nhất là phải biết thực hiện hành động của vai đó.
21
Những hành động này xuất phát từ những hành động thực tế mà trẻ trông thấy
ngoài đời thực hoặc nghe kể lại.
- Những mối quan hệ qua lại của trẻ trong trò chơi phân vai : Chơi là một
hoạt động chung đầu tiên và cơ bản của trẻ, giữa những trẻ cùng tham gia chơi có
hai quan hệ : quan hệ chơi và quan hệ thực.
+ Quan hệ chơi: Là những quan hệ qua lại của các vai trong trò chơi theo
một chủ đề nhất định, mô phỏng mối quan hệ của người lớn trong xã hội. Đó là
những quan hệ được trẻ quan tâm và trở thành đối tượng hành động của trẻ.
+ Quan hệ thực: Là những quan hệ qua lại giữa những trẻ và những người
cùng tham gia vào trò chơi, những người bạn cùng thực hiện một công việc chung.
Trẻ tập hợp nhau thành nhóm để bàn bạc với nhau về chủ đề chơi, về việc phân
vai,thỏa thuận với nhau về quy tắc hành vi của vai này hay vai nọ và giải quyết các
vấn đề xảy ra trong quá trình chơi.
+ Sức sống của trò chơi phân vai là ở chỗ nó tạo ra được các mối quan hệ
giữa các vai. Các quan hệ vã hội được bộc lộ rõ nét.
Đồ chơi và hoàn cảnh chơi :
+ Đồ chơi gồm:
- Đồ chơi do người lớn làm cho trẻ, mô phỏng những đồ vật thực được gọi là
đồ chơi hình tượng (búp bê, ô tô).
- Đồ chơi là những vật thay thế cho đồ vật thực (gối thay cho em bé, ghế
thay cho toa tàu…)
Từ đó trẻ phải tưởng tượng ra một hoàn cảnh chơi tương ứng : Hoàn cảnh
tưởng tượng được sinh ra từ hoàn cảnh chơi(tức là khi thao tác với đồ vật thay thế
không trùng với hành động của vai).
Theo A.N.Lêôn chiep : Hoạt động chơi của trẻ đã tạo ra kết quả là hoàn

cảnh chơi tưởng tượng, có nghĩa là hoạt động chơi làm nảy sinh trí tưởng tượng
22
chứ không phải trí tưởng tượng có trước khi chơi, mà đó là kết quả của hoạt động
chơi.
1.1.4. Những cách xây dựng phương pháp trò chơi phân vai.
Cách 1: Có 4 bước cơ bản để thiết lập nên trò chơi phân vai
Bước Điều bao gồm Ví dụ
Bước 1:
Phát triển một tình
huống tạo nhu cầu chơi.
Quan sát những gì mà trẻ
thích và bị ảnh hưởng
Mua các loại tạp phẩm từ
một siêu thị
Bước 2:
Thiết kế trò chơi phân
vai
Nghĩ ra các ý tưởng để
phát triển tình huống, tức
là đưa ra những vấn đề
mà có thể làm cho trò
chơi phân vai thêm phức
tạp
Một người mua hàng lên
danh sách các món hàng cần
mua nhưng chúng không có
sẵn. Một người bán hàng ở
đó có thể giúp đỡ với những
món hàng thay thế.
Một người mua hàng khác

đề nghị một món hàng hoàn
toàn khác
Bước 3:
Chuẩn bị
- Giới thiệu từ ngữ và
chuẩn bị phông nền.
- Cung cấp thông tin cụ
thể và mô tả vai rõ ràng.
- Giới thiệu rau, trái cây.
Những món yêu cầu để nấu
bữa tối.
- Làm những tấm bảng nhắc
nhở hội thoại mà mô tả vai
trò và mục tiêu, ví dụ :
Bảng A :Bạn a là một
người mẹ đi mua thực phẩm
nấu bữa tối
23
Bảng B : Bạn là người
bán bánh đi mua những
thành phần làm bánh.
Bước 4:
Tiến hành chơi
Cho trẻ cơ hội để nghiên
cứu vai
Trẻ có thể hỏi cha mẹ của
chúng các món nào sử dụng
trong bữa ăn tối hoặc được
khuyến khích ghé vào nhà
bếp và nghĩ ra thêm một

danh sách các thực phẩm.
Cách 2:
Hoặc giáo viên có thể giúp trẻ lựa chọn chủ đề chơi là một tác phẩm văn học
trong phần truyện đọc của trẻ.
Sau đó đọc cho trẻ nghe câu chuyện và nắm được nội dung, cốt truyện, nhấn
mạnh tính cách của từng nhân vật trong truyện.
Tiếp theo là chuẩn bị chỗ chơi (sân khấu), đạo cụ, đồ chơi cần thiết cho màn
diễn, thỏa thuận về trò chơi.
Ban đầu giáo viên đảm nhiệm vai chính, sau đó truyền đạt cho trẻ nội dung
của truyền đạt cho trẻ nội dung của truyện bàng các cử chỉ - đầu bộ- lời nói của
nhân vật chính đó.
Sau đó giáo viên sẽ rút lui để trẻ tự chơi cần phân vai lần lượt cho trẻ được
tham gia đầy đủ ai cũng được chơi.
Chú ý đến đạo cụ chơi và hóa trang sẽ làm cho các nhân vật trở nên rõ nét
hơn
24
Luôn duy trì cảm xúc tốt cho trẻ về tác phẩm ( chủ đề) mà trẻ đang chơi
thường xuyên bổ sung những câu chuyện mới có tình tiết phức tập – nhiều nhân
vật tham gia – đa dạng về cấu trúc.
Cuối cùng khi kết thúc trò chơi , giáo viên nhắc nhở trẻ thu dọn ‘ sân khấu’
tạo cho trẻ tâm trạng vui vẻ - có ấn tượng lành mạnh về trò chơi phân vai mà trẻ
vừa chơi xong.
Cách 3:
Trước tiên giáo viên phải giúp trẻ lựa chọn chủ đề chơi và quan tâm đến
việc gây hứng thú cho trẻ chơi. Và quan tâm đến việc gây hứng thú cho trẻ chơi .
tạo hoàn cảnh để cho trẻ giải quyết vấn đề đó. Sưu tầm và cải tiến vật liệu chơi ,
làm đồ chơi đúng sở thích của trẻ.
Trong khi chơi , để trẻ tự chọn nhóm chơi, tự tìm bạn cùng chơi . Giáo viên
chỉ gợi ý và hướng dẫn trẻ chơi . Vận dụng các phương pháp , biện pháp chơi trực
tiếp hoặc gián tiếp để hướng dẫn trẻ chơi tùy theo yêu cầu giáo dục.

Có sự chuẩn bị cơ sở vật chất : chỗ chơi – vật liệu chơi – đồ chơi ..) cũng
như tâm thế để trẻ bước vào trò chơi
Kết thúc trò chơi nhẹ nhành – khéo léo chuyển sang hoạt động tiếp theo
hoặc tạo tâm thế chờ đợi cho trẻ vào ngày hôm sau . Tạo niềm vui chờ đón ngày
mai cho trẻ
Cách 4: 5 bước khi tiến hành phân vai
- Lựa chọn tình huống.
- Lựa chọn nhân vật.
- Lựa chọn người đóng vai.
- Phân vai.
- Kết thúc nhận xét.
1.2. Một số khái niệm về kỹ năng tự tin - bạo dạn.
25

×