Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu tạo kháng nguyên tái tổ hợp STAPHYLOCOCCAL ENTEROTOXIN B ( SEN) dạng không độc từ đoạn GEN SEB tự nhiên làm nguyên liệu phục vụ chế tạo que thử phát hiện nhanh độc tố SEB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 88 trang )

Luận văn thạc sỹ sinh học Nguyễn Thị Hoài Thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT






NGUYỄN THỊ HOÀI THU





NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG NGUYÊN TÁI TỔ HỢP
STAPHYLOCOCCAL ENTEROTOXIN B (SEB) DẠNG KHÔNG ĐỘC
TỪ ĐOẠN GEN SEB TỰ NHIÊN ĐỂ LÀM NGUYÊN LIỆU PHỤC VỤ
CHO VIỆC CHẾ TẠO QUE THỬ PHÁT HIỆN NHANH ĐỘC TỐ SEB







LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC




Hà Nội – 12/2014

Luận văn thạc sỹ sinh học Nguyễn Thị Hoài Thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT





NGUYỄN THỊ HOÀI THU




NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG NGUYÊN TÁI TỔ HỢP
STAPHYLOCOCCAL ENTEROTOXIN B (SEB) DẠNG KHÔNG ĐỘC
TỪ ĐOẠN GEN SEB TỰ NHIÊN ĐỂ LÀM NGUYÊN LIỆU PHỤC VỤ
CHO VIỆC CHẾ TẠO QUE THỬ PHÁT HIỆN NHANH ĐỘC TỐ SEB



Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số : 60420114




LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGHIÊM NGỌC MINH

Hà Nội – 12/2014

Luận văn thạc sỹ sinh học Nguyễn Thị Hoài Thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi và nhóm nghiên cứu, các
số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa có ai công bố
trong một công trình nào khác.
Tác giả


Nguyễn Thị Hoài Thu













Luận văn thạc sỹ sinh học Nguyễn Thị Hoài Thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Lời cảm ơn!
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS.
Nghiêm Ngọc Minh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam đã định hướng nghiên cứu, tận tình hướng dẫn, sửa luận
văn và tạo mọi điều kiện hóa chất, thiết bị, cũng như kinh phí để giúp tôi thực hiện và
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể Phòng Công nghệ sinh học Môi
trường, Viện Công nghệ sinh học và đặc biệt là TS. Bùi Văn Ngọc đã chỉ bảo, giúp đỡ
tận tình cho tôi trong quá trình thực nghiệm cũng như chia sẽ những kinh nghiệm
chuyên môn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo thuộc chuyên ngành Hóa sinh,
các thầy cô giáo của Khoa đào tạo sau đại học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
cùng với Lãnh đạo Viện Công nghệ sinh học đã chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ
tôi học tập cũng như hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện trong khuôn khổ của đề tài cấp Nhà nước KC.04.14/11-
15: “Nghiên cứu chế tạo que thử phát hiện nhanh độc tố Staphylococcal enterotoxin B
(SEB) của tụ cầu vàng” do PGS. TS. Nghiêm Ngọc Minh làm chủ nhiệm giai đoạn
2013 – 2015.
Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn đặc biệt tới gia đình, người thân và bạn bè
đã giúp đỡ, tạo điều kiện, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày tháng năm 2014
Học viên


Nguyễn Thị Hoài Thu
Luận văn thạc sỹ sinh học Nguyễn Thị Hoài Thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC HÌNH iii
DANH MỤC BẢNG v
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Ngộ độc thực phẩm do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) 3
1.1.1. Trên thế giới 3
1.1.2. Tại Việt Nam 6
1.2. Giới thiệu về Staphylococcus aureus 8
1.2.1. Phân loại 8
1.2.2. Hình thái, đặc điểm sinh hóa 8
1.2.3. Các độc tố của Staphylococcus aureus 11
1.3. Độc tố ruột Staphylococcal enterotoxin B 15
1.3.1. Đặc điểm cấu trúc 15
1.3.2. Cơ chế gây độc 16
1.3.3. Những triệu chứng thường gặp 17
1.3.4. Các phương pháp phát hiện S. aureus và SEB 17
1.3.5. Protein tái tổ hợp SEB và tiềm năng ứng dụng 21

1.4. Hệ biểu hiện gen 23
1.4.1. Hệ biểu hiện E. coli 23
1.4.2. Chủng biểu hiện E. coli BL21(DE3) 24
1.4.3. Vector biểu hiện pET22b(+) 25
Luận văn thạc sỹ sinh học Nguyễn Thị Hoài Thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Chƣơng 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Vật liệu, trang thiết bị và dụng cụ nghiên cứu 26
2.1.1. Vật liệu 26
2.1.2. Hóa chất 26
2.1.3. Môi trường nuôi cấy 28
2.1.4. Thiết bị máy móc 28
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu 28
2.2.1. Tách chiết DNA tổng số 28
2.2.2. Phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction) 29
2.2.3. PCR trực tiếp từ khuẩn lạc (Colony – PCR) 30
2.2.4. Tách dòng bằng vector pJET1.2/blunt 30
2.2.5. Xác định trình tự acid nucleic 31
2.2.6. Tạo đột biến điểm định hướng theo phương pháp Mega-primer 31
2.2.7. Phản ứng nối ghép gen 32
2.2.8. Phương pháp biến nạp DNA plasmid vào tế bào khả biến Escherichia coli
33
2.2.9. Phương pháp tách chiết DNA plasmid 33
2.2.10. Cắt plasmid bằng enzym giới hạn 34
2.2.11. Tinh sạch phân đoạn DNA 34
2.2.12. Phương pháp biểu hiện gen đích trong chủng E. coli BL21(DE3) 35
2.2.13. Phương pháp điện di DNA trên gel agarose 35
2.2.14. Phương pháp điện di protein trên gel polyacrylamide 36

2.2.15. Phương pháp tinh sạch protein tái tổ hợp 37
2.2.16. Phương pháp định lượng protein theo phương pháp Bradford 38
Luận văn thạc sỹ sinh học Nguyễn Thị Hoài Thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2.2.17. Phương pháp kiểm tra độc tính của protein tái tổ hợp 38
2.2.18. Phương pháp Western blot 40
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 42
3.1. Tách chiết DNA tổng số S. aureus và nhân dòng gen seb 42
3.1.1. Tách chiết DNA tổng số S. aureus 42
3.1.2. Nhân dòng gen seb 42
3.1.3. Xác định trình tự gen seb 44
3.2. Tạo đột biến điểm trên gen seb 45
3.2.1. Tạo gen seb đột biến 45
3.2.2. Xác định trình tự gen seb đột biến 47
3.3. Thiết kế vector biểu hiện pET22b(+) mang gen seb đột biến 48
3.3.1. Thiết kế vector pET22(b+) mang gen seb đột biến 48
3.3.2. Giải trình tự gen seb đột biến trên vector biểu hiện 49
3.4. Tối ƣu các điều kiện biểu hiện gen seb đột biến trong tế bào E. coli BL21 và
tinh sạch protein mtSEB 50
3.4.1. Biểu hiện gen seb đột biến trong tế bào E. coli BL21 50
3.4.2. Tối ưu các điều kiện biểu hiện gen seb đột biến 51
3.4.3. Tinh sạch ptotein tái tổ hợp mtSEB 55
3.4.4. Xác định hàm lượng protein mtSEB theo phương pháp Bradford 57
3.5. Đánh giá tính kháng nguyên của protein mtSEB 58
3.6. Đánh giá độc tính của protein mtSEB trên động vật thử nghiệm 58
3.6.1. Đánh giá độc tính giữa protein wtSEB và mtSEB ở liều tiêm 1xLD
50
và lô

đối chứng 58
3.6.2. Đánh giá độc tính giữa protein wtSEB và mtSEB ở liều tiêm 3xLD
50
60
3.6.3. Đánh giá độc tính giữa protein wtSEB và mtSEB ở liều tiêm 10xLD
50
61
Luận văn thạc sỹ sinh học Nguyễn Thị Hoài Thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

KẾT LUẬN 63
KIẾN NGHỊ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 75

Luận văn thạc sỹ sinh học Nguyễn Thị Hoài Thu

K16 – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
µl
Microliter
APS
Ammonium persulphate
bp
Base pair
BSA
Bovine serum albumin
dH

2
O
Nước khử ion
DNA
Deoxyribonucleic acid
DNase
Deoxyribonuclease
dNTP
Deoxyribonucleotide
EDTA
Ethylene Diamine Tetraacetace Axit
IPTG
Isopropyl β-D-1-thiogalactopyranosid
Kb
Kilobase
kDa
Kilo Dalton
LB
Luria - Bertani
LD
50

Lethal dose, 50%
ml
Milliliter
mtSEB
Mutant SEB
OD
Optical density
PBS

Phosphate buffer saline
PCR
Polymerase Chain Reaction
RNA
Ribonucleic Acid
S. aureus
Staphylococcus aureus
SDS-PAGE
Sodium dodecyl sulfate polyacrylamide gel electrophoresis
Luận văn thạc sỹ sinh học Nguyễn Thị Hoài Thu

K16 – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật ii

SEB
Staphylococcal enterotoxin B
SEs
Staphylococcal enterotoxins
TAE
Tris-acetate-EDTA
Taq
Thermus aquaticus
TE
Tris EDTA
TEMED
N,N,N ,N -Tetramethylethylenediamine
v/p
Vòng/phút
v/v
volume/volume
w/v

Weight/volume
wtSEB
Wild type SEB














Luận văn thạc sỹ sinh học Nguyễn Thị Hoài Thu

K16 – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật iii

DANH MỤC HÌNH
Tên hình
Trang
Hình 1.1. Hình ảnh các vi khuẩn S. aureus dưới kính hiển vi điện tử
9
Hình 1.2. Các yếu tố gây bệnh của S. aureus
13
Hình 1.3. Cấu trúc tinh thể của protein SEB
15

Hình 1.4. Cơ chế gây độc của siêu kháng nguyên
16
Hình 3.1. Điện di đồ sản phẩm DNA tổng số của chủng S. aureus
42
Hình 3.2. Điện di đồ sản phẩm khuếch đại gen seb từ DNA tổng số của S.
aureus
43
Hình 3.3. Điện di đồ plasmid mang gen seb được tách chiết từ thể biến nạp
43
Hình 3.4. Điện di đồ sản phẩm cắt pJET1.2/seb bằng enzym hạn chế EcoRI và
HindIII.
44
Hình 3.5. Trình tự gen seb của chủng S. aureus
44
Hình 3.6. Quy trình tạo đột biến H12Y trên gen seb
46
Hình 3.7. Điện di đồ sản phẩm PCR trên gel agarose 1 %
47
Hình 3.8. Trình tự amino acid sai khác giữa dòng đột biến (mtSEB) và dòng
chưa đột biến (wtSEB)
47
Hình 3.9. Điện di đồ sản phẩm PCR trực tiếp từ khuẩn lạc để chọn dòng mang
plasmid tái tổ hợp pET22(b+)/mtSEB
48
Hình 3.10. Điện di đồ DNA plasmid tái tổ hợp cắt bằng enzym EcoRI,
HindIII
49
Hình 3.11. So sánh trình tự nucleotide của wtSEB và mtSEB
50
Hình 3.12. Protein tổng số từ chủng tái tổ hợp E. coli BL21 (DE3) sau 5 giờ

cảm ứng
51
Hình 3.13. Protein tổng số từ chủng E. coli BL21 mang gen mã hóa mtSEB
được nuôi cấy cảm ứng ở các nhiệt độ khác nhau
52
Luận văn thạc sỹ sinh học Nguyễn Thị Hoài Thu

K16 – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật iv

Hình 3.14. Khả năng sinh tổng hợp mtSEB của chủng E. coli tái tổ hợp với
nồng độ chất cảm ứng IPTG khác nhau sau 5 giờ cảm ứng
54
Hình 3.15. Ảnh hưởng của thời gian nuôi cảm ứng lên hàm lượng protein
SEB
54
Hình 3.16. Protein mtSEB sau khi tinh chế bằng cột ái lực Ni-NTA trên gel
SDS-PAGE
56
Hình 3.17. Đồ thị đường chuẩn định lượng protein bằng BSA có phương trình
tuyến tính: Y = 0,456X
57
Hình 3.18. Phân tích khả năng bắt cặp đặc hiệu của kháng nguyên tái tổ hợp
với kháng thể kháng lại SEB của S. aureus
58
Hình 3.19. Kết quả tiêm chuột ở lô 2 với liều tiêm 1xLD
50
sau 7 ngày theo dõi
60
Hình 3.20. Kết quả tiêm chuột ở lô 3 với liều tiêm 3xLD
50

sau 7 ngày theo dõi
61
Hình 3.21. Kết quả tiêm chuột ở lô 4 với liều tiêm 10xLD
50
sau 7 ngày theo
dõi
62












Luận văn thạc sỹ sinh học Nguyễn Thị Hoài Thu

K16 – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật v

DANH MỤC BẢNG
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1. Các độc tố của S. aureus
11
Bảng 2.1. Các mồi sử dụng
26

Bảng 2.2. Thành phần các loại đệm và dung dịch
27
Bảng 2.3. Thành phần PCR
29
Bảng 2.4. Chu trình nhiệt của các PCR
30
Bảng 2.5. Thành phần gel cô và gel tách
36
Bảng 3.1. Độ tương đồng của gen seb ở chủng S. aureus nghiên cứu với một
số chủng vi khuẩn trên ngân hàng gen thế giới (NCBI)
45
Bảng 3.2. Kết quả đo độ hấp thụ BSA ở bước sóng 595nm
57
Bảng 3.3. So sánh số chuột chết sau tiêm dung dịch wtSEB, mtSEB ở liều
tiêm 1xLD
50

59
Bảng 3.4. So sánh số chuột chết sau tiêm dung dịch wtSEB, mtSEB ở liều
tiêm 3xLD
50

60
Bảng 3.5. So sánh số chuột chết sau tiêm dung dịch wtSEB, mtSEB ở liều
tiêm 10xLD
50

61

Luận văn thạc sỹ sinh học Nguyễn Thị Hoài Thu


K16 – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật 1

MỞ ĐẦU
Ngộ độc thực phẩm là hiện tượng đau bụng, nôn mửa, nóng sốt, tiêu chảy… của
người do ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc bị hư hỏng. Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến thực phẩm không an toàn, nhiễm vi khuẩn là một trong những nguyên
nhân phổ biến gây bệnh trên toàn cầu. Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus – S.
aureus) là một trong những nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm do chúng tiết
ra các độc tố ruột staphylococcal enterotoxins (SEs). Độc tố của tụ cầu vàng được xếp
vào họ những siêu kháng nguyên, chúng có tính ổn định cao, kháng với hầu hết các
enzym phân hủy protein và vì thế chúng giữ được hoạt tính trong đường tiêu hóa sau
khi được ăn vào bụng. Chúng còn kháng với chymotrypsine, rennin và papain. Đặc
biệt, tính bền nhiệt là một trong những tính chất quan trọng nhất của các SE trong lĩnh
vực an toàn thực phẩm. Chúng không bị phân hủy ở 100
o
C trong 30 phút, thậm chí ở
121
o
C trong 28 phút, các SE vẫn giữ đươc hoạt tính sinh học. Tính kháng nhiệt của SE
trong thực phẩm cao hơn so với trong môi trường nuôi cấy. Tụ cầu vàng sản sinh được
hơn 20 loại độc tố khác nhau từ SEA đến SEE, từ SEG đến SER và SEU. Trong các
nhóm độc tố (siêu kháng nguyên) do S. aureus sản sinh kể trên thì độc tố ruột nhóm B
(Staphylococcal enterotoxin B – SEB) là một độc tố mạnh, bền với nhiệt và hòa tan
trong nước, chúng có phổ phân bố rộng rãi và là nguyên nhân gây nhiễm trùng nhiễm
độc thực phẩm thường gặp nhất. Bên cạnh đó, SEB có khả năng kháng kháng sinh, ví
dụ tính kháng nhóm ß-lactam như methicillin. Nguy hiểm hơn, SEB còn là một trong
những nhóm độc tố được sử dụng làm vũ khí sinh học dùng để tấn công trong khủng
bố sinh học và chiến tranh sinh học. Vì thế việc xác định sự có mặt của SEB nhằm
đánh giá nguy cơ ngộ độc là vô cùng quan trọng.

Hiện nay, một số hãng trên thế giới đã sản xuất que thử phát hiện trực tiếp độc
tố SEB như: hãng Tetracore, hãng Advnt, hãng Alexeter… Tuy nhiên, các que thử này
giá thành cao, không phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam; kháng nguyên trong
nước có thể biến đổi không phù hợp với que thử nhập ngoại và nếu nhập que thử
nhanh, chúng ta sẽ không chủ động được nguồn khi cần thiết. Do đó, việc nghiên cứu
tạo ra kháng nguyên tái tổ hợp không những loại bỏ được độc tố mà còn giữ nguyên
được đặc tính miễn dịch như kháng nguyên dại để gây miễn dịch sản xuất kháng thể
Luận văn thạc sỹ sinh học Nguyễn Thị Hoài Thu

K16 – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật 2

đơn dòng, đa dòng kháng SEB là cần thiết và đây là nguồn nguyên liệu quan trọng chế
tạo que thử phát hiện nhanh SEB phục vụ nhu cầu hiện nay ở trong nước.
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tạo
kháng nguyên tái tổ hợp Staphylococcal enterotoxin B (SEB) dạng không độc từ
đoạn gen seb tự nhiên để làm nguyên liệu phục vụ cho việc chế tạo que thử phát
hiện nhanh độc tố SEB”
Mục tiêu nghiên cứu
Tạo được kháng nguyên SEB mất độc tính hoặc có độc tính thấp và vẫn đảm
bảo tính kháng nguyên để ứng dụng cho việc tạo kháng thể đơn dòng gắn lên que thử
nhanh để phát hiện nhanh độc tố SEB của tụ cầu vàng.
Nội dung nghiên cứu
- Tách dòng và xác định trình tự của gen seb tự nhiên có kích thước khoảng 534
bp được phân lập từ chủng S. aureus ở Việt Nam
- Tạo gen seb đột biến điểm ở 04 vị trí bộ ba mã hóa lần lượt là 12, 32, 105 và
121 để thay thế amino acid Histidine thành Tyrosine.
- Thiết kế vector biểu hiện mang gen seb đột biến, biểu hiện và tối ưu các điều
kiện ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng biểu hiện gen seb đột biến.
- Tinh sạch, định lượng protein tái tổ hợp SEB dạng đột biến và đánh giá tính
kháng nguyên của protein tái tổ hợp mtSEB bằng phương pháp Western blot.

- Kiểm tra độc tính của protein tái tổ hợp SEB trên động vật thử nghiệm.




Luận văn thạc sỹ sinh học Nguyễn Thị Hoài Thu

K16 – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật 3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Ngộ độc thực phẩm do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus)
1.1.1. Trên thế giới
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lương thực, thực phẩm nuôi con người
nhưng cũng chính là nguyên nhân gây ra khoảng 50% các trường hợp tử vong trên
toàn thế giới hiện nay. Hiện có tới 400 bệnh lây qua thực phẩm không an toàn, chủ yếu
là dịch tả, tiêu chảy, thương hàn, cúm. Thực phẩm ô nhiễm bởi vi sinh vật hoặc độc tố
của chúng là một trong những nguyên nhân chính và chủ yếu gây ngộ độc thực phẩm
(NĐTP). Theo WHO/FAO (tháng 5/2005), ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng rất lớn đến
sức khỏe con người và kinh tế, ở các nước công nghiệp 30% dân số bị ngộ độc thực
phẩm hàng năm.
Ở Hoa Kỳ, ước tính mỗi năm có khoảng 76 triệu ca bệnh, 325 nghìn ca nhập
viện và 5 nghìn ca tử vong do các bệnh truyền qua thực phẩm, chi phí điều trị cho các
bệnh nhân khoảng 6,5 tỷ đô la, thiệt hại do nghỉ điều trị khoảng 34,9 tỷ đô la/năm
(Mead et al., 1999). S. aureus là nguyên nhân chủ yếu của các bệnh lây truyền qua
thực phẩm, nó gây ra khoảng 241 ca bệnh mỗi năm tại Hoa Kỳ (Scallan et al., 2011).
Ngộ độc thực phẩm do tụ cầu vàng là một trong những bệnh truyền qua thực
phẩm phổ biến nhất trên thế giới do tiêu thụ thức ăn có chứa độc tố của tụ cầu vàng
được sinh ra từ các staphylococci dương tính với coagulase mà chủ yếu là S. aureus
(Jablonski, Bohach, 1997).
Trên thế giới, vụ ngộ độc lớn đầu tiên được phát hiện trong pho mát có liên

quan đến tụ cầu xảy ra vào năm 1884 ở Michigan (Mỹ). Mười năm sau (1894), tại
Pháp, Denys kết luận rằng một gia đình bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của bò bị chết
do sốt vitallary liên quan tới sự hiện diện của tụ cầu sinh mủ (Denys, 1894). Năm
1907, từ một ổ dịch, Owen đã phân lập được tụ cầu từ các mẫu thịt bò khô (Dack et
al., 1930). Năm 1914, ở Philippines, Barber xác định rằng sữa lấy từ bò bị viêm bầu vú
đã gây ra ngộ độc ở người (Barber, 1914).
Luận văn thạc sỹ sinh học Nguyễn Thị Hoài Thu

K16 – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật 4

Năm 1930, Dack lại xác định được vụ ngộ độc do S. aureus từ bánh giáng sinh.
Một vài năm sau, vào năm 1934, Jordan và Burrows tìm thấy sự hiện diện của
staphylococci trong 9 vụ ngộ độc thực phẩm (Jordan, Burrows, 1934).
Từ giữa những năm 1969 và 1990, tại Anh, 53% trường hợp ngộ độc thực phẩm
do S. aureus được ghi nhận là do tiêu thụ các sản phẩm từ thịt (đặc biệt là ruốc); 22%
các trường hợp từ thịt gia cầm, 8% từ các sản phẩm liên quan sữa, 7% từ cá, sò, ốc .v.v
và 3,5% từ trứng (Wieneke et al., 1993). Tại Hoa Kỳ, trong số các trường hợp ngộ
độc thực phẩm do S. aureus được báo cáo giữa các năm 1975 và 1982 thì 36% là do
tiêu thụ thịt đỏ nhiễm khuẩn, 12,3% từ sa lát, 11,3% từ gia cầm, từ bánh ngọt: 5,1%
đến 1,4%, còn lại là từ các sản phẩm liên quan tới sữa và hải sản (Genigeorgic, 1989).
Tại Pháp, trong số các thực phẩm nhiễm S. aureus được ghi nhận trong hai năm
(1999-2000) có các sản phẩm từ sữa (đặc biệt là pho-mát) (32%), thịt (22%), xúc xích
(15%), cá và hải sản (11%), trứng và các sản phẩm từ trứng (11%) hoặc các sản phẩm
khác từ gia cầm (9,5%) (Haeghebaert et al., 2002).
Hennekinne và cộng sự đã thống kê có tới 24 vụ ngộ độc phẩm do tụ cầu liên
quan tới sự hiện diện của các độc tố ruột SEs (Hennekinne et al., 2012).
S. aureus là một tác nhân gây bệnh phổ biến của bệnh viêm vú bò trong đàn bò
sữa. Một số nghiên cứu ước tính rằng S. aureus thường có trong các bể chứa sữa với
31% ở Pennsylvania và 35% trong các mẫu sữa bò ở Louisiana (Haran et al., 2012).
Nghiên cứu từ Argentina (Neder et al., 2011), Brazil (Arcuri et al., 2010), Ireland

(Murphy et al., 2010), và Thổ Nhĩ Kỳ (Unaydin et al., 2011) đã ghi nhận sự hiện diện
của gen mã hóa cho độc tố ruột được tạo ra từ tụ cầu vàng có căn nguyên từ bò. Viêm
bầu vú bò lâm sàng hoặc cận lâm sàng do tụ cầu vàng có thể gây ô nhiễm sữa thông
qua sự bài tiết trực tiếp của các sinh vật trong sữa (Syne et al., 2013) dẫn đến sự thay
đổi lớn về số lượng từ 0 đến 10
8
CFU/ml (Peles et al., 2007). Ví dụ, năm 1999, ở
Brazil bệnh viêm bầu vú bò có nguồn gốc do nhiễm S. aureus đã gây ảnh hưởng đến
328 người tiêu thụ sữa chưa tiệt trùng (Do Carmo et al., 2002). Tương tự như vậy, từ
các bể chứa sữa dê và cừu ở Thụy Sỹ đã phân lập được 293 chủng S. aureus (Scherrer
et al., 2004). Gần đây, S. aureus đã được tìm thấy từ bầu vú của bò bị viêm và từ các
bể chứa sữa được tạo ra từ trang trại bò sữa ở Hungari, điều đó cho thấy rằng S. aureus
Luận văn thạc sỹ sinh học Nguyễn Thị Hoài Thu

K16 – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật 5

từ bầu vú bị nhiễm bệnh có thể gây ô nhiễm cho lượng lớn sữa thu được và sau đó có
thể gây ô nhiễm cho các sản phẩm tạo ra từ sữa (Peles et al., 2007). Tuy nhiên, S.
aureus ô nhiễm trong sữa có thể là do từ môi trường hoặc do quá trình xử lý và chế
biến từ sữa nguyên liệu không tốt (Peles et al., 2007).
Năm 2013, điều tra ô nhiễm vi sinh vật trong các thực phẩm ăn sẵn được sản
xuất tại một nhà máy chế biến lớn ở Trinidad, West Indies thì S. aureus là tác nhân gây
bệnh phổ biến nhất được phát hiện (Syne et al., 2013). Tỷ lệ S. aureus được phát hiện
trong không khí, thực phẩm, và các mẫu môi trường chiếm 27,1% (46/170). Số lượng
của S. aureus tăng lên sau khi xử lý nhiệt, và thực phẩm ăn sẵn có thể bị nhiễm tụ cầu
vàng trong quá trình cắt thái và đóng gói sản phẩm. S. aureus cũng thường xuyên tìm
thấy trên găng tay xử lý thực phẩm (Syne et al., 2013).
Trong báo cáo cho hệ thống giám sát ổ dịch bệnh truyền qua thực phẩm tại Hoa
Kỳ từ 1998-2008 (Bennett et al., 2013) chỉ ra rằng các món ăn từ thịt và gia cầm là
những loại thực phẩm phổ biến nhất (chiếm 55% các dịch bệnh do S. aureus). Thực

phẩm liên quan đến các dịch bệnh do S. aureus thường gặp trong các nhà hàng hoặc
quầy hàng bán đồ ăn nhanh (44%) do sai sót trong khâu chuẩn bị và chế biến thực
phẩm (93%) là những yếu tố phổ biến nhất góp phần vào sự bùng phát dịch bệnh
truyền qua thực phẩm.
Mới đây tại Mỹ có 45% (45/100) các sản phẩm từ thịt lợn và 63% (63/100) các
sản phẩm từ thịt bò được kiểm tra ở Georgia cho kết quả dương tính với S. aureus. Tỷ
lệ S. aureus kháng methicillin là 3% đối với thịt lợn bán lẻ và 4% với thịt bò bán lẻ
(Jackson et al., 2013). Một cuộc kiểm tra khác tại Louisiana (Mỹ) kết quả là phân lập
được 6 chủng tụ cầu vàng kháng methicillin trong số 120 mẫu thịt bán lẻ được kiểm tra
(chiếm 5%), và 39,2% (47/120) mẫu dương tính với bất kỳ loại S. aureus (Pu et al.,
2009). Tỷ lệ nhiễm S. aureus cao chiếm 64,8% (256/395) được phát hiện trên các sản
phẩm từ thịt lợn bán lẻ thu thập từ Iowa, Minnesota và New Jersey của Mỹ (O’Brien et
al., 2012). Các nghiên cứu khác ở Mỹ cũng đã tìm thấy 27 mẫu thịt nhiễm S. aureus
trong tổng số 165 mẫu (Hanson et al., 2011); 71 mẫu nhiễm S. aureus trong 136 mẫu
thịt và gia cầm được kiểm tra (Waters et al., 2011). Những nghiên cứu trên cung cấp
Luận văn thạc sỹ sinh học Nguyễn Thị Hoài Thu

K16 – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật 6

cho chúng ta những hiểu biết sâu sắc rằng việc phân phối thương mại thịt như một
phương tiện tiềm tàng để lưu truyền S. aureus từ các nông trại tới người tiêu dùng.
Như vậy, giữa các nước khác nhau loại thực phẩm dễ nhiễm tụ cầu nhất cũng
khác nhau do thói quen tiêu thụ thực phẩm là không giống nhau (Loir et al., 2003). Ví
dụ, ở Anh và Mỹ, thịt và các sản phẩm từ thịt là những thực phẩm thường gặp trong
các vụ ngộ độc thực phẩm do tụ cầu (Genigeorgis, 1989), ngoài ra thì thịt gia cầm,
salad và bánh cuộn kem cũng khá phổ biến (Minor, Marth, 1972). Ở Pháp, đa số các
loại thực phẩm đều liên quan đến ngộ thực phẩm do tụ cầu nhưng bơ sữa chưa tiệt
trùng thì phổ biến hơn ở các nước Anglo-Saxon, các sản phẩm từ sữa thì tần suất cao ở
các nước khác (De Buyser et al., 2001).
1.1.2. Tại Việt Nam

Theo số liệu từ cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, trong những
vụ dịch được tổng kết từ năm 1997 đến 2002 thì ngộ độc thực phẩm do tác nhân vi
sinh vật chiếm tỷ lệ cao từ 40-45% trong các loại gây ngộ độc, trong số đó có nhiều vụ
được xác định tác nhân là S. aureus (Nguyễn Đỗ Phúc et al., 2003).
Qua các cuộc khảo sát tình hình vệ sinh thức ăn đường phố và các thực phẩm
chế biến sẵn tại các chợ cho thấy mức độ nhiễm S. aureus là rất cao, phù hợp với các
kết quả xét nghiệm trong các vụ ngộ độc tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm
qua. Đáng chú ý hơn cả là ở các mẫu bánh mì thịt nguội là 16/30 mẫu (53%), các mẫu
thịt quay là 18/20 mẫu (90%) (Nguyễn Đỗ Phúc et al., 2003; Nguyễn Lý Hương et al.,
2005).
Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010, cả nước đã ghi nhận 944 vụ ngộ độc thực
phẩm, với 33.168 người mắc và 259 người tử vong. Theo số liệu năm 2012 của Cục
An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, trên toàn quốc có 164 vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó
có 33 người tử vong, nguyên nhân ngộ độc do vi sinh vật gây ra chiếm tỷ lệ cao nhất
(chiếm hơn 45% tổng số vụ ngộ độc). Cũng theo báo cáo này, ở một số địa phương
trong cả nước tỷ lệ thực phẩm nhiễm vi sinh vật gây bệnh như sau: tại Hà Nội (46,7%),
Hải Phòng (76,4%), Đà Lạt (73,7%), Quảng trị (72 - 88%), Kon tum (88 - 100%),
thành phố Hồ Chí Minh (53,8%).
Luận văn thạc sỹ sinh học Nguyễn Thị Hoài Thu

K16 – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật 7

Cũng theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trong năm 2013 cả
nước đã xảy ra 163 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 5000 nạn nhân, trong đó có 28
người tử vong.
Trong báo cáo Sơ kết 6 tháng đầu năm 2014 vừa được Bộ Y tế
2636 người mắc, 2035
người đi viện và 28 trường hợp tử vong. Nguyên nhân ngộ độc là do vi sinh vật, độc tố
tự nhiên là 27 vụ (30%).
Phần lớn các vụ ngộ độc xảy ra với quy mô nhiều người mắc, nguyên nhân ngộ

độc chủ yếu do thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật. Điển hình là vụ ngộ độc tập thể tại
công ty Foremart vào chiều 10/07/2013 là do trong giò bị nhiễm S. aureus làm cho gần
200 người phải vào viện cấp cứu. Trong ngày 15/07/2013 đã xuất hiện vụ ngộ độc
bánh mì ở Phú Yên do dăm bông có độc tố Staphylococcal enterotoxin của S. aureus.
Đại diện Sở Y tế Phú Yên cho biết: Nguyên nhân gây 3 vụ ngộ độc liên tiếp sau khi ăn
bánh mì que của cơ sở Thiện và Tín (Tuy Hòa, Phú Yên) là do thịt dăm bông bị nhiễm
S. aureus. Theo kết quả xét nghiệm của Trung tâm Y tế dự phòng Phú Yên và Viện
Pasteur Nha Trang, mẫu thịt dăm bông của cơ sở trên nhiễm S. aureus với số lượng
5,4.10
4
CFU/g, trong khi ngưỡng cho phép là dưới 10 CFU/g. Căn nguyên gây ngộ độc
là độc tố Staphylococcal enterotoxin của tụ cầu vàng. Hậu quả làm cho 33 người bị
ngộ độc sau khi ăn bánh mì của cơ sở này phải nhập viện cấp cứu. Vào ngày
20/09/2013 ở Hà Giang có 47 học sinh bị ngộ độc nhập viện là do ăn phải thịt lợn
nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng S. aureus ( />nghiem-trong-nam-2013-d26359.html). Gần đây, ngày 1/7/2014, trên địa bàn thành
phố Cẩm Phả đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể của Đội công trình
45.1 của Công ty CP Lilama thuộc Tổng Công ty lắp máy Việt Nam làm 23 người
nhập viện. Nguyên nhân bước đầu được xác định do người chế biến thực phẩm mang
vi khuẩn tụ cầu vàng, trong quá trình chế biến đã lây truyền vi khuẩn vào thực phẩm.
Mới đây nhất là vụ ngộ độc thực phẩm tại gia đình bà Nguyễn Thị Sáng trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh xảy ra vào ngày 1/10 đã làm 6 người mắc và 1 người tử vong. Kết quả
Luận văn thạc sỹ sinh học Nguyễn Thị Hoài Thu

K16 – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật 8

kiểm nghiệm mẫu chất nôn đã phát hiện có vi khuẩn Salmonella và vi khuẩn sinh độc
tố tụ cầu (Staphylococci).
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm có nguyên nhân do vi sinh vật chiếm tỷ lệ
cao từ 32,8% - 55,8% và cao hơn hẳn so với các nguyên nhân khác. Trong đó, S.
aureus được xem là một trong ba tác nhân chính của các vụ ngộ độc thực phẩm ở

nhiều nước chỉ sau Salmonella và Clostridium perfringens (Rosec, Gigaud, 2002;
Normanno et al., 2004).
1.2. Giới thiệu về Staphylococcus aureus
1.2.1. Phân loại
Vi khuẩn tụ cầu vàng thuộc giới Eubacteria, ngành Firmicutes, lớp Cocci, bộ
Bacillales, họ Staphylococcaceae, chi Staphylococcus, loài Staphylococcus aureus.
Tên khoa học: Staphyococcus aureus Rosenbach 1884.
Trên phương diện gây bệnh thì tụ cầu khuẩn được chia làm hai nhóm chính: có
men Coalugase và không có men Coagulase.
Tụ cầu có men Coagulase: Nhờ men coagulase này mà trên môi trường nuôi cấy
có máu, vi khuẩn tạo nên các khuẩn lạc màu vàng. Do vậy vi khuẩn này còn gọi là tụ
cầu vàng.
Tụ cầu không có men Coagulase: Do không có men coagulase nên trên môi
trường nuôi cấy có máu, khuẩn lạc có màu trắng ngà. Trên lâm sàng thường gọi các vi
khuẩn này là tụ cầu trắng.
Phân loại tụ cầu dựa trên kháng nguyên: Các tụ cầu có nhiều loại kháng
nguyên: protein, polysaccharid, acid teichoic của vách tế bào vi khuẩn. Nhưng dựa vào
kháng nguyên, việc định loại vi khuẩn rất khó khăn.
Phân loại tụ cầu dựa trên phage (phage type): tụ cầu được phân vào các nhóm I,
II, III, IV. Đây là phương pháp sử dụng nhiều trong phân loại S. aureus.
1.2.2. Hình thái, đặc điểm sinh hóa
Hình dạng và kích thước:
Luận văn thạc sỹ sinh học Nguyễn Thị Hoài Thu

K16 – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật 9

S. aureus thuộc giống Staphylococcus, do đó mang những tính chất chung của
Staphylococcus. S. aureus là những vi khuẩn hình cầu, không di động, gram dương,
đường kính 0,5-1,5 µm, tế bào xếp thành hình chùm nho, không di động (Hình 1.1).
Thành tế bào kháng với lysozyme và nhạy với lysotaphin, một chất có thể phá hủy cầu

nối pentaglycin của tụ cầu.

Hình 1.1. Hình ảnh các vi khuẩn S. aureus dưới kính hiển vi điện tử
(Nguồn:
Đặc điểm sinh hóa:
S. aureus là những vi khuẩn hiếu khí hay kị khí tùy nghi, có catalase phân giải
oxy già giải phóng oxy và nước. S. aureus cho phản ứng đông huyết tương dương tính
do chúng tiết ra enzym coagulase. Đây được xem là tính chất đặc trưng của S. aureus,
là tiêu chuẩn để phân biệt S. aureus với các tụ cầu khác. Có hai dạng coagulase:
coagulase “cố định” (“bound” coagulase) gắn vào thành tế bào và coagulase “tự
do”(“free” coagulase) được phóng thích khỏi thành tế bào. Có hai phương pháp để
thực hiện thử nghiệm coagulase là thực hiện trên lam kính và trong ống nghiệm.
Phương pháp lam kính giúp phát hiện những coagulase “cố định” bằng cách phản ứng
trực tiếp với fibrinogen, phương pháp ống nghiệm phát hiện những coagulase “tự do”
bằng phản ứng gián tiếp với fibrinogen qua cộng hợp với những yếu tố khác trong
huyết tương tạo thành từng khối hay thành cục (Collins et al., 1995).
Ngoài ra, chúng còn cho phản ứng DNAse, phosphatase dương tính, có khả
năng lên men và sinh acid từ manitol, trehalose, sucrose. Tất cả các dòng S. aureus đều
Luận văn thạc sỹ sinh học Nguyễn Thị Hoài Thu

K16 – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật 10

nhạy với Novobicine, có khả năng tăng trưởng trong môi trường chứa đến 15% muối
NaCl (Trần Linh Thước, 2002).
Một số dòng S. aureus có khả năng gây tan máu trên môi trường thạch máu,
vòng tan máu phụ thuộc vào từng chủng nhưng chúng đều có vòng tan máu hẹp hơn so
với đường kính khuẩn lạc. Hầu hết các dòng S. aureus đều tạo sắc tố vàng, nhưng các
sắc tố này ít thấy khi quá trình nuôi cấy còn non mà thường thấy rõ sau 1-2 ngày nuôi
cấy ở nhiệt độ phòng. Sắc tố được tạo ra nhiều hơn trong môi trường có hiện diện
lactose hay các nguồn hidrocacbon khác mà vi sinh vật này có thể bẻ gãy và sử dụng

(Collins et al., 1995).
Trên môi trường BP (Baird Parker), khuẩn lạc đặc trưng của S. aureus có màu
đen nhánh, bóng, lồi, đường kính 1-1,5 mm, quanh khuẩn lạc có vòng sáng rộng 2-5
mm (do khả năng khử potassium tellurite K
2
TeO
3
và khả năng thủy phân lòng đỏ trứng
của lethinase) (Sande, McKillip, 2002). Trên môi trường MSA (Manitol salt agar) hay
còn gọi là môi trường Chapman, khuẩn lạc tròn, bờ đều và lồi, màu vàng nhạt đến
vàng đậm và làm vàng môi trường xung quanh khuẩn lạc (do lên men đường manitol)
(Sande, McKillip, 2002).
Điều kiện tăng trưởng:
S. aureus thuộc loại dễ nuôi cấy, phát triển ở dải nhiệt độ rộng (7
o
C đến 48
o
C,
khoảng nhiệt độ tối ưu là 30
o
C đến 37
o
C) (Schmitt et al., 1990), pH (4,2 đến 9,3 và tối
ưu là 7 đến 7,5) (Bergdoll, 1989), và nồng độ muối NaCl lên đến 15%. S. aureus là
sinh vật chịu khô, nó có thể sống sót trong môi trường khô và khắc nghiệt, như trong
mũi người, trên da và trên bề mặt các vật vô tri vô giác như quần áo (Chaibenjawong,
Foster, 2011). Những đặc tính này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi
khuẩn tụ cầu vàng trong thực phẩm (Loir et al., 2003). S. aureus có thể tồn tại trên tay
và trên bề mặt môi trường trong một khoảng thời gian dài sau khi tiếp xúc
(Kusumaningrum et al., 2002).

Khả năng đề kháng:
S. aureus có khả năng đề kháng với nhiệt độ và hóa chất cao hơn các vi khuẩn
có nha bào khác.
Luận văn thạc sỹ sinh học Nguyễn Thị Hoài Thu

K16 – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật 11

S. aureus cũng có thể gây bệnh sau một thời gian dài tồn tại ở môi trường.
Sự kháng kháng sinh của tụ cầu vàng là một đặc điểm rất đáng chú ý. Hầu hết
các dòng S. aureus kháng với nhiều loại kháng sinh khác nhau. Một vài dòng kháng
với tất cả các loại kháng sinh ngoại trừ vancomycin, và những dòng này ngày càng
tăng. Những dòng MRSA (Methicilin resistant Staphylococcus aureus) rất phổ biến và
hầu hết các dòng này cũng kháng với nhiều kháng sinh khác. Trong phòng thí nghiệm,
người ta đã tìm thấy plasmid kháng vancomycin ở Enterococcus faecalis có thể chuyển
sang S. aureus, và người ta nghĩ rằng việc chuyển này có thể xảy ra ngoài tự nhiên,
trong đường tiêu hóa chẳng hạn. Ngoài ra, S. aureus còn kháng với chất khử trùng và
chất tẩy uế (Todar, 2005).
Từ khi sử dụng penicillin vào những năm 1940, tính kháng thuốc đã hình thành
ở tụ cầu trong thời gian rất ngắn. Nhiều dòng hiện nay đã kháng với hầu hết kháng
sinh thông thường, và sắp tới sẽ kháng cả những kháng sinh mới. Thật sự là trong hai
năm gần đây, việc thay thế kháng sinh cũ bằng vancomycin đã dẫn đến sự gia tăng các
dòng kháng vancomycin VRSA (Vancomycin Resistant Staphylococcus aureus)
(Todar, 2005).
1.2.3. Các độc tố của Staphylococcus aureus
Tụ cầu vàng sản sinh ra 11 độc tố (bảng 1.1, hình 1.2): độc tố gây hội chứng sốc
nhiễm độc (TSST-Toxic shock syndrome toxin); độc tố hemolysin (alpha, beta, delta),
độc tố exfoliatin hay độc tố epidermolitic; độc tố alpha; độc tố bạch cầu (leucocidin);
ngoại độc tố sinh mủ (pyrogenic); dung huyết tố (hemolysin hay staphylolysin);
fribrinolysin (staphylokinase); catalase, coagulase; hyaluronidase; β–lactamase, một
số enzym (Tnase, Dnase, FAME)… và 20 độc tố ruột (từ SEA đến SEE, từ SEG đến

SER và SEU) (Martin et al., 2004).
Bảng 1.1. Các độc tố của S. aureus
Protein
Hoạt tính sinh học
TSST-1
Gây ra hội chứng sốc độc tố
Siêu kháng nguyên cảm ứng hoạt tính phân
bào đối với các tế bào T
Luận văn thạc sỹ sinh học Nguyễn Thị Hoài Thu

K16 – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật 12

Exfloliative exotoxin (ETA, ETB)
Trệu chứng tụ cầu làm bong vảy
Gây ra phỏng da ở trẻ sơ sinh, gây chốc lở ở
cả trẻ em và người lớn
Có hoạt tính siêu kháng nguyên
Độc tố sinh mủ (pyrogenic)
Protein ngoại độc tố này có tác dụng sinh mủ
và phân bào lymphocyte, đồng thời nó làm
tăng nhạy cảm với nội độc tố như gây shock,
hoại tử gan và cơ tim
Độc tố đường ruột
Gây nôn mửa và tiêu chảy, thường xảy ra ở
các vụ ngộ độc thực phẩm
Fribrinolysin(enzym
Staphylokinase)
Hoạt hóa plasminogen gọi là staphylokinase
Phá hủy fibrin.
Là một enzym đặc trưng cho các chủng gây

bệnh ở người trong các cục máu và gây vỡ
các cục máu này tạo nên tắc mạch.
α-toxin (α - hemolysin)
Độc tố tạo lỗ làm tan bào
β - toxin
Trung hòa sphingomyelinase
Hoạt động như một dạng C photphatase, qua
đó thủy phân sphingomyelinto thành
photphorylcholine và creamide
δ- toxin
Chất bề mặt với các tế bào khác nhau: hồng
cầu, bạch cầu và protoplas vi khuẩn
γ - toxin

Độc tố 2 thành phần
Làm tan tế bào hồng cầu và bạch cầu
Có thể tạo nên các tổ hợp hoạt động với các
thành phần Panton-Valentine leukocidin
Gây ra hoại tử nhẹ ở da thỏ, chuột, có thể gây
chết thỏ
Panton – Valentine leukocidin
Làm tan các tế bào bạch cầu

×