Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Đánh giá thực trạng hư hỏng mặt đường có xe buýt trong địa bàn thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 18 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC PHƯƠNG
CHUYÊN ĐỀ
Đề tài: Đánh giá thực trạng hư hỏng mặt đường có xe buýt trong địa
bàn thành phố Hà Nội.
KHUÔNG MẠNH TÙNG 1 LỚP: CTGTCC – K50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC PHƯƠNG
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết và nhiệm vụ của đề tài
Như chúng ta biết giao thông công cộng hiện nay đang là vấn đề được các cơ
quan hữu trách ở các thành phố nói chung và ở Thủ đô Hà Nội nói riêng đặc biệt
quan tâm trong khi các phương tiện giao thông cá nhân tham gia lưu thông với mật
độ dày đặc trong thành phố. Loại hình giao thông công cộng được chú trọng nhất
hiện nay là ô tô buýt, đây là phương tiện vận tải công cộng đơn giản nhất, cơ động,
thay đổi tuyến dễ dàng, chi phí ban đầu ít, có thể tổ chức vận tải tốc hành. Để phát
huy được những mặt tích cực mà ô tô buýt đem lại thì cần phải có một mạng lưới
đường giao thông phát triển hợp lý, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản nhất của
một mạng lưới đường như: liên hệ tốt giữa các khu vực trong thành phố và các
vùng phụ cận, thuận tiện cho hành khách lên xuống, rút ngắn thời gian đi lại, điều
kiện chạy xe an toàn, êm thuận…
Tuy nhiên tình hình mạng lưới giao thông công cộng thành phố Hà Nội hiện
nay còn nhiều khó khăn như: đường dành riêng cho ô tô buýt còn quá ít, đặc biệt là
chất lượng đường xuống cấp nghiêm trọng, các hư hỏng phát sinh nhanh gây ảnh
hưởng đến điều kiện chạy xe, giảm khả năng khai thác đường.
Chính bởi nguyên nhân đó, đề tài được đưa ra với nhiệm vụ theo dõi những hư
hỏng phát sinh trên bề mặt đường xe buýt trong thành phố Hà Nội, tìm ra
nguyên nhân gây ra hư hỏng kết cấu. Từ đó đề ra các hướng giải quyết khắc phục hư
hỏng, nâng cao điều kiện giao thông công cộng của thành phố.
2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về phương pháp theo dõi chất lượng mặt đường xe buýt, phát
hiện những hư hỏng, nguyên nhân gây ra hư hỏng và ảnh hưởng của những hư
hỏng đó đến chất lượng giao thông , những biện pháp tăng cường và sửa chữa hư


hỏng của mặt đường xe buýt.
Đề tài đi sâu nghiên cứu chất lượng mặt đường trên một số tuyến đường điển
hình trong Thành phố Hà Nội.
3.Mục đích của đề tài
Đề tài nhằm theo dõi hiện trạng của mặt đường xe buýt, các dạng hư hỏng
chính và tìm ra nguyên nhân gây hư hỏng, từ đó đưa các biện pháp khắc phục sửa
chữa và có cách điều chỉnh để xây dựng các tuyến đường xe buýt tiếp theo đạt hiệu
quả cao.
KHUÔNG MẠNH TÙNG 2 LỚP: CTGTCC – K50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC PHƯƠNG
4.Phương pháp nghiên cứu
- Tổng kết tài liệu về các dạng hư hỏng phổ biến của mặt đường, nguyên
nhân gây ra hư hỏng và các cách khắc phục.
- Theo dõi và đánh hiện trạng của mặt đường xe buýt Thành phố Hà Nội
trong quý III năm 2010 và quý I năm 2011.
- So sánh tình hình hư hỏng giữa các mặt đường xe buýt ở những điểm khác
nhau, giữa mặt đường xe buýt với mặt đường ô tô thông thường.
5.Cấu trúc của đề tài
Chương 1: Thực trạng hư hỏng mặt đường có xe buýt trong thành phố Hà Nội
Chương 2: Đánh giá mức độ hư hỏng bề mặt đường
Chương 3: Giải pháp nâng cấp cải tạo chất lượng bề mặt đường
Chương 4: Kết luận và kiến nghị
KHUÔNG MẠNH TÙNG 3 LỚP: CTGTCC – K50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC PHƯƠNG
CHƯƠNG 1:
THỰC TRẠNG HƯ HỎNG MẶT ĐƯỜNG CÓ XE BUÝT TRONG THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
1.1.Các dạng hư hỏng thường gặp và nguyên nhân hư
h
ỏng

1.1.1. Vỡ mép
đư

ng
Vỡ mép đường hay còn gọi là cóc gặm là hư hỏng kết cấu mặt đường dọc
theo mép đường.
Các nguyên nhân chủ yếu là do lề đường bị xói mòn, đặc biệt là khi lề thấp
hơn mặt đường tạo thành nấc, do nước gây ra, do đầm không kỹ hoặc do đường quá
hẹp nên phương tiện giao thông thường xuyên phải đi lấn lên lề.
Nếu hư hỏng không được sữa chữa kịp thời sẽ làm mặt đường hư
hỏng nhanh vào mùa mưa,đường hẹp sẽ gây nguy hiểm cho các phương tiện giao
thông.
Hình 1: Vỡ mép đường
1.1.2. Mặt đường bị
nứt
Mặt đường bị nứt là khi trên mặt đường xuất hiện các đường nứt với các hình
dạng và mức độ khác nhau.
a. Nứt lớn (bề rộng vết nứt > 5mm)
Các vết nứt lớn xuất hiện dưới các dạng nứt dọc, nứt ngang, nứt parabol, nứt
chéo. Các vết nứt rộng trên lớp vật liệu, xuất hiện do quá tải, do vật liệu mỏi hoặc
cường độ kém.
KHUÔNG MẠNH TÙNG 4 LỚP: CTGTCC – K50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC PHƯƠNG
Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng vật liệu kém, độ dày mặt
đường thiếu, hoặc do hỗn hợp nhiều chất kết dính, mềm, độ liên kết kém giữa lớp
mặt và lớp móng.
Nếu hư hỏng không sữa chữa kịp thời sẽ làm giảm cục bộ hoặc hoàn toàn
chất lượng kết câu mặt đường.
- Nứt ngang phát sinh chủ yếu là do sự thay đổi nhiệt độ trong mặt đường,
các ứng suất nhiệt lớn phát sinh làm vật liệu nứt nẻ

Hình 2: Nứt ngang mặt đường
- Nứt dọc theo dọc vết bánh xe phát sinh chủ yếu là do đất móng yếu,
quá ẩm ướt , hoặc từng lớp vật liệu trong kết cấu mặt đường không đủ cường
độ, hoặc do xe có tải trọng quá lớn chạy qua hoặc do chiều dày mặt đường
không đủ.
Hình 3: Nứt dọc
KHUÔNG MẠNH TÙNG 5 LỚP: CTGTCC – K50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC PHƯƠNG
- Các đường nứt chéo phát sinh chủ yếu là do đất nền đầm nén không kỹ,
thường thấy trên mặt đường ở chỗ nền đất cao trên các cống.
b. Nứt lưới (nứt da cá s

u)
Nứt lưới là kết quả phát triển của các loại đường nứt riêng rẽ nói trên. Lưới
đường nứt có hình dạng bất kì nhưng các đường nứt nối liền nhau và gần nhau.
Các nguyên nhân gây hư hỏng là do chất lượng vật liệu kém, hoặc trình độ
tay nghề kém, hoặc chiều dày mặt đường không đủ, các vết nứt lớn không được sữa
chữa kịp thời.
Nếu các vết nứt lưới không được sữa chữa kịp thời sẽ làm mất lớp mặt và
sau đó ổ gà có thể phát triển tạo ra các điểm lún cục bộ và dẫn đến giảm chất lượng
kết cấu mặt đường.
Hình 4: Nứt da cá sấu
1.1.3. Mặt đường bị bong
tróc
Mặt đường bị bong bật lớp láng mặt (đá nhỏ và chất kết dính) khỏi mặt
đường do độ liên kết kém giữa lớp láng và lớp mặt đường phía dưới.
Nguyên nhân của hiện tượng bong bật là do độ liên kết kém giữa lớp láng và
lớp mặt đường phía dưới, hoặc do dùng đá bẩn để láng mặt, đá nhỏ chưa chèn sâu
xuống mặt đường, hoặc chất kết dính không đủ hoặc tưới không đồng đều.
Nếu không sữa chữa kịp thời sẽ làm bong bật lớp mặt.

KHUÔNG MẠNH TÙNG 6 LỚP: CTGTCC – K50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC PHƯƠNG
Hình 5: Bong tróc mặt đường
1.1.4. Mặt đường bị ổ g
à
Mặt đường bị ổ gà khi trên bề mặt xuất hiện những vết lõm nông sâu khác
nhau, nhỏ hình chiếc bát (có đường kính < 1m ) có cạnh sắc và mép thẳng đứng.
Mất nhiều đá nhỏ ở lớp mặt do vậy thường làm lộ lớp móng trên và móng dưới.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng ổ gà là do chất lượng mặt đường kém, bị
thấm nước, hoặc mất vật liệu do giao thong gây ra, hoặc do nứt lưới hay các điểm
lún không được xử lý kịp thời.
Nếu các chỗ ổ gà không được sữa chữa kịp thời sẽ nó sẽ phát triển thành ổ gà
có diện tích rộng hơn và sâu xuống các lớp dưới.
KHUÔNG MẠNH TÙNG 7 LỚP: CTGTCC – K50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC PHƯƠNG
Hình 6: Ổ gà trên mặt đường
1.1.5. Mặt đường bị lún vệt
bánh
Trên lớp mặt đường có những chỗ lún lõm vào tạo ra vết lún dài trên mặt
đường dọc theo vệt bánh xe.
Hiện tượng này sinh ra chủ yếu do vật liệu làm đường nhựa trở nên quá dẻo
khi nhiệt độ mặt đường lên cao, hoặc do cường độ mặt đường không thích hợp với
lưu lượng giao thông, do tải trọng của xe cộ. Thường gặp ở những chỗ đỗ xe bến
xe, chỗ giao nhau.
Nếu không sữa chữa kịp thời nước sẽ đọng. thấm xuống mặt đường và sẽ
làm tăng nhanh độ lún vệt bánh xe, dẫn đến tình trạng nứt nghiêm trọng mặt đường
và sau đó làm vỡ mặt đường.
KHUÔNG MẠNH TÙNG 8 LỚP: CTGTCC – K50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC PHƯƠNG
Hình 7: Lún hằn vệt bánh xe

1.1.6. Mặt đường bị lún lõm (chiều sâu từ 30 mm đến 120
mm)
Đây là hiện tượng mặt đường bị lún lõm cục bộ, lẻ tẻ với kích thước hạn chế,
thường là dọc theo các vết bánh xe.
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng lún lõm là do vật liệu lớp móng, mặt
đường hoặc nền đất không được đầm nén theo yêu cầu và có sự lèn xếp lại vật liệu
trong quá trình chạy xe, hoặc cường độ kết cấu mặt đường không thích hợp, do tính
ổn định của lớp mặt nhựa.
Nếu lún lõm không xử lý kịp thời thì mức độ lún lõm sẽ tăng nhanh, liên tục
trong mùa mưa, làm đọng nước trên mặt đường và gây tình trạng mặt đường bị vỡ
nếu như nước thấm xuống dưới mặt đường. Làm tăng độ xóc khi chạy xe, gây mất
an toàn giao thong khi độ lún lõm mặ quá nhiều.
KHUÔNG MẠNH TÙNG 9 LỚP: CTGTCC – K50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC PHƯƠNG
Hình 8: Lún lõm mặt đường
1.1.7. Cao su mặt đ
ư
ờng
Đây là hiện tượng mặt đường bị biến dạng lớn và rạn nứt dưới tác dụng của
bánh xe. Khi có tải trọng xe thì lún võng xuống, khi xe đi qua lại đàn hồi trở lại gần
như cũ. Kết cấu mặt đường dần dần sẽ bị phá vỡ một phần hay hoàn toàn, đôi khi
bùn đất và mặt nhựa bị trồi lên.
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng cao su là đất nền đường yếu do trước
đây đầm lèn không đạt độ chặt yêu cầu, hoặc do nước ngầm hoạt động mạnh, hoặc
do kết cấu áo đường mỏng không đủ khả năng chịu lực dưới tác dụng của tải trọng
xe ( nhất là xe nặng ), qua quá trình trùng phục dẫn đến kết cấu bị phá hoại.
Nếu không sữa chữa kịp thời mức độ cao su sẽ tăng nhanh, liên tục trong
mùa mưa và gây tình trạng mặt đường bị vỡ nếu như nước thấm xuống mặt đường,
gây mất an toàn giao thông.
KHUÔNG MẠNH TÙNG 10 LỚP: CTGTCC – K50

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC PHƯƠNG
Hình 10: Hiện tượng cao su mặt đường
1.1.9. Hư hỏng nắp hố
ga
Đây là hiện tượng mặt đường tiếp giáp với vị trí nắp hố ga bị hư hỏng, có thể
làm cho kết cấu mặt đường bị lún sụp, bong tróc vậy liệu, nứt nẻ.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong quá trình thi công nắp hố ga
không đảm bảo kỹ thuật, xử lý chỗ tiếp giáp giữa kết cấu mặt đường và nắp hố ga
không tốt làm mất tính đồng nhất của mặt đường. Dưới tác dụng của tải trọng xe
chạy chỗ tiếp giáp bị phá hủy.
Hình 11: Hiện tượng hư hỏng nắp hố ga
KHUÔNG MẠNH TÙNG 11 LỚP: CTGTCC – K50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC PHƯƠNG
1.2.Kết luận các dạng hư hỏng
- Vỡ mép đường
- Mặt đường bị nứt
+ Nứt dọc
+ Nứt ngang, chéo
+ Nứt da cá sấu
- Mặt đường bị bong tróc
- Mặt đường bị ổ gà
- Mặt đường bị lún vệt bánh xe
- Mặt đường bị lún lõm
KHUÔNG MẠNH TÙNG 12 LỚP: CTGTCC – K50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC PHƯƠNG
CHƯƠNG 2:
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HƯ HỎNG BỀ MẶT ĐƯỜNG
Trong quá trình sử dụng mặt đường, do tác dụng trùng phục của xe chạy và
của các nhân tố tự nhiên nên tính năng sử dụng của nó bị xấu đi liên tục, kết cấu
mặt đường dần xuất hiện các hiện tượng biến dạng và cuối cùng đi tới trạng thái hư

hỏng. Để có căn cứ quyết định các biện pháp bảo dưỡng sửa chữa và tiến hành thiết
kế tăng cường hoặc cải tạo, cần phải tiến hành điều tra phân tích tình trạng mặt
đường hiện có, thông qua việc đánh giá các mặt sau: chất lượng chạy xe của mặt
đường, năng lực chống trơn trượt và năng lực chịu tải của kết cấu mặt đường.
Tuy nhiên mặt đường thường được theo dõi về các khía cạnh như tình trạng
bề mặt, cường độ vật liệu, chất lượng xe chạy (thể hiện qua độ gồ ghề của mặt
đường), mức độ biến dạng (vệt lún bánh xe), tình trạng độ ẩm tại chỗ và độ lún
(liên quan đến cường độ mặt đường).
3.1. Đánh giá tình
trạng
của mặt
đư
ờng
Khảo sát bằng mắt thường kết hợp sử dụng các quy trình tiêu chuẩn nhằm
ghi lại những thay đổi về tình trạng mặt đường. Có thể sử dụng những thông tin
khảo sát được bằng mắt thường để chẩn đoán cơ chế xuống cấp mặt đường. Điều
này giúp ta tiến hành đánh giá một cách tốt hơn các cơ chế xuống cấp khác nhau.
Thông tin về tình trạng mặt đường được thu thập thành các đoạn 5m theo các
tiêu chí như loại nứt và quy mô nứt cũng như những loại hư hỏng khác như: ổ gà,
lượn sóng, cóc gặm, xói lở. Thông tin được ghi vào các bảng biểu mẫu khảo sát
hiện trường tiêu chuẩn sử dụng các mã số mặc định.
3.2. Kết quả khảo
sát
Kết quả khảo sát được tổng hợp lại trong phụ lục.
KHUÔNG MẠNH TÙNG 13 LỚP: CTGTCC – K50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC PHƯƠNG
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP NÂNG CẤP CẢI TẠO BỀ MẶT ĐƯỜNG
1.Các biện pháp giảm thiểu và phòng ngừa hư hỏng mặt đường BTN
Trên cơ sở các tính chất của BTN, các điều kiện làm việc của mặt đường,

chúng tôi đã tiến hành phân tích, đánh giá nguyên nhân của các dạng hư hỏng và
đề xuất một số các biện pháp giảm thiểu mức độ hư hỏng.
1.1. Biện pháp hạn chế mặt đường BTN bị trượt:
- Thiết kế chiều dày lớp BTN phù hợp.
- Dùng nhựa có độ kim lún nhỏ hoặc dùng phụ gia tăng dính.
- Dùng bột khoáng có độ mịn cao, tương tác tốt với nhựa.
- Thiết kế hỗn hợp BTN có hàm lượng đá dăm cao, hàm lượng nhựa hợp lý.
- Xử lý liên kết giữa lớp BTN và tầng móng tốt.
1.2. Biện pháp nâng cao tính ổn định nước của BTN:
- Thiết kế mặt đường đủ độ dốc để thoát nước mặt nhanh.
- Thiết kế hỗn hợp có độ chặt cao, độ rỗng nhỏ.
- Thiết kế hỗn hợp BTN có hàm lượng nhựa hợp lý, phù hợp với các điều
kiện thực tế(điều kiện về vật liệu địa phương, điều kiện về khí hậu, nền móng ).
- Lựa chọn cốt liệu đá , nhựa; gia công hỗn hợp hợp lý để đảm bảo sự hấp
phụ giữa nhựa & cốt liệu là hấp phụ hoá học.
- Sử dụng phụ gia tăng dính.
1.3. Biện pháp hạn chế mặt đường BTN biến dạng, nứt nẻ:
- Thiết kế hỗn hợp có hàm lượng nhựa hợp lý, khả năng biến dạng, khả
năng chịu kéo khi uốn cao; dùng nhựa đặc biệt.
- Xây dựng tầng móng, nền đất có chất lượng tốt, đồng đều, độ lún nhỏ,
khả năng chống biến dạng lớn.
- Không sử dụng các loại vật liệu chứa bụi sét.
KHUÔNG MẠNH TÙNG 14 LỚP: CTGTCC – K50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC PHƯƠNG
- Tìm mọi biện pháp cải thiện chế độ thuỷ nhiệt của nền - mặt đường(xử lý
thoát nước tốt cho mặt đường, làm tầng móng cách nước, hạ mực nước ngầm ).
2.Biện pháp khắc phục hư hỏng mặt đường phổ biến
2.1.Gồ ghề
- Diện tích nhỏ, cục bộ: bóc bỏ mặt đường bị gồ ghề và vá lại.
- Diện tích lớn: bóc bỏ phần mặt bị hư hỏng và thảm lại.

2.2.Chảy nhựa
- Bổ sung lớp cát để thấm lượng vượt quá của chất liên kết asphalt.
- Gạt bỏ lượng nhựa thừa với máy san hoặc loại bỏ với máy bào. Nếu bề mặt quá gồ
ghề có thể thảm lại mặt.
2.3.Ổ gà
- Cách khắc phục là đào đi và làm lại (bao gồm cả nền đường và mặt đường).
2.4.Vệt xe
- Thông thường những vệt nún nhẹ (chiều sâu nhỏ hơn 1/3 inchs) có thể để không cần
xử lý.
- Mặt đường với vệt nún sâu hơn có thể được san bằng và thảm lại.
2.5.Gấp nếp
- Khu vực nhỏ và cục bộ: đào bỏ mặt đường biến dạng rồi vá lại.
- Khu vực lớn: đào bỏ phần mặt đường hư hỏng và thảm lại mặt.
2.6.Nứt dọc, ngang, khối
- Vết nứt nhỏ (bề rộng nhỏ hơn ½ inchs và rời rạc): dùng vật liệu lấp đầy để ngăn cản
hơi ẩm vào trong lớp móng qua vết nứt.
- Vết nứt rộng (bề rộng lớn hơn ½ inchs và liên tục): bỏ và thay thế lớp mặt đường bị
nứt, thảm lại mặt đường.
- Cải thiện khả năng thoát nước
2.7.Vỡ mép đường
- Chèn và lấp đầy vết nứt
- Gia cường bằng cách thảm lại mặt hoặc xây dựng lại
- Mở rộng làn và tăng sự ổn định của lề đường
KHUÔNG MẠNH TÙNG 15 LỚP: CTGTCC – K50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC PHƯƠNG
2.8.Lõm mặt đường
- Cách sửa chữa loại hư hỏng này là đào bỏ những phần mặt đường bị ảnh hưởng, sau
đó đào và thay thế phần nền đường bị yếu, vá lại phần nền đường sửa chữa
KHUÔNG MẠNH TÙNG 16 LỚP: CTGTCC – K50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC PHƯƠNG

CHƯƠNG 4:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết Luận
Qua một thời gian nghiên cứu và khảo sát chúng tôi đã rút ra một số kết luận
như sau:
• Khu vực phố cổ:
Các dạng hư hỏng chính thường gặp như:
- Nứt từ 3.9%-50%.
- Ổ gà từ 9.6%-92.9%.
- Bong bật từ 2.7%-100%.
- Tình trạng thoát nước mặt bị cản trở do đọ dốc ngang hoặc do
CNV đặc biệt từ 11.5% đến 7.4%, thoát nước rãnh có hiện tượng đọng
nước do trắc dọc hoặc do hỏng tấm đan từ 2.7%-85.7%
Các tuyến hư hỏng nặng nhất là Lương Văn Can và Hàng Vôi.
• Khu phố cũ:
Hư hỏng nặng nhất là bong bật mặt đường điển hình như ở các tuyến
đường Đội Cấn và Ngô Quyền (90%-100% bong bật từ 0%-10% diện tích
khảo sát) ; vỡ mép đường điển hình như ở các tuyến Kim Mã, Hai Bà Trưng,
Trần Khánh Dư ( 90%-100%); tình trạng thoát nước rãnh có hiện tượng đọng
nước do trắc dọc cống chiếm từ 4.8%-85%.
• Vùng đệm:
Hư hỏng nặng nhất là nứt điển hình là ở Cầu Giấy (65% bị nứt); hiện
tượng lún xảy ra điển hìn ở tuyến Nguyễn Khánh Toàn ( 35% lún 35mm);
bong bật mặt đường xảy ra ở tuyến Chùa Bộc, Nguyễn Trãi, Thái Thịnh,
Nguyễn Khánh Toàn, Xuân Thủy; vỡ mép đường xảy ra ở các tuyến Thái
Thịnh Nguyễn Trãi; tình trạng thoát nước kém xảy ra ở tuyến Huỳnh Thúc
Kháng, tình trạng thoát nước rãnh có hiện tượng đọng nước do trắc dọc ở
Nguyễn Văn Cừ (72.5%), Nguyễn Trãi (68%-90%), Xuân Thủy, Nguyễn
Khánh Toàn (95%).
4.2. Kiến nghị

- Tiến hành điều tra theo dõi thường xuyên, định kỳ, đột xuất và các kiểm tra
đặc biệt chất lượng bề mặt đường.
- Các cơ quan chức năng cần có các chủ trương, đề án theo dõi, khảo sát
đánh giá mức độ hư hỏng bề mặt mặt đường nhằm thu thập số liệu đánh giá và đề
ra giải pháp duy tu bảo dưỡng hợp lý và kịp thời.
KHUÔNG MẠNH TÙNG 17 LỚP: CTGTCC – K50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC PHƯƠNG
- Nghiên cứu các giải pháp thiết kế, thi công và quản lý khai thác đường
nhằm nâng cao chất lượng đường cũng như tổ chức giao thông có hiệu quả tốt nhất.
KHUÔNG MẠNH TÙNG 18 LỚP: CTGTCC – K50

×