Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

luận văn quản trị nhân lực Công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực tại Chi Nhánh Công ty TNHH Lotteria Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 54 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
LỜI MỞ ĐẦU

Nguồn nhân lực là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ một tổ chức nào và nó
có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của tổ chức.
Nguồn nhân lực là một lợi thế cạnh tranh hàng đầu giúp Doanh nghiệp tồn tại, đứng
vững và phát triển trên thị trường.
Nhận thức được vai trò của nguồn nhân lực đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh, Chi Nhánh Công ty TNHH Lotteria luôn quan tâm đến công tác tuyển dụng và
đào tạo nguồn nhân lực và công ty đã gặt hái được những thành công và ngày càng
phát triển tại thị trường Việt Nam chính vì thế em đã quyết định đi sâu tìm hiểu chọn
đề tài: “Công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực tại Chi Nhánh Công ty
TNHH Lotteria Việt Nam”. Chuyên đề em đã trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về Chi Nhánh Công ty Lotteria
Chương 2: Thực trạng công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực tại Chi Nhánh
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện hoạt động tuyển dụng và đào tạo
nguồn nhân lực của Chi Nhánh công ty TNHH LotteriaViệt Nam
Chuyên đề đã hoàn thành và qua đây em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn
Ngọc Huyền, Giám Đốc Chi Nhánh và các anh chị làm tại văn phòng quản lý của Chi
Nhánh Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc sẽ vẫn có nhiều điều chưa biết rất
mong các Thầy, các Cô và bạn đọc đóng góp ý kiến để đề tài có chiều sâu và hoàn
thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
SV: Lê Huy Tuyến
Lớp: QTKD TH A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
Chương 1. Khái quát chung về Chi Nhánh Công ty LOTTERIA
1) Lịch sử hình thành và phát triển của Chi Nhánh


Là một nhãn hiệu thức ăn nhanh xuất phát từ Nhật Bản, nay đã có mặt ở nhiều
nước Đông Á, Lotteria là một công ty con của Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc). Lotteria là
hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh nội địa đầu tiên của Hàn Quốc được thành lập vào
năm1979. Tính đến nay có tổng cộng 1.577cửa hàng Lotteria được mở trên toàn cầu.

Đến với Việt Nam cửa hàng Lotteria đầu tiên được khai trương tại thành phố
Hồ Chí Minh sau đó phát triển ra cả nước.
Hà Nội, khai trương cửa hàng đầu tiên vào năm 1998 tại 41- Thái Hà- Đống
Đa- Hà Nội.
Với tên giao dịch: Chi Nhánh công ty TNHH Lotteria Việt Nam.
Mã số thuế là: 0300644051-002.
Văn phòng đại diện đầu tiên tại 41- Thái Hà- Đống Đa- Hà Nội.
Hiện nay chuyển trụ sở về: 23- Đại Cồ Việt- Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội.
Điện thoại: 0435378140 Fax: 0435378465
Website: Lotteria.com.vn
SV: Lê Huy Tuyến
Lớp: QTKD TH A
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
Theo đà phát triển đến nay Chi Nhánh công ty Lotteria đã đang là một trong
những thương hiệu thức ăn nhanh gần gũi với người dân Hà Nội với hơn 20 cửa hàng
phân bố tại khu vực.

Lotteria Đại Cồ Việt
Danh sách 20 cửa hàng thuộc Chi Nhánh Lotteria Hà Nội
Stt Tên các cửa hàng thuộc Chi Nhánh Hà Nội
1 Lotteria Thái Hà
2 Lotteria Phạm Ngọc Thạch
3 Lotteria Parkon

4 Lotteria Trần Duy Hưng
5 Lotteria Kim Mã
6 Lotteria Cầu Giấy
7 Lotteria Đại Cồ Việt
8 Lotteria Hồ Tây
9 Lotteria Hà Đông
10 Lotteria Hàng Than
11 Lotteria Mỹ Đình Sông Đà
12 Lotteria Garden
13 Lotteria Mỹ Đình Coop Mark Hà Đông
14 Lotteria Hà Thành
15 Lotteria Hoàn Kiếm
16 Lotteria MêTro
17 Lotteria Minh Khai
18 Lotteria Savico
SV: Lê Huy Tuyến
Lớp: QTKD TH A
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
19 Lotteria Keng Nam
20 Lotteria Ga Hà Nội
2) Đánh giá các kết quả hoạt động của Chi Nhánh
2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh
Với sự phấn đấu nỗ lực trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường nên từ năm
2007 khai trương cửa hàng đầu tiên tại Thái Hà đến nay Chi Nhánh Lotteria ở Hà Nội
đã mở tổng số 20 cửa hàng. Số lượng nhân viên cũng có nhiều thay đổi từ 20 nhân
viên ở năm 2007 đến nay số lượng nhân viên của công ty đã là 415 người và số lượng
này sẽ tiếp tục tăng.
Bảng 1: Sự thay đổi số lượng cửa hàng và số lượng nhân viên từ năm 2008-2011

Năm Cửa hàng
Tỉ lệ tăng trưởng
(%)
Nhân viên
Tỉ lệ tăng trưởng
(%)
2008 4 100 80 122
2009 8 100 160 100
2010 13 62,5 273 70,6
2011 20 53,8 415 52,0
Với số cửa hàng tới cuối năm 2007 là 2 và số nhân viên cuối năm 2007 là 38 người.
Nguồn: Bộ phận quản lý nhân sự
Kết quả hoạt động của Chi Nhánh từ năm 2008 đến năm 2011 có những bước
phát triển không ngừng. Số lượng cửa hàng tăng nhanh theo từng năm cụ thể năm
2008 số lượng cửa hàng là 4. Các địa điểm được mở thêm ở Trần Duy Hưng, Kim
Mã, Tây Sơn. Sang năm 2009 Chi Nhánh đã mở thêm 4 cửa hàng nữa tại Đại Cồ Việt,
Cầu Giấy, Hàng Than và Lê Duẩn và năm 2010 số lượng cửa hàng đã tăng lên 13.
Đặc biệt vào năm 2011 Chi Nhánh đã khẳng định sự phát triển không ngừng với việc
khai trương thêm 7 cửa hàng tại khu vực Hai Bà Trưng, Từ Liêm, Long Biên… nâng
tổng số cửa hàng tại khu vực Hà Nội lên con số 20. Sự phát triển của Chi Nhánh đã
góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển chung của hệ thống Lotteria tại Việt
Nam. Năm 2011cũng đánh dấu sự kiện quan trọng của hệ thống Lotteria Việt Nam với
SV: Lê Huy Tuyến
Lớp: QTKD TH A
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
việc khai trương cửa hàng thứ 100. Cùng với sự gia tăng số lượng cửa hàng là việc
tăng về số lượng nhân viên. Năm 2008 là 80 nhân viên, năm 2009 là 173 nhân viên,
sang đến năm 2010 số lượng nhân viên tăng lên 235 người và đến cuối năm 2011 tổng

số nhân viên của Chi Nhánh đã lên tới 415 người.
Số lượng nhân viên tăng nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô và lượng khách tại
từng cửa hàng.
Cùng với sự gia tăng cửa hàng là sự thay đổi về doanh thu của Chi Nhánh qua
các năm.
Bảng 2: Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh Công ty
(Năm 2008-2011)
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2011
Vốn kinh doanh 35350 43210 54650 66770
Tổng doanh thu 31250 40835 52253 67430
Tốc độ tăng trưởng doanh thu % 25.56 30,67 28,02 29,24
Lợi nhuận sau thuế -740 -850 -435 2230
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu % -0,024 -0,021 -0,832 3,307
Nguồn: Phòng tài chính kế
toán
Lotteria có nhiều thay đổi qua 4 năm hoạt động cụ thể: Vốn đầu tư qua các
năm đều tăng biểu hiện cụ thể như sau:
Năm 2008 tăng 7860 (triệu đồng).
Năm 2009 vốn kinh doanh tăng 11440 (triệu đồng) so với năm 2008.
Năm 2010 vốn kinh doanh tăng 12120 (triệu đồng) so với năm 2009.
Tuy vậy lợi nhuận trong 3 năm 2007, 2008, 2009 là âm lý do là đầu tư ban đầu
của các cửa hàng là rất lớn và Chi Nhánh cũng mở rất nhiều cửa hàng trong những
năm này, một lý do quan trọng khác đó là thời gian để khách hàng quen với sản phẩm
mới thương hiệu mới cộng thêm việc phải cạnh tranh với các thương hiệu khác như
KFC, BBQ… đang có mặt tại thị trường Việt Nam làm cho doanh thu không đủ bù
SV: Lê Huy Tuyến
Lớp: QTKD TH A
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
đắp chi phí và dẫn đến lợi nhuận âm. Nhưng năm 2010 với sự phát triển ổn định, sự
ủng hộ của khách hàng Lotteria đã ngày càng khẳng định thương hiệu trong lòng
khách hàng thể hiện ở doanh thu cao cộng với việc đầu tư và các khoản chi phí cũng ít
hơn nên Chi Nhánh đã bắt đầu thu được lợi nhuận dương với 2230 (triệu đồng). Đây là
thực tế khả quan thể hiện sự phát triển của Chi Nhánh Lotteria khu vực Hà Nội.
Mặc dù tham gia muộn hơn tại thị trường Hà Nội so với các thương hiệu khác như
KFC, BBQ… nhưng Chi Nhánh công ty cũng đã có những bước phát triển đáng tự hào
bằng việc nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong ngành kinh doanh đồ ăn nhẹ trở thành
đối thủ cạnh tranh lớn nhất của KFC tại thị trường Hà Nội và các thị trường khác.
Biểu đồ 1: Phân chia thị phần kinh doanh đồ ăn nhanh các thương hiệu tại Hà Nội

Đơn vị: %

Nguồn: Văn phòng quản lý Chi Nhánh
Theo thống kê của Chi Nhánh Công ty vào năm 2011 sau 14 năm từ khi bắt đầu
ra nhập thị trường kinh doanh ở Hà Nội lúc đó bắt đầu với con số 0 đến cuốí năm 2011
thị phần của Chi Nhánh Công ty đã là 35% chỉ sau thương hiệu của KFC với 43% .
Thị phần còn lại 22% chia cho các thương hiệu khác như BBQ, POLLITO…
2.2 Một số hoạt động khác
Cùng với sự quan tâm phát triển hoạt động kinh doanh Chi Nhánh cũng thường
xuyên có các hoạt động xã hội như hoạt động từ thiện nhằm ủng hộ đồng bào lũ lụt,
quỹ học bổng cho các trẻ em nghèo vượt khó hay thành lập các quỹ tình thương nhằm
góp phần hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn,
SV: Lê Huy Tuyến
Lớp: QTKD TH A
6
35% 43%
22%
35% 43%

22%
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
Đối với nhân viên quản lý tại các cửa hàng và nhân viên văn phòng cũng được
Chi Nhánh quan tâm tổ chức những buổi liên hoan trong các dịp lễ tết hay đi thăm
quan tại các khu danh lam thắng cảnh, tổ chức các buổi họp mặt giao lưu, học hỏi làm
tăng thêm tinh thần đoàn kết trong Chi Nhánh Công ty.
2.3 Cơ cấu tổ chức của Chi Nhánh công ty Lotteria tại Hà Nội
Sơ đồ 1. Bộ máy quản lý của Chi Nhánh Công ty
SV: Lê Huy Tuyến
Lớp: QTKD TH A
Giám Đốc
Chi nhánh
SV
(Supervisor)
TF
(Taskforce)
TF
(Taskforce)
TF
(Taskforce)
Kế toán
Quản lý các cửa
hàng
Bảo trì
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
Đứng đầu Chi Nhánh là một giám đốc, giám đốc này là người Hàn Quốc, dưới
chức giám đốc có một trợ lý giám đốc và cũng là người phiên dịch với chức danh

thường được gọi là SV. Chức vụ tiếp sau SV là 3 TF trực tiếp phân chia quản lý các
cửa hàng. Bộ phận kế toán của Chi Nhánh có hai người phân chia công việc liên quan.
Tại các cửa hàng thì đứng đầu là cửa hàng trưởng sau đó là các quản lý và các nhân
viên chuyên trách việc bán hàng và làm ra sản phẩm.
Mỗi vị trí lại được giao chuyên trách từng công việc cụ thể, sau đây là bảng mô
tả.
Bảng 3: Mô tả công việc các chức vụ thuộc Chi Nhánh
Chức vụ
Công việc
Giám đốc Chi
Nhánh
Supervisor
(SV:Trợ lý
giám đốc)
Bộ phận
Kế toán
Taskforce
(TF:giám
sát)
(Manager
:quản lý
cửa hàng)
Nhân
viên
cửa
hàng
Chức năng Quản lý và
điều hành toàn
bộ hoạt động
SXKD của Chi

Nhánh công ty
theo quy định
của công ty
chính và theo
quy định của
pháp luật.
SV Chi
Nhánh
Lotteria Hà
Nội là
người có
chức năng
trợ lý của
giám đốc
và là cầu
nối thông
tin giữa
Giám Đốc
và các TF
cũng như
các quản lý
cấp dưới vì
Giám Đốc
Chi Nhánh
Phụ trách
việc tính
toán các
vấn đề
liên quan
tới hóa

đơn, chi
tiêu, công
nợ của
Chi
Nhánh
cũng như
các cửa
hàng để
trục tiếp
báo cáo
vào
phòng kế
Theo dõi
giám sát
các quản
lý cấp
dưới và
các hoạt
động của
các cửa
hàng
được
phân
công.
Quản
lý,điều
hành
nhân sự,
hàng hóa
tại cửa

hàng
Đảm bảo
cho tình
hình hoạt
động của
cửa hàng
được diễn
ra theo kế
hoạch và
đạt hiệu
quả cao
nhất.
Tư vấn
và đáp
ứng
những
nhu cầu
của
khách
hàng về
sản
phẩm
dịch vụ
của cửa
hàng.
SV: Lê Huy Tuyến
Lớp: QTKD TH A
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền

là người
Hàn Quốc.
toán
trong
Nam.

Nhiệm vụ,
quyền hạn
Giám đốc
công ty là
người điều
hành hoạt
động kinh
doanh hằng
ngày của Chi
Nhánh công
ty, chịu trách
nhiệm trước
tổng công ty
về việc thực
hiện các quyền
và nhiệm vụ
của mình.
Những công
việc cụ thể:
a) Tổ chức
thực hiện các
quyết định của
tổng công ty
b) Quyết định

các vấn đề liên
quan đến hoạt
động kinh
doanh hằng
ngày của Chi
Thay mặt
giám đốc
đưa ra
những
quyết định
trong
quyền hạn
hoặc những
quyết định
dưới sự ủy
quyền của
giám đốc
Chi Nhánh.
Cùng giám
đốc tham
gia các
cuộc đàm
phán về
việc thuê
mặt bằng,
tìm đối tác,
nhà cung
cấp các
nguyên liệu
phục vụ

cho hoạt
động kinh
Thực
hiện các
công việc
về hóa
đơn
chứng từ
của Chi
Nhánh.
Phụ trách
việc làm
lương của
các quản
lý và khối
văn
phòng
sau đó
chuyển
vào trong
Nam.
Kiểm tra
và xác
nhận
lương
nhân viên
ở các cửa
hàng và
chuyển
Thường

xuyên
theo dõi
tình hình
hoạt động
của các
cửa hàng.
Nhận đơn
đặt hàng
từ các
cửa hàng
để
chuyển
vào trong
nam và
các nhà
cung cấp
khác.
Đào tạo
và kiểm
tra các
quản lý
cửa
hàng .
Đảm bảo
những kế
hoạch
Kiểm soát
hàng hóa,
dự tính và
báo cáo

lượng
hàng hóa
cần thiết
để đảm
bảo cho
hoạt đông
kinh
doanh của
cửa hàng
ổn định.
Tuyển
dụng và
đào tạo
nhân sự
quản lý
nhân sự,
quản lý
hàng hóa
phục vụ
cho hoạt
động kinh
doanh.
Giải
Rèn
luyện
kỹ năng
chuyên
môn để
phục vụ
cho

việc
chế
biến
sản
phẩm ,
bán
hàng và
phục vụ
khách
hàng
sao cho
chu đáo
và đảm
bảo
chất
lượng
dịch vụ
tốt
nhất.
SV: Lê Huy Tuyến
Lớp: QTKD TH A
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
Nhánh công
ty.
c) Tổ chức
thực hiện kế
hoạch kinh
doanh và

phương án đầu
tư của Chi
Nhánh công
ty.
d) Ban hành
quy chế quản
lý nội bộ Chi
Nhánh công
ty.
đ) Bổ nhiệm,
miễn nhiệm,
cách chức các
chức danh
quản lý trong
Chi Nhánh.
doanh như
rau, gà,
trứng….
Trực tiếp
cùng giám
đốc kiểm
tra việc
hoạt động
của các TF
của phòng
kế toán và
các cửa
hàng.
vào trong
Nam để

trong đó
trực tiếp
duyệt
cuối
cùng.
giám đốc
Chi
Nhánh
đặt ra
được
thực hiện
thống
nhất và
hiệu quả.
quyết
những
vấn đề
phát sinh
tại cửa
hàng. Báo
cáo sự
việc cũng
như các
vấn đề
phát sinh
với cấp
trên.
Cơ cấu nhân sự tại cửa hàng có sự khác biệt khá lớn so với tại văn phòng Chi
Nhánh. Thường mỗi cửa hàng sẽ có 3 quản lý Đứng đầu cửa hàng là quản lý trưởng là
người có thời gian gắn bó với công ty có trình độ quản lý và có trách nhiệm quản lý

chung, sắp lịch làm cho 2 quản lý còn lại, là người tuyển dụng và sẽ cùng 2 quản lý
còn lại đào tạo nhân viên và quyết định vấn đề về nhân sự cho cửa hàng. Quyết định
việc đào tạo và đào tạo lại nâng bậc hay thay đổi nhân viên tại cửa hàng khi cần thiết.
Cùng giữ chức vụ quản lý nhưng 2 quản lý còn lại sẽ chịu trách nhiệm ít hơn, có thể
mỗi người ở một mảng về nhân viên hoặc về hàng hóa tại cửa hàng. Chịu sự giám sát
của các quản lý là nhân viên tại cửa hàng thuộc bên bán hàng và bên làm bếp.Tùy quy
SV: Lê Huy Tuyến
Lớp: QTKD TH A
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
mô lớn hay nhỏ của cửa hàng mà sẽ có số lượng nhân viên cần thiết khác nhau trung
bình là từ 20- 25 nhân viên làm việc tại một cửa hàng.

Sơ đồ 2: Cơ cấu nhân sự tại các cửa hàng
3) Các đặc điểm kinh tế- kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng tới công tác tuyển
dụng đào tạo nguồn nhân lực tại Chi Nhánh
3.1 Các đặc điểm về chất lượng lao động tại Hà Nội
Tại khu vực Hà Nội tập trung đa dạng các nguồn nhân lực cả nguồn nhân lực
làm việc với tri thức cao và lao động phổ thông điều này cũng tạo thuận lợi và đáp ứng
nhu cầu của các nhà tuyển dụng khi muốn lựa chọn nguồn nhân lực phù hợp với yêu
cầu công việc của doanh nghiệp mình.
Đặc biệt khu vực Hà Nội là nơi tập trung rất nhiều các trường đại học, cao
đẳng, trung cấp và các trường đào tạo nghề theo thống kê năm 2011 riêng lượng sinh
viên đại học là 1,700,000 sinh viên. Lượng sinh viên tập trung là rất đông cũng đã tạo
ra một nguồn lao động rất lớn có nhận thức, có trình độ, sự trẻ trung nhiệt tình và giá
cả khi sử dụng nguồn nhân lực này lại rất phù hợp. Chính lực lượng lao động này là
SV: Lê Huy Tuyến
Lớp: QTKD TH A
Quản lý

trưởng
Nhân viên
1
Nhân viên
2
Nhân viên
3
Nhân viên
4
Quản lý 1
Nhân viên
5
Nhân viên

Quản lý 2
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
lực lượng lao động chính mà Chi Nhánh công ty Lotteria đang sử dụng và đào tạo
thành các nhân viên trực tiếp làm tại 20 cửa hàng thuộc Chi Nhánh.
Nguồn nhân lực là sinh viên thường có mức độ va chạm, kinh nghiệm thực tế
ngoài xã hội còn hạn chế, cả về kỹ năng giao tiếp cũng như là sự khéo léo trong xử lý
các tình huống.
Hiện nay rất nhiều các trường được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu học tập nâng
cao trình độ và kỹ năng làm việc, đó cũng là những đòi hỏi cần thiết trong thời kỳ mới-
thời kỳ hội nhập kinh tế và phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa. Các trường này
cũng sẽ là nơi đào tạo bổ sung các kỹ năng tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực chính vì thị trường đào tạo đang phát triển khá mạnh đó cũng là lý do tại sao
mà một lượng lớn quản lý vào khoảng 30 người tại Lotteria đang theo học các lớp đào
tạo nâng cao trình độ từ cao đẳng lên đại học hay học văn bằng hai.

Nguồn nhân lực tại khu vực Hà Nội một bộ phận không nhỏ chưa có tính kỷ
luật lao động cao, tinh thần làm việc chưa nghiêm túc, chưa có tinh thần tự giác trong
công việc nhưng nếu được đào tạo một cách bài bản và đưa vào khuôn phép, kỷ luật
lao động thì sẽ có tác động tích cực trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển kinh
doanh của công ty. Nguồn nhân lực chiếm một vị trí trung tâm trong chiến lược phát
triển, đây là nguồn lực của mọi nguồn lực, là nhân tố quan trọng bậc nhất ảnh hưởng
tới tình hình kinh doanh của Chi Nhánh.
Nguồn nhân lực tại khu vực Hà Nội rất đa dạng và phong phú nhưng chất lượng
không đồng đều.
+ Qua thống kê của Sàn giao dịch việc làm Hà Nội cho thấy, trong năm 2011, tổng
số nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp là gần 70.000 chỉ tiêu và ước khoảng 90.000
người đến tham gia. Thế nhưng chỉ có 17.830 lao động được các doanh nghiệp tuyển
dụng trong năm qua, con số này chỉ đáp ứng được 25,6% nhu cầu tuyển dụng của doanh
nghiệp. Số lượng lao động rất đông nhưng trình độ lại không đủ đáp ứng cho những công
việc có độ phức tạp yêu cầu có kinh nghiệm và kỹ năng làm việc.
+ Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nghề ở Hà Nội sẽ rõ nét hơn khi nhu cầu
lao động cho ngành dịch vụ của các doanh nghiệp gia tăng, còn nhu cầu lao động phổ
thông của các doanh nghiệp gia công hay sản xuất có sử dụng nhiều lao động sẽ giảm
SV: Lê Huy Tuyến
Lớp: QTKD TH A
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
hơn vì năm tới nhiều doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động phổ thông của Hà Nội
đang tiếp tục di dời cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành.
+ Lao động đã qua đào tạo từ trình độ sơ cấp, trung cấp, đến cao đẳng cao tuy
vậy chất lượng chưa đảm bảo.
Vì vậy Chi Nhánh sẽ có rất nhiều lựa chọn khi tuyển dụng khi mà lượng, hay cách
thức đào tạo nhằm tìm được nguồn nhân lực phù hợp và chất lượng nhất với công việc
tại Chi Nhánh. Tuy vậy nguồn nhân lực đa dạng dồi dào lại có một số lượng không

nhỏ lao động thiếu chất lượng đòi hỏi những người trong bộ phận tuyển dụng, đào tạo
phải cân nhắc sàng lọc, lựa chọn và áp dụng cách thức phù hợp nhất với công việc
kinh doanh đồ ăn nhanh tại Chi Nhánh.
3.2 Một số quy định của pháp luật liên quan tới vấn đề lao động của Chi
Nhánh
Chi Nhánh Công ty khi tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực tại khu vực Hà Nội
hoặc các tỉnh thành thuộc lãnh thổ Việt Nam đều chịu tác động và phải thực hiện một
số quy định cơ bản của luật lao động hiện hành như:
Điều 3
Công dân Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam, tại các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt
Nam và người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức và cho cá nhân
Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc phạm vi áp dụng của Bộ luật này và các
quy định khác của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Điều 5
1- Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp,
học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân
tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo.
2- Cấm ngược đãi người lao động; cấm cưỡng bức người lao động dưới bất kỳ
hình thức nào.
3- Mọi hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có
việc làm, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động đều được Nhà
nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ.
SV: Lê Huy Tuyến
Lớp: QTKD TH A
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
Điều 6

Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết
hợp đồng lao động.
Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là
cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động.
Điều 7
1- Người lao động được trả lương trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao
động nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định và theo năng
suất, chất lượng, hiệu quả công việc; được bảo hộ lao động, làm việc trong những điều
kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hàng năm
có lương và được bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Nhà nước quy định chế
độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ và các loại lao động có đặc
điểm riêng.
2- Người lao động có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn theo Luật
công đoàn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; được hưởng phúc lợi tập
thể, tham gia quản lý doanh nghiệp theo nội quy của doanh nghiệp và quy định của
pháp luật.
3- Người lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động
tập thể, chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động và tuân theo sự điều hành hợp
pháp của người sử dụng lao động.
4- Người lao động có quyền đình công theo quy định của pháp luật.
Điều 8
1- Người sử dụng lao động có quyền tuyển chọn lao động, bố trí, điều hành lao
động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; có quyền khen thưởng và xử lý các vi phạm
kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật lao động.
2- Người sử dụng lao động có quyền cử đại diện để thương lượng, ký kết thoả
ước lao động tập thể trong doanh nghiệp hoặc thoả ước lao động tập thể ngành; có
trách nhiệm cộng tác với công đoàn bàn bạc các vấn đề về quan hệ lao động, cải thiện
đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
SV: Lê Huy Tuyến
Lớp: QTKD TH A

14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
3- Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước
lao động tập thể và những thoả thuận khác với người lao động, tôn trọng danh dự,
nhận phẩm và đối sử đúng đắn với người lao động.
Điều 9
Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được xác lập
và tiến hành qua thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp
tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, thực hiện đầy đủ những điều đã cam
kết.
Nhà nước khuyến khích những thoả thuận bảo đảm cho người lao động có
những điều kiện thuận lợi hơn so với những quy định của pháp luật lao động.
Người lao động và người sử dụng lao động có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động. Nhà nước khuyến khích việc giải quyết
các tranh chấp lao động bằng hoà giải và trọng tài.
Điều 13
Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều
được thừa nhận là việc làm.
Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ
hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội.
Trên là một số điều luật trích trong bộ luật lao động của Việt Nam những quy
định chung của pháp luật tác động trực tiếp tới vấn đề tuyển dụng, đào tạo của Chi
Nhánh bắt buộc phải đảm bảo thực hiện nếu làm trái tùy mức độ sẽ bị xử phạt hoặc thu
hồi giấy phép kinh doanh.
3.3 Đặc điểm của Chi Nhánh Công ty
Chi Nhánh công ty là một phần của công ty TNHH Lotteria Việt Nam hoạt
động kinh doanh bên lĩnh vực đồ ăn nhanh. Công ty TNHH Lotteria là một phần trong
tập đoàn Lotte, Lotte là tập đoàn lớn thứ 4 ở Hàn Quốc. Tập đoàn Lotte kinh doanh rất
nhiều lĩnh vực như nhà hàng, thời trang, xây dựng, sản xuất bánh, kẹo…. và tất cả các

thương hiệu này đều rất uy tín và đang phát triển không ngừng trên toàn cầu, chính vì
vậy Chi Nhánh công ty Lotteria tại Hà Nội có một tiềm lực kinh tế hùng hậu và vấn đề
tuyển dụng và đào tạo nhân viên luôn được Chi Nhánh Công ty làm với quy mô lớn,
sử dụng đội ngũ quản lý đào tạo nhân viên có kinh nghiệm lâu năm. Trong lĩnh vực
SV: Lê Huy Tuyến
Lớp: QTKD TH A
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
kinh doanh đồ ăn nhanh thì lao động trong ngành này cũng chịu tác động của ngành
này.
Là ngành nghề tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên lao động trong ngành này
phải chú ý tới vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, vấn đề về trang phục, trang điểm,
ngoại hình, và thái độ niềm nở, tận tình trong công việc phải luôn được chú ý.
Thời gian làm việc của ngành nghề cũng khác vì thường những ngày nghỉ, ngày
lễ, ngày tết thì lượng khách hàng càng đông và yêu cầu công việc càng tăng đòi hỏi
công tác tuyển dụng đào tạo nguồn nhân lực phải đảm bảo sao cho phù hợp với những
đặc điểm ấy.
SV: Lê Huy Tuyến
Lớp: QTKD TH A
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
Chương 2:
Thực trạng công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực tại Chi Nhánh
1) Giới thiệu về nhóm thực hiện công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực
tại Chi Nhánh
Phụ trách vấn đề tuyển dụng quản lý tại Chi Nhánh Công ty là Giám Đốc Chi
Nhánh Kim Dông Jin người Hàn Quốc, SV là người phiên dịch là cầu nối thông tin
giữa Giám Đốc và TF trong vấn đề tuyển dụng những thành viên trong bộ phận tuyển

dụng trên phụ trách việc tuyển dụng các quản lý cho 20 cửa hàng trực thuộc Chi
Nhánh khu vực Hà Nội. Tại 20 cửa hàng độc lập như ở Đại Cồ Việt, Kim Mã, Hoàn
Kiếm…việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên do các quản lý tại các cửa hàng độc lập đó
phụ trách. Văn phòng quản lý thường chỉ bao quát chung các hoạt động tại cửa hàng
chứ không trực tiếp làm công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên tại các cử hàng cụ
thể. Các quản lý tại các cửa hàng sẽ trực tiếp sắp xếp nhân viên cho các nhân viên tại
các cửa hàng mà được phân công đảm nhiệm.
Thường khi sắp có cửa hàng mới sắp khai trương hoặc một số nhân viên vì
công việc riêng hay có những công việc khác xin tạm nghỉ hay nghỉ hẳn cũng sẽ cần
có một đợt tuyển dụng và đào tạo mới nhằm đáp ứng đủ số quản lý ở các cửa
hàng.Thường thì mỗi cửa hàng sẽ có 3 quản lý và nhân viên ở cửa hàng đó.
2) Quy trình tuyển dụng và đào tạo nhân lực của Chi Nhánh Công ty
2.1 Quy trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên làm văn phòng tại Chi
Nhánh, quản lý làm tại các cửa hàng.
2.1.1 Tuyển dụng và đào tạo chức vụ SV (Supervisor)
Chi Nhánh Hà Nội hiện tại đang có 1 SV có trách nhiệm trợ giúp giám đốc Chi
Nhánh trong việc quản lý chung, giám sát các công việc trên văn phòng và các cửa hàng.
SV tại Chi Nhánh có khả năng giao tiếp rất tốt cả tiếng Hàn Quốc và tiếng Việt
Nam, có kỹ năng quản lý và cùng sếp ký kết các hợp đồng thuê nhà hay mua sắm các
thiết bị quan trọng khác.
Thời gian làm việc của sv được đào tạo trong khoảng gần 2 năm với cương vị là
phiên dịch sau đó được gửi đào tạo trong thành phố Hồ Chí Minh trước khi về đảm
nhiệm chức vụ.
SV: Lê Huy Tuyến
Lớp: QTKD TH A
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
2.1.2 Tuyển dụng và đào tạo chức vụ TF
Bảng 3: Quá trình tuyển dụng và đào tạo chức vụ TF

STT Quá trình đào tạo chức vụ TF (Taskforce) của Chi Nhánh Thời gian (tháng)
1 Quản lý trainning 2
2 Quản lý chính tại các cửa hàng 6-12
3 Quản lý trưởng 12
Nguồn: Văn phòng quản lý Chi
Nhánh
Tại Chi Nhánh chức vụ TF thực chất đều được tuyển từ quản lý trưởng tại các
cửa hàng sau thời gian làm việc công tác rất tốt sẽ được chuyển lên văn phòng làm
việc chính vì thế mà mọi công việc tại các cửa hàng đều được TF nắm rất rõ.
Trong quá trình đào tạo thì cả SV, TF tại Chi Nhánh đều được gửi sang đào tạo
nâng cao trực tiếp tại bên Hàn Quốc trong thời gian khoảng 1 tuần.
2.1.3 Tuyển dụng và đào tạo kế toán tại Chi Nhánh.
Bộ phận kế toán tại Chi Nhánh gồm có 2 người. Nhân viên kế toán đều đã tốt
nghiệp đại học và có kinh nghiệm 2 năm trong nghành. Khi bắt đầu công việc nhân
viên ở bộ phận này sẽ được đào tạo thêm 2 tuần sau đó được thử việc trong vòng 2
tháng để quen với công việc trước khi bắt đầu công việc chính thức. Khi có những
thay đổi của hệ thống về phần kế toán sẽ có nhân viên thuộc phòng kế toán trong
Thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp đào tạo mới và nâng cao cho bộ phận kế toán Chi
Nhánh Hà Nội.
2.1.4 Tuyển dụng và đào tạo bộ phận bảo trì
Hiện tại thường trực nhân viên bảo trì của Chi Nhánh có 3 người. Nhân viên bộ
phận bảo trì của Chi Nhánh cũng yêu cầu có trình độ cao đẳng trở nên, có kinh nghiệm
trên một năm trong nghề, thời gian thử việc là 2 tháng. Hàng quý nhân viên thuộc bộ
phận này vẫn được trong Nam ra đào tạo và kiểm tra nhằm đảm bảo công việc bộ phận
này được tốt nhất.
SV: Lê Huy Tuyến
Lớp: QTKD TH A
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền

2.1.5 Tuyển dụng, đào tạo cán bộ quản lý cửa hàng
Sơ đồ 3: Các bước cơ bản quá trình tuyển dụng quản lý
Dự tính số quản lý
sẽ tuyển
Chuẩn số quản lý
sẽ tuyển
Thông báo tuyển
dụng
Thông báo xếp lịch
phỏng vấn ứng
viên đủ điều kiện
Phỏng vấn trực
tiếp các ứng viên


Việc dự tính số lượng nhân sự trong một lần tuyển dụng được Giám Đốc và các
thành viên trong nhóm tuyển dụng dự tính kỹ càng thông qua việc xác định số cửa
hàng mở thêm trong thời gian tới, số nhân sự thực tế mà Chi Nhánh đang có và yêu
cầu của công việc trong thời gian sắp tới từ đó nhóm tuyển dụng sẽ chuẩn số lượng
nhân viên cần tuyển, bước tiếp theo là thông báo tuyển dụng thông qua các phương
tiện thông tin như trang web của công ty, các trang việc làm hay qua truyền miệng
SV: Lê Huy Tuyến
Lớp: QTKD TH A
Nhận và duyệt hồ

Tổng hợp, lựa
chọn ứng viên
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền

giữa các nhân viên trong toàn Chi Nhánh. Thời gian nhận và xét duyệt hồ sơ thường là
20-30 ngày tùy theo yêu cầu thực tế của công việc, những ứng viên có đủ điều kiện
được phỏng vấn phải là người có đủ các điều kiện sau:
Số năm kinh nghiệm: 1 năm
Yêu cầu Trình độ: Cao đẳng trở lên
Yêu cầu khác: Nhanh nhẹn, năng động, trung thực, giao tiếp tốt, có các kỹ năng
quản lý.
Vi tính văn phòng
Tiếng Anh giao tiếp
Độ tuổi: dưới 28 tuổi
Các vấn đề khác trao đổi khi phỏng vấn.
Sau khi xét duyệt sơ bộ đủ số hồ sơ các ứng viên đủ điều kiện sẽ được thông
báo lịch phỏng vấn.
Địa điểm phỏng vấn ở tại văn phòng đại diện của Chi Nhánh.
Các ứng viên sẽ được Giám Đốc Chi Nhánh, SV, và 1 TF phỏng vấn trực tiếp,
mỗi lần phỏng vấn sẽ có 4 hoặc 5 ứng viên cùng một lúc và cùng trả lời các câu hỏi
giống nhau. Sau đó nhóm tuyển dụng sẽ hẹn ứng viên trong một tuần sẽ có kết quả
thông báo những ứng viên trúng tuyển và chuẩn bị chương trình đào tạo.
Từ năm 2008 đến năm 2011 Chi Nhánh Công ty đã có những bước phát triển
không ngừng, số lượng cửa hàng tăng 16 cửa hàng, kéo theo đó là sự tăng nhanh về số
lượng lao động trong toàn Chi Nhánh. Số lượt tuyển dụng quản lý cũng gia tăng.
Bảng 5: Thống kê việc tuyển dụng quản lý năm 2008-2011
Đơn vị: người
Năm Số lượt tuyển dụng quản lý Số lượng quản lý
2008 1 10
2009 2 22
2010 2 25
2011 4 64
Nguồn: phòng quản lý Chi Nhánh
Trong 4 năm từ 2008- 2011 Chi Nhánh Công ty đã tuyển dụng và đào tạo 9 đợt

quản lý, tổ chức tuyển dụng và đào tạo cho 121 nhân viên quản lý với tổng chi phí
SV: Lê Huy Tuyến
Lớp: QTKD TH A
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
1150 triệu đồng. Năm 2011 đánh dấu một mốc quan trọng cho sự phát triển của hệ
thống Lotteria tại Việt Nam bằng việc khai trương cửa hàng thứ 100 tại nước ta, đạt
được thành công như vậy cũng có sự đóng góp rất lớn của Chi Nhánh Lotteria tại Hà
Nội. Cùng với đó là việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên quản lý và nhân viên tại các
cửa hàng liên tục để đáp ứng nhu cầu của công việc trong điều kiện mới.
Bảng 4: Lịch sắp xếp công việc đào tạo
Stt Những công việc cần đào tạo cho các quản lý Thời gian đào tạo
1 Giới thiệu về công ty những công việc, quyền hạn và trách
nhiệm của người quản lý.
1 ngày
2 Đào tạo lý thuyết công thức về các loại đồ ăn và đồ uống
theo menu.
2 ngày
3 Đào tạo lý thuyết bấm máy poss bấm sản phẩm và tính tiền. 1 ngày
4 Thực hành làm theo công thức các loại bánh, các loại
nước, và các đồ ăn khác.
2 ngày
5 Thực hành bấm máy và tính tiền theo oder của khách. 1 ngày
6 Thực hành chung cho các kiến thức đã được học. 1 ngày
7 Kiểm tra sơ bộ lần một. 1 ngày

Nguồn: văn phòng quản lý Chi Nhánh
Sau lần kiểm tra đầu sơ bộ các quản lý sẽ được chuyển về các cửa hàng tiếp tục
đào tạo. Thời gian đào tạo và thử việc là 2 tháng, sau đó các quản lý sẽ được tập trung

và kiểm tra lại lần cuối những quản lý training nếu đạt điểm tổng kết 80 điểm trở lên
sẽ đủ tiêu chuẩn và được ký hợp đồng chính thức.
Những quản lý sau khi được ký hợp đồng 1 năm làm việc sẽ được xét đào tạo
tăng bậc và tăng lương. Các quản lý sẽ trải qua kỳ thi về lý thuyết và thực hành, những
người đủ tiêu chuẩn từ 85 điểm trở lên sẽ được nâng bậc quản lý. Những người không
đủ tiêu chuẩn sẽ được đào tạo lại và chờ lần thi tiếp theo.
Khi có những sản phẩm mới hay những yêu cầu mới trong công việc thì quản lý
trưởng sẽ là người được đào tạo đầu tiên sau đó quản lý trưởng sẽ có trách nhiệm đào
tạo lại cho các quản lý ở cửa hàng và nhân viên tại cửa hàng.
SV: Lê Huy Tuyến
Lớp: QTKD TH A
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
Thực tế lịch trình đào tạo tại Chi Nhánh đều được thực hiện đúng theo quy định
của toàn hệ thống trong các kỳ đào tạo cán bộ quản trị.
Sau đây là một vài số liệu thống kê về lực lượng quản lý tại Chi Nhánh Công
ty.
Bảng 6: Cơ cấu trình độ, số quản lý trong tổng nhân viên các cửa hàng
thuộc Chi Nhánh Công ty
Đơn vị: Người/ %
STT Trình độ Số lao động Tỉ lệ( % )
1 Đại học 55 11,34
2 Cao đẳng 15 3.09
3 Số quản lý 70 14,43
4 Tổng số nhân viên, quản lý Chi Nhánh 485 100

Nguồn: Văn phòng quản lý Chi Nhánh
Từ bảng trên đã thể hiện được tổng số quản lý tính đến nay là 70 người trong
tổng số 485 cả nhân viên và quản lý. Tỉ lệ quản lý chiếm 14,43% xét chung tỷ lệ với

lượng nhân viên toàn Chi Nhánh.
Bảng 7: Thống kê trình độ quản lý tại Chi Nhánh Công ty
Đơn vị: người/%
STT Trình độ quản lý Số lượng
Tỉ lệ phần trăm trong tổng
số quản lý
1 Đại học 55 78,57
2 Cao đẳng 15 21.43
3 Tổng số 70 100

Nguồn: Văn phòng quản lý Chi Nhánh
SV: Lê Huy Tuyến
Lớp: QTKD TH A
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
Từ bảng số liệu trên ta thấy số lượng quản lý tại các cửa hàng hiện tại là 70
người, trong đó trình độ đại học là 55 người chiếm 78,57% trong tổng số lượng quản
lý, 15 người còn lại chiếm 21.43% .Điều này thể hiện phần đông các quản lý đều tốt
nghiệp trình độ đại học những người còn lại đều đã tốt nghiệp cao đẳng vì vậy khả
năng học hỏi, tiếp thu và đã có những kỹ năng cần thiết và cơ bản trong đào tạo. Số
lượng quản lý là 70 người, số nhân viên còn lại là 415 người vì thế tính trung bình mỗi
quản lý sẽ đào tạo và giám sát 6 nhân viên.
Nhân viên quản lý tại các cửa hàng ở độ tuổi từ 21-30 tuổi, có 2 nhân viên ở độ
tuổi 30 đã có thời gian gắn bó với Chi Nhánh Công ty khoảng 6 năm. Còn lại đa số là
những người còn rất trẻ, một số quản lý 21 tuổi vừa ra trường sau 3 năm học cao đẳng.
2.1.6 Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
* Tuyển dụng nhân viên tại các cửa hàng
Công việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên không chỉ diễn ra tại văn phòng
quản lý của Chi Nhánh Công ty mà tại các cửa hàng cũng thường xuyên làm công việc

đó. Việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên tại các cửa hàng cụ thể, được giao cho các
quản lý tại cửa hàng ấy đảm nhiệm và đứng đầu là quản lý trưởng và các quản lý còn
lại. Thông thường mỗi cửa hàng sẽ có 3 nhân viên quản lý và khoảng từ 15- 30 nhân
viên trực tiếp làm các công việc bán hàng hay làm bên bộ phận bếp.
Tại cửa hàng quy trình tuyển dụng nhân viên cũng được thực hiện gần giống
với việc tuyển dụng tại văn phòng quản lý Chi Nhánh điều khác biệt ở chỗ đối tượng
tuyển dụng ở các cửa hàng cụ thể thì nhân viên được tuyển đa phần là sinh viên đi làm
thêm giờ chính vì thế khi tuyển lại cần chú ý tới việc chuẩn bị nhân sự khi có những
đợt thi cử hay ngày lễ ngày tết. Số lượng nhân viên tại các cửa hàng thường đông để
có thể thay ca nhau làm việc, hồ sơ dự tuyển cũng đơn giản hơn chỉ cần hồ sơ phô tô
sau thời gian thử việc sẽ hoàn thiện hồ sơ chính thức. Những ứng viên dự tuyển
thường là phải có thời gian rảnh khoảng 5-10h trong ngày và theo giờ hoạt động của
các nhà hàng thông thường từ 7h30-22h30. Nhân viên được tuyển thường là cả nam và
nữ. Nữ sẽ được giao nhiệm vụ là chuẩn bị các loại đồ uống như nước chanh, itea,
pepsi… bán hàng, tính tiền, phục vụ khách hàng và vệ sinh khu vực ăn uống của
khách. Nhân viên nam sẽ trực tiếp được đào tạo làm các món ăn như các loại gà rán,
gà nướng, các loại bánh… cùng với việc vệ sinh khu vực bếp. Những nhân viên đủ
SV: Lê Huy Tuyến
Lớp: QTKD TH A
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
tiêu chuẩn ứng tuyển phải là những nhân viên có ngoại hình khá, chịu khó, năng động
đặc biệt phải đủ tiêu chuẩn làm việc như không mắc các bệnh truyền nhiễm có thể lây
qua đường hô hấp, ăn uống.
Thời gian nhận hồ sơ thường là khoảng từ 7-10 ngày tùy từng cửa hàng và yêu
cầu nhân sự từng thời điểm. Sau đó các ứng viên cũng được tập trung tại cửa hàng và
phỏng vấn từng người, thời gian có kết quả thường là 2 ngày sau đợt phỏng vấn.
*Đào tạo nhân viên tại các cửa hàng
Những nhân viên trúng tuyển sẽ được đào tạo theo quy trình thời gian như sau:

Bảng 7: Quy trình đào tạo nhân viên làm tại cửa hàng
Đơn vị: ngày
Stt Công việc cần làm Thời gian
1 Học lý thuyết 2 ngày
2 Thời gian tự học 3 ngày
3 Học thực hành 6 ngày
4 Kiểm tra tổng kết 1 ngày


Nguồn: Quản lý trưởng Lotteria METRO
Sau lần kiểm tra lần cuối cùng một ngày những người đủ điều kiện sẽ được
nhận vào làm chính thức dưới sự kèm cặp đào tạo của các quản lý và sự giúp đỡ của
các nhân viên cũ và ranh đầu tiên sẽ là C. Sau một thời gian làm việc nhất định những
nhân viên đó sẽ có một đợt kiểm tra cả về lý thuyết và thực hành để cho lên ranh B.
Những nhân viên được đào tạo ở bậc này thường là phải nắm chắc được các công thức,
và công việc trong yêu cầu của nhân viên bán hàng hoặc nhân viên trong bộ phận bếp
còn những người đang ở ranh B sẽ tiếp tục được đào tạo để có thể làm được cả vị trí
bán hàng và trong bếp khi được đào tạo và làm thành thạo các công việc nhưng những
nhân viên đó cũng sẽ được kiểm tra lên ranh A là danh cao nhất và có những quyền lợi
cao nhất và lương cũng cao nhất đối với nhân viên làm thêm tại cửa hàng.
SV: Lê Huy Tuyến
Lớp: QTKD TH A
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
Bảng 8: Một số tiêu chuẩn nâng bậc cho nhân viên trong quá trình đào tạo
Stt Bậc Thời gian theo chuẩn việc đào tạo
lên ranh từ khi bắt đầu làm việc
Yêu cầu công việc theo ranh
1 A Từ trên 1 năm Nắm vững toàn bộ các công thức và

làm được tất cả các công việc cả ở
bộ phận bán hàng và bếp.
2 B Từ 6 tháng đến 1 năm Làm rất tốt công việc trong bộ phận
nhân viên đó làm việc.
3 C Khi bắt đầu làm việc Sau thời gian thử việc và bắt đầu
được tính lương.
Nguồn: phòng quản lý Chi Nhánh Công ty
3) Ưu điểm và những hạn chế trong công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn
nhân lực tại Chi Nhánh công ty Lotteria Việt Nam
3.1 Ưu điểm trong việc tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực tại Chi Nhánh
3.1.1 Ưu điểm của việc tuyển dụng nguồn nhân lực tại Chi Nhánh
+ Trong 4 năm từ năm 2008- 2011 Chi Nhánh Công ty đã tuyển được 9 lượt
quản lý với số ứng viên được đào tạo là 121 người. Cùng với đó là 18 đợt tuyển nhân
viên tại 18 cửa hàng đã kịp thời đáp ứng cho nhu cầu về nhân sự cho các cửa hàng
khai trương tại Chi Nhánh.
+ Chi Nhánh công ty đã tuyển và đào tạo được đội ngũ những quản lý với sức
trẻ và sự năng động trong công việc điều này cũng đã tạo nên phong cách phục vụ rất
riêng khi khách hàng đến với Lotteria.
+ Tình hình kinh doanh phát triển, số lượng cửa hàng tăng lên nhanh chóng chỉ
sau 4 năm từ năm 2008 đến 2011 đã tăng thêm 9 lần so với năm 2007. Số lượng quản
lý tăng lên gấp gần 12 lần, điều này cũng phải kể đến nỗ lực làm việc của nhóm tuyển
dụng.
+ Có có sự thống nhất và nhất quán trong khi tuyển dụng.
+ Thời gian xét duyệt hồ sơ nhanh, những câu hỏi đưa ra cho ứng viên thường
mang tính thực tế công việc cao.
+ Thái độ của nhóm tuyển dụng không tạo nhiều áp lực xấu tới các ứng viên.
SV: Lê Huy Tuyến
Lớp: QTKD TH A
25

×