Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

tóm tắt luận án tiến sĩ Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.18 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HC VIN NÔNG NGHIP VIT NAM



NGUYN TH THU HIN





NGHIÊN CU BI XUT
CÁC GII PHÁP QUN LÝ S DT HP LÝ
HUYN TIÊN YÊN, TNH QUNG NINH







CHUYÊN NGÀNH: QU
MÃ S : 62 85 01 03



TÓM TT LUN ÁN TI






HÀ NI - 2015
Công trình hoàn thành ti:
HC VIN NÔNG NGHIP VIT NAM


 1. PGS.TS. PHM VNG THÀNH
2. PGS.TS. NGUYN KHC THI


Phn bin 1: PGS.TS. Nh Th Xuân
i hc Khoa hc T nhiên

Phn bin 2: nh
Hi Khoa ht Vit Nam

Phn bin 3: 
Hc vin K thut Quân s


Lun án s c bo v ti hng chm lun án cp Hc vin hp ti:
Hc vin Nông nghip Vit Nam
Vào hi gi 


Có th tìm hiu lun án tn:
- n Quc gia Vit Nam
- n Hc vin Nông nghip Vit Nam

1

M U
1. Tính cp thit c tài
Biến động sử dụng đất là một trong những động lực chính làm biến đổi môi trường
toàn cầu, là trung tâm của những tranh luận về phát triển bền vững (Turner and Lambin,
2001). Biến động sử dụng đất làm ảnh hưởng đến hệ thống chức năng của trái đất, gây nhiều
hậu quả như thay đổi thảm thực vật, biến đổi các đặc tính lý hóa của đất, các hệ thống thủy
văn và tài nguyên động, thực vật. Biến động sử dụng đất là một trong những nguyên nhân
dẫn đến biến đổi khí hậu và mất cân bằng sinh thái. Những biến động trong sử dụng đất diễn
ra nhanh chóng và rộng khắp trên thế giới, bao gồm việc chuyển đất rừng tự nhiên thành đất
sản xuất nông nghiệp, một phần đất nông nghiệp lại được dùng để xây dựng khu dân cư, mở
rộng đô thị (Mas, 1999). Mặc dù, biến động sử dụng đất xảy ra ở từng khu vực nhưng lại
tác động tiêu cực trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy những hiểu biết về nguyên nhân, động lực
cũng như ảnh hưởng của biến động sử dụng đất có vai trò quan trọng.
Ngay từ năm 1972, tại hội nghị Quốc tế về Môi trường và Con người, tổ chức tại
Stockholm, cộng đồng các nhà khoa học đã chính thức kêu gọi thực hiện các nghiên cứu về
biến động sử dụng đất - lớp phủ trên toàn thế giới. Đến năm 1992, nội dung này được nhắc
lại tại Hội nghị Quốc tế về Môi trường và Phát triển (UNCED) tại Rio de Janeiro. Vì vậy
nhiều nghiên cứu về biến động sử dụng đất và lớp phủ đã được triển khai ở các nước phát
triển và đang phát triển như Bangladesh, Nepal, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Kenya, Thổ
Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Canada (Qasim et al., 2011).
Ở Việt Nam, áp lực về gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội đã tác động mạnh
mẽ đến sử dụng đất làm cho hiện trạng sử dụng đất có nhiều thay đổi. Diện tích đất để phát
triển các khu dân cư và đô thị tăng lên, đất sản xuất nông nghiệp ở các khu vực đồng bằng
bị thu hẹp. Việt Nam có 3/4 diện tích tự nhiên là đồi núi, chủ yếu phân bố ở khu vực phía
Bắc và Bắc Trung Bộ, là địa bàn cư trú của đại đa số cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đây
cũng là nơi có địa hình chia cắt mạnh, nhiều núi cao, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế xã
hội chậm phát triển. Đời sống của một bộ phận không nhỏ người dân trong vùng còn gặp
nhiều khó khăn do diện tích canh tác nhỏ hẹp, điều kiện sản xuất có rất nhiều hạn chế. Do
đó biến động sử dụng đất như phá rừng để mở rộng đất canh tác hay du canh, du cư dường
như là cơ chế phản hồi để thích nghi với điều kiện khó khăn nhằm ổn định cuộc sống. Tuy

nhiên việc chuyển đổi từ đất rừng sang đất sản xuất đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng,
năm 1995 nước ta chỉ còn 9,3 triệu ha rừng tự nhiên, độ che phủ rừng thấp ở mức kỷ lục là
28,2%, nhiều diện tích đất trống đồi núi trọc rất khó phục hồi.
Tiên Yên là huyện miền núi phía Đông tỉnh Quảng Ninh với tổng diện tích tự nhiên
là 64.789,74 ha, độ cao từ 0 đến 900 m so với mực nước biển. Địa hình của huyện bị chia
cắt mạnh, nhiều núi cao, hệ thống sông, suối ngắn, nhỏ và có độ dốc lớn chia cắt các xã
trong vùng gây nhiều khó khăn trở ngại trong sử dụng đất. Là huyện miền núi ven biển,
Tiên Yên có một hệ sinh thái đa dạng gồm rừng, biển, rừng ngập mặn. Tiên Yên có 49,8%
dân cư là người thiểu số như Tày, Dao, Sán Chỉ, Sán Rìu với lịch sử, văn hóa, tập quán
canh tác riêng biệt tạo nên những nét đặc trưng trong sử dụng đất (UBND huyện Tiên
Yên, 2013a). Từ năm 2000 trở lại đây, dưới tác động của nhiều yếu tố, tình hình sử dụng
đất của Tiên Yên có nhiều biến động. Mặc dù đã có chính sách định canh định cư nhưng do
cuộc sống khó khăn nên đồng bào dân tộc cư trú ở các vùng cao của huyện vẫn phá rừng

2
làm nương rẫy. Còn ở khu vực ven biển là việc mở rộng đất nuôi trồng thủy sản từ đất rừng
ngập mặn. Nông nghiệp là ngành sản xuất chính trên địa bàn huyện nên bất kỳ sự thay đổi
nào trong sử dụng đất sẽ tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của người dân đồng thời ảnh
hưởng đến môi trường sinh thái.
Những nghiên cứu về biến động sử dụng của các nhà khoa học trên thế giới cho
thấy, các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích
những động lực dẫn đến biến động sử dụng đất. Tuy nhiên trong những điều kiện khác nhau
và ở các vùng địa lý khác nhau thì ảnh hưởng của những nhân tố đến biến động sử dụng đất
cũng hoàn toàn thay đổi. Vì vậy việc đánh giá biến động sử dụng đất và xác định được ảnh
hưởng của những yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử dụng đất từ đó đề xuất các giải
pháp quản lý sử dụng đất là vấn đề cấp thiết.
2. Mc tiêu nghiên cu
- Đánh giá biến động sử dụng đất và xác định ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, xã
hội đến biến động sử dụng đất huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh

Quảng Ninh
c và thc tin c tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Xác định được mối tương quan giữa các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử
dụng đất.
Đề tài góp phần bổ sung cơ sở lý luận trong nghiên cứu đánh giá biến động sử dụng
đất bằng tư liệu viễn thám, công nghệ GIS và phân tích hồi quy.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thông tin, bản đồ, số liệu về biến động sử
dụng đất của khu vực nghiên cứu theo thời gian và không gian giúp cho cơ quan quản lý đất
đai nắm được diễn biến và xu hướng biến động đất đai. Các yếu tố tự nhiên, xã hội có ảnh
hưởng đến biến động sử dụng đất mà đề tài xác định được sẽ là cơ sở khoa học để cân nhắc
giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều
kiện cụ thể ở huyện Tiên Yên.
ng và phm vi nghiên cu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loại đất, các yếu tố tự nhiên xã hội tác động biến động sử dụng đất.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Trong phạm vi ranh giới hành chính huyện Tiên Yên tỉnh
Quảng Ninh.
Tác động của biến động sử dụng đất đến thu nhập, việc làm của người dân được
nghiên cứu trên 2 xã điểm.
- Phạm vi thời gian:
Biến động sử dụng đất được nghiên cứu từ năm 2000 đến năm 2010.
5. Nhi ca lun án
Bằng mô hình hồi quy logistic đa biến với các dữ liệu viễn thám và số liệu thống kê
đã xác định được ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử dụng đất khu
vực Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

3

C 1
TNG QUAN V NGHIÊN CU
1.1. Mt s v lý lun v s dt
1.1.1. Khái niệm và vai trò của đất
1.1.1.1. Khái niệm
Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển của loài
người.Theo học giả người Nga Docutraiep “Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu
đời do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đó là: sinh vật, đá mẹ, khí
hậu, địa hình và thời gian”. Các nhà khoa học thổ nhưỡng khẳng định nguồn gốc ban đầu của
đất (soil) là từ các loại đá mẹ trong thiên nhiên lâu đời bị phá hủy dần dần dưới tác động của
các yếu tố lý học, hóa học, sinh học (dẫn theo Trần Văn Chính và cs., 2006).
Đất đai (land) được định nghĩa là một khu vực cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất
cả các thuộc tính ngay ở trên và dưới bề mặt bao gồm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, hệ
thống thủy văn bề mặt, lớp trầm tích gần bề mặt, nước ngầm, quần thể động thực vật và mọi
hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại như ruộng bậc thang, hệ thống thủy lợi,
đường giao thông, các tòa nhà… (FAO, 1995b).
1.1.1.2. Vai trò của đất
Đất đai đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của loài người, là cơ sở tự
nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Vai trò cơ bản của đất đai trong việc hỗ trợ con
người và các hệ sinh thái trên cạn khác được FAO (1995a) tổng hợp.
1.1.2. Sử dụng đất và quản lý sử dụng đất
1.1.2.1. Sử dụng đất
Sử dụng đất là hoạt động của con người tác động vào đất đai nhằm đạt kết quả mong
muốn trong trong quá trình sử dụng. Theo FAO (1999), sử dụng đất được thực hiện bởi con
người bao gồm các hoạt động cải tiến môi trường tự nhiên hoặc những vùng hoang vu vào
sản xuất như đồng ruộng, đồng cỏ hoặc xây dựng các khu dân cư. Thực chất sử dụng đất là
một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ giữa con người với đất đai.
1.1.2.2. Quản lý sử dụng đất
Quản lý sử dụng đất là quá trình quản lý sử dụng và phát triển đất đai trong không
gian theo định hướng và sự điều phối của chính sách đất đai hiện tại (Vancutsem, 2008).

1.2.  khoa hc v bing s dt và lp ph
1.2.1. Khái niệm biến động sử dụng đất và lớp phủ
Lớp phủ được định nghĩa là bề mặt tự nhiên trên bề mặt đất bao gồm nước, thực vật,
đất trống và các công trình nhân sinh. Sử dụng đất là hoạt động có mục đích của con người
thực hiện trên lớp phủ (IGBP, 1997). Lớp phủ bề mặt có thể quan sát được ở những khoảng
cách và bằng tư liệu khác nhau như quan sát bằng mắt, từ ảnh hàng không hay bởi bộ cảm
biến vệ tinh (Ellis, 2010).
"Biến động sử dụng đất và lớp phủ (LUCC), được biết như biến động đất đai, đây là
một thuật ngữ chung chỉ những thay đổi bề mặt lãnh thổ trái đất xảy ra do tác động của con
người” (dẫn theo Ellis, 2010). Sherbinin (2002) cho rằng biến động sử dụng đất là nguyên
nhân dẫn tới biến động lớp phủ.
1.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất và lớp phủ
Biến động sử dụng đất và lớp phủ được quyết định bởi sự tương tác theo thời gian

4
giữa yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng và yếu tố con người như dân số,
trình độ công nghệ, điều kiện kinh tế, chiến lược sử dụng đất, xã hội (Veldkamp and Fresco,
1996b). Mức độ, quy mô và các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động sử dụng đất khác nhau
đối với từng khu vực (Kaimowitz and Angelsen, 1998). Briassoulis (2002), chia các yếu tố
ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất thành 2 nhóm: Nhóm các yếu tố tự nhiên và nhóm các
yếu tố kinh tế xã hội.
Các yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng và các quá trình
tự nhiên có tác động trực tiếp đến biến động sử dụng đất hoặc tương tác với các quá trình ra
quyết định của con người dẫn đến biến động sử dụng đất (Briassoulis, 2002).
Các yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến biến động sử dụng đất bao gồm
dân số, công nghệ, chính sách kinh tế, thể chế và văn hóa. Sự ảnh hưởng của mỗi yếu tố
thay đổi khác nhau theo từng khu vực và từng quốc gia (Meyer and Turner, 1992) .
1.2.3. Nghiên cứu biến động sử dụng đất, lớp phủ bằng tư liệu viễn thám và GIS
Một trong những ứng dụng đặc biệt quan trọng của dữ liệu viễn thám là nghiên cứu
sử dụng đất và lớp phủ. Từ những năm 1970, dữ liệu viễn thám đã đáp ứng được các yêu

cầu về chất lượng và tần suất cho nghiên cứu. Đến nay viễn thám đã phát triển trở thành một
phương pháp luận tiên tiến và công cụ mạnh trong nghiên cứu sử dụng đất và theo dõi biến
động đất đai (Hassideh and Bill, 2008).
Cơ sở khoa học của nghiên cứu biến động từ tư liệu viễn thám là dựa vào đặc trưng
phổ phản xạ của các đối tượng tự nhiên. Trên cơ sở tính chất phản xạ sóng điện từ của đối
tượng trên bề mặt trái đất mà kỹ thuật viễn thám có thể phân tích, so sánh và nhận diện
chúng từ các thông tin phổ phản xạ (Jensen, 1995).
Với chức năng phân tích không gian, GIS cho phép đánh giá những thay đổi của sử
dụng đất và lớp phủ theo những khoảng thời gian khác nhau. Đồng thời GIS có thể liên kết
những thông tin này với các dữ liệu về kinh tế, xã hội… từ đó có thể xác định được tác động
của các yếu tố đến biến động sử dụng đất và thấy được đâu là nguyên nhân chính thúc đẩy
quá trình biến động (Vu, 2007).
Các phương pháp đánh giá biến động sử dụng đất và lớp phủ từ tư liệu viễn thám có thể
được chia thành 2 nhóm: Đánh giá biến động sau phân loại và trước phân loại (Singh, 1989).
1.3 S dt, bing s dt trên th gii và Vit Nam
1.3.1. Sử dụng đất và biến động sử dụng đất trên trên thế giới.
Tài nguyên đất trên toàn cầu có 13.021,15 triệu ha, trong đó đất nông nghiệp là
4.932,4 triệu ha chiếm 37,6%. Tuy nhiên diện tích đất canh tác chỉ chiếm khoảng 10,9%
tổng diện tích đất (FAO, 2007). Theo Eswaran et al. (1999), có 11 đến 12% diện tích đất
thích hợp cho sản xuất lương thực và sợi, 24% được sử dụng cho chăn thả gia súc, rừng
chiếm khoảng 31% và 33% còn lại có nhiều hạn chế đối với hầu hết các mục đích sử dụng.
1.3.2. Sử dụng đất và biến động sử dụng đất ở Việt Nam
Tính đến ngày 1/1/2013, tổng diện tích đất đai của cả nước là 33.097,2 nghìn ha,
trong đó diện tích đất nông nghiệp là 26.371,5 nghìn ha chiếm 79,7% tổng DTTN, đất phi
nông nghiệp 3.777,4 nghìn ha chiếm 11,4% tổng DTTN, đất chưa sử dụng 2.948,3 nghìn ha
chiếm 8,9% tổng DTTN (Tổng cục Thống kê, 2014).
Diện tích đất nông nghiệp không ngừng được mở rộng, đến năm 2013 tổng diện tích

5
đất nông nghiệp là 26.197,5 nghìn ha, tăng 5.431,9 ha (gấp 1,26 lần) so với năm 2000.

Trung bình mỗi năm diện tích đất nông nghiệp tăng hơn 417,8 nghìn ha. Trong đó lượng
tăng chủ yếu là do mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp.
Năm 2000 diện tích đất phi nông nghiệp của nước ta là 2752,2 nghìn ha chiếm 8,3%
tổng DTTN, hiện nay đất phi nông nghiệp có diện tích 3.777,4 nghìn ha, chiếm 11,4% tổng
DTTN. Mặc dù tỷ lệ không cao nhưng từ năm 2000 đến 2013 tốc độ phát triển diện tích đất
sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp đã tăng 146,9%, trung bình mỗi năm loại đất này
tăng lên 19,4 nghìn ha. Trong đó, đất chuyên dùng gia tăng mạnh nhất, sau đó đến đất ở và
đất tôn giáo tín ngưỡng, riêng đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng giảm xuống.
1.4. Mt s công trình nghiên cu bing s dt trên th gii và Vit Nam
1.4.1. Một số công trình nghiên cứu biến động sử dụng đất trên thế giới
Nhiều công trình nghiên cứu về biến động sử dụng đất đã được áp dụng thành công
tại nhiều quốc gia và các hệ sinh thái khác nhau trên thế giới như Canada (Pan et al., 1999),
Mỹ (Rogan et al., 2003), Kenya (Serneels and Lambin, 2001), Thái Lan (Crews and Meyer,
2004), Cameroon (Mertens and Lambin, 1997) hoặc ở Madagascar (Laney, 2004)
Nhiều nhà khoa học đã tập trung phân tích những nguyên nhân, động lực thúc đẩy và
ảnh hưởng của biến động sử dụng đất đến các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái.
Trong đó các nhà khoa học tự nhiên và địa lý đã dẫn đầu trong việc phát triển các mô hình
không gian tường minh (spatially explicit models) trong nghiên cứu thay đổi sử dụng đất.
Nhiều phân tích không gian và mô hình thay đổi sử dụng đất không đồng nhất tồn tại trong
nghiên cứu đã thúc đẩy nhiều nghiên cứu về vấn đề này (Andersen, 1996; Clarke et al., 1997;
LaGro and DeGloria, 1992; Mertens and Lambin, 1997; White and Engelen, 2000; White et al.,
1997; Wu and Webster, 1998; Veldkamp and Fresco, 1996; Verburg and Veldkamp, 2001).
Đã có một vài nghiên cứu ứng dụng mô hình để phân tích quá trình đô thị hóa như Wu
and Webster (1998) và Clarke et al. (1997). Các nghiên cứu khác sử dụng mô hình thực
nghiệm để đánh giá biến động sử dụng đất bằng tư liệu viễn thám (Mertens and Lambin,
1997; Andersen, 1996; LaGro and DeGloria, 1992).
Theo Muller and Munroe (2007), ngoài việc sử dụng mô hình và các trường hợp
nghiên cứu để kiểm chứng sự thay đổi sử dụng đất thì phân tích thống kê là công cụ mạnh
do khả năng kiểm định giả thuyết, xếp hạng các yếu tố, kiểm tra tính nghiêm ngặt của giả
thuyết. Tuy nhiên quá trình xử lý đòi hỏi kết hợp dữ liệu không gian, thời gian và cấp độ

phân tích vì vậy nó vẫn còn những trở ngại và thách thức để đạt được kết quả tốt nhất
(Rindfuss et al., 2004).
1.4.2. Các công trình nghiên cứu biến động sử dụng đất ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu biến động sử dụng đất trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng thường được công bố thành hai hướng chính. Thứ nhất, hướng nghiên cứu
ứng dụng bao gồm các kỹ thuật, thuật toán chiết xuất thông tin từ dữ liệu viễn thám và mô
hình hóa quá trình biến động sử dụng đất. Thứ hai là hướng nghiên cứu mối quan hệ giữa
biến động sử dụng đất, lớp phủ với các yếu tố kinh tế, xã hội và chính sách.
Đối với hướng thứ nhất, có thể kể đến công trình nghiên cứu về biến động lớp phủ bề
mặt đất được Nguyen et al. (2006) nghiên cứu trên phạm vi cả nước từ năm 2001 - 2003 từ
tư liệu ảnh MODIS hay sự thay đổi lớp phủ rừng huyện Tánh Linh tình Bình Thuận 1989 -

6
1998 bằng ảnh LANDSAT TM (Nguyen et al., 2005). Phạm Văn Cự và cs. (2006) với công
trình “Sử dụng tư liệu viễn thám đa thời gian để đánh giá biến động chỉ số thực vật của lớp
phủ hiện trạng và quan hệ với biến đổi sử dụng đất tại tỉnh Thái Bình”.
Một số nghiên cứu nhằm đánh giá biến động đất đai và xây dựng bản đồ biến động sử
dụng đất từ tư liệu viễn thám và công nghệ GIS (Nguyễn Khắc Thời và cs., 2010; Đào Châu
Thu và Lê Thị Giang, 2003; Nhữ Thị Xuân và cs., 2004; Nguyễn Ngọc Phi, 2009).
Đối với hướng nghiên cứu thứ hai, các tác giả nước ngoài cũng chiếm phần lớn các
công bố. Từ năm 1998 đến năm 2002 trong nghiên cứu chuyên đề của chương trình nghiên
cứu Hệ thống nông nghiệp miền núi (SAM), Castella và Đặng Đình Quang (2002) cho rằng:
Những biến động trong sử dụng đất và phương thức quản lý tài nguyên chịu ảnh hưởng bởi
các chính sách của nhà nước. Cảnh quan sử dụng đất và nguồn tài nguyên chịu ảnh hưởng của
phương thức sử dụng đất và ngược lại. Còn quyết định của người dân bị ảnh hưởng bởi nhận
thức của họ, tình trạng môi trường và điều kiện kinh tế xã hội. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra
những nhân tố chính dẫn đến thay đổi sử dụng đất là chính sách, khả năng tiếp cận, tăng dân
số. Các nhân tố bên trong như sức ép dân số, các chiến lược sản xuất, các quy định về quản lý
tài nguyên chắc chắn sẽ quyết định các động thái sử dụng đất trong tương lai.
Năm 2003, tác giả Muller thuộc chương trình Hỗ trợ Sinh thái Nhiệt đới của Tổ chức

Phát triển Cộng hòa Liên bang Đức đã nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố
địa vật lý, sinh thái nông nghiệp và kinh tế xã hội biến động sử dụng đất từ năm 1975 đến
năm 2000 tại hai huyện của tỉnh Đắc Lắc.
Để nghiên cứu biến động hiện trạng lớp phủ thực vật và ảnh hưởng của nó tới quá
trình xói mòn lưu vực sông Trà Khúc, tác giả Vũ Anh Tuân đã kết hợp phương pháp viễn
thám và hệ thông tin địa lý. Kết quả nghiên cứu đã xác định được biến động hiện trạng lớp
phủ lưu vực sông Trà Khúc từ năm 1989 đến 2001, từ đó mô hình hóa xói mòn bằng GIS và
đề xuất sử dụng đất giảm thiểu xói mòn (Vũ Anh Tuân, 2004).
Năm 2011, Ngô Thế Ân đã nghiên cứu ứng dụng mô hình tác tố (Agent – based)
nhằm mô phỏng tác động của chính sách đến biến động sử dụng đất tại bản Bình Sơn, xã Tà
Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, mô hình tác tố phù hợp
cho việc mô phỏng tác động của chính sách đến biến động sử dụng đất.
Tác động của các yếu tố tự nhiên và kinh tế, xã hội đến biến động sử dụng đất được
tác giả Vũ Kim Chi (2009) nghiên cứu tại Suối Muội, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Một
công trình nghiên cứu khác về biến động sử dụng đất và mối quan hệ với lao động công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện Chương Mỹ, thành phố Hà nội bằng phương pháp
thống kê không gian được thực hiện bởi Đinh Thị Bảo Hoa và Phú Thị Hồng (2013).
Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu biến đổi toàn cầu (ICARGC) đã thực hiện chương trình
nghiên cứu về biến động sử dụng đất dưới tác động của hoạt động kinh tế - xã hội và biến đổi
khí hậu toàn cầu tại điểm nghiên cứu là đồng bằng sông Hồng và vùng núi Tây Bắc Việt Nam.
Trên địa bàn huyện Tiên Yên, đã có những nghiên cứu về sử dụng đất như Nguyễn
Xuân Dũng và Tô Thúy Nga (2013) với “Sử dụng khôn khéo đất ngập nước và đề xuất giải
pháp sử dụng khôn khéo đất ngập nước vịnh Tiên Yên” và Nguyễn Mạnh Hùng (2010) với
nghiên cứu biến động bờ biển và cửa sông Việt Nam trong đó có khu vực Tiên Yên.

7
1.5. Nhn xét tng quan tài ling nghiên cu
1.5.1. Nhận xét tổng quan tài liệu
Những công trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy, tại các khu vực khác nhau, dưới tác
động của các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khác nhau thì nguyên nhân và ảnh hưởng của

biến động sử dụng đất đều có những khác biệt nhất định. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về
biến động sử dụng đất không nhiều. Hầu hết các nghiên cứu chủ yếu là ứng dụng tư liệu viễn
thám và GIS xác định biến động sử dụng đất theo thời gian và không gian. Còn những nghiên
cứu nhằm xác định những yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất hầu như chưa được định
lượng bằng các phân tích thống kê chặt chẽ. Về mặt phương pháp, mặc dù có nhiều phương
pháp để đánh giá biến động nhưng để xác định được nguồn gốc của biến động thì phương pháp
sau phân loại là một phương pháp đơn giản, hiệu quả và phù hợp.
1.5.2. Giả thiết và hướng nghiên cứu chính của đề tài
1.5.2.1 Giả thiết về các yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất
Từ những số liệu điều tra thu thập được, những đánh giá sơ bộ về khu vực nghiên
cứu và kết quả của các công trình nghiên cứu về biến động sử dụng đất, chúng tôi đặt ra
những giả thiết các yếu tố có thể ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất là độ cao, độ dốc,
khoảng cách tới sông, khoảng cách tới suối, khoảng cách tới đường giao thông chính,
khoảng cách tới đường giao thông phụ, khoảng cách tới thôn bản, tỷ lệ tăng dân số, mật độ
dân số, bình quân lương thực, dân tộc, chính sách.
1.5.2.2 Giả thiết về tác động của biến động sử dụng đất đến thu nhập, việc làm và độ che
phủ rừng
Theo số liệu của Chi cục Thống kê Tiên Yên (2012) lao động trên địa bàn huyện làm
việc trong lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp, chiếm tỷ lệ 79,43%; lao động trong lĩnh vực công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng là 875 người chiếm 4%; trong lĩnh vực dịch vụ, thương
mại là 3619 người,chiếm 16,56%. Từ đó có thể khẳng định rằng những thay đổi trong sử dụng đất
sẽ ảnh hưởng đến thu nhập, việc làm của người dân. Đồng thời thay đổi trong sử dụng đất sẽ tác
động đến độ che phủ và ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ đất chống xói mòn.


U
2.1. Ni dung nghiên cu
- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá biến động sử dụng đất huyện Tiên Yên bằng công nghệ viễn thám và GIS
- Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và xã hội đến biến động sử dụng đất

huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
- Đánh giá tác động của biến động sử dụng đất đến thu nhập, việc làm và độ che phủ
rừng trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
- Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
2.2. D liu nghiên cu
2.2.1. Dữ liệu ảnh vệ tinh
- Ảnh vệ tinh SPOT4 năm 2000, độ phân giải 20m, ngày thu nhận 20/9/2000. Ảnh
vệ tinh SPOT5 năm 2005, độ phân giải 10m, ngày thu nhận 13/10/2005. Ảnh vệ tinh SPOT5
năm 2010, độ phân giải 10m, ngày thu nhận 23/10/2010.

8
2.2.2. Dữ liệu bản đồ
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Tiên Yên tỷ lệ 1:50.000 năm 2010, 2005,
2000, bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của 11 xã, thị trấn trong địa bàn huyện.
- Bản đồ địa hình năm 2010 khu vực Tiên Yên tỷ lệ 1:50.000, dạng giấy. Mô hình số
độ cao độ phân giải 30m.
2.2.3. Dữ liệu khác
Số liệu khí tượng: nhiệt độ, lượng mưa, số liệu thống kê dân số, tỷ lệ tăng dân số, mật
độ dân số, thành phần dân tộc, số liệu thống kê về tình hình sử dụng đất xã, huyện , số liệu
kiểm kê rừng, số liệu thống kê nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, số liệu điều tra phỏng
vấn thực địa về tình hình sử dụng đất.
2.3. u
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các loại bản đồ, ảnh vệ tinh khu vực nghiên cứu, các số liệu thống kê về điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sử dụng đất, các báo cáo, các dự án nhằm kế thừa các tư
liệu đã có của khu vực nghiên cứu.
2.3.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp
1) Thu thập số liệu bằng GPS
Sử dụng máy GPS cầm tay thu thập số liệu về tình hình sử dụng đất phục vụ quá

trình phân loại ảnh và kiểm chứng kết quả phân loại.
2) Thu thập số liệu bằng phương pháp phỏng vấn
a. Chọn điểm nghiên cứu:
Chúng tôi chọn xã Đại Thành đại diện cho khu vực đồi núi cao, xã Đông Ngũ đại
diện cho khu vực đồi núi thấp, đồng bằng ven biển để điều tra phỏng vấn.
b. Phỏng vấn hộ gia đình
Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng để lựa chọn các hộ gia đình
tham gia phỏng vấn. Trước tiên, trong xã điều tra, chỉ chọn các hộ nông nghiệp. Sau đó chia
các hộ thành 2 nhóm; nhóm 1 là nhóm các hộ chỉ có thu nhập từ nông nghiệp, không có
lương và trợ cấp của nhà nước; nhóm 2 là nhóm hộ nông nghiệp có thu nhập từ lương hoặc
trợ cấp của nhà nước. Tổng số hộ điều tra trong khu vực nghiên cứu được tính theo công
thức cơ bản của Yamane (1973):

2
.1 eN
N
n


(2.1)
Trong đó:
N: Tổng số hộ trên đơn vị điều tra
n: Số phiếu điều tra
e: Mức ý nghĩa (Với độ tin cậy của ước lượng là 95% thì e = 0,05)
Số lượng hộ điều tra được thể hiện trong bảng 2.1.
Bng 2.1. S ng phiu tra tm nghiên cu
Khu vực
Đồi núi cao
Đồi núi thấp và đồng bằng ven biển
Xã đại diện

Đại Thành
Đông Ngũ
Tổng số hộ NN
203
1.150
Số hộ điều tra
135
297

9
Tiến hành điều tra phỏng vấn hộ gia đình bằng bảng hỏi có in sẵn các thông tin cần
thu thập như:
+ Tình hình của hộ gia đình: Số nhân khẩu, số người trong tuổi lao động, dân tộc, tài
sản của hộ,
+ Thông tin về sử dụng đất: Diện tích đất rừng, đất lúa, đất nương rẫy, đất vườn, đất
trồng cây hàng năm khác.
+ Thông tin về nguồn thu nhập, việc làm
Phiếu điều tra phỏng vấn hộ gia đình trình bày trong phụ lục 5A.
c. Phương pháp phỏng vấn những người có kinh nghiệm (Key Information Panel):
Tiến hành phỏng vấn theo chuyên đề đối với những người có kinh nghiệm như cán
bộ phòng Tài nguyên Môi trường, phòng Nông nghiệp, trưởng bản, cán bộ địa chính, cán bộ
khuyến nông… nhằm bổ sung thông tin, nhận định nâng cao độ tin cậy của kết quả nghiên
cứu. Số lượng mẫu điều tra là 16 trong đó: Cán bộ Phòng Tài nguyên Môi trường 2 người;
Cán bộ phòng Nông nghiệp 2 người; Cán bộ địa chính xã 4 người/4 xã; trưởng thôn, cán bộ
phụ nữ thôn 8 người.
Mẫu phiếu điều tra phỏng vấn những người có kinh nghiệm trình bày trong phụ lục
5B của luận án.
2.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu viễn thám
2.3.2.1. Hiệu chỉnh hình học ảnh
Chọn ảnh năm 2010 làm ảnh cơ sở và tiến hành nắn chỉnh ảnh năm 2005, 2000 theo ảnh

2010 bằng phương pháp ảnh theo ảnh, nội suy giá trị độ xám theo thuật toán lân cận gần nhất.
2.3.2.2. Phân loại ảnh theo đối tượng
Sử dụng phần mềm eCognition để phân tách ảnh thành các đối tượng theo thuật toán phân
tách đa ngưỡng. Tiến hành chọn mẫu để phân loại.
2.3.2.3. Đánh giá độ chính xác phân loại
Độ chính xác phân loại được đánh giá bằng 2 chỉ tiêu là độ chính xác tổng thể
(overall accuracy) và chỉ số Kappa (κ
Hat
). Đồng thời độ chính xác phân loại của từng đối
tượng cũng được thể hiện chi tiết trên bảng ma trận sai số.
Chỉ số κ được tính theo công thức sau (Jensen, 1995):


(2.2)
Trong đó:
N: Tổng số pixel lấy mẫu;
r: Số lớp đối tượng phân loại;
xii: Số pixel đúng trong lớp thứ i
xi+: Tổng pixel lớp thứ i của mẫu; x+i: Tổng pixel của lớp thứ i sau phân loại.
2.3.3. Phương pháp phân tích không gian trong GIS
- Sử dụng phần mềm ArcGIS.10 tiến hành biên tập bản đồ sử dụng đất/lớp phủ.
- Sử dụng chức năng phân tích không gian trong phần mềm ArcGIS10 để chồng xếp
bản đồ và tính toán biến động, tạo bản đồ độ dốc, độ cao, khoảng cách đến đường giao
thông, khoảng cách đến sông suối và thôn bản.

 


 





r
i
ii
r
i
r
i
iiii
xxN
xxxN
1
2
1 1
).(
).(


10
- Ứng dụng thuật toán phân vùng Thicsen - Voronoi để tạo bản đồ phân vùng dân
tộc, bản đồ phân vùng thực hiện chính sách.
- Sử dụng công cụ chọn mẫu ngẫu nhiên trong phần mềm ArcGIS 10 để lấy mẫu
phục vụ phân tích hồi quy.
2.3.4. Phương pháp phân tích hồi quy logic đa biến
Phân tích hồi quy logistic là một kỹ thuật thống kê để xem xét mối liên hệ giữa biến
độc lập là biến định lượng hoặc biến phân loại với biến phụ thuộc là biến nhị phân (Nguyễn
Ngọc Rạng, 2012).
Tiến hành phân tích hồi quy logistic đa biến bằng phần mềm SPSS.20 để xác định mối

tương quan giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội đến biến động sử dụng đất. Mô hình hàm
hồi quy logistic đa biến có dạng (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008):

(2.3)
Hoặc có thể viết dưới dạng:
log
nn
XBXBXBB
Y
Y










)0(
)1(
22110
(2.4)
Trong đó: X
1
, X
2
, , X
n

: Các biến độc lập trong mô hình hồi quy
B
1
, B
2
, , B
n
: Hệ số của các biến độc lập trong mô hình hồi quy
B
0
: Hằng số
P(Y=1) là xác suất xảy ra biến động sử dụng đất.
Khi đó xác suất để biến động sử dụng đất không xảy ra là:
P(Y=0) = 1-P(Y=1)
Độ phù hợp tổng thể của mô hình được đánh giá dựa vào chỉ tiêu -2LL (-2log
likelihood). Giá trị -2LL càng nhỏ thể hiện độ phù hợp cao, giá trị nhỏ nhất của -2LL là 0
(tức là không có sai số) khi đó mô hình có độ phù hợp hoàn hảo.
Đại lượng Wald χ
2
được sử dụng để kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số hồi quy
tổng thể và được tính theo công thức (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008):

Wald (2.5)
Trong đó: B là hệ số của mô hình hồi quy; s.e(B) là sai số chuẩn của hệ số hồi quy B.
Với độ tin cậy 95%, các biến độc lập được coi là có ý nghĩa và tương quan với biến
động sử dụng đất khi giá trị P- value (Sig) <0,05.
Hệ số xác định R
2
(Coefficient of Determination) đánh giá mô hình có giải thích tốt
mối liên hệ giữa biến phụ thuộc Y và biến độc lập (biến giải thích X) hay không. Giá trị R

2

nằm trong khoảng từ 0 - 1.
Tiến hành xử lý thống kê với 10.000 điểm mẫu được xác định bằng công cụ chọn mẫu
ngẫu nhiên trong ArcGIS. Mỗi điểm là một pixel số liệu.Trong đó biến phụ thuộc là biến động
sử dụng đất, nếu biến động xảy ra thì biến phụ thuộc có giá trị 1, nếu không xảy biến động thì
biến phụ thuộc có giá trị 0. Các biến độc lập bao gồm độ cao, độ dốc, khoảng cách tới sông,
khoảng cách tới suối, khoảng cách đường giao thông chính, khoảng cách tới đường giao thông
phụ, khoảng cách tới thôn bản, dân tộc, chính sách, mật độ dân số, bình quân lương thực.
Biến độ cao được xác định từ mô hình DEM, biến độ dốc được tạo bằng công cụ 3D
nn
nn
XBXBXBB
XBXBXBB
e
e
YP






22110
22110
1
)1(
2
2
)(.










Bes
B


11
Analyst trong Acr GIS10 từ dữ liệu gốc là DEM. Các biến khoảng cách tới đường giao
thông, khoảng cách đến sông suối, thôn bản được tạo bởi công cụ Educlidean Distance trong
Spatial Analyst Tools.
Khoảng cách đến đường giao thông được chia làm 2 loại là khoảng cách đến đường
giao thông chính bao gồm các đường quốc lộ, các đường từ quốc lộ đến trung tâm xã và
đường giao thông phụ bao gồm đường từ xã đến các thôn bản, giữa các thôn bản
Riêng biến dân tộc được xây dựng trên cơ sở phân vùng dân tộc bằng thuật toán
Thiessen – Voronoi lấy tâm vùng tại mỗi bản dân tộc, từ đó xác định được 5 khu vực hoạt
động chính của người Kinh, Dao, Tày, Sán Chỉ, Sán Dìu và dân tộc khác.
Đối với biến chính sách chỉ đưa vào ở giai đoạn 2005 -2010 với mục tiêu xác định sự
có hay không ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách đối với biến động sử dụng đất. Biến
chính sách tồn tại dưới dạng nhị phân 0, 1; 0 – tại các thôn không thực hiện chính sách, 1 –
tại các thôn có thực hiện chính sách.
Trước khi đưa các biến vào mô hình hồi quy, các biến cần được kiểm tra hiện tượng
đa cộng tuyến.
Đối với mô hình hồi quy đa biến ta có thể dùng hệ số phóng đại phương sai (VIF -

Variance Inflation Factor) để xác định dấu hiệu của đa cộng tuyến.
Hệ số VIF được tính theo công thức:
(2.6)

Trong đó R
k
2
là hệ số tương quan bội của biến thứ k trong mô hình.
Hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến càng lớn chứng tỏ cộng tuyến cao. Theo
Gujarati (2012) nếu VIF của biến nào đó vượt quá 10 thì biến đó được coi là cộng tuyến cao, vì
vậy cần phải loại ra khỏi mô hình.
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
2.3.5.1. Xử lý số liệu điều tra phỏng vấn hộ gia đình
Từ số liệu điều tra phỏng vấn tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh nhằm đánh giá
tác động của biến động sử dụng đất đến cuộc sống người dân bằng các tiêu chí: Nguồn thu
nhập, cơ cấu thu nhập của hộ gia đình, lao động, việc làm.
Phân tích số liệu bằng phương pháp thống kê mô tả, sử dụng các chỉ tiêu số trung
bình, độ lệch chuẩn, tỷ lệ %, biểu đồ và được xử lý trên phần mềm Microsoft Exel.
2.3.5.2. Xử lý số liệu để đánh giá tác động của biến động sử dụng đất đến khả năng bảo vệ
của lớp phủ đối với xói mòn
Khả năng bảo vệ của lớp phủ đối với xói mòn được đặc trừng bởi hệ số C.
Trong mô hình tính toán xói mòn đất RUSLE, hệ số lớp phủ đất C thể hiện mối
tương quan giữa sự thay đổi thảm thực vật đến xói mòn đất. Hệ số C cũng dễ dàng bị thay
đổi bởi con người do những hoạt động trong sử dụng đất nông nghiệp, đất rừng. Hệ số C
dao động từ 0 đến 1. C=1 nghĩa là không có sự tác động của lớp phủ thực vật đến xói
mòn đất, thường là ở những vùng đất hoang, không có thảm thực vật. C = 0 nghĩa là lớp
phủ bề mặt có khả năng bảo vệ đất chống xói mòn cao dẫn đến không có tình trạng xói mòn
xảy ra (Trần Quốc Vinh, 2012).
Hệ số C được tính theo công thức của DeJong (1994):
C = 0,431 – 0,805*NDVI; (2.7)

2
1
1
k
R
VIF



12
Trong đó NDVI (Normalized Difference Vegetation Index) là chỉ số khác biệt thực
vật, thể hiện mức độ tập trung của thực vật trên mặt đất được tính theo công thức:
NDVI= (NIR-RED) / (NIR+RED)
NIR là giá trị bức xạ của bước sóng cận hồng ngoại (near infrared)
RED là giá trị bức xạ của bước sóng đỏ
C3
KT QU NGHIÊN CU VÀ THO LUN
3.1. u kin t nhiên và kinh t xã hi huyn Tiên Yên tnh Qung Ninh
3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh
Tiên Yên nằm ở vị trí trung tâm khu vực miền Đông tỉnh Quảng Ninh, cách trung
tâm thành phố Hạ Long khoảng 90 km. Tổng diện tích tự nhiên là 64.789,74 ha gồm 11 xã,
1 thị trấn. Tiên Yên là huyện miền núi – ven biển có địa hình tương đối phức tạp. Phía Tây
Bắc huyện là vùng đồi núi cao trùng điệp, phía Nam là vùng đồng bằng phù sa ven biển, địa
hình tương đối dốc, thoải dần từ Bắc – Tây Bắc xuống Đông Nam ra biển (UBND huyện
Tiên Yên, 2013a). Khí hậu nhiệt đới gió mùa miền núi và phân hóa 2 mùa rõ rệt: mùa hạ
nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông lạnh và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ
trung bình năm 23,0
0
C, lượng mưa khoảng 2.117 mm, độ ẩm không khí trung bình 84%
(Trạm Khí tượng Thủy văn Tiên Yên, 2011). Tiên Yên có hai con sông lớn là sông Tiên

Yên chảy từ huyện Bình Liêu và sông Khe Tiên chảy từ Lạng Sơn xuống. Hệ thống sông
suối phân bố tương đối đều trong huyện tạo ra nhiều vùng đồng bằng nhỏ hẹp, cung cấp
nước tưới cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Ngoài hệ thống sông suối Tiên
Yên rất ít hồ đập chủ yếu chỉ là đập tràn nhỏ (UBND huyện Tiên Yên, 2013b).
3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội huyện Tiên Yên
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005-2010 đạt 12% năm. Năm 2010,
tỷ trọng ngành nông –lâm nghiệp – thủy sản chiếm 41%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
xây dựng chiếm 24,7%, thương mại, dịch vụ chiếm 34,3% (UBND huyện Tiên Yên, 2012).
Tính đến hết năm 2010, tổng dân số của huyện là 45.163 người. Dân tộc thiểu số chiếm 49,8%,
trong đó Dao 22,6%, Tày 14,6%, Sán Chỉ 8,1%, Sán Dìu 3,6%, Hoa 0,4%, dân tộc khác
0,5%.Mật độ dân số trung bình là 67 người/km
2
( Chi cục Thống kê huyện Tiên Yên, 2012).
Tổng số lao động trong độ tuổi hiện có 25.917 người, chiếm 57,38% tổng dân số.
3.1.3. Hiện trạng và biến động sử dụng đất huyện Tiên Yên
Theo số liệu kiểm kê năm 2010 tổng diện tích tự nhiên của huyện Tiên Yên là
64.789,74ha, trong đó đất nông nghiệp là 53.052,39ha chiếm 81,87% tổng diện tích tự
nhiên, đất phi nông nghiệp là 2.799,61ha chiếm 4,34% diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng
là 8.937,74ha chiếm 13,79% tổng diện tích tự nhiên( Phòng TNMT huyện Tiên Yên, 2011).
3.1.4. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Tiên Yên
3.1.4.1. Thuận lợi
Tiên Yên có điều kiện địa hình, khí hậu, đất đai đa dạng thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp, lâm nghiệp. Với hệ sinh thái ven biển đa dạng, huyện có nhiều tiềm năng để phát triển
nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Có nguồn nhân lực trong nông nghiệp dồi dào, là điều
kiện để phát triển nông nghiệp.
3.1.4.2. Khó khăn
Tiên Yên có địa hình phức tạp, với nhiều đồi núi cao, sông ngắn và dốc nên địa hình
bị chia cắt mạnh, đất đai manh mún không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Cơ sở hạ

13

tầng kỹ thuật, như giao thông vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, các
đường vào thôn bản chủ yếu là đường đất, nhỏ, dốc gây khó khăn cho việc đi lại, trao đổi
hàng hóa của người dân. Hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng được việc tưới tiêu chủ động.
Huyện nằm cách xa các trung tâm kinh tế, công nghiệp lớn của tỉnh cho nên có nhiều hạn
chế trong việc giao lưu kinh tế, tiếp cận khoa học công nghệ. Chất lượng lao động thấp chưa
đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trình độ nhận thức chưa cao, đặc
biệt là vùng đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng cao.
3.2. h giá bing s dt huyn Tiên Yên, tnh Qung Ninh bng công ngh
vin thám và GIS
3.2.1. Xử lý ảnh vệ tinh
Kết quả đánh giá độ chính xác phân loại ảnh năm 2000 thể hiện trong bảng 3.1.
Bng 3.1: Ma trn sai s phân loi 
Lớp phân loại
Dữ liệu kiểm chứng

User Acc
%
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
Tổng
Đất lúa (1)
42
0

0
3
0
12
0
0
0
57
73,7
Rừng (2)
0
31
0
0
0
0
0
0
0
31
100,0
Rừng ngập mặn (3)
0
10
37
0
0
0
0
0

0
47
78,7
Nương rẫy, cây bụi (4)
0
7
0
44
2
2
0
0
0
55
80,0
Cỏ (5)
0
1
0
2
49
0
0
0
0
52
94,2
Đất xây dựng (6)
9
0

11
1
0
35
0
0
1
57
61,4
Đất sông, suối (7)
0
0
0
0
0
0
49
12
0
61
80,3
Đất mặt nước (8)
0
0
0
0
0
0
1
38

0
39
97,4
Núi đá, đất trống (9)
0
1
2
0
0
1
0
0
49
53
92,4
Tổng
51
50
50
50
51
50
50
50
50
452

Pro Acc %
82,4
62,0

74,0
88,0
96,0
70,0
98,0
76,0
98,0


Độ chính xác phân loại: 82,74%
Chỉ số Kappa: 0,80
(Chữ viết tắt: Pro Acc – Producer’s Accuracy, User Acc- User’s Accuracy)
Độ chính xác phân loại ảnh năm 2000 là 82,74%, chỉ số Kappa bằng 0,8. Như vậy
ảnh được phân loại với độ chính xác cao đáp ứng yêu cầu đề tài.
- Kết quả đánh giá độ chính xác phân loại ảnh năm 2005 thể hiện trong bảng 3.2.
Bng 3.2: Ma trn sai s phân loi 2005
Lớp phân loại
Dữ liệu kiểm chứng

User Acc
%
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)

Tổng
Đất lúa (1)
42
0
0
0
0
19
0
0
1
62
67,7
Rừng (2)
0
48
0
0
6
0
0
0
0
54
88,9
Rừng ngập mặn (3)
0
2
41
0

0
0
2
0
0
45
91,1
Nương rẫy, cây bụi (4)
0
1
6
47
21
0
0
0
0
75
62,7
Cỏ (5)
0
0
2
3
23
0
0
0
0
28

82,1
Đất xây dựng (6)
8
0
1
1
0
29
0
0
11
50
58,0
Đất sông, suối (7)
0
0
0
0
0
0
48
0
0
48
100,0
Đất mặt nước (8)
0
0
0
0

0
0
0
50
0
50
100,0
Núi đá, đất trống (9)
0
0
0
0
0
2
0
0
38
40
95,0
Tổng
50
51
50
51
50
50
50
50
50
452


Pro Acc %
84,0
94,1
82,0
92,2
46,0
58,0
96,0
100,0
76,0


Độ chính xác phân loại: 80,97 %
Chỉ số Kappa: 0,78
(Chữ viết tắt: Pro Acc – Producer’s Accuracy, User Acc- User’s Accuracy)

14
Độ chính xác phân loại ảnh năm 2005 là 80,97%, chỉ số Kappa là 0,78 chứng tỏ kết
quả phân loại ảnh đạt độ chính xác khá cao, đáp ứng yêu cầu.
- Độ chính xác phân loại ảnh năm 2010 thể hiện trong bảng 3.3.
Độ chính xác phân loại ảnh năm 2010 đạt 89,33; chỉ số Kappa bằng 0,88 đáp ứng
được yêu cầu công tác phân loại ảnh.
Bng 3.3: Ma trn sai s phân loi 
Kết quả phân loại
Dữ liệu kiểm chứng
(1)
(2)
(3)
(4)

(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
Tổng
User
Acc %
Đất lúa (1)
34
0
0
0
0
3
0
0
0
37
91,9
Rừng (2)
0
47
10
0
0
0
0
0
0

57
82,46
Rừng ngập mặn (3)
0
3
38
0
0
0
2
0
0
43
88,4
Nương rẫy, cây bụi (4)
0
0
0
48
10
0
0
0
0
58
82,8
Cỏ (5)
0
0
0

2
40
0
0
0
0
42
95,2
Đất xây dựng (6)
16
0
0
0
0
47
0
0
0
63
74,6
Đất sông, suối (7)
0
0
2
0
0
0
48
0
0

50
96,0
Đất mặt nước (8)
0
0
0
0
0
0
0
50
0
50
100,0
Núi đá, đất trống (9)
0
0
0
0
0
0
0
0
50
50
100,0
Tổng
50
50
50

50
50
50
50
50
50
450

Pro Acc %
68,0
94,0
76,0
96,0
80,0
94,0
96,0
100,0
100,0


Độ chính xác phân loại: 89,33

Chỉ số Kappa: 0,88
(Chữ viết tắt: Pro Acc – Producer’s Accuracy, User Acc- User’s Accuracy)
3.2.2. Thành lập bản đồ sử dụng đất
3.2.2.1. Điều tra đối soát thực địa,chỉnh lý kết quả phân loại ảnh
Công việc đối soát thực địa chỉ thực hiện được đối với ảnh vệ tinh năm 2010, thời
điểm điều tra đối soát là năm 2011. Đối với kết quả phân loại ảnh vệ tinh năm 2000, năm
2005 được đối soát với bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện năm 2000 và 2005.
3.2.2.2. Biên tập bản đồ sử dụng đất và thống kê hiện trạng sử dụng đất

Kết quả biên tập thu được bản đồ sử dụng đất năm 2000, 2005 và 2010 của khu vực
nghiên cứu. Từ bản đồ sử dụng đất sử dụng công cụ tính diện tích trên phần mềm ArcGIS
10.0, sau đó xuất kết quả sang phần mềm Exel để thống kê diện tích các loại đất.
3.2.3. Đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010 khu vực huyện Tiên Yên,
tỉnh Quảng Ninh.
3.2.3.1. Xây dựng bản đồ biến động sử dụng đất
- Chồng xếp bản đồ sử dụng đất năm 2000 và 2005 thu được bản đồ biến động sử dụng
đất giai đoạn 2000-2005 (hình 3.1).
- Chồng xếp bản đồ sử dụng đất năm 2005 và 2010 thu được bản đồ biến động sử dụng
đất giai đoạn 2005 – 2010 (hình 3.2).
3.2.3.2. Đánh giá biến động sử dụng đất khu vực nghiên cứu
a. Giai đoạn 2000 – 2005
Giai đoạn 2000 - 2005 các loại đất trong khu vực nghiên cứu biến động theo xu
hướng tích cực:
- Đất lúa năm 2005 giảm 354,12 ha so với năm 2000. Trong 5 năm, có 216,76 ha đất
lúa chuyển sang đất rừng; 117,31 ha chuyển thành nương rẫy, cây bụi; 48,26 ha chuyển sang
đất cỏ; 49,90 ha chuyển sang đất xây dựng và 83,32 ha đất lúa trở thành đất trống. Đồng thời
từ năm 2000 - 2005 có 57,61 ha đất rừng; 63,77 ha đất nương rẫy cây bụi; 40,05 ha đất trồng

15
cỏ chuyển sang đất lúa.
- Đất rừng: Trong giai đoạn 2000 – 2005 huyện Tiên Yên chuyển 5.056,03 ha đất nương
rẫy cây bụi; 881,88 ha đất trồng cỏ; 216,76 ha đất lúa, 83,07 ha đất trống sang đất rừng.
Bng 3.4: Bing các lot n 2000- 2005
Loại
đất
1
2
3
4

5
6
7
8
9
Năm
2005
1
1858,04
57,61

63,77
40,05




2019,47
2
216,76
29958,04

5056,03
881,88



83,07
36195,77
3



2801,09




930,78

3731,88
4
117,31
1985,22

2760,21
414,31



54,86
5331,91
5
48,26
1422,77

989,76
2151,05




126,09
4737,94
6
49,90
33,75

75,63
69,06
1636,21


26,15
1890,69
7






2497,80


2497,80
8


305,51





6811,42

7116,93
9
83,32
364,04

166,06
43,24



610,68
1267,34
Năm
2000
2373,60
33821,43
3106,60
9111,45
3599,60
1636,21
2497,80
7742,20
900,84
64789,73
(1- Đất lúa, 2 - Đất rừng, 3 - Rừng ngập mặn, 4 - Nương rẫy, cây bụi 5- Cỏ, 6 - Đất xây
dựng, 7 – Sông, suối, 8 - Đất mặt nước, 9 - Đất trống, núi đá)

- Đối với rừng ngập mặn: Cùng với sự phục hồi tự nhiên và trồng rừng diện tích
rừng ngập mặn tăng 625,27 ha.
- Đất xây dựng: Do chính sách hạ sơn của huyện khuyến khích đồng bào vùng cao Hà
Lâu, Điền Xá, Đại Thành, Đại Dực xuống những vùng thấp, đồng thời các tuyến đường quốc
lộ, tỉnh lộ, đường vào trung tâm xã được nâng cấp, mở rộng là nguyên nhân dẫn đến đất xây
dựng tăng 254,49 ha.


















Hình 3.1: Bn  bing s dt
n 2000  2005 huyn Tiên Yên
tnh Qung Ninh
Hình 3.2: Bn  bing s dt
n 2005  2010 huyn Tiên Yên
tnh Qung Ninh


16
b. Giai đoạn 2005 – 2010
Tiến hành tương tự trên bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 xác
định được biến động các loại đất thể hiện trong bảng 3.5.
Bng 3.5: Bing các lon 2005 - 2010
Loại
đất
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Năm
2010
1
1847,44
57,36

154,20




78,23
2137,22

2
34,48
34066,84

1708,20
1892,68



36,14
37738,34
3


3618,56




1208,62

4827,176
4
39,59
1448,99

2978,51
427,41




16,78
4911,288
5

465,75

289,34
2352,08



30,05
3137,219
6
56,72
41,80

34,80

1890,69


26,68
2050,68
7







2434,71


2434,71
8


113,32




5908,31

6021,628
9
41,26
115,03

166,86
65,76

63,09

1079,47
1531,467
Năm
2005

2019,47
36195,77
3731,88
5331,91
4737,94
1890,69
2497,80
7116,93
1267,34
64789,73
(1- Đất lúa, 2 - Đất rừng, 3 - Rừng ngập mặn, 4 - Nương rẫy, cây bụi 5- Cỏ, 6 - Đất xây
dựng, 7 – Sông, suối, 8 - Đất mặt nước, 9 - Đất trống, núi đá)
Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy:
- Đất rừng: Mặc dù các dự án trồng rừng PAM, dự án trồng rừng Việt Đức, dự án
661 kết thúc nhưng diện tích rừng vẫn tăng. Trong cả giai đoạn có 3.671,50 ha đất lúa, đất
nương rẫy, cây bụi, đất cỏ và đất trống chuyển sang đất rừng, đồng thời có 2.128,93 ha đất
rừng chuyển sang đất lúa, đất xây dựng, đất cỏ, nương rẫy và cây bụi.
- Đất rừng ngập mặn: Từ năm 2005 – 2010, được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế
và trong nước như KVT (Hà Lan) ACTMANG (Nhật Bản), tổ chức UNDP, Viện Khoa học
Lâm nghiệp Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên Môi trường, nhiều diện tích rừng
ngập mặn đã được trồng mới, khoanh nuôi, bảo vệ. Trong 5 năm, diện tích rừng ngập mặn ở
Tiên Yên tăng lên 1.095,30 ha. Đến năm 2010 diện tích rừng ngập mặn ở Tiên Yên là
4.827,17 ha.
- Đất trồng cỏ: Diện tích đất trồng cỏ giảm 1.600,72ha, chủ yếu là do chuyển sang
đất rừng. Nguyên nhân là do chăn nuôi đại gia súc chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết, mở rộng
diện tích trồng rừng nên bãi chăn thả gia súc bị thu hẹp. Do đó nhiều diện tích đất đồng cỏ
chuyển sang đất rừng.
3.3. ng ca các yu t t nhiên và xã hn bing s dt
3.3.1. Mã hóa các biến trong mô hình hồi quy logic đa biến
Độ cao biến thiên từ 0 đến 900m, biến độ dốc biến thiên từ 0 đến 46

0
, các biến
khoảng cách biến thiên từ từ 0 đến trên 5 km nên các biến sẽ có rất nhiều giá trị. Vì vậy các
biến cần được mã hóa thành các nhóm giá trị giúp việc phân tích các đại lượng rõ ràng hơn.
3.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên xã hội đến biến động sử dụng đất khu vực Tiên
Yên giai đoạn 2000 - 2005
Tiến hành hồi quy từng bước, với thủ tục chọn biến là phương pháp loại trừ dần
(Backwald elimination). Giá trị của các biến trong mô hình thể hiện trong bảng 3.6.
Với mức ý nghĩa α = 0,05 các biến có tương quan đến biến động sử dụng đất là độ

17
dốc, dân tộc, độ cao, khoảng cách tới giao thông phụ, khoảng cách tới sông, khoảng cách
tới suối.
Bng 3.6: Các thông s trong mô hình hn 2000 - 2005
Biến
Hệ số (B)
Sai số chuẩn
(S.E)
Wald
Sig.
(p-value)
Exp(B)
DODOC
-0,032
0,003
86,196
0,000
0,969
DANTOC(1)
-0,896

0,122
53,732
0,000
0,408
DANTOC(2)
-0,348
0,123
7,991
0,005
0,706
DANTOC(3)
1,057
0,134
62,138
0,000
2,878
DANTOC(4)
-0,742
0,127
33,967
0,000
0,476
DOCAO
0,350
0,023
235,056
0,000
1,420
KCGTPHU
0,266

0,035
59,283
0,000
1,305
KCSONG
-0,128
0,019
43,378
0,000
0,880
KCSUOI
-0,136
0,020
46,638
0,000
0,873
Constant
0,223
0,143
2,426
0,119
1,250
α=0,05; R
2
= 0,77; -2LL=36,17
Với hệ số B xác định được phương trình hồi quy có dạng:
log (p1/p0) = 0,223 - 0,032. DODOC - 0,896.DANTOC(1) - 0,348.DANTOC(2)
+1,057.DANTOC(3) - 0,742.DANTOC(4) + 0,35DOCAO + 0,266.KCGTPHU -
0,128.KCSUOI - 0,136.KCSUOI
Giai đoạn 2000 - 2005, các yếu tố ảnh hưởng mạnh đến biến động sử dụng đất là độ

cao, khoảng cách tới sông, suối, khoảng cách tới đường giao thông phụ và dân tộc. Nếu độ
cao tăng lên 100m thì xác suất xảy ra biến động tăng 1,42 lần. Càng xa đường giao thông
phụ khả năng xảy ra biến động sử dụng đất càng tăng. Khu vực người Dao sinh sống thì
xác suất xảy ra biến động sử dụng đất tăng 2,878 lần, khu vực người Kinh, Tày, Sán Chỉ
xác suất xảy ra biến động sử dụng đất giảm. Độ dốc ảnh hưởng yếu đến biến động.
3.3.3. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên xã hội đến biến động sử dụng đất huyện Tiên
Yên giai đoạn 2005 - 2010
Với mức ý nghĩa α = 0,05, các biến có tương quan đến biến động sử dụng đất trong
giai đoạn này được trình bày trong bảng 3.7.
Phương trình hồi quy giai đoạn 2005 - 2010 có dạng:
log (p1/p0) = -1,235 + 0,014. DODOC - 0,101.DOCAO - 0,119.KCGTCHINH +
0,090.DANTOC(1) + 0,501.DANTOC(3) + 0,331.DANTOC4 + 0,524.CS
Bng 3.7: Các thông s trong mô hình hn 2005 - 2010
Biến
Hệ số
(B)
Sai số chuẩn
(S,E)
Wald
Sig.
(p-value)
Exp
(B)
DODOC
0,014
0,003
19,918
0,000
1,015
DOCAO

-0,101
0,020
24,856
0,000
0,904
KCGTCHINH
-0,119
0,023
26,965
0,000
0,887
DANTOC(1)
0,904
0,141
40,976
0,000
2,470
DANTOC(3)
0,501
0,152
10,823
0,001
1,650
DANTOC(4)
0,331
0,146
5,122
0,024
1,393
CS

0,524
0,061
72,605
0,000
1,689
Constant
-1,235
0,134
84,409
0,000
0,291
α=0,05; R
2
= 0,73; -2LL = 50,22

18
Trong giai đoạn 2005 - 2010 các yếu tố có ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất là
độ dốc, độ cao, khoảng cách đến đường giao thông chính, dân tộc Kinh, Dao, Sán Chỉ và
chính sách. Trong đó dân tộc Kinh, Dao và chính sách có ảnh hưởng mạnh đến biến động sử
dụng đất làm biến động sử dụng đất tăng tương ứng 2,470; 1,650; 1,689 lần. Nếu khoảng
cách đến đường giao thông chính tăng lên 1km thì biến động sử dụng đất giảm 0,887 lần.
Độ cao, độ dốc có ảnh hưởng yếu đến biến động sử dụng đất.
3.4. Tng ca bing s dt thu nhp, vic làm ng huyn Tiên Yên
3.4.1 Tác động của biến động sử dụng đất đến thu nhập và việc làm
3.4.1.1 Khái quát về 2 xã điều tra
- Xã Đại Thành: Là xã vùng cao nằm ở phía Bắc huyện Tiên Yên có diện tích tự
nhiên là 1.932,87ha, địa hình chủ yếu là đồi núi cao và bị chia cắt mạnh.
Theo số liệu thống kê năm 2010, xã Đại Thành có 1.025 người với 219 hộ dân chia
thành 5 thôn. Xã Đại Thành chủ yếu là dân tộc ít người trong đó dân tộc Sán Chỉ chiếm
71,8%, Dao chiếm 21,8%, còn lại là người Tày và các dân tộc khác.

Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Đây là một trong các xã khó khăn của huyện, diện tích đất nông nghiệp ít, bình quân đầu
người 320m
2
/người, sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, đất đai manh mún. Tỷ lệ hộ nghèo năm
2008 là 63,3% năm 2013 giảm xuống còn 27,2% (UBND xã Đại Thành, 2013).
Trên địa bàn xã Đại Thành có dự án PAM 5322 thực hiện từ 1997 – 2000, dự án
trồng rừng định canh định cư thực hiện từ năm 1998 – 2005; dự án trồng rừng Việt Đức từ
năm 2002 – 2006; chương trình 135 giai đoạn 2 thực hiện từ năm 2006 – 2010.
- Xã Đông Ngũ: Có tổng diện tích tự nhiên 5.531,41ha, nằm ở phía Đông huyện Tiên
Yên cách trung tâm huyện 10 km. Xã có địa hình chủ yếu là khu vực đồi núi thấp và đồng
bằng ven biển.
Xã Đông Ngũ có 1.575 hộ dân với 6.872 nhân khẩu, trong đó dân tộc Kinh là 50,7%,
các dân tộc thiểu số Tày, Hoa, Sán Chỉ, Dao … chiếm 49,3%. Xã Đông Ngũ có 16 thôn,
trong đó có 4 thôn vùng cao đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010
là 9,4%. Thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Đất
dành cho sản xuất nông nghiệp nhỏ hẹp, manh mún, diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình
quân đầu người 630m
2
/người (UBND xã Đông Ngũ, 2013).
3.4.1.2. Tình hình biến động sử dụng đất của các hộ ở 2 xã điều tra
Tổng hợp kết quả điều tra về tình hình sử dụng đất và biến động sử dụng đất của 432
hộ ở 2 xã Đại Thành và Đông Ngũ thể hiện trong bảng 3.8.
Bng 3.8: Bing s dt ca các h u tra
Đơn vị tính: ha
Loại đất
Đại Thành
Đông Ngũ
2000
2010

Tăng +, giảm -
2000
2010
Tăng +, giảm -
Lúa
21,9
23,7
1,8
74,1
73,3
-0,8
Cây hàng năm khác
2,3
4,6
2,3
10,2
13,5
3,3
Thủy sản



45,0
10,0
-35,0
Nương rẫy
36,0
6,9
-29,1
54,0

0
-54,0
Đất vườn
2,6
3,4
0,8
16,0
15,8
-0,2
Rừng
233,5
622,0
388,5
207,7
512,2
304,5
Kết quả điều tra 432 hộ cho thấy, diện tích đất trồng lúa của các hộ dân ở Đại Thành
tăng 1,8 ha, ở Đông Ngũ giảm 0,8ha. Đất cây hàng năm đều tăng và đất rừng đều tăng. Đất
rừng ở xã Đại Thành tăng lên 388,5 ha, ở xã Đông Ngũ tăng 304,5 ha. Diện tích đất nương

19
rẫy giảm mạnh, đến năm 2010 đất nương rẫy ở Đại Thành còn 6,9 ha giảm 29,1 ha, còn ở
Đông Ngũ không còn hộ dân nào canh tác nương rẫy.
3.4.1.3. Tác động của biến động sử dụng đất đến thu nhập
a. Tác động của biến động sử dụng đất đến nguồn thu nhập
Vào những năm 2000, nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình đều từ nông
nghiệp, thu nhập từ nông nghiệp chiếm hầu hết thu nhập của gia đình. Hiện nay, do có
thêm đất để trồng rừng nên nguồn thu nhập của hộ gia đình đa dạng hơn, giảm sự phụ thuộc
vào trồng trọt và chăn nuôi. Tổng hợp các nguồn thu nhập năm 2010 của các hộ điều tra thể
hiện trong bảng 3.9.

Bng 3.9: Ngun thu nhp ca các h 
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn thu nhập
Đại Thành
Đông Ngũ
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Từ nông nghiệp
7,259
3,201
8,132
3,815
Từ trồng rừng
23,177
12,738
18,520
11,089
Từ Lâm sản khác
0,892
0,88
3,550
0,825
Từ công việc PNN
3,532
728
7,285
2,316
Từ Lương và trợ cấp

22,235
14,927
25,000
2,316

Năm 2010 các hộ điều tra ở 2 xã đã có thu nhập từ trồng rừng. Nguồn thu nhập trung
bình từ trồng rừng ở xã Đại Thành năm 2010 là 23,177 triệu đồng, ở xã Đông Ngũ là 18,520
triệu đồng, trong khi thu nhập tương ứng từ nông nghiệp là 7,259 và 8,132 triệu đồng. Như
vậy có thể khẳng định thu nhập từ trồng rừng trở thành nguồn thu nhập chính của các hộ gia
đình có rừng. Ngoài thu nhập từ trồng rừng và nông nghiêp thì các hộ gia đình còn có thêm
thu nhập từ các công việc khác như bóc keo, khai thác gỗ keo, thu hoạch nhựa thông, trồng
rừng và khai thác các lâm sản ngoài gỗ như măng, nấm, cây ba kích Mặc dù thu
nhập từ lương tương đối cao nhưng chỉ có 19 hộ có thu nhập từ lương, có 18 hộ được trợ
cấp của nhà nước.
b. Tác động của biến động sử dụng đến cơ cấu thu nhập
Nhóm 1: Nhóm hộ không có thu nhập từ lương và trợ cấp. Biểu đồ hình 3.3, 3.4 thể
hiện sự thay đổi cơ cấu thu nhập của các hộ nhóm 1 ở xã Đại Thành và Đông Ngũ.











Hình 3.3u thu nh
và i Thành

Hình 3.4u thu nh
và 2010 

20
Số liệu trên trên hình cho thấy sự thay đổi cơ cấu thu nhập của nhóm 1 như sau:
- Năm 2000 thu nhập từ nông nghiệp chiếm 85,5% trong tổng thu nhập của các hộ ở
xã Đại Thành, 82,3% ở xã Đông Ngũ. Đến năm 2010 nguồn thu nhập từ nông nghiệp chỉ
chiếm 14,8 và 19,0% tổng thu nhập ở 2 xã. Nguyên nhân là do đến năm 2010 nhiều hộ dân
đã có thu nhập từ trồng rừng với giá trị lớn vì vậy tỷ lệ thu nhập từ nông nghiệp giảm đi.
- Năm 2010 thu nhập từ trồng rừng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập. Nguồn thu
nhập từ trồng rừng (ở xã Đại Thành chủ yếu là từ thông, quế) chiếm 73,4% tổng thu nhập
của các hộ gia đình. Còn ở xã Đông Ngũ nguồn thu nhập từ trồng rừng (chủ yếu là keo)
chiếm 51,2%.
- Thu nhập từ các công việc phi nông nghiệp tăng lên. Các công việc như bóc keo
thuê, khai thác gỗ, nhựa thông, trồng rừng, làm trong các cơ sở chế biến miến dong (ở Đại
Thành), thu mua nông sản, khai thác hải sản ven biển (Đông Ngũ) này chiếm 9,1% trong
tổng thu nhập năm 2010 của các hộ ở xã Đại Thành và 19,8% trong tổng thu nhập ở xã
Đông Ngũ.
Nhóm 2: Nhóm hộ có thu nhập từ lương và trợ cấp. Cơ cấu thu nhập có sự khác biệt
lớn đối với những hộ không có lương. Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ có thu nhập từ lương
thể hiện trong bảng 3.10.
Bng 3.10u thu nhp ca h nhóm 2
Nguồn thu nhập
Xã Đại Thành (%)
Xã Đông Ngũ (%)
2000
2010
2000
2010
Từ nông nghiệp

52,1
9,7
58,5
17,4
Từ trồng rừng
4,0
46,8
1,5
40,0
Lương
43,9
37,4
37,0
28,1
Công việc PNN
0,0
6,0
3,0
14,5

- Năm 2000 trồng rừng hầu như chưa có thu nhập thì tỷ lệ thu nhập từ nông nghiệp
chiếm trên 50% tổng thu nhập của hộ. Thu nhập từ lương chiếm tương ứng là 43,9%; 37%
tổng thu nhập của hộ ở xã Đại Thành và Đông Ngũ
- Năm 2010, nguồn thu nhập từ rừng và công việc phi nông nghiệp khác đã làm thay
đổi cơ cấu thu nhập. Tỷ lệ thu nhập từ nông nghiệp giảm còn 9,7% ở Đại Thành, 17,4% ở
Đông Ngũ. Tỷ lệ thu nhập từ trồng rừng tăng từ 4% lên 46,8% ở Đại Thành và từ 1,5% lên
40,0% ở Đông Ngũ. Tỷ lệ thu nhập từ lương giảm đi và và các công việc phi nông nghiệp
khác tăng lên.
3.4.1.4. Ảnh hưởng của biến động sử dụng đất đến lao động, việc làm
Những thay đổi trong sử dụng đất đã tạo thêm việc làm cho các hộ gia đình trong khu

vực nghiên cứu. Sự thay đổi về việc làm của các gia đình ở 2 xã điều tra thể hiện trong
bảng 3.11.
Vào năm 2000 chỉ có 64 hộ với 110 lao động đã tiến hành trồng rừng, đến năm 2010
có 264 hộ có đất để trồng rừng tạo việc làm cho 408 lao động.
Khi tiến hành trồng rừng thì ngoài 264 hộ có đất rừng có việc làm thì cũng đồng thời
tạo việc làm thêm cho hộ gia đình. Đến năm 2010 có 222 hộ trong đó có 81 hộ ở Đại Thành,
141 hộ ở Đông Ngũ có việc để làm thêm cho 310 lao động.

21
Bng 3.11i v vin 2000-2010
Xã Đại Thành
Công việc
2000
2010
Số hộ
Tỷ lệ %
Số hộ
Tỷ lệ %
Trồng trọt và chăn nuôi
135
100
135
100
Trồng rừng
30
22,2
134
99,3
Khai thác lâm sản ngoài gỗ
26

16,5
11
8,1
PNN
5
3,7
81
60,0
Xã Đông Ngũ
Trồng trọt và chăn nuôi
297
100
297
100
Trồng rừng
34
11,4
130
43,8
Khai thác lâm sản ngoài gỗ
38
12,8
9
3,0
PNN
30
10,1
141
67,0


3.4.2. Tác động của biến động sử dụng đất đến độ che phủ rừng và khả năng bảo vệ của
lớp phủ với xói mòn
Độ che phủ rừng của Tiên Yên tăng từ 36,5% năm 2000 lên 48,9% năm 2010.
Ở khu vực Tiên Yên, kết quả nghiên cứu ở trên đã chỉ ra rằng trong vòng 10 năm
tổng diện tích rừng và rừng ngập mặn tăng 5.637,48 ha, điều này làm tăng khả năng bảo vệ
của lớp phủ đến xói mòn đất.
Sử dụng phần mềm ArcGIS 10 để tính NDVI, từ đó tính bản đồ hệ số C năm 2000 và
2010. Tiến hành phân lớp hệ số C và thống kê diện tích được kết quả như trong bảng 3.12.
Bng 3.12: Giá tr h s 
Đơn vị tính: ha
TT
Hệ số C
Đánh giá
2000
2010
1
0 – 0,25
Bảo vệ cao
22.147,19
30.589,03
2
0,25 - 0,5
Bảo vệ khá
14.292,03
16.505,68
3
0,5 – 0,75
Bảo vệ kém
15.601,22
5.689,672

4
0,75 – 1,0
Không có bảo vệ
2.509,288
3.549,004

Diện tích không tích hệ số C

10.240,00
8.456,34

Tổng diện tích TN

64.789,73
64.789,73
Biểu đồ hệ số ảnh hưởng của lớp phủ thực vật đến xói mòn thể hiện trên hình 3.5.












Hình 3.5: Bi h s ng ca lp ph n xói mòn


22
3.5.  xut các gii pháp qun lý s dt hp lý huyn Tiên Yên
3.5.1. Những căn cứ đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên,
tỉnh Quảng Ninh
- Căn cứ vào kết quả đánh giá biến động sử dụng đất huyện Tiên Yên giai đoạn 2000
- 2010.
- Căn cứ mối tương quan giữa biến động sử dụng đất và các yếu tố tự nhiên, xã hội
đã xác định được từ mô hình hồi quy logistic đa biến.
- Căn cứ vào tác động của biến động sử dụng đất đến thu nhập, việc làm của các hộ
gia đình và độ che phủ rừng trên địa bàn huyện.
- Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Tiên Yên.
3.5.2. Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
3.5.2.1. Giải pháp về chính sách
- Cần thực hiện đồng bộ các chính sách định canh, định cư, giao đất nông, lâm
nghiệp, chính sách hỗ trợ người dân trồng rừng, sản xuất nông nghiệp
- Khi thực hiện các chính sách phải tính đến đặc điểm của từng khu vực phù hợp
với điều kiện và phong tục tập quán của người dân. Đối với người Dao nên thực hiện định
cư tại chỗ hoặc dành quỹ đất nơi thích hợp để người dân có thể canh tác mà không ảnh
hưởng đến rừng.
- Cần có những quy định rõ ràng về quyền hưởng lợi đối với khu vực rừng phòng hộ
được giao cho hộ gia đình hoặc cộng đồng quản lý, quy định cụ thể những loại lâm sản
ngoài gỗ mà người dân có thể khai thác để cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập.
- Cần có chính sách kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng đất của các hộ gia đình, cá
nhân và tổ chức sau khi được giao đất, giao rừng.
3.5.2.2. Giải pháp về kỹ thuật
a. Giải pháp về quy hoạch
- Cần phải lồng ghép mô hình số độ cao với bản đồ quy hoạch sử dụng đất để thể
hiện phương án quy hoạch, từ đó xác định được vị trí quy hoạch hợp lý tránh quy hoạch
đất rừng sản xuất ở các khu vực có độ dốc lớn, khu vực đầu nguồn.
- Huyện Tiên Yên có diện tích rộng, địa hình đa dạng vì vậy cần sử dụng ảnh vệ

tinh để đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất trước khi lập các phương án quy
hoạch chuyển đổi các loại đất.
- Đối với khu vực đồi núi ở Tiên Yên những khu vực có độ cao và độ dốc lớn sử dụng
đất ít biến động, khó khăn trong trồng và chăm sóc rừng thì quy hoạch thành rừng phòng hộ bảo
vệ để rừng phục hồi tự nhiên. Các khu vực có độ dốc dưới 25
0
quy hoạch thành rừng sản xuất
và giao cho người dân quản lý.
- Đối với khu vực đồng bằng ven biển: Ưu tiên quy hoạch đất trồng rừng và phục hồi
rừng ngập mặn. Quy hoạch khu vực nuôi trồng thủy sản tại những địa điểm thích hợp như có đê
chắn sóng và không ảnh hưởng đến rừng ngập mặn.

23
b. Giải pháp về cơ sở hạ tầng
Đối với khu vực trung du đồi thấp và vùng núi cao để quản lý sử dụng đất hiệu quả,
tránh tình trạng tái phá rừng làm nương thì biện pháp đề ra là:
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt là các tuyến đường giao thông từ quốc
lộ vào trung tâm xã và đường vào các thôn bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và
hạn chế biến động rừng theo hướng bất lợi.
- Tăng cường hệ thống thủy lợi để chuyển đổi đất trồng lúa 1 vụ sang 2 vụ, tăng hệ số
sử dụng đất.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp tại các thôn bản có điều kiện khó
khăn ở xã như Hà Lâu, Đại Thành, Đại Dực, Điền Xá
Đối với vùng đồng bằng ven biển:
- Nâng cấp và bảo vệ đê chắn sóng để bảo vệ diện tích đất nuôi trồng thủy sản và đất
sản xuất nông nghiệp.
- Cải tạo những khu vực đất bị nhiễm mặn để đưa vào sử dụng.
3.5.2.3. Các giải pháp khác
- Cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất ở những khu vực cách xa
đường giao thông.

- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt cho
đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
- Tuyên truyền đến người dân các chính sách pháp luật đối với sử dụng và bảo vệ đất
để giảm thiểu chuyển đổi đất không đúng mục đích.
- Chú trọng phát triển các lâm sản ngoài gỗ bản địa có giá trị kinh tế để nâng cao thu
nhập cho người dân góp phần bảo vệ diện tích đất rừng.

KT LUN VÀ KIN NGH

1) Tiên Yên là huyện miền núi phía Đông tỉnh Quảng Ninh có tổng diện tích tự nhiên
là 64.789,74 ha. Tính đến 31/12/2010 dân số của huyện là 45.163 người với 49,8% là người
dân tộc thiểu số như Tày, Dao, Sán Chỉ, Sán Rìu Giai đoạn 2006 - 2010 giá trị sản xuất
của huyện liên tục tăng từ 170,2 tỷ đồng lên 424,4 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình
quân đạt 12% năm. Với địa hình đa dạng, hệ sinh thái rừng biển phong phú, khí hậu nhiệt
đới ẩm Tiên Yên có tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp rất lớn.
2) Bằng công nghệ viễn thám và phân tích không gian trong GIS đã thành lập bản đồ
biến động sử dụng đất và xác định được biến động sử dụng đất giai đoạn 2000-2005, 2005-
2010 huyện Tiên Yên:
Giai đoạn 2000 - 2005, có 6.237,73 ha đất nương rẫy, cây bụi, cỏ chuyển sang đất
rừng, có 3.863,39 ha đất rừng chuyển sang các loại đất khác. Đất rừng ngập mặn tăng
625,27 ha, đất trồng lúa giảm 354,12 ha.

×