Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

tóm tắt luận án tiến sĩ Nghiên cứu nguồn vật liệu khởi đầu cho tạo giống cà chua ưu thế lai phục vụ chế biến ở đồng bằng sông Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.47 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



DƯƠNG KIM THOA



NGHIÊN CỨU NGUỒN VẬT LIỆU KHỞI ðẦU
CHO TẠO GIỐNG CÀ CHUA ƯU THẾ LAI
PHỤC VỤ CHẾ BIẾN
Ở ðỒNG BẰNG SÔNG HỒNG



Chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây trồng
Mã số: 62 62 05 01



TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP






HÀ NỘI - 2012

Công trình hoàn thành tại:


TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Nguyễn Hồng Minh
2. GS.TS. Trần Khắc Thi


Phản biện 1: PGS. TS. Tạ Thu Cúc
Hội Sinh học



Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Tấn Hinh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn



Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huệ
Trung tâm Tài nguyên thực vật



Luận án sẽ ñược bảo vệ tại hội ñồng chấm luận án cấp trường họp tại:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội
Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2012


Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội


1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Cà chua (Lycopersicon esculentum. Mill) thuộc loài rau ăn quả có diện tích và sản
lượng lớn nhất trong các loài rau trồng hiện nay trên thế giới. Theo số liệu của Tổ chức
Nông lương liên hiệp quốc (FAO, 2011), năm 2009 với diện tích gieo trồng 4,393 triệu
ha, năng suất 348 tạ/ha, sản lượng thu hoạch ñạt 152.956 triệu tấn cà chua ñã ñảm bảo cho
bình quân ñầu người xấp xỉ 25 kg/năm.
Quả cà chua, ngoài giá trị dinh dưỡng cao, ñược sử dụng ñể ăn tươi, cho nấu
nướng, là nguyên liệu cho chế biến công nghiệp với hàng chục sản phẩm khác nhau, còn
có giá trị dược lý không thể phủ nhận.
Sản xuất cà chua là ngành mang lại hiệu quả cao cho nông dân do nhu cầu tiêu
dùng ngày càng tăng và là cây có tiềm năng năng suất cao, có thể ñạt hàng trăm tấn/ha
trên diện tích rộng.
Hiện nay, phần lớn các vùng sản xuất cà chua hàng hóa trên thế giới và trong nước
ñều sử dụng giống lai F1 và tỷ lệ này sẽ càng gia tăng do những lợi thế sau: lượng hạt
giống cho ñơn vị diện tích thấp hơn nhiều các cây trồng khác (0,15- 0,3 kg/ha); năng suất
cao nên chỉ cần tăng 10% ñã có khối lượng sản phẩm tăng 3-4 tấn/ha; tỷ lệ sản phẩm cho
chế biến cao ñòi hỏi mức ñộ ñồng ñều của quả, cả hình thái và chất lượng ñều nghiêm
ngặt mà chỉ có giống UTL mới ñáp ứng ñược.
Ở Việt Nam, diện tích trồng cà chua biến ñộng từ 20.000 ñến 24.000 ha tập trung
tại ñồng bằng Sông Hồng như Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà
Tây, Nam ðịnh, Bắc Giang…Còn ở miền Nam, cà chua ñược trồng chủ yếu ở Lâm ðồng.
Năng suất bình quân của các giống cà chua ñịa phương không cao chỉ từ 15 – 20 tấn/ha
trong khi các giống cà chua lai có năng suất cao hơn từ 35 – 40 tấn/ha.(tổng cục thống kê,
2008-2010).
Năm 2010, riêng tỉnh Lâm ðồng diện tích trồng cà chua ñã lên tới 5.000 ha với
năng suất trung bình 70 tấn/ha, sản lượng 350.000 tấn (Cục Thống kê Lâm ðồng, 2010)
với tiềm năng cho việc phát triển cà chua lớn như vậy mà chỉ tập trung cho tiêu dùng

trong nước và phục vụ cho ăn tươi dẫn ñến giá cà chua giảm có khi chỉ khoảng 500-700
ñ/kg tại nơi sản xuất, không khích lệ ñược người nông dân. Chính vì vậy, ñể phát triển sản
xuất bền vững cần phải có các giải pháp ñồng bộ, hợp lý ñể phát triển cà chua không chỉ
cho tiêu dùng trong nước mà phải cho cả chế biến và xuất khẩu.
ðể thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này, công tác nghiên cứu nguồn vật liệu khởi
ñầu là công việc ñầu tiên, không thể thiếu, nhất là ở ñiều kiện Việt nam khi việc nghiên
cứu và chọn tạo giống cà chua phục vụ chế biến gần như còn mới mẻ.
Xuất phát từ những nhu cầu trên ñây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài
“Nghiên cứu nguồn vật liệu khởi ñầu cho tạo giống cà chua ưu thế lai phục vụ chế
biến ở ñồng bằng sông Hồng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài
- ðánh giá ñược các ñặc ñiểm giá trị của tập ñoàn các mẫu giống cà chua chế biến,
mức ña dạng di truyền của chúng.
- Xác ñịnh ñặc ñiểm biểu hiện di truyền ở ñời F1 một số tính trạng về năng suất,
chất lượng quả liên quan ñến chế biến, KNKH của các mẫu giống trong tập ñoàn phục vụ

2

cho việc tạo giống cà chua ưu thế lai.
- Tuyển chọn ñược các tổ hợp lai triển vọng và ñưa ra giống cà chua chế biến UTL
phục vụ sản xuất tại ñồng bằng sông Hồng.
3 Những ñóng góp mới của luận án
- Phân nhóm các mẫu giống cà chua trong tập ñoàn theo các mục tiêu chế biến khác
nhau, với các ñặc ñiểm giá trị như mức ñộ ra hoa, chín sớm tập trung, năng suất cao, hàm
lượng chất khô hòa tan cao, khả năng chốn chịu tốt với bệnh hại ñặc biệt là bệnh virus
xoăn vàng lá cà chua phục vụ công tác chọn tạo giống cà chua chế biến UTL.
- Xác ñịnh ñược 6 dòng cà chua có KNKH cao về tính trạng số quả/cây, năng suất cá
thể và hàm lượng chất khô hòa tan, trong ñó dòng D6 có khả năng chống chịu tốt với bệnh
virus xoăn vàng lá cà chua ở ñiều kiện ñồng ruộng có thể sử dụng cho nghiên cứu tạo
giống cà chua chế biến tăng khả năng chịu bệnh ở ñiều kiện Miền bắc Việt nam.

- Tuyển chọn ñược một số tổ hợp lai triển vọng ở các thời vụ trồng, xác ñịnh ñược tổ
hợp lai HPT10 có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp cho chế biến cô ñặc sản xuất
thử và phát triển tại một số ñịa phương.
4 Cấu trúc của luận án
Luận án ñược trình bày trong 135 trang; ñược chia thành các phần sau: Mở ñầu (4
trang). Chương 1: Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học của ñề tài (49 trang). Chương 2:
Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu (11 trang). Chương 3: Kết quả nghiên cứu
và thảo luận (67 trang). Chương 4: Kết luận và ñề nghị (2 trang). Có 125 tài liệu tham
khảo ñược sử dụng, trong ñó có 40 tài liệu tiếng Việt, 85 tài liệu tiếng Anh

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI
1. Nguồn gốc, sự phát triển sản xuất và phân loại thực vật của cà chua
Cà chua là một loại rau ăn quả ñược trồng khắp các nước trên thế giới từ xích ñạo tới
bắc cực như Alaska. Theo tài liệu nghiên cứu của nhiều tác giả cho rằng bờ biển Tây
Nam Mỹ nằm giữa dãy núi Andes và biển, trải dài từ Ecuador ñến Peru là trung tâm khởi
nguyên của cà chua.
Cây cà chua ñược du nhập vào châu Âu tương ñối sớm (Giữa thế kỷ 16) Luckwill
(1943), nhưng ñến thế kỷ 17 mới ñược trồng phổ biến, song tại thời ñiểm ñó cà chua chỉ
ñược xem như là cây cảnh và có quan niệm sai lầm là quả có chất ñộc. Cho ñến thế kỷ 18
cà chua mới ñược xác ñịnh là cây thực phẩm, lần ñầu tiên ñược trồng ở Italia và Tây Ban
Nha, ñến năm 1750 ñược dùng làm thực phẩm ở Anh, mãi ñến năm 1830, cà chua mới
ñược coi là cây thực phẩm cần thiết như ngày nay sau ñó ñược lan rộng khắp mọi nơi trên
thế giới (Kuo et al., 1998).
Cà chua ñược ñưa tới châu Á vào thế kỷ 18, ñầu tiên là Phillipin, ñông Java
(Inñônêxia) và Malaysia từ châu Âu qua các nhà buôn và thực dân Tây Ban Nha, Bồ ðào
Nha và Hà Lan. Từ ñây cà chua ñược phổ biến ñến các vùng khác của châu Á. Một số nhà
nghiên cứu cho rằng cà chua ñược nhập vào Việt Nam từ thời gian thực dân Pháp chiếm
ñóng (Trần Khắc Thi và cs, 2003) Tuy có lịch sử trồng trọt lâu ñời nhưng mãi ñến nửa
ñầu thế kỷ 20, cà chua mới thực sự trở thành cây trồng phổ biến trên thế giới

(Morrison,1938).

3

Phân loại thực vật
Cà chua thuộc chi Lycopersicon Tourn, họ cà (Solanaceae) có bộ nhiễm sắc thể
2n=24. Có nhiều cách phân loại thực vật cà chua nhưng phân loại của Brezhnev (1964)
ñược sử dụng phổ biến hơn cả.Với cách phân loại của Brezhnev (1964), chi Lycopersicon
Tourn ñược phân làm 3 loài thuộc 2 chi phụ trong ñó loài Lycopersicon esculentum Mill
thuộc chi phụ thứ 2 Eulycopersicon. Thuộc dạng cây 1 năm, thân ñứng, cao 30-300 cm,
lá phân thùy, hoa chùm, dạng quả tròn hoặc ô van, dài . Loài này gồm 3 loài phụ và cà
chua trồng thuộc loài L. esculentum Mill.ssp.cultum gồm có 4 dạng sau:
- L. esculentum var.vulgare Brezh. Dạng thông thường
- L. esculentum var. validum (Bailey)Brezh. Dạng lùn thân cứng
- L. esculentum var.gradifolium (Bailey)Brezh: Dạng lá to
- L. esculentum var. Congregatum. Dạng hỗn hợp.
2.Nguồn gen cây cà chua và sử dụng nguồn gen trong chọn tạo giống.
Nghiên cứu nguồn gen cây cà chua và lưu giữ, bảo tồn chúng là công việc vô cùng
cần thiết với ngành chọn tạo giống, mặc dù vậy chúng thường xuyên ñược lưu giữ và
nghiên cứu, trao ñổi phục vụ cho công tác chọn giống trên toàn thế giới. Trong những tập
ñoàn quỹ gen lớn có trên thế giới, hầu hết các mẫu giống là cà chua ñịa phương và cà
chua hoang dại, tuy nhiên một số tập ñoàn quỹ gen gồm các mẫu giống ñược tạo ra do lai
giữa các loài trong ñó có tập ñoàn quỹ gen tại Trung tâm nghiên cứu và Phát triển rau thế
giới (AVRDC). ðây là một trung tâm ñứng ñầu thế giới về nghiên cứu và phát triển rau,
một tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu với mục ñích giảm sự suy dinh dưỡng và
ñói nghèo cho các nước ñang phát triển thông qua việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.
Hiện tại Trung tâm lưu giữ 7.235 mẫu giống cà chua bao gồm cà chua hoang dại, cà chua
cho chế biến, cho ăn tươi, và cà chua cherry, các giống chống chịu sâu bệnh, chịu ngoại
cảnh bất lợi.
Bên cạnh Trung tâm nghiên cứu rau thế giới, Trung tâm quỹ gen cà chua C.M.

Rick ñược coi là một ngân hàng gen cà chua bao gồm các giống hoang dại, các dòng ñột
biến ñơn gene và nhiều nguồn gene họ cà khác. Nguồn gene của Trung tâm này ñược
chuyển giao thông qua hợp tác quỹ gene cà chua (Tomato Genetic Cooperative).
Như vậy, với 30 trung tâm lưu giữ gần 80.000 mẫu giống ñược phân bố hầu hết các
nơi trên thế giới có thể thấy ñược nguồn gen cây cà chua rất ña dạng và phong phú, chúng
ñã ñược sử dụng một cách khoa học, sẵn sàng cung cấp cho các nhà khoa học phục vụ cho
công tác chọn tạo giống cà chua.
Ở Việt nam, nghiên cứu ñánh giá nguồn gen cây cà chua cũng thường xuyên ñược
tiến hành tại các ñơn vị nghiên cứu chọn tạo giống như Viện nghiên cứu rau quả, Viện
cây lương thực - CTP, Trung tâm tài nguyên thực vật (Viện khoa học kỹ thuật nông
nghiệp Việt Nam), Viện di truyền Nông nghiệp, trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
Theo tác giả Nguyễn Văn Bộ (2008) hiện nay nước ta có 52 ñơn vị tham gia bảo tồn
nguồn gen nông nghiệp. Từ năm 1992 ñến nay, ngân hàng gen cây trồng Quốc gia ñã thu
thập, nhập nội và lưu giữ 13.500 giống của hơn 100 loài cây trồng trong ñó có cây cà
chua. Về thu thập nguồn gene cà chua có khả năng chống chịu, ngân hàng gen ñã thu thập
và ñánh giá ñược các giống cà chua chống chịu bệnh virus, héo xanh vi khuẩn và tập ñoàn
cà chua chịu nhiệt.

4

Sử dụng nguồn gene trong chọn tạo giống cà chua chế biến.
Dựa trên nguồn gene ñã có, các nhà chọn giống ñã ñạt ñược những thành công
ñáng kể về chọn tạo giống cà chua chế biến có năng suất cao, chọn giống thích hợp cho
thu hoạch bằng máy, chọn giống có chất lượng cao ñặc biệt chương trình chọn tạo giống
cà cà chua có hương vị ñã ñược triển khai 40 năm trước ñây ñối với cà chua chế biến dựa
trên tính ña dạng ñã ñược tìm thấy ở loài S. lycopersicum và cerasiforme cũng như ở các
loài hoang dại có nguồn gốc từ S.chmielewskii và S. cheesmannii ở hầu hết tất cả mọi
nơi(Hewitt et al., 1987). Cho ñến nay, hầu hết các giống cà chua chế biến ñược chọn tạo
chủ yếu tập trung vào các ñặc ñiểm hình thái, chất lượng bên ngoài, ñã thu ñược nhiều
thành công dựa vào hướng ñi này (Gardner 1993a và b, 2006 a và b). Gần ñây chọn tạo

giống cà chua chế biến chủ yếu tập trung vào việc làm tăng màu sắc, hàm lượng lycopen,
hàm lượng chất khô hoà tan, chất ổn ñịnh dịch quả, ñộ cứng quả, hương vị. Tất cả những
ñặc ñiểm này do nhiều gen qui ñịnh, ñồng thời chúng có tương quan nghịch với nhau và
chịu ảnh hưởng bởi ñiều kiện môi trường, ñây không phải là việc làm ñơn giản ñối với các
nhà chọn giống.
Sử dụng nguồn gen từ cà chua hoang dại và bán hoang dại ñã thu ñược kết quả về
cải tiến hàm lượng caroten ở cà chua trồng. Theo Glusenco (1979) lai cà chua trồng với S.
pennelli ñã thu ñược một số dòng có hàm lượng caroten tăng hơn giống trồng 9-10 lần.
Bên cạnh ñó sử dụng nguồn gen cà chua hoang dại còn giúp tạo giống có hàm lượng β-
caroten (tiền vitamin A) cao, khi kết hợp với hàm lượng Lycopen giúp nâng cao giá trị
dinh dưỡng và làm tăng ñộ chín của quả.
Hàm lượng chất khô cao về cơ bản liên quan ñến hàm lượng các chất pectin trong
quả. Sử dụng nguồn gen cà chua hoang dại ñã cải thiện ñược tính trạng này ở cà chua
trồng. Vấn ñề này ñã ñược thực hiện nhiều ở Mỹ, khi lai L.esculentum Mill với
L.peruvianum ñã thu ñược nhiều dòng có hàm lượng các chất pectin cao, có thịt quả chắc
hơn, hàm lượng chất khô tăng. Sử dụng L.chemielewskii ñể tạo giống có hàm lượng
ñường và ñộ chắc quả cao ñã thu ñược những thành công nhất ñịnh.
Một trong những thàn tựu ñã ñạt ñược trong việc cải thiện màu sắc và hàm lượng
Lycopen trong cà chua khi sử dụng các gen có ảnh hưởng ñến màu sắc và quá trình sinh
tổng hợp Carotenoids. Các gen quan trọng nhất là og
C
, Del, dps, gf, gh, Gr, hp-1, hp-2, Ip
tại alen at và các gen MO
B
, ry, t, r, sucr…tại alen B. (Wan et al., 1985; Chalukova and
Manuenyan, 1991; Chetelat et al., 1993, 1995; Kabelka et al., 2004). Rất nhiều những gen
này ñã ñược sử dụng ñể cải thiện chất lượng quả cà chua khi sử dụng sự trợ giúp của các
marker chọn lọc. Mối liên kết giữa RAPD và AFLP (Zhang and Stommel, 2000), giữa
SCAR và CAPS với gen B và MoB ñã ñược phát hiện do vậy chúng dễ dàng ñược chuyển
nạp vào các dòng thuần. ðó chính là lý do ngày nay hàng loạt các giống cà chua chế biến

ñã ñược chuyển gen làm tăng màu sắc và hàm lượng Lycopen.
Gần ñây, nhờ sự phát triển của sinh học phân tử người ta ñã xác ñịnh ñược bản ñồ
gen cùng với sự sẵn có của các DNA marker phân tử ñã cho phép xác ñịnh ñược vị trí và
quản lý ñược việc chọn lọc các tính trạng liên quan ñến chất lượng quả.
Việc cải thiện phương pháp lai Backcross ñã cho phép xác ñịnh ñược những alen
có lợi trong nguồn gen kém thích ứng ñồng thời chuyển chúng vào giống cây trồng ñã cho
phép xác ñịnh ñược QTLs liên quan tới những kỳ vọng khác nhau về chất lượng trong S.

5

pimpinellifolium, S. pennelii, S. peruvianum và S. habrochaites.Theo kết quả nghiên cứu
về phân tích QTLs ñã thu ñược các chỉ thị và lập bản ñồ gen cho các tính trạng liên quan
tới lượng chất khô hoà tan, ñộ ổn ñịnh của dịch quả, ñộ cứng quả, ñộ nhớt, màu sắc và
hương vị (Paterson et al.,1990,1991)
Mặc dù vậy, các chương trình chọn tạo giống dựa trên việc chọn lọc kiểu hình vẫn
ñược tiến hành, sự chọn lọc của QTLs dựa trên marker chọn lọc giúp quá trình chọn tạo
giống nhanh ñạt kết quả hơn. Người ta ñã tiến hành chuyển QTLs cho chất lượng như
hương vị thơm ngon từ dạng cà chua quả nhỏ sang dạng cà chua quả to (Saliba Colombani
et al., 2001; Causse et al., 2001 and 2002; Lecompte et al., 2004). QTLs dạng chùm quả to
ñược xác ñịnh nằm trên vị trí của nhiễm sắc thể số 2 (vị trí 50cM). Marker chọn lọc hỗ trợ
cho việc lai Backcross ñã có ảnh hưởng lớn và giúp nhanh chóng ñạt ñược 5 QTLs tập
trung trong một kiểu hình. Một số chương trình chọn giống khác ñược tiến hành bởi Baxter
và cộng sự (2005a) Yousel and Juvick (2001) khi sử dụng QTLs cho hàm lượng chất khô
hoà tan, màu sắc quả và ñộ nhớt dịch quả, tất cả ñều cho kết quả có lợi. Francis et al. (2003)
khuyến cáo việc áp dụng MAS ngay ở thế hệ chọn lọc ñầu tiên khi việc ñánh giá, chọn lọc
kiểu hình trong chương trình chọn tạo giống vẫn ñược tiến hành.
Bên cạnh việc nghiên cứu sử dụng nguồn gen trong tạo giống có chất lượng thì các
nghiên cứu, sử dụng nguồn gen ñể tạo giống chống chịu sâu bệnh, ñặc việt là bệnh virus
vẫn ñang ñược quan tâm nghiên cứu.
3. Nghiên cứu và tạo tạo giống cà chua UTL trên thế giới

Chọn tạo giống cà chua ñã có nhiều tiến bộ trong khoảng 200 năm trở lại ñây và tới
nay công nghệ sản xuất hạt giống lai F1 ñã trở thành ngành công nghiệp ñem lại nguồn lợi
nhuận khổng lồ, ñã cung cấp giống cho hơn 80% diện tích trồng cà chua trên toàn thế giới.
Hiện nay, xu hướng chọn giống cà chua trên thế giới là tạo ra giống có khả năng
chống chịu ñược nhiều bệnh hại (Miễn dịch ngang), thích hợp cho chế biến và cho thu
hoạch bằng máy. Những giống này có hàm lượng β-caroten cao, phù hợp trồng trong nhà
kính, nhà lưới. Gần ñây, chọn giống chống chịu với các ñiều kiện bất thuận qua việc sử
dụng nguồn gen của các loài hoang dại và bán hoang dại ñược nhiều nhà chọn tạo giống
sử dụng. Phương pháp này ñã tạo ra nhiều giống có khả năng chịu nhiệt, chịu hạn, chịu
mặn và chịu giá rét.
Ở Tây Ban Nha nghiên cứu cà chua chế biến tập trung trên 2 lĩnh vực quan trọng
là: Cơ giới hoá thông qua việc sử dụng giống, mật ñộ trồng, chế ñộ dinh dưỡng hợp lý,
các biện pháp tưới nước, che phủ Sản xuất tổng hợp trên cơ sở kết hợp sản xuất hữu cơ
hiện ñại với phương pháp cổ truyền nhằm tạo ra một nền nông nghiệp bền vững.
Với cà chua chế biến, ngoài một số chỉ tiêu như năng suất, thời gian sinh trưởng, khối
lượng quả ở các lần thu hoạch khác nhau Các nghiên cứu còn ñi sâu mô tả các ñặc tính như
ñộ chắc quả, màu vỏ và màu thịt quả, ñộ Brix, ñộ pH, hương vị, các yếu tố chất lượng bên
trong Qua ñó các tác giả kết luận giống quả nhỏ, hình trụ ñược coi là những ñặc ñiểm quan
trọng ñối với cà chua bóc vỏ nguyên quả mặc dù giống có quả hơi tròn, tính chống chịu có
cao hơn chút ít (J. I. Macua,2002). Tính dễ rụng quả của giống cũng ñược các nhà chọn giống
quan tâm. Nếu giống có quả dễ rụng tỷ lệ hao hụt sẽ cao song nếu khó rụng cũng sẽ gây khó
khăn trong quá trình thu hoạch. Một số giống cà chua thu hoạch bằng máy ñược chuyển gen
không có tầng rời ñể khi thu hoạch phần cuống không dính vào quả.

6

4. Tạo giống cà chua ở Việt Nam
Cà chua là ñối tượng chính trong nghiên cứu giống rau ở Việt Nam ñầu thập kỷ 70
của thế kỷ trứơc. Tham gia vao công tác này có các viện nghiên cứu của Bộ NN & PTNT:
Viện cây lương thực - Cây thực phẩm, Viện nghiên cứu rau quả, Viện KHKT Nông

nghiệp Việt Nam, Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện KHKT Nông nghiệp Miền Nam, các
trường ðại học Nông nghiệp I, ðại học Thủ ðức, Sư phạm Quy Nhơn, Trung tâm kỹ
thuật Rau hoa quả Hà Nội…tuy nhiên giống tạo ra trong giai ñoạn này chủ yếu là các
giống thuần (OP). Vào những năm 2000 công tác tạo giống cà chua UTL mới thực sự
ñược chú ý và bắt ñầu phát triển .
Ở Việt nam, thói quen sử dụng cà chua chủ yếu cho ăn tươi và nấu nướng trong khi
các sản phẩm cà chua chế biến ít ñược biết ñến và sử dụng. Do vậy việc nghiên cứu tạo
giống cà chua cho chế biến ñược tiến hành chậm. Từ năm 2000, ñể cung cấp giống cho
vùng sản xuất cà chua nguyên liệu cho nhà máy chế biến cà chua cô ñặc Hải Phòng các
công trình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua chế biến mới ñược tiến hành. Một trong
những giống ñược chọn tạo thành công và ñưa vào sản xuất trong giai ñoạn này là giống
cà chua PT18 do tập thể các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Rau quả nghiên cứu
chọn tạo. C95, C50 do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo, VL2000,
VL2910, VL2922, VL2004 do Công ty Hoa Sen, TN129, TN148, TN54 do công ty Trang
nông nhập nội và cung cấp, công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam ñã ñưa ra hai
giống T-41 và T42 (Trần Khắc Thi, 2003). Các giống VL2910 do công ty Hoa Sen,
TN005 do Công ty Trang Nông nhập nội và phân phối ñã trở thành một trong những
giống cà chua trồng làm nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho nhà máy trong giai ñoạn này.
Các giống cà chua UTL tạo ra trong nước giai ñoạn này ñã bắt ñầu phát triển, tuy
nhiên giống ñáp ứng ñược với yêu cầu chế biến còn rất ít, ñến tận giai ñoạn những năm
2005 một số giống cà chua UTL cho chế biến mới ñược chọn tạo thành công tại viện
nghiên cứu rau quả như Lai số 9 và một số giống khác.
ðến nay, công tác nghiên cứu chọn tạo giống cà chua chế biến nói riêng và chọn
tạo giống cà chua nói chung vẫn ñang ñược tiến hành tại một số các ñơn vị nghiên cứu,
tuy nhiên với áp lực cạnh trạnh quá lớn của các công ty giống nước ngoài, ñể phát triển
ñược giống mới ra ngoài sản xuất ñòi hỏi một sự nỗ lực rất lớn của các nhà khoa học, cơ
quan nghiên cứu ñồng thời cần sự quan tâm ñúng mức của nhà nước.

CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU- NỘI DUNG –PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Vật liệu tham gia trong các thí nghiệm khảo sát ñánh giá tập ñoàn công tác là các
dòng, giống cà chua ñược thu thập ở các ñịa phương trong nước, chọn lọc từ các giống
nhập nội có nguồn gốc khác nhau với 129 mẫu giống, ñối chứng là PT18, MV1.
- Vật liệu tham gia thí nghiệm ñánh giá ña dạng di truyền bằng phương pháp SSR
marker phân tử là 34 mẫu và nghiên cứu KNKHC, biểu hiện di truyền các tính trạng liên
quan ñến năng suất, chất lượng cà chua chế biến là 35 dòng thuần cà chua mang ñặc ñiểm
phù hợp cho chế biến chọn lọc từ tập ñoàn 129 mẫu giống trên, 2 giống thử là PT18 (T1)
và 119 (T2) cùng các tổ hợp lai tạo ra bằng phương pháp lai ñỉnh giữa 35 dòng thuần với
2 giống thử

7

- Các Primers sử dụng trong ñánh giá ña dạng di truyền của các mẫu giống cà chua
ñược sử dụng là cachuaL1, cachuaL2, cachuaL3, TG182, TG370, TG 609.
- Vật liệu tham gia các thí nghiệm thử KNKH riêng và nghiên cứu biểu hiện di truyền
các tính trạng liên quan ñến năng suất, chất lượng cà chua chế biến là 6 dòng cà chua có
KNKHC cao và 15 con lai F1 của 6 dòng trên ñược tạo ra theo sơ ñồ lai Griffing 4.
- Tham gia thí nghiệm so sánh giống là 15 tổ hợp lai F1 trên và 2 giống ñối chứng là
TN005 do công ty Trang Nông và HS902 do công ty Hoa sen nhập khẩu và phân phối.
- Tham gia mô trình phát triển giống tại các ñịa phương là tổ hợp lai D33/D34 ñược
ñặt tên là HPT10, các giống ñối chứng TN005, HS902 và Savior
2.2. Nội dung nghiên cứu
- ðánh giá tập ñoàn các dòng, giống cà chua về hình thái, sinh trưởng phát triển, sâu
bệnh hại, năng suất và phẩm chất quả.
- ðánh giá ña dạng di truyền các dòng, giống cà chua bằng phương pháp marker
phân tử SSR.
- Nghiên cứu biểu hiện di truyền các tính trạng cơ bản liên quan tới năng suất, chất
lượng quả ở thế hệ F1 và ñánh giá các khả năng kết hợp của các dòng, giống trong hệ
thống lai ñỉnh và lai diallel

- ðánh giá, tuyển chọn các tổ hợp lai cà chua triển vọng và thử nghiệm tổ hợp lai ưu
tú phục vụ sản xuất cà chua chế biến tại ñồng bằng sông Hồng
2.3. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu
- Các thí nghiệm nghiên cứu ñược thực hiện tại Viện Nghiên cứu Rau Quả,Trâu
Quỳ, Gia Lâm,Hà Nội.
- Mô hình trình diễn giống triển vọng ñược thực hiện tại huyện Tiên Du, Huyện Yên
Phong- Bắc Ninh. Huyện Kiến Thụy, Huyện Tiên Lãng- Hải Phòng
Thời gian: Từ năm 2004 ñến năm 2010.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
1. ðánh giá tập ñoàn các dòng, giống cà chua về hình thái, sinh trưởng phát triển, sâu
bệnh hại, năng suất và phẩm chất quả
- Các thí nghiệm khảo sát ñánh giá tập ñoàn gồm 129 mẫu giống ñược bố trí không
nhắc lại có ñối chứng (2 giống ñối chứng là giống chế biến PT18 và giống cà chua chịu
nhiệt MV1). Diện tích ô thí nghiệm là 10 m
2
/giống. Thí nghiệm tiến hành trong vụ thu
ñông năm 2004, 2005 và 2006 tại Viện Nghiên cứu Rau quả - Gia Lâm - Hà Nội.
- Phân nhóm các giống theo mục ñích sử dụng và mục tiêu chọn giống sử dụng
phương pháp ñánh giá ña dạng di truyền trong phân loại nguồn vật liệu sử dụng trong
chọn giống theo các ñặc ñiểm về hình thái, yếu tố cấu thành năng suất và phẩm chất quả.
Sử dụng tiêu chuẩn ngành về khảo nghiệm tính khác biệt, tính ñồng nhất, tính ổn ñịnh
(DUS) với cà chua 10TCN 557-2002.
2. ðánh giá ña dạng di truyền các dòng cà chua bằng phương pháp marker phân tử SSR
-Tách chiết ADN và phản ứng SSR-PCR sử dụng phương pháp phổ cập (Dẫn theo
Nguyễn Thị Lang, 2002)
- Phân tích số liệu, vẽ cây di truyền sử dụng phần mềm NTSYS pc 2.1
3. Nghiên cứu biểu hiện di truyền các tính trạng cơ bản liên quan tới năng suất, chất
lượng quả ở thế hệ F1 và ñánh giá các khả năng kết hợp của các dòng, giống trong hệ
thống lai ñỉnh và lai diallen


8

3.1. Hệ thống lai ñỉnh 35 x 2 của các mẫu giống cà chua
Lai giống: Sử dụng phương pháp lai ñỉnh (top-cross) giữa 35 dòng thuần cà chua
có ñặc ñiểm nông sinh học thích hợp cho chế biến với 2 giống thử là PT18 và 119, tiến
hành trong vụ ñông năm 2006.
ðánh giá các tính trạng và KNKH: Thí nghiệm ñược bố trí tuần tự không nhắc lại,
ô thí nghiệm 8,4 m
2
trồng 2 hàng/luống. Khoảng cách trồng 70 cm x 50 cm (24 cây/ô).
Thời gian trồng 15/9/2007.
3.2. Hệ thống lai diallel các mẫu giống cà chua.
- Lai giống: Sử dụng hệ thống lai diallel sơ ñồ Griffing 4 [N=n(n-1)/2] giữa 6 dòng
cà chua có khả năng kết hợp chung cao trong vụ xuân sớm năm 2008.
- ðánh giá các tính trạng và KNKH: Thí nghiệm ñánh giá 15 tổ hợp lai trên cùng 6
dòng bố mẹ và giống ñối chứng TN005 và HS902 ñược bố trí theo khối ngẫu nhiên ñầy
ñủ với 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 8,4 m
2
, với 24 cây/ô, khoảng cách trồng 70
cm x 50 cm, thời gian trồng 3/9/2009.
4. ðánh giá, tuyển chọn các tổ hợp lai cà chua triển vọng và thử nghiệm tổ hợp lai ưu tú
phục vụ sản xuất cà chua chế biến tại ñồng bằng sông Hồng
- ðánh giá các tổ hợp lai ñược tạo ra từ hệ thống lai diallel tại các thời vụ trồng
khác nhau.
Thí nghiệm gồm 15 tổ hợp lai và 2 giống ñối chứng là TN005 và HS902 ñược bố
trí theo khối ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm 8,4 m
2
. Khoảng cách
trồng 70cm x 50 cm (trồng 2 hàng/luống; 24 cây/ô). Áp dụng quy phạm khảo nghiệm giá
trị canh tác và giá trị sử dụng (VCU) cây cà chua.

Thời gian trồng: Vụ xuân hè 2009, thu ñông 2009, thu ñông 2010
- Xây dựng mô hình trình diễn của giống có triển vọng
Giống cà chua HPT10 ñược tiến hành xây dựng mô hình trình diễn tại:
HTX Tân Chi- Tiên Du- Bắc Ninh, HTX Vạn An- Yên Phong- Bắc Ninh, HTX
ðoàn Xá- Kiến Thụy- Hải Phòng, HTX Cấp Tiến – Tiên Lãng- Hải Phòng.
Áp dụng quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (VCU) cây cà chua.
Các chỉ tiêu theo dõi:
- Thời gian qua các giai ñoạn sinh trưởng phát triển (ngày)
- ðặc ñiểm hình thái, cấu trúc cây
- ðặc ñiểm hình thái và màu sắc quả
- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
- Các chỉ tiêu phân tích chất lượng quả
- Tình hình nhiễm một số sâu bệnh hại chính
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Số liệu thống kê sinh học trên ñồng ruộng ñược xử lý trên chương trình excell
2003 trên máy vi tính.
- ðánh giá ña dạng di truyền kiểu gen bằng phần mềm NTSYSpc 2.1
- ðánh giá KNKHC và riêng của dòng, giống cà chua trong phép lai ñỉnh theo
Kemthorne, 1957.
- ðánh giá KNKH của phép lai diallel, KNKHC ñược xử lý theo chương trình Line
x Tester, KNKHR ñược phân tích diallel theo Grifing 4 theo (Trần Văn Diễn và Tô Cẩm
Tú, 1995), (Nguyễn ðình Hiền và Ngô Hữu Tình, 1996).
- Phân tích ñộ trội (hp) theo công thức của Wright (1958): hp= (F1-MP)/(BPmax-MP)

9

- Ưu thế lai Trung bình Hm(%)= [(F1-MP)/MP] x100
- Ưu thế lai thực Hb(%)=[(F1-BP)/BP]x100
- Ưu thế lai chuẩn: Hs (%)= [(F1-S)/S] x 100
F1: Giá trị con lai F1; MP: giá trị trung bình của bố mẹ; BP giá trị bố mẹ tốt nhất; S

giá trị giống ñối chứng.
- Phân tích phương sai ANOVA, hệ số biến ñộng CV(%), sai khác nhỏ nhất LSD
0,05

bằng phần mền IRRISTAT ver. 5.0
- Chọn giống triển vọng bằng chỉ số chọn lọc dựa trên khoảng cách Ơ clit (mô hình
cây lý tưởng)
I =
2
1
)(
ii
k
i
i
MxA −

=

Sử dụng chương trình chỉ số chọn lọc của Nguyễn ðình Hiền (1995)

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ðánh giá tập ñoàn các dòng, giống cà chua về hình thái, sinh trưởng, phát triển,
sâu bệnh hại, năng suất và phẩm chất quả
Cà chua là ñối tượng của rất nhiều loại sâu bệnh hai, trong ñó bệnh sương mai
(Phytophthora infestans), ñốm lá (Cladosporium farlvum), héo xanh vi khuẩn (Ralstonia
Solanacearum) và virus xoăn vàng lá (Tomato Yellow Leaf Curl Virus - TYLCV) là
những bệnh chủ yếu ñược người sản xuất cũng như nhà chọn giống ñặc biệt quan tâm.
Bảng 3.3. Phân nhóm các mẫu giống cà chua theo mức ñộ nhiễm

bệnh hại trên ñồng ruộng
Chỉ tiêu theo dõi Mức ñộ
biểu hiện
Dạng chế biến bóc vỏ
nguyên quả
(mẫu)
Dạng chế biến
cô ñặc
(Mẫu)
Tổng số
(Mẫu)
1 50 52 102
2 10 12 22
Bệnh sương mai
(ðiểm 1-5)
3 3 2 5
1 52 49 101
2 11 13 24
Bệnh ñốm lá
(ðiểm 1-5)
3 0 4 4
0-10 51 53 104
11-20 8 10 18
Bệnh virus
(% )
>20 4 3 7
Tổng số 63 66 129

Theo dõi tình hình bệnh hại trên ñồng ruộng cho thấy hầu hết các mẫu giống không
xuất hiện bệnh héo xanh vi khuẩn. Không nhiễm hoặc nhiễm nhẹ với bệnh sương mai 102

mẫu chiếm 93%, 5 mẫu nhiễm nặng và 22 mẫu nhiễm trung bình. Bệnh ñốm lá biểu hiện
mức ñộ nhiễm nặng trên 4 mẫu, tập trung ở dạng chế biến cô ñặc, nhiễm trung bình 24
mẫu, không nhiễm hoặc nhiễm nhẹ 101 mẫu chiếm 78,29%. Không nhiễm hoặc nhiễm
nhẹ bởi virus là 104 mẫu chiếm 80,6% trong ñó 51 mẫu thuộc dạng chế biến bóc vỏ
nguyên quả và 53 mẫu thuộc dạng chế biến cô ñặc (phát hiện thấy 3 mẫu có khả năng

10

chống chịu với bệnh này, chúng thuộc dạng chế biến bóc vỏ nguyên quả), trong khi ñó 18
mẫu nhiễm trung bình, 7 mẫu nhiễm bênh nặng.
Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ñược cả nhà chọn giống và người sản
xuất quan tâm. Khối lượng trung bình quả là yếu tố tương quan thuận với năng suất, ñồng
thời với cà chua chế biến bóc vỏ nguyên quả khối lượng trung bình quả cũng là chỉ tiêu
quan trọng, chúng thường ñược chấp nhận trong khoảng từ 60-100 g. Dựa trên tiêu chí
này chúng tôi phân khối lượng trung bình quả theo 5 loại. Khối lượng trung bình quả nhỏ
từ 40-60 g có 9 mẫu trong ñó 8 mẫu thuộc dạng chế biến bóc vỏ nguyên quả, từ 61-80 g
có 37 mẫu trong ñó 31 mẫu thuộc dạng bóc vỏ nguyên quả, từ 81-100 g có 36 mẫu trong
ñó 24 mẫu thuộc dạng chế biến bóc vỏ nguyên quả. Giống có khối lượng trung bình quả
to >100 g tập trung nhiều ở dạng chế biến cô ñặc với 47 mẫu giống.
Bảng 3.4. Phân nhóm các mẫu giống cà chua theo các yếu tố
cấu thành năng suất
TT Chỉ tiêu theo dõi Mức ñộ biểu
hiện
Dạng chế biến bóc vỏ
nguyên quả(Mẫu)
Dạng chế biến
cô ñặc(Mẫu)
Tổng số
(Mẫu)
<40% 4 19 23

40-60% 41 38 79
1 Tỷ lệ ñậu quả (%)
>60% 18 9 27
10-15 quả/cây 5 19 24
15-20 quả/cây 18 29 47
2 Số quả trên cây
(quả)
>20 quả/cây 40 18 58
40-60 g 8 1 9
61-80 g 31 6 37
81-100 g 24 12 36
101 -130 g 0 21 21
3 Khối lượng trung
bình quả (g)
>130 g 0 26 26
<1000g 3 2 5
1000-1500 g 27 25 52
4 Năng suất cá thể
(g)
>1500 g 33 39 72
Số quả/cây thường có tương quan nghịch với khối lượng trung bình quả, số
quả/cây nhiều >20 quả ñạt 40 mẫu thuộc dạng bóc vỏ nguyên quả, dạng chế biến cô ñặc
18 mẫu. Số quả/cây thấp 10-15 quả chủ yếu tập trung ở nhóm chế biến cô ñặc 19 mẫu
trong khi ñó dạng chế biến bóc vỏ nguyên quả có 5 mẫu. Số còn lại tập trung ở nhóm có
số quả/cây trung bình (15-20 quả/cây) với 47 mẫu gồm 29 mẫu thuộc dạng chế biến cô
ñặc và 18 mẫu thuộc dạng chế biến bóc vỏ nguyên quả.
Năng suất cá thể cao >1500 g gồm 72 mẫu chiếm 55,8% trong ñó dạng chế biến
bóc vỏ nguyên quả 33 mẫu và 39 mẫu thuộc dạng chế biến cô ñặc. Năng suất cá thể ñạt
1000-1500 g gồm 52 mẫu chiếm 40,3% trong ñó 27 mẫu thuộc dạng chế biến bóc vỏ
nguyên quả và 25 mẫu thuộc dạng chế biến cô ñặc.

Với cà chua chế biến hàm lượng chất khô hoà tan cao, màu sắc quả ñỏ ñẹp, hình
dạng quả ñẹp là những yếu tố ñược quan tâm, ñặc biệt với cà chua chế biến dạng bóc vỏ
nguyên quả thì màu sắc, hình dạng và ñộ ñồng ñều càng ñược chú ý nhiều hơn.
Hầu hết các mẫu giống trong nguồn vật liệu nghiên cứu có hàm lượng chất khô hoà
tan tương ñối cao. Với 89 mẫu ñạt 4,5-5 ñộ Brix chiếm 68,9% tập trung ở dạng bóc vỏ
nguyên quả 45 mẫu, dạng chế biến cô ñặc 44 mẫu. 17 mẫu ñạt 5,1-6 ñộ Brix chiếm
13,17% trong ñó 5 mẫu giống thuộc dạng chế biến bóc vỏ nguyên quả và 12 mẫu giống

11

thuộc dạng chế biến cô ñặc. Số mẫu có ñộ Brix rất cao >6 gồm 3 mẫu chiếm 2,3% trong
ñó dạng chế biến bóc vỏ nguyên quả có 2 mẫu còn 1 mẫu thuộc dạng chế biến cô ñặc. 20
mẫu có ñộ brix thấp (<4,5)chiếm 15,5% tổng số mẫu giống nghiên cứu.(Bảng 3.5)
Bảng 3.5. Phân nhóm các mẫu giống cà chua theo một số ñặc ñiểm
hình thái và chất lượng quả
TT Chỉ tiêu theo dõi Mức ñộ biểu hiện
Dạng bóc vỏ
nguyên
quả(Mẫu)
Dạng chế
biến cô
ñặc(Mẫu)
Tổng số
(Mẫu)
Trụ tròn (I≥1) 45 13 58
Tròn (I= 0,8-1) 18 39 57
Dẹt (I <0,8) 0 14 14
1 Dạng quả
(I=H/D)
Khác 0 0 0

<5 8 10 18
5-7 51 53 104
2 ðộ dầy thịt quả
(mm)
>7 4 3 7
2-4 60 19 79
4-6 3 47 50
6-8 0 0 0
3 Số ngăn ô
>8 0 0 0
Hồng 5 9 14
4 Màu sắc quả
ðỏ 58 57 115
Hồng 5 7 12 5 Màu sắc thịt quả
ðỏ 58 59 117
Xanh nhạt 50 45 95
Xanh 13 11 24
6 Màu sắc quả xanh
Xanh ñậm 0 0 0
<4,5 11 9 20
4,5-5 45 44 89
5,1-6 5 12 17
7 ðộ Brix (%)
>6 2 1 3
Xác ñịnh ñược 58 mẫu giống có dạng quả hình trụ tròn chiếm 44,9% trong ñó 45
mẫu giống thuộc dạng chế biến bóc vỏ nguyên quả. Các mẫu giống còn lại có dạng hình
quả tròn và quả dẹt, không thấy có dạng quả khác trong nguồn vật liệu nghiên cứu.
ðộ dày thịt quả ngoài việc có ý nghĩa tăng giá trị sử dụng nó còn là yếu tố xác ñịnh
ñộ chắc của quả, giúp cho quả trình vận chuyển và bảo quản cà chua ñược lâu hơn. Phần
lớn các mẫu giống có ñộ dầy thịt quả nằm trong khoảng từ 5-7 mm (104 mẫu), 7 mẫu có

ñộ dày thịt quả cao >7 mm.
Số ngăn ô thường có tương quan nghịch với chỉ số dạng quả, với các giống chế biến
dạng bóc vỏ nguyên quả có số ngăn ô ít 2-4 ngăn chiếm 95,2% số mẫu giống trong nhóm.
Hầu hết các mẫu giống có mầu quả ñỏ, ñẹp ñạt yêu cầu cho chế biến tuy nhiên vẫn
còn một số mẫu giống quả chín có mầu hồng (14 mẫu )
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, nguồn vật liệu khởi ñầu cho nghiên cứu chọn tạo
giống cà chua chế biến rất ña dạng và phong phú về ñặc ñiểm hình thái, khả năng sinh
trưởng phát triển, tiềm năng cho năng suất và năng suất, hình thái chất lượng quả, khả
năng thích nghi với ñiều kiện ngoại cảnh. ðây là nguồn gen quí phục vụ cho công tác
chọn tạo giống cà chua chế biến cần ñược duy trì khai thác và bảo tồn. Chúng tôi ñã chọn
lọc và làm thuần ñược 35 dòng, giống mang các ñặc ñiểm phù hợp với yêu cầu của một

12

giống cà chua chế biến và sử dụng trong nghiên cứu ñánh giá ña dạng di truyền theo
phương pháp SSR marker phân tử và nghiên cứu KNKH ñể phục vụ công tác chọn tạo
giống cà chua UTL
3.2. ðánh giá ña dạng di truyền của các dòng cà chua bằng phương pháp marker
phân tử SSR
Kết quả ñánh giá ña dạng di truyền của các dòng cà chua hình 3.4 cho thấy nếu
xét mức ñộ tương ñồng di truyền của 34 giống ở 50% chúng ñược chia thành 4 nhóm
chính sau:
Nhóm A: Nhóm này gồm 13 dòng : (PT18; 128TD; 89TD; 206TD; 103B; Haru; D2;
0642VH; 191; CLN15612; 148TD; 129TD; 127TD) có mức ñộ tương ñồng nằm trong
khoảng 0,10-0,50.Trong nhóm A các dòng lại ñược chia thành 2 nhóm phụ với khoảng
cách di truyền gần hơn như sau:
Nhóm A1: Có mức ñộ tương ñồng di truyền nằm trong khoảng 0,1-0,45 gồm 10 dòng
(DT18; 128TD; 89TD; 206TD; 103B; Haru; D2; 0642VH; 191; CLN15612). Nhóm này
lại tiếp tục ñược chia thành 2 nhóm có khoảng cách di truyền gần nhau hơn cụ thể:
Nhóm A1.1: có mức tương ñồng nằm trong khoảng 0,1-0,38 gồm 7 dòng là DT18;

128TD; 89TD; 206TD; 103B; Haru; D2
Nhóm A1.2: có mức tương ñồng nằm trong khoảng 0,1-0,35 gồm 3 dòng (0642VH; 191;
CLN15612)
Nhóm A2: Nằm trong khoảng tương ñồng từ 0,1-0,22 bao gồm 3 dòng (148TD; 129TD;
127TD)
Nhóm B: là nhóm lớn thứ hai gồm 16 dòng nằm trong khoảng tương ñồng từ 0,1-0,5.
Nhóm này ñược phân thành 2 nhóm phụ.
Nhóm B1: nằm trong khoảng tương ñồng từ 0,1-0,43 gồm 6 dòng R5; 181TDL2; 9BTD;
28BTD; D2002; 87TD. Các giống này lại phân thành 2 nhóm nhỏ:
Nhóm B1.1: Nằn trong khoảng tương ñồng 0,1-0,35 gồm 5 dòng (R5; 181TDL2; 9BTD;
28BTD; D2002)
Nhóm B1.2 gồm 1 dòng (87TD) trong khoảng tương ñồng 0,1-0,43.
Nhóm B2: nằm trong khoảng tương ñồng 0,1-0,4 gồm 10 dòng, các dòng này lại ñược
phân thành 2 nhóm nhỏ:
Nhóm B2.1: nằm trong khoảng tương ñồng 0,1-0,25 gồm 4 dòng (94TD; 26TD/1; CHE2;
CLN1462A).
Nhóm B2.2: gồm 6 dòng (D1; 131TD; 62TN106; 10TD; 157KVR; 120TD). Các dòng
này nằm trong khoảng tương ñồng 0,1-0,35.
Nhóm C: nằm trong khoảng tương ñồng 0,1-0,23 gồm 2 dòng là 19TD1 và 82D
Nhóm D: nằm trong khoảng tương ñồng 0,1-0,4 gồm 3 dòng (186 Mutalia; 197; 184TD)
Như vậy, với 6 primer 34 dòng cà chua ñược phân thành 4 nhóm chính trong ñó
mức ñộ tương quan giữa các dòng dao ñộng từ 0,1 – 0,5 cho thấy các dòng có sự ña dạng
về mặt di truyền cao. Có 8 dòng có mức ñộ tương ñồng di truyền thấp (0,14%) tập trung ở
nhóm A và nhóm B.
Sự khác biệt về di truyền giữa các dòng trong nhóm A, B và D cao hơn ở các giống
trong nhóm C. ðiều này có nghĩa là nếu như ñem các giống ở nhóm A, B và D lai tạo với
nhóm C thì có thể tạo ra nhiều cá thể có nhiều ñặc tính mong muốn bởi khoảng cách di
truyền càng xa thì khả năng cho ưu thế lai càng cao (Bùi Chí Bửu, 2002).

13


Coefficient
0.10 0.16 0.21 0.27 0.32 0.38 0.43 0.49 0.54 0.60
186Mutalia
DT18
128TD
89TD
206TD
103B
Harru
D2
0642VH
191
CLN15612
148TD
129TD
127TD
R5
181TDL2
9BTD
28BTD
D2002
87TD
94TD
26TD/1
CHE2
CLN1462A
D1
131TD
62TN106

10TD
157KVR
120TD
19TD/1
82D
186Mutalia
197
184TD

Hình 3.4: Phân nhóm các mẫu giống cà chua trên cơ sở phân tích ña dạng di truyền
bằng chỉ thị phân tử SSR

3.3. Nghiên cứu biểu hiện di truyền các tính trạng cơ bản liên quan tới năng suất,
chất lượng quả ở thế hệ F1 và ñánh giá các khả năng kết hợp của các dòng, giống
trong hệ thống lai ñỉnh và lai diallel
3.3.1. Nghiên cứu các KNKH và biểu hiện di truyền một số tính trạng ở ñời F1 của các
dòng, giống cà chua trong hệ thống lai ñỉnh 35x2
3.3.1.1. Nghiên cứu các KNKH và biểu hiện di truyền một số tính trạng ở ñời F1 của các
dòng, giống cà chua trong hệ thống lai ñỉnh 35x2
a, KNKH và UTL về chỉ tiêu năng suất cá thể
Năng suất cá thể là kết quả biểu hiện sự tổng hợp của các yếu tố cấu thành năng
suất. Kết quả nghiên cứu bảng 3.10 cho thấy, khi lai với giống thử PT18 trong các dòng
nghiên cứu 17 dòng có KNKH trong ñó 6 dòng có KNKH cao (giá trị từ 423,57-692,21)
gồm D19; D34; D20; D13; D33 và D9. Khi lai các dòng nghiên cứu với dòng thử 119
thu ñược 19 dòng có KNKH với giá trị từ 34,66-1039,89 trong ñó 6 dòng có KNKH cao
(giá trị từ 446,46-1039,89) gồm D19, D13, D20, D34, D33 và D9. KNKHC của các
dòng với cả 2 vật thử biểu hiện ở 13 dòng với giá trị từ 4,32-866,06 trong ñó 6 dòng có
KNKHC cao với giá trị từ 435,02-866,06 gồm D19, D13, D20, D34, D33 và D9. Trong
2 vật liệu thử thì dòng thử 119 có KNKHC cao hơn giống thử PT18 về chỉ tiêu này.


14

Bảng 3.10. Khả năng kết hợp về năng suất cá thể của các dòng cà chua trong phép
lai ñỉnh vụ thu ñông năm 2007
KNKH của các dòng nghiên
cứu với giống thử PT18
KNKH của các dòng nghiên
cứu với dòng thử 119
Dòng
Giá trị KNKHR Giá trị KNKHR
KNKHC
D1 2.417,3 161,17 1.650,5 -424,7 -131,7
D2 2.589,0 332,9 2.486,7 411,5 372,2
D3 2.400,0 143,8 2.070,0 -5,2 69,3
D4 2.250,0 -6,2 2.146,7 71,5 32,7
D5 2.333,3 77,2 1.596,7 -478,5 -200,7
D6 2.230,0 -26,1 2.336,0 260,8 117,3
D7 2.123,3 -132,8 2.147,3 72,1 -30,4
D8 1.880,7 -375,5 2.258,7 183,5 -96,0
D9 2.948,4 692,2 3.115,1 1.039,9 866,1
D10 1.958,7 -297,5 2.291,5 216,3 -40,6
D11 2.034,7 -221,5 1.930,7 -144,5 -183,0
D12 1.904,7 -351,5 2.173,3 98,1 -126,7
D13 2.823,3 567,1 2.567,4 492,2 529,7
D14 2.447,7 191,5 1.701,3 -373,9 -91,2
D15 1.846,0 -410,2 2.109,9 34,7 -187,8
D16 1.936,7 -319,5 1.083,3 -991,9 -655,7
D17 2.314,1 57,9 1.946,2 -129,0 -35,5
D18 1.785,3 -470,8 1.624,7 -450,5 -460,7
D19 2.679,7 423,6 2.521,7 446,5 435,0

D20 2.758,5 502,3 2.765,9 690,7 596,5
D21 1.753,3 -502,8 1.610,0 -465,2 -484,0
D22 2.276,0 19,8 1.693,9 -381,3 -180,7
D23 1.949,7 -306,5 2.350,0 274,8 -15,8
D24 2.149,7 -106,4 2.177,2 101,9 -2,2
D25 2.452,7 196,5 2.226,6 151,4 173,9
D26 2.356,7 100,5 1.417,3 -657,9 -278,7
D27 1.980,0 -276,2 2.218,0 142,8 -66,7
D28 2.380,7 124,5 2.183,3 108,1 116,3
D29 1.958,7 -297,5 1.710,2 -365,0 -331,2
D30 1.930,7 -325,5 1.656,8 -418,4 -371,9
D31 1.824,0 -432,2 1.573,3 -501,9 -467,1
D32 2.174,0 -82,2 1.667,8 -407,4 -244,8
D33 2.868,4 612,3 2.935,9 860,7 736,5
D34 2.756,6 500,4 2.841,6 766,4 633,4
D35 2.493,1 236,9 1.846,9 -228,3 4,3
KNKHC PT18: 90,47 KNKHC 119: -90,47
Nghiên cứu về UTL cho thấy hầu hết các tổ hợp ñều cho UTL trung bình và UTL
thực, ñặc biệt giá trị UTL thực ñạt rất cao khi lai các dòng nghiên cứu với giống thử
PT18, cao nhất là các tổ hợp PT18/D13, PT18/D34 và PT18/D33 với giá trị UTL ñạt
48,31; 56,94 và 63,31%. Khi lai các dòng với dòng thử 119, giá trị UTL của các tổ hợp ở
cả 2 dạng không cao, trong 35 tổ hợp lai 21 tổ hợp có UTL trung bình, 18 tổ hợp có UTL
thực, giá trị UTL thực cao nhất từ 10,03-37,47% ñạt ñược ở các tổ hợp 119/D6, 119/D2,
119/D13, 119/D9, 119/D20, 119/D34, 119/D33.
Phân tích ñộ trội cho thấy khi lai các dòng nghiên cứu với giống thử PT18 hầu hết các
tổ hợp lai thu ñược thể hiện siêu trội dương, trừ tổ hợp D21/PT18 biểu hiện trội âm. Trong

15

khi ñó khi lai với dòng thử 119 thu ñược 18 tổ hợp ñạt siêu trội dương, 2 tổ hợp ñạt trội

dương số còn lại thu ñược ở siêu trội âm và di truyền trung gian.(Bảng 3.11).
Như vậy năng suất cá thể là yếu tố chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố cấu thành
như số quả/cây và khối lượng trung bình quả. Số quả/cây nhiều nhưng khối lượng trung
bình quả thấp làm hạn chế ñến năng suất. ðã thu ñược siêu trội dương, trội dương, di
truyền trung gian, trội âm và siêu trội âm về tính trạng này. Kết quả nghiên cứu UTL cho
thấy những tổ hợp bố mẹ có KNKH cao ñều có UTL cao.
b, KNKH và UTL về tính trạng hàm lượng chất khô hòa tan (ðộ Brix)
Bảng 3.12. Khả năng kết hợp về tính trạng hàm lượng chất khô hòa tan
(ðộ Brix) của các dòng cà chua trong phép lai ñỉnh vụ thu ñông năm 2007
KNKH của các dòng nghiên
cứu với giống thử PT18
KNKH của các dòng nghiên
cứu với dòng thử 119
Dòng
Giá trị KNKHR Giá trị KNKHR
KNKHC
D1 4,40 -0,39 4,32 -0,36 -0,38
D2 4,33 -0,46 4,28 -0,40 -0,44
D3 4,85 0,06 4,82 0,14 0,09
D4 4,95 0,16 4,75 0,07 0,11
D5 4,94 0,15 4,73 0,05 0,10
D6 5,22 0,43 4,79 0,11 0,27
D7 4,29 -0,50 4,25 -0,43 -0,47
D8 4,78 -0,01 4,71 0,03 0,01
D9 5,85 1,06 5,08 0,40 0,73
D10 5,19 0,40 5,10 0,42 0,40
D11 4,59 -0,20 4,44 -0,24 -0,23
D12 4,51 -0,28 4,44 -0,24 -0,27
D13 4,95 0,16 4,80 0,12 0,14
D14 4,53 -0,26 4,50 -0,18 -0,23

D15 4,97 0,18 4,84 0,16 0,16
D16 4,91 0,12 4,87 0,19 0,15
D17 5,04 0,25 4,83 0,15 0,20
D18 4,63 -0,16 4,54 -0,14 -0,16
D19 4,89 0,10 4,79 0,11 0,10
D20 4,72 -0,07 4,65 -0,03 -0,05
D21 4,85 0,06 4,62 -0,06 -0,01
D22 4,34 -0,45 3,96 -0,72 -0,59
D23 4,95 0,16 4,75 0,07 0,11
D24 4,88 0,09 4,94 0,26 0,17
D25 4,93 0,14 4,84 0,16 0,15
D26 4,86 0,07 4,61 -0,07 0,01
D27 4,21 -0,58 4,18 -0,50 -0,55
D28 4,31 -0,48 4,54 -0,14 -0,32
D29 4,62 -0,17 4,66 -0,02 -0,10
D30 4,80 0,01 4,74 0,06 0,03
D31 4,34 -0,45 4,69 0,01 -0,23
D32 4,88 0,09 4,74 0,06 0,07
D33 5,31 0,52 5,47 0,79 0,65
D34 5,37 0,58 4,95 0,27 0,42
D35 4,63 -0,16 4,67 -0,01 -0,09
KNKHC PT18: 0,06 KNKHC 119: -0,06

16

Nghiên cứu KNKH của các dòng cà chua về tính trạng hàm lượng chất khô hòa tan
cho thấy khi lai các dòng này với giống thử PT18 thu ñược 20 dòng có KNKH. Giá trị
KNKH phân thành 3 mức: mức thấp gồm 7 dòng với giá trị từ 0,01-0,1; mức trung bình
gồm 7 dòng với giá trị từ 0,12-0,18 và số còn laị có KNKH cao là 6 dòng với giá trị từ
0,25-1,06 gồm D17, D10, D6, D33, D34 và D9. Tương tự, khi lai các dòng nghiên cứu

với dòng thử 119 thu ñược 7 dòng có KNKH với giá trị thấp từ 0,01-0,1; 7 dòng có
KNKH trung bình với giá trị từ 0,1-0,17 và 6 dòng có KNKH cao với giá trị từ 0,19-0,79
gồm D16, D24, D34, D9, D10, D33. Trong các dòng nghiên cứu 19 dòng có KNKHC với
cả 2 vật liệu thử, trong ñó 6 dòng có KNKHC cao nhất là D17, D6, D10, D34, D33, D9
với giá trị từ 0,20-0,73.
Kết quả phân tích UTL cho thấy hầu hết các tổ hợp không có UTL ở cả 2 dạng
UTL trung bình và UTL thực. Khi lai các dòng với giống thử PT18 trong 35 tổ hợp lai chỉ
có 6 tổ hợp có UTL trung bình với mức ñộ rất thấp từ 0,4-5,5% và chỉ có 3 tổ hợp có UTL
thực với giá trị từ 0,38-3,27% gồm PT18/D6, PT18/D33 và PT18/D34. Khi lai các dòng
với giống thử 119, trong 35 tổ hợp thì 15 tổ hợp có UTL trung bình với giá trị từ 0,11-
9,37% và 7 tổ hợp có UTL thực với giá trị từ 0,64-6,25% trong ñó 3 tổ hợp có giá trị UTL
thực cao nhất là 119/D33, 119/D24 và 119/D10 với giá trị lần lượt là 4,19; 4,66 và 6,25%.
Kết quả phân tích ñộ trội cho thấy một lượng lớn các tổ hợp lai thu ñược siêu trội
âm và trội âm khi lai các dòng với hai giống thử, một số dòng biểu hiện di truyền trung
gian và trội dương tuy nhiên số tổ hợp lai ñạt ñược là không nhiều, ñặc biệt trội và siêu
trội dương ñạt ñược rất ít chỉ với 3 tổ hợp khi lai các dòng với giống thử PT18 (giống có
hàm lượng chất khô hoà tan cao) và 10 tổ hợp khi lai với dòng thử 119. (Bảng 3.13)
Như vậy, khi bố mẹ tham gia tạo tổ hợp lai ñã có ñộ Brix cao thì khả năng thu
ñược các F1 có ñộ brix cao là thấp. Nhiều nhà khoa học cho rằng cải thiện hàm lượng chất
khô hòa tan trong cà chua bằng việc tác ñộng các biện pháp kỹ thuật canh tác là có hiệu
quả hơn. (Dẫn theo Nguyễn Thanh Minh, 2004).
3.3.1.2. Phân tích tương quan một số tính trạng về cấu trúc và chất lượng quả
Bảng 3.16. Tương quan giữa một số tính trạng cấu trúc và chất lượng quả cà chua của
các tổ hợp lai trong phép lai ñỉnh vụ thu ñông 2007
Chỉ số dạng quả ðộ dày cùi Số ngăn ô ðộ Brix KLTBQ
Chỉ số dạng quả -
ðộ dày cùi 0,139 -
Số ngăn ô -0,384 0,1213 -
ðộ Brix 0,507 0,604 -0,275 -
KLTBQ -0,157 0,187 0,908 0,192 -


Kết quả nghiên cứu bảng 3.16 cho thấy: Khối lượng trung bình quả có tương quan
âm với chỉ số dạng quả, tương quan dương chặt với số ngăn ô tuy nhiên chúng tương quan
dương không chặt với ñộ dầy cùi và hàm lượng chất khô hòa tan.
Hàm lượng chất khô hòa tan (brix) có tương quan dương chặt với cả 2 tính trạng là chỉ
số dạng quả và ñộ dầy thịt quả ñiều này cho thấy thường những giống cà chua có ñộ dầy thịt
quả cao, chỉ số dạng quả cao (dạng quả hình trụ, oval) sẽ có hàm lượng chất khô hòa tan cao.
Hàm lượng chất khô hòa tan có tương quan âm với chỉ tiêu số ngăn ô ñiều này cho thấy
những giống có số ngăn ô cao thường hàm lượng chất khô hòa tan sẽ giảm.

17

Như vậy có thể thấy các giống có khối lượng quả trung bình, hình trụ tròn hay oval
(có chỉ số dạng quả cao) ñược coi là những ñặc ñiểm quan trọng ñối với cà chế biến và quan
trọng hơn với giống cà chua chế biến dạng bóc vỏ nguyên quả, ñiều này cũng phù hợp với
nghiên cứu của (Macua.J.I ,2002).
3.3.1.3. Kết quả chọn lọc các tổ hợp lai triển vọng bằng chỉ số chọn lọc.
Với mục ñích xác ñịnh ñược tổ hợp lai có triển vọng, ñáp ứng ñược yêu cầu của một
giống cà chua chế biến ñồng thời xác ñịnh ñược vai trò cũng như sự góp mặt của các dòng
ñược ñánh giá có KNKHC cao trong việc hình thành nên các tổ hợp lai này chúng tôi ñã
tiến hành chọn lọc ñánh giá 70 tổ hợp lai nói trên dựa trên ñánh giá thực nghiệm kết hợp
với sự trợ giúp của chương trình Selection Index kết quả ñã chọn ra 10 tổ hợp lai triển vọng
(Bảng 3.17).
Bảng 3.17: Kết quả chọn lọc các tổ hợp lai triển vọng có trợ giúp của chỉ số chọn lọc
Tổ hợp
lai
Chỉ số
chọn lọc
Tỷ lệ ñâu
quả(%)

Số quả/cây

NSCT
(g/cây)
ðộ Brix
(%)
119/D10 1,77 81,9 43,7 2.765,9 5,10
119/D34 3,10
79,9 43,3 2.841,6 4,95
119/D23 3,43
74,3 35,2 2.350,0 4,75
119/D13 3,66
75,6 36,4 2.567,4 4,80
PT18/D20 3,83
76,9 37,2 2.758,5 5,19
119/D25 4,01
70,7 32,2 2.226,6 4,84
119/D4 4,53
72,4 36,3 2.146,7 4,75
119/D6 4,58
72,6 31,4 2.336,0 4,79
119/D33 4,63
76,9 43,0 2.935,0 5,47
119/D24 4,69
68,1 32,7 2.177,2 4,94

Kết quả bảng 3.17 cho thấy trong 10 tổ hợp lai ñược chọn lọc, duy nhất một tổ hợp
có sự xuất hiện của giống thử PT18 (tổ hợp PT18/D20) và ñược ñứng thứ 5 trong các tổ
hợp ñược ưu tiên chọn lọc trong khi dòng thử 119 có mặt trong hầu hết các tổ hợp ñược
lựa chọn. Kết quả này cho thấy mặc dù giống thử PT18 có KNKHC cao hơn dòng thử 119

về chỉ tiêu năng suất cá thể và hàm lượng chất khô hòa tan nhưng dòng thử 119 lại có
KNKH riêng cao hơn và chúng ñược thể hiện qua giá trị riêng biệt của từng tổ hợp lai.
Về phía các dòng cà chua nghiên cứu, trong 10 tổ hợp lai ñược chọn có sự xuất
hiện của 5 dòng ñược ñánh giá là có KNKH chung cao gồm D20, D34, D13, D6 và D33.
Như vậy các dòng có KNKHC tốt thường ñược xuất hiện và góp phần tham gia tạo
tổ hợp lai triển vọng, chúng là những nguồn vật liệu có giá trị cần ñược lưu giữ và khai
thác hợp lý nhằm tận dụng ñược những gen quý trong nghiên cứu chọn tạo giống.
3.3.1.4. ðánh giá mối quan hệ giữa mức ña dạng di truyền và KNKH của các dòng cà chua
Từ việc ñánh giá ña dạng di truyền bằng chỉ thị phân tử và nghiên cứu KNKHC
của các dòng, giống cà chua ñã xác ñịnh ñược 6 dòng có KNKHC cao. Mối quan hệ của
các dòng này trong hệ thống ñánh giá ña dạng di truyền bằng phương pháp marker phân
tử SSR ñược chúng tôi trình bày trong bảng 3.18.
Kết quả bảng 3.18 cho thấy trong 6 dòng có KNKHC cao 2 dòng là D34; D33 có
giá trị KNHKC cao nhất ở cả 3 chỉ tiêu theo dõi, các dòng D6 và D13 có giá trị KNKHC
cao nhất ở 2 chỉ tiêu, D19 và D20 có KNKHC cao nhất ở 1 chỉ tiêu (NSCT). Trong ñánh
giá ña dạng di truyền các dòng cà chua bằng chỉ thị phân tử 6 dòng này tập trung trong 2

18

nhóm lớn trong ñó dòng D34 thuộc nhóm lớn A nhóm phụ A1.1 nằm trong khoảng tương
ñồng từ 0,1-0,38. Các dòng còn lại thuộc nhóm lớn B trong ñó dòng D33 nằm trong nhóm
phụ B1.1 có khoảng tương ñồng từ 0,1-0,35, dòng D19 và D6 nằm trong nhóm phụ B2.1
có khoảng tương ñồng nằm trong khoảng 0,1-0,25 và 2 dòng D13, D20 nằm trong nhóm
phụ B2.2 có khoảng tương ñồng 0,1-0,35.
Như vậy, 6 dòng ñược ñánh giá có KNKHC cao trong phương pháp ñánh giá
KNKH nằm ở các nhóm khác nhau, có ñộ xa cách di truyền tương ñối cao trong phân tích
ña dạng di truyền bằng chỉ thị phân tử, ñiều này cho thấy sự phù hợp trong việc lựa chọn
dòng có KNKH cao của cả 2 phương pháp ñồng thời phù hợp với nghiên cứu của các nhà
khoa học cho rằng các dòng có ñộ xa cách di truyền lớn thì khả năng cho KNKH và biểu
hiện UTL cao.(Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang).

Bảng 3.18. Biểu hiện của các dòng cà chua có KNKHC cao trong phân tích ña dạng di
truyền bằng chỉ thị phân tử và ñánh giá KNKH
Phân tích ña dạng theo chỉ thị
phân tử SSR-PCR
Thứ tự giá trị KNKHC
một số tính trạng
Dòng

Nhóm Hệ số tương ñồng Số quả/cây NSCT Brix
D34 A1.1 0,1-0,38 5 3 3
D33 B1.1 0,1-0,35 4 2 2
D19 B2.1 0,1-0,25 14 6 14
D6 B2.1 0,1-0,25 1 9 5
D13 B2.2 0,1-0,35 2 5 11
D20 B2.2 0,1-0,35 15 4 22

3.3.2 Nghiên cứu biểu hiện ƯTL và KNKH của các dòng, giống cà chua trong hệ thống lai
diallel.
a, Tính trạng số quả/cây
Bảng 3.24. Ưu thế lai về tính trạng số quả/cây trong phép lai diallen vụ thu ñông năm 2009
TT Tổ hợp lai Giá trị Hm(%) Hb(%) Hs1(%) Hs2(%)
1 D33/D13 28,1 -1,9 -7,7 -1,3 25,8
2 D33/D34 28,9 -6,4 -8,0 1,7 29,7
3 D33/D6 29,9 -3,4 -5,1 5,1 34,0
4 D33/D20 21,7 -24,1 -28,7 -23,8 -2,9
5 D33/D19 24,3 -14,8 -20,1 -14,6 8,9
6 D13/D34 23,0 -21,0 -26,9 -19,2 3,1
7 D13/D6 28,0 -3,9 -11,1 -1,6 25,6
8 D13/D20 23,4 -12,4 -12,7 -17,7 4,9
9 D13/D19 24,4 -8,8 -9,1 -14,4 9,2

10 D34/D6 23,5 -25,4 -25,5 -17,5 5,2
11 D34/D20 26,1 -10,0 -16,8 -8,1 17,2
12 D34/D19 27,7 -4,6 -11,9 -2,7 24,1
13 D6/D20 23,6 -18,8 -25,0 -17,0 5,9
14 D6/D19 25,1 -13,6 -20,4 -11,8 12,5
15 D20/D19 26,6 -0,2 -0,4 -6,6 19,1
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết các tổ hợp lai ñều sai quả, số quả trên cây nhiều
và cao hơn hẳn so với giống ñối chứng 2 (HS902), tuy nhiên không thu ñược bất kỳ một loại
UTL nào về tính trạng này trừ một số tổ hợp ñạt UTL chuẩn với giống ñối chứng này.

19

Nghiên cứu KNKH cho thấy tổ hợp lai D20/D19 và D33/D6 có KNKHR cao nhất,
nhưng dòng D33 lại có KNKHC cao nhất với các dòng khác về tính trạng này.
Bảng 3.25 . Giá trị khả năng kết hợp giữa các dòng bố mẹ
theo tính trạng số quả/cây
Giá trị KNKHR
Dòng D33 D13 D34 D6 D20 D19
D33 - 1,567 1,828 2,576 -3,472 -2,499
D13 -2,606 2,198 -0,230 -0,930
D34 -2,927 1,898 1,805
D6 -0,834 -1,014
D20 2,638
D19 -
Giá trị KNKHC
1,194 -3,308 0,290 0,530 -1,662 -0,016
LSD0.05 GI(KNKHC)= 1,959 SIJ(KNKHR)= 3,325
LSD0.01 GI(KNKHC)= 2,643 SIJ(KNKHR)= 4,485

b, Tính trạng năng suất cá thể

Kết quả bảng 3.28 và 3.29 cho thấy số tổ hợp ñạt UTL rất thấp 3 tổ hợp có UTL
thực với giá trị cao nhất 7,6% ñạt ñược ở tổ hợp D33/D34, tiếp sau ñó là các tổ hợp
D34/D6 và D33/D6 với giá trị 2,8%. Hầu hết các tổ hợp ñều có UTL chuẩn so với giống
ñối chứng 2 (HS902) với giá trị cao, cao nhất là tổ hợp D33/D34 với 32,1% sau ñó là
D33/D6; D34/D6 và D13/D6 với 28,3; 28,2% và 24,9%, các tổ hợp lai khác chỉ tiêu này
nằm trong khoảng 10%. Tuy vậy tổ hợp lai D33/D20 và D6/D20 ñạt UTL âm về tính
trạng này.
Các tổ hợp lai có UTL với giống ñối chứng TN005 nhưng ở mức thấp hơn so với
giống ñối chứng HS902. Các tổ hợp D33/D34; D33/D6, D34/D6 và D13/D6 cũng là
những tổ hợp có UTL cao nhất. Các tổ hợp lai có một trong các bố mẹ là dòng D20 ñều
không có UTL chuẩn với cả 2 giống ñối chứng về chỉ tiêu này.
Bảng 3.29: Giá trị khả năng kết hợp giữa các dòng bố mẹ
ở tính trạng năng suất cá thể.
Giá trị KNKHR
Dòng D33 D13 D34 D6 D20 D19
D33 - -31,82 205,45 37,17 -230,01 19,20
D13 -182,44 69,28 131,57 13,41
D34 68,32 28,11 -119,45
D6 -95,64 -79,13
D20 165,96
D19 -
Giá trị KNKHC
94,07 2,94 65,27 165,55 -289,31 -38,547
LSD0.05 GI(KNKHC) = 90,739 SIJ(KNKHR) = 153,990
LSD0.01 GI(KNKHC) = 122,418 SIJ(KNKHR) = 207,751

20

Khi nghiên cứu về khả năng kết hợp của các dòng ñược chọn cho thấy giá trị
KNKHR ñạt cao nhất ở tổ hợp lai D33/D34, sau ñó là tổ hợp D20/D19. Giá trị khả năng

kết hợp chung cao nhất ñạt ñược ở dòng D6, ñiều ñó giải thích vì sao những tổ hợp có sự
ñóng góp của dòng D6 ñều cho năng suất cao.
c, Tính trạng hàm lượng chất khô hòa tan (Brix)
Kết quả nghiên cứu bảng 3.30 cho thấy thu ñược UTL trung bình về chỉ tiêu này
ở một số tổ hợp lai nhưng không thu ñược UTL thực trên các tổ hợp lai này. Chỉ có 2 tổ
hợp ñạt giá trị UTL chuẩn với cả hai giống ñối chứng là tổ hợp D33/D34 và D33/D6.
ðây cũng là lý do theo nhiều nhà khoa học, hàm lượng chất khô hòa tan do kiểu gen qui
ñịnh nhưng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi ñiều kiện môi trường. Do vậy, việc tăng hàm
lượng chất khô hòa tan trong cà chua bằng các biện pháp kỹ thuật, tưới tiêu hợp lý
thường ñược áp dụng.
Bảng 3.30. Ưu thế lai về tính trạng hàm lượng chất khô hòa tan trong phép lai diallen
vụ thu ñông năm 2009
TT Tổ hợp lai Giá trị Hm(%) Hb(%) Hs1(%) Hs2(%)
1 D33/D13 4,85 -4,0 -7,8 -4,0 -4,7
2 D33/D34 5,20 1,4 -1,1 3,0 2,2
3 D33/D6 5,14 0,4 -2,3 1,8 1,0
4 D33/D20 4,53 -9,0 -13,9 -10,3 -11,0
5 D33/D19 4,86 -4,0 -7,6 -3,8 -4,5
6 D13/D34 4,75 -3,5 -5,0 -5,9 -6,7
7 D13/D6 4,93 0,4 -1,0 -2,4 -3,1
8 D13/D20 4,63 -2,9 -4,3 -8,3 -9,0
9 D13/D19 4,74 -3,3 -4,4 -6,1 -6,9
10 D34/D6 4,78 -4,2 -4,4 -5,4 -6,1
11 D34/D20 4,67 -3,7 -6,6 -7,5 -8,3
12 D34/D19 4,80 -3,6 -4,0 -5,0 -5,7
13 D6/D20 4,71 -2,7 -5,4 -6,7 -7,5
14 D6/D19 4,78 -3,8 -4,0 -5,4 -6,1
15 D20/D19 4,65 -3,7 -6,3 -7,9 -8,6

Bảng 3.31. Giá trị khả năng kết hợp giữa các dòng bố mẹ ở tính trạng

hàm lượng chất khô hòa tan (ðộ Brix).
Giá trị KNKHR
Dòng D33 D13 D34 D6 D20 D19
D33 -0,083 0,228 0,129 -0,221 -0,054
D13 -0,055 0,092 0,049 -0,004
D34 -0,227 0,040 0,014
D6 0,047 -0,042
D20 0,085
D19 -
Giá trị KNKHC
GTKNKHC 0,155 -0,015 0,028 0,063 -0,193 -0,037
LSD0.05 GI(KNKHC) = 0,067 SIJ(KNKHR) = 0,114
LSD0.01 GI(KNKHC) = 0,091 SIJ(KNKHR) = 0,154

21

Nghiên cứu KNKH của các dòng cà cà chua ñược chọn lọc cho thấy tổ hợp lai
D33/D34 và D33/D6 có giá trị KNKHR cao nhất. Dòng D33 ñạt giá trị KNKHC cao nhất.
Như vậy, kết quả nghiên cứu biểu hiện di truyền các tính trạng kinh tế liên quan ñến năng
suất, chất lượng cà chua chế biến trong hệ thống lai diallen cho thấy: Giữa các dòng ñược chọn
lọc, giá trị khả năng kết hợp riêng cao với từng tính trạng khác nhau ở các tổ hợp lai ñồng thời
giữa các dòng khác nhau thì KNKHC của từng tính trạng nghiên cứu có khác nhau. Năng suất
cá thể, chỉ tiêu tổng hợp của các yếu tố cấu thành năng suất và hàm lượng chất khô hòa tan, yếu
tố rất cần thiết với một giống cà chua chế biến ñạt ñược cao nhất ở tổ hợp D33/D34. Dòng D33
có KNKHC cao nhất ở chỉ tiêu hàm lượng chất khô hòa tan và số quả/cây còn dòng D6 có
KNKHC cao nhất về chỉ tiêu năng suất cá thể và tỷ lệ ñậu quả.
ðã thu ñược UTL thực ở một số tổ hợp lai về tính trạng tỷ lệ ñậu quả, năng suất cá
thể và ñộ dầy thịt quả tuy nhiên không thu ñược UTL về tính trạng số quả/cây và khối
lượng trung bình quả. ðã thu ñược UTL trung bình ở một số tổ hợp lai về tính trạng hàm
lượng chất khô hòa tan, tuy vậy không thu ñược UTL thực về chỉ tiêu này trong các tổ

hợp lai nghiên cứu. Trong các tính trạng nghiên cứu ñã thu ñược UTL chuẩn giữa một số
tổ hợp lai với 2 giống ñối chứng TN005 và HS902.
3.4. Kết quả thử nghiệm các tổ hợp lai cà chua ở một số mùa vụ và vùng sinh thái
khác nhau.
Bảng 3.36. Năng suất và hàm lượng chất khô hòa tan (Brix) của các tổ hợp lai
cà chua ở các thời vụ trồng khác nhau
XH2009 Tð2009 Tð2010
Tổ hợp lai
NSCT
(g/cây)
NSTT
(Tạ/ha)
Brix
NSCT
(g/cây)
NSTT
(Tạ/ha)

Brix
NSCT
(g/cây)
NSTT
(Tạ/ha)
Brix
D33/D13 1.964,5 549,1 4,66

2.032,6 567,1 4,85

2.078,1 546,9 5,27


D33/D34 1.988,7 554,6 5,18

2.332,2 650,7 5,20

2.193,9 597,6 5,44

D33/D6 1.539,3 430,5 4,52

2.264,2 631,7 5,14

1.972,0 538,4 4,98

D33/D20 1.420,5 397,5 4,73

1.542,2 430,3 4,53

1.551,8 423,1 4,81

D33/D19 1.644,3 459,4 4,94

2.042,1 569,8 4,86

1.997,6 540,6 5,15

D13/D34 1.535,1 430,4 4,76

1.853,2 517,0 4,75

1.757,0 469,4 4,92


D13/D6 1.560,4 437,4 4,97

2.205,2 615,2 4,93

1.919,2 521,1 4,98

D13/D20 1.458,4 406,6 4,65

1.812,6 505,7 4,63

1.791,7 478,3 4,65

D13/D19 1.774,7 496,2 4,75

1.945,2 542,7 4,74

1.897,7 507,4 4,36

D34/D6 1.615,4 452,7 4,86

2.266,5 632,4 4,88

1.964,4 515,6 5,24

D34/D20 1.659,9 460,2 4,74

1.771,5 494,2 4,67

1.721,3 439,5 4,48


D34/D19 1.367,9 385,7 4,81

1.874,7 523,0 4,80

1.668,5 455,4 4,69

D6/D20 1.461,5 407,8 4,68

1.748,0 487,7 4,71

1.684,4 429,6 4,64

D6/D19 1.480,6 415,2 4,83

2.015,3 562,3 4,78

1.680,7 433,9 5,06

D20/D19 1.469,6 410,1 4,73

1.805,5 503,7 4,65

1.663,9 450,2 4,87

TN05 1.852,8 512,9 5,04

1.906,1 556,7 5,12

1.927,4 520,9 5,05


HS902 1.509,4 425,1 5,16

1.762,8 512,5 5,23

1.765,8 485,5 5,09

CV% 11,2 2,70

9,8 3,50

10,7 3,00

LSD 0,05 299,7 0,21

289,8 0,29

319,8 0,24


22

Năng suất thực thu là yếu tố tổng hợp thể hiện sự thích nghi của giống với ñiều
kiện canh tác, khả năng chống chịu với sâu bệnh hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở các
thời vụ trồng các tổ hợp lai ñều cho năng suất rất cao, cao nhất là vụ thu ñông 2009. Một
số tổ hợp có năng suất cao và ổn ñịnh ở các thời vụ trồng ñặc biệt như D33/D34;
D33/D13; D33/D6; D34/D6; D13/D6; D33/D19 và D13/D19 với trên 500 tạ/ha ở cả hai
vụ thu ñông 2009 và thu ñông 2010, tương ñương và cao hơn hẳn 2 giống ñối chứng. Tổ
hợp lai có năng suất cao và ổn ñịnh nhất là D33/D34 với 554,6 tạ/ha vụ xuân hè 2009;
650,7 tạ/ha vụ thu ñông 2009 và 597 tạ/ha vụ thu ñông 2010.
Nghiên cứu hàm lượng chất khô hòa tan cho thấy các tổ hợp lai ñều có ñộ brix cao,

ñáp ứng ñược yêu cầu cho chế biến. Một số tổ hợp có ñộ brix rất cao như D33/D34;
D33/D13; D33/D6 và D33/D19 ñạt trên 4,8 ñộ brix ở các vụ thu ñông, cao nhất ñạt 5,2-
5,44 ñộ brix vụ thu ñông và 5,18 ñộ brix trong vụ xuân hè cao hơn cả 2 giống ñối chứng
TN005 và HS902 là tổ hợp lai D33/D34. (Bảng 3.36)
Kết quả phân tích hoá sinh một số tổ hợp lai triển vọng trong vụ thu ñông 2010 cho
thấy hầu hết các tổ hợp lai này ñều có ñộ pH thấp ñạt yêu cầu của một giống cà chua chế
biến, trong ñó giá trị thấp nhất ñạt 4,03 ñược ghi nhận ở tổ hợp lai D33/D34; sau ñó là các
tổ hợp lai D13/D6 và D13/D19 ở mức 4,05 và 4,06 trong khi ñó chỉ tiêu này ở giống ñối
chứng TN005 là 4,08 và HS902 là 4,12. Hầu hết các tổ hợp lai ñều có hàm lượng chất khô
cao trên 5%. Cao nhất ñạt 5,94 ở tổ hợp D13/D6; sau ñó là các tổ hợp D33/D13 và
D33/D34 với 5,81và 5,76 tương ñương với giống ñối chứng.
Dựa vào bảng màu chuẩn 3 chiều L-a-b, màu sắc quả cà chua ñược xác ñịnh bởi
toạ ñộ L-a-b với chỉ số a>30 kết hợp cùng với các chỉ số L và b các giống có màu sắc ñỏ
ñậm nhất gồm D33/D34, D33/D19; D6/D19. Các tổ hợp lai có ñộ nhớt chênh lệch không
ñáng kể, chúng nằm trong khoảng trên dưới 180 cP thích hợp cho chế biến.
Bảng 3.37. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa sinh quả của các tổ hợp lai
cà chua vụ thu ñông năm 2010
ðộ màu Tổ hợp lai pH Ch
ất khô
(%)
Vitamin C
(mg/100g)
ðư
ờng tổng
số (%)
ðộ nhớt
(cP)
L a b
D33/D13 4,09


5,81 23,62 3,00 179,00 41,90 26,36 25,94
D33/D34 4,03

5,78 23,65 2,85 182,00 44,88 30,60 30,17
D33/D6 4,10

5,09 18,57 2,55 172,00 42,02 28,55 25,50
D33/D19 4,18

5,50 16,86 3,14 185,00 42,18 30,14 27,49
D13/D6 4,05

5,94 24,04 3,39 182,00 42,78 28,97 27,20
D13/D19 4,06

5,71 23,85 3,02 181,00 41,90 27,89 26,75
D34/D6 4,17

5,02 19,54 2,65 180,00 42,20 25,88 24,52
D34/D19 4,12

5,36 21,09 2,28 176,00 42,63 27,55 26,77
D6/D19 4,14 5,65 23,12 2,76 183,00 42,41 31,38 27,35
TN005 4,08 5,76 22,18 2,67 177,00 43,89 29,36 28,54
HS902 4,16 5,85 20,86 2,73 180,00 43,29 23,40 26,53

23

3.4.2. Kết quả xây dựng mô hình sản xuất giống cà chua HPT10 tại các ñịa phương
Kết quả nghiên cứu, ñánh giá ñặc ñiểm hình thái, năng suất, chất lượng quả của các

tổ hợp lai ở các thời vụ trồng khác nhau chúng tôi ñã xác ñịnh ñược tổ hợp lai D33/D34 là
giống thích hợp nhất có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp cho chế biến công nghiệp,
tương ñối ổn ñịnh ở các thời vụ trồng, giống ñược ñặt tên là HPT10 và ñược mang thử
nghiệm sản xuất thử tại các ñịa phương với diện tích khoảng 0,5-1 ha/vụ/mô hình/năm
Bảng 3.41. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống cà chua HPT10
tại các ñiểm thử nghiệm
Thời vụ Giống
Tỷ lệ ñậu
quả (%)
Số
quả/cây
KLTB
quả (g)
NSCT
(kg/cây)
NSTT
(Tạ/ha)
ðộ Brix
1. HTX ðoàn xá- Kiến Thụy- Hải Phòng (Mật ñộ trồng 2,5 vạn cây/ha)
HPT10 64,5 32,7 72,5 2,57 587,8 5,23
HS902 62,7 28,5 74,5 2,48 528,3 5,02
5/10/2009
Savior 60,5 40,3 67,3 3,15 655,4 4,86
HPT10 60,3 30,5 70,2 2,47 535,7 5,12
HS902 61,5 25,8 72,5 2,35 512,5 4,98
7/9/2010
Savior 53,7 42,3 64,7 2,96 638,3 4,85
2. HTX Cấp Tiến -Tiên lãng- hải Phòng (Mật ñộ 2,5 vạn cây/ha)
HPT10 62,7 27,4 70,7 1,86 435,5 5,02 20/11/2010
Savior 60,5 45,4 62,3 2,87 619,5 4,72

3. HTX Tân Chi- Tiên Du- Bắc Ninh (Mật ñộ 3,2 vạn cây/ha)
HPT10 52,8 23,7 68,5 1,57 442,3 5,36 10/8/2009
TN005 56,3 27,9 58,2 1,60 432,5 5,35
HPT10 62,7 29,3 72,6 2,08 583,2 5,25 3/9/2010
TN005 65,3 32,6 56,3 1,75 506,4 5,18
4. Phường vạn An- Bắc Ninh(Mật ñộ trồng 3 vạn cây/ha)
HPT10 60,3 27,4 70,5 1,73 405,3 4,89
TN005 62,6 28,7 62,4 1,59 378,7 4,85
8/12/2009
Savior 58,4 36,6 67,8 2,40 546,8 4,64
Kết quả sản xuất thử ở các ñịa phương cho thấy HPT10 sinh trưởng phát triển tốt,
khá ổn ñịnh tại các thời vụ trồng. Mặc dù vậy, do tập quán canh tác ở các ñịa phương có
khác nhau mà ñiều kiện kỹ thuật canh tác có ảnh hưởng lớn, quyết ñịnh ñến năng suất cà
chua. Giống cà chua HPT10 có khả năng trồng dải vụ vụ thu ñến ñông xuân muộn vẫn cho
năng suất và chất lượng quả tốt. Những nơi có trình ñộ canh tác tốt như HTX ðoàn Xá-
Kiến Thụy- Hải Phòng, giống cà chua HPT10 có khả năng cho năng suất 535-587 tạ/ha.
Tăng mật ñộ trồng và áp dụng tốt các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cũng là một
biện pháp làm tăng năng suất cà chua,với HPT10 có thể cho năng suất 583,2 tạ/ha chính
vụ và 442- 460 tạ/ha vụ sớm thu ñông như taị HTX Tân Chi- Tiên Du- Bắc Ninh. Tuy
nhiên với giống cà chua HPT10 nếu trồng vụ ñông xuân muộn gặp ñiều kiện thuận lợi cho
bệnh sương mai phát triển, cần có biện pháp phun phòng và trừ bệnh kịp thời ñể ñạt năng
suất cao như trường hợp tại HTX Vạn An- Yên Phong- Bắc Ninh.

×