Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

NỘI DUNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.52 KB, 99 trang )

Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2010-2011
PHẦN CHUNG CHO CẢ HAI CHƯƠNG TRÌNH
(CHUẨN VÀ NÂNG CAO)
PHẦN I: LÀM VĂN
A. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VÀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC:
I. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
* Một số lưu ý khi ôn tập dạng bài Nghị luận xã hội:
- Vài năm lại đây, trong các kì thi, cấu trúc đề thi thường có một câu nghị luận
xã hội thuộc một trong ba dạng bài bên dưới và kèm theo yêu cầu về dung lượng bài
viết (hoặc đoạn văn ngắn), thường dao động từ 200 từ - 600 từ. Đây là dạng bài tập
mở, nhằm phát huy chính kiến, tính sáng tạo của học sinh. Do đó khi ôn tập phần này
cho học sinh, giáo viên cần chú ý các điểm sau:
+ Phân biệt cho học sinh đặc điểm của các dạng bài (đọc các khái niệm
từ ngữ ở đầu hoặc cuối của đề bài);
+ Lưu ý cho học sinh khả năng suy luận, khả năng quan sát, tưởng tượng
và cách đưa dẫn chứng (nên lấy dẫn chứng từ thực tế cuộc sống có tính thời sự);
+ Phân biệt sự khác nhau về hình thức giữa đoạn văn và bài văn;
+ Tập hợp các vấn đề đơn lẻ thành nhóm chủ đề, từ đó đề xuất một cách
làm mang tính khái quát.
- Các bài viết dưới đây chỉ mang tính chất gợí
1. Khái niệm:
- Bàn về các vấn đề xã hội, chính trị (tư tưởng, đạo lý, lối sống, hiện tượng, đời
sống, vấn đề liên quan cuộc sống của con người…)
2. Yêu cầu đối với các bài làm thuộc dạng đề Nghị luận xã hội:
- Nội dung: Cần làm rõ tính chất xã hội gửi gắm trong đề bài, phân biệt rõ đúng
- sai, rút ra được bài học, đề cao tính chân lý của vấn đề.
- Kĩ năng:
+ Thường vận dụng kết hợp nhiều thao tác như giải thích, chứng minh,
bình luận, bác bỏ, suy lí…
+ Đảm bảo yêu cầu bố cục (bài văn hoặc đoạn văn); lời văn phải rõ ràng,
đúng ngữ pháp, tạo được liên kết mạch lạc giữa các câu, đoạn, phần trong đoạn, bài;


từ dùng đúng chính tả, sát nghĩa.
- Hình thức bài làm: Trình bày sạch sẽ, rõ ràng, liên tục, tránh tẩy xoá làm bẩn
bài làm.
3.Các dạng đề bài nghị luận xã hội:
a. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
b. Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
c. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học.
Giáo viên: Đinh Quang Phương- Trung tâm GDTX Cái Bè 1
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2010-2011
II. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
* Một số điểm cần lưu ý khi viết bài văn Nghị luận văn học:
- Căn cứ vào cấu trúc chương trình và đặc trưng môn học thì dạng đề bài này
chắc chắn sẽ có trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và Cao đẳng, Đại
học và nó thường là một bài tập lớn, có thang điểm lớn hơn so với các bài tập còn lại.
Cho nên khi ôn tập cần chú ý các điểm sau:
+ Phân biệt được dạng đề bài, phần này thường xuất hiện ngay trên đề bài
thông qua một số khái niệm quen dùng, từ đó qui tập thành dạng bài chung để có một
kiểu trình bày bài làm nhanh, hiệu quả.
+ Huy động và xử lí được vốn kiến thức để đưa vào bài làm, thường dùng
cách thiết lập dàn bài sơ lược, ghi những ý chính sẽ có theo yêu cầu của đề bài ra giấy
nháp. Do đó khi ôn luyện cần luyện tập thành thạo kĩ năng lập ý.
1. Khái niệm:
- Bàn về các vấn đề thuộc lĩnh vực văn chương - nghệ thuật (vẻ đẹp của tác
phẩm văn học: một đoạn văn, một đoạn thơ, một nhân vật hoặc cả tác phẩm…, một
vấn đề về lý luận văn học, nhân định về văn học )
2. Yêu cầu đối với các bài làm thuộc dạng đề Nghị luận văn học :
- Nội dung: Cần làm rõ giá trị văn học theo yêu cầu của đề bài, đánh giá các giá
trị có so sánh, đối chiếu, khẳng định.
- Kĩ năng:
+ Phải có ý thức vận dụng kết hợp các thao tác lập luận như: phân tích,

chứng minh, bình giảng, so sánh…Tuy nhiên cần lưu ý thao tác lập luận chính xuyên
suốt bài làm;
+ Chọn và triển khai phương thức biểu đạt nào trong bài làm ở dạng bài
này cũng nên hết sức lưu ý.
+ Đảm bảo đúng bố cục bài văn, 3 phần; lời văn rõ ràng, đúng ngữ pháp,
đúng chính tả, sát nghĩa;
+ Về hình thức, bài viết phải viết liên tục, tránh tẩy xoá làm bẩn bài làm.
3. Dạng đề nghị luận văn học (Phần thực hành được tích hợp cụ thể ở Phần văn
học):
a. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
b. Nghị luận về một tác phẩm văn xuôi, một đoạn trích văn xuôi, một
nhân vật, một hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn xuôi.
c. Nghị luận về một một nhận xét, một ý kiến bàn về văn học: giai đoạn,
thời kì, tác phẩm văn học.
III. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HAI LOẠI VĂN NGHỊ LUẬN:
- Dùng để trình bày, phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người
viết một cách trực tiếp về các vấn đề chính trị, đạo đức, lối sống và về văn học.
Giáo viên: Đinh Quang Phương- Trung tâm GDTX Cái Bè 2
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2010-2011
- Nội dung được trình bày bằng một ngôn ngữ trong sáng, kết hợp cách lập luận
chặt chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục.
- Thường sử dụng chung một số thao tác nghị luận chính: phân tích, giải thích,
chứng minh hay bình luận.
B. CÁC KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI:
I. NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
1). KIẾN THỨC:
* Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí cần đảm bảo các nội dung sau:
- Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
- Giải thích, phân tích theo từng ý, từng vế của vấn đề được nêu.
- Phát biểu nhận đinh, đánh giá của mình về tư tưởng, đạo lí đó (Khẳng định

đối với những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch).
- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí.
* Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí cần chú ý về hình thức:
- Diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc.
- Có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải phù hợp và
có chừng mực.
* Phạm vi đề tài:
- Nhận thức về lí tưởng, mục đích sống…
- Đề cập đến mối quan hệ giữa con người với gia đình và xã hội.
- Đề cập đến vẻ đẹp tính cách, tâm hồn con người: lòng yêu nước, lòng nhân ái,
bao dung, lòng dũng cảm, thái độ trung thực…
2) LUYỆN TẬP:
Đề: Nhà văn Nga Lép-Tôn-XTôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường,
không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương
hướng thì không có cuộc sống”.
Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng và lí tưởng riêng của
mình.
Hướng dẫn cách làm:
a) Tìm hiểu đề:
* Yêu cầu về nội dung
- Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, không có lí tưởng thì không có cuộc sống.
- Mối quan hệ giữa lí tưởng và cuộc sống.
* Yêu cầu về thao tác nghị luận
Giải thích, bình luận, chứng minh, bác bỏ
* Phạm vi tư liệu
Giáo viên: Đinh Quang Phương- Trung tâm GDTX Cái Bè 3
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2010-2011
Trong đời sống và trong văn học.
b) Tìm ý: Xác định ý chính (luận điểm) cần làm rõ. Từ ý chính của đề
bài, triển khai thành các ý nhỏ. (Cần đặt câu hỏi khi tìm ý)

- Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, không có lí tưởng thì không có cuộc sống:
+ Lí tưởng là gì?
+ Tại sao nói lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường?
+ Ngọn đèn chỉ đường là gì? Nó quan trọng như thế nào?
+ Lí tưởng tốt đẹp, thực sự có vai trò chỉ đường như thế nào?
- Mối quan hệ giữa lí tưởng và cuộc sống:
+ Sống không có lí tưởng cuộc sống của con người sẽ như thế nào?
+ Vì sao mỗi người cần có lí tưởng riêng?
+ Đối với một học sinh cần có lí tưởng không? Làm gì để có thể thực
hiện được lí tưởng?
c) Lập dàn ý:
- Sắp xếp nội dung nghị luận theo 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.
* Mở bài.
- Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (Giới thiệu ý kiến của Lép-Tôn-XTôi)
* Thân bài.
Bước 1: Giải thích, phân tích nội dung tư tưởng, đạo lí cần bàn luận theo từng
luận điểm (Giải thích các vế trong câu nói của Lép-Tôn-XTôi)
Luận điểm 1: Giải thích lí tưởng là gì? Tại sao nói lí tưởng là ngọn đèn chỉ
đường?
- Lí tưởng là mục đích, ước mơ, khát vọng tốt đẹp nhất mà con người đặt ra và
phấn đấu vươn tới .
- Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Bởi chính lí tưởng định hướng cho cuộc sống
của mỗi người, quyết định cuộc đời của mỗi con người và cũng quyết định hành động
và tính cách mỗi người trong đời sống. Lí tưởng xấu (không đúng, lệch lạc) có thể làm
hại cuộc đời của một người và nhiều người (dẫn chứng). Không có lí tưởng tốt đẹp thì
không có cuộc sống tốt đẹp (dẫn chứng).
Luận điểm 2: Phân tích lí tưởng tốt đẹp thực sự có vai trò chỉ đường như thế
nào?
- Lí tưởng tốt đẹp thực sự có vai trò chỉ đường: giúp cho con người thấy rõ mục
đích sống đúng đắn, không đi lạc đường, từ đó có phương hướng, kế hoạch hành động

(dẫn chứng)
- Lí tưởng tốt đẹp là lí tưởng vì dân, vì nước, vì gia đình và hạnh phúc bản thân.
(dẫn chứng)
Giáo viên: Đinh Quang Phương- Trung tâm GDTX Cái Bè 4
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2010-2011
- Lí tưởng tốt đẹp có vai trò chỉ đường cho chính sự nghiệp cụ thể mà mỗi
người theo đuổi, là động lực thúc đẩy con người vượt qua khó khăn trở ngại để đạt
được mục đích đúng đắn (dẫn chứng)
Bước 2: Phát biểu nhận định, đánh giá của mình về tư tưởng, đạo lí đó (Tầm
quan trọng của việc sống có lí tưởng đối với con người)
Luận điểm 1: Đánh giá câu nói của Lép-Tôn-XTôi
- Câu nói của Lép-Tôn-XTôi thật giàu ý nghĩa, nêu rõ mối quan hệ giữa lí tưởng
và cuộc sống: Sống không có lí tưởng cuộc sống của con người sẽ mất hết giá trị và ý
nghĩa …(dẫn chứng)
Luận điểm 2: Phát biểu ý kiến.
- Rút ra bài học nhận thức và hành động từ tư tưởng, đạo lí.
- Lí tưởng riêng của mỗi người: Vấn đề bức thiết đặt ra cho mỗi học sinh tốt
nghiệp Trung học phổ thông là chọn ngành nghề, một ngưỡng cửa để bước vào thực
hiện lí tưởng.
* Kết bài.
- Khẳng định vai trò của lí tưởng trong cuộc sống.
3. MỘT SỐ ĐỀ TỰ LUYỆN TẬP:
Đề 1:
“ Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”
Ý kiến trên của M.Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị)
những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân?
Gợi ý:
- Giới thiệu câu nói M. Xi-xê-rông
- Giải thích (hiểu) các khái niệm để hiểu nghĩa của câu nói:
+ Phẩm chất: cái làm nên giá trị con người (vật);

+ Đức hạnh: đạo đức và tính nết tốt của con người;
+ Hành động: việc làm cụ thể của con người;
 Mọi cái làm nên giá trị đạo đức, nhân cách, tính nết tốt đẹp ở con người đều
được biểu hiện qua việc làm, hành động cụ thể của con người đó.
- Phân tích mặt đúng:
+ Khái niệm giá trị đạo đức, nhân cách tốt đẹp của con người (phẩm chất
của đức hạnh) là một khái niệm rất cụ thể chứ không trừu tượng mơ hồ. Nó không
phải tự nhiên mà có, cũng không phải tự mình tự gán ghép cho mình là có mà phải trải
qua quá trình học tập, trau dồi, tu dưỡng mới hình thành nên giá trị tốt đẹp đó.
+ Hành động, việc làm thế nào thì giá trị, nhân cách con người thế đó.
Bởi việc làm cụ thể quyết định giá trị đạo đức nhân cách con người…
+ Việc học tập, tu dưỡng, rèn luyện (hành động) của chúng ta trong học
đường, trong cuộc sống sau này… đều giúp chúng ta hình thành nhân cách, đạo đức…
Giáo viên: Đinh Quang Phương- Trung tâm GDTX Cái Bè 5
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2010-2011
nói chung góp phần làm nên giá trị đích thực của con người chúng ta. Ai càng ra sức
học tập, tu dưỡng, biết cầu tiến vươn lên, biết nghiêm khắc tự sửa mình… thì giá trị
con người đó càng được khẳng định, được trân trọng.
+ Trong cuộc sống có những con người tự cho mình là đức độ, cao đạo,
giỏi giang…họ hô hào rất giỏi, biện bác rất hay nhưng hành động thì ngược lại…
- Bác bỏ những biểu hiện sai lệch: Cũng có người cho rằng việc làm, hành động
hằng ngày không đủ cơ sở để đánh giá giá trị nhân cách con người. Đó là ý kiến thiển
cận. Bởi thước đo giá trị con người là hành động và kết quả của hành động đó.
- Rút ra ý nghĩa và bài học nhận thức:
+ Hàm ý câu nói trên lưu ý cho ta về giá trị đích thực của con người.
+ Giá trị đó có được là phải trải qua một quá trình rèn luyện, tu dưỡng,
học tập đầy khó khăn.
+ Và cũng nhắc ta rằng, muốn đánh giá một con người phải xem xét qua
công việc làm hành ngày và hiệu quả của việc làm đó, chứ không nên nghê họ nói…
Đề 2:

Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về câu nói: “Đừng đi xin người khác con cá,
hãy tìm học cách làm cần câu và cách câu cá”.
Gợi ý
Chú ý các từ khoá để hiểu hàm ý câu nói:
-Xin:
+ Ngỏ ý với người nào đó, mong người ấy cho mình cái gì đó hoặc đồng
ý cho mình làm điều gì đó.
+ Mang tính chất thụ động, quì lụy, tư tưởng hưởng lợi, thiếu tính bền vững.
- Học:
+ Hoạt động tiếp thu kiến thức, rèn luyện kĩ năng do người khác truyền
lại (qua nhiều kênh).
+ Có tính chất chủ động, tìm tòi, sáng tạo, có tính bền vững.
- Cần câu: phương tiện để câu cá.
- Cách câu: Cách thức, phương pháp để câu được cá.
 Không nên đi xin con cá một cách thụ động mà nên học phương pháp, cách
thức để câu được cá. Từ đó suy rộng ra, câu nói có nghĩa là: trong cuộc sống lao động,
học tập…nên chú trọng đến phương pháp, cách thức tạo ra sản phẩm, thành quả,
không nên thụ động tiếp thu sản phẩm, thành quả.

Giáo viên: Đinh Quang Phương- Trung tâm GDTX Cái Bè 6
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2010-2011
Đề 3:
Bình luận câu nói của Đi-đơ-rô, nhà văn lớn nước Pháp: “Nếu không có
mục đích, anh không làm được điều gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại
nếu mục đích tầm thường”
Gợi ý:
Chú ý các khái niệm:
- Mục đích: Cái vạch ra, đặt ra làm đích nhằm đạt cho được.
- Vĩ đại: Có tầm cỡ và có giá trị to lớn, đáng khâm phục.
- Tầm thường: Hết sức thường, không có gì đặc sắc.


Đề 4:
Anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO
đề xướng như sau:
“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
Gợi ý:
- Học: Hoạt động tiếp thu kiến thức, rèn luyện kĩ năng.
- Biết: Hiểu biết kiến thức nhiều mặt.
- Làm: Vận dụng, thực hành vào thực tế đời sống.
- Chung sống: Chấp nhận với mọi biến đổi của cuộc sống, thời đại để tồn tại,
vươn lên.
- Khẳng định mình: Khẳng định giá trị bản thân trong cuộc sống.
- …
Đề 5:
Ngạn ngữ Đức có câu: “Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con
người”
Anh (chị) suy nghĩ gì về câu ngạn ngữ trên?
Đề 6:
Anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về câu nói nổi tiếng của Pa-xcan:
“Con người là một cây sậy, nhưng là cây sậy có tư tưởng, nhờ tư tưởng mà con
người bao trùm được vũ trụ”.
Đề 7:
Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Bác Hồ có dạy: “Có tài mà không
có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”
Anh (chị) hiểu như thế nào về lời dạy trên?
Giáo viên: Đinh Quang Phương- Trung tâm GDTX Cái Bè 7
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2010-2011
Đề 8:
“Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở
chung nhà và kết cục biến thành một ông chủ nhà khó tính”

Anh (chị) hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu nói trên?
II. NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
1. KIẾN THỨC:
* Khi làm một bài nghị luận về một hiện tượng đời sống cần:
- Tìm hiểu, nhận diện được hiện tượng đời sống được nêu trong đề bài.
- Chọn lựa những dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu để chứng minh cho vấn đề nghị
luận nhằm làm tăng sức thuyết phục đối với người đọc.
* Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống cần đảm bảo các nội dung sau:
- Nêu rõ hiện tượng đời sống cần bàn luận.
- Phân tích, đánh giá các biểu hiện của hiện tượng (tốt - xấu, đúng - sai, lợi - hại).
- Lí giải các nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng.
- Bày tỏ thái độ, ý kiến đối với hiện tượng đời sống đó. Đề xuất g
iải pháp
iải pháp đối
với hiện tượng đời sống đó
.
.
- Rút ra bài học về cách sống, cách ứng xử nói chung và đối với bản thân.
- Rút ra bài học về cách sống, cách ứng xử nói chung và đối với bản thân.


* Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống cần chú ý về hình thức:
- Diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc.
- Có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải có hiệu quả,
nhất là phần nêu chính kiến của bản thân.
* Phạm vi đề tài:
- Môi trường.
- Giao thông.
- Các tệ nạn xã hội.
- Lối ứng xử

- Hành vi lệch chuẩn
2. LUYỆN TẬP:
Đề: “Theo Ban chỉ đạo tuyển sinh đại học năm 2004, sau 2 đợt thi đã có
3.186 thí sinh bị xử lý kỷ luật do vi phạm quy chế thi, trong đó có 2.637 thí sinh bị
đình chỉ thi, chủ yếu do mang và sử dụng tài liệu trong phòng thi. Hình thức mang
tài liệu, phao thi càng tinh vi, chúng được giấu trong thước kẽ, điện thoại di động,
trong đế giày”.
(Báo Tuổi trẻ ngày 12-7-2004 đưa tin)
Hãy bình luận thực trạng đó.
Giáo viên: Đinh Quang Phương- Trung tâm GDTX Cái Bè 8
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2010-2011
Hướng dẫn cách làm:
a) Tìm hiểu đề:
Yêu cầu về nội dung
Thực trạng trong thi cử.
Yêu cầu về thao tác nghị luận
Bình luận, giải thích, phân tích, chứng minh.
Phạm vi tư liệu
Trong thực tế học tập và thi cử.
b) Tìm ý: Xác định ý chính (luận điểm) cần làm rõ. Từ ý chính của đề bài, triển
khai thành các ý nhỏ.
- Hiện tượng vi phạm quy chế thi tuyển sinh đại học năm 2004.
+ Thực trạng.
+ Nguyên nhân.
- Suy nghĩ về hiện tượng vi phạm qui chế thi.
+ Tại sao cần phải bàn luận về hiện tượng vi phạm qui chế thi?
+ Làm thế nào để khắc phục hiện tượng trên? (giải pháp nhằm hạn chế )
+ Bài học cần rút ra cho tất cả học sinh ở đây là gì?
c) Dàn ý:
- Sắp xếp nội dung nghị luận theo 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.

Mở bài.
- Giới thiệu hiện tượng đời sống cần bàn luận: vi phạm quy chế thi cử.
Thân bài.
*Bước 1: Phân tích hiện tượng đời sống được nêu.
Luận điểm 1: Thực trạng thí sinh bị xử lý kỷ luật do vi phạm quy chế thi, thí
sinh bị đình chỉ thi, hình thức mang tài liệu, phao thi tinh vi…
Luận điểm 2: Nguyên nhân và hậu quả.
- Nguyên nhân: Thí sinh thiếu tự tin về kiến thức nhưng muốn đạt kết quả cao;
thí sinh thiếu tự giác và lòng tự trọng, gian lận, còn coi nhẹ quy chế và pháp luật…
- Hậu quả: bị xử lý kỷ luật, bị đình chỉ thi…
* Bước 2: Bình luận về hiện tượng đời sống được nêu.
Luận điểm 1: Đánh giá về hiện tượng
- Hiện tượng vi phạm quy chế thi là một hiện tượng xấu. Một hiện tượng vi
phạm có chủ ý: hình thức mang tài liệu, phao thi tinh vi…
Luận điểm 2: Phát biểu ý kiến.
Giáo viên: Đinh Quang Phương- Trung tâm GDTX Cái Bè 9
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2010-2011
- Phê phán thái độ sai trái của một số thí sinh đồng thời khẳng định hiện tượng
trên chỉ là thiểu số. Đa số các thí sinh có thái độ đúng đắn và các cán bộ coi thi đều
hết sức nghiêm túc.
- Biểu dương việc làm công minh nghiêm khắc của giám thị.
- Kêu gọi thí sinh có thái độ đúng đắn trong thi cử.
Kết bài: Nhấn mạnh tầm quan trọng của tính chất nghiêm túc trong việc thi cử
3.MỘT SỐ ĐỀ TỰ LUYỆN TẬP:
Đề 1: Anh (chị) có suy nghĩ gì trước hiện tượng: Giữa một vùng sỏi đá khô
cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp?
Gợi ý:
- Cần hiểu các khái niệm mang ý nghĩa ẩn dụ:
+ Vùng sỏi đá khô cằn: Nơi thiếu sự sống, nơi hoang hoá, khó canh tác,
thiếu sự quan tâm của con người.

+ Cây hoa dại: Loài hoa tầm thường, thường mọc nơi hoang dại, bản
thân kém giá trị.
+ Vẫn mọc lên: Có sức mạnh bền bỉ.
+ Nở những chùm hoa thật đẹp: Khẳng định được giá trị đích thực.
 Những mảnh đời thiếu may nắm, cơ nhỡ, bị hắt hủi, thua thiệt…thiếu sự
quan tâm của gia đình, cộng đồng, xã hội…vẫn tiềm ẩn một sự trỗi dậy mãnh liệt,
vươn lên làm được những việc tốt, có ý nghĩa tô điểm cho đời, khẳng định giá trị chân
chính của mình.
- Phát biểu suy nghĩ bản thân về hiện tượng tốt đẹp trên:

Đề 2: Anh (chị) suy nghĩ gì về hiện tượng nghiện ka-ra-ô-kê và In-ter-nét
trong nhiều bạn trẻ hiện nay?
Gợi ý:
- Cần hiểu khái niệm:
+ Ka-ra-ô-kê và In-ter-nét: Những phương tiện giúp hoạt động sinh hoạt
văn hoá, giải trí trong vui chơi, học tập có tính chất lành mạnh trong cuộc sống hiện
đại ngày nay.
+ Nghiện: Ham thích đến mức thành mắc thói quen khó bỏ.
Nghị luận về một (hiện tượng) thói quen xấu, gây hậu quả về nhiều mặt của
đời sống con người.
Đề 3: Tình trạng ô nhiễm môi trường sống và trách nhiệm của người dân.
Gợi ý
- Cần hiểu các khái niệm:
Giáo viên: Đinh Quang Phương- Trung tâm GDTX Cái Bè 10
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2010-2011
+ Môi trường: Toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên (đất, nước,
không khí), xã hội, trong đó con người hay sinh vật tồn tại, phát triển, trong quan hệ
với con người, với sinh vật ấy.
+ Ô nhiễm: Nhiễm bẩn đến mức có thể gây độc hại.
Nghị luận về (hiện tượng) điều kiện sống tự nhiên, xã hội của con người đã bị

nhiễm bẩn, bị xâm hại, từ đó chỉ ra trách nhiệm của chúng ta.

Đề 4: Tin học với thanh niên.
Đề 5: Văn hoá đọc và thanh niên ngày nay.
Đề 6: Thời trang 9X.
Đề 7: Thời trang của tuổi học đường hôm nay.
Đề 8: Niềm tự hào của tuổi trẻ Việt nam trong những năm đầu thế kỷ XXI.
Đề 9: Văn hoá ứng xử trong học sinh hiện nay.
III. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM VĂN
HỌC
1. KIẾN THỨC:
* Khi làm một bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học cần:
- Nắm vững nội dung và giá trị của tác phẩm văn học (hoặc văn bản có chứa
đựng một vấn đề xã hội cần nghị luận).
- Tìm hiểu về vấn đề xã hội được gửi gắm trong tác phẩm văn học.
- Chọn lựa những dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu để chứng minh cho vấn đề nghị
luận nhằm làm tăng sức thuyết phục đối với người đọc.
- Chú ý trọng tâm của bài viết là nội dung suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong
tác phẩm văn học.
* Bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học cần đảm bảo các
nội dung sau:
- Nêu vắn tắt nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học (hoặc nội dung văn bản
có chứa đựng vấn đề xã hội cần nghị luận)
- Nêu ý nghĩa xã hội khái quát của tác phẩm văn học (hoặc ý nghĩa xã hội của
văn bản), từ đó đề cập đến vấn đề xã hội được gửi gắm trong tác phẩm văn học (hoặc
văn bản).
- Phân tích, lí giải bản chất vấn đề của vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
- Đánh giá nội dung và ý nghĩa của vấn đề xã hội được gửi gắm trong tác phẩm
văn học.



- Bày tỏ thái độ, ý kiến, suy nghĩ của bản thân về vấn đề xã hội ấy.
* Bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học cần chú ý về hình
thức:
- Diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc.
Giáo viên: Đinh Quang Phương- Trung tâm GDTX Cái Bè 11
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2010-2011
- Có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải có hiệu quả,
nhất là phần nêu cảm nghĩ riêng.
- Tránh nhầm lẫn với nghị luận văn học.
2. LUYỆN TẬP:
Dạng đề 1:
Trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm có đoạn:
“Trong em và anh hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời ”.
Anh (chị) hãy nêu hiểu biết của mình về nội dung tư tưởng của đoạn thơ và
nhận thức của bản thân về vấn đề được tác giả gửi gắm qua nội dung tư tưởng
đó.
Hướng dẫn cách làm:

a) Tìm hiểu đề:
Yêu cầu về nội dung
Cảm nghĩ về sự gắn bó và trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước.
Yêu cầu về thao tác nghị luận - Phân tích, bình luận, chứng minh.
Phạm vi tư liệu: Trong văn học và đời sống.
b) Tìm ý: Xác định ý chính (luận điểm) cần làm rõ. Từ ý chính của đề bài, triển
khai thành các ý nhỏ.
- Phân tích ý nghĩa triết luận được tác giả gửi gắm trong các câu thơ:
+ Đoạn thơ nhấn mạnh mối quan hệ giữa số phận mỗi cá nhân với số
phận Đất Nước.
- Bình luận về vai trò của mỗi cá nhân đối với Đất Nước và Nhân Dân:
+ Mối quan hệ của cá nhân với nhân dân và Đất Nước.
+ Trách nhiệm của mỗi công dân trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và
phát triển Đất Nước.
c) Dàn ý:
- Sắp xếp nội dung nghị luận theo 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.
Mở bài.
Giáo viên: Đinh Quang Phương- Trung tâm GDTX Cái Bè 12
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2010-2011
- Giới thiệu vắn tắt nội dung tư tưởng của bài thơ Đất Nước, đoạn trích và vấn
đề xã hội được gửi gắm trong đoạn trích của bài thơ.
Thân bài.
*Bước 1: Sơ lược và nhấn mạnh giá trị nội dung của đoạn thơ.
*Bước 2: Phân tích ý nghĩa triết luận được tác giả gửi gắm trong các câu thơ:
Luận điểm 1: Mối quan hệ giữa số phận mỗi cá nhân với số phận Đất Nước là
mối quan hệ máu thịt.
Luận điểm 2: Trong mối quan hệ máu thịt đó, chính sự gắn bó, san sẻ và“hoá
thân” của mỗi người đã làm nên sự “hài hoà nồng thắm”, “vẹn tròn to lớn”, và sự tồn
tại “muôn đời” của Đất Nước.
*Bước 3: Bình luận về vai trò của mỗi cá nhân đối với Đất Nước và Nhân Dân:

Luận điểm1:
- Mỗi người cần xác định rõ mối quan hệ của cá nhân mình với nhân dân và
Đất Nước… (phân tích, lí giải, chứng minh )
Luận điểm 2:
- Mỗi người cần phải biết xác định trách nhiệm của mình với đất nước: suy nghĩ
và hành động đúng với trách nhiệm của mỗi công dân trong bảo vệ, xây dựng và phát
triển Đất Nước …(phân tích, lí giải, chứng minh ).
Kết bài: Khẳng định giá trị vấn đề
Dạng đề 2:
Đọc truyện cười sau, từ đó phát biểu những suy nghĩ của anh (chị) về việc
“cho” và “nhận” trong cuộc sống hàng ngày.
CỨU NGƯỜI CHẾT ĐUỐI
Một anh chàng nọ, tính tình keo kiệt. Một hôm đi đò chẳng may anh ta lộn cổ
xuống sông. Trong lúc nguy nan, một người ngồi bên cạnh hét lên:
- Đưa tay cho tôi !
Anh chàng dưới sông vẫn ngụp lặn không chịu đưa tay ra. Một người khác
có vẻ quen biết người bị nạn, chạy lại và nói:
- Cầm lấy tay tôi !
Tức thì anh chàng dưới sông vội đưa ngay cả hai tay ra và được kéo lên.
Thoát chết. Mọi người rất ngạc nhiên. Người vừa kéo anh ta lên giải thích: Sở dĩ
tôi nói thế là biết tính anh ta luôn muốn cầm lấy của người khác chứ không bao
giờ chịu đưa cái gì cho mọi người.
Hướng dẫn cách làm:
a) Tìm hiểu đề:
Yêu cầu về nội dung : Suy nghĩ về vấn đề “cho” và “nhận” trong cuộc
sống hàng ngày.
Yêu cầu về thao tác nghị luận : Phân tích, bình luận, chứng minh.
Giáo viên: Đinh Quang Phương- Trung tâm GDTX Cái Bè 13
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2010-2011
Phạm vi tư liệu : Trong văn học và đời sống.

b) Tìm ý: Xác định ý chính (luận điểm) cần làm rõ. Từ ý chính của đề bài, triển
khai thành các ý nhỏ.
- Phân tích ý nghĩa của câu chuyện.
- Bình luận về vấn đề “cho” và “nhận” trong cuộc sống hàng ngày.
- Bài học về đạo lí và lối sống được gửi gắm qua câu chuyện.
- Liên hệ bản thân để rút ra bài học về “cho” và “nhận”.
c) Dàn ý:
- Sắp xếp nội dung nghị luận theo 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.
Mở bài.
- Đề cập vấn đề “cho” và “nhận” trong cuộc sống hàng ngày, từ đó giới thiệu
câu chuyện có chứa đựng bài học “cho” và “nhận”.
Thân bài.
* Bước 1. Phân tích ý nghĩa của câu chuyện. Người chết đuối trong khi cái chết
đã cận kề mà vẫn giữ thói quen và tính cách vị kỉ cố hữu của mình: chỉ quen nhận
(cầm lấy) chứ không quen cho (đưa) người khác.
* Bước 2. Giải thích và bình luận về vấn đề “cho” và “nhận” trong cuộc sống
hàng ngày:
Luận điểm 1: Giải thích về “cho” và “nhận” .
- “Cho” là một quyết định trao cho người khác cái đang thuộc về mình , “nhận”
là hành động nhận lấy cái mà người khác trao cho mình.
- Hình thức cho và nhận có thể diễn ra trực tiếp hoặc gián tiếp (dẫn chứng…)
Luận điểm 2: Bình luận về thái độ “cho” và “nhận”.
-Thái độ “cho” và “nhận” không đúng ý nghĩa, mang tính chất ban phát, trục
lợi…đáng phê phán (dẫn chứng)
-Thái độ “cho” và “nhận” đúng ý nghĩa, cao cả, có tự trọng…đáng ngợi ca
(dẫn chứng)
*Bước 3. Nêu bài học về đạo lí và lối sống được gửi gắm qua câu chuyện trên:
Giáo dục con người biết sống công bằng, biết hy sinh… (chứng minh trong cuộc
sống và văn học)
*Bước 4: Liên hệ bản thân để rút ra bài học về “cho” và “nhận”.

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.
3. MỘT SỐ ĐỀ TỰ LUYỆN TẬP:
Đề 1:
Từ cuộc đời của các nhân vật phụ nữ trong hai tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân)
và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), anh (chị) hãy phát biểu suy nghĩ của mình về số
phận người phụ nữ xưa và nay.
Gợi ý:
Giáo viên: Đinh Quang Phương- Trung tâm GDTX Cái Bè 14
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2010-2011
1. Sơ lược về hình ảnh của hai người phụ nữ trong hai tác phẩm Vợ nhặt (Kim
Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài). Phân tích khái quát về nỗi thống khổ của họ trong
mỗi tác phẩm (người phụ nữ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) bị áp bức
trong thân phận nô lệ, phải sống cam chịu, nhẫn nhục, bị đối xử tệ bạc và thậm chí còn
bị đánh đập tàn nhẫn ; người phụ nữ trong tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân) bị cảnh đói
khổ chết chóc hành hạ, phải sống lang thang cơ nhỡ, rách rưới, chịu cảnh thân phận rẻ
rúng ). Từ đó khái quát chung về số phận của họ.
2. So sánh số phận của người phụ nữ xưa và nay: chỉ ra sự khác nhau về cuộc
sống, sự đổi đời của họ chủ yếu đã dựa trên những phương diện nào, dùng dẫn chứng
về người phụ nữ trong cuộc sống mới trong thực tế và trong văn học để chứng minh.
3. Phê phán một số hiện tượng ngược đãi với người phụ nữ trong cuộc sống
hôm nay: nạn bạo hành trong gia đình, lối sống trác táng dùng phụ nữ để mua vui
Đề 2:
Từ tác phẩm “Số phận con người” của nhà văn Sô-lô-khốp, nghĩ về nghị lực
của con người.
Gợi ý:
1. Sơ lược về nội dung tác phẩm Số phận con người và hình tượng nhân vật
Xô-cô-lốp (lòng yêu nước sâu sắc, tình yêu thương đối với gia đình, tấm lòng nhân
hậu, sức mạnh của ý chí và nghị lực phi thường) để qua đó nhấn mạnh ý nghĩa sâu sắc
của tác phẩm đề cao vẻ đẹp của nghị lực, ý chí con người.
2. Phân tích những biểu hiện và giá trị của sức mạnh về ý chí và nghị lực phi

thường của Xô-cô-lốp (nhấn mạnh sức mạnh của ý chí và nghị lực phi thường đó đã
giúp anh vượt qua được số phận nghiệt ngã do chiến tranh tạo ra để tiếp tục tìm thấy
cho mình cuộc sống giàu ý nghĩa, để tiếp tục phát huy truyền thống đẹp đẽ của dân
tộc Nga: kiên cường và nhân hậu).
3. Bình luận về vấn đề nghị lực.
Làm rõ vấn đề:
- Nghị lực là sức mạnh tinh thần tạo cho con người sự kiên quyết trong hành
động, không lùi bước trước khó khăn.
- Những biểu hiện cụ thể của nghị lực: Tinh thần, bản lĩnh, lập trường, ý chí…
kiên định, vững vàng trong mọi hoàn cảnh, chấp nhận hoàn cảnh để vươn lên.
- Nghị lực là điều kiện vô cùng quan trọng giúp con người có tinh thần, có niềm
tin, có bản lĩnh …nhất là đối với tuổi trẻ để vươn lên làm chủ tương lai, cuộc sống.
- Mỗi người cần rèn luyện để có nghị lực, có sức mạnh để vững tin vào ngày mai.
4. Liên hệ bản thân để rút ra bài học về nghị lực.
Đề 3:
Từ các tác phẩm “Một người Hà Nội” (Nguyễn Khải) và “Chiếc thuyền
ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu), bàn về vai trò gia đình trong đời sống mỗi con
người.
Gợi ý:
Giáo viên: Đinh Quang Phương- Trung tâm GDTX Cái Bè 15
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2010-2011
1. Sơ lược và nhấn mạnh giá trị nội dung của hai tác phẩm Một người Hà Nội
(Nguyễn Khải) và Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu):
- Một người Hà Nội đề cao vai trò to lớn của truyến thống và nền nếp, gia
phong của một gia đình Hà Nội (gia đình bà Hiền) trong việc tạo nên vẻ đẹp và chiều
sâu văn hoá của những con người sống trên mảnh đất kinh kì - người Hà Nội.
- Chiếc thuyền ngoài xa chứa đựng nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc, một trong
những vấn đề đó là trực tiếp cảnh báo những hậu quả nghiêm trọng của bạo lực gia đình.
2. Phân tích vấn đề gia đình đặt ra trong hai tác phẩm:
- Tác phẩm Một người Hà Nội nhấn mạnh mỗi gia đình cần phải biết bảo vệ

truyền thống và nền nếp, gia phong để góp phần tạo nên vẻ đẹp và chiều sâu văn hoá
của quê hương, xứ sở.
- Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa nhấn mạnh mỗi gia đình có những hoàn cảnh
và bi cảnh riêng, xã hội cần phải quan tâm, cần phải hiểu rõ và giúp các gia đình ấy
vượt qua để bảo vệ sự ổn định và hạnh phúc vốn có của gia đình họ.
3. Bình luận về vai trò của gia đình trong đời sống của mỗi con người:
- Mỗi người đều cần có một gia đình để sống và trưởng thành , thật bất hạnh
cho những ai không có được một gia đình theo đúng nghĩa của gia đình (phân tích, lí
giải )
- Gia đình với một truyền thống tốt đẹp, một nếp sống lành mạnh sẽ là cơ sở để
bồi dưỡng và hình thành nhân cách cao đẹp và ngược lại, gia đình nếu không có nền
nếp, gia phong sẽ tạo nên những hậu quả rất xấu trong việc giáo dục con người.
Đề 4:
Đọc truyện Ba câu hỏi sau đây và suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện.
Ngày nọ, có một người muốn gặp nhà triết học Xô-cơ-rát (Hi Lạp) và nói:
“Ông có muốn biết những gì tôi mới nghe được về người bạn của ông không ?”
- Chờ một chút - Xô-cơ-rát trả lời - Trước khi kể về người bạn tôi, anh nên
suy nghĩ một chút và vì thế tôi muốn hỏi anh ba điều. Thứ nhất: Anh có hoàn toàn
chắc chắn rằng những điều anh sắp kể là đúng sự thật không ?
- Ồ không - người kia nói - Thật ra tôi chỉ nghe nói về điều đó thôi và
- Được rồi – Xô-cơ-rát nói – Bây giờ điều thứ hai: Có phải anh sắp nói
những điều tốt đẹp về bạn tôi không ?
- Không, mà ngược lại là
- Thế à - Xô-cơ-rát tiếp tục, câu hỏi cuối cùng: Tất cả những điều anh sắp
nói về bạn tôi sẽ thật sự cần thiết cho tôi chứ ?
- Không, cũng không hoàn toàn như vậy.
- Vậy đấy - Xô-cơ-rát quay sang người khách và nói: “ ”
(Phép màu nhiệm của đời, NXB Trẻ, 2004)
Gợi ý:
1. Phân tích ý nghĩa cuả câu chuyện: Phê phán những người chuyên đi nói xấu

người khác; ca ngợi sự thông minh, hóm hỉnh, đạo đức trong sáng, cao thượng của
nhà hiền triết Xô-cơ-rát ; rút ra bài học cho mọi người về tình bạn, về đạo lí và lối
sống đúng đắn.
Giáo viên: Đinh Quang Phương- Trung tâm GDTX Cái Bè 16
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2010-2011
2. Bài học về tình bạn, đạo lí và lối sống được gửi gắm qua câu chuyện trên là
gì ? Nó đã được chứng minh trong cuộc sống và văn học như thế nào ?
3. Phê phán hiện tượng không lành mạnh trong cuộc sống, rút ra bài học trong
cách ứng xử hàng ngày, trong quan hệ bạn bè và với những người xung quanh.
4. Liên hệ bản thân để rút ra bài học về tình bạn, đạo lí và lối sống trong sáng,
cao thượng .
Đề 5:
Trong bài Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại, Nguyễn Khắc Viện có viết:
“Không nhìn lên trời, không nghĩ đến những gì xảy ra khi chết, không thấy cần
thiết biết có thần linh hay không có, không tìm tuyệt đối, không mong trở về với
Chúa, thoát khỏi vòng luân hồi, chỉ mong làm con người cho ra người”
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về thái độ sống của Nguyễn Khắc Viện ?
Gợi ý:
1. Sơ lược nội dung và nhấn mạnh giá trị của bài viết “Con đường trở thành kẻ
sĩ hiện đại, Nguyễn Khắc Viện”
2. Phân tích ý nghĩa nội dung trong câu nói của tác giả Nguyễn Khắc
Viện“Không nhìn lên trời, không nghĩ đến những gì xảy ra khi chết, không thấy cần
thiết biết có thần linh hay không có, không tìm tuyệt đối, không mong trở về với Chúa,
thoát khỏi vòng luân hồi, chỉ mong làm con người cho ra người”: Nhấn mạnh ý thức
và khát vọng về lẽ sống đúng đắn và tốt đẹp, một lối sống hợp đạo lí và có ý nghĩa
thiết thực
3. Bình luận về ý nghĩa nội dung trong câu nói
- Mỗi người đều cần có một lối sống đúng nghĩa: đó là lối sống phù hợp đạo lí,
lối sống đem đến cho cuộc sống và mọi người xung quanh những điều tốt đẹp, lối
sống thiết thực nhất (minh hoạ )

- Muốn sống tốt và đúng, trước hết phải hiểu biết đạo lí và những giá trị cuộc
sống và không ngần ngại đấu tranh để bảo vệ nó. Không phải không làm điều xấu thì
mới sống tốt, mà cốt yếu của lối sống tốt là phải có lối sống đúng nghĩa “con người
cho ra người” (minh hoạ )
- Con người phải có ý thức và khát vọng về lẽ sống đúng đắn và tốt đẹp, một lối
sống hợp đạo lí và có ý nghĩa thiết thực
Đề 6:
Bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế lan Viên có các câu thơ:
“Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn

Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương”
Anh (chị) hiểu như thế nào về mối quan hệ giữa tình yêu và cuộc sống đã
được Chế Lan Viên triết lí trong các câu thơ trên.
Gợi ý:
Giáo viên: Đinh Quang Phương- Trung tâm GDTX Cái Bè 17
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2010-2011
1. Sơ lược và nhấn mạnh giá trị nội dung của bài thơ và đoạn thơ có các câu thơ
được trích.
2. Phân tích vấn đề triết lí đặt ra trong các câu thơ:
“Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn

Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương”
- Suy ngẫm triết lí về quy luật của tình yêu: tình yêu là sự kết tinh sâu sắc cao
độ của những kỷ niệm và sự gắn bó. Từ sự kết tinh sâu sắc cao độ đó, tình yêu có thể
chuyển hoá mạnh mẽ những mối quan hệ giữa con người với con người, con người
với cuộc sống.
- Khái quát triết lí về quy luật tình cảm: sự gắn bó của con người với nơi mình
đang sống, với cuộc sống là quy luật tất yếu. Sống đúng với quy luật ấy, mỗi con

người luôn sẽ tìm thấy được những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống, sẽ luôn tìm
thấy được trái tim mình và quê hương cho cuộc đời mình.
3. Bình luận về mối quan hệ giữa con người với con người, con người với cuộc
sống, với quê hương.
- Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng biết cần phải gắn bó với mọi người,
với cuộc sống, với quê hương bằng những tình cảm yêu mến nhất, và sự gắn bó sâu
sắc nhất (phân tích, chứng minh )
- Trong mối quan hệ gắn bó mật thiết ấy, con người cần luôn phát huy vai trò
đối với cuộc sống, quê hương.
4. Phê phán một số lối sống thiếu ý thức vì con người và cuộc sống.
Đề 7:
Từ đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, nghĩ
về niềm hạnh phúc khi được sống thực với mình và với mọi người.
Gợi ý:
1. Sơ lược nội dung và nhấn mạnh ý nghĩa triết lí của vở kịch và đoạn trích:
- Cuộc sống thật đáng quý nhưng không phải sống thế nào cũng được.
- Hạnh phúc chân chính của con người là được sống đúng với mình và với mọi
người.
2. Phân tích vấn đề ý nghĩa triết lí được đặt ra trong đoạn trích:
- Cuộc sống thật đáng quý nhưng không phải sống thế nào cũng được: con
người không được “sống thế nào cũng được” mà phải biết sống đúng với đạo lí, sống
đúng với ý nghĩa của cuộc sống, sống đẹp, sống biết bảo vệ và đấu tranh cho ý nghĩa
tích cực của cuộc sống, sống xứng đáng với hai tiếng CON NGƯỜI thì cuộc sống
mới thật sự là đáng quý (phân tích, minh hoạ)
- Hạnh phúc chân chính của con người là được sống đúng với mình và với mọi
người: cuộc sống của mỗi con người chỉ đúng nghĩa là hạnh phúc khi chính bản thân
họ sống đúng là mình (không che dấu, tự tạo, ngụy bọc, trốn tránh ), sống xứng đáng
với chính mình (trung thực với bản thân, dám làm dám chịu, có lí tưởng, ước mơ
Giáo viên: Đinh Quang Phương- Trung tâm GDTX Cái Bè 18
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2010-2011

riêng, tìm thấy đúng niềm vui và sắn sàng đấu tranh để bảo vệ lập trường và quan
điểm đúng đắn), sống xứng đáng với mọi người (biết quan tâm chia sẻ, biết bảo vệ
cho quyền lợi chung, biết cống hiến và đấu tranh vì lẽ phải )
3. Bình luận về một số quan điểm và lối sống cần nên phê phán hoặc đề cao:
- Nên phê phán: lối sống giả dối, lối sống có sự mâu thuẫn giữa lời nói với hành
động, lối sống thiếu lương tâm và danh dự cá nhân (dẫn chứng )
- Nên phát huy: những người luôn sống đúng đắn, tích cực, biết bảo vệ lẽ phải
và danh dự (dẫn chứng )
4. Khắng định giá trị của ý nghĩa triết lí của đoạn trích.
Đề 8:
Từ đoạn trích đã học trong tác phẩm “Ông già và biển cả” của Ơ-nit Hê-
minh-uê, hãy suy nghĩ về câu nói của nhân vật Xan-ti-a-gô: “Con người được
sinh ra không phải để dành cho thất bại. Con người có thể bị huỷ diệt nhưng
không thể bị đánh bại”.
Gợi ý:
1. Sơ lược và nhấn mạnh giá trị nội dung đoạn trích Ông già và biến cả của Ơ-
nit Hê-minh-uê.
2. Phân tích vấn đề ý nghĩa triết lí trong câu nói của nhân vật Xan-ti-a-gô:
“Con người được sinh ra không phải để dành cho thất bại. Con người có thể bị huỷ
diệt nhưng không thể bị đánh bại”
- “Con người được sinh ra không phải để dành cho thất bại”: Khắng định con
người không được thất bại trước bất cứ một hoàn cảnh và sự việc nào, dù có gặp khó
khăn đến mấy cũng phải tìm cách để đạt kết quả.
- “Con người có thể bị huỷ diệt nhưng không thể bị đánh bại”: Khắng định con
người không được chấp nhận thất bại mà phải biết tìm hiểu nguyên nhân của thất bại
để tiếp tục sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách, cho dù bị huỷ diệt bởi hoàn cảnh
nghiệt ngã nhất.
3. Bình luận về giá trị ý nghĩa của câu nói:
- Hai câu nói của nhân vật Xan-ti-a-gô độc thoại với chính mình trong hoàn
cảnh vô cùng gay cấn nhằm tự động viên tinh thần chiến đấu đã thể hiện một ý nghĩa

hết sức lớn lao: Dù ở bất kì hoàn cảnh khắc nghiệt nào, con người cũng phải cố vươn
lên bằng ý chí và nghị lực để khẳng định sức sống bất diệt của bản thân.
4. Khắng định giá trị ý nghĩa triết lí của đoạn trích.
- Khẳng định ý chí nghị lực của con người.
- Động viên khuyến khích con người vượt lên hoàn cảnh.
- Niềm tin vào sức mạnh, sự bất diệt của con người.
Giáo viên: Đinh Quang Phương- Trung tâm GDTX Cái Bè 19
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2010-2011
C. KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI BẰNG TỪ KHOÁ
Dạng bài: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
** Lưu ý: Các từ khoá (từ then chốt, từ quan trọng) được đặt theo thứ tự từng
mục, từng luận điểm, khi ôn tập học sinh và GV có thể thực hiện bài tập theo trình tự
đó để dễ nhớ.
1. Nghĩa của từ:
* Lí tưởng: Mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới.
* Tư tưởng: Quan điểm và ý nghĩ chung của con người đối với hiện thực khách
quan và đối với xã hội.
* Đạo lí: Lí lẽ hợp đạo đức;
* Đạo đức: Những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, qui
định hành vi, quan hệ của người đối với nhau và đối với xã hội.
2. Vấn đề nghị luận:
Vd 1:“Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì ngại lòng
người sợ núi e sông”
( Nguyễn Bá Học)
Vd 2: “Thế gian vốn dĩ không có đường. Đường là do người ta đi mãi mà
thành.” (Lỗ Tấn)
Vd 3: “ Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là
bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy”
(Tuân Tử)
Vd 4: “ Tôi không sợ khó, không sợ khổ, tôi chỉ sợ những phút yếu mềm của

lòng tôi. Đối với tôi chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất”
(Lê- Nin)
Vd 5: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”
Vd 6: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau
cùng”.

3. Cách làm:
- Qui ước Từ khóa cho 3 phần theo kết cấu của bài văn như sau :
a. Mở bài: Gợi - Đưa - Báo
+ Gợi: là Gợi ý ra vấn đề cần nghị luận;
+ Đưa: sau khi gợi thì Đưa vấn đề cần nghị luận ra;
+ Báo: là Báo phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (có tính chuyển ý –
thường bỏ qua)
b. Thân bài : Giải - Phân - Bác - Đánh
Giáo viên: Đinh Quang Phương- Trung tâm GDTX Cái Bè 20
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2010-2011
+ Giải: Giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lí (bằng cách giải thích các
từ ngữ, các khái niệm từ ngữ có hàm chứa ý nghĩa nội dung)
+ Phân: Phân tích mặt đúng của tư tưởng, đạo lí (dùng dẫn chứng từ
cuộc sống, tư liệu sách vở và văn học để chứng minh)
+ Bác: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch liên quan đến tư tưởng, đạo lí
(dùng dẫn chứng từ cuộc sống, tư liệu sách vở và văn học để chứng minh)
+ Đánh: Đánh giá ý nghĩa tư tưởng, đạo lí đã nghị luận
c. Kết bài : Tóm - Rút - Phấn (thường dính với phần Rút hoặc bỏ qua)
+ Tóm: Tóm tắt, khái quát lại vấn đề đã nghị luận;
+ Rút: Rút ra ý nghĩa, bài học nhận thức từ tư tưởng, đạo lí;
+ Phấn: Phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân về vấn đề nghị luận
(thường dính với phần Rút hoặc bỏ qua)
4.Ví dụ minh hoạ:
Anh chị suy nghĩ như thế nào về câu nói sau đây: “Đường đi khó, không

khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá
Học)
a. Mở bài:
- Gợi: Trong cuộc sống lao động, học tập nhiều khi chúng ta ngại khó, sợ khổ
mà bỏ dở công việc, học hành nên kết quả thu lại không mấy thành công như mong
muốn.
- Đưa: Cho nên khi bàn về vấn đề này, Nguyễn Bá Học có nói “Đường đi khó,
không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”
- Báo: Để hiểu sâu sắc hơn tư tưởng trên, chúng ta cùng đi tìm hiểu (bàn luận)
ý nghĩa câu nói trên.
b. Thân bài:
- Giải (giải thích):
+ “ ngăn sông cách núi”: chướng ngại cản trở, ngăn cách giữa nơi đi và
nơi đến, gây ra khó khăn, cản trở cho người đi đường. Đây chỉ những khó khăn có
tính khách quan (cái tồn tại bên ngoài, không phụ thuộc vào ý thức, ý chí con người)
+ “lòng người ngại núi e sông”: ý thức, ý chí con người ngại núi cao, sợ
sông sâu mà không dám vượt qua. Đây là khó khăn chủ quan do con người sợ khó, sợ
khổ, không có nghị lực ý chí vựơt khó vượt khổ mà ra.
→ Tiểu kết: Câu nói có ý đề cao tinh thần, nghị lực, bản lĩnh vượt gian khó của
con người. Quyết vượt khó khăn gian khổ thì con người sẽ đi đến thành công.
- Phân ( phân tích):
+ Giả sử chúng ta đang đứng trước một công việc đòi hỏi phải có lòng
kiên nhẫn nhưng ta không đủ kiên nhẫn thì làm sao hoàn thành được công việc đó.
+ Sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam phải trải qua
biết bao gian khó nhưng nếu những bậc cha anh đi trước ai sũng sợ hi sinh gian khổ
Giáo viên: Đinh Quang Phương- Trung tâm GDTX Cái Bè 21
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2010-2011
thì làm gì có nền độc lập như ngày nay…(học sinh có thể tìm ngay những dẫn chứng
trong học tập)
+ Vậy đâu phải “ đường đi khó” là do “ ngăn sông cách núi” mà tại ta

không đủ kiên nhẫn, không đủ nghị lực, lòng can đảm, lại mang tâm lí “ ngại núi e
sông” mà ra.
- Bác (bác bỏ):
+ Cũng có người xuất phát từ quan điểm sai lệch mà cho rằng, cái gì khó
quá thì thôi, cần cố gắng làm gì cho khổ, cho nhọc, đằng nào cũng thế vậy mà. Nên
hiểu rằng, thước đo giá trị con người chính là thành quả do người đó tự thân tạo ra.
Bạn sẽ chẳng là gì cả, nếu bạn không làm được điều gì chí ít là có ích cho bạn, mở
rộng ra là cho gia đình, xã hội…
- Đánh (đánh giá):
+ Nội dung câu nói là một bài học lớn trong việc xác lập cho ta ý thức
vươn lên trong học tập và cuộc sống.
+ Nó là ngọn lửa thắp lên trong ta mỗi khi ta gặp khó khăn, gian khổ mà
ta thì mềm lòng…
c. Kết bài:
- Tóm (tóm tắt tư tưởng chính đã viết ở phần trên):
+ Như trên đã viết, cái khó do tác động từ điều kiện khách quan bên
ngoài vào chỉ là cái thứ yếu, không quan trọng mà quan trọng là ý thức con người có
đủ ý chí, có đủ nghị lực để vượt lên nó hay không.
+ Muốn vượt lên hoàn cảnh khách quan, điều kiện tiên quyết là con
người phải chiến thắng được chính mình.
- Rút (rút ra bài học):
+ Qua câu nói của Nguyễn Bá Học, giúp ta hiểu ra được bài học thành
công trong cuộc sống.
+ Muốn thành công trong bất kì việc gì, chúng ta cũng cần phải có lòng
quyết tâm cao độ…
- Phấn (phấn đấu): Từ bài học trên, em cố gắng tập cho mình tính tự giác, rèn
cho mình bài học chịu đựng, chấp nhận thực tế để vươn lên.
Dạng bài: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
1. Nghĩa của từ:
* Hiện tượng: Cái xảy ra trong không gian, thời gian mà người ta nhận thấy;

hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật mà giác quan thu nhận được một cách trực
tiếp.
* Đời sống: Toàn bộ nói chung những hoạt động trong một lĩnh vực nào đó của
con người, của xã hội; toàn bộ nói chung những điều kiện sinh hoạt của con người,
của xã hội; lối sống chung của một tập thể, một xã hội.
2. Vấn đề nghị luận:
Giáo viên: Đinh Quang Phương- Trung tâm GDTX Cái Bè 22
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2010-2011
Vd 1: Nạn khai thác rừng bừa bãi.
Vd 2: Tình trạng ô nhiễm môi trường.
Vd 3: Nạn bạo lực của học sinh trong học đường hiện nay.
Vd 4: Vi phạm An toàn giao thông
Vd 5: Tiếng kêu cứu của những con sông
3. Cách làm:
- Qui ước Từ khóa cho 3 phần theo kết cấu của bài văn, như sau :
a. Mở bài: Gợi - Đưa - Báo
+ Gợi: là Gợi ý ra vấn đề cần nghị luận;
+ Đưa: sau khi gợi thì đưa vấn đề cần nghị luận ra;
+ Báo: là Báo phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (có tính
chuyển ý- thường bỏ qua)
b. Thân bài: Thực – Nguyên – Hậu – Biện (hướng)
+ Thực: nêu lên Thực trạng hiện tượng đời sống đưa ra nghị luận;
+ Nguyên nhân: là Nguyên nhân nào xảy ra hiện tượng đời sống đó
(nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan)
+ Hậu: là Hậu quả của hiện tượng đời sống mang lại, gồm có hậu quả tốt
và hậu quả xấu;
+ Biện pháp: là Biện pháp (hướng giải quyết, khắc phục) tác động vào
hiện tượng đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu quả xấu) hoặc phát triển (nếu hậu
quả tốt)
c. Kết bài: Tóm - Rút - Phấn

+ Tóm: Tóm tắt, khái quát lại vấn đề đã nghị luận
+ Rút: Rút ra ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận
+ Phấn: Phấn đấu, bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đã
nghị luận;
4. Ví dụ minh hoạ:
Viết một một bài văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh chị
về nạn bạo lực trong học sinh hiện nay.
a. Mở bài:
+ Gợi: Học đường là nơi để học sinh học tập, vui chơi, trau dồi tri thức,
đạo đức…, nhất là hiện nay chúng ta đang cố gắng xây dựng “ Trường học thân thiện,
học sinh tích cực” thì cảnh quan mô phạm học đường càng được đề cao hơn.
+ Đưa: Vậy mà gần đây nạn bạo lực của học sinh diễn ra khá trắng trợn,
làm xấu đi bộ mặt của nhiều nhà trường.
+ Báo: Trước thực trạng đó, chúng ta cần đi tìm hiểu thực trạng, nguyên
nhân và tìm biện pháp khắc phục.
b. Thân bài: Thực - Nguyên - Hậu - Biện (hướng)
+ Thực: Bạn chỉ cần gõ vào mục “9X đánh nhau”, bạn sẽ thấy hiện lên
trên màn hình vô vàng cảnh đánh nhau của cả hai giới nam - nữ học sinh được tung
Giáo viên: Đinh Quang Phương- Trung tâm GDTX Cái Bè 23
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2010-2011
lên mạng. Mới gần đây, tại một trường học ở Đồng Nai một học sinh đã dùng dao đâm
chết bạn mình. Còn ở trường tôi theo học ư, tuy không nhiều nhưng thỉnh thoảng vẫn
có. Bạn có thấy phi lí không khi mình đi ngang qua một học sinh khác, vô tình nhìn họ
và thế là họ cho mình “nhìn đểu”, thế là mình bị đánh…
+ Nguyên nhân: Vây nguyên nhân của nạn bạo lực ấy từ đâu?
* Từ nhận thức kém về tình người của bản thân học sinh gây ra bạo lực; bị tác
động từ nhiều phía như: phim ảnh, trò chơi điện tử đầy bạo lực, lối sống bên ngoài xã
hội… dẫn đến chai lì tình cảm, cảm xúc, mất đi bản chất của người học sinh; tính ích
kỉ cá nhân của học sinh phát triển cao.
* Cách quản lí giáo dục của gia đình chưa đủ sức tác động vào tâm não học sinh

gây bao lực: Bố mẹ bận việc làm ăn bỏ bê con cái hoặc gia đình hục hặc tác động vào
tâm sinh lí học sinh….
* Đời sống kinh tế phát triển, tác động rất lớn đến học sinh, nhất là những cám
dỗ về vật chất, văn hoá lệch lạc…
* …
+ Hậu:
Bạo lực học đường có tác động rất xấu chẳng những đến bản thân người gây ra
mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến các mối quan hệ khác như:
* Nhà trường mất cảnh quang mô phạm
* Gia đình gặp nhiều rắc rối về vật chất cũng như tinh thần
* Xã hội mất an ninh…
+ Biện pháp:
* Các cơ quan chức năng: Có biện pháp xử lí…
* Nhà trường siết chặt kỉ cương
* Gia đình luôn phối hợp với nhà trường và biết quan tâm đúng mực với con em.
* Bản thân học sinh cần có nhận thúc đúng
c. Kết bài: Tóm - Rút - Phấn
+ Tóm: Bạo lực học đường hiện nay đã trở thành vấn nạn. Nguyên nhân
thì rất nhiều nhưng chung qui cũng chỉ từ nhận thức yếu kém của học sinh mà ra.
+ Rút: Nó làm hoen ố đi bản chất của học đường, đánh mất phẩm chất
vốn hồ nhiên trong sáng của nguời học sinh.
+ Phấn: Chúng ta cùng lên tiếng để mọi nhà, mọi người, mọi ngành cùng
chung tay đẩy lùi vấn nạn đó, trả lại bản chất tốt đep cho học đường.
Giáo viên: Đinh Quang Phương- Trung tâm GDTX Cái Bè 24
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2010-2011
PHẦN II: VĂN HỌC
A. VĂN HỌC VIỆT NAM
Bài 1: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX:
Nền văn học phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám

năm 1945 đến năm 1975 và giai đoạn từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.
1. Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975:
a) Những chặng đường phát triển:
- 1945-1954: Văn học thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
- 1955- 1964: Văn học trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam
- 1965-1975: Văn học thời kì chống Mĩ cứu nước.
b) Những thành tựu và hạn chế:
- Văn học đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó; thể hiện hình ảnh
con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động.
- Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: truyền
thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng.
- Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ, về đội
ngũ sáng tác, đặc biệt là sự xuất hiện những tác phẩm lớn mang tầm thời đại.
- Tuy vậy, văn học thời kì này vẫn có những hạn chế nhất định: giản đơn, phiến
diện, công thức…
c) Những đặc điểm cơ bản:
- Văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu
- Nền văn học hướng về đại chúng
- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
2. Văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX:
- Những chuyển biến ban đầu: Hai cuộc kháng chiến kết thúc, văn học của cái
ta cộng đồng bắt đầu chuyển hướng về với cái tôi muôn thuở.
- Thành tựu cơ bản nhất của văn học thời kì này chính là ý thức về sự đổi mới,
sáng tạo trong bối cảnh mới của đời sống.
Bài 2: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
* TÁC GIA NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
1. Quan điểm sáng tác:
- Người xem văn nghệ là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp
Cách mạng. Nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ, góp phần vào

nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội.
Giáo viên: Đinh Quang Phương- Trung tâm GDTX Cái Bè 25

×