Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN THỰC HÀNH THÍ NGIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.28 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH HỌC
TIỂU LUẬN
CHUYÊN ĐỀ: SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
IỆMLUẬN
ĐỀ TÀI: “SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN
THỰC HÀNH THÍ NGIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC THCS ”
Người hướng dẫn Học viên:

TS. Trịnh Đông Thư Nguyễn Thị Thanh Vinh
Huế, 11/2014
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
Việc đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của
học sinh trong quá trình học tập đã được các giáo viên chú ý nhằm đáp ứng sự
nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
Một trong những mục tiêu của dạy học sinh học ở nhà trường là ngoài việc
cung cấp kiến thức lí thuyết bộ môn còn phải tạo điều kiện cho học sinh phát triển
tư duy và kĩ năng thực hành, để từ đó có khả năng vận dụng những kiến thức khoa
học vào trong cuộc sống sản xuất, đáp ứng yêu cầu giáo dục kĩ thuật tổng hợp. Tuy
nhiên thực tế dạy học các môn khoa học thực nghiệm nói chung và sinh học nói
riêng ở nhiều trường trung học hiện nay vẫn chưa chú trọng nhiều đến thực hành thí
nghiệm. Nguyên nhân của thực tế này thì có nhiều, trong đó có nguyên nhân hầu hết
các giáo viên có tâm lý “ngại” biểu diễn thí nghiệm trong các giờ dạy, cơ sở vật
chất phương tiện thí nghiệm ở các cơ sở phổ thông còn rất hạn chế. Hậu quả của
thực tế dạy học trên dẫn đến hạn chế sự phát triển tư duy và kỹ năng thực hành của
học sinh, dần dần làm mất đi những hiểu biết sáng tạo vốn rất lý thú của bộ môn
khoa học thực nghiệm.
Để khắc phục tình trạng trên, nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy và
học sinh học ở trường trung học, bên cạnh việc tăng cường sử dụng thí nghiệm
trong các giờ dạy lý thuyết hoặc giờ thực hành còn đòi hỏi giáo viên phải thường


xuyên sử dụng và thiết kế các loại bài tập có nội dung thực nghiệm trong dạy học
sinh học.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Sử dụng thí
nghiệm để tổ chức dạy học phần thực hành thí nghiệm trong dạy học Sinh học
THCS ”.
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG
THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
1.1. Đại cương về thí nghiệm trong dạy học
1.1.1. Định nghĩa thí nghiệm
Có nhiều định nghĩa khác nhau về thí nghiệm:
Thí nghiệm là sự tác động vào đối tượng nghiên cứu bằng những điều kiện
nhân tạo nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của một hoặc một vài yếu tố xác định, tập trung
theo dõi một vài khía cạnh nhất định.
Thí nghiệm là một bước trong phương pháp khoa học dùng để phân minh
giữa mô hình khoa học hay giả thuyết. Thí nghiệm cũng được sử dụng để kiểm
tra tính chính xác của một lý thuyết hoặc một giả thuyết mới để ủng hộ chúng hay
bác bỏ chúng. Thí nghiệm hoặc kiểm nghiệm có thể được thực hiện bằng phương
pháp khoa học để trả lời một câu hỏi hoặc khảo sát vấn đề.
Thí nghiệm là phương pháp nghiên cứu để kiểm tra những giả thuyết khác
nhau bằng những giả thuyết khác nhau bằng những thử nghiệm và tiến hành dưới
những điều kiện được tạo ra và kiểm soát bởi các nhà nghiên cứu.Trong suốt quá
trình thí nghiệm, một hoặc một số điều kiện được thay đổi ( điều kiện phụ thuộc) so
với trật tự sắp xếp thì dẫn đến kết quả là điều kiện liên quan( điều kiện phụ thuộc)
cũng thay đổi được đo lại, ghi lại theo logic hợp lý và phân tích kết quả để kết luận
vấn đề.
Như vậy thí nghiệm là những thử nghiệm được tiến hành trong điều kiện hay
một số điều kiện được thay đổi nhằm đánh giá ảnh hưởng của các tác động. Các chỉ
số được theo dõi, ghi chép lại để phân tích nhằm kiểm chứng, khám phá haychứng
minh sau bài học.

Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm gắn liền với thí nghiệm và thực
hành. Thí nghiệm trong dạy học có thể tiến hành trên lớp, phòng thí nghiệm, vườn
trường, ở nhà,…có thể do giáo viên biễu diễn hoặc do học sinh thực hiện. Thí
nghiệm vừa là phương tiện, vừa là nguồn cung cấp kiến thức mới có vai trò quan
trọng đặc biệt đối với sự phát triển tư duy, sáng tao của học sinh.
1.1.2. Các dạng thí nghiệm
1.1.2.1. Thí nghiệm sinh học
Thí nghiệm sinh học là mô hình nhân tạo, mô phỏng quá trình cơ chế sinh
học để qua đó con người hiểu biết bản chất của các hiện tượng, đối tượng sống.
1.1.2.2. Thí nghiệm đơn giản
Thí nghiệm đơn giản là thí nghiệm được sử dụng để thiết lập nên các mối
quan hệ có tính nhân quả, thông qua thí nghiệm người ta có thể đánh giá được tính
hiệu quả của phương pháp tác động. Trong thí nghiệm đơn giản các thành phần
tham gia nghiên cứu được bố trí ngẫu nhiên về một trong hai nhóm, một nhóm đối
chứng không nhận được các tác động của thí nghiệm và nhóm thực nghiệm chịu sự
tác động của các điều kiện thí nghiệm.
Như vậy tổ chức dạy học thông qua thực nghiệm sẽ đem lại một số thuận lợi
sau:
Có thể tác động vào đối tượng nghiên cứu các điều kiện khác nhau hay tạo ra
một số hiện tượng nhằm đi sâu tìm hiểu bản chất của vấn đề cũng như mối quan hệ
giữa các hiện tượng và quá trình sinh học.
Thí nghiệm có thể sử dụng để tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh với
các mức độ khác nhau với vai trò thông báo hay tái hiện, tìm tòi hoặc nghiên cứu.
Thí nghiệm có thể tiến hành một cách linh hoạt với những thí nghiệm đơn
giản ngay trên lớp hoặc các thí nghiệm phức tạp hơn được tiến hành trong phòng thí
nghiệm hay trong vườn trường hoặc có thể ngoài thiên nhiên.
1.1.3. Thí nghiệm đối với quá trình dạy học.
Trong nhà trường phổ thông, thí nghiệm thường được sử dụng dưới những
dạng chính sau đây:
- Thí nghiệm biểu diễn bởi giáo viên.

- Thí nghiệm do học sinh tiến hành với nhưng biến dạng sau đây
- Thí nghiệm biểu diễn khi học bài mới
- Thí nghiệm luyện tập trong quá trình vận dụng kiến thức vừa lĩnh hội.
- Thực hành trong phòng thí nghiệm thường tổ chức sau một loạt bài và vào
cuối kỳ mang tính chất tổng hợp.
- Thí nghiệm tại nhà, một hình thức thực nghiệm đơn giản nhưng dài ngày
giao cho học sinh tự làm tại nhà riêng.
Gồm có các loại thí nghiệm:
- Thí nghiệm chứng minh: sử dụng trong nhóm trực quan với vai trò minh họa
cho lời giảng của giáo viên.
- Thí nghiệm nghiên cứu: Sử dụng trong nhóm trực quan với vai trò là nguồn
dẫn đến tri thức mới cho người học.
- Thí nghiệm thực hành: Sử dụng trong nhóm phương pháp thực hành với vai
trò củng cố tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỷ xảo cho người học
Trong thực tế không phải lúc nào các thí nghiệm cũng có thể tiến hành trên
mẫu vật thật để học sinh có thể quan sát trực tiếp bằng các giác quan, mà một số thí
nghiệm rất khó hoặc không thể thực hiện trên các đối tượng sống
( do hạn chế về thời gian, phương tiện ). Với các thí nghiệm có tính chất như trên,
muốn cho học sinh có thể hiểu sâu hơn về các hiện tượng hay quá trình sinh học
diễn ra bên trong đối tượng sống người ta có thể sử dụng thêm các dạng thí nghiệm:
Thí nghiệm ảo,Thí nghiệm mô phỏng.
1.1.4. Các kĩ năng tư duy thí nghiệm cần rèn luyện cho học sinh
Trên cơ sở phân tích nội dung, cấu trúc, mục tiêu của Sinh học THCS cần
phải chú trọng rèn luyện các kĩ năng tư duy thực nghiệm cho học sinh thông qua rèn
luyện các kĩ năng trong thực hành thí nghiệm, đó là:
- Kĩ năng thiết kế thí nghiệm.
- Kĩ năng phân tích thí nghiệm.
- Kĩ năng so sánh kết quả thí nghiệm.
- Kĩ năng phán đoán thí nghiệm.
1.2. Yêu cầu của thí nghiệm

Khi tiến hành thí nghiệm, giáo viên cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tính an toàn cho cả giáo viên và học sinh.
- Đảm bảo tính khoa học của thí nghiệm: Có sự chuẩn bị chu đáo, thí nghiệm
nên lặp lại nhiều lần để chọn ra điều kiện tốt nhất, giải thích được diễn biến
và kết quả của thí nghiệm.
- Bố trí thí nghiệm ở vị trí cao cho cả lớp đều có thể quan sát. Đặc biệt là kết
quả của thí nghiệm.
- Thí nghiệm đơn giản, vừa sức với học sinh.
- Thời gian cho mỗi thí nghiệm được tính toán cẩn thận và không kéo dài
nhằm đảm bảo thời gian chung cho cả tiết học.
- Nếu làm thí nghiệm để minh họa thì nội dung của thí nghiệm phải phù hợp
với chủ đề của bài học.
1.3.Vai trò của thí nghiệm
Thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, nó là cơ sở, điểm
xuất phát cho quá trình học tập- nhận thức của học sinh. Từ đây xuất phát quá trình
nhận thức cảm tính của trò, để rồi từ đó diễn ra sự trừu tượng hóa và sự tiến lên từ
trừu tượng đến cụ thể trong tư duy.
Thí nghiệm do giáo viên trình bày sẽ là mẫu mực về thao tác cho học trò học
tập mà bắt chước, để rồi sau đó khi làm thí nghiệm học sinh sẽ học được các cách
thức làm thí nghiệm(kỹ năng, kỹ xảo thực hành)
Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn để đánh giá
tính chân thực của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo và nó là phương
tiện duy nhất hình thành ở học sinh kỹ năng(kỹ năng sử dụng kính hiển vi, kỹ năng
làm thí nghiệm ), rèn luyện một số kỹ năng vận dụng vào thực tiễn và kỹ năng tư
duy(phân tích điều kiện thí nghiệm, nguyên nhân và kết quả đạt được của thí
nghiệm).
Thí nghiệm giúp nghiên cứu sâu sắc bản chất, cơ chế các hiện tượng sinh học.
Do các hiện tượng sinh học thường xảy ra đồng thời trong mối quan hệ phức tạp,
nên để phát hiện các mối quan hệ nhân quả, tìm hiểu tính quy luật của hiện tượng
người ta phải tổ chức các thí nghiệm đó chủ thể nhận thức chủ động đề xuất giả

thuyết và trên cơ sở đó tách ra từng hiện tượng để nghiên cứu cho đơn giản hơn, sau
đó đặt nó vào hệ thống vốn có của sự vật để cuối cùng có nhận thức đầy đủ.
Thí nghiệm có thể sử dụng trong cả 5 tập hợp phương pháp dạy học: Dùng
trong nghiên cứu tài liệu mới, dùng trong củng cố kiến thức, dùng khi vận dụng
phức hợp kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, dùng khi khái quát hóa kiến thức, dùng khi
kiểm tra- đánh giá.
1.3.1. Sử dụng thí nghiệm trong khâu nghiên cứu bài học mới.
Trong khâu nghiên cứu bài học mới, thí nghiệm được dùng như là một bài tập
tình huống, bài tập nhận thức, đặt ra vấn đề mới mà khi giải xong học sinh sẽ lĩnh hội
được kiến thức mới và hình thành nên kĩ năng mới. Học sinh phải tự mình tiến hành thí
nghiệm, quan sát hiện tượng, phân tích thí nghiệm…để rút ra kết luận có giá trị nhận
thức mới. Vai trò của giáo viên là hướng dẫn học sinh phân tích kết quả, tìm ra mối
quan hệ nhân quả bằng các câu hỏi định hướng. Bài tập này thường đưa ra trước khi
nghiên cứu một nội dung mới, vấn đề mới.
1.3.2. Sử dụng thí nghiệm trong khâu củng cố - hoàn thiện kiến thức
Các thí nghiệm được sử dụng trong khâu hoàn thiện kiến thức thường được
tiến hành sau khâu dạy bài mới, vào cuối tiết học, giờ thực hành, ngoại khóa, ôn tập
cuối chương, cuối học kì hoặc ôn tập cuối năm…Các bài tập này có tác dụng lớn
trong việc chính xác hóa các khái niệm, tăng cường tính vững chắc, tính hệ thống
các kiến thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. Trong đó, việc xác lập các mối quan hệ
giữa các biểu tượng về sự vật hiện tượng cụ thể với các khái niệm trừu tượng có vai
trò quan trọng.
1.3.3. Sử dụng thí nghiệm trong khâu kiểm tra đánh giá
Trong dạy học Sinh học, việc kiểm tra đánh giá được tiến hành thường xuyên
và định kì với nhiều hình thức: kiểm tra miệng, viết, trắc nhiệm khách quan…Công
việc kiểm tra đó cũng có thể thực hiện thông qua các bài tập thực nghiệm vì vừa có
tác dụng kiểm tra được kiến thức, vừa kiểm tra được kĩ năng, vừa sinh động hấp dẫn
đối với học sinh.
Chng 2. S DNG TH NGHIM TRONG T CHC DY HC
THC HNH TH NGHIM TRONG

DY HC SINH HC THCS
2.1. H thng thớ nghim s dng trong dy hc
2.1.1 M v quan sỏt giun t - Bi 17 ( Sinh hc 7)
2.1.1.1. Mc ớch
- Hc sinh nhn bit c loi giun khoang, ch rừ c cu to trong (mt s
ni quan).
- Tp thao tỏc m ng vt khụng xng sng.
- S dng cỏc dng c m, dựng kớnh lỳp quan sỏt.
- K nng hp tỏc trong nhúm, qun lý thi gian v m nhn trỏch nhim
c phõn cụng.
- K nng t tin trỡnh by ý kin trc t nhúm.
2.1.1.2. Nguyờn liu dng c, húa cht
- 1-2 con giun t.
- B m, khay m, lỳp tay, ghim gm, khn lau.
- Tranh cõm hỡnh 16.1 16.3 SGK.
- cn 90
2.1.1.3. Cỏch tin hnh
X lớ mu.
- B1: rửa sạch đất ở cơ thể giun.
- B2: Làm giun chết trong hơi cồn loãng.
- B3: Đặt giun lên khay mổ và quan sát.
Cách mổ
- B1: Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ. Cố định đầu và đuôi bằng đinh ghim.
- B2: Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt 1 đờng dọc chính giữa lng về phía đuôi.
- B3: Dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể.
- B4: Phanh thành cơ thể đến đâu cắm ghim tới đó. Dùng kéo cắt dọc cơ thể về
phía đầu.
2.1.1.4. Hướng dẫn học sinh quan sát
Quan s¸t cÊu t¹o trong
- C¬ quan tiªu hãa

- C¬ quan thÇn kinh
- Chó thÝch vµo h×nh vÏ.
2.1.1.5. Kết quả, yêu cầu
- Xác định đặc điểm, vị trí các bộ phận: Cơ quan tiêu hóa, cơ quan sinh dưỡng
- Tìm và quan sát cơ quan thần kinh (ở dưới ruột).
- Làm quen với cách mổ đvkxs
2.1.2. Thực hành quan sát cấu tạo ngoài và hoạt động sống của tôm sông - Bài
22 ( Sinh học 7)
2.1.2.1. Mục đích
Xác định chức năng của các phần phụ ở tôm sông.
2.1.2.2. Nguyên liệu dụng cụ, hóa chất
- Tôm sông.
- Bể nước.
- Kéo.
2.1.2.3. Cách tiến hành
- Cắt các phần phụ khác nhau ở những con tôm khác nhau quan sát.
2.1.2.4. Hướng dẫn học sinh quan sát
- Quan sát tôm di chuyển trong nước.
- So sánh hoạt động của tôm đầy đủ phần phụ và tôm bị thiếu phần phụ.
2.1.2.5. Kết quả, yêu cầu
Xác định được chức năng của các phần phụ:
+ Mắt, râu định hướng phát hiện mồi.
+ Chân , hàm giữ và xữ lí mồi.
+ Chân ngực : Bò và bắt mồi.
+ Chận bụng: bơi, giữ thăng bằng, ôm trứng (con cái).
+ Tấm lái: lái, giúp tôm nhảy.
2.1.3. Thí nghiệm xác định chất mà lá cây chế tạo ra khi có ánh sáng – Bài 21
(Sinh học 6)
2.1.3.1. Mục đích
Xác định chất mà lá cây chế tạo ra khi có ánh sáng.

2.1.3.2. Nguyên liệu dụng cụ, hóa chất
Chậu khoai lang, băng giấy đen, cồn 90
o
, đèn cồn, pipet, dung dịch iot
loãng.
2.1.3.3. Cách tiến hành
- Lấy một chậu cây rau khoai đặt vào chỗ tối trong hai ngày để loại bỏ hết
tinh bột. Dùng một băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt. Đem chậu đó để
ra chỗ có nắng gắt (hoặc để dưới ánh sáng của bóng điện 500 W) từ 4 - 6 giờ.
- Ngắt chiếc lá đó, bỏ băng giấy đen,
cho vào cồn 90
0

đun sôi cách thủy để tẩy
hết chất diệp lục của lá.
- Vớt ra, rửa sạch bằng nước ấm. Dùng pipet nhỏ dung dịch iot loãng vào
chiếc lá đó.
2.1.3.4. Hướng dẫn học sinh quan sát
- Quan sát cách tiến hành và màu sắc các phần của lá thí nghiệm
2.1.3.5. Kết quả, yêu cầu
1. Việc bịt lá thí nghiệm bằng giấy đen nhằm mục đích gì?
2. Phần nào của lá thí nghiệm đã chế tạo tinh bột?
(Giáo viên cho biết: Dung dịch Iot là chất thử để phát hiện tinh bột: Iot + tinh
bột làm dung dịch màu xanh tím đặc trưng).
3. Hiện tượng trên chứng tỏ điều gì?
2.1.4. Thực hành mổ cá - Bài 32 ( Sinh học 7)
2.1.4.1. Mục đích
- HS xác định được vị trí và nêu rõ vai trò một số cơ quan của cá trên mẫu
mổ.
2.1.4.2. Phương tiện thí nghiệm

-GV:
+Mẫu cá chép
+Bộ đồ mổ, khay mổ, đinh ghim.
+Tranh phóng to hình 32.1 và 32.3 SGK.
+Mô hình não cá hoặc mẫu não mổ sẵn.
-HS:
+ 1 con cá chép (cá giếc)
+ Khăn lau, xà phòng.
2.1.4.3. Cách tiến hành
Mổ cá theo hướng dẫn ở hình sau:
- Đường mổ thứ nhất: AB
- Đường mổ thứ hai: AEDC
- Đường mổ thứ ba: C → B → B
'
2.1.4.4. Hướng dẫn học sinh quan sát
Đổ nước ngập cơ thể cá, dùng kim mũi mác nhẹ nhàng tách nội quan cá ra như
hình dưới đây rồi quan sát tìm: lá mang, ruột, gan, mật, thận, bóng hơi, cơ quan
sinh sản….
Gỡ bỏ nội quan, nhúng cá vào nước sôi để tách cơ sau đó quan sát bộ xương
cá, tách xương đầu và xem não (có thể xem tranh vẽ thay thế).
2.1.4.5. Kết quả, yêu cầu
- Nhận dạng được 1 số nội quan của cá trên mẫu mổ.
- Hoàn thành bảng Các nội quan của cá trang 107 SGK.
2.1.5. Thực hành sơ cứu và băng bó cho người gãy xương – Bài 12 (Sinh học 8)
2.1.5.1. Mục đích
- HS biết cách sơ cứu khi gặp người bị gãy xương.
- Biết cách cố định xương bị gãy, cụ thể là xương cẳng tay.
2.1.5.2. Phương tiện thí nghiệm
- 2 nẹp dài 30cm- 40cm, rộng 4 -5 cm.
- 4 cuộn băng y tế.

- 4 miếng vải sạch.
2.1.5.3. Cách tiến hành
* Sơ cứu :
- Đặt nẹp tre, gỗ vào chỗ xương gãy.
- Lót vải mềm, gấp dày vào chỗ đầu xương.
- Buộc định vị 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy.
* Băng bó cố định
- Với xương cẳng tay : dùng băng quấn chặt từ trong ra cổ tay, sau dây đeo
vòng tay vào cổ.
- Với xương chân: băng từ cổ chân vào. Nếu là xương đùi thì dùng nẹp tre dài
từ sườn đến gót chân và buộc cố định ở phần thân.
2.1.5.4. Hướng dẫn học sinh quan sát
Mỗi em tập băng bó cho 1 bạn giả định bị gãy xương cẳng tay rồi quan sát,
ghi nhớ các thao tác.
2.1.5.5. Kết quả, yêu cầu
Em cần làm gì khi tham gia giao thông , khi lao động , vui chơi để tránh cho
mình và người khác bị gãy xương ?
Viết báo cáo tường trình phương pháp sơ cứu và băng bó khi gặp người bị gãy
xương .
2.2. Sử dụng thí nghiệm trong dạy - học phần Sinh học cơ thể thực vật, Sinh
học 11
2.2.1. Mổ và quan sát giun đất - Bài 17 ( Sinh học 7)
2.2.1.1. Mục đích
- Tìm hiểu qui trình mổ động vật không xương sống, từ đó áp dụng cho
những bài học sau (nghiên cứu tài liệu mới).
- Kiểm tra hiểu biết của HS về cấu tạo ngoài của giun đất: đai sinh dục, mặt
lưng, mặt bụng (kiểm tra-đánh giá kiến thức).
2.2.1.2. Tiến trình tổ chức
- Giới thiệu qui trình mổ động vật không xương sống.
- Tại sao mổ ĐVKXS phải mổ mặt lưng?

- Hãy xác định mặt lưng, mặt bụng, vị trí đai sinh dục trên mẫu vật.
- Trình bày các thao tác tiến hành mổ giun đất.
+Lưu ý: Khi mổ sẽ thấy một khoang trống chứa dịch -> thể xoang (đặc điểm
tiến hóa có từ giun đất).
- Phân nhóm HS thực hiện.
+HS tiến hành thực hành theo nhóm
+Theo dõi giúp đỡ các nhóm thực hành
-Yêu cầu:
=>Nhận dạng đúng cấu tạo các cơ quan, thao tác TH,
=> Cách ghi chú thích các hình.
- - Ghi chú thích cho các hình (vào các số 1, 2, 3,…)- GV nhận xét sự hoạt
động và hiệu quả thực hành của các nhóm.
- Cho điểm các nhóm.
- Yêu cầu viết báo cáo thực hành theo mẫu SGK
- - Yêu cầu các nhóm vệ sinh dụng cụ và lớp học.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả.
2.2.2. Thực hành quan sát cấu tạo ngoài và hoạt động sống của tôm sông - Bài
22 ( Sinh học 7)
2.2.2.1. Mục đích
- Tìm hiểu chức năng của các phần phụ (nghiên cứu tài liệu mới).
- Xác định vị trí, tên gọi các phần phụ của tôm sông (kiểm tra-đánh giá kiến
thức)
2.2.2.2. Tiến trình tổ chức
- Tóm tắt các thao tác thực hành – các nội dung cần quan sát về cấu tạo ngoài
tôm sông.
- Yêu cầu HS xác định tên gọi , vị trí các phần phụ trên hình vẽ:
SƠ ĐỒ CẤU TẠO NGOÀI CỦA TÔM SÔNG
A. Phần đầu – ngực.
B. Phần bụng.
- Gọi HS trình bầy vỏ cơ thể và các phần phụ của tôm sông.

- Phân nhóm HS thực hiện.
+HS tiến hành thực hành theo nhóm
+Theo dõi giúp đỡ các nhóm thực hành
Yêu cầu viết báo cáo thực hành theo mẫu SGK
- - Yêu cầu các nhóm vệ sinh dụng cụ và lớp học.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả.
2.2.3. Thí nghiệm xác định chất mà lá cây chế tạo ra khi có ánh sáng – Bài 21
(Sinh học 6)
2.2.3.1. Mục đích
Sử dụng thí nghiệm 1 vào dạy học mục I. Xác định chất mà lá cây tạo khi có
ánh sáng.
Sử dụng trong khâu nghiên cứu bài mới: hình thành khái niệm.
2.2.3.2. Tiến trình tổ chức
- Đặt vấn đề: Ta đã biết, khác hẳn với động vật, cây xanh có khả năng chế tạo chất
hữu cơ để tự nuôi sống mình, là do lá có nhiều lục lạp. Vậy lá cây chế tạo được chất
gì và trong điều kiện nào? Để trả lời câu hỏi đó ta hãy tìm hiểu qua thí nghiệm.
- GV mô tả thí nghiệm.
- GV hỏi:
1. Việc bịt lá thí nghiệm bằng giấy đen nhằm mục đích gì?
2. Phần nào của lá thí nghiệm đã chế tạo tinh bột?
(Gv cho biết: Dung dịch Iot là chất thử để phát hiện tinh bột: Iot + tinh bột  dung
dịch màu xanh tím đặc trưng).
3. Hiện tượng trên chứng tỏ điều gì
2.2.4. Thực hành mổ cá - Bài 32 ( Sinh học 7)
2.2.4.1. Mục đích
Kiểm tra – đánh giá kiến thức của học sinh về cấu tạo của cá chép, đặc biệt là
cấu tạo trong.
2.2.4.2. Tiến trình tổ chức
GV yêu cầu HS:
- Xác định các phần của cá (đầu, ngực, bụng, hậu môn, các loại vây…).

- Trình bày cách mổ và làm mẫu các thao tác mổ (có thể kết hợp với tranh, hình vẽ).
- Các nhóm HS báo cáo về các hệ cơ quan, các nhóm khác bổ sung.
2.2.5. Thực hành sơ cứu và băng bó cho người gãy xương – Bài 12 (Sinh học 8)
2.2.5.1. Mục đích
- Nghiên cứu tài liệu mới: HS tìm ra qui trình sơ cứu băng bó cho người gãy
xương.
- Củng cố hoàn thiện kiến thức về cấu tạo và tính chất của xương đã học trước
đó.
- Kiểm tra đánh giá được hiểu biết của học sinh về vị trí của xương trên cơ thể
người, tính chất của xương, sự thay đổi của xương theo độ tuổi.
2.2.5.2. Tiến trình tổ chức
Có thể giới thiệu vài số liệu về tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động làm
gãy xương ở địa phương , từ đó xác định yêu cầu của bài thực hành đối với HS .
Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm .
- Hãy nêu những nguyên nhân dẫn tới gãy xương ?
- Vì sao nói khả năng gãy xương liên quan đến lứa tuổi?
- Để bảo vệ xương , khi tham gia lưu thông em cần lưu ý những điểm gì ?
- Gặp người tai nạn gãy xương , chúng ta có nên nắn lại cho xương gãy
không? Vì sao?
GV tóm tắt về nguyên nhân dẫn đến gãy xương , sự biến đổi tỉ lệ cốt giao và
chất vo cơ của xương theo lứa tuổi , những điều cần lưu ý khi tham gia giao thông
( thực hiện đúng luật giao thông ) .
Gặp người tai nạn gãy xương chúng ta không nên nắn lại chỗ xương bị gãy vì
chỗ đầu xương gãy dễ chạm vào dây thần kinh , làm thủng mạch máu hay làm rách
da .
- GV giới thiệu các thao tác sơ cứu băng bó cho người bị gãy xương khi gặp
tai nạn .
- Lưu ý HS là sau khi sơ cứu phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất .
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài tôi đã rút ra được kết luận như sau:

1. Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng bài tập
thí nghiệm.
2. Từ những thí nghiệmnày giáo viên định hướng cho học sinh cách làm để
học sinh có thể tự mình kiểm chứng lại các lý thuyết Sinh học.
3. Với mỗi bài, có thể chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm chỉ cẩn thực hiện
một bài tập thí nghiệm, kết quả thí nghiệm của các nhóm có thể trao đổi để so sánh,
nhận xét hiện tượng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lý luận dạy học sinh học, Nhà
xuất bản giáo dục, Hà Nội ( trang 74, 130 – 144).
2. Nguyễn Tiến Dũng (2007), Tác dụng của thí nghiệmtrong dạy học vật lý ở
trường phổ thông, Tạp chí Khoa học giáo dục số 1(trang 143 – 147).
3. Phan Đức Duy, Nguyễn Khoa Lân, Nguyễn Bá Lộc, Biền Văn Minh, Đặng Dạ
Thủy (2005), Một số vấn đề dạy học Sinh học ở trường trung học phổ thông, nhà
xuất bản giáo dục.
4. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Trần Dụ Chi, Trịnh Nguyên Giao, Phạm
Văn Ty (2009), Sinh học 10 cơ bản, Nhà xuất bản giáo dục.
5. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Trần Dụ Chi, Trịnh Nguyên Giao, Phạm
Văn Ty (2009), Sinh học 10 cơ bản, Sách giáo viên, nhà xuất bản giáo dục.
6. Cao Cự Giác (2004), Phát triển khả năng năng tư duy và thực hành thí nghiệm
qua các bài tập thực hành hóa học thực nghiệm, Tạp chí Giáo dục, số 88, ( trang
34 – 35).
7. Trịnh Nguyên Giao (2004), Sử dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy và học
môn sinh học ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo viên và nhà trường, số 18 (trang
10 – 11).
8. Vũ Trọng Rỹ và Lê Minh Luân (2005), Vai trò của thí nghiệm ảo trong dạy học
các môn khoa học tự nhiên ở trường phổ thông, tạp chí thiết bị giáo dục, số 4
(trang 7 – 16).
9. Trần Thị Thúy (2007), Sử dụng bài tập thực hành để rèn luyện một số các kỹ
năng tư duy thực nghiệm trong dạy – học Sinh học THPT, luận văn thạc sĩ giáo

dục học, trường Đại học Sư phạm, Huế.
10. Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lưu, Nguyễn Như Hiền (2009), Sinh học 10 nâng cao,
Sách giáo viên, Nhà xuất bản Giáo dục.
11.Web: />pers_id=47780&item_id=99871&p_details

×